Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.88 KB, 63 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong nghị quyết hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành Trung Ương Đảng
khoá VIII đã nhấn mạnh: “Muốn tiến hành CNH - HĐH thắng lợi phải phát
triển mạnh giáo dục đào tạo và phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản
của sự phát triển nhanh và bền vững”. Điều đó có nghĩa là coi yếu tố con
người là trọng tâm của sự phát triển - yếu tố quyết định sự thắng lợi của sự
nghiệp CNH - HĐH đất nước. Vì vậy, việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ có được
những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp vững chắc phù hợp với nhu cầu
của các hoạt động kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ là một vấn đề có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng mang tính chiến lược. Trong văn kiện Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã chỉ rõ: “Coi trọng công tác hướng nghiệp
và phân luồng học sinh sau trung học, chuẩn bị cho thanh niên đi vào lao
động nghề nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và
từng địa phương”.
Với ý nghĩa trên, hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong
nhà trường phổ thông giữ một vị trí, vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng.
Như vây, Đảng và Nhà nước đã và đang đặt ra cho nền giáo dục mục
tiêu chiến lược: “ Đào tạo con người phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể Mĩ – Dân – Quân- Lao”. Nền giáo dục Việt Nam đang hướng tới phát triển
con người có nhân cách toàn diện thông qua việc dạy chữ - dạy nghề - dạy
người, qua đó hình thành nên những con người có hàm lượng lao động chất
xám cao, tránh tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay.
Ở các trường Trung học Phổ thông chuyên, việc đào tạo nặng về vấn
đề dạy chữ mà đang coi nhẹ dạy nghề. Đây cũng là mối quan tâm lớn của

1


nhiều người về các vấn đề dạy lí thuyết nhiều hơn thực hành, chưa quan tâm
đến nghề nghiệp của học sinh trường chuyên.
Phải chăng nó xuất phát từ chính “Xu hướng chọn nghề” trong cuộc đời của


học sinh nói chung và học sinh Trung học Phổ thông chuyên nói riêng?
Chính vì những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu trình độ,
ngành nghề và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của nước ta
hiện nay. Việc áp dụng các biện pháp tâm lý học, giáo dục học, kinh tế học…
để tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở các nhà trường Trung học phổ thông
nói chung và các nhà trường Trung học phổ thông chuyên nói riêng là hết sức
cần thiết!
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Xu hướng
chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà
Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng xu hướng chọn
nghề của học sinh khối 12 THPT chuyên toán - trường trung học phổ thông
chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất các biện pháp phát triển xu
hướng chọn nghề phù hợp với năng lực và thực tiễn của HS THPT chuyên.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Xu hướng chọn nghề của học sinh khối lớp 12
chuyên Toán trường THPT chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam.
3.2. Khách thể nghiên cứu: 45 Học sinh thuộc khối lớp 12 chuyên toán trường
THPT chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng chọn nghề của HS THPT chuyên.
4.2. Khảo sát thực trạng về xu hướng chọn nghề của học sinh khối lớp 12
chuyên toán trường THPT chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam.

2


4.3. Đề xuất biện pháp tác động đến xu hướng chọn nghề của học sinh khối
lớp 12 chuyên toán trường THPT chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam.

5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Khách thể khảo sát: Học sinh THPT chuyên toán trường THPT chuyên Biên
Hòa, tỉnh Hà Nam.
Do thời gian đề tài tập trung nghiên cứu 45 học sinh chuyên toán khối lớp 12
Trường THPT chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam.
6. Giả thuyết khoa học.
Học sinh khối lớp 12 chuyên toán trường THPT chuyên Biên Hòa tỉnh Hà
Nam đã có xu hướng chọn nghề nhưng chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp tâm lý-giáo dục ngay trong quá trình
hướng nghiệp và tăng cường tư vấn hướng nghiệp thì sẽ tác động tích cực đến
xu hướng chọn nghề của học sinh Trường THPT chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà
Nam.

3


B. NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC
SINH KHỐI 12 CHUYÊN TOÁN TRƯỜNG THPT CHUYÊN
1.1.

Lịch sử nghiên cứu xu hướng chọn nghề của học sinh THPT

chuyên.
1.1.1.Ở nước ngoài
Có thể nói những tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có
từ thời cổ đại, tuy nhiên ở dưới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc
phân chia, phân cấp lao động tuỳ thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân của
mỗi người trong xã hội. Điều này thể hiện rõ tính áp đặt của giai cấp thống trị
và sự bất bình đẳng trong phân công lao động xã hội. Đến thế kỷ XIX, khi

nền sản xuất xã hội phát triển cùng với những tư tưởng tích cực về giải phóng
con người trên khắp thế giới thì khoa học hướng nghiệp mới thực sự trở thành
một khoa học độc lập.
Cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1948 ở Pháp được xem là
cuốn sách đầu tiên nói về hướng nghiệp. Nội dung cuốn sách đề cập đến sự
phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của công
nghiệp từ đó rút ra những kết luận coi giáo dục hướng nghiệp là một vấn đề
quan trọng không thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố
thúc đẩy xã hội phát triển.
Ở Liên Xô (cũ) vào những năm 29, 30 của thế kỷ XX, vấn đề hướng
nghiệp cho học sinh cũng được các nhà khoa học và lãnh đạo chính quyền Xô
viết đặc biệt quan tâm. V.I Lênin đã có chỉ thị yêu cầu phải cho học sinh làm
quen với khoa học kỹ thuật, làm quen với cơ sở của nền sản xuất hiện đại.
N.K Crupxkaia - nhà giáo dục học lỗi lạc đã từng nêu lên luận điểm “Tự do
chọn nghề” cho mỗi thanh, thiếu niên. Theo bà, thông qua hướng nghiệp, mỗi
trẻ em phải nhận thức sâu sắc hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
4


những nhu cầu của nền sản xuất cần được yêu cầu mà xã hội đề ra trước HS
trong lĩnh vực lao động sản xuất. Mặt khác, công tác hướng nghiệp phải giúp
cho trẻ em phát triển được hứng thú và năng lực nghề nghiệp, giáo dục cho
các em thái độ lao động đúng đắn, động cơ chọn nghề trong sáng. Từ đó các
em có thái độ tự giác trong việc lựa chọn nghề.
Hiện nay, xu hướng chọn nghề đã và đang có rất nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu. Ở nước ngoài, các đề tài liên quan đến vấn đề này là phổ biến.
Đặc biệt, họ cũng đã sớm nghiên cứu đến xu hướng chọn nghề của học sinh
theo học các trường chuyên.
1.1.2. Ở trong nước
Ở Việt Nam giáo dục hướng nghiệp tuy được xếp ngang tầm quan

