Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết sông của nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.48 KB, 92 trang )

Ơ
ĐẠ
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
ÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH
NHÂ

Ữ VĂN
BỘ MÔN NG
NGỮ
- - - ��� - - -

LÊ TH
THỊỊ THI
MSSV: 6106430

Ệ THU
ẬT TỰ SỰ TRONG TI
ỂU THUY
ẾT SÔNG
NGH
NGHỆ
THUẬ
TIỂ
THUYẾ
ỄN NG
ỌC TƯ
CỦA NGUY
NGUYỄ
NGỌ



Lu
Luậận văn tốt nghi
nghiệệp Đạ
Đạii học
ữ Văn
Ng
Ngàành Ng
Ngữ

Cán bộ hướ
ng dẫn: Th.S. GV. LÊ TH
ÊN
ướng
THỊỊ NHI
NHIÊ

ơ, 2013
Cần th
thơ

0


NG TỔNG QU
ÁT
ĐỀ CƯƠ
ƯƠNG
QUÁ
ẦN MỞ ĐẦ

U
PH
PHẦ
ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ƯƠ
NG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG, TÁC GI
Ả VÀ
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
GIẢ
ẨM
TÁC PH
PHẨ
1.1. Tự sự và tự sự học
1.1.1. Tự sự
1.1.2. Tự sự học

ới thuy
ật tự sự
1.2. Gi

Giớ
thuyếết về ngh
nghệệ thu
thuậ
1.2.1. Cốt truyện tự sự
1.2.2. Kết cấu tự sự
1.2.3. Ngôn ngữ trần thuật
1.2.4. Giọng điệu trần thuật

ả và tác ph
1.3. Vài nét về tác gi
giả
phẩẩm
1.3.1. Tác giả
1.3.2. Tác phẩm
1.3.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
1.3.2.2. Tóm tắt tác phẩm

1


ƯƠ
NG 2: NGH
Ệ THU
ẬT TỔ CH
ỨC CỐT TRUY
ỆN VÀ
CH
CHƯƠ
ƯƠNG

NGHỆ
THUẬ
CHỨ
TRUYỆ
ỂU THUY
ẾT SÔNG CỦA NGUY
ỄN
KẾT CẤU TRONG TI
TIỂ
THUYẾ
NGUYỄ
ỌC TƯ
NG
NGỌ
2.1. Ngh
ật xây dựng cốt truy
Nghệệ thu
thuậ
truyệện trong ti
tiểểu thuy
thuyếết Sông
2.1.1. Chi tiết nghệ thuật
2.1.1.1. Chi tiết về vấn đề mang tính thời sự
2.1.1.2. Chi tiết mảnh ghép cuộc đời và số phận con người
2.1.1.3. Chi tiết biểu trưng
2.1.2. Kết thúc bỏ lửng

ật tổ ch
ức kết cấu trong ti
2.2. Ngh

Nghệệ thu
thuậ
chứ
tiểểu thuy
thuyếết Sông
2.2.1. Kết cấu thời gian, không gian đa chiều
2.2.1.1. Kết cấu thời gian đa chiều
2.2.1.2. Kết cấu không gian đa chiều
2.2.2. Kết cấu tầng bậc

ƯƠ
NG 3: NG
ÔN NG
Ữ VÀ GI
ỌNG ĐIỆU TR
ẦN THU
ẬT
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
NGÔ
NGỮ
GIỌ
TRẦ
THUẬ
ỂU THUY
ẾT SÔNG CỦA NGUY
ỄN NG
Ọ C TƯ
TRONG TI

TIỂ
THUYẾ
NGUYỄ
NGỌ
3.1. Ng
ữ tr
ần thu
ật
Ngôôn ng
ngữ
trầ
thuậ
3.1.1. Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ
3.1.2. Sự đa dạng trong ngôn ngữ trần thuật

ần thu
ật
3.2. Gi
Giọọng điệu tr
trầ
thuậ
3.2.1. Giọng triết lí
3.2.2. Giọng mộc mạc, hồn hậu
3.2.3. Giọng tâm tình

