Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.66 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Doanh nghiệp là một tế bào của cơ thể nền kinh tế, là một mắt xích
quan trọng trong chuỗi mắt xích của nền kinh tế thị trường. Sự lớn mạnh hay
suy thoái của nền kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp.
Do đó việc quản lý nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đóng vai trị
hết sức quan trọng. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, với những ảnh hưởng
to lớn của xu hướng khu vực hóa, tồn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh
mẽ thì u cầu đó càng trở nên một cách cấp thiết.
Trong nền kinh tế thị trường, các nhà quản lý doanh nghiệp cần được
cung cấp các thơng tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ. Trong các
thông tin mà nhà quản lý quan tâm, thơng tin ké tốn là quan trọng nhất. Các
thơng tin kế toán giúp người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đưa ra các quyết
định một cách kịp thời và chính xác. Do đó vai trị của kế tốn trong doanh
nghiệp là hết sức quan trọng, đòi hỏi người làm kế tốn phải am hiểu nghiệp
vụ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao với cơng việc.
Tìm hiểu cơng tác tài chính kế tốn tại Doanh nghiệp sẽ phần nào cung
cấp cho sinh viên nhưng kinh nghiệm làm việc, giúp cho sinh viên nắm rõ và
thực hiện linh hoạt các thao tác, quy trình nghiệp vụ kế tốn.
Ngồi ra quá trình thực tập cũng là quá trình rèn luyện cho sinh viên có
ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong, phương pháp làm việc nhanh nhẹn. Đó là
nhưng phẩm chất rất cần thiết của con người trong thời đại mới.
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tại Công ty Kho vận và Cảng
Cẩm Phả - TKV, được sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ, nhân viên phịng kế
tốn em đã có kiến thức thực tế hơn về cơng tác kế tốn và thực tế chun
ngành của em. Nhờ đó mà em đã hồn thành được bản báo cáo thực tập tổng
hợp này. Tuy nhiên do sự hạn hẹp về thời gian và kiến thức cịn hạn chế nên
bản báo cáo của em khơng tránh khỏi những thiếu sót, nhận định chủ quan,
chưa tồn diện. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến, nhận xét của các thầy
cô giáo.

1




Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung của bản báo cáo được chia làm ba phần như sau :
Phần I : Quá trình hình thành-phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty Kho
vận và Cảng Cẩm Phả.
Phần II : Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Kho vận và
Cảng Cẩm Phả.
Phần III : Nhận xét và kết luận tình hình chung tại cơng ty Kho vận và Cảng
Cẩm Phả.

2


PHẦN I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ TKV

1.1. Quá trình hình thành – phát triển và cơ cấu hoạt động của
Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả - TKV
Tên doanh nghiệp: Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả
Tên tiếng Anh: Vinacomin – Campha Port and Logistics Company
Ngày thành lập: 13/04/1990
Cơ quan chủ quản; Tập đoàn Cơng Nghiệp Than – Khống sản Việt
Nam_VINACOMIN (TKV)
Trụ sở cơng ty: Đường Lý Thường Kiệt, Phường Cửa Ông, Thị xã Cẩm
Phả, Tỉnh Quảng Ninh.
Số điện thoại: +84 333 865054

Số Fax: +84 333 865320


Email:
Tổng vốn kinh doanh:
Trong đó: - Vốn cố định:
- Vốn lưu động:
- Vốn khác:

4.227.756.085 đồng
2.245.105.763 đồng
1.979.551.688 đồng
3.098.634 đồng

Theo nguồn vốn:
- Vốn ngân sách:
- Vốn tự bổ sung:

3.447.901.690 đồng
776.755.761 đồng

Số lượng nhân viên: 815 người
3


Cảng Cẩm Phả được xây dựng từ năm 1894, đưa vào hoạt động năm
1924. Thiết kế tại thời điểm xây dựng cho tàu có trọng tải lớn nhất là 10.000
tấn DWT, cầu tàu dài 300m với tuyến luồng từ phao số 0 vào cảng dài 26 hải
lý. Nhiệm vụ chính của cảng là cung cấp than xuất khẩu tiêu thụ Nội địa.
Cảng Cẩm Phả hàng năm phải gia cố, sửa chữa, treo lốp đệm cầu cảng,
hai năm một lần nạo vét vùng nước trước bến. Nguồn kinh phí này do cơng ty
chi nhưng cảng phí lại do Bộ GTVT thu, gây nên bất hợp lý, làm mất quyền tự

chủ trong sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở.
Để đáp ứng yêu cầu của cơ chế hội nhập tồn cầu trong nền kinh tế
phát triển, cơng ty vừa phải quản lý kho than, đồng thời lại phải tập trung t ài
chính thơng qua việc thu tiền bán than. Như vậy cơng ty cần thiết phải có một
đơn vị đứng ra làm đầu mối tiêu thụ với khách hàng, vừa phải tập trung tài
chính về cơng ty, quản lý kho…
Xuất phát từ những vướng mắc tồn tại đã nêu trên, để đáp ứng yêu cầu
sản xuất kinh doanh có hiệu quả theo cơ chế mới, cần có một tổ chức chuyên
lo về quản lý khai thác đầu tư cải tạo Cảng Cẩm Phả, quản lý kho than, l àm
đầu mối mua bán than cho tồn cơng ty.
Căn cứ vào tình hình thực tế, trên cơ sở đề nghị của công ty than Cẩm
Phả, Bộ Năng lượng đã ban hành quyết định số 178 NL/TCCB-LĐ ngày
13/04/1990 thành lập công ty “ Xí nghiệp Cảng và kinh doanh than” với hai
nhiệm vụ chủ yếu là: chế biến và kinh doanh than; Quản lý, khai thác luồng
và cảng Cẩm Phả. Từ hai nhiệm vụ nêu trên thì tổ chức điều hành sản xuất
của Xí nghiệp cảng và kinh doanh than có phần đơn giản chỉ bao gồm có ba
đơn vị chủ yếu đó là: Tổng kho than; Quản lý cảng; và Khối nghiệp vụ kinh
tế - thương mại.
Cơ cấu tổ chức điều hành này hình thành và duy trì hoạt động đến
hết năm 1995. Từ năm 1996 các Mỏ và các Xí nghiệp chủ yếu của Công ty
than Cẩm Phả được tách ra thành đơn vị thành viên hạch toán độc lập của
Tổng Cơng ty than Việt Nam. Ngày 17/5/1996, Xí nghiệp Cảng và kinh doanh
than cũng được tách ra trở thành đơn vị thành viên hạch tốn phụ thuộc của
Tổng Cơng ty than Việt Nam theo quyết định số 1595/QĐ/TCCB của Bộ Công
4


