Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

đề tài: trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 69 trang )

Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2010 – 2014
ĐỀ TÀI:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG VIỆC QUẢN
LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. KIM OANH NA

NGUYỄN THỊ THANH TRANG

Bộ môn Luật Thương Mại

MSSV: 5105922
LỚP: LK1064A1

Cần Thơ, tháng 11/2013


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiêm cứu ...................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2
5. Cơ cấu đề tài .................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHẤT THẢI, CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ TÌNH HÌNH
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm liên quan ........................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm chất thải................................................................................... 3
1.1.2. Khái niệm chất thải nguy hại.................................................................... 5
1.1.3. Khái niệm về quản lý chất thải nguy hại .................................................. 5
1.2. Đặc điểm và phân loại chất thải nguy hại.................................................. 7
1.2.1 Đặc điểm của chất thải nguy hại ............................................................... 7
1.2.2. Phân loại chất thải nguy hại..................................................................... 9
1.3. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại............................................................. 11
1.3.1. Ảnh hưởng đối với con người................................................................... 11
1.3.2. Ảnh hưởng đối với môi trường ................................................................. 13
1.3.3. Ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế - xã hội ......................................... 15
1.4. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại ........................ 17
1.5. Đánh giá tổng quan về tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam
............................................................................................................................ 19
CHƯƠNG 2:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG VIỆC QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI
2.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ............................................. 24
2.1.1. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chung ..................................... 24
2.1.2. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền chuyên môn............................ 27
2.1.3. Trách nhiệm của các cơ quan khác.......................................................... 31

2.2. Trách nhiệm của chủ nguồn thải ............................................................... 34
2.3. Trách nhiệm của chủ cơ sở xử lý chất thải nguy hại................................. 44
2.4. Trách nhiệm của các chủ thể khác............................................................. 49


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC
CHỦ THỂ TRONG VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc
quản lý chất thải nguy hại................................................................................. 51
3.1.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 51
3.1.2. Những vấn đề tồn tại ................................................................................ 52
3.2. Giải pháp hoàn thiện trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất
thải nguy hại ...................................................................................................... 55
3.2.1. Hoàn thiện các quy định phân công quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường................................................................................................................. 55
3.2.2. Ban hành một số cơ chế, chính sách quản lý nhà nước phù hợp ............ 56
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động
phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải nguy hại ................ 57
3.2.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật đối với cá nhân, tổ chức có thẩm quyền
quản lý chất thải đối với doanh nghiệp .............................................................. 58
3.2.5. Hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực liên quan đến vận
chuyển chất thải nguy hại xuyên biên giới......................................................... 59
3.2.6. Một số giải pháp khác............................................................................... 61
KẾT LUẬN........................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO



Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng lượng CTNH
pháp sinh trên phạm vi toàn quốc ước tính là khoảng 550.000 tấn. Cùng với quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước lượng CTNH có xu hướng ngày càng
gia tăng. Theo số liệu thống kê từ năm 2010 đến nay tội phạm môi trường ngày
càng gia tăng, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường trên toàn
quốc đã phát hiện hơn 1.300 vụ vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và quản lý
CTNH.1
Bên cạnh đó, công tác quản lý, xử lý CTNH hiện nay chưa được chú trọng
đúng mức. Lượng phát sinh chất thải rắn công nghiệp và CTNH không ngừng tăng
lên trong khi hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH chưa đáp ứng được yêu
cầu. Năng lực xử lý của các doanh nghiệp được cấp phép chỉ có thể xử lý được từ
60 – 70% lượng CTNH, giải quyết được một phần số lượng CTNH phát sinh, số
còn lại bị mua bán, xử lý, chôn lấp, đổ thải trái quy định. Nhiều doanh nghiệp, cá
nhân cố tình không xử lý CTNH mà thiêu đốt, chôn lấp, lẫn lộn với chất thải thông
thường. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến làm ảnh hưởng môi trường, sức khỏe
cộng đồng ngày càng nghiêm trọng.2
Từ thực trạng nêu trên các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần vào cuộc
và phát huy vai trò quản lý Nhà nước của mình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
nói chung và quản lý CTNH nói riêng. Ngoài ra, các chủ thể có liên quan cần có
trách nhiệm nhiều hơn trong việc quản lý CTNH để góp phẩn giữ vững môi trường
ngày càng lành mạnh hơn. Vì những lý do trên người viết quyết định chọn đề tài
“Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng
và giải pháp” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về quản lý CTNH nhằm tìm
hiểu những nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý CTNH. Từ đó phân tích, đánh

giá, tổng hợp nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật có
liên quan
3. Phạm vi nghiên cứu
1
2

/> />
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

1

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

Do nhu cầu của một đề tài luận văn tốt nghiệp và khuôn khổ thời gian cho
phép nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu những quy định hiện hành của pháp
luật điều chỉnh về chất thải nguy hại, thực trạng và chính sách bảo vệ môi trường có
liên quan, những ưu điểm trong việc áp dụng các quy định đó vào thực tế. Từ đó, rút
ra những nhận định, vạch ra giải pháp cho pháp luật về điều chỉnh chất thải nguy
hại ở Việt Nam. Các văn bản pháp luật người viết sử dụng để hoàn thành nghiên
cứu đề tài: Luật Bảo vệ môi trường 2005 (Chương VIII về quản lý chất thải); Nghị
định của Chính phủ số 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 quy định về Quản
lý chất thải rắn; Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 12/2011/TTBTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về Quản lý chất thải nguy hại
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất
thải nguy hại, thực trạng và giải pháp” người viết sử dụng các phương pháp:
Phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp lý luận với thực tiễn và nhiều phương pháp
khác người viết đã vận dụng để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất

5. Cơ cấu của đề tài
Cơ cấu của đề tài bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo.
Phần nội dung:
Chương 1: Khái quát chất thải, chất thải nguy hại và tình hình quản lý chất
thải nguy hại ở Việt Nam.
Chương 2: Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện trách nhiệm của các chủ thể
trong việc quản lý chất thải nguy hại.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

2

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHẤT THẢI, CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ TÌNH HÌNH
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm chất thải
Chất thải được hiểu là những “chất” không còn sử dụng được nữa bị con
người “thải” ra trong các hoạt động khác nhau. Chất thải được sản sinh trong các
hoạt động khác nhau của con người thì được gọi với những thuật ngữ khác nhau
như: chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt sản xuất gọi là rác thải; chất thải phát
sinh sau khi sử dụng nguyên liệu trong quá trình sản xuất được gọi là phế thải, chất
thải phát sinh sau quá trình sử dụng nước gọi là nước thải…3

Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học định nghĩa “chất thải là rác thải
và những đồ vật bị bỏ đi nói chung”.(1) Theo cách hiểu của khái niệm này, chất thải
bao gồm rác là những thứ vụn vặt bị vất bỏ vương vãi, làm bẩn và đồ vật không có
giá trị, không có tác dụng giữ lại.(2) Mặc dù khái niệm này mang tính chất liệt kê
nhưng đã đưa ra hai tiêu chí để phân biệt chất thải với vật chất tồn tại dưới dạng
khác nhau, đó là:
 Thứ nhất, chất thải tồn tại dưới dạng vật chất;
 Thứ hai, các vật chất (đồ vật) không có giá trị, không có tác dụng và không
bị chiếm hữu, sử dụng nữa.
Từ điển môi trường Anh – Việt và Việt – Anh định nghĩa “chất thải (waste)
là bất kì chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra nó không còn
sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ”.(3) Khái niệm này đã đưa ra các yếu
tố để phân biệt chất thải, đó là: Thứ nhất, chất thải là vật chất tồn tại dưới các dạng
rắn, lỏng, khí; thứ hai, vật chất đó không còn giá trị sử dụng đối với cơ thể hoặc hệ
thống sinh ra nó; thứ ba, phải có biện pháp thải bỏ đối với vật chất đó. 4
Khái niệm chất thải cũng được sử dụng trong pháp luật quốc tế về môi
trường, được đề cập tại khoản 1 Điều 2 Công ước Basel 1989: Chiểu theo Công ước
này, cần hiểu “phế thải” là các chất hoặc các đồ vật mà người ta tiêu hủy, có ý
định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy theo các điều khoản của luật lệ Quốc gia

3

Nguyễn Văn Phương, chất thải và quản lý chất thải, Tạp chí Luật học số 4/2003, Nxb Đại học Luật Hà Nội
(1)(2) Viện ngôn ngữ, “Từ điển tiếng việt”, Nxb. Đà Nẵng, 2004, Tr. 144, 70, 818.
(3). Từ điển môi trường Anh – Việt và Việt – Anh, Nxb. Khoa học – kĩ thuật, Hà Nội, 1995, Tr. 260.
4

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

3


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

Khái niệm chất thải còn được đề cập trong pháp luật của khối liên kết chính
trị - kinh tế Liên minh Châu Âu (EU). Điều 1 Nghị định 259/93 của EU về vận
chuyển chất thải ngày 1/2/1993 có hiệu lực từ ngày 6/5/1994 và khoản 1 Điều 3
Luật khuyến khích kinh tế tuần hoàn và đảm bảo xử lý các chất thải phù hợp với
môi trường ngày 27/9/1994 được sửa đổi bổ sung ngày 25/8/1998 của Cộng hòa
Liên bang Đức.
Dưới góc độ pháp lý, chất thải được định nghĩa tại khoản 2 Điều 2 Luật Bảo
vệ môi trường 1993 như sau: “Chất thải là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong
quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí,
lỏng hoặc các dạng khác” và khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
như sau: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí, được thải ra từ sản xuất, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”
Từ các định nghĩa và dựa vào các tiêu chí khác nhau ta có thể phân loại chất
thải thành các nhóm khác nhau:
+ Dựa vào dạng tồn tại của chất thải, chất thải tồn tại dưới dạng rắn (chất thải
rắn), lỏng (chất thải lỏng), khí (khí thải), nhiệt lượng, tiếng ồn…
+ Phụ thuộc vào sự độc hại của chất thải, chất thải bao gồm chất thải độc hại
nguy hiểm (là chất thải có độ độc hại cao, có khả năng gây nguy hại trực tiếp hoặc
tương tác với các chất khác gây nguy hại nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe
con người) và chất thải thông thường
+ Phụ thuộc vào nguồn sản sinh chất thải, chất thải được chia thành chất thải
sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế…
+ Phụ thuộc vào chu trình sản sinh ra chất thải, chất thải bao gồm nguyên
liệu thứ phẩm, phế liệu, vật liệu thứ phẩm, sản phẩm, đồ vật hư hỏng hoặc quá hạn

sử dụng…
Để nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, khái niệm chất thải có những tiêu
chí cơ bản sau đây:
Thứ nhất, chất thải là vật chất, có thể tồn tại dưới những dạng như rắn, lỏng,
khí hoặc các dạng khác. Những yếu tố phi vật chất không thể là chất thải. Điều này
cũng hoàn toàn phù hợp với yếu tố cấu thành môi trường trong pháp luật môi
trường.
Thứ hai, vật chất bị chủ sở hữu thải ra trong các hoạt động của mình, cả
trường hợp chủ động và bị động, sẽ trở thành chất thải.
Thứ ba, trong trường hợp không rõ ràng về ý chí của chủ sở hữu, một vật
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

4

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

chất có thể trở thành chất thải thông qua ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ tư, một vật chất sẽ tồn tại dưới dạng chất thải kể từ khi chủ sở hữu hoặc
người sử dụng hợp pháp thải ra hoặc buộc phải từ bỏ cho tới khi con người đưa nó
vào sử dụng vào một chu trình sản xuất hoặc chu trình sử dụng khác.5
1.1.2. Khái niệm chất thải nguy hại
CTNH luôn là một trong những vấn đề môi trường có tầm quan trọng nhất
mà con người dù ở bất cứ đâu phải tìm cách để đối phó. Phải hiểu CTNH là gì và
tác hại của nó như thể nào mới giúp chúng ta có cơ sở đặt ra các quy định để quản
lý nó. Hiện nay ở Việt nam có văn bản pháp luật nêu định nghĩa về CTNH:
Theo Quy chế quản lý CTNH năm 1999: “CTNH là chất thải có chứa các
chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ,

làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây hại khác), hoặc tương tác
với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người”
Luật Bảo vệ môi trường 2005 ban hành sau này nêu định nghĩa ngắn gọn
hơn, rõ ràng hơn và gần như là sự khái quát của định nghĩa trong quy chế quản lý
CTNH: “CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn
mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”
Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có nội dung
tương tự nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tổ chức thế giới, đó là nêu
lên đặc tính gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của CTNH. 6
1.1.3. Khái niệm về quản lý chất thải nguy hại
Tại khoản 3 Điều 3 Quy chế quản lý CTNH ban hành kèm theo Quyết định
155/1999/QĐ-TTg thì: “Quản lý CTNH là các hoạt động kiểm soát CTNH trong
suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu
hủy CTNH”
Sau đó khái niệm này được chỉnh sửa tại Thông tư 12/2006/TT-BTNMT
ngày 26/12/2006 và hiện nay được thay thế bởi Thông tư 12/2011/TT-BTNMT
ngày 14 tháng 4 năm 2011 tại khoản 1 Điều 3 như sau: “Quản lý CTNH là các hoạt
động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng
trực tiếp, lưu trữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH”.
Nếu ở khái niệm tại Quy chế quản lý CTNH, quản lý CTNH chỉ là các hoạt
động kiểm soát CTNH thì khái niệm tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT đã diễn ra
5

Nguyễn Văn Phương, chất thải và quản lý chất thải, Tạp chí Luật học số 4/2003, Nxb Đại học Luật Hà Nội