ẬN
KẾT LU
LUẬ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC


2


ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
ọn đề tài
1. Lý do ch
chọ
Nghệ thuật tự sự là một vấn đề hấp dẫn đối với những nhà nghiên cứu. Khi tìm
hiểu về vấn đề này của một tác phẩm, giúp ta khám phá ra những tầng lớp sâu kín về
nghệ thuật, những nội dung độc đáo của một tác phẩm. Tìm hiểu về nghệ thuật tự sự
giúp cho ta có cái nhìn khách quan hơn đối với tác phẩm. Và nghệ thuật tự sự là một
trong những đối tượng nghiên cứu đặc thù của tự sự học. Trong đó, tự sự học là một
phân nhánh của thi pháp học được xem như một khoa học nghiên cứu về cấu trúc của
văn bản tự sự. Mặt khác, tự sự học cung cấp cho những nhà nghiên cứu về giới thuyết
quan trọng trong việc khám phá, tiếp cận những giá trị của tác phẩm tự sự.
Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ đầy hứa hẹn của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Những sáng tác của nhà văn mang đậm dấu ấn của con người Nam Bộ. Nguyễn
Ngọc Tư đã khẳng định được vị trí trong văn đàn, trước hết đã vinh dự nhận được một
số giải thưởng của Hội văn học thành phố Hồ Chí Minh và Báo tuổi Trẻ. Sau đó, tạo

ng bất tận. Tác phẩm đã
được tiếng vang lớn bằng sự ra đời của truyện ngắn Cánh đồ
đồng
tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả, và khiến cho giới phê bình bàn luận sôi
nổi. Là nhà văn luôn tự làm mới mình, năm 2012, bằng một bước đi mới Nguyễn Ngọc

Tư đã chuyển sang sáng tác tiểu thuyết “Sông
ng””, tạo nên một làn sóng mới cho nền văn
học Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nền văn học Việt Nam đương đại nói
chung. Tiểu thuyết Sông như một bước ngoặt thử nghiệm của Nguyễn Ngọc Tư.
Không giống với những truyện ngắn trước đây, những nhân vật là con người chất phác,
nồng hậu, còn trong tiểu thuyết đầu tay này nhân vật chính là những con người đi tìm
lại “bản ngã” của chính mình, con người khát khao với hạnh phúc. Tiểu thuyết Sông
chưa đầy 300 trang, song những trang viết ấy lại chuyển tải những vấn đề thời sự, về
con người mang giới tính thứ ba, hay những bất cập của xã hội hiện nay, thông qua cái
nhìn tinh tế và nhạy cảm nhưng không kém phần sâu sắc của một người nghệ sĩ. Đó là
cái hay cái lạ về tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư. Dưới góc độ của nhà nghiên
cứu chúng tôi đi tìm hiểu về nghệ thuật tự sự để hiểu một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn
về giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Sông, cũng như về cái tình, cái hồn của nhà văn
trong tác phẩm.
Tiểu thuyết là thể loại tự sự cở lớn, là bức tranh hoành tráng tái hiện lại những
khoảnh khắc của cuộc sống, chứa trong đó lịch sử nhiều cuộc đời, và tiểu thuyết được

3


xem như “sử thi của thời đại”. Ngày nay, xã hội càng phát triển năng động, vì thế tiểu
thuyết đáp ứng được nhịp sống của xã hội hiện đại, phù hợp với tâm lí và thị hiếu của
người đọc. Chuyển tải những mặt tích cực và tiêu cực của đời sống con người, có thể
là những mảng nhỏ nhặt trong đời sống, như một lăng kính phản chiếu lại hiện thực
cuộc sống con người. Chính vì thế tiểu thuyết có đóng góp đáng kể trong việc phát
triển nền văn học cũng như thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Việc tìm hiểu về nghệ
thuật tự sự trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về
những vấn đề thời sự. Cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của thể loại tiểu
thuyết trong nền văn học Đồng bằng sông Cửu Long đang còn khiếm khuyết.
Văn học Đồng bằng sông Cửu Long đến nay có những bước tiến đáng kể,

