Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA MALAIXIA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.36 KB, 26 trang )

CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA MALAIXIA
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
MỤC LỤC
Trang
• Danh mục các từ viết tắt………………………………….....................…………......2
• Lời nói đầu ........................................................................................................................3
Chương I
Lý thuyÕt Chung
1.Khái niệm - Các chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế………………………………..……4
2.Khái niệm- Các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng………………..…….…………5
Chương II
CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA MALAIXIA
1.Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định…………………………………………………..…..12
2. Năng suất nhân tố tổng hợp TFP đang có dấu hiệu cải thiện………………………..…..15
3. Phúc lợi xã hội ngày càng được nâng cao, công bằng xã hội ngày càng
được cải thiện…………………………………………………………….………………17
4. Thành công trong chiến lược xóa đói giảm nghèo……………………………………….19
Chương III
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1
1.Chất lượng tăng trưởng trong kinh tế……………………………………………….……20
2. Nâng cao phúc lợi, công bằng xã hội và xóa đói giảm nghè……………………….……22
• Kết luận………………………………………………………………………...……25
• Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….……26
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNI Thu nhập quốc dân
GNP Tổng sản phẩm quốc dân thực tế
HDI Chỉ số phát triển con người
ICOR Tỷ số gia tăng vốn trên sản lượng cận biên
TFP Năng suất nhân tố tổng hợp


UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển vừa qua, Việt Nam đã đạt được kết quả tương đối cao về tăng
trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình từ năm 1990 đến nay là 7%, đặc biệt liên
tục tăng cao trong mấy năm gần đây, đạt 7,6% năm 2004; 8,4% năm 2005, đưa Việt Nam
đứng vị trí thứ 39 trên thế giới về chỉ số xếp hạng GDP, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Á về
tốc độ tăng trưởng. Nhờ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam
được cải thiện đáng kể, tăng từ 140 USD năm 1990 lên 640 USD năm 2005, mức sống của
người dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 24,2% năm
2004.
Theo đánh giá của một số học giả, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam còn thấp. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 9, Khóa IX đã nhận định “tăng trưởng kinh tế khá … nhưng chưa
tương xứng với mức đầu tư, với tiềm năng của nền kinh tế". Vì vậy, nâng cao chất lượng tăng
trưởng trở thành mục tiêu quan trọng của chính sách phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.
Trên cơ sở những nhận định trên, bài đề án nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu, phân tích chất
lượng tăng trưởng của Malaixia để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu
tăng trưởng đảm bảo chất lượng trong giai đoạn tới
3
CHƯƠNG I
Lý thuyÕt Chung
1. Khái niệm - Các chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế
1.1 Khái niệm
Tăng trưởng là mức tăng của một biến số qua thời gian. Tăng trưởng kinh tế (economic
growth) là mức tăng của tổng sản lượng thực tế của một nền kinh tế qua thời gian, thường
được tính theo năm.
1.2 Các chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế thông thường được đo bằng mức gia tăng của tổng sản phẩm quốc
nội thực tế (GDP), hoặc của tổng sản phẩm quốc dân thực tế (GNP) hoặc của GDP hay GNP
thực tế bình quân đầu người. Khi tình toán tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, kết quả

