Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.12 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................1
NỘI DUNG............................................................................................. 2
I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAY VÀ XUẤT KHẨU CÁC SẢN
PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM .................................................................2
1. Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân ........................2
2. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành dệt may .........................................................................3
2.1 Thuận lợi :....................................................................................3
Nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ.....................................3
Hàng dệt may Việt Nam đã có cải tiến về mẫu mã được các khách
hàng trong và ngoài nước công nhận...................................................3
Việt Nam đi sâu trong quá trình hội nhập kinh tế nên có điều kiện tiếp
thu các công nghệ kỹ thuật mới và tiên tiến cũng như tiếp thu kinh
nghiệm của các nước đi trước .............................................................3
Phần lớn các doanh nghiệp việt thường có quy mô vừa và nhỏ nên có
những lợi thế mà các doanh nghiệp khác không có được, như : .........3
2.2. Khó khăn .....................................................................................4
Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều phải chịu mức
thuế suất cao từ 30% đến 90%, nên khó cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại với các nước khác được ưu đãi về thuế ...............................4
Năng suất lao động và trình độ tay nghề công nhan còn thấp, chẳng
hạn 1 công nhân Việt Nam may được 16 áo sơ mi / ngày, trong khi ở
các nước khác là 27 áo / ngày ….........................................................4
Nguyên phụ liệu cho ngành may chủ yếu nhập từ nước ngoài ...........4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Do thiếu vốn kinh doanh nên các cơ sở dệt may thường có quy mô
nhỏ, không đủ sức thực hiện các hợp đồng lớn, chỉ đủ khả năng làm
nhiệm vụ gia công cho thị trường nước ngoài.....................................4


Trình độ quản lý trong ngành còn thấp ..............................................4
Hoạt động tiếp thị yếu, chưa chủ động thu hút khách hàng và giao
dịch trực tiếp . Đa số đơn đặt hàng các doanh nghiệpViệt Nam đạt
được là do các khách hàng tự tiếp cận và chủ động ký hợp đồng hoặc
thông qua các nước thứ ba làm trung gian cho Việt Nam gia công để
họ xuất vào thị trường thế giới ...........................................................4
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ ................................................4
1. Vài nét về thị trường Mỹ ......................................................................4
2. Chính sách ngoại thương của Mỹ .........................................................6
3. Biện pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa sang Mỹ .....................6
III. THỰC TRẠNG ....................................................................................8
1. Cơ cấu hàng việt nam xuất khẩu sang Mỹ ...........................................9
1.1. Các phương pháp thâm nhập thị trường Mỹ Việt Nam đã áp dụng
đối với hàng dệt may .........................................................................12
1.1. Một vài doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ 13
2. Những khó khăn của sản phẩm dệt may việt nam xuất khẩu vào Mỹ 16
2.1. Hạn chế của hoạt động xuất khẩu ngành may ...........................16
2.2. Sản phẩm dệt may khi xuất sang mỹ gặp khó khăn do những quy
định ngặt nghèo của Mỹ ....................................................................17
3. Cơ hội và thách thức của ngành dệt may Việt Nam khi xuất khẩu sang
thị trường Mỹ .........................................................................................18
3.1 Cơ hội ........................................................................................18
3.2 Thách thức .................................................................................19
4. Cơ chế - chính sách của nhà nước về quản lý xuất nhập khẩu ...........21
5 . Kết luận – bài học kinh nghiệm ........................................................22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
IV. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ............................................................23
1. Giải pháp nhắm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt

Nam ........................................................................................................23
1.1. Nâng cao chất lượng và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm thông
qua việc nâng cao tay nghề của công nhân, có chính sách ưu đãi để
giữ công nhân giỏi ............................................................................23
1.2. Đảm bảo hợp đồng xuất khẩu lớn đúng thời hạn ......................26
1.3. Nâng cao tính cạnh tranh về giá cho sản phẩm may .................27
2. Các biện pháp đưa nhanh sản phẩm may Việt Nam thâm nhập thị
trường Mỹ ...............................................................................................29
2.1. Trong thòi gian đầu vẫn duy trì gia công, bán và phân phối qua
trung gian để đưa hàng vào mỹ .........................................................29
2.2. Xuất khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp Mỹ ..........................29
2.3. Thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm dệt may tại Mỹ (selling in
the USD)............................................................................................30
3. Các giải pháp đối với doanh nghiệp....................................................30
4. Giải pháp đối với nhà nước ................................................................31
4.1. Nhà nước cân có các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả
vốn đầu tư trong nước và ngoài nước ...............................................31
4.2. Hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp ngành may . 33
4.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ...............................33
KẾT LUẬN...........................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................38
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến tình hội nhập với khu vực và thế
giới với phương châm đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mối quan hệ kinh
tế thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả
của sự phát triển . Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự
phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đó là thị
trường Mỹ - một nước có nền kinh tế, nền ngoài thương lớn nhất thế giới và

la thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới .
Đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế
Việt Nam gia tăng sự phát triển và cạnh tranh trên thị trường thế giới .
Ngành dệt may nước ta phát triển đã lâu va ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng . Hiện tại,
Việt Nam đang đứng trong top 10 trong số 56 nước sản xuất, xuất khẩu hàng
dệt may lớn nhất thế giới. Thứ trưởng Bộ Công thương Bùi Xuân Khu nhận
định ngành dệt may Việt Nam đến sau năm 2010 sẽ đứng trong top 5 nước
sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.Tuy nhiên, để đạt được
mục tiêu này cần có nhiều giải pháp đồng bộ và sự kết hợp của doanh nghiệp
cũng như Nhà nước . Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chưa phải la con số cao
từ đó cho thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích thực trạng, cơ hội và thách
thức của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ là rất quan trọng .
Trong giới hạn bài viết này em xin được trình bày một số hiểu biết của em về
vấn đề trên : “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ”.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS NGUYỄN NGỌC HUYỀN đã giúp
đỡ em hoàn thành bài viết này.
Chắc hẳn, do trình độ còn hạn chế, đề án của em không khỏi có thiếu
sót . Em kính mong có được sự góp ý, phê bình của các thầy, các cô, các bạn
và toàn thể độc giả .
Em xin chân thành cảm ơn !
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
NỘI DUNG
I. VAI TRÒ CỦA NGÀNH DỆT MAY VÀ XUẤT KHẨU CÁC SẢN
PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM
1. Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công
nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi
nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh.
Trong những năm qua, ngành dệt may đã đạt được rất nhiều thành công .
Với trên 2000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực này, dệt
may đã giải quyết được công ăn việc làm cho hơn 2 triệu lao động cũng như
góp vào kim ngạch xuất khẩu chung cho cả nước từng bước đưa nước ta trở
thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới .
Kim ngạch xuất khẩu dệt may không ngừng tăng qua các năm . năm
2003, kim ngạch đạt 3.6 tỷ USD thì sang năm 2004 đạt 4, 3 tỷ USD, năm
2007 ngành đạt 7, 75 tỷ USD và cho đến năm 2008 mục tiêu kim ngạch đạt là
9, 5 tỷ USD . tháng 9/2008 kim ngạch xuất khẩu ngành đạt 6, 8 tỷ USD tăng
20% so với cùng kỳ năm ngoái .Sản phẩm dệt may đang dân mở rộng và
chinh phục nhiều thị trường trên thế giới . Ngoai những thị trường quen thuộc
như : EU, Mỹ, Nhật Bản . Việt Nam đang đẩy mạnh tiến hành xuất khẩu ra
nhiều nước tren thế giới như : Hàn Quốc, Canada …
Với những tiềm lực và thế mạnh vốn có của mình, sản phẩm dệt may
Việt Nam đang từng bước gây dựng thương hiệu của mình, khẳng định chất
lượng cũng như uy tín trên thị trường .
Tuy nhiên, bước vào một môi trường mới khi Việt Nam gia nhập tổ chức
Thương mại thế giới ( WTO ), hội nhập mang lại cho Việt Nam rât nhiều cơ
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hội nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra rất nhiều thách thức khi môi trường cạnh
tranh khốc liệt hơn .
Ngành dệt may chúng ta còn có nhiều hạn chế cần khắc phục .Vì vậy
Nhà nước và các doanh nghiệp cần có những biện pháp thúc đẩy và nâng cao
hiểu quả, khả năng của ngành dệt may Việt Nam .
2. Những thuận lợi và khó khăn hiện nay trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành dệt may
2.1 Thuận lợi :

• Nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ
• Hàng dệt may Việt Nam đã có cải tiến về mẫu mã được các khách
hàng trong và ngoài nước công nhận
• Việt Nam đi sâu trong quá trình hội nhập kinh tế nên có điều kiện tiếp
thu các công nghệ kỹ thuật mới và tiên tiến cũng như tiếp thu kinh nghiệm
của các nước đi trước .
• Phần lớn các doanh nghiệp việt thường có quy mô vừa và nhỏ nên có
những lợi thế mà các doanh nghiệp khác không có được, như :
+ Linh hoạt và thích nghi dễ dàng với sự biến động của thị trường
+ Có khả năng vận dụng mọi nguồn lao động khắp các miền của đất
nước từ thành thị đến nông thôn
+ Không cần vốn lớn, có điều kiện tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận trong
hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Dễ đổi mới trang thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, mẫu mã để mở
rộng thị trường
+ Có điều kiện trợ lực tốt cho các doanh nghiệp quy mô lớn, chẳng hạn
như hoạt động dưới dạng chân rết cho các tổng công ty trong sản xuất và kinh
doanh
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn
tồn tại những khó khăn sau :
• Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều phải chịu mức
thuế suất cao từ 30% đến 90%, nên khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng
loại với các nước khác được ưu đãi về thuế
• Năng suất lao động và trình độ tay nghề công nhan còn thấp, chẳng
hạn 1 công nhân Việt Nam may được 16 áo sơ mi / ngày, trong khi ở các
nước khác là 27 áo / ngày ….
• Nguyên phụ liệu cho ngành may chủ yếu nhập từ nước ngoài

• Do thiếu vốn kinh doanh nên các cơ sở dệt may thường có quy mô
nhỏ, không đủ sức thực hiện các hợp đồng lớn, chỉ đủ khả năng làm nhiệm vụ
gia công cho thị trường nước ngoài
• Trình độ quản lý trong ngành còn thấp
• Hoạt động tiếp thị yếu, chưa chủ động thu hút khách hàng và giao dịch
trực tiếp . Đa số đơn đặt hàng các doanh nghiệpViệt Nam đạt được là do các
khách hàng tự tiếp cận và chủ động ký hợp đồng hoặc thông qua các nước thứ
ba làm trung gian cho Việt Nam gia công để họ xuất vào thị trường thế giới
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ
1. Vài nét về thị trường Mỹ
Mỹ là thị trường lớn nhất toàn cầu, với dân số khoảng 305 triệu người,
thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là 715 USD, dân Mỹ được xem là
dân có sức tiêu dùng lớn trong các nước có nền công nghiệp phát triển . Theo
nghiên cứu của một nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc thì nếu sức tiêu dùng
của các gia đinh ở Nhật, EU là 1 thì của các gia đình Mỹ là 1, 7 . Ngoài ra
nước Mỹ hàng năm xuất khẩu ra thị trường thế giới một giá trị hàng hóa
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khoảng gần 817.939 triệu USD / năm ( năm 2004 ), nhiều loại xuất khẩu hàng
hóa cần đến nguyên vật liệu .
Về chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ rất linh hoạt, vì phương
châm kinh doanh của Mỹ là “ tiền nào của ấy “ .Dân Mỹ có mức sống đa
dạng, nên có hệ thống hàng cho người có thu nhập cao, cửa hàng cho người
có thu nhập thấp .Chính vì vậy mà hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ rất đa
dạng, đa loại từ nhiều nước khác nhau phục vụ cho các phân khúc thị trường
khác nhau . Kim ngạch nhập khẩu của Mỹ lên tơi
Trong đó kim ngạch nhập khẩu về 6 mặt hàng ( mà ta có lợi thế ) cũng
khá lớn : hàng dệt may, hàng hải sản, rau qua, cao su, đồ gỗ, giày dép, . Nếu
chỉ chiếm 2% thị phần trên thì kim ngạch nước ta hàng năm đã vượt 1, 5 tỷ
USD .

Đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu nước ngoài nói chung và
Việt Nam nói riêng, Mỹ là một thị trường tiềm năng với những đặc điểm sau:
* Mỹ là thị trường có lịch sử phát triển hơn 200 năm nay : trừ một số
ngành kinh tế có liên quan đến an ninh quốc phòng của Mỹ không cho phép
người nước ngoài kinh doanh như ngành sản xuất và kinh doanh vũ khí, vệ
tinh, viễn thông…thì các nhà kinh doanh nước ngoài đến làm ăn ở Mỹ được
hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ như các doanh nghiệp Mỹ
* Hệ thống luật kinh doanh của Mỹ rất phức tạp vì ngoài luật của liên
bang còn có luật của từng bang . Cho nên muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ
cần có sự am hiểu nhất định về hệ thống luật của Mỹ và phải có những bước
đi thận trọng .
* Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới, hàng năm nhập khẩu hơn
* Tính cạnh tranh của thị trường Mỹ rất cao vì đa số các nước có nền
kinh tế phát triển như EU, Nhật, các nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ
…….đều lấy thị trường Mỹ làm thị trường mục tiêu chủ lực để thâm nhập .
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Chính sách ngoại thương của Mỹ
Hiện nay chính sách ngoại thương của Mỹ được thực hiện theo 3 nội
dung sau đây :
* Mỹ và các nước bạn hàng của Mỹ phải đối xử bình đẳng với nhau
trong quan hệ buôn bán . Nếu các nước khác muốn buôn bán sản phẩm và
dịch vụ của thị trường Mỹ thì họ cũng phải để cho Mỹ bán các sản phẩm của
Mỹ vào các nước đó trong những điều kiện như nhau .
* Nếu các nước khác muốn đầu tư vào các xí nghiệp của Mỹ thì Mỹ
cũng yêu cầu họ tạo điều kiện để Mỹ đầu tư vào các nước đó .
* Nếu các nước khác muốn thành lập công ty vào Mỹ thì Mỹ cũng được
đến thành lập công ty ở các nước đó và phải hưởng mức thuế tương tự như
các công ty của nước sở tại .
Nguyên tắc bao trùm chính sách ngoại thương của Mỹ là dùng chủ nghĩa

bảo hộ mậu dịch thông qua các công cụ thuế quan, hạn ng ác biện pháp kỹ
thuật xuất ập khẩu, các luật thương mại … các nước muốn đẩy mạnh buôn
bán với Mỹ thì phải mở cửa thị trường của mình theo hiệp định sox bai ơng
và đa phương .
3. Biện pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa sang Mỹ
Để đẩy mạnh xuất khẩu hêg hóa sang thị trường Mỹ những bào ngc rút
ra từ nghiên cứu kinh nghiệm của các nước có hàng hóa sang thị trường này
là :
* Tận dụng lợi thế gầMỹ và hợp tác kinh tế Mỹ :
Đó là kinh nghiệm của Canada và Mêhicô, chẳng những các nước này tổ
chức sản xuất để đưa hàng hóa vào thị trường Mỹ, họ còn lập ra các khu kinh
tế mở để thu hút vốn đâu tư từ các nước xa Mỹ như : Nhật Bản, Trung Quốc,
các nước ASEAN …Tại đây các nhà nước ngoài sản xuất hàng hóa để đưa
trực tiếp vào Mỹ vừa giảm được chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm, vừa được
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hưởng quy chế ưu đãi thuế quan của khối NAFTA mà các nước thành viên
Mỹ, Mêhicô, Canada giành cho nhau .
* Tận dụng kiều dân sống ở Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu :
Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines
…..Họ tận dụng hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp gốc Hoa, gốc Hàn …
để làm bàn đạp đẩy mạnh hàng hóa vào thị trường Mỹ mà không cần buôn
bán qua trung gian . Với những khu vực thương mại của người Hoa ở các
thành phố lớn của nước Mỹ mà hàng hóa Trung Quốc, Đài Loan chiếm lĩnh
thị trường Mỹ mau chóng và hiểu quả .
*Nâng cao tính cạnh tranh về giá để chiểm lĩnh thị trường :
Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Peru …thật vậy, thị
trường Mỹ rất lớn nhưng người Mỹ khá thực dụng : giá rẻ vẫn là một trong
những yếu tố quan trọng để chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là thị trường bình
dân và thu nhập thấp . Chính nhờ chính sách giá rẻ nhưng không vi phạm luật