nhưng gặp không ít khó khăn, trong việc khẳng định vị trí trong nền văn học. Vì một
số khó khăn trong việc tiếp nhận những tác phẩm của người dân, và chưa có những tác
phẩm có giá trị tư tưởng cao, không phải nơi đây không có những cây bút trẻ tài năng
có tâm có nghề, bởi vì những nhà nghiên cứu về văn học của vùng “trũng” này còn
quá ít, chưa đi sâu vào việc khai thác những giá trị đích thực của những tác phẩm,
chuyển tải đến người đọc. Cũng chính điều đó người viết mong đóng góp nhỏ này có
thể khai thác thêm vấn đề nghiên cứu của một tác phẩm, nhằm làm phong phú thêm
nguồn tư liệu cho việc làm rõ giá trị của tác phẩm văn học.
Bên cạnh đó mong bài viết này đưa ra cái nhìn khách quan hơn về tài năng của
cây bút trẻ đầy hứa hẹn như Nguyễn Ngọc Tư, trong việc phát triển nền văn học vùng

“trũng” cũng như nền văn học Việt Nam đương đại. Cũng như về mặt tích cực trong
việc thoát khỏi phong cách sáng tác truyện ngắn, tản văn, tạp văn của Nguyễn Ngọc
Tư trước đây.
Đó là những lý do mà người viết chọn đề tài “Ngh
Nghệệ thu
thuậật tự sự trong ti
tiểểu

thuy
thuyếết Sông của Nguy
Nguyễễn Ng
Ngọọc Tư”
ư”..

2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ, nhưng những tác phẩm của nhà văn đánh
dấu những bước tiến đáng kể trong nền văn học vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói
riêng và nền văn học Việt Nam đương đại nói chung. Trong hơn mười năm sáng tác
đối với một nhà văn thì khoảng thời gian không dài cũng không ngắn, trong đó

Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra đời hơn mười tập truyện ngắn, cùng nhiều tản văn và tạp

4


văn, một tiểu thuyết đầu tay. Với truyện ngắn đầu tay đã giúp nhà văn khẳng định
được tài năng bằng giải thưởng của Hội văn học, một khởi đầu tốt giúp Nguyễn Ngọc
Tư chuyển sang cây bút chuyên nghiệp hơn. Trong hai năm 2005- 2006, Nguyễn Ngọc
Tư đã gặt hái được không ít thành công, làm xôn xao dư luận bằng những tác phẩm
mang cái hồn riêng không lẫn vào đâu được, mang hương vị “sầu riêng”, được độc
giả trong nước và ngoài nước ái mộ. Trong năm 2012, nhà văn đã cho ra đời tiểu
thuyết Sông, một hướng rẻ mới trong sự nghiệp viết văn, bức phá ra khỏi phong cách
viết truyện ngắn. Trong khoảng thời gian sáng tác, Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên những
giá trị thật của chính những sáng tác, khẳng định vị trí xứng đáng trong văn đàn. Do
đây là cây bút trẻ còn nhiều mặt hạn chế trong việc nghiên cứu về tác giả cũng như tác
phẩm này, mà phần lớn những ý kiến, phản hồi được đăng tải nhiều trên Internet của
những trang mạng như: Tuổi Trẻ, Báo văn nghệ, Dân Trí, Đài tiếng nói Việt Nam
online, Văn Nghệ Đồng bằng sông Cửu Long, Blog cá nhân Nguyễn Ngọc Tư….
Trong bài phỏng vấn của trang mạng “Đà
“Đàii ti
tiếếng nói Vi
Việệt Nam online”, Nguyễn
Ngọc Tư đã tâm sự khi mình viết tiểu thuyết đầu tay “Đối với tôi, viết tiểu thuyết là

một bước thử nghiệm thú vị, nếu tôi không thử viết tiểu thuyết thì có thể sau này tôi sẽ
cảm thấy hối tiếc. Thực ra, có thể nói đây cũng chính là cố gắng của tôi, thay vì viết
ngắn thì bây giờ tôi viết dài. Thay vì kể thiếu thì bây giờ kể thừa” [16]. Lời bộc bạch
trên, cũng cho thấy được một phần con người cũng như phong cách viết văn của
Nguyễn Ngọc Tư, một con người luôn muốn bức phá, luôn đi tìm cái mới, bức phá ra
khỏi phong cách cũ để đi tìm chất “sáng” cho tiểu thuyết Sông cũng như những sáng