cũng sẽ tương tự như nhau nếu sử dụng cả hai chỉ tiêu GDP và GNP thực tế. Vì thế cũng có
thể định nghĩa tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng phần trăm hàng năm của tổng sản phẩm
quốc dân GNP hay GNP bình quan đầu người. Tuy nhiên ý nghĩa của hai công cụ đo lường
GNP và GDP có khác nhau tuỳ mục đích nghiên cứu.
GDP đo lường tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) không tính đến yếu tố sở
hữu. Khi sử dụng GDP thì tốt hơn nếu muốn nói đến quy mô của nền kinh tế trong quan hệ so
4
sánh giữa các quốc gia. GDP bình quân đầu người đo lường số lượng hàng hoá và dịch vụ
được sản xuất ra tính bình quân cho một người dân, điều này có ý nghĩa khi muốn nói tới năng
lực sản xuất, năng suất lao động. Tuy nhiên, chỉ tiêu GDP mới chỉ dừng lại ở mặt "lượng" mà
chưa đề cập đến mặt "chất" của nền kinh tế. Với một nền kinh tế mà chủ yếu là dựa vào đầu tư
nước ngoài, là công xưởng của thế giới thì có thể GDP có được một quy mô rất lớn nhưng ý
nghĩa của nó lại rất hạn chế.
Khi sử dụng chỉ tiêu GNP thì lại tốt hơn đề nói về kết quả sản xuất của một quốc gia vì
GNP đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của một quốc gia
sản xuất ra trong một thời kỳ (thường là một năm). Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng vì nó cho
phép đo lường kết quả sản xuất của toàn bộ nền kinh tế. GNP bình quân đầu người nói đến số
lượng hàng hoá và dịch vụ mà một người dân của một nước có thể mua được. Vì thế nghiên
cứu tình hình kinh tế cụ thể của một nước, chỉ tiêu GNP và GNP bình quân đầu người phản
ánh xác thực tốc độ tăng trưởng kinh tế và biến động mức sống của dân cư nước đó. Do đó
mức sống của cư dân một ngước phụ thuộc vào độ lớn của GNP và quy mô dân số. Nền kinh
tế của một quốc gia sẽ phát triển nhanh chóng nếu quốc gia đó vừa duy trì được tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế cao, vừa kiểm soát được gia tăng dân số.
Việc đo lường và xác lập mối quan hệ giữa GDP và GNP bình quân đầu người là rất
quan trọng. Kinh tế học đã tìm ra hai chỉ tiêu này như là hai chỉ tiêu bắt buộc và không thể thay
thế được, dùng để tính toán mức tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, tất cả chính phủ của các quốc
gia và các tổ chức kinh tế trên thế giới đều phải tiến hành thu thập và dựa vào các số liệu thu
thập được về GDP và GNP để lập các nghiên cứu toàn diện về kinh tế trên phạm vi thế giới
cũng như quốc gia, làm cơ sở để lập ra các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và đề ra các

mục tiêu cần đạt được. Thiếu các thống kê chính xác về GDP và GNP bình quân đầu người các
quốc gia thiếu một cơ sở tối cần thiết để hoạch định chính sách, quản lý và điều tiết kinh tế.
2.Khái niệm- Các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng
2.1 Khái niệm
5
Năm 1972, Câu lạc bộ Rôma cho xuất bản cuốn sách "Những giới hạn của tăng trưởng"
(Limits to Growth) lưu ý thế giới về những tác động đối với hệ sinh thái của tăng trưởng kinh
tế và đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả loài người. Năm 1992, Liên Hiệp Quốc tổ chức
Hội nghị thượng đỉnh chuyên đề về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro (Bra-xin). Tại
đây, "Tuyên bố Rio" về môi trường và phát triển và "Chương trình nghị sự 21" (Agenda 21)
được thông qua và chính thức sử dụng thuật ngữ "phát triển bền vững"; sau đó vào năm 2000,
Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững được tiến hành tại Johannesburg (Nam
Phi).
Từ đó đến nay, phạm trù phát triển bền vững đã được mở rộng nhiều, ít nhất bao gồm
ba chiều của quá trình phát triển là kinh tế, xã hội và môi trường*/. Chính trong quá trình đi
sâu nghiên cứu mở rộng phạm trù phát triển bền vững, người ta đi đến khái niệm "chất lượng
tăng trưởng". Khái niệm này gắn với yêu cầu về sự ổn định, tính bền vững của bản thân tăng
trưởng, đồng thời cũng bao hàm đòi hỏi nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống con người.
Trong lời tựa cuốn sách nhan đề "Vì chất lượng cuộc sống tốt hơn", được coi là tài
liệu xác định Chiến lược Phát triển bền vững của Chính phủ Vương quốc Anh, Thủ tướng
Tony Blair viết: Tiến bộ thực sự không thể đo bằng tiền. Chúng ta phải bảo đảm rằng tăng
trưởng kinh tế đóng góp cho chất lượng cuộc sống của chúng ta, chứ không phải là làm cho nó
xấu đi... Tăng trưởng vừa phải ổn định, vừa phải bền vững về mặt môi trường. Điều có ý nghĩa
quan trọng ở đây là chất lượng của tăng trưởng, chứ không chỉ là số lượng.
Còn trong phần Tổng quan mở đầu cuốn sách "Chất lượng tăng trưởng", do Ngân
hàng Thế giới tổ chức biên soạn và xuất bản, có đoạn viết: Thập niên cuối cùng của thế kỷ 20
đã chứng kiến bước tiến bộ đáng kể tại nhiều khu vực trên thế giới, đồng thời cũng chứng kiến
sự trì trệ và những bước thụt lùi, thậm chí ở cả những quốc gia trước đó đã đạt được tốc độ
tăng trưởng kinh tế vào loại nhanh nhất. Những khác biệt đang tiếp tục gia tăng và những đảo
lộn ghê gớm này cho ta hiểu nhiều điều về những gì là yếu tố đóng góp cho phát triển. Đứng ở