6

/>
GVHD: ThS. Kim Oanh Na


5

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn với hàng loạt các hoạt động quản lý CTNH theo
một chu trình chặt chẽ bao gồm cả những hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa,
giảm thiểu, phân loại CTNH như hoạt động lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số
hoạt động quản lý CTNH; thu gom, xử lý rác thải nguy hại; tuyên truyền, phổ biến
kiến thức bảo vệ môi trường… thông qua đó trách nhiệm trong việc quản lý CTNH
của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đã được nâng cao
hơn để có thể vừa hạn chế, vừa xử lý hoặc một cách khác hơn là có thể tái sử dụng
trực tiếp được lượng chất thải phát sinh trong thực tế.
Quản lý CTNH hiện nay là vấn đề then chốt tiến tới giảm thiểu ô nhiễm môi
trường một cách triệt để, muốn hoạt động quản lý CTNH đạt được hiệu quả chúng
ta cần phải hiểu về đặc điểm của hoạt động này:
- Hoạt động quản lý CTNH được đặt ra và tiến hành theo một chu trình chặt
chẽ bao gồm phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu trữ tạm
thời, vận chuyển và xử lý. Ngay những từ đầu tiên (phòng ngừa, giảm thiểu) hoạt
động quản lý CTNH đã được đặt ra nhằm hạn chế lượng CTNH phát sinh cho đến
khi kết thúc là xử lý để tiêu hủy triệt để lượng CTNH đã phát sinh ra, nhờ đó mà
khối lượng CTNH được thải ra không thể phát huy các đặc tính gây hại cho môi
trường, sức khỏe con người…
- Quản lý CTNH gắn liền với việc ứng dụng khoa học kĩ thuật nhất định. Từ
khâu phòng, giảm thiểu thông qua hệ thống xử lý chất thải tại nguồn của các doanh
nghiệp, cá nhân đến khâu phân loại CTNH trước khi vận chuyển đến nơi tập kết
bằng hệ thống các phương tiện đảm bảo an toàn trong vận chuyển CTNH; hệ thống
kho, bãi để tập kết đến các nhà máy xử lý và hệ thống lò đốt, các bãi lưu trữ tạm

thời đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra hệ thống công nghệ thông tin được chú trọng tạo điều
kiện cho việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH được thuận lợi, các cơ quan chức năng
dễ dàng nắm bắt số liệu và kiểm tra trên thực tế.
- Quản lý CTNH cần có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cơ quan nhà
nước từ Trung ương (như BTNMT, Bộ Y tế, Bộ Công nghiệp…) đến các cơ quan ở
địa phương (Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các cấp…) trong việc đưa ra các
chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường; trong việc giám sát, kiểm tra, phát hiện,
xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý CTNH; trong công tác tuyên
truyền, giáo dục ý thức của toàn thể cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nói
chung và quản lý CTNH nói riêng.
- Quản lý CTNH chủ yếu tập trung vào việc giảm thiểu và xử lý CTNH (chủ
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

6

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

yếu là thiêu đốt và chôn lấp) nhằm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục tình hình xả
thải CTNH, cùng với một số hoạt động như tái sử dụng trực tiếp CTNH đòi hỏi
trình độ khoa học kĩ thuật, năng lực, kinh phí… khá cao nên giai đoạn này rất hạn
chế
- Đây là một hoạt động khó khăn, tốn kém và có tính nguy hiểm cao đòi hỏi
phải có sự đầu tư đồng bộ về khoa học kĩ thuật, đào tạo trình độ, năng lực quản
lý,… thì hoạt động quản lý mới có thể đạt hiệu quả cao trên thực tế.
Để thực hiện tốt công tác quản lý CTNH trước tiên chúng ta cần sử dụng có
hiệu quả công cụ pháp luật. Việc hoàn thiện pháp luật cũng như áp dụng đồng bộ
một cách hợp lý, linh hoạt các quy định của pháp luật trên phạm vi cả nước có ý

nghĩa vô cùng to lớn, giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có được những định
hướng cần thiết trong công tác quản lý CTNH.
Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thì việc nghiên cứu, áp dụng các
thành tựu khoa học kĩ thuật trong quản lý CTNH cũng đóng vai trò quan trọng.
Chúng ta không thể quản lý CTNH tốt nếu chỉ sử dụng các biện pháp thủ công với
những phương tiện thô sơ mà phải áp dụng linh hoạt và thường xuyên đổi mới khoa
học – công nghệ hiện đại để giảm thiểu tốt lượng CTNH phát sinh tiến tới xử lý,
thải bỏ CTNH tồn tại trong môi trường một cách an toàn thông qua các quy trình
đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo vệ tốt môi trường và sức khỏe con người. Ngoài
ra, cũng cần chú trọng tới việc thu hút các nguồn đầu tư tài chính từ tất cả các
nguồn trong nước và ngoài nước để tạo tiềm lực cho công tác quản lý CTNH, đây sẽ
là nguồn kinh phí chủ yếu để chúng ta xây dựng và hoàn thiện các chính sách, các
hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể.
Cần nhanh chóng phát hiện, xử lý đúng người, đúng tội và nghiêm khắc mọi
hành vi vi phạm pháp luật nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường,
răn đe mọi hành vi vi phạm.7
1.2. Đặc điểm và phân loại chất thải nguy hại
1.2.1. Đặc điểm của chất thải nguy hại
Mặc dù mỗi một quốc gia lại có những định nghĩa khác nhau về CTNH
nhưng khi xem xét các định nghĩa này chúng ta có thể thấy chúng đều mang những
đặc điểm chung mà nếu nắm giữ những đặc điểm này sẽ là cơ sở quan trọng để
CTNH được quản lý hiệu quả

7

/>
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

7


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

Thứ nhất: Chúng phải được coi là chất thải. Theo khoản 10 Điều 3 Luật bảo
vệ môi trường 2005 thì Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Như vậy một chất
được coi là chất thải khi nó tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể như: rắn, lỏng, khí…
được sản sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt
động khác của con người và bị chủ sở hữu hoặc người sở hữu hợp pháp thải bỏ ra
môi trường cho đến khi nó được đưa vào sử dụng ở một chu trình sản xuất hoặc một
chu trình khác (như tái sử dụng)
Thứ hai: Các chất thải này điều có chứa chất nguy hại, Theo Quyết định số
23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 Về việc ban hành danh mục
CTNH đã đưa ra danh mục CTNH với những mô tả về tính chất nguy hại thì chất
thải được phân loại là CTNH khi có ít nhất một trong các đặc tính sau: Dể nổ, dễ
cháy, dễ ăn mòn, dễ bị oxi hóa, có khả năng gây nhiễm trùng, làm ngộ độc… CTNH
được phát sinh từ mọi ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, sinh
hoạt, y tế… Thành phần CTNH rất đa dạng, bao gồm các chất hữu cơ và vô cơ hoặc
có khi kết hợp cả hai, có thể tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí. Mức độ nguy hại của
chất thải cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào liều lượng và khả năng gây hại có một
số chất độc hại lẫn trong đó, thậm chí tính chất nguy hại của chất thải chỉ thể hiện
trong điều kiện môi trường như pH, nhiệt độ, áp suất nhất định nào đó; đối với các
CTNH hữu cơ, tính độc hại cũng phụ thuộc nhiều vào thành phần và cấu tạo hóa
học của chúng
Thứ ba: CTNH có khả năng gây hại rất lớn tới môi trường và sức khỏe con
người, bản thân chúng có chứa các yếu tố độc hại nên khi bị xả thải bừa bải vào môi
trường thường tạo ra các phản ứng hóa học (dẫn đến hiện tượng cháy, nổ…) phá
hủy kết cấu môi trường (làm thay đổi tính chất môi trường, chất lượng và số lượng

thành phần của môi trường), hệ sinh thái khiến cho môi trường bị ô nhiễm trầm
trọng, hàm lượng các chất độc hại có trong môi trường càng lớn thì khả năng gây ra
các loại bệnh (thông qua con đường hô hấp, ăn uống, qua da) cho con người ngày
càng cao, như các bệnh ung thư, viêm phổ, viên da…
Thứ tư: Khả năng tận dụng giá trị của CTNH thấp. Khả năng tái sử dụng và
tái chế CTNH là rất thấp và gặp phải nhiều khó khăn, do đặc điểm của CTNH là có
chứa những độc tính gây hại vì thế nên khó tái sử dụng luôn mà thường phải thông
qua giai đoạn tái chế để loại trừ độc tính rồi mới đưa vào sử dụng, làm nguyên liệu
cho các ngành công nghiệp khác. Hiện chỉ có một số ít loại CTNH có giá trị kinh tế
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