tác sau này. Sáng tác cũng phải dấn thân cũng phải trải nghiệm mới có một bước tiến
cho dù kết quả đem lại không được hoàn mĩ, nhưng đổi lại cho thấy sự cố gắng cũng
như sự tôi luyện bản thân.
Tiểu thuyết Sông là tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Ngọc Tư, nó ra đời chịu
ảnh hưởng từ nhiều truyện ngắn khác của nhà văn, đặc biệt là tập truyện ngắn Cánh

ng bất tận, tập truyện ngắn Gi
đồ
đồng
Gióó lẻ và ch
chíín câu chuy
chuyệện kh
kháác. Nguyễn Ngọc Tư đã
viết về tiểu thuyết Sông bằng đam mê bằng việc thích khám phá, nhà văn đã nói: “Chỉ

viết bằng sự mơ mộng, tưởng tượng về thế giới chưa từng tới, về những con người
chưa từng thấy, những người chưa gặp hoàn toàn không vì một trải nghiệm nào” [16].
Dù Nguyễn Ngọc Tư viết bằng sự “mơ mộng, tưởng tượng” nhưng đó cũng là sự
quyết tâm thay đổi phong cách viết truyện ngắn, cũng không thể đứng hoài một chỗ

5


trong ánh sáng của hào quang cũ được. Tuy tiểu thuyết Sông là một bước thử nghiệm,
cái được cũng nhiều cái thiếu sót cũng có. Song vẫn thấy rõ được một Nguyễn Ngọc
Tư luôn tự tin vào những gì nhà văn viết, viết bằng tất cả những gì mà tác giả trải
nghiệm được, luôn muốn làm mới trang viết của mình bằng những thế giới khác, đây
là sự thử thách với chính bản thân của tác giả để có một hướng đi mới trong sự nghiệp
viết văn của mình.


u tay
Trong bài viết về “Nguy
Nguyễễn Ng
Ngọọc Tư ra mắt ti
tiểểu thuy
thuyếết đầ
đầu
tay”” nhà phê bình
Phạm Xuân Nguyên có nhận xét về tiểu thuyết Sông
ng: “Ở Sông vẫn là không gian sông

nước quen thuộc trong sáng tác của Nguyễn ngọc Tư. Sông là chuyển động, là dòng
chảy. Với việc cho nhân vật ra đi men theo dòng sông, Tư đã làm được hai việc: vừa
phản ánh hiện thực, kể, tả về những vùng đất dọc hành trình vừa men theo dòng chảy
tâm trạng để nhân vật bộc lộ mình. Từng chương, từng chương của Sông hiện lên như
truyện ngắn. Lối viết nhẫn nha, dẫn dụ tạo nên sự hấp dẫn từ những mảng miếng
tưởng như rời rạc, chấp vá, câu chuyện dần mở ra theo từng trang sách. Sông như đời
người với những khúc quanh. Sông vừa quen vừa lạ, vừa là Tư của hiện tại vừa là Tư
của chuyển tiếp…” [15]. Những nhân vật trong tiểu thuyết là những hình tượng nhân
vật “bỏ đi”, đi để tìm về với chính con người thật của mình, tìm về cái gọi là “bản

ngã”, tìm thấy được khát vọng của cuộc sống. Trong tiểu thuyết là những cuộc đời của
nhiều số phận được ghép nối lại với nhau nhưng vẫn là những con người thân thuộc
mà ta từng bắt gặp trong truyện ngắn, những cuộc đời ấy có thể ẩn hiện bóng dáng cho
những số phận thật trong cuộc sống hiện thực ngày nay. Những lời nhận xét trên cũng
một phần giúp người đọc hiểu được một phần về tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc
Tư.
Biên tập viên Trần Ngọc Sinh của NXB Trẻ, trong lần giới thiệu về tiểu thuyết

Sông có đưa ra nhận xét: “Sông là sự đổi mới toàn diện của Nguyễn Ngọc Tư. Đẹp.