vị trí trung tâm là tăng trưởng kinh tế, nhưng không chỉ là tốc độ tăng (về số lượng) của nó, mà
cũng quan trọng như vậy là cả chất lượng của tăng trưởng.
6
Đến đây, chúng ta có thể nói rằng, các phạm trù - phát triển và phát triển bền vững,
tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng - có mối quan hệ gần gũi với nhau, nhưng không trùng
lặp, mà bổ sung lẫn cho nhau. Mỗi phạm trù đều có nội hàm riêng, thể hiện quá trình phát triển
của tư duy, nhận thức của con người về tự nhiên, về xã hội và về bản thân cuộc sống của mình.
2.2 Các tiêu chí đánh giá
Có thể thấy, phạm vi của khái niệm "chất lượng tăng trưởng" là khá rộng và các tiêu chí
định lượng để đánh giá nó vẫn còn trong quá trình tiếp tục được nghiên cứu, xác định. Cho đến
nay, vì nhiều lý do, trong đó có việc cho phép so sánh quốc tế, GDP (GNP) và GDP (GNP)
bình quân đầu người (cả số tuyệt đối và số tương đối) vẫn là hai tiêu chí được cả thế giới thừa
nhận và sử dụng để đo lường, đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế. Nhưng, cũng từ lâu trong
kinh tế học, cả lý thuyết và thực hành, người ta đã lưu ý về những điểm hạn chế, điểm không
phù hợp của các thước đo này, nhất là liên quan đến phúc lợi và chất lượng cuộc sống và trong
những khía cạnh xã hội của quá trình phát triển. Với sự phân biệt ngày càng chi tiết và sâu sắc
giữa "tăng trưởng" và "phát triển", đặc biệt là trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn về phát
triển bền vững, các học giả kiến nghị rằng thước đo về phát triển phải bao gồm không chỉ tốc
độ tăng trưởng, mà cả các khía cạnh về chất lượng như cơ cấu, sự phân bổ và tính bền vững
của tăng trưởng. Từ đó, trong hoạt động thực tiễn ở nhiều quốc gia, một số tiêu chí và đại
lượng đã lần lượt được áp dụng.
Tăng trưởng kinh tế (theo nghĩa nguyên gốc, gắn với GDP) bắt nguồn từ ba yếu tố đầu
vào là vốn, lao động và tiến bộ công nghệ (bao quát công nghệ sản xuất, kỹ năng quản lý và
một số khía cạnh liên quan khác). Để đánh giá ba yếu tố này, lâu nay, người ta sử dụng các
tiêu chí ICOR, năng suất lao động và năng suất nhân tố tổng hợp - TFP. Còn về phía đầu ra, từ
góc độ kinh tế thuần túy, để bảo đảm sự ổn định và tính bền vững cho bản thân tăng trưởng,
chắc chắn phải xem xét nhiều vấn đề như vấn đề tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tái
đầu tư và phân bổ nguồn lực... Riêng về phía đầu ra của tăng trưởng phục vụ cho con người,
nghĩa là về các khía cạnh của tăng trưởng liên quan đến chất lượng cuộc sống, đến các lĩnh
vực xã hội và môi trường, từng bước người ta đã đưa vào sử dụng các tiêu chí khác nhau, trong