nghiệp và đổi tên thành “Công ty Cảng và Kinh doanh than”. Từ đó nhiệm vụ
của Cơng ty ngày càng được bổ sung theo năm tháng và tổ chức sản xuất của
Công ty ngày càng mở rộng và phức tạp hơn, nhằm khai thác tốt hơn nữa các

dịch vụ hàng hải và điều hành tiêu thụ tại Cảng Cẩm Phả và ngoài vùng neo
đậu chuyển tải.
Ngày 01/06/2008, căn cứ theo nghị quyết của Hội đồng quản trị Tập
đồn Cơng nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tại biên bản số 20/BBHĐQT đổi tên Công ty thành “Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả” với nhiệm
vụ chủ yếu là điều hành tiêu thụ - xuất khẩu và nội địa tại Cảng Cẩm Phả
và kinh doanh khai thác cảng biển.
Để đáp ứng nhu cầu cung ứng than trong nước và xuất khẩu, từ năm
1990 đến nay, cầu Cảng đã được nâng cấp và đặc biệt một khu cảng nổi tại
vùng neo Hòn Nét được xây dựng đủ điều kiện cho tàu 65.000 DWT cập cầu
lấy non tải và tiếp tục tiếp nhận đầy đủ tại cảng nổi Hòn Nét.
Trải qua 18 năm hoạt động, công ty đã phát triển không ngừng và ngày
càng lớn mạnh. Mặc dù trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước ta
hiện nay, công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác luôn gặp phải những khó
khăn nhất định nhưng Cơng ty vẫn hồn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình
và đóng góp đáng kể vào các lĩnh vực trong nền kinh tế.

1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả - TKV tổ chức bộ máy quản lý theo
mơ hình trực tuyến chức năng. Cơ cấu bộ máy của Công ty được sắp xếp theo
chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đảm bảo được sự thống nhất, tự chủ
và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Với mơ hình này các đơn vị
chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho các quyết định của giám đốc, và ở mỗi
cấp có một người quyết định cao nhất.

Sơ đồ 1: Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty

5


Nguồn phòng Tổ chức lao động

Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban như sau:
1.2.1. Ban giám đốc bao gồm:
-Giám đốc công ty: Do chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đồn CN ThanKhống sản Việt Nam bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Là người đại diện cho
pháp nhân công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chính sách
và pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tập đoàn
về mọi hoạt động của cơng ty đến kết quả cuối cùng.
-Phó giám đốc cơng ty: Do Tổng giám đốc Tập đồn CN Than-Khống
sản Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám đốc được giám đốc ủy
quyền điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm
kết quả cơng việc của mình trước pháp luật và trước giám đốc công ty.

6


-Kế tốn trưởng: Do tổng giám đốc Tập đồn bổ nhiệm hoặc miễn
nhiệm. Kế tốn trưởng giúp giám đốc cơng ty cơng việc quản lý tài chính và
là người điều hành chỉ đạo, tổ chức cơng tác hạch tốn thống kê của cơng ty.
1.2.2.Các phịng ban chức năng của cơng ty:
Các phịng, ban, đơn vị có chức năng chung là tham mưu giúp Giám đốc
Công ty quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh (theo từng lĩnh
vực) và triển khai các hoạt động SXKD theo quy định của Luật Doanh nghiệp,
Tập đồn TKV và điều lệ Cơng ty. Các trưởng phịng, phó phịng, và nhân viên
thuộc các phịng, ban, đơn vị có trách nhiệm phối hợp cơng tác để thực hiện
nhiệm vụ được giao, đặc biệt là thực hiện các cơng việc có liên quan đến
nhiều phịng, ban, đơn vị do một phòng, ban, đơn vị chủ trì.
Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các phịng, ban, đơn vị thuộc
bộ máy điều hành Cơng ty như sau:
-Văn phịng Giám đốc: có chức năng là tham mưu cho Giám đốc công
ty về công tác tổng hợp thơng tin mạng, hành chính, quản trị, cơng tác thi đua
tun truyền, Văn hóa – Thể thao của cơng ty và tổ chức thực hiện.

-Phịng thanh tra kiểm tốn: Tham mưu giúp Giám đốc công ty thực
hiện công tác tự thanh, kiểm tra, xét giải quyết đơn thư khiếu tố, thường trực
tiếp CBCNV, xây dựng đề xuất các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn, xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật quy định của công ty, đảm bảo cho các hoạt
động của công ty đúng theo khuôn khổ của Luật pháp. Giúp Giám đốc Công ty
tổ chức thực hiện cơng tác kiểm tốn nội bộ.
-Phịng tổ chức lao động: Tổ chức bộ máy, sắp xếp và bố trí Cán bộ.
Quản lý và sử dụng quỹ tiền lương, tiền thưởng, quỹ đào tạo, thực hiện chế
độ chính sách, cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động. Tổ
chức thực hiện các công tác tuyển dụng lao động theo đúng quy chế của cơng
ty.
-Phịng thương mại: Tổng hợp nhu cầu tiêu thụ than, tính tốn cân đối
các chủng loại tiêu thụ trong kỳ kế hoạch giúp Giám đốc Công ty cân đối chỉ
đạo các đơn vị trong Công ty sản xuất, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ký