Đáo để. Trần tục và hư ảo. Truyện kết thúc bằng dấu chấm hỏi về số phận một con
người - không do dự, cô đã đẩy mầm móng ý tưởng vừa nhú lên sang tay người đọc, để
họ nuôi dưỡng chúng bằng trải nghiệm, qua việc đọc cuốn sách” [15]. Lời nhận xét
của Biên tập viên Trần Ngọc Sinh một lần nữa khẳng định lại sự thay đổi trong phong
cách viết văn của Nguyễn Ngọc Tư. Một tác phẩm được khen ngợi là “Đẹp. Đáo để.

Trần tục và hư ảo”, nó như thổi ánh sáng vào tiểu thuyết Sông, tuy lời nhận xét ngắn
gọn nhưng bao hàm cho cả tiểu thuyết về nội dung và nghệ thuật. Trong đó có đề cập

6


đến việc kết thúc tác phẩm, do những bạn đọc nuôi dưỡng những gì họ cho là đúng với
hoàn cảnh và những con người thật của hiện tại. Một kết thúc không có hậu nhưng đó
mới chính là phong cách viết văn của Nguyễn Ngọc Tư.
Bạn đọc đã quen với phong cách viết truyện ngắn cũng như tản văn và tạp văn
của Nguyễn Ngọc Tư, nhưng có sự thay đổi đáng kể trong cách viết mới, người đọc
cần ngẫm nghĩ và nhận định lại những giá trị mà tiểu thuyết Sông mang lại. Nhà phê
bình Nguyễn Thế Thanh nhận xét: “Tôi nghĩ Sông đặc biệt với Tư bởi cô đã bước ra

khỏi vùng quen thuộc của mình. Vùng quen thuộc của Tư là truyện ngắn. Một vùng
quen thuộc khác là tản văn rất hấp hẫn người đọc. Bây giờ Ngọc Tư bỏ lại sau mình
tất cả những thói quen ấy, sở trường ấy để bước vào một thử thách mới là tiểu thuyết.
Bản thân cô không nghĩ rằng sẽ viết một tác phẩm hoành tráng, cô chỉ biết là cô sẽ tự
đổi mới chính mình. Cách viết lạ lẫm hơn. Cách xây dựng nhân vật cũng lạ lẫm hơn.
Có người nhận xét về cuốn tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư là nó đẹp, nó hư ảo
và nó cũng đáo để nữa” [16]. Trong lời nhận xét trên, chủ yếu đề cập đến vấn đề tự đổi
mới mình trong phong cách viết tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, không đi
theo con đường cũ của truyện ngắn, tản văn và tạp văn.
Tiểu thuyết Sông ra mắt độc giả trong năm 2012, tác giả đã đưa chuyện đồng

tính vào tác phẩm, như một nét mới trong việc phản ánh hiện thực xã hội với vấn đề
nóng bỏng này. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Đưa chuyện đồng tính

vào, tôi cho đó là một sự gia giảm cần thiết và hợp lý, với liều lượng vừa phải và hoàn
toàn ăn nhập với câu chuyện đi tìm bản ngã ở tiểu thuyết “Sông”. Đủ để không gây
cảm giác tác giả đang muốn dùng điều đó để câu khách - điều đó đương nhiên không
có ở Nguyễn Ngọc Tư” [17]. Như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã nhận xét cho
dù là những con người đồng tính nhưng họ vẫn cần lắm sự khao khát sống đúng với
chính bản thân con người mình, với cách đưa nhân vật như thế vào tác phẩm tạo nên
hiệu ứng cao hơn trong việc thể hiện tâm lý cũng như sự đấu tranh trong con người họ
được đẩy lên mức cao nhất.
Trong bài báo “Kh
Khảảo về sự bi
biếến mất”, bài viết này đã đưa ra cách nhìn nhận về
giọng điệu trong tiểu thuyết Sông: “Cũng phải nói thêm, nhờ sự thoáng chốc tan biến

của Sông khi đọc lên, ngay từ đầu, nghi lễ khai sinh không còn vẫy gọi giọng điệu
vang dội như hộp âm bốn chữ rải đều Cánh đồng bất tận, Biển người mênh mông,
Thương quá rau răm, Khói trời lộng lẫy, Biến mất ở thư viện,…mà đơn độc chỉ dẫn về