trọng với các mặt giáo dục khác như đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục nhưng
bản thân nó lại rất non trẻ, mới mẻ cả về nhận thức, lý luận và thực tiễn, rất
thiếu về lực lượng, không mang tính chuyên nghiệp... Vì vậy, việc thực hiện
giáo dục hướng nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao.
Vấn đề hướng nghiệp chỉ thực sự nóng lên và được xã hội quan tâm khi
nền kinh tế đất nước bước sang cơ chế thị trường với sự đa dạng của các
ngành nghề và nhu cầu rất lớn về chất lượng nguồn nhân lực.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có lẽ là người đầu tiên quan tâm đến công tác
hướng nghiệp cho học sinh. Trong bài viết “Học sinh và lao động” (bài viết
tay năm 1957 hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh). Bác viết “Thi đỗ
tiểu học rồi thì muốn lên trung học, đỗ trung học rồi thì muốn lên đại học.
Riêng về mỗi cá nhân của người học sinh thì ý muốn ấy không có gì lạ.
Nhưng chung đối với nhà nước thì ý muốn ấy thành vô lý. Vì ở bất kỳ nước
nào số trường trung học cũng ít hơn trường tiểu học, trường đại học lại càng ít
hơn trường trung học. Thế thì những học trò tiểu học và trung học không
được chuyển cấp sẽ làm gì”? Câu hỏi này của Bác thực sự trở thành một vấn
đề khoa học và mang tính thời sự cho đến ngày nay. Bác đã gạch chân câu trả
5


lời “họ sẽ lao động” để khẳng định một cách chắc chắn rằng con đường lao
động là con đường đúng đắn nhất để các em tiếp tục phấn đấu vươn lên chứ
không nhất thiết là phải vào trường đại học.
Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã ghi rõ “Coi trọng công tác
hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên,
thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong cả nước và từng địa phương”. Luật Giáo dục năm 2005 của nước
ta đã khẳng định: “Giáo dục Trung học phổ thông nhằm giúp cho học sinh
củng cố và phát triển những kết quả của Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn
để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học huyên nghiệp, học nghề, và đi vào

cuộc sống lao động”.
Về mặt nghiên cứu khoa học hướng nghiệp ở Việt Nam, theo các
chuyên gia thì ngành hướng nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển
mạnh mẽ vào những năm 1980. Những nhà khoa học tiên phong nghiên cứu
về giáo dục hướng nghiệp như: Phạm Tất Dong, Đặng Danh ánh, Phạm Huy
Thụ, Nguyễn Văn Hộ… Đây là người có nhiều đóng góp cho khoa học giáo
dục hướng nghiệp Việt Nam. Nhiều công trình của các tác giả như Hà Thế
Truyền, Nguyễn Đức Trí, Phạm Văn Sơn nghiên cứu về các vấn đề lí luận và
thực tiễn của giáo dục hướng nghiệp như mục đích, ý nghĩa, vai trò của hướng
nghiệp; hứng thú, nhu cầu và động cơ nghề nghiệp; hệ thống các quan điểm,
nguyên tắc hướng nghiệp, các nội dung, phương pháp, biện pháp giáo dục
hướng nghiệp, quy trình tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Tuy nhiên, nghiên cứu xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ
thông chuyên lại là một đề tài mới ở Việt Nam, ít người thực hiện bởi đề tài
này đi sâu nghiên cứu công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT chuyên.
Đây là những học sinh chỉ tập trung vào học các môn văn hóa, ít quan tâm
đến nghề nghiệp. Vì thế đề tài nghiên cứu có nhiều điểm mới với những đặc
điểm tâm sinh lý riêng của HS THPT chuyên.
6


1.2.Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm xu hướng
Xu hướng: Theo Từ điển tiếng Việt (Viện khoa học xã hội Việt Nam
năm 1992 - trang 1135), “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều
nào đó. Sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa
đối với bản thân trong một thời gian lâu dài.
Nghề: là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào
tạo, con người có được những tri thức, kĩ năng để làm ra các loại sản phẩm
vật chất hay tinh thần, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Vậy Xu hướng chọn nghề là xu thế thiên về một số ngành nghề nào đó
của phần đông học sinh.
1.2.2 Các biểu hiện của xu hướng
Hiện nay xu hướng chọn nghề của học sinh THPT không còn giới hạn
theo một số ngành nghề nhất định như: giáo viên, bác sĩ, công nhân, thợ thủ
công, bán hàng hay các nghề liên quan đến việc kinh doanh... Trong bối cảnh
hội nhập quốc tế và trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nền kinh tế xã hội
của nước ta đã thay đổi và theo đó cơ cấu nhân lực cũng thay đổi để đáp ứng
sự phát triển các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Điều đó đòi hỏi
người lao động phải có hiểu biết về ngành nghề, yêu cầu của các nghề và các
ngành nghề, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với đòi hỏi của thị trường lao
động.
Chính vì vậy đã đặt ra nhiều cơ hội và thử thách cho các học sinh
THPT- những người lao động tương lai của đất nước. Xu hướng chọn nghề
của học sinh THPT được biểu hiện trong các cách phân loại của xu hướng
chọn nghề sau:
1.2.2.1 Căn cứ vào đối tượng và tính chất của mối quan hệ lao động
Tác giả E.A.Klimov đã phân thành 5 nhóm nghề chủ yếu:

7


- Người - Thiên nhiên: đối tượng làm việc của nhóm này là các chất hữu cơ,
các quá trình sinh vật…như các nghề trồng trọt, chăn nuôi, bác sĩ thú y, trồng
rừng…
- Người - Kỹ thuật: đối tượng làm việc là hệ thống các thiết bị kỹ thuật, các
nguyên vật liệu, năng lượng…như các nghề lái xe, thợ máy, thợ xây…
- Người - Người: đối tượng làm việc là các nhóm người, con người như các
nghề bán hàng, giáo viên, người quản lý…
- Người - Hệ thống ký hiệu: đối tượng làm việc là các con số, ký hiệu, công

thức như các nghề kế toán, thủ quỹ, bảo mật, lập trình viên…
- Người - Nghệ thuật: đối tượng làm việc là các hình ảnh nghệ thuật như nghề
họa sĩ, nhà văn, nhà điêu khắc…
1.2.2.2 Dựa vào tính phức tạp của nghề và quá trình đào tạo người ta
chia thành hai nhóm nghề:
- Nghề phức tạp cần phải đào tạo tại trường lớp. Đây là những nghề đòi hỏi
người học phải học tập theo một chương trình bài bản, khoa học, để được
trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp để sau tốt nghiệp người lao
độngcó thể làm việc, giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
- Nghề đơn giản không cần phải đào tạo bài bản tại trường lớp. Cách thức đào
tạo của các loại nghề này thường đơn giản theo kiểu "cầm tay chỉ việc" người
biết nhiều truyền thụ cho người biết ít như kiểu dạy nghề trong gia đình…
thông thường tập trung vào các nghề truyền thống hay gia truyền như các
nghề khảm trai, gốm…
1.2.2.3 Căn cứ vào yêu cầu của nghề với người lao động
- Nghề thuộc lĩnh vực hành chính: gồm những công việc như cán bộ, nhân
viên văn phòng, đánh máy, lưu trữ, kế toán, kiểm tra, chấm công, soạn thảo
công văn… Nhóm nghề này đòi hỏi sự tận tâm, làm việc có kế hoạch, ngăn
nắp.
- Nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc với con người: gồm nhân viên bán hàng,
8


những thầy thuốc, thầy giáo, những người phục vụ khách sạn, những cán bộ
tổ chức… Những người này luôn phải có thái độ ứng xử hòa nhã, chân thành,
biết quan tâm đến mọi người, lịch sự, tế nhị…
- Nghề thợ, công nhân: nhóm nghề ngày khá phong phú như lái xe, thợ cơ khí,
sửa chữa… Nhóm nghề này yêu cầu tính tuy duy kỹ thuật, logic, giỏi về
không gian…
- Nhóm nghề kỹ thuật: gồm các nghề như kỹ sư tin học, xây dựng, giao thông,

chế tạo máy…. Nhóm nghề này đòi hỏi người lao động phải có kiến thức
vững chắc trong lĩnh vực của mình, tiếp cận nhanh các công nghệ hiện đại của
nhân loại, tư duy tốt, yêu câu việc, ham học hỏi…
- Nghề trong lĩnh vực văn học nghệ thuật: gồm một số nghề như nhà văn,
nhạc sĩ, diễn viên, ca sĩ, nhiếp ảnh, họa sĩ… Nhóm nghề này đỏi hỏi tính sáng
tạo cao, có óc thẩm mỹ, năng khiếu…
- Nhóm nghề nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực
như văn học, sử học, toán học, thiên văn học…. Đây là các nghề đỏi hỏi phải
có tính sáng tạo, hoạt động trí tuệ mạnh mẽ. Nghiên cứu khoa học đòi hỏi
phải khát khao tiếp cận chân lý, trung thực, khách quan…
- Nhóm nghề tiếp xúc với thiên nhiên như chăn nuôi (gia cầm, thủy sản…)
rồng trọt, khai thác, trồng rừng… Nhóm nghề này đòi hỏi tình yêu thiên
nhiên, hiểu sâu sắc các quá trình sinh trưởng của cây, con giống, có sức khỏe,
chịu

khó.

- Nhóm nghề trong điều kiện lao động đặc biệt như du hành vũ trụ, thám
hiểm. Nhóm nghề này đòi hỏi sự dũng cảm, sức khỏe, thích tìm tòi khám
phá…
1.2.2.4 Căn cứ vào hứng thú của người học với các lĩnh vực nghề
nghiệp A.E.Gôlômstốc đã phân thành các nhóm nghề như sau:
- Nghề hoạt động trong lĩnh vực vật lý

9


- Nghề hoạt động trong lĩnh vực hoá học
- Nghề hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử
- Nghề hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật

- Nghề hoạt động trong lĩnh vực địa lý - địa chất
- Nghề hoạt động trong lĩnh vực sinh học và nông nghiệp
- Nghề hoạt động trong lĩnh vực ngôn ngữ học và báo chí
- Nghề hoạt động trong lĩnh vực sử học và hoạt động xã hội
- Nghề sư phạm và giáo dục
- Nghề y và hoạt động y tế
- Nghề nội trợ
- Nghề hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
- Nghề binh nghiệp
Ngoài những cách phân loại kể trên, xu hướng nghề nghiệp đa dạng
còn một số biểu hiện cụ thể khác như phân chia thành thành các lĩnh vực
trong nền kinh tế quốc dân : nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông,
giáo dục, an ninh, quốc phòng; nghề thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, nghề
phi sản xuất vật chất; nghề mang tính sáng tạo và không sáng tạo… Mỗi cách
phân loại nghề nói trên đều chỉ mang tính tương đối và có những điểm mạnh
và hạn chế. Tuy nhiên chúng có thể bổ sung cho nhau nhằm giúp nhận thức
đầy đủ hơn về thế giới nghề nghiệp, xu hướng việc làm.
1.3. Đặc điểm của học sinh khối lớp 12 trường THPT chuyên Biên
Hòa, tỉnh Hà Nam.
1.4.1 Vài nét về trường THPT chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam.
Trường Trung học phổ thông Chuyên Biên Hòa (còn có tên gọi khác là
Trường THPT Chuyên Hà Nam) do thầy Vũ Xuân Quang làm hiệu trưởng là
trường trung học phổ thông duy nhất thuộc khối chuyên của tỉnh Hà Nam.
Trường được thành lập vào tháng 9 năm 1959 với tên gọi Trường Phổ
thông cấp III Hà Nam. Đây là trường cấp III đầu tiên và duy nhất trong tỉnh
10


lúc bấy giờ. Sự ra đời của trường là một mốc son trong sự nghiệp giáo dục
tỉnh Hà Nam. Những ngày đầu mới thành lập, dù gặp rất nhiều khó khăn về

cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên… nhưng trường vẫn nỗ lực phấn đấu
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Năm 1963, trong phong trào kết nghĩa Bắc - Nam, trường mang tên
Trường phổ thông cấp III Biên Hoà (Biên Hòa là một địa danh ở miền Nam,
kết nghĩa với tỉnh Hà Nam). Ngày 28/4/1999, Trường PTTH Chuyên Hà Nam
được thành lập trên cơ sở trường PTTH Hà Nam. Từ đây, trường bắt đầu
tuyển chọn những học sinh giỏi nhất ở các môn văn hoá để đào tạo bồi dưỡng
trở thành nhân tài cho quê hương, đất nước. Ngày 13/1/2009, trường lại một
lần nữa được đổi tên thành Trường THPT Chuyên Biên Hoà.
Qua 12 năm tham dự kì thi học sinh giỏi quốc gia (từ năm học 1997 1998 đến năm học 2008 - 2009), các thế hệ học sinh của trường đã giành
được 425 giải (7 giải Nhất, 41 giải Nhì, 153 giải Ba, 224 giải Khuyến khích).
Những năm gần đây trường đều đứng ở tốp đầu trường chuyên các tỉnh, thành
phố trong toàn quốc. Hàng chục học sinh đã tham dự kì thi chọn các đội tuyển
quốc gia đi thi quốc tế...Trong 3 năm học liên tiếp: 2006 - 2007, 2007 - 2008,
2008 - 2009, đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia tỉnh Hà Nam luôn đứng trong
số 10 đội tuyển mạnh toàn quốc.
Năm học 2007-2008:
- Trường đứng thứ 19 trong Top 200 trường THPT có điểm thi đại học cao
nhất năm 2008 của cả nước.
- Có 5 học sinh ở các môn Toán, Hoá vinh dự được Bộ giáo dục và đào tạo
gọi dự thi vào đội tuyển Quốc gia đi thi Quốc tế.
- 42/60 học sinh dự thi đạt giải Thi Học sinh giỏi Quốc gia (2 giải Nhất, 7
giải Nhì, 16 giải Ba và 17 giải Khuyến khích).

11


- Tại kì thi học sinh giỏi khu vực Duyên hải - Đồng bằng Bắc Bộ có 46/60
học sinh của trường dự thi đạt giải, trong đó có 6 học sinh đạt giải nhất,
xếp thứ 2 toàn đoàn.

Năm học 2008-2009:
- Trường đứng thứ 25 trong Top 200 trường THPT có điểm thi đại học cao
nhất năm 2009 của cả nước.
- 4 học sinh (3 Toán, 1 Tin) đã được Bộ GD & ĐT triệu tập dự thi chọn
vào đội tuyển quốc gia tham dự Olympic quốc tế.
- 51/68 học sinh đạt giải Thi Học sinh giỏi Quốc gia (7 giải Nhì, 19 giải
Ba, 25 giải Khuyến khích). Hà Nam là một trong số ít tỉnh có tổng số giải
trên 50.
- 282 giải thi Học sinh giỏi cấp tỉnh Hà Nam.
Năm học 2009-2010:
- 57 học sinh đạt giải Thi Học sinh giỏi Quốc gia (12 giải Nhì, 34 giải Ba,
11 giải Khuyến khích).
- Đứng thứ 23 trong top 200 trường có điểm thi đại học cao nhât
Huân chương nhà nước trao cho trường
Huân chương Lao động hạng Ba (1962)
Huân chương Lao động hạng Ba (Tổ Lý, Hoá, Sinh, 1965)
Huân chương Lao động hạng Nhì (1988)
Huân chương Lao động hạng Nhất (1995)
Huân chương kháng chiến hạng Nhì (1973)
Huân chương Độc lập hạng Ba (2005)
Thành tích giáo viên
4 thầy, cô giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
Đó là thầy Bùi Tiến Xương, thầy Lã Hữu Đạt, thầy Đinh Bá Thảo và cô Đinh
Thị Mỳ; 1 thầy giáo được tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba; 35
thầy, cô giáo được nhận Huân chương, huy chương các loại; 2 thầy giáo được
12


Bác Hồ khen; 1 thầy giáo được cấp Bằng lao động sáng tạo của Tổng liên
đoàn lao độngViệt Nam, hàng trăm bằng khen và giấy khen các loại của các

cấp trên tặng cho cán bộ, giáo viên của nhà trường qua các thời kỳ.
1.4.2 Đặc điểm của học sinh khối 12 trường trung học phổ thông chuyên Biên
Hòa, tỉnh Hà Nam .
Đối với học sinh trung học phổ thông, ở lứa tuổi này – các biểu hiện rối
loạn nhân cách tăng lên rõ rệt.
Các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông khối 12
trường trung học phổ thông chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam có đặc điểm
chung so với các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông nói
chung như sau:
Hình thành biểu tượng “cái tôi” có tính hệ thống
Vị thế xã hội của lứa tuổi trung học phổ thông có nhiều thay đổi so với
lứa tuổi trước đó. Một mặt, các quan hệ xã hội của học sinh trung học phổ
thông (lứa tuổi đầu thanh niên) được mở rộng. Trong các quan hệ đó, người
lớn, kể cả thầy cô giáo và bố mẹ đều nhìn nhận thanh niên như những người
“chuẩn bị thành người lớn” và đòi hỏi họ phải có cách ứng xử phù hợp với vị
thế của mình. Mặt khác, khác với học sinh cấp dưới, học sinh trung học phổ
thông (đặc biệt là học sinh cuối lớp 12) đứng trước một thách thức khách
quan của cuộc sống: phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi
tốt nghiệp trung học phổ thông, phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc
lập trong xã hội…Những thay đổi vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của
cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu cầu về hiểu
biết thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực trong quan hệ người – người,
hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội…
Bước sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lý của con người cũng
có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư
duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng, hoạt động tư duy của thanh
13