7


kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán than theo phân cấp; làm
trung tâm đầu mối tiêu thụ than cho Công ty, xuất khẩu hộ các đơn vị ngồi
Cơng ty; tổ chức chỉ đạo chuyển tải than xuất khẩu.
-Phòng đầu tư xây dựng: Lập và thực hiện kế hoạch Đầu tư xây dựng
theo luật định và cơ chế của Tập đồn CN Than_Khống sản Việt Nam. Giúp
việc Giám đốc Công ty giải quyết các quan hệ trong công tác Đầu tư – Xây
dựng theo chức năng, nhiệm vụ của mình, được thay mặt Giám đốc Cơng ty
làm việc với các đơn vị ngồi cơng ty để giải quyết các công việc về Đầu tư
– Xây dựng (Khi được Giám đốc Cơng ty ủy quyền).
-Phịng kế hoạch vật tư: Quản lý các công tác vật tư, hướng dẫn các
đơn vị trong Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Tổng
hợp cân đối kế hoạch SXKD trên cơ sở chỉ tiêu hướng dẫn của Tập đồn.

Xây dựng giá thành, chi phí sản xuất, giá bán các sản phẩm, dịch vụ.
-Phịng an tồn: Tập hợp xây dựng kế hoạch An toàn – Bảo hộ lao
động (AT – BHLĐ), bảo vệ mơi trường, phịng chống mưa bão, mua bảo
hiểm thiết bị hàng năm. Xây dựng và quản lý hồ sơ về cơng tác An tồn lao
động – Vệ sinh lao động – Bảo vệ môi trường hướng dẫn các đơn vị lập và
quản lý hồ sơ đảm bảo tính pháp lý.
-Phịng kỹ thuật cơ điện vận tải: Quản lý kỹ thuật sản xuất, cơ điện
vận tải trong Công ty. Xây dựng kế hoạch hàng năm về công tác khảo sát
thông báo luồng, đến định kỳ, duy tu nạo vét luồng vào Cảng và bến, kế
hoạch sửa chữa bảo dưỡng, thay thế các báo hiệu Hàng hải, hệ thống đệm
cập tàu. Chủ trì xây dựng các quy trình kỹ thuật, nội quy cho tồn bộ các cơng
việc quy trình và nội quy vận hành, bảo quản sửa chữa các thiết bị.
-Phòng bảo vệ quân sự: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch
bảo vệ toàn diện về An toàn trật tự và An toàn tài sản của cơng ty. Phối hợp
với các tổ chức Cơng đồn, Đoàn thanh niên và Hội đồng tự quản An toàn
trật tự phổ biến tuyên truyền giáo dục viện thi hành pháp luật nội quy. Tổ
chức lực lượng bảo vệ, trực tiếp phối hợp với lực lượng tự vệ, Thanh niên
xung kích của Cơng ty tuần tra canh gác kiểm sốt người và phương tiện ra
vào Công ty.
8


-Trung tâm chỉ huy sản xuất: Tham mưu và thay mặt Giám đốc trong
lĩnh vực điều hành sản xuất, tiêu thụ than theo kế hoạch được Tập đồn giao
cho Cơng ty. Chắp mối, phối hợp với các đơn vị trong dây chuyến tiêu thụ để
đảm bảo cho việc tiêu thụ được tại cầu Cảng, các Cảng lẻ và các vùng
chuyển tải theo kế hoạch của Tập đoàn đảm bảo đúng quy định, kế hoạch và
tiến độ giao hàng.
-Phân xưởng tiêu thụ và giám định than: Giúp Giám đốc công ty việc
điều hành tiêu thụ than tại Cảng chính và các bến thủy nội địa thuộc Tập

đoàn tại Quảng Ninh.Tổ chức thực hiện công tác giám sát số lượng, chất
lượng than tiếp nhận của các đơn vị sản xuất than. Kiểm tra và điều hành các
phương tiện tiếp nhận than tại các bến thủy nội địa theo hợp đồng thuê
phương tiện của Công ty.
-Phân xưởng phục vụ đời sống: Tổ chức thực hiện các công tác chăm
lo đời sống vật chất cho CBCNV Công ty. Tham mưu cho Giám đốc Công ty về
các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ và cải thiện đời sống vật chất cho
CBCNV.
-Đội tàu: Phục vụ cho Công tác điều hành tiêu thụ than, an ninh trật tự
vùng nước Cảng Cẩm Phả và dịch vụ du lịch, phục vụ cho cơng tác báo động
an tồn Hàng hải, đưa đón CBCNV đi làm nhiệm vụ chuyển tải than, điều
hành sản xuất.
-Đội xe ô tô: Là đơn vị phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của cơng
ty trong lĩnh vực đưa đón CBCNV đi làm việc và công tác khác. Quản lý, triển
khai thực hiện kế hoạch của Công ty về bảo dưỡng, sửa chữa lớn, kế hoạch
tiêu hao nhiên liệu vật tư phụ tùng.
-Phân xưởng vận tải và xếp dỡ: Quản lý, sử dụng đúng quy định, có
hiệu quả thiết bị, tài sản được bàn giao. Lập kế hoạch và tổ chức về bốc
xếp, vận tải, sửa chữa thiết bị. Chịu trách nhiệm về công tác an toàn cho các
phương tiện vận tải, bốc xếp được giao, đảm bảo an tồn cho các phương
tiện.
-Xí nghiệp Cảng Cẩm Phả: Tổ chức, quản lý và khai thác tuyến luồng
vào Cảng Cẩm Phả. Đảm bảo cho các báo hiệu hàng hải dọc tuyến luồng từ
9


Phao số 0 đến cảng chính ln hoạt động trong mọi thời tiết. Phối hợp với
Trung tâm chỉ huy sản xuất, Đội tàu Công ty trong công tác điều động, lai dắt
tàu khi có lệnh sản xuất.