bán chống phá giá của Mỹ mà nhiều mặt hàng như : quần áo, đồ chơi trẻ em,
giày dép, hàng dệt kim ….của Trung Quốc chiếm thị phần rất lớn ở Mỹ .
* Đa dạng các mặt hàng, cải tiến mẫu mã thường xuyên cũng là biện
pháp quan trọng để chiếm lĩnh thị trường Mỹ . Đó là kinh nghiệm của nhật
bản, Hàn Quốc, Trung Quốc . Nhờ có đổi mới liên tục về mẫu mã mà xe hơi
của Nhật Bản thâm nhập mạnh vào thị trường, canhn tranh được với xe hơi
sản xuất của Mỹ . Hay như kinh nghiệm của Trung Quốc : lúc đâu khi mới
được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc, Trung Quốc thâm nhập thị trường Mỹ
chủ yếu bằng những mặt hàng tận dụng lao động nhiều như : hàng dệt may,
giày dép, đồ da ….nhưng hiện nay, Trung Quốc đã đưa hàng chục nhóm
ngành xuất khẩu vào Mỹ trong đó 10 mặt hàng sau đây chiếm 77% kim ngạch
xuất khẩu của trung quốc vào Hoa Kỳ : máy móc thiết bị, máy móc cơ khí,
giày dép, đồ chơi, đồ gỗ, may mặc, đồ nhựa, đồ da, dụng cụ quang học, hàng
dệt kim .
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
* Có chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài để làm ra hàng
xuất khẩu đưa vào thị trường Mỹ :
Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc và Campuchia : sau khi được hưởng
quy chế Tối Huệ Quốc của Mỹ, các nước này giành những ưu đãi về thuế đối
với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hàng xuất khẩu sang
Mỹ, nhờ vậy mà Campuchia thu hút vốn đầu tư đài loan Hồng Kông,
Singapore, họ đổ xô đến Campuchia để tận dụng ưu đãi về hạn nghạch của
Mỹ giành cho nước này .
Nhìn chung kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ kể trên
đều có thể áp dụng ở mức độ khác nhau cho Việt Nam .
III. THỰC TRẠNG
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được gia
tăng qua các năm. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ
dừng ở 3, 6 tỷ USD; thì sang năm 2004 đạt 4, 3 tỷ USD và cho đến năm 2008

mục tiêu kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đặt ra là 9, 5 tỷ USD,
9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt 6, 8
tỷ, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%,
Nhật Bản là 9%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ năm 2002 đã
đạt con số 420 triệu USD, năm 2003 đạt 4, 5 tỷ USD tăng 307, 1% so với năm
2002, năm 2005 đạt 2 tỷ USD, tháng 9 / 2007 xuất khẩu sang Mỹ đạt 379
triệu USD tăng tới 47, 8% so với cùng kỳ năm 2006, kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may vào thị trường Mỹ năm 2008 đạt 5, 2 tỉ USD, tăng 16% so với
năm 2007. Đây là mức tăng khá mạnh trong bối cảnh khó khăn chung về
ngành xuất khẩu hàng hoá của nước ta trước cơn suy thoái kinh tế toàn cầu do
chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ diễn ra vào năm 2008
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
(Trong tháng 9/2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang hầu hết các thị
trường lớn đều giảm như sang Mỹ giảm 9, 8% xuống còn 469, 3 triệu USD,
sang EU giảm 20, 3% xuống còn 126, 3 triệu USD, sang Nhật Bản giảm 8,
7% xuống còn 74, 85 triệu USD… Một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may giảm mạnh là Bỉ giảm 40, 7%, Italy giảm 40, 6%, Nga giảm 63,
8%, Thổ Nhĩ Kỳ giảm 49, 8% ) cho thấy dệt may vẫn là một thế mạnh của
xuất khẩu .
Hiện nay với hơn 2000 doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may với hơn 2
triệu lao động và hàng vạn cơ sở sản xuất may cá thể, Việt Nam có lợi thế về
nhân công lao động có thể làm ra lượng sản phẩm lớn với giá thành thấp
nhưng các nhà sản xuất nắm ít thông tin về luật kinh doanh, thương mại và thị
hiếu của thị trường Mỹ . Phần lớn các sản phẩm dệt may trước đây không
xuất trực tiếp sang Mỹ mà phải thông qua các nước thứ 3 . Đây là một vấn đề
bấp cập cần được quan tâm nhiều hơn .
Mỹ là thị trường chiếm khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu và có tốc