7


một đích ngắm sự biểu đạt ngắn ngủi vụt hiện, tan chảy triền miên của hiện thực trước
mặt. Từ đó lối viết tiểu thuyết này cũng có vài biến đổi dựa trên đà sẵn có của một
phong cách văn chương đậm chất Nam Bộ” [18]. Tuy Nguyễn Ngọc Tư đã vượt qua
cái bóng của giọng văn cũ, nhưng những trang viết vẫn đậm chất Nam Bộ không thể
nào xóa nhòa, hay đây chính là nét riêng của nhà văn, một đứa con của vùng đồng
bằng đầy nắng gió.
Cũng chính nhà văn từng nhận định về tiểu thuyết Sông, nó không đạt như

mong đợi, vẫn còn nhiều ý kiến về những mặt mà tác phẩm chưa đạt, trong việc tái
hiện đời sống và những cung bậc trạng thái cảm xúc. Như câu nói của Nguyễn Ngọc
Tư: “Vừa bước ra khỏi ngôi nhà ấm cúng kia thôi, gặp phải trận mưa đầu tiên” [14].
Quả thật, khi viết tiểu thuyết Sông Nguyễn Ngọc Tư cố bức phá ra khỏi phong cách
viết truyện ngắn, tản văn và tạp văn, cố thoát mà không được, vì chịu ảnh hưởng nhiều
từ những thành công trên. Khi tiểu thuyết Sông ra mắt bạn đọc cũng có nhiều ý kiến
trái chiều về tác phẩm này, nó không tạo nên kịch tính và hấp dẫn người đọc, còn quá
nhẹ nhàng ở chương kết thúc.

ở cu
Tác giả Nguyễn Võ Khang Hạ trong bài viết “Hơi th
thở
cuộộc sống trong ti
tiểểu
thuy
thuyếết Sông của Nguy
Nguyễễn Ng
Ngọọc Tư” có bàn đến việc tác phẩm còn đôi chỗ chưa đạt,
“theo tôi thì có đôi ba chỗ dở. Nhưng trong bài viết này tôi chỉ mạn phép lạm bàn một
điều ở chương bốn, nói về bế và bà mẹ chồng giả bệnh ho giữ con dâu ở lại với mình
trên chiếc ghe bán tạp hóa có tên rất lạ: Chợ Trôi. Đáng buồn là tác giả đã cho người
đọc “ăn đồ nguội” từ truyện ngắn “Kịch ở Làng” nguyên cả đoạn văn dài với tên
nhân vật… y chang, có “edit” dăm ba từ, lỗi chính tả” [19]. Lời lạm bàn cho thấy rõ
khiếm khuyết của tác phẩm. Cho nên, sự đầu tư kĩ cho việc tạo chi tiết, tình huống cho
tác phẩm cũng góp phần tạo nên một cốt truyện đặc sắc.

ã” , tác giả Hoài
Trong bài bình luận văn nghệ về “Sông và hành tr
trìình bản ng
ngã”

Phương đưa ra lời nhận xét: “Đọc “Sông” ta cảm nhận được những “áp lực” đè lên

Nguyễn Ngọc Tư. Điều đó dễ hiểu. Từ độ “Cánh đồng bất tận” đến nay đã là một
khoảng thời gian đủ cho người đọc mong đợi một sự bức phá, hoặc chí ít một sự khác
đi. Chưa kể Sông còn là tiểu thuyết đầu tiên của cây bút văn xuôi xuất sắc này. Có
phải vì áp lực vô hình đó mà ở Sông, ta gặp một giọng văn dường như có chút phân
vân, chênh chao, đôi chỗ gồng lên” [20]. Một vướng mắc khi nhà văn bắt đầu viết tiểu
thuyết đầu tay, giọng văn vẫn ẩn hiện đâu đó trong những trang viết sự gò ép, lời nhận