niên rất tích cực và có tính độc lập tư duy lí luận phát triển mạnh. Thanh niên

có khả năng và rất ưa thích các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lí luận
liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát, thanh niên
có thể tự mình phát hiện ra cái mới. Với họ, điều quan trọng là cách thức giải
quyết các vấn đề được đặt ra chứ không phải là loại vấn đề nào được giải
quyết. Học sinh trung học phổ thông đánh giá các bạn thông minh trong lớp
không dựa vào điểm số mà dựa vào cách thức giải bài tập. Họ có xu hướng
đánh giá cao các bạn thông minh và các thầy cô có phương pháp giảng dạy
khoa học, tích cực, tôn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán
sự gò ép, máy móc trong phương pháp sư phạm.
Sự tự ý thức phát triển trên cơ sở các điều kiện khách quan, chủ
quan
Nghiên cứu khả năng đánh giá con người của thanh niên, nhiều nhà tâm
lý học nhận thấy rằng: Khi đánh giá con người – nếu như thiếu niên thường
nêu lên những đặc điểm mang tính nhất thời liên quan đến những hoàn cảnh
cụ thể trong các mối quan hệ với bố mẹ hoặc thầy cô giáo, thì thanh niên chú
ý nhiều hơn đến những phẩm chất nhân cách có tính bền vững như các đặc
điểm trí tuệ, năng lực, tình cảm, ý chí, thái độ đối với lao động, quan hệ với
những người khác trong xã hội…Từ chỗ nhìn nhận được những phẩm chất
mang tính khái quát của người khác, dần dần con người tự phát hiện ra thế
giới nội tâm của bản thân mình.Học sinh ở lứa tuổi thanh niên cảm nhận được
các rung động của bản thân và hiểu rằng đó là trạng thái “cái tôi” của mình.
Song nhờ tư duy khái quát phát triển trên cơ sở tiếp thu các tri thức chung
mang tính phương pháp luận, thanh niên tự ý thức được các mối quan hệ giữa
các thuộc tính tâm lý và các phẩm chất nhân cách, có khả năng tạo được một
hình ảnh “cái tôi” trọn vẹn và đầy đủ hơn để từ đó xây dựng các mối quan hệ
với người khác và với chính mình.

14



Biểu hiện về cái tôi trong giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên thường
chưa thật rõ nét. Do đó tự đánh giá về bản thân không ổn định và có tính mâu
thuẫn. “Tôi” trong biểu tượng vê “ Tôi” rất tuyệt vời, song thanh niên cũng dễ
rơi vào trạng thái nghi ngờ điều đó. Nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp
với bạn bè đồng lứa phát triển mạnh ở lứa tuổi này đã thực hiện một chức
năng quan trọng là giúp thanh niên dần hiểu mình rõ hơn, đánh giá bản thân
chính xác hơn thông qua những cuộc trao đổi thông tin, trao đổi các đánh giá
về các hiện tượng mà họ quan tâm.
Thông thường, biểu hiện cái tôi được hình thành theo hướng các thuộc
tính tâm lý của con người như một cá thể được nhận biết sớm hơn các thuộc
tính nhân cách. Ở giai đoạn đầu, thanh niên rất nhạy cảm với những đặc điểm
của hình thức thân thể. Họ so sánh mình với người khác qua các đặc điểm bên
ngoài. Một hiện tượng mà chúng ta rất thường gặp ở lứa tuổi học sinh trung
học phổ thông là hay bắt trước thầy cô giáo mà họ yêu quý hay một người
mẫu lý tưởng nào đó mà họ chọn cho mình từ cách ăn mặc, cử chỉ, dáng đi,
hay phong cách, ngôn từ giảng dạy. Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, các
đặc điểm phát triển nhân cách như: ý chí, tình cảm, trí tuệ, năng lực, mục đích
sống… ngày càng có ý nghĩa, tạo nên một hình ảnh “cái tôi” có chiều sâu, có
hệ thống, chính xác và sống động hơn.
Ý thức về cái tôi rõ ràng và đầy đủ hơn đã làm cho thanh niên có khả
năng lựa chọn con đường tiếp theo, đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìm kiếm vị
thế cho riêng mình trong cuộc sống chung.
Nảy sinh cảm nhận về “ tính chất người lớn” của bản thân.
Cảm nhận về “tính người lớn” của chính bản thân mình là một trong
những nét tâm lý đặc trưng xuất hiện trong giai đoạn chuyển từ lứa tuổi thiếu
niên sang lứa tuổi thanh niên. Thực tiễn cho thấy rằng, sự nảy sinh cảm nhận
đó ở lứa tuổi thanh niên là một trong những yếu tố tâm lý góp phần tạo nên
những mối quan hệ bất bình ổn giữa cha mẹ và con cái, làm cho tần số giao
15



tiếp giữa cha mẹ và con cái giảm xuống và thay vào đó là nhu cầu giao tiếp
của thanh niên với bạn đồng lứa tăng lên.
Bước sang tuổi thanh niên, HS có cảm nhận rõ rệt là mình đã lớn hay
mình cũng gần giống người lớn, sắp trở thành người lớn. Ranh giới giữa tuổi
thanh niên và tuổi người lớn trong con mắt của thanh niên không phải bao giờ
cũng hiện lên một cách rõ ràng. Trong quan hệ với trẻ nhỏ tuổi hơn hay trong
quan hệ với các bạn đồng lứa, thanh niên có xu hướng cố gắng thể hiện mình
như những người đã lớn. Họ hướng tới giá trị của người lớn, so sánh mình với
người lớn, mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyết với các vấn đề của
riêng họ. Tuy nhiên, thực tiễn đã đưa họ vào hoàn cảnh đầy mâu thuẫn. So
sánh mình với người lớn, học sinh cấp III hiểu rằng, mình vẫn còn nhỏ, còn
phụ thuộc. Nếu như lứa tuổi trước đó sẵn sàng chấp nhận quan hệ người lớn –
trẻ con, thì đối với thanh niên tính chất như vậy trong quan hệ giữa họ với
người lớn được họ coi như là không bình thường. Mà thay vào đó, thanh niên
cố gắng khắc phục kiểu quan hệ đó. Vì vậy, ở đây xuất hiện một mâu thuẫn
giữa ý muốn chủ quan và hiện thực khách quan: muốn trở thành người lớnsong thanh niên ý thức được rằng mình chưa đủ khả năng. Mâu thuẫn này đã
tạo ra một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực tình cảm của lứa tuổi thanh niên.
Những nghiên cứu về tính cách thanh niên bằng các trắc nghiệm TAT và
Rorschach cho thấy rằng: tính hay lo lắng đã tăng từ độ tuooit 12 đến độ tuổi
16. So với các lứa tuổi trước đó, mức độ lo lắng trong giao tiếp với mọi người
(với bạn bè, thầy cô giáo, người lớn…) ở lứa tuổi thanh niên cao hơn hẳn và
đặc biệt cao trong giao tiếp với bố mẹ hay với những người lớn mà thanh niên
cảm thấy bị phụ thuộc. Theo thói quen thông thường trong quan hệ với con
cái đã bước đầu vào tuổi thanh niên, các bậc cha mẹ vẫn thường xem họ như
những đứa trẻ mà ít chú ý đến nhu cầu nội tâm của họ. Kiểu quan hệ mang
tính sai khiến – áp đặt cứng nhắc hoặc những biểu hiện tình cảm mẹ - con thái
quá đối với lứa tuổi này thường gây ra những hậu quả không mong đợi.
16