độ tăng trưởng đều hàng năm vẫn tiềm ẩn những rủi ro do chương trình giám
sát chống bán phá giá vẫn được áp dụng.
1. Cơ cấu hàng việt nam xuất khẩu sang Mỹ
Việt nam xuất khẩu sang Mỹ đa phần là hàng may mặc chia ra làm hai
chủng loại chính : hàng dệt thường và hàng dệt kim với kim ngạch xuất khẩu
qua các năm như sau :
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cơ cấu hàng dệt may việt nam xuất khẩu sang mỹ
Mặt hàng 1998 1999 2000
Kim
ngạch
( % ) Kim ngạch ( % ) Kim
ngạch
( % )
Dệt thường 24, 53 81,
22
27, 5 80,
04
30, 23 78, 05
Dệt kim 5, 67 18,
78
6, 7 19,
96
8, 5 21, 95
Tổng cộng 30, 2 100 34, 2 100 38, 73 100
Nguồn : Bộ Thương mại
Số liệu trên cho thấy hàng dệt thường chiếm tỷ trọng cao hơn so với
hàng dệt kim trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu vào thị
trường Mỹ . Sỡ dĩ vậy là do thị hiếu của người dân Mỹ thích hàng dệt thường

và do thực trạng công nghệ dệt của Việt Nam đang chú ý đổi mới trang thiết
bị, lắp đặt các dây chuyền sản xuất đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm và gia tăng hiểu quả
Việt nam xuất khẩu sang mỹ đa dạng rất nhiều mặt hàng nhiều chủng
loại có hơn 20 chủng loại mặt hàng như : áo ( áo thun, áo jacket, áo khoác, áo
sơ mi, …) ; quần ( short, jean …) ; bộ quần áo ( bộ quần áo thể thao, vest, trẻ
em, …) ; khăn ; găng tay và một số loại khác .
Bảng số liệu một số mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ
Đơn vị : triệu USD
Chủng loại 2005 2006 2007 6/2008
Áo jacket 416, 67 450 209, 722 201.480
Áo sơ mi 158, 25 172, 11 204, 25 148, 9
Quần thun 367, 89 545, 78 611, 29 778
Quần áo trẻ em 61, 125 91, 8 87, 436 106, 678
Quần jean 0, 47 0, 664 1, 328 3, 697
Vải 2, 095 4, 29 5, 606 .8, 894
Khăn 0, 765 1, 1875 1, 790 2, 898
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nguồn : Tin thương mại ( internet )
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy các mặt hàng xuất khẩu sang mỹ tăng
qua các năm, có thể phân tích củ thể một số mặt hàng sau để làm rõ :
+ Áo sơ mi : mỹ là thị trường nhập khẩu áo sơ mi lớn nhất của việt nam,
năm 2007 đạt kim ngach 204, 25 triệu USD tăng 18, 67% so với năm 2006
chiếm 43, 9% kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi . giá xuất khẩu trung bình là 4, 6
triệu USD /chiếc thấp hơn 1, 92 USD so với năm 2006 . trong sáu tháng đầu
năm 2008 xuất 31, 1 triệu cái trị giá 148, 9 triệu USD chiếm 46, 2 % tổng kim
ngạch xuất khẩu, giảm 8% về lượng và 3, 6% về giá trị so với năm 2007 .
+ Áo jacket : nhìn chung năm 2006 kim ngach áo jacket xuất khẩu sang
mỹ đạt 450 triệu USD tăng 8% so với năm 2005 chiếm 53 % tổng kim ngạch