1.3. Đặc điểm bộ máy kế tốn của Cơng ty
1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tốn:
Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty là mơ hình tập trung. Bộ
máy kế tốn của cơng ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty.
Kế tốn trưởng
Phó phịng kế tốn

Phó phũng k toỏn

oán

Thủ
quỹ

K
toỏn
tin
lng

Kế
toán
tiền
gửi
ngân
hàng

Kế
toán
giá

thành
doanh
thu

Kế
toán
tiền
mặt,
thanh
toán

Kế
toán
các
khoản
thu
khác

Kế
toán
vật t,
tài sản
cố
định

K toỏn Phõn xng
Ngun phũng K tốn – Thống kê – Tài chính

1.3.2.Chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phịng Kế tốn – Tài chính
-Kế tốn trưởng – Trưởng phịng tài chính kế tốn: Là người chịu

trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, tổ chức, giám sát mọi hoạt động trong phòng Tài

10


chính kế tốn của Cơng ty. Kế tốn trưởng phải chịu trách nhiệm với các báo
cáo tài chính hàng năm của Công ty. Tiến hành việc phân công công việc cho
các kế tốn viên, đảm bảo cơng tác kế tốn trong Cơng ty được thuận lợi và
trơi chảy. Kế tốn trưởng có trách nhiệm tư vấn cho Ban Giám đốc Cơng ty tất
cả các nghiệp vụ kế tốn tài chính. Ngoài việc tuân thủ theo quy định trong
điều lệ, Kế tốn trưởng Cơng ty cịn phải nghiêm túc chấp hành các quy định
của Pháp lệnh Kế toán – Thống kê của Nhà nước, các quy định khác của Tập
Đồn.
-Kế tốn tổng hợp – Phó phịng Kế tốn tài chính: Là người thay mặt
Kế tốn trưởng điều hành các cơng việc của Cơng ty phịng khi Kế tốn
trưởng vắng mặt, là người trực tiếp thực hiện công việc theo sự phân cơng của
Kế tốn trưởng.
-Kế tốn tiền lương: Có nhiệm vụ hạch tốn các chi phí quản lý, tính
và phân bổ tiền lương, theo dõi và thanh toán các khoản BHXH, BHYT và
KPCĐ của Cơng ty.
-Kế tốn tiền gửi ngân hàng: Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số
hiện có và tình hình biến động tiền gửi ngân hàng của Cơng ty.
-Kế tốn giá thành doanh thu và tổng hợp: Ghi chếp tất cả các hoạt
động kinh tế tài chính trong Công ty theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối
ứng tài khoản vào sổ chừng từ, theo dõi doanh thu, tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh của Công ty và có trách nhiệm
lập báo cáo tài chính theo định kỳ đối với Tập đồn CN Than _ Khống sản
Việt Nam và các cấp quản lý của Nhà nước theo quy định.
-Kế toán tiền mặt thanh toán: Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số
hiện có, tình hình biến động tiền mặt và theo dõi các khoản phải trả của

Cơng ty đối với khách hàng.
-Kế tốn các khoản phải thu khác (Kế tốn cơng nợ): Theo dõi tồn bộ
các khoản công nợ, phải thu của khách hàng, ứng trước cho người bán, tạm
ứng, phải thu khác, công nợ nội bộ Công ty, các khoản phải trả cho người bán.
-Kế toán vật tư TSCĐ, đầu tư XDCB: Chịu trách nhiệm theo dõi phản
ánh kịp thời nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định hiện có và tình
11


hình tăng giảm, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định, tính đúng, đủ số
khấu hao và giá trị thực tế của từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ theo số
lượng, chất lượng. Lập báo cáo chi tiết theo nhiệm vụ được phân công.
-Thủ quỹ: Là người bảo quản giữ gìn tiền mặt, là người duy nhất
trong Cơng ty được quản lý chìa khóa két và mở két khi cần thiết. Thủ quỹ
phải thực hiện kiểm kê, đối chiếu hàng ngày giữa số tồn quỹ theo sổ kế toán
và sổ tồn thực tế trong ngày.
-Kế toán của các xí nghiệp: Thu thập, ghi chép mọi hoạt động kinh tế
phát sinh ban đầu, định kỳ gửi báo cáo về phịng Kế tốn tài chính của Cơng
ty để phân bổ và tính giá thành.

PHẦN II

12


THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ - TKV

2.1. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty Kho
vận và Cảng Cẩm Phả - TKV

2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh than, thương mại và dịch vụ.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty: Kinh doanh thương mại bao
gồm:
-Chế biến và kinh doanh than.
-Quản lý khai thác Cảng Cẩm Phả và các cảng lẻ khác thuộc Công ty.
-Dịch vụ: du lịch, lai dắt và cứu hộ tàu ra vào cảng, thông tin liên l ạc
trong nước và quốc tế, dịch vụ đời sống cho các tàu trong và ngoài nước hoạt
động.
-Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác và xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư
thiết bị hàng hải.
-Dịch vụ chuyển tải và bốc xếp than.
-Dịch vụ vận tải thủy (đường sông, đường biển).
-Vận tải đường bộ.
2.1.3.Phương thức bán hàng được áp dụng tại Công ty Kho vận và Cảng
Cẩm Phả - TKV
Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả - TKV là một doanh nghiệp có
nhiệm vụ tiêu thụ than cho toàn ngành, thực hiện xuất khẩu than của Tập
đồn CN Than và Khống sản Việt Nam. Là doanh nghiệp đảm nhận giai
đoạn cuối của dây chuyền khai thác – sàng tuyển – tiêu thụ.
Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả - TKV kinh doanh và chế biến than,
thực chất là q trình mua bán than mang tính chất thương mại. Do khơng có