A.E Litrco – một chuyên gia tâm thần học nổi tiếng của Liên Bang Nga
về lứa tuổi thanh niên nhận định rằng: lứa tuổi từ 14 đến 18 là lứa tuổi khủng
hoảng đối với tầm thần học. Ở lứa tuổi này, các rối loạn về nhân cách đang
tăng lên rõ rệt và trong phần lớn các trường hợp, chúng có nguồn gốc sâu xa
trong các quan hệ giữa người – người.
Trên cơ sở phát triển sinh lý, mức độ chín muồi của quá trình phát triển
các đặc điểm sinh lý giới, sự cảm nhận về tính chất người lớn của bản thân
mình ở học sinh trung học phổ thông không phải là một cảm nhận chung
chung mà liên quan chặt chẽ với việc gắn kết mình vào một thế giới nhất
định. Từ nhận thức đó, ở thanh niên nam, nữ dần dần hình thành những nhu
cầu, động cơ, định hướng giá trị, các quan hệ và các kiểu hành vi đặc trưng
cho mỗi gia đình.
Ngoài những đặc điểm chung, học sinh trung học phổ thông khối
lớp 12 chuyên Toán trường trung học phổ thông chuyên Biên Hòa, tỉnh
Hà Nam còn có những đặc điểm riêng. Cụ thể:
Trường trung học phổ thông chuyên Biên Hòa là một trường có bề dầy
về nghiệp vụ sư phạm với một đội ngũ giáo viên chuyên sâu và giỏi. Vì vậy,
học sinh của trường luôn là những học sinh ưu tú và có sự tư duy logic, lí
luận cao…Tuy nhiên, mục tiêu của giáo dục - đào tạo của Đảng ta là "phát
triển nguồn nhân lực" - hướng tới phát triển mục tiêu nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện trên cả ba mặt "dạy chữ - dạy nghề - dạy người" . Trong
khi đó, mục tiêu của trường chuyên lại thiên về việc "dạy chữ"; "dạy người"
hơn là mục tiêu về việc "dạy nghề". Bởi một thực tiễn cho thấy: trong hầu hết
các năm học tỉ lệ đỗ đại học của học sinh chuyên các môn nói chung và riêng
môn Toán nói riêng là 100%, các ngành nghề của các em khi chọn cũng
thường thiên về những ngành nghề mang tính lí luận, nghiên cứu… hơn là các
ngành mang tính kĩ thuật,nghề nghiệp.

17



Đây là một nguyên nhân khiến cho đất nước rơi vào tình trạng "thừa
thầy" "thiếu thợ" như hiện nay. Và một phần cũng là nguyên nhân "chảy chất
xám". Vấn đề "chảy chất xám" ở đây chưa phải là một hiện tượng khi đất
nước ta không giữ, không "kìm chân" được các nhân tài , mà " chảy chất
xám" ở đây chính là: chưa phát huy được năng lực thật sự và khả năng tiềm
ẩn của học sinh, chưa khơi dậy vào đúng mạch trong khả năng nghề nghiệp
của các em.
1.4. Xu hướng chọn nghề của học sinh khối 12 chuyên toán trường THPT
chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam.
Hiện nay, xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông rất
khác nhau với nhiều ngành nghề phù hợp, với những đặc điểm, tính cách,
năng lực, phẩm chất, nhu cầu và nguyện vọng của mỗi cá nhân. Và theo ý
kiến của các nhà giáo dục, các chuyên gia tuyển dụng và các nhà tư vấn
hướng nghiệp thì hiện nay xu hướng chọn nghề của học sinh là chọn những
ngành nghề liên quan đến lĩnh vực kinh tế vẫn luôn chiếm tỷ rất cao.
Với thực tiễn ấy, học sinh chuyên toán thuộc khối 12 trường THPT
chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam cũng nằm trong xu hướng chung đó. Tuy
nhiên với đặc điểm và đặc trưng riêng là trường chuyên HS khối 12 lại lựa
chọn cho mình một nghề mang một cách thức riêng. Cụ thể:
- Học sinh khối 12 chuyên toán trường THPT chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam
trong những năm gần đây đã có sự am hiểu sâu hơn về ngành nghề mình đã
chọn và xu hướng chọn nghề chính của các em phần lớn là học tiếp lên các
trường đại học, học viện, cao đẳng… thay vì lựa chọn khối các trường nghề…
Hay nói cách khác, phần đông HS sau khi tốt nghiệp thường theo các ngành
nghề phức tạp cần phải đào tạo tại trường lớp. Đây là những nghề đòi hỏi
người học phải theo học một chương trình chính quy, khoa học, phải vận
dụng trí tuệ, kiến thức Kỹ năng đã được học để làm việc, giải quyết các nhiệm


18


vụ thực tiễn đặt ra, thay vì lựa chọn các ngành nghề đơn giản không cần phải
đào tạo bài bản tại trường lớp.
- Học sinh khối 12 chuyên toán trường THPT chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam
quan tâm nhiều tới xu hướng lựa chọn nghề nghiệp thuộc nhóm nghề nghiên
cứu khoa học ( Nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực như, toán học, thiên
văn học…. Đây là các nghề đỏi hỏi phải có tính sáng tạo, hoạt động trí tuệ).
- Học sinh cũng thường lựa chọn các ngành nghề phù hợp với lĩnh vực
chuyên toán của mình, bởi vậy các ngành thuộc mối quan hệ: Người - Hệ
thống ký hiệu được HS quan tâm hàng đầu (vì đối tượng làm việc là các con
số, ký hiệu, công thức như các nghề: toán tin, bảo mật, lập trình viên…).