xuất khẩu áo jacket của việt nam . giá bán trung bình là 11.2 USD /chiếc tăng
6% so với năm 2005 ( 10.8 USD /chiếc ) . trong sáu tháng đầu năm 2008 đạt
201 triệu USD đây là mặt hàng mang tính thời vụ cao và kim ngạch xuất khẩu
sẽ tăng trở lại trong những tháng tới.
+ Quần áo trẻ em : trong năm 2006, xuất khẩu quần áo trẻ em vào thị
trường Mỹ đạt gần 41 triệu chiếc, kim ngạch 91, 8 triệu USD, chiếm 61%
tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam. Đáng chú ý, đơn giá xuất khẩu sang đây
cũng tăng đáng kể, đạt 2, 24 USD/chiếc FOB, tăng 68% so với năm 2005.
trong sáu tháng đầu năm 2008 đạt 106 triệu USD, tăng 22% so với năm 2007,
chiếm 77% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của mặt hàng này.
+ Quần jean : là mặt hàng khá phổ biến và có tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu
nhanh qua các năm . đặc biệt là vào năm 2008 trong 10 tháng đạt 2, 6 triệu
cái, tri giá 16, 7 triệu USD, tăng 203% về lượng và 308, 8% về tri giá so với
cùng kỳ năm ngoái. Giá quần jean xuất khẩu trung bình của Việt Nam tăng
nhẹ 2, 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7, 8 USD /cái, FOB.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kim ngạch XK quần jean của Việt Nam qua các tháng
(ĐVT: triệu USD)
+ Vải : năm 2007 xuất khẩu vải sang mỹ đạt 10, 389 triệu USD, năm
2008 đạt 14, 616 triệu USD tăng 40, 68% ( 2007 ) . mặc dầu kim ngạch xuất
khẩu vải chưa cao nhưng vải cũng là một mặt hàng có triển vọng tại thị
trường mỹ .
Bên cạnh những chủng loại kể trên, Việt nam đang ngày càng đa dạng
các mặt hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường Mỹ .
1.1. Các phương pháp thâm nhập thị trường Mỹ Việt Nam đã áp dụng đối
với hàng dệt may
Việt nam hiện nay đã và đang áp dụng hữu hiệu các phương thức xâm
nhập thị trường mỹ như sau :
* Bán trực tiếp cho nhà kinh doanh mỹ ở những mặt hàng có mức thuế

suất nhập khẩu chênh lệch không nhiều so với quy chế tối hậu quốc
* Gia công trực tiếp
* Gia công và bán trung gian các nước thứ ba như : Hongkong, Đài loan,
Singapore..
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.1. Một vài doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Trong 6 tháng đầu năm nay, có khoảng 1100 doanh nghiệp tham gia xuất
khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, tăng 200 đơn vị so với cùng kỳ năm
ngoái. Trong đó, số lượng doanh nghiệp mới tham gia xuất hàng lần đầu là
400. Trong số đó có khá nhiều đơn vị có kết quả xuất khẩu cao như Cty
TNHH Yakjin Việt Nam, Cty TNHH Terratex Việt Nam, Cty Cổ phần Tiên
Hưng...
Theo số liệu thống kê, 5 đơn vị có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
sang thị trường Mỹ cao nhất đều thuộc về các công ty nước ngoài và liên
doanh gồm Cty TNHH HANSAE Việt Nam, Cty TNHH Han-Soll Vina
(HSV), Cty TNHH Quốc tế Chutex, Cty TNHH NamYang International Việt
Nam và Công ty TNHH NamYang International Việt Nam.
Ở khối doanh nghiệp trong nước, Công ty cổ phần May Sông Hồng là
đơn vị đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong nửa đầu năm nay, đạt 35, 7
triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ của một số doanh nghiệp
điển hình
Doanh nghiệp xuất khẩu điển hình 6T – 2008 6T- 2007 08/07 (%)
Cty TNHH HANSAE Việt Nam 108.076.265 79.324.054 36, 25
Cty TNHH Han-Soll Vina (HSV) 63.765.087 48.174.948 32, 36
Cty TNHH Quốc tế Chutex 39.795.097 45.348.175 -12, 25
Cty TNHH NamYang International Việt Nam 36.717.893 41.202.148 -10, 88
Cty TNHH NOBLAND Việt Nam 36.338.41127.262.566 33, 29
Cty Cổ phần May Sông Hồng 35.780.873 28.593.751 25, 14

Cty TNHH EINS VINA 35.252.401 14.049.823 150, 91
Cty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam 33.517.55624.240.436 38, 27
Cty TNHH Seshin Việt Nam 32.435.202 10.247.943 216, 50
Cty TNHH Vina Korea 32.112.172 26.527.999 21, 05
13

×