8


xét đưa ra cái nhìn rõ hơn về giọng văn cố thoát khỏi những ràng buộc cũ, đi tìm một
giọng văn đặc thù riêng của chính mình. Đây là lời nhận xét rõ hơn về phần nghệ thuật
của tác phẩm, giúp cho những độc giả đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm.
Những lời nhận định, đánh giá trên xoay quanh những mặt được và hạn chế của
tiểu thuyết Sông đa phần là đánh giá về sự bức phá khỏi phong cách viết truyện ngắn,
tạp văn và tản văn của Nguyễn Ngọc Tư, chưa có những bài viết nghiên cứu sâu cũng
như vẫn còn ít những ý kiến bàn luận về nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Sông
ng. Những
nhận định, đánh giá trên giúp cho người viết có thể tham khảo và tìm hiểu sâu hơn về
nghệ thuật tự sự bằng việc lấy cốt truyện, kết cấu tự sự, giọng điệu trần thuật và ngôn
ngữ trần thuật, làm đối tượng để khảo sát, tìm hiểu một cách có hệ thống về tiểu thuyết

Sông. Để hiểu rõ và toàn vẹn, cũng như có cái nhìn khách quan hơn về nghệ thuật tự
sự trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư.

ch nghi
3. Mục đí
đích

nghiêên cứu
Nghiên cứu về đề tài “Ngh
Nghệệ thu
thuậật tự sự trong ti
tiểểu thuy
thuyếết Sông của Nguy
Nguyễễn

Ng
Ngọọc Tư” chúng tôi hướng vào những mục tiêu sau:
Thứ nhất, tìm hiểu về tác phẩm Sông để thấy rõ hơn về nghệ thuật tự sự trong
tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư, thông qua ngòi bút hồn hậu đậm chất Nam Bộ,
cũng như mạnh dạn đưa vào tiểu thuyết vấn đề giới tính thứ ba bằng ngôn ngữ và
giọng văn trần thuật hết sức linh hoạt. Xây dựng một cốt truyện sự kiện có những mối
quan hệ ràng buộc với nhau để tạo nên hiệu quả về việc làm sáng tỏ chủ đề, một vấn
đề về hiện thực của xã hội. Đồng thời cốt truyện tác phẩm có những chi tiết nghệ thuật
đặc sắc giúp nổi bật lên những hình tượng nhân vật, cũng như không gian và thời gian
nghệ thuật. Qua đó, có thể nhận ra nhiều mặt mà xã hội Việt Nam đang phải đối mặt
với vấn đề nan giải này. Có những con người đi tìm về đúng bản ngã của chính mình,
khát khao sống đúng con người thật, mà những điều đó thật khó thực hiện. Thông qua
những vấn đề trên, tìm hiểu thêm về những vấn đề thời sự, cũng như những đóng góp
trong việc thúc đẩy việc phát triển của văn học đương đại, ngoài ra có sự phá cách
trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, góp phần tạo nên sự đa dạng trong sáng tác.

Thứ hai, qua tác phẩm Sông có thể hiểu thêm về quan niệm cuộc sống, những
cách nhìn, cách suy ngẫm có thể là triết lí đời thường về những vấn đề mà nhà văn đã
đưa vào tác phẩm thông qua việc tìm hiểu nghệ thuật tự sự ở các khía cạnh: cốt truyện

9



tự sự, kết cấu, giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật. Cũng như làm rõ giá trị thẩm mĩ của
tiểu thuyết Sông.

Thứ ba, mục đích nghiên cứu của đề tài này còn phục vụ mục đích học tập, tìm
hiểu thêm về vấn đề thời sự xã hôi. Ngoài ra, còn giúp người viết nắm vững kiến thức
về lí luận.

4. Ph
Phạạm vi nghi
nghiêên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu về đề tài “Ngh
Nghệệ thu
thuậật tự sự trong ti
tiểểu thuy
thuyếết Sông