13


kho hàng nên quá trình mua bán, giao nhận hàng hóa diễn ra đồng thời giữa ba
bên: Người cung cấp – Công ty – Khách hàng.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế ký kết với người mua, Công ty thông báo
cho các bên chuẩn bị chân hàng theo hợp đồng và điều kiện giao hàng. Kiểm
tra hợp đồng về phương tiện vận chuyển và thiết bị xếp dỡ với các tàu cần

chuyển tải. Đôn đốc sự chuẩn bị của bên cung cấp đảm bảo chất lượng, số
lượng, tiến độ giao hàng.
Thơng tin báo tàu đến cảng, điều động bố trí, sắp xếp ngày, giờ các
phương tiện thủy vào cầu theo trình tự tác nghiệp.
2.1.4. Q trình giao hàng của Cơng ty
Khi tàu của khách hàng cử đến nhận hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký
kết với Công ty, nhân viên Cơng ty thực hiện hướng dẫn chủ tàu hồn t ất các
thủ tục, giấy tờ cần thiết. Công ty cử người kiểm tra các giấy tờ, điều kiện
pháp lý, phối hợp với các cơ quan hữu quan nhận cảng cho phương tiện. Sau
khi hoàn tất các thủ tục kiểm tra, tàu được hoa tiêu đưa vào khu vực quay trở,
sau đó được tàu lai dắt của Cơng ty đưa vào cập cảng chuẩn bị quá trình giao
nhận hàng.
Quá trình giao nhận hàng diễn ra như sau:
-Hàng được chuyển từ kho than của Cơng ty Tuyển than Cửa Ơng –
TKV xuống hệ tàu qua hệ thống rót HITACHI và cẩu Pooctich.
-Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa theo quy trình độ tổng cục
tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành.
-Khắc phục sự cố có ảnh hưởng đến chất lượng, tiến đọ giao hàng.
-Phối hợp đôn đốc các bên liên quan đến q trình giao hàng để khơng
vi phạm hợp đồng.
-Kiểm tra, thông báo cho bên cung cấp xử lý hoặc loại bỏ số lượng
hàng hóa khơng đạt u cầu.
-Kiểm tra thủ tục đại lý hàng hải theo quy luật quy định, thỏa mãn nhu
cầu khách hàng.

14


Sau khi q trình giao hàng hồn thành, Cơng ty thực hiện kiển tra lần
cuối cùng và xác nhận lô hàng: phối hợp với bên cung cấp xác định giá, xác

nhận số lượng, chất lượng lô hàng đảm bảo điều kiện giao hàng theo đúng
hợp đồng.
Sau khi hoàn thành các bước trên, Công ty thực hiện đưa phương tiện
rời cảng.
-Kiểm tra sắp xếp các thiết bị trên cầu cảng, các phương tiện thủy trong
cùng quay trở tàu.
-Phối hợp với đại lý, chủ tàu và đại diện các cơ quan hữu quan làm thủ tục
tàu rời cảng an toàn.

2.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
những năm vừa qua
Dưới đây là bảng số liệu về tình hình hoạt động của Công ty trong hai
năm 2007 – 2008. Căn cứ vào bảng Cân đối kế toán – Đến ngày 31/12/2008
và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, ta tính được bảng tính
chênh lệch như sau (Bảng 1, Bảng 2).
2.2.1. Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn tại Công ty
Căn cứ vào số liệu tính tốn được ở bảng 1, ta có thể nhận xét về sự
biến động và cơ cấu phân bổ vốn tại Công ty như sau:
Quy mô tổng tài sản của Công ty cuối năm tăng so với đầu năm, tăng
về số tuyệt đối là 32.539.039.936 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 2,40%.
Chứng tỏ quy mô sản xuất của Cơng ty đã tăng lên, qua đó cho thấy Công ty
đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Trong đó:
- Tài sản ngắn hạn cuối năm tăng so với đấu năm, tăng về số tuyệt
đối là 40.613.314.549 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 3,86%.
- Tài sản dài hạn cuối năm giảm so với đầu năm, giảm về số tuyệt
đối là 8.074.274.613 đồng tương ứng với tốc đọ giảm là 2,65%.
Cụ thể biến động của từng hạng mục tài sản như sau:
15



*/ Tài sản ngắn hạn:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Cuối năm tăng so với đầu năm,
tăng về số tuyệt đối là 17.881.623.656 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là
124,45%. → Như vậy, có thể cuối năm Cơng ty cần nhiều giao dịch bằng tiền,
do đó Cơng ty cần có chính sách tăng tiền và tương đương tiền để cải thiện
tình hình thanh tốn.
+ Các khoản thu ngắn hạn: Cuối năm tăng so với đầu năm, tăng về s ố
tuyệt đối là 63.685.006.777 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 7,52%. →
Công tác thu hồi nợ của Doanh nghiệp khơng tốt, Cơng ty có thể đã lơi lỏng
chính sách tín dụng thương mại. Điều này thể hiện khách hàng của Công ty
ngày càng mở rộng nhưng Cơng ty cần có biện pháp thu nợ khẩn trương để
tránh rủi ro thành nợ khó địi.
+ Hàng tồn kho: Cuối năm tăng 5.307.338.297 đồng, tương ứng với tốc
độ tăng là 9,36%. → Điều này cho thấy khả năng tiêu thụ của Công ty cuối
năm chưa thực sự tốt lắm. Nếu giá cả hàng hóa trên thị trường ngày càng
tăng thì khoản tồn kho này sẽ đem lại doanh thu cao. Ngược lại, nếu thị
trường hàng hóa hạ giá thì sẽ ảnh hưởng tới giá bán.
+ Tài sản ngắn hạn khác: Cuối năm giảm mạnh so với đầu năm, giảm
tuyệt đối là 46.260.654.181 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 34,68%.