8

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

với khối lượng đủ lớn mới có khả năng tái chế, ví dụ: Dầu mỡ thải, dung môi, kim
loại nặng… Ngoài ra trong quá trình tái chế, đòi hỏi phải áp dụng khoa học kỹ thuật
công nghệ cao, phải đầu tư tốn kém và phải đảm bảo được khả năng kiểm soát các
nguồn ô nhiễm độc hại thứ cấp phát sinh trong quá trình tái chế nên gây nhiều khó
khăn cho công tác xử lý, tận dụng để tái chế so với chất thải thông thường. 8
1.2.2. Phân loại chất thải nguy hại
Các chất thải được coi là CTNH khi có ít nhất một trong các tính chất sau:
- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ
do kết quả của phản ứng hóa học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo
ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung
quanh.
- Dễ cháy (C): Bao gồm:

Chất thải lỏng dễ cháy: Là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng
chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C.
Chất thải rắn dễ cháy: Là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc
phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên
trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí
và có khả năng bắt lửa.
- Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hóa học, sẽ gây tổn
thương nghiệm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá
hủy các vật liệu, hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Thông qua đó là các chất
hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm
mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
- Oxi hóa (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng
oxi hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần
đốt cháy các chất đó.
- Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được
cho là gây bệnh cho con người và động vật.
- Có độc tính (Đ) bao gồm:
Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng
hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

8

/>
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

9

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang



Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ
hoặc mãn tình, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
- Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập
tức hoặc từ từ đối với môi trường, thông qua tích lũy sinh học và/hoặc tác hại đến
hệ sinh vật.







CTNH còn có thể được phân loại theo các nguồn hoặc dòng thải chính:
Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ
Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất hữu cơ
Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác
Chất thải từ quá trình luyện kim
Chất thải từ quá trình sản xuất thủy tinh và vật liệu xây dựng

 Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu
khác
 Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng các sản phẩm
che phủ (sơn, véc ni, men thủy tinh), keo, chất bịt kín và mực in.
 Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
 Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm
 Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)

 Chất thải từ các cơ sở quản lý chất thải, xử lý nước thải tập trung, xử lý nước
cấp sinh hoạt và công nghiệp
 Chất thải từ ngành y tế và thú y
 Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản
 Chất thải từ hoạt động phá dỡ thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết
hạn sử dụng
 Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
 Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất
lạnh và chất đẩy
 Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
 Các loại chất thải khác9
1.3. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại
1.3.1. Ảnh hưởng đối với con người
9

/>
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

10

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

CTNH có thể xuất hiện từ nhiều nguồn thải, nhiều nhất vẫn là các cơ sở công
nghiệp chủ yếu lại thuộc nhóm không tự phân hủy, không tự mất đi và mang tính
độc hại, chúng có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm, cũng như
trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong môi trường. Chúng
có thể gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người, như vô sinh, quái thai,

tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt thần kinh, giảm khả
năng trao đổi chất trong máu, ung thư và có thể di chứng sang thế hệ thứ 3. Theo
thống kê của Bô Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước còn tồn lưu một khối
lượng lớn các chất hữu cơ bền như DDT, Dioxin, dầu biến thế chứa Polychlorinated
Biphenyl… Đây là những hợp chất hữu cơ độc đứng đầu bảng danh sách 12 loại
độc chất nguy hiểm, chúng tồn tại tiềm tàng trong không khí, thức ăn nước uống
sinh hoạt hàng ngày và có thể gây ra nhiều bệnh.
Rác thải y tế: Lượng rác thải y tế độc hại chiếm số lượng không lớn trong cơ
cấu rác thải y tế (5%) nhưng chúng lại có khả năng truyền bệnh rất cao như: kim
tiêm, chai thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế… khi các dụng cụ này tiếp xúc với môi
trường xung quanh khiến cho các loại virus, vi khuẩn, mầm bệnh được lan truyền
nhanh chóng. Theo các kết quả phân tích cho thấy nước do các bệnh viện thải ra bị
ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh cao gấp 100-1000 lần so
với tiêu chuẩn cho phép (tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế, nhu cầu oxi hóa sinh học
BOD: 20mg/l, COD là 80mg/l). Những mầm bệnh trong nước thải khi được thải ra
ngoài đã xâm nhập vào cơ thể các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng và dễ dàng gây
bệnh cho con người khi con người tiếp xúc với chúng qua nhiều con đường.
Thuốc bảo vệ thực vật cũng là một trong những nguồn gây hại lớn cho sức
khỏe con người. Do ý thức bảo quản thuốc của người dân không cao nên một phần
dư lượng thuốc đã phát tán vào môi trường, mặt khác do người dân ở nhiều nơi đã
lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với rau, quả đã khiến dư lượng thuốc quá cao
trong sản phẩm. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua con đường tiêu hóa
gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
CTNH gây tác động đến con người do có sự tiếp xúc chất thải với môi
trường và con người. Có hai cách tiếp xúc:
 Tiếp xúc cố ý của CTNH với con người qua không khí, nước uống, thức ăn.
 Tiếp xúc không cố ý.
CTNH được phát thải vào môi trường và con người hoạt động trong môi
trường đó bị tiếp xúc với CTNH. Ví dụ con người sử dụng bao bì nhiễm bẩn CTNH
GVHD: ThS. Kim Oanh Na


11

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

cho các mục đích sinh hoạt
CTNH xâm nhập vào bên trong cơ thể như qua đường hô hấp, qua da hay
tiêu hóa. Chất thải độc hại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa do tiêu thụ thực
phẩm bị nhiễm bẩn hay do sử dụng những dụng cụ nhà bếp không sạch….
Do đặc tính của CTNH có tính chất dễ cháy, nổ, hoạt tính hóa học cao, gây
ăn mòn, các chất nguy hại có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, đồng
thời khi diễn ra quá trình cháy, nổ còn phát sinh thêm nhiều chất độc hại thứ cấp
khác, gây ngạt do mất oxi có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, CTNH còn phá hủy vật
liệu nhanh chóng. Do đó chúng gián tiếp có ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe
con người. Ngoài ra, CTNH còn gây tổn hại cho các cơ quan trong cơ thể, kích
thích, dị ứng, gây độc cấp tính và mãn tính có thể gây đột biến gen, lây nhiễm, rối
loạn chức năng tế bào.. dẫn đến các tác động nghiêm trọng cho con người và động
vật như gây ung thư, ảnh hưởng đến sự duy truyền.
Các chịu chứng mà con người gặp phải khi bị nhiễm độc do CTNH gây ra:
+ Biểu hiện qua đường tiêu hóa: Tăng tiết nước bọt, kích thích đường tiêu
hóa, nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hóa, vàng da.
+ Biểu hiện qua đường hô hấp: Tím tái, thở nông, ngừng thở, phù phổi…
+ Biểu hiện rối loạn tim mạch: Mạch chậm, mạch nhanh, trụy mạch, ngừng
tim.
+ Các rối loạn thần kinh, cảm giác và điều nhiệt: Hôn mê, kích thích và vật
vã, nhức đầu nặng, chóng mặt, điếc, hoa mắt, co giãn đồng tử, tăng giảm thân nhiệt.
+ Rối loạn bài tiết: Vô niệu…