19


Chương II
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Trong " Xu hướng chọn nghề của học sinh khối 12 chuyên Toán,
trường Trung học phổ thông chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam". Nội dung chủ
yếu mà Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
+ Lịch sử nghiên cứu xu hướng chọn nghề của học sinh Trung học phổ
thông chuyên.
+ Một số khái niệm cơ bản.
+ Thực trạng về sự nhận thức của học sinh khối 12 chuyên toán trong
xu hướng chọn nghề.
+ Thực trạng về biểu hiện của học sinh khối 12 chuyên toán trong xu
hướng chọn nghề.

+ Xu hướng chọn nghề
+ Các yếu tố tác động đến xu hướng chọn nghề
+|Đặc điểm của học sinh khối 12 trường trung học phổ thông chuyên
Biên Hòa, tỉnh Hà Nam.
+ Xu hướng chọn nghề của học sinh khối 12 chuyên toán trường trung
học phổ thông chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam.
Như vậy,Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng xu
hướng chọn nghề của học sinh khối 12 THPT chuyên toán - trường trung học
phổ thông chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam, từ đó đề xuất các biện pháp phát
triển xu hướng chọn nghề phù hợp với năng lực và thực tiễn của HS THPT
chuyên.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận về xu hướng chọn nghề của HS
Để nhận thức, vận dụng và làm sáng tỏ vấn đề của xu hướng chọn
nghề, chúng ta cần hiểu rõ một số lý luận cơ bản nhất liên quan đến vấn đề
20


được nghiên cứu như: Xu hướng, thế giới Nghề nghiệp, thị trường lao động,
nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xu hướng chọn nghề trong các nhóm ngành của học sinh trung học phổ
thông nói chung và học sinh khối lớp 12 chuyên Biên Hòa, tỉnh Hà Nam nói
riêng trong các năm gần đây có đặc điểm sau:
+ Về nhóm ngành kinh tế:
Năm 2009, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khối ngành
kinh tế - quản trị kinh doanh nhận đến 814.072 lượt thí sinh đăng ký, chiếm
38% tổng số hồ sơ đăng ký dự thi. Trong đó ngành tài chính - ngân hàng có
214.566 hồ sơ, kế toán 218.367 hồ sơ, kinh tế 127.431 hồ sơ và quản trị kinh
doanh 253.708 hồ sơ.
Năm 2010, dù tổng số hồ sơ đăng ký dự thi giảm khá mạnh nhưng khối

ngành kinh tế - quản trị kinh doanh vẫn chiếm tỉ lệ áp đảo so với các khối
ngành khác. Tuy nhiên, một điều thí sinh cần hết sức quan tâm là số thí sinh
đăng ký dự thi vào các trường chuyên đào tạo khối ngành kinh tế tăng thật sự
không đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng lớn thí sinh theo
đuổi nhóm ngành kinh tế đã không vào các trường chuyên ngành kinh tế bằng
mọi giá. Thay vào đó, họ đã chọn vào khối ngành kinh tế ở rất nhiều trường
đào tạo đa ngành lớn nhỏ khác nhau.
Có một thực tế là các ngành quản trị kinh doanh, kế toán hay tài chính ngân hàng đều nằm trong tốp 5 ngành đang được nhiều trường tuyển sinh
nhất. Trong đó, ngôi quán quân thuộc về ngành quản trị kinh doanh với ít nhất
360 trường tuyển sinh. Kế đến là kế toán với 298 trường.
Không chỉ thí sinh đổ xô vào dự thi mà cả các trường cũng đang ồ ạt
tuyển sinh khối ngành kinh tế. Nhờ vậy, thí sinh có nhiều phương án lựa chọn
cho mình một trường phù hợp.
+ Về nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật:

21


Năm 2009, tổng số hồ sơ đăng ký vào khối ngành này chiếm đến 32%
tổng hồ sơ đăng ký dự thi. Đến năm 2010, khối ngành này tiếp tục giữ được
ưu thế của mình, đặc biệt là những ngành công nghệ.
Bên cạnh đó, dù không còn gây "sốt" như khoảng 10 năm trước, ngành
công nghệ thông tin vẫn được rất nhiều thí sinh chọn lựa. Năm 2009, có hơn
100.000 thí sinh đăng ký dự thi ngành công nghệ thông tin, chiếm 5% tổng hồ
sơ đăng ký dự thi cả nước.
+ Về nhóm ngành xây dựng kĩ thuật
Trong khi đó, nhóm các ngành kỹ thuật dù nhiều trường cho rằng là
ngành khó tuyển nhưng theo thống kê, đây vẫn là nhóm ngành thu hút khoảng
20% thí sinh lựa chọn mỗi năm. Ở các trường có thế mạnh về khối ngành này
như Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH Bách khoa Đà

Nẵng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật
TP.HCM... các ngành kỹ thuật vẫn thu hút nhiều thí sinh.
Có thể thấy rõ điều này đối với ngành xây dựng của Trường ĐH Bách
khoa (ĐHQG TP.HCM) trong tuyển sinh 2010. Đây là ngành có tỉ lệ "chọi"
cao nhất của trường. Ngành xây dựng cầu đường của Trường ĐH Giao thông
vận tải TP.HCM cũng có tỉ lệ "chọi" lên đến 1/21 trong khi tỉ lệ "chọi" trung
bình của trường chỉ là 1/7.
+ Về các nhóm ngành khác
Những năm gần đây cũng cho thấy một thực tế không mấy sáng sủa đối
với nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp. Đây là nhóm ngành có tổng chỉ tiêu
xấp xỉ hai nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - tài chính - ngân hàng.
Thế nhưng, số lượng thí sinh đăng ký lại quá chênh lệch. Năm 2009, tổng số
thí sinh đăng ký nhóm ngành này chỉ chiếm 5%.
Những năm gần đây, số thí sinh chọn các ngành luật, sư phạm đang có
dấu hiệu ngày càng ít dần. Trong năm 2010, số hồ sơ đăng ký dự thi vào
Trường ĐH Luật TP.HCM giảm gần 3.000 bộ, còn khoảng 10.000 hồ sơ so
22


với con số 13.200 của năm 2009. Ở khối trường sư phạm, đã có nhiều phân
tích về việc số lượng thí sinh đăng ký ngày càng giảm. Điển hình là Trường
ĐH Sư phạm TP.HCM, nếu năm 2009 có 24.000 hồ sơ đăng ký dự thi, đến
năm 2010 chỉ có 15.000 hồ sơ.
Riêng khối ngành khoa học xã hội không có nhiều biến động trong
những năm gần đây. Các ngành nghề xã hội đang rất cần thiết như công tác xã
hội, môi trường,… thì chưa được quan tâm và tỉ lệ lựa chọn thấp.
Trong khi đó dù ngành công nghệ, kinh tế thay phiên nhau "lên ngôi",
nhóm ngành y dược vẫn giữ "phong độ" với việc thu hút một lượng lớn thí
sinh có học lực khá, giỏi dự thi.
.