*/ Tài sản dài hạn:
+ Tài sản cố định: Cuối năm giảm so với đầu năm, giảm về số tuyệt
đối là 8.074.274.613 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 2,65%. Nguyên
nhân chủ yếu là do:
-TSCĐ hữu hình cuối năm giảm so với đầu năm về số tuyệt đối
13.647.707.018 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 4,89%.
-Chi phí XDCB dở dang cuối năm tăng so với đầu năm, tăng về
số tuyệt đối 5.502.558.018 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 21,38%.
→ Như vậy, đến cuối năm Công ty đã đầu tư để xây dựng thêm một số

công trình mới.

16


+ Khoản đầu tư tài chính dài hạn khá ổn định, từ đầu năm đến cuối
năm khơng tăng khơng giảm.
Ngồi ra, cũng căn cứ vào bảng số liệu tính tốn được từ Bảng Cân
đối Kế tốn của Cơng ty, ta thấy rằng:
- Đối với nguồn vốn, qua Bảng Cân đối Kế tốn của Cơng ty ta thấy
nguồn vốn của Cơng ty chủ yếu là do nguồn nợ tạo thành. Năm 2008, tổng
nguồn vốn của Công ty là 1.388.846.312.858 đồng, trong đó nợ phải trả l à
1.333.864.431.071 đồng, chiếm 96,04%. Trong khi đó, nguồn vốn tự có của
Cơng ty chỉ có 54.981.881.787 đồng chiếm 3,96%. Điều này cho thấy tính ổn
định của nguồn vốn là thấp, khả năng tự chủ tài chính của Cơng ty cũng
khơng cao. Nguồn ngắn hạn chủ yếu là nợ ngắn hạn, do đó Cơng ty phải chịu
một khoản chi phí nhất định do phải trả lãi vay, làm giảm hiệu quả sản xuất
kinh doanh.

2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh
doanh thu, chi phí, hết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
Căn cứ vào các số liệu trên bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(bảng 2) của Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả TKV ta có thể đánh giá được
17


hiệu quả về việc sử dụng tiềm năng về vốn, lao động và khả năng quản lý
của Công ty như sau:
Lợi nhuận kế tốn trước thuế của Cơng ty năm 2008 tăng so với năm

2007 với mức tăng tuyệt đối là 465.657.502.592 đồng, tương ứng với tốc độ
tăng là 31,71%. Như vậy, trong năm 2008 hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Cơng ty tăng lên, nó thể hiện như sau:
-Doanh thu bán hàng năm 2008 giảm so với năm 2007 là
1.674.971.033.655 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 9,93%, thể hiện khả
năng tiêu thụ của Công ty trong năm 2008 đã bị giảm sút đi. Kèm theo đó l à
các khoản giảm trừ doanh thu của Công ty năm 2008 cũng tăng lên đáng kể
với mức tăng tuyệt đối là 1.305.945.510.867 đồng, trong khi đó cả năm 2007
các khoản giảm trừ doanh thu mới là 94.973.000 đồng.

-Doanh thu thuần trong năm 2008 giảm đi so với năm 2007 là
2.980.916.544.522 đồng với tốc độ giảm là 17,67%.
-Giá vốn hàng bán năm 2008 giảm so với năm 2007, giảm về số
tuyệt đối là 3.568.672.234.250 đồng, tương ứng với tốc độ giảm là
23,92%. → Khối lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2008 giảm đi làm giá vốn
hàng bán giảm đi, đây là điều bình thường, tuy nhiên, tốc độ giảm của giá
vốn hàng bán lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần, điều đó chứng tỏ
trong năm qua Cơng ty đã tiết kiệm được một số chi phí trong q trình sản
xuất kinh doanh.
-Chi phí bán hàng năm 2008 tăng so với năm 2007, tăng về số tuyệt đối
là 132.223.654.914 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 32,21%. → Trong khi
doanh thu thuần năm 2008 giảm thì chi phí bán hàng Công ty phải bỏ ra năm
2008 lại tăng lên , như vậy Cơng ty đã lãng phí chi phí trong khâu bán hàng.
-Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 tăng so với năm 2007 về số
tuyệt đối là 1.098.784.680 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 2,61%. → Dù
chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên với tốc độ tăng ít hơn so với tốc độ giảm
của doanh thu nhưng điều này cũng cho ta thấy năm 2008, Cơng ty đã có sự lãng
phí chi phí trong quản lý doanh nghiệp.

18



Như vậy, trong hoạt đông sản xuất kinh doanh năm 2008 của Công ty Kho
vận và Cảng Cẩm Phả - TKV, mặc dù khối lượng sản phẩm hàng hóa Cơng ty
tiêu thụ được giảm thiểu đi đáng kể so với năm 2007 nhưng nhờ có sự giảm
mạnh của hầu hết các khoản chi phí, đều giảm với tốc độ giảm lớn hơn tốc độ
giảm của doanh thu hoặc nếu có tăng thì cũng tăng chậm hơn so với tốc độ giảm
doanh thu nên trong lĩnh vực này Công ty vẫn thu được kết quả tôt, cụ thể lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2008 tăng với mức tăng tuyệt đối là
462.770.266.298 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 31,52%.
-Trong các lĩnh vực khác, hiệu quả có xu hướng tăng cao, trong năm 2008
với thu nhập tăng, chi phí giảm làm cho lợi nhuận thu được từ các lĩnh vực khác
tăng lên 2.887.247.294 đồng.
Kết luận: Như vậy, Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả - TKV hoạt động trên cả
3 lĩnh vực thì trong năm 2008 lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các hoạt động
khác đều mang lại tính hiệu quả tốt cho Cơng ty, tuy nhiên lĩnh vực hoạt động
sản xuất kinh doanh là lĩnh vực chủ đạo nhưng hiệu quả bán hàng giảm sút, vì
vậy nó làm cho tồn bộ hoạt động của Cơng ty khơng đạt được kết quả cao nhất.
2.2.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán và Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của Cơng ty năm 2008 ta phân tích được một số chỉ tiêu như sau:

*/ Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn

Chỉ tiêu

ĐVT

2008


2007

Chênh lệch

Tỷ trọng tài sản lưu động/Tổng tài
sản

%

78,63

77,52

1,11

Tỷ trọng tài sản cố định/Tổng tài
sản

%

21,37

22,48

(1,11)