Nhóm

Tên nhóm

Nguy hại đối với người tiếp xúc

1

Chất thải dễ bắt lửa, dễ
cháy

Hỏa hoạn, gây bỏng

2

Chất ăn mòn

Ăn mòn, gây phỏng, hủy hoại cơ thể khi
tiếp xúc

3

Chất thải dễ nổ

Gây tổn hại đến sức khỏe do sức ép, gây
bỏng dẫn đến tử vong

4

Chất thải dễ oxi hóa


Gây cháy nổ khi xảy ra phản ứng hóa học.
Ảnh hưởng đến da, sức khỏe

5, 6

Chấ độc

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

Ảnh hưởng mãn tính và cấp tính đến sức

12

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp
khỏe
Chất lây nhiễm

7

Lan truyền bệnh10

Ngoài ra còn một số chất độc gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với con
người.
Dung môi:
+ Các dung môi hữu cơ có thể tan trong môi trường mỡ cũng như nước.
+ Các dung môi thân mỡ khi tan trong môi trường sẽ tích tụ trong mỡ bao

gồm cả hệ thần kinh.
+ Hơi của dung môi rất dễ được hấp thụ qua phổi.
+ Một số loại dung môi hữu cơ thương gặp như: Benzen, totuen, xylen,
etylbenzen, xyclohexan. Khi tiếp xúc ở liều cao gây độc tính cấp suy giảm thần kinh
trung ương, gây chóng mặt, nhức đầu, ngộp thở dẫn đến rối loạn tiêu hóa
+ Bezen tích lũy trong các mô mỡ và tủy xương gây bệnh bạch cầu, xáo trộn
AND di truyền.
Các hydrocacbon: Các chất halogen hóa chủ yếu là nhóm clo hữu cơ, chúng
đều là các chất dễ bay hơi và rất độc, đặt biệt chúng dễ gây mê, gây ngạt, ảnh hưởng
đến hệ thần kinh, gan, thận
Các kim loại nặng: Với hàm lượng cao chúng gây rối loạn, ức chế hoạt động
của sinh vật. Sự xâm nhập của chúng vào cơ thể diễn ra trong thời gian dài nên khó
có thể phát hiện và ngăn ngừa. 11
1.3.2. Ảnh hưởng đối với môi trường
Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các
CTNH không đúng quy cách, có liên quan đến tác động sự phát thải các thành phần
CTNH ra môi trường bên ngoài có thể thông qua các quá trình bay hơi, lan truyền
theo dòng nước, thấm. Nước mặt bị ô nhiễm kéo theo sự ô nhiễm của không khí và
đất. CTNH được chôn lấp ở những bãi rác không hợp vệ sinh rò rĩ gây ô nhiễm đất,
nước mặt và nước ngầm. CTNH có thể ảnh hưởng trực tiếp qua con người thông
qua các tuyến hô hấp, tiêu hóa hay qua da, mắt. Hiện nay, vấn đề quản lý CTNH
đang gặp không ít khó khăn, trước tiên là sự vô ý thức của một số cá nhân, doanh
nghiệp. Khi CTNH thải trực tiếp vào môi trường đất, vô tình làm hủy đi hệ sinh thái
của các khu vực thải rác.
10
11

/> />
GVHD: ThS. Kim Oanh Na


13

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

Việc chôn lắp, lưu trữ CTNH là một việc làm cần thiết tại các nhà máy quản
lý CTNH hay đôi khi tại nơi phát sinh CTNH. Trong quá trình lưu trữ, các vấn đề
cần quan tâm là phân khu lưu trữ và các điều kiện thích hợp liên quan đến kho lưu
trữ. Những vấn đề tác động môi trường cơ bản liên quan đến việc chôn lấp các
CTNH không đúng quy cách, có liên quan đến tác động tiềm tàng đối với mặt nước
và nước ngầm. Ở Việt Nam những nguồn nước này thường được dùng làm nguồn
nước uống, sinh hoạt gia đình, phục vụ nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Bất cứ
sự ô nhiễm nào đối với các nguồn này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức
khỏe của người dân đại phương hay gây ra các tác động môi trường. Ở một số công
ty được tham quan trong quá trình khảo sát, các chất thải bị chôn lấp hoặc dồn đống
tại chỗ hoặc ở khu đất bên cạnh bởi vì không có một số giải pháp nào phù hợp với
các chất này, hoặc là được tích lũy trước khi được chuyển đi. Trong một số trường
hợp, chất thải này được lưu giữ theo kiểu như vậy có thể tạo ra rủi ro đến môi
trường và sức khỏe cho khu vực xung quanh. Việc lưu giữ chất thải và vệ sinh công
nghiệp kém, và lượng rò rỉ lớn của các nguyên liệu độc bao gồm cả cặn nhựa mang
tính axit và dầu thải ở một số địa điểm. Sự lưu giữ lâu dài một số chất thải không
thể tái sử dụng lại trong dây chuyền, khả năng rò rỉ vào lớp đất tầng dưới và gây
nhiễm bẩn nước ngầm có thể được xem như một nguy cơ lâu dài.
Khả năng ô nhiễm nước mặt do việc thải các chất lỏng độc hại không được
xử lý đầy đủ, hoặc do hậu quả của việc làm vệ sinh công nghiệp kém, hay do việc
thải vào khí quyển những hóa chất độc hại từ quá trình cháy, đốt các vật liệu nguy
hại. Địa hình của Việt Nam được đặt trưng bởi đồi núi che phủ hầu hết phía Bắc,
Tây, và miền Trung của Việt Nam. Diện tích còn lại là đồng bằng từ đất bồi và lưu

vực với một mạng lưới khá dày đặc các sông ngòi. Nước mặt bao gồm sông, hồ
chứa, kênh, hồ ao được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam như là một nguồn nước ăn
uống, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và công nghiệp. Chúng cũng được sử dụng
như là nguồn nhận nước thải công nghiệp và sinh hoạt, đặt biệt là ở khu vực đô thị,
nơi chưa có hệ thống xử lý nước thải đô thị. Nước thải từ khu vực công nghiệp ở cả
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được thải hầu như không hề được xử lý vào rất
nhiều kênh, rạch, sông ngòi là những hệ thống thoát nước chung của thành phố. Tất
cả những nguồn nước này do đã bị ô nhiễm từ nước thải công nghiệp, cũng như chất
lỏng từ sinh hoạt. Ở Hà Nội hiện chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng công nghiệp
và sinh hoạt, trong khi đó thành phố có những cơ sở công nghiệp lớn, nên chất thải
công nghiệp chính là nguồn ô nhiễm đáng kể. Cục môi trường đã ước tính rằng
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