của Nguy
Nguyễễn Ng
Ngọọc Tư”
ư”, do nhu cầu nghiên cứu, khả năng giới hạn của bản thân và
nguồn tư liệu nên người viết chỉ khảo sát sâu về tiểu thuyết Sông, về nghệ thuật tự sự
của tiểu thuyết, những giá trị mà tiểu thuyết chuyển tải đến những bạn đọc. Tìm hiểu
về tác giả Nguyễn Ngọc Tư, một đứa con của vùng đất tận cùng của Tổ quốc.
Bên cạnh đó người viết còn khảo sát thêm một số sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư, và một số sáng tác của một số nhà văn khác, đặc biệt thuộc vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, để có cái nhìn mới, lạ và hay về cây bút trẻ này.
Tư liệu khảo sát chính là tiểu thuyết Sông, bên cạnh đó người viết còn tham
khảo tư liệu về “Lí lu
luậận văn học”, “Thi ph

phááp học”, “Từ điển văn học”, “Tự sự học”.
Khi tìm hiểu về nghệ thuật tự sự cần phải liên hệ với những vấn đề lí luận và thi pháp,
để làm rõ và có sức thuyết phục cao hơn về giá trị của tác phẩm.

ươ
ng ph
áp nghi
5. Ph
Phươ
ương
phá
nghiêên cứu
Nhằm đạt hiệu quả cao trong việc làm sáng tỏ đề tài, thì cốt yếu người viết thực
hiện bước đầu tiên là tìm hiểu và đọc những vấn đề có liên quan đến phạm vi nghiên
cứu. Bước tiếp theo là sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích chứng minh: trên những vấn đề lí luận và tác phẩm cụ
thể, người viết đi tìm hiểu, phân tích, lập luận, giải thích, bằng những dẫn chứng cụ thể,
nhằm làm rõ nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Sông.
Phương pháp hệ thống: nhằm mục đích nhìn nhận, đánh giá một cách có hệ
thống các sự kiện, chi tiết nghệ thuật, tình huống xảy ra với các nhân vật trong cốt
truyện, cũng như mối quan hệ giữa các nhân vật, những yếu tố góp phần tạo nên sức
hấp dẫn của tác phẩm như: giọng điệu, ngôn ngữ,… Từ đó làm rõ vấn đề mà đề tài đã
đặt ra về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Sông.

10


Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở những vấn đề về tìm hiểu nghệ thuật tự sự
trong tiểu thuyết Sông thông qua phương pháp phân tích chứng minh và phương pháp
hệ thống, từ đó tổng hợp lại những vấn đề mà tác phẩm đạt được cũng như hạn chế của

tác phẩm, nhằm chọn ra những vấn đề nổi bật làm sáng tỏ đề tài.

11


ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ƯƠ
NG 1:
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
Ả VÀ TÁC PH
ẨM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG, TÁC GI
GIẢ
PHẨ
1.1
.T
ự sự và tự sự học
1.1.T
.Tự
1.1.1. Tự sự
Việc phân chia loại thể văn học từ xưa đã có và gặp không ít khó khăn. Trong
đó, có nhiều cách phân chia văn học thành nhiều loại thể khác nhau, nhưng được sự
đồng tình và ủng hộ nhiều nhất từ các nhà nghiên cứu lí luận học là cách chia văn học
thành ba loại hình cơ bản nhất là: tự sự, trữ tình và kịch.
Theo tác giả của công trình Lí lu
luậận văn học, tự sự là “hiện thực tái hiện qua


những cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người, được thể hiện trực tiếp qua những
lời lẽ bộc bạch, thổ lộ, tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của
nó - qua con người, hành vi, sự kiện, được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó”. [7;
tr.375]. Theo Lại Nguyên Ân, loại hình tự sự được hiểu là: “tái hiện hành động diễn

ra trong thời gian và không gian, thực hiện các biến cố trong cuộc đời các nhân
vật…” [1; tr.359].
Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực chủ yếu thông qua những biểu hiện
của cảm xúc, suy tưởng, thì tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực đời sống qua những sự
kiện, biến cố. Vì vây, tính sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là khả năng phản ánh cuộc
sống một cách bao quát rộng lớn. Tính chủ quan trong tác phẩm tự sự được tác giả ẩn
vào bên trong, tái hiện đời sống và thuyết phục người đọc chủ yếu ở tính khách quan.
Và ở tự sự, có thể xây dựng được những tính cách phức tạp, mâu thuẫn, đa diện, đang
hình thành; mặc dù không phải tác phẩm nào cũng làm được như vậy, nhưng khả năng
tