Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.66 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
ở nước ta trong một thời gian dài nền kinh tế chỉ tồn tại hai thành phần là kinh
tế quốc doanh và kinh tế tập thể, các thành phần kinh tế khác là đối tượng cải tạo
xã hội chủ nghĩa.
Cũng từ đó trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt trong công nghiệp xây dựng, vận tải,
thương nghiệp, dịch vụ, kinh tế quốc dân đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Nhưng hai
thành phần kinh tế này ngày càng tỏ ra kém hiệu quả và sự yếu kém của nó là một
trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế trì trệ, Nhận ra sự không hợp quy
luật của nền kinh tế chỉ duy trì chế độ sở hữu nhà nước và tập thể về tư liệu sản
xuất trong các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực lưu thông. Đại hội đảng lần 6 (1986) đã
có quyết sách chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, nghĩa là khẳng định nền kinh tế nước ta cần hình thành cơ cấu đa sở hữu.
Với nhiều thành phần kinh tế như vậy, mỗi thành phần có một vị trí vai trò
riêng cuả nó. Tuy nhiên với thực trạng hiện nay trang thiết bị lạc hậu, trình độ quản
lí chưa theo kịp với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp không
thể giữ và làm tốt vai trò của mình. Khó khăn cộng với sự bất cập của các cơ chế
chính sách quản lí đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp còn
cần phải có những thay đổi phù hợp.
Vốn là một yếu tố cần thiết và quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh đồng
thời nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp (DN) tồn tại, phát triển và đứng vững trong
cơ chế thị trường. Điều này đã chính là những cơ hội và thách thức cho các DN trong
quá trình sản xuất, kinh doanh. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không còn mới
mẻ nhưng lại luôn đặt ra cho các DN trong suốt quá trình kinh doanh của mình.
Với ý nghĩa đó tôi xin chọn đề tài:
"Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các biện pháp để
sử dụng có hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp"
Trong bài viết không tránh khỏi khiếm khuyết rất mong được sự góp ý của
các thầy giáo cô giáo và các bạn.
1
CHƯƠNG I


CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP
I. QUAN NIỆM CHUNG VỀ VỐN
1. Khái niệm về vốn
Để tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có
một lượng vốn nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết,
có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình kinh doanh. Với vai trò
và tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu phải bắt đầu từ việc làm rõ khái niệm
cơ bản của vốn sản xuất kinh doanh của DN.
Theo quan điểm của Marx, vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu
vào của quá trình sản xuất. Tuy định nghĩa của Marx mang một tầm khái quát lớn
nhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Marx đã
quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền
kinh tế.
Paul. A, Samuelson, nhà kinh tế học thuộc trường phái" tân cổ điển " đã thừa
kế quan niệm về yếu tố sản xuất của trường phái cổ điển và phân chia các yếu tố
đầu vào của quá trình sản xuất ra thành ba loại chủ yếu là đất đai,lao động và vốn.
Theo ông, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho một quá trình sản
xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xúât của một DN, đó là máy móc, trang
thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ... Trong quan niệm về vốn của mình
Samuelson không đề cập đến các tài sản tài chính, những giấy tờ có giá có thể
chuyển đổi đem lại lợi nhuận cho DN, ông đã đồng nhất vốn với tài sản cố định
của DN.
Trong cuốn kinh tế học của David Begg, tác giả đã đưa ra hai định nghĩa: Vốn
hiện vật và vốn tài chính của DN. Bản thân vốn là một hàng hoá nhưng được tiếp
tục vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản
xuất ra các hàng hoá khác, vốn tài chính là tiền và các giấy tờ có giá của DN. Như
vậy, DavidBegg đã bổ sung vốn tài chính vào định nghĩa vốn của Samuelson.
Nhìn chung, vốn là một phần thu nhập quốc dân dưới dạng tài sản vật chất và
tài sản tài chính được các cá nhân, các tổ chức, các DN bỏ ra để tiến hành sản xuất

2
kinh doanh nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận.Vốn là một đầu vào của quá trình
sản xuất kinh doanh, các tác giả đã thống nhất vốn với tài sản của DN. Vốn và tài
sản là hai mặt hiện vật và giá trị của một bộ phận nguồn gốc sản xuất mà DN huy
động vào quá trình sản xuất và kinh doanh của mình,
2. Căn cứ vào vai trò và đặc điểm chu chuyển giá trị của vốn khi tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh, có thể chia vốn sản xuất kinh doanh của DN
thành hai bộ phận: Vốn cố định và vốn lưu động. (Theo như đề tài đã chọn
trong bài tiểu luận này tôi chỉ đề cập đến vốn lưu động)
_ Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất ứng ra để mua sắm tài sản
lưu động và tài sản lưu thông để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của
DN. Nó khác với tư liệu lao động (các tài sản cố định), đối tượng lao động (nguyên
vật liệu, nhiên liệu...) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất đến chu kỳ sản xuất
sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác. Tài sản lưu động là những tài sản
ngắn hạn thường xuyên luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy
giá trị của nó được dịch chuyển một lần vào giá trị sản phẩm tiêu thụ. Đặc điểm
này quyết định sự vận động của vốn lưu động hay hình thái vốn lưu động.
3. Vai trò của vốn lưu động đối với DN trong cơ chế thị trường
Về mặt pháp lý: Mỗi DN khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên DN đó
phải có một lượng vốn nhất định. lượng vốn tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp
định thì địa vị pháp lý của DN mới được xác lập. Như vậy vốn được xem là một
trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp lý của một
DN trước pháp luật.
Về kinh tế: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng DN. Một DN muôn đứng vững trên
thị trường thì DN đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó không những
đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN diễn ra liên tục mà còn phải
dùng để cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư, hiện đại hoá công nghiệp. Muốn tồn tại
và vươn lên trong cạnh tranh, tất yếu sản phẩm của DN phải có chất lượng tốt, giá
thành thấp, năng suất lao động cao. Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì

mỗi DN phải có một lượng vốn nhất định.
Vốn lưu động có vai trò thực sự quan trọng đối với DN. Vốn lưu động cũng là
yếu tố quyết định DN nên mở rộng hay thu hẹp phạm vi hoạt động của mình. Thật
vậy, khi đồng vốn lưu động của DN ngày càng sinh sôi, nảy nở, thì DN dẽ mạnh
3
dạn mở rộng phạm vi hoạt động vào các thị trường tiềm năng mà trước đó DN
chưa có diều kiện thâm nhập.
Nhận thức được vai trò của vốn lưu động một cách sâu sắc sẽ giúp các DN sử
dụng một cách có hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn đồng vốn lưu động của mình.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh:
Để đánh giá trình độ quản lí, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
DN, người ta sử dụng thước đo hiệu quả sử dụng sản xuất kinh doanh của DN đó.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai giác độ là hiệu quả kinh tế và
hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lí DN, người ta chủ yếu quan tâm đến hiệu
quả kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
các DN để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp
nhất.
Về mặt lượng, hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan kết quả thu được và
chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng
cao so vơí chi phí bỏ ra thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Về mặt chất, việc đạt được hiệu quả kinh tế cao phản ánh năng lực và trình độ
quản lí, đồng thời cũng đòi hỏi sự gắn bó giữa việc đạt được những mục tiêu kinh
tế và mục tiêu xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, khi tiến hành sản xuất kinh doanh mỗi DN đều
có mục tiêu khác nhau. Vị trí của từng mục tiêu tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát
triển và điều kiện của từng DN. Các DN thường theo duổi nhiều mục tiêu nhưng
cuối cùng các DN đều hướng tới việc làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu nghĩa
là không ngừng nâng cao lợi nhuận. Vì vậy, DN phải chú trọng nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh của mình. Một DN được coi là kinh doanh có hiệu quả khi
DN đó thu được kết quả đầu ra lớn nhất với chi phí đầu vào hợp lí nhất tương ứng.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN là quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của
quá trình kinh doanh hay cụ thể là quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanh với
toàn bộ chi phí của quá trình sản xuất kinh doanh đó. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng
vốn lưu động còn thể hiện ở nhiều chỉ tiêu liên quan khác như chỉ tiêu về khả năng
4
thanh toán, số vòng quay của vốn lưu động... Và để đánh giá một cách toàn diện về
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nói chung và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động nói riêng, cần phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố liên quan,
có ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Có như vậy mới tìm ra
được các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
DN.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tức là đi tìm các biện pháp làm sao
cho chi phí về vốn lưu động hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất mà kết quả cuối
cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh cao nhất. Lợi nhuận được xác định qua
công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu - chi phí
Với một mức lợi nhuận nhất định, chi phí càng nhỏ lợi nhuận càng cao. Các
biện pháp làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động phải trên cơ sở phản ánh chính xác đầy đủ các loại chi phí trong điều kiện
nền kinh tế luôn có sự biến động về giá, đòi hỏi các DN phải thực hiện nghiêm
ngặt các chế độ bảo toàn vốn lưu động.
2. Các chỉ tiêu đánh giá
Việc kểm tra tài chính đối với tài sản cố định, vốn cố định cũng như vốn lưu
động là điều quan trọng, cho phép DN và các nhà quản lí tài chính biết được những
ưu điểm và những mặt cón tồn tại trong công tác quản lí sử dụng vốn nói chung và
vốn lưu động nói riêng tại DN.
2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
_ Sức sinh lợi của vốn lưu động =

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra mấy đồng lợi nhuận trong kỳ.
_ =
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần. Chỉ tiêu này còn được gọi là sức sản xuất của vốn lưu động
_ Số vòng quay của vốn lưu động =
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nó cho biết vốn lưu
động quay bao nhiêu vòng trong lỳ. Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển
vốn càng được rút ngắn, vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả
_ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
5
Để có được một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số
này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
_ =
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng.
Thời gian của một vòng càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
6

×