14

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

nước thải công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 20-30% tổng lưu
lượng dòng chảy trong các sông và đóng góp chủ yếu là từ công nghiệp tinh chế,
hóa chất và chế biến thực phẩm.12
Ô nhiễm nước ngầm hoặc là do việc lâu dài không được kiểm soát, chôn lấp
tại chỗ, chôn lấp ở nơi chôn rác không có kĩ thuật cụ thể hoặc dùng để lắp các bãi
đất trũng. Nói chung chất lượng nước ngầm ở Việt Nam vẫn tốt trừ một số nơi bị
nhiễm sắt và magan cao, và nhiễm nước biển ảnh hưởng ở một số vùng ven biển.
Hiện nay, chỉ có khoảng 15% nước ngầm khai thác được cấp vào hệ thống cấp nước
máy do nước mặt có sẵn và rẻ. Tuy nhiên, nhu cầu đang tăng lên ở những nơi thiếu
nguồn nước mặt như Đồng Nai và đồng bằng sông Mêkông, và đã có những dấu

hiệu nhiễm bẩn cực độ do chôn chất thải hay nước mặt bị ô nhiễm. Ở Việt Nam trừ
các nhà máy nước ở thành phố Hồ Chí minh và Đà Lạt, đa số các hệ thống thoát
nước đô thị không đủ và cấp nước chất lượng kém. Khoảng 30% nhu cầu nước đô
thị được cấp bởi nước ngầm, lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải
Phòng. Nhiễm bẩn nước ngầm ở khu đô thị, đặt biệt là Hà Nội ngày càng nghiêm
trọng, nơi mà toàn bộ dân cư phải dựa vào nước ngầm đối với nước ăn uống và sinh
hoạt.13
Có những trường hợp ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng do quản lý CTNH
kém. Dung môi, nói chung, được thải bằng cách cho bay hơi. Một cơ sở sản xuất
tấm lợp ximăng amiăng ở Đồng Nai đã thải một tấn bùn ngay trong cơ sở trong
vòng một ngày mà không có biện pháp kiểm soát nào. Hàng ngàn tấn bùn đã được
đổ trong nhà máy theo kiểu như vậy sẽ tạo ra nguy cơ đối với sức khỏe của công
nhân trong nhà máy. Những ví dụ như vậy sẽ có thẻ gặp nhiều nơi ở nước ta. Điển
hình như nhà máy luyện đồng Lào Cai (thuộc Tổng công ty Than và Khoảng sản
Việt Nam). Nhà máy thành lập từ năm 2008, với ngành nghề kinh doanh chính là
luyện và chế biến kim loại đồng, vàng, bạc H2SO4… với dây chuyền được nhập về
từ Trung Quốc, trong quá trình sàng lọc để lấy các kim loại có giá trị cao này, trung
bình một tháng công ty thải hơn 6 tấn xỉ (bao gồm axit, asen, kim loại nặng khác và
một hàm lượng đồng (từ 1 – 2%) – gọi chung là CTNH.14
1.3.3. Ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế - xã hội

12

/> />14
/>13

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

15


SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

Theo thống kê, Việt Nam có trên 800.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với
khoảng 100 khu chế xuất-khu công nghiệp tập trung, tuy nhiên chúng ta cũng chịu
nhiều thiệt hại về môi trường do lĩnh vực công nghiệp gây nên. Nước ta hiện có
khoảng 90% cơ sở sản xuất công nghiệp và phần lớn các khu công nghiệp chưa có
các trạm xử lý nước thải. Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nặng
nhất là các nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, khai thác
khoáng sản.
Trong các cơ sở công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, nước
thải thường có độ pH trung bình 9 – 11, chỉ số nhu cầu oxi hóa (BOD), nhu cầu oxi
hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l. Hàm lượng chất rắn cao gấp
nhiều lần giới hạn cho phép. Nghiêm trọng hơn nữa nước còn có chứa cả kim loại
nặng, các chất đa vòng thơm Clo hóa là những hợp chất có chứa độc tính sinh thái
cao và có nguy cơ gây ung thư, rất khó phân hủy trong môi trường. Có những nhà
máy giấy, lượng nước thải lên đến 4.000-5.000m3/ngày, các chỉ tiêu BOD, COD
gấp từ 10 – 18 tiêu chuẩn cho phép, lượng nước thải này không được xử lý mà đổ
trực tiếp vào sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Ngân hàng thế giới (WB) vừa rồi công bố số liệu cho thấy tình trạng ô nhiễm
môi trường tại Việt Nam gây thiệt hại đến 5% tổng sản phẩm nội địa GDP hằng
năm của cả nước. Con số thiệt hại cụ thể năm 2007 là gần bốn tỷ đô la trên tổng sản
phẩm nội địa 71 tỷ đô la của năm đó. Sang năm 2008 con số này tăng lên 4,2 tỷ đô
la thiệt hại do ô nhiễm môi trường trên tổng sản phẩm nội địa 76 tỷ đô la. Ngoài
khoản thiệt hại chung vừa nêu hằng năm, Việt Nam còn phải chi ra 780 triệu đô la
cho công tác chữa trị những chứng bệnh do ô nhiễm môi trường gây nên. Việt Nam
cũng nằm trong nhóm 10 quốc gia có chất lượng không khí tệ nhất thế giới.
Hẳn nhiều người cũng đồng ý với những đánh giá mà Ngân hàng thế giới nêu

ra. Trong thực tế tình trạng ô nhiễm các dòng sông, nhất là những con sông nằm ven
các thành phố lớn như sông Sài Gòn, Đồng Nai của khu vực thành phố Hồ Chí
Minh, sông Nhuệ, Đáy tại khu vực đồng bằng Sông Hồng… lâu nay nguồn nước bị
ô nhiễm trầm trọng. Các khu công nghiệp, các làng nghề vẫn tiếp tục xả thải gây hại
cho môi trường. Các loại rác thải sinh hoạt hằng ngày, rồi rác thải y tế, rác thải độc
hại… vẫn chưa thể được xử lý đến nơi đến chốn theo đúng cách… 15
Ô nhiễm môi trường do CTNH gây ra cũng gây thiệt hại không nhỏ về hoạt
động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản, trong đó sản lượng
15

/>
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

16

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

nuôi cá bè trên sông những năng gần đây đều giảm sút do ô nhiễm nguồn nước mặt.
Việt Nam là một trong mười quốc gia có đa dạng sinh học thuộc loại cao nhất thế
giới, trong đó có các hệ sinh thái đặc thù với nhiều giống loại đặc hữu có giá trị
khoa học và kinh tế cao, nhiều nguồn gen quý hiếm. Tuy nhiên trong những năm
gần đây, sự đa dạng sinh học của Việt Nam đang bị giảm mạnh. Nguyên nhân chủ
yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn đến việc thu hẹp nơi
cư trú của các loại động vật, việc buôn bán trái phép động vật quý hiếm,… Bên
cạnh đó, tình trạng ô nhiễm do các chất thải khác nhau không được xử lý và đổ trực
tiếp ra môi trường bên ngoài cũng đe dọa tới đa dạng sinh học: Gây chết, làm giảm
số lượng cá, gián tiếp hủy hoại nơi cư trú và môi trường sống của nhiều loại sinh vật

hoang dã. Những sự cố gây ô nhiễm trong thời gian ngắn của một số nhà máy cũng
gây ra thiệt hại về kinh tế đáng kể cho người sản xuất. Cụ thể như các vụ cá bè chết
hàng loạt vào những năm 2008 và 2010 tại Đồng Nai và trên lưu vực sông Nhuệ Đáy. Bên cạnh đó, hàng năm ngân sách của các địa phương phải chi trả một khoản
khá lớn cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH tùy thuộc vào công nghệ
xử lý.
1.4. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH
 Chất thải từ công nghiệp
Việc thu gom chất thải ở Việt Nam chủ yếu do các công ty môi trường đô thị
cấp tỉnh thực hiện, có trách nhiệm thu gom, xử lý rác đô thị, bao gồm chất thải công
nghiệp và chất thải rắn nguy hại. Công ty môi trường đô thị Hà Nội (URENCO),
Huế, Đà Nẵng và CITENCO Hồ Chí Minh đã được cấp phép để thu gom và vận
chuyển chất thải công nghiệp nguy hại. Lượng CTNH còn lại do các công ty doanh
nghiệp tư nhân được cấp phép đảm trách việc thu gom, vận chuyển. Một số khu
công nghiệp có sơ sở hạ tầng và công ty dịch vụ thuộc Ban quản lý các khu công
nghiệp phụ trách công tác thu gom chất thải. Tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp
trung bình đang lên cả trong và ngoài khu công nghiệp, nhưng vẫn còn thấp ở một
số thành phố. Chưa có số liệu đầy đủ về tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp ở từng
thành phố của Việt Nam. Tỷ lệ thu gom tại các khu công nghiệp tương đối cao so
với bên ngoài khu công nghiệp.
Số lượng các đơn vị hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH được Bộ Tài
nguyên và Môi trường cấp phép gia tăng hàng năm. Tính đến tháng 6 năm 2011, Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã cấp được 80 giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH
và 43 giấy phép hành nghề xử lý CTNH cho các cá nhân, tổ chức đăng ký. Số lượng
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

17

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang



Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

CTNH xử lý cũng tăng theo các năm. Theo kết quả thống kê từ năm 2008 đến nay
dựa trên báo cáo của các chủ xử lý, lượng CTNH được xử lý tăng từ 85.264 lên đến
129.688 tấn/năm (tăng 34%).
Hầu hết các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp đều có quy mô nhỏ và sử dụng lò
đốt theo mẻ. Nhà máy xử lý chất thải Đại Đồng (Công ty RENCO Hà Nội) đã đầu
tư một lò đốt rác với công suất 20 tấn/ngày là một trong những công trình xử lý chất
thải công nghiệp lớn nhất tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
 Chất thải từ nông nghiệp
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, công
nghiệp… vấn đề ô nhiêm môi trường do sử dụng tùy tiện các loại hóa chất thuốc
bảo vệ thực vật đang trở nên nghiêm trọng. Trong thời gian qua công tác thu gom,
lưu trữ, vận chuyển và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật
tồn tại đã bị cấm sử dụng, quá hạn và hỏng đã được nhiều tỉnh, thành phố thực hiện
như: Nghệ An, Tuyên Quang, Vĩnh Long.
Ngày 22 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng. Cho đến nay có 12/15 kho thuốc bảo vệ thực vật tồn động
đã được xử lý không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chiếm 80%; 03
kho thuốc bảo vệ thực vật đang triển khai xử lý ô nhiễm triệt để, chiếm 20%. Tuy
nhiên trên thực tế cho thấy nhiều kho chứa thuốc bảo vệ thực vật tuy đã được xử lý,
xây hầm bê tông chôn lấp tồn lưu, nhưng nhiều điểm có hiện tượng lúng sụp, mùi
thuốc bảo vệ thực vật bốc lên khi thời tiết thay đổi gây ô nhiễm môi trường. Số
lượng các kho thuốc bảo vệ thực vật được xử lý chỉ chiếm 5% trong tổng số 240
điểm hóa chất tồn lưu cần được ưu tiên xử lý từ nay tới năm 2015, nếu không sẽ
tiếp tục phát tác ô nhiễm nặng nề tới môi trường sống và sức khỏe của người dân.
 Chất thải từ y tế
Theo thống kê của Bộ Y tế, có 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất
thải y tế và 90,9% bệnh viện thực hiện thu gom hàng ngày.

Một cuộc khảo sát thực hiện vào năm 2006 bởi Viện Y học lao động và Vệ
sinh môi trường – Bộ Y tế cho thấy khoảng 50% các bệnh viện trên tổng số 1.042
bệnh viện đã thu gom chất thải theo đúng quy định trong Quy chế quản lý chất thải
y tế. Tuy nhiên việc phân loại và thu gom vẫn chưa thực hiện đúng quy định, gây
tốn kém trong việc xử lý và ảnh hưởng tới môi trường. Tỷ lệ bệnh viên có nơi lưu
giữ chất thải y tế đảm bảo vệ sinh theo quy định chỉ mới đạt 45,3% trong tổng số
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

18

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

các bệnh viện trên toàn quốc.
Chất thải y tế phải được chứa trong các thùng đựng chất thải nhưng chỉ có
một số ít bệnh viện đáp ứng được quy định này. Kết quả điều tra của Bộ Y tế cho
thấy có 53% bệnh viện có xe vận chuyển chất thải y tế có nắp đậy, 53,4% bệnh viện
có nơi lưu giữ chất thải y tế có mái che, trong đó chỉ có 45,3% là đạt yêu cầu theo
quy chế.16
Theo kết quả khảo sát của JICA (Văn phòng hợp tác quốc tế Nhật Bản) đối
với 172 bệnh viện trong cả nước năm 2010 cho thấy chỉ có gần 1/3 các bệnh viện có
khu vực lưu giữ được trang bị điều hòa và hệ thống thông gió theo quy định, 31
bệnh viện có sử dụng phòng chung để lưu giữ chất thải tạm thời và 45 bệnh viện sử
dụng phòng không có hệ thống điều hòa và thông gió. Đáng chú ý hơn là 30 bệnh
viện không có phòng lưu giữ chất thải riêng cho chất thải y tế. Kết quả này cho thấy
mặc dù việc phân loại rác tại nguồn tương đối tốt, nhưng bước quản lý tại chỗ tiếp
theo như thu gom và lưu giữ còn bộc lộ nhiều hạn chế tại các bệnh viện.
Theo thống kê có 73,3% bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng

phương pháp thiêu đốt trong các lò chuyên dụng, còn lại 26,7% bệnh viện thiêu đốt
thủ công ở ngoài trời hoặc thực hiện phương pháp chôn lấp.
Hiện nay, tại Việt Nam tồn tại một số mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy
hại như sau:





Thiêu đốt
Chôn lấp
Chôn lấp sau khi đóng gói
Hóa rắn
Công nghệ phổ biến xử lý chất thải y tế nguy hại ở Việt Nam là thiêu đốt. Có
khoảng 73,3% bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, xã xử lý chất thải bằng lò đốt tại chỗ
hoặc lò đốt tập trung cho cụm bệnh viện hoặc cả thành phố. Tuy nhiên chỉ có 42,7%
bệnh viện có lò đốt 2 buồng đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật môi trường.

17

1.5. Đánh giá tổng quan về tình hình quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam
Nhìn chung sau khi triển khai Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày
26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề về
thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH và Quyết định
23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
16
17

Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2009
/>

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

19

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

trường về danh mục CTNH (nay được thay thế bằng Thông tư 12/2001/TT-BTNMT
quy định về quản lý CTNH), Tổng Cục môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi
trường trong cả nước đã từng bước quản lý được các nguồn phát sinh CTNH, kiểm
soát được quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. Hoạt động cấp phép đã đi
vào nề nếp cùng với việc đẩy mạnh công tác quản lý về CTNH từ trung ương đến
địa phương đã giúp cảnh sát môi trường và thanh tra môi trường phát hiện, xử lý
các vụ vi phạm về quản lý CTNH.
Hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 100 doanh nghiệp hành nghề quản lý
CTNH. Các doanh nghiệp này được Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở Tài
nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp phép hoạt động. Số lượng các đơn vị hành nghề
vận chuyển, xử lý CTNH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép gia tăng
hàng năm. Tính đến tháng 10 năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp được
93 giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH, 47 giấy phép hành nghề xử lý CTNH
và 6 giấy phép hành nghề quản lý CTNH cho các cá nhân, tổ chức đăng ký. Hàng
năm, Tổng Cục môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương đều
thành lập các đoàn kiểm tra/thanh tra các cá nhân, tổ chức được cấp phép để đảm
bảo việc thực thi và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý CTNH, tuy
nhiên thực tế cho thấy hiệu quả giám sát việc thực thi pháp luật của các doanh
nghiệp còn thấp, chưa tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và chưa đưa ra những
hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp thực hiện nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh
hưởng tiêu cực của chất thải đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.

 Tình hình cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải:
Tính đến năm 2011, số lượng các chủ nguồn thải CTNH đăng ký với Sở Tài
nguyên và Môi trường để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải tăng lên rõ rệt tại các
địa phương có phát triển các hoạt động công nghiệp, điển hình như Sở Tài nguyên
và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh, tính từ năm 2007, đã cấp khoảng hơn hai nghìn Sổ
đăng ký chủ nguồn thải so với con số vài chục trước khi có thông tư số 12/2006/TTBTNMT
 Về công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH:
Số lượng CTNH được thu gom, xử lý cũng được gia tăng theo các năm. Theo
kết quả thống kê từ năm 2008 đến nay dựa trên báo cáo của các chủ xử lý (không
tính các chủ xử lý do địa phương cấp phép), lượng CTNH được xử lý tăng từ
85.264 tấn trong năm 2008 lên đến 129.688 tấn trong năm 2010 (tăng 43%), tính
đến năm 2011, tổng lượng CTNH được thu gom là chiếm số lượng CTNH phát
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

20

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

sinh. Việc xử lý CTNH hiện nay được thực hiện theo các hình thức:
+ Chôn lấp có kiểm soát tại các bãi chôn lấp, hầm chôn lấp, thường áp dụng
đối với các công ty môi trường đô thị, công ty nhà nước nơi có mặt bằng rộng, phù
hợp quy hoạch lâu dài như công ty môi trường Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
+ Xử lý bằng các công nghệ xử lý CTNH tại các công ty được cấp phép hành
nghề xử lý CTNH.
+ Lưu trữ và xử lý tại các cơ sở phát sinh CTNH (thường áp dụng đối với
chất thải y tế)
+ Tái chế, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho cơ sở tái chế làm nguyên liệu

đầu vào cho hoạt động sản xuất.
 Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát:
Việc thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động liên quan đến CTNH được các
cơ quan quản lý môi trường địa phương và trung ương tiến hành định kỳ, hàng năm.
Trong những năm gần đây, CTNH là một trong những vấn đề khá nóng bỏng và
được dư luận quan tâm, do vậy, công tác này thường được thực hiện trên cơ sở phối
hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành (Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Tài
nguyên và Môi trường) các cấp. Theo kết quả báo cáo của địa phương, những vấn
đề thường gặp trong công tác này gồm:
- Không thực hiện công tác đăng ký Sổ chủ nguồn thải hoặc không thực hiện
việc đăng ký cấp lại khi có thay đổi về loại, số lượng, khối lượng CTNH phát sinh.
- Không thực hiện báo cáo định kỳ, sao gửi chứng từ theo quy định.
- Lưu trữ CTNH sai quy định: Để lẫn với chất thải thông thường, lưu trữ quá
thời gian quy định xử lý, không đóng gói, bảo quản, dán nhãn theo đúng quy định.
- Việc quan trắc, giám sát thực hiện không thường suyên, đầy đủ đối với các
thông số theo quy định.
 Các vấn đề khác:
Về công tác quy hoạch xử lý CTNH: Quy hoạch xử lý CTNH nằm trong quy
hoạch xử lý chất thải rắn, tuy nhiên, tính đến nay hầu hết các địa phương chưa có
quyết định phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn (trong đó có CTNH) trừ một số
địa phương có hoạt động công nghiệp như: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai,
Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu…
 Các thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý CTNH
Thuận lợi:
Hệ thống các văn bản quy định về công tác quản lý CTNH ngày càng thực tế
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

21

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang



Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý chất thải nguy hại, thực trạng và giải pháp

và cụ thể đặt biệt là Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của
Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định về quản lý CTNH
Có sự phối hợp tích cực giữa các Bộ, ngành các cấp trong việc triển khai các
quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với công tác quản lý CTNH
Khó khăn:
Thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về CTNH.
Công tác kiểm tra, kiểm soát lượng CTNH phát sinh phần lớn dựa trên chứng
từ, sổ đăng ký chủ nguồn thải được thống kê thủ công do rất tốn thời gian và nhân
lực, thiếu chính xác.
Các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý CTNH chưa cụ thể, chi
tiết nên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn.
Hầu hết tại các địa phương, năng lực thu gom, xử lý của các đơn vị hành
nghề quản lý CTNH mới chỉ đáp ứng một phần lượng CTNH phát sinh.
Chưa có các hướng dẫn, khuyến cáo về loại hình công nghệ xử lý CTNH
khiến cho việc đầu tư còn manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả xử lý chưa cao.
Chưa có quy hoạch chi tiết cho công tác quản lý CTNH.
Chưa có đơn giá xử lý đối với các nhóm, mã CTNH với phương pháp xử lý
cụ thể; chưa có chính sách ưu tiên đối với công tác quản lý CTNH.
Nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường và quản lý CTNH còn hạn chế:
Công tác phổ biến thông tin, dịch vụ, làng nghề, y tế cũng như công tác thanh tra,
kiểm tra cưỡng chế chưa được triển khai toàn diện để tạo sự chuyển biến rõ rệt dẫn
đến chưa hình thành được ý thức bảo vệ môi trường cho toàn thể nhân dân.
Đầu tư tài chính cho quản lý CTNH chưa tương xứng: Việc thu gom, xử lý
CTNH nói chung và CTNH công nghiệp nói riêng cần được đầu tư thỏa đáng về
công nghệ và vốn. Đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn còn hạn chế, chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tế. Cho đến nay nguồn kinh phí đầu tư chủ yếu từ ngân sách

nhà nước và các nguồn vốn ODA. Trong khi đó, mức phí thu gom, xử lý CTNH còn
tương đối thấp, vì vậy việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH còn manh mún, tự
phát và không hiệu quả.
Xã hội hóa trong thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH chưa được thực hiện
một cách đồng bộ và có hiệu quả. Hiện nay việc xã hội hóa cho thu gom, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt và y tế còn ở mức độ thấp, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước.
Việc thu gom, xử lý CTNH công nghiệp, đặt biệt là CTNH đã có sự tham gia khá
tích cực của khu vực tư nhân, tuy nhiên vẫn còn ở quy mô nhỏ lẻ. Mặc dù đã có quy
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

22

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Trang


×