số đó có lẽ được biết đến nhiều nhất là tiêu chí tổng hợp "Chỉ số phát triển con người - HDI"
7
(được công bố hàng năm trong Báo cáo phát triển con người của UNDP, bắt đầu từ 1990). Gần
đây, nhiều tài liệu nói đến "Chỉ số thịnh vượng kinh tế bền vững" (ISEW), do một nhóm học
giả Mỹ đề xuất cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, với ý tưởng hình thành một thước đo mới
thay thế cho GDP (còn được gọi là "GDP xanh"). Ngoài ra, một số tiêu chí cụ thể khác về y tế,
giáo dục, xóa đói giảm nghèo và tiêu chí đặc thù đánh giá về môi trường cũng được áp dụng
với mức độ khác nhau. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về một số tiêu chí trong số đó.
- Về chỉ số ICOR:
ICOR là chữ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh "Incremental Capital - Output Ratio" (có
thể dịch là: tỷ số giữa phần gia tăng vốn và phần gia tăng đầu ra), được hiểu là kết quả phép
chia lượng vốn đầu tư mới cho phần gia tăng của GDP (I/ΔGDP), cho ta biết để có 1 đồng tăng
thêm trong tổng sản phẩm quốc nội cần bao nhiêu đồng đầu tư mới. Trong tiếng Việt, nhiều tác
giả đồng nhất tiêu chí này với khái niệm "hiệu quả đầu tư", hoặc cụ thể hơn - "hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư" (cũng có tác giả còn gọi là "suất đầu tư tăng trưởng").
- Về tiêu chí năng suất nhân tố tổng hợp - TFP:
TFP là chữ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh "Total Factor Productivity" (có tác giả dịch
là "tổng năng suất nhân tố sản xuất").
Trong tăng trưởng GDP có sự đóng góp của vốn và lao động (là hai trong ba nhân tố sản
xuất cơ bản cùng với đất đai). Ở trên chúng ta đã nói về đóng góp của vốn và lâu nay ta đã
quen thuộc với khái niệm năng suất lao động. Nhưng nhiều khi chúng ta muốn biết hiệu quả
của các đầu vào tính gộp chung, chứ không chỉ riêng từng đầu vào. Để giải quyết vấn đề này,
người ta đã đưa ra một khái niệm mở rộng năng suất lao động sang vốn. Về cơ bản, khái niệm
năng suất nhân tố tổng hợp - TFP là một cách đo lường đồng thời năng suất của cả vốn lẫn lao
động trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. Cách tiếp cận được sử dụng ở đây là
thông qua "hàm sản xuất" có dạng: GDP = A × f(K, L), thể hiện quan hệ giữa GDP và các đầu
vào - vốn K và lao động L, trong đó A đại diện cho năng suất nhân tố tổng hợp.
8
Có thể nói, TFP là thước đo phản ánh hiệu quả kinh tế trong sử dụng vốn và lao động;
song, với cách tiếp cận tổng thể này, ta có thể bổ sung các yếu tố khác. Trong các yếu tố bổ

sung, người ta quan tâm nhiều đến tiến bộ công nghệ và các biện pháp quản lý, điều hành, cả ở
tầm vĩ mô và vi mô. Nhiều nghiên cứu đã được các học giả trên thế giới tiến hành về vai trò
của TFP đối với tăng trưởng. Đối với một quốc gia, vốn và lao động là những đại lượng hữu
hạn, vì thế các học giả khuyến cáo các chính phủ cần tập trung thúc đẩy TFP. Họ cũng đi đến
kết luận rằng sự khác biệt giữa các quốc gia về tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng phần lớn
bắt nguồn từ khác biệt trong TFP. Đến nay, trong nghiên cứu phân tích tăng trưởng kinh tế,
người ta thống nhất chỉ tập trung vào ba thành phần tạo nên tăng trưởng là vốn, lao động và
TFP (trong hệ thống số liệu thống kê công bố hàng năm, nhiều nước đã công bố tỷ lệ phần
trăm đóng góp của từng thành phần trong tăng trưởng GDP). Có nhiều yếu tố có thể góp phần
thúc đẩy TFP. Năng lực tổ chức và quản lý; hệ thống giáo dục quốc gia cùng với hoạt động
nghiên cứu - triển khai, công tác phổ biến và chuyển giao công nghệ; việc phân bổ nguồn lực;
chính sách kinh tế, v.v… đều đóng góp vào việc đó. Giáo sư D. Dapice trong bài giảng tại
Chương trình Fulbright ở Tp. Hồ Chí Minh đã có một dẫn chứng rất ấn tượng, khi nói rằng:
Sản lượng nông nghiệp tăng lên rõ rệt sau Đổi mới ở Việt Nam là một ví dụ.
- Về Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI):
Đây là một thước đo tổng hợp có giá trị bằng trung bình cộng giản đơn của ba chỉ số
phản ánh thành tựu của mỗi quốc gia về ba phương diện của sự phát triển con người: sức khoẻ
- đo bằng tuổi thọ trung bình; kiến thức - đo bằng tỷ lệ biết chữ của người lớn cộng với tỷ lệ
nhập học ở các cấp giáo dục; mức sống - đo bằng GDP thực tế bình quân đầu người tính theo
phương pháp sức mua tương đương (PPP). Thành tựu trong mỗi lĩnh vực được đo bằng
khoảng cách mà một quốc gia đã phấn đấu đạt được so với các mục tiêu được coi là "chuẩn" -
tuổi thọ trung bình là 85 tuổi, tỷ lệ biết chữ và nhập học là 100% và GDP thực tế bình quân
đầu người tính theo PPP là 40.000 đôla. Mặc dù đó là những mục tiêu rất đáng có nhưng đến
nay chưa một quốc gia nào đạt được trọn vẹn các mục tiêu lý tưởng này và chỉ số được thể
hiện bằng tỷ lệ phần trăm của con số thực tế so với chuẩn. HDI có giá trị từ 0 đến 1, trong đó 1
là cao nhất, là đích vươn tới, còn 0 là thấp nhất.
9
Ưu thế của chỉ số HDI là nó cho phép xếp hạng các quốc gia theo thành tích họ đạt được
trong phát triển con người nói riêng và trong phát triển nói chung. Song, điểm yếu của nó là ở
chỗ đưa ra được rất ít thông tin về từng quốc gia và cũng không cho biết về tỷ trọng tương đối

của các yếu tố cấu thành đối với một quốc gia. Ngoài ra, khái niệm phát triển con người có ý
nghĩa rộng hơn và phức tạp hơn nhiều, trong khi HDI chưa phải là một thước đo toàn diện. Nó
không bao hàm các khía cạnh quan trọng của phát triển con người, đặc biệt là khả năng tham
gia của người dân vào việc ra các quyết định có liên quan tới cuộc sống của họ, cũng như về
quan hệ giữa người với người trong cộng đồng.
Xếp hạng theo chỉ số HDI của một số nước khác biệt đáng kể so với thứ tự xếp hạng
của họ theo GDP (hoặc GNP) thực tế bình quân đầu người. Chính sự chênh lệch trong bảng
xếp hạng này cho thấy mức độ thành công (hay không thành công) của nước này so với nước
khác trong việc chuyển các lợi ích của tăng trưởng kinh tế vào chất lượng cuộc sống cho người
dân của mình - một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất lượng của tăng trưởng.
- Về Chỉ số thịnh vượng kinh tế bền vững (Index of Sustainable Economic Welfare -
ISEW):
Ý thức được những hạn chế của chỉ tiêu GDP trong việc đo lường, đánh giá chất lượng
tăng trưởng, nhất là về những khía cạnh liên quan đến chất lượng cuộc sống và đòi hỏi của
phát triển bền vững, trong những năm gần đây, các học giả trên thế giới đã nghiên cứu đề xuất
nhiều tiêu chí và phương pháp đánh giá khác nhau, trong số đó tiêu chí mang tính tổng hợp
được nói đến nhiều là ISEW.
Sau khi được đề xướng năm 1989, chỉ số này được bổ sung, hoàn thiện, từng bước ứng
dụng ở Mỹ và một số nước công nghiệp châu Âu. Đây thực chất là một cách chỉnh lý lại số
liệu thống kê GDP thông thường lâu nay. Căn cứ để chỉnh lý là dựa trên tính chất của các hoạt
động kinh tế: chỉ những lợi ích kinh tế thực sự mới được cộng vào, kể cả lợi ích từ các hoạt
động không phát sinh tiền như công việc nội trợ. Trong khi đó, những chi phí phát sinh trong
quá trình phát triển kinh tế, kể cả chi phí về mặt xã hội và môi trường, mà không đóng góp gì
vào chất lượng cuộc sống sẽ được trừ ra. Đồng thời, trong khi tính toán chỉ số ISEW, người ta
không dựa trên giá trị làm ra mà căn cứ vào chi tiêu do người dân trong nước bỏ ra để thụ
10

×