19


Tỷ trọng vốn chủ sở hữu/Tổng tài

sản

%

3,96

3,57

0,39

Hệ số nợ = Nợ/Tổng tài sản

%

96,04

96,41

(0,37)

Nguồn phịng Kế tốn – Thống kê – Tài chính
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động trên tổng tài
sản năm 2008 tăng 1,11% so với năm 2007. Hơn nữa, tỷ trọng t ài sản l ưu
động trên tổng tài sản của Công ty trong hai năm 2007 và 2008 đều chiếm tỉ
lệ lớn. Trong khi đó tài sản cố định năm 2008 giảm 1,11% so với năm 2007.
Điều này chứng tỏ Cơng ty đang có xu hướng chú trọng tới phát triển sản xuất
kinh doanh, Cơng ty vẫn chưa có chính sách hợp lý để đầu tư vào tài sản cố
định.
Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản năm 2007 là 3,57%,

năm 2008 là 3,96% tăng 0,39%. Như vậy, khả năng tự chủ về tài chính của
Cơng ty năm 2008 cao hơn năm 2007, tuy nhiên tỷ trọng VCSH so với tổng t ài
sản của Công ty khá thấp, điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt t ài
chính của Cơng ty thấp, Cơng ty cần phải tự chủ về tài chính hơn bằng cách
bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, hệ số nợ năm 2008 giảm 0,37% so với năm 2007. Điều
này thể hiện Công ty đã tự chủ hơn trong việc tự tài trợ cho tài sản của mình.
Hệ số nợ năm 2008 cảu Công ty là 0,9604 < 1, như vậy tồn bộ tài sản của
Cơng ty được hình thành khơng phải từ nguồn tài nợ và Công ty đảm bảo
được khả năng thanh tốn.

*/ Phân tích khả năng thanh tốn
Chỉ tiêu

Cơng thức tính (=)

2008

2007

CL

Khả năng thanh
tốn ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

0,9404


0,9450

(0,0045)

Khả năng thanh

(TSNH-Hàng tồn kho)

0,8870

0,8940

(0,007)
20


toán nhanh

Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh
toán tức thời

Tiền & tương đương
tiền

0,0278

0,0129


0,0149

0,0295

0,0137

0,0159

Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh
toán của TSNH

Tiền & tương đương
tiền Tài sản ngắn hạn

Nguồn phịng Kế tốn – Thống kê – Tài chính
Nhận xét:
-Khả năng thanh tốn ngắn hạn của Công ty trong năm 2008 là 0,9404
lần, năm 2007 là 0,9450 lần, giảm đi 0,0045 lần. Như vậy, cả hai năm 2007
và 2008 khả năng thanh toán ngắn hạn đều nhỏ hơn 1, nghĩa l à tài sản ngắn
hạn của Công ty không đủ để bù đắp các khoản nợ ngắn hạn.
-Khả năng thanh toán nhanh thể hiện một đồng nợ ngắn hạn có ban
nhiều đồng tài sản dễ dàng thanh lý để trả nợ. Năm 2008, khả năng thanh
toán nhanh của Công ty laf 0,887 lần, giảm 0,007 lần so với năm 2007. Tuy
nhiên, trong cả hai năm, hệ số khả năng thanh tốn nhanh của Cơng ty đều
nhỏ hơn 1, điều này thể hiện Cơng ty khơng có nhiều tài sản dễ dàng thanh lý
để trả các khoản nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán tức thời của năm 2007 là 0,0129 lần trong khi đó
khả năng thanh toán tức thời của năm 2008 là 0,0287 lần, tăng lên 0,0149 lần.
Mặc dù khả năng thanh toán tức thời năm 2008 tăng so với năm 2007 nhưng

cả hai năm đều có hệ số nhỏ hơn 0,5. Điều nay cho thấy khả năng thanh tốn
tức thời của Cơng ty khơng tốt, thể hiện Cơng ty gặp vấn đề về tình hình t ài
chính và chắc chắn Cơng ty phải bán tài sản đi để trả nợ.
-Khả năng thanh toán của Tài sản ngắn hạn cho biết khả năng chuyển
đổi của tài sản ngắn hạn ra tiền. Năm 2008, khả năng thanh toán của tài sản
ngắn hạn là 0,0295 lần, năm 2007 khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn
là 0,0137 lần. Như vậy, năm 2008 khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn
của Cơng ty đã có xu hướng tăng lên, tăng 0,0159 lần so với năm 2007. Tuy
nhiên, trong cả hai năm, khả năng thanh toán của tái sản ngắn hạn của Công ty
21


đều có trị số nhỏ hơn 0,1; điều này phản ánh Công ty không đủ tiền để đáp
ứng các khoản nợ, đây là một trong những dấu hiệu Công ty đang gặp phải
một số vấn đề xấu trong tài chính.

*/ Phân tích khả năng sinh lời:
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu

CT tính (=)

2007

2008

CL

Suất sinh lời của DT


LNST/DTT

8,70

13,92

5,22

Suất sinh lời của VCSH

LNST/VCSH

2.670,63

3.977,03

1.306,40

Suất sinh lời rịng của TS

LNST/ ∑ TS

105,73

142,59

36,86

Nguồn phịng Kế tốn – Thống kê – Tài chính
Nhận xét:

Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS – Return on sale) cho ta biết một
đồng đoanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2008, tỷ suất
sinh lời của doanh thu là 13,92%. Như vậy, năm 2008 một đồng doanh thu đã
tạo ra 13,92 đồng lợi nhuận sau thuế. Căn cứ vào bảng tính trên ta thấy, năm
2008 tỷ suất sinh lời của doanh thu tăng lên 5,22% so với năm 2007. Chưng tỏ
hiệu quả hoạt động của Công ty ngày càng tốt hơn. Khả năng sinh lời trên
doanh thu tăng, đây là dấu hiệu tốt, Công ty nên duy trì và có phương án hợp
lý để phát triển cho những năm tiếp theo.
-Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE – Return on equity) cho ta biết
một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận sau thuế. Năm
2008, tỷ suất sinh lời của VCSH là 3.977,03%, điều này cho ta biết năm 2008,
một đồng vốn chủ sở hữu đã tạo ra 3.977,03 đồng lợi nhuận sau thuế cho
Công ty. Ta thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty đã đạt yêu
cầu. Bên cạnh đó, năm 2008, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên so
với năm 2007 là 1.360,40%.
Tỷ suất sinh lời ròng của tài sản (ROA – Return on Asset) cho ta biết
một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời
của tài sản của Công ty năm 2008 là 142,59%, phản ánh một đồng tài sản tạo

22


ra 142,59 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2008, tỷ suất sinh lời của tài sản tăng
lên so với năm 2007 là 36,86%. Điều này chứng tỏ tỷ suất sinh lời này đã
tăng dần lên, nguyên nhân do mức tăng của lợi nhuận sau thuế tăng nhiều hơn
mức tăng của tài sản, cho thấy khả năng quản lý tài sản của Công ty ngày
một tốt hơn.

2.3 . Cơ cấu lao động tại Công ty Kho Vận và Cảng Cẩm Phả - TKV
Để Công ty ngày càng vững mạnh, Ban lãnh đạo Công ty luôn luôn quan

tâm, chăm lo đến đời sống của cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
Đội ngũ CBCNV trong Cơng ty đều là những người có nghiệp vụ cao,
được đào tạo chuyên ngành và hoàn thành tơt nhiệm vụ của mình đảm
nhiệm.
Lực lượng CBCNV của Cơng ty đa số được trưởng thành từ ngành than
và quản lý cảng biển, một số được đào tạo bổ sung sau khi tốt nghiệp các
trường Đại học trong nước và nước ngoài thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.

Bảng tập hợp đội ngũ trí thức Cơng ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả-TKV
Đơn vị tính: Người
Năm 2007

Năm 2008

Phân loại

Số lượng

%

Số lượng

%

Đại học

181

21,7


260

27,08

Cao đẳng

18

2,16

35

3,65

Trung cấp

100

11,99

93

9,69

Sơ cấp

535

64,15


572

59,58

Nguồn phòng Tổ chức lao động

23


Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy, tổng lao động của Công ty Kho
vận và Cảng Cẩm Phả - TKV có xu hướng ngày càng gia tăng. Do Cơng ty
ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên càng ngày càng cần
nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao.
Chất lượng lao động của Công ty ngày càng được nâng cao, cụ thể năm
2007 số lao động trình độ Đại học là 181 người chiếm 21,7% nhưng đến năm
2008 con số này đã là 260 người, chiếm 27,08%. Số lao động có trình độ Cao
đẳng năm 2008 cũng tăng so với năm 2007. Số lao động trình độ Trung cấp,
Phổ thơng có xu hướng giảm để phù hợp với sự phát triển của Công ty và do
Công ty ngày càng trang bi thêm nhiều thiết bị hiện đại đòi hỏi lao động phải
qua đào tạo và do đó trình độ lao động được nâng cao dần.
Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của Cơng ty thì thu nhập của người
lao động cũng ngày càng ổn định và tăng. Năm 2007, mức thu nhập bình
quân của người lao động là 3.250.000 đồng/ người. Năm 2008 thì mức thu
nhập này tăng lên 3.745.000 đồng/ người, chứng tỏ đời sống của CBCNV
trong Công ty ngày càng được cải thiện và Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ
đối với người lao động.

PHẦN III
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN TÌNH HÌNH CHUNG TẠI
CÔNG TY KHO VẬN VÀ CẢNG CẨM PHẢ - TKV


3.1. Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh của Công ty là tổng hợp các yếu tố, các tác động
và các mối liên hệ có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả là một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh than xuất khẩu, nội địa, khai thác tuyến luồng, kinh
doanh dịch vụ cảng biển nên khách hàng của Công ty không những chỉ là
24


khách hàng trong nước mà cịn có cả khách nước ngồi. Đây chính là thị
trường rộng lớn, tuy nhiên khách hàng ngày càng khó tính cũng địi hỏi doanh
nghiệp cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của mình để đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.
Thị trường xuất khẩu cảu Công ty rất tiềm năng, Công ty hợp tác v à
giao dịch đại đa số với thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản …với
kết quả xuất khẩu được thể hiện qua bảng sau:
Sản lượng Than tiêu thụ qua các năm 2004÷2007
Đơn vị: Tấn
Diễn giải

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Xuất khẩu


4 467 298

4 839 054

5 586 471

6 025 753

Nội địa

1 326 785

1 637 849

2 069 157

2 506 418

Nguồn: Phân xưởng tiêu thụ và giám định than
Phương hướng lấy thị trường nước ngoài là trọng tâm phát triển trong
thời kỳ hội nhập, điều đó mang lại những lợi ích thiết thực cho Cơng ty. Song
cũng địi hỏi những điều kiện rất khắt khe mà trước hết là sản phẩm xuất
khẩu phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Để hồn thành tốt cơng việc và nhiệm vụ của mình, Cơng ty thường
xun có mối quan hệ với các ngành, các tổ chức, ngân hàng, ủy ban kế
hoạch… Bên cạnh đó chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước
cũng là một nhân tố thuận lợi cho Công ty hoạt động trong giai đoạn hiện nay.

3.2. Thuận lợi và khó khăn

3.2.1. Thuận lợi
Trong năm vừa qua, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng
ty tương đối hiệu quả. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản do tiến trình đổi
mới kinh tế của đất nước đem lại thì Cơng ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả cịn
có rất nhiều thuận lợi khác trong việc phát triển Công ty ngày càng vững mạnh
hơn.

25


×