Nghiên cứu về cách phân loại nghề
Theo Sách giáo viên "GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP" lớp 9, Phạm Tất

Dong chủ biên, Nhà xuất bản Giáo Dục, năm 2005, phân loại nghề như sau:
a) Phân loại theo đối tượng lao động
Căn cứ vào đối tượng lao động, các nghề phân ra thành 5 kiểu. Đó là:
- Nghề “Người tiếp xúc với thiên nhiên” (trồng trọt, chăn nuôi, thú y,
bảo vệ rừng…).
- Nghề “Người tiếp xúc với kỹ thuật” (các loại thợ nề, thợ tiện, thợ
nguội, lắp ráp máy truyền hình và máy tính, thợ sửa chữa công cụ…).
- Nghề “Người tiếp xúc với người” (nhân viên bán hàng, nhân viên phục
vụ khách sạn, thầy thuốc, thầy giáo, thẩm phán v.v…).
- Nghề “Người tiếp xúc với các dấu hiệu” (thư ký đánh máy, chế bản vi
tính, ghi tốc ký, sắp chữ in, lập trình máy tính…).
- Nghề “Người tiếp xúc với nghệ thuật” (họa sĩ, nhà soạn nhạc, thợ trang
trí, thợ sơn…).
b) Phân loại theo mục đích lao động
Căn cứ mục đích lao động, người ta chia các nghề thành 3 dạng sau đây:

23


- Nghề có mục đích nhận thức đối tượng (thanh tra chuyên môn, điều tra
vụ án, kiểm tra kho hàng, kiểm kê tài sản…).
- Nghề có mục đích biến đổi đối tượng (dạy học, chữa bệnh, sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp…).
- Nghề có mục đích tìm tòi, phát hiện, khám phá những cái mới (nghiên
cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, tạo giống mới, thiết kế thời
trang…).

c) Phân loại theo công cụ lao động
Căn cứ vào công cụ lao động, người ta chia các nghề thành 4 loại sau đây:
- Nghề với những hình thức lao động chân tay (khuân vác, khơi thông
cống rãnh, lắp đặt ống nước, quét rác.
- Nghề với những công việc bên máy (tiện, phay, xây dựng, lái xe…).
- Nghề làm việc bên máy tự động (làm việc ở bàn điều khiển, các loại
máy thêu, máy dệt, máy in hoa trên vải, tiện hoặc phay các chi tiết theo
chương trình máy tính…).
- Nghề lao động bằng những công cụ đặc biệt như ngôn ngữ, cử chỉ (dạy
học, làm thơ, múa hát, nghiên cứu lý luận…).
d) Phân loại theo điều kiện lao động
Điều kiện lao động ở đây được hiểu là những đặc điểm của môi trường
làm việc. Căn cứ vào điều kiện lao động, người ta chia các nghề thành 4
nhóm sau đây:
- Nghề cần phải tính đến môi trường đạo đức, chính trị là chủ yếu (xử
án, chữa bệnh, dạy học, quản giáo tội phạm…).
- Nghề được tiến hành trong không gian sinh hoạt bình thường (kế toán,
đánh máy, trực điện thoại, lưu trữ tài liệu, thợ may…).
- Nghề làm trong khoảng không gian khoáng đạt, gần gũi với thiên nhiên
(chăn gia súc, súc vật trên đồng cỏ, trồng rừng, bảo vệ rừng, trồng
hoa…).
24


- Nghề được tiến hành trong điều kiện đặc biệt (du hành vũ trụ, thám
hiểm đáy biển, lái máy bay thí nghiệm, xây dựng dưới nước…).
e) Phân loại nghề theo hình thức lao động (Lĩnh vực lao động)
Theo cách phân loại này thì có 2 lĩnh vực khác nhau:
- Lĩnh vực quản lý, lãnh đạo: Một số nghề như: lãnh đạo các cơ quan,cán
bộ, khoa học giáo dục, y tế ,kinh tế, kỹ thuật nông - công nghiệp, văn

hoá nghệ thuật, luật pháp, thư kí các cơ quan, và một số nghề lao động
trí óc khác…
- Lĩnh vực sản xuất: Bao gồm các nghề như: Khai thác, chế biến, luyện
kim, chế tạo máy, gia công kim loại, kỹ thuật điện và điện tử, hóa chất,
sản xuất vật liệu, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp, vận tải, thương
nghiệp, cung ứng vật tư, phục vụ ăn uống, bưu chính, phục vụ công
cộng và sinh hoạt, các nghề sản xuất khác…
f) Phân loại nghề theo đào tạo
Theo cách phân loại này, các nghề được chia thành 2 loại:
- Nghề được đào tạo
- Nghề không được đào tạo
Khi trình độ sản xuất và khoa học, công nghệ được nâng cao, dân cư
được phân bố đồng đều trong cả nước thì số nghề cần có sự đào tạo qua các
trường lớp sẽ tăng lên. Ngược lại quốc gia nào có trình độ dân trí thấp, trình
độ sản xuất, khoa học và công nghệ chậm phát triển, dân cư phân tán thì tỉ lệ
nghề không qua đào tạo rất cao.
Nước ta đã có danh mục các nghề được đào tạo, còn các nghề không
được đào tạo rất khó thống kê. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nghề được
truyền trong các dòng họ hoặc gia đình, những nghề này rất đa dạng và trong
nhiều trường hợp được giữ bí mật được gọi là nghề gia truyền. Do vậy, những
nghề này được đào tạo trong gia đình và cũng thường chỉ liên quan đến người
được chọn để nối tiếp nghề của cha ông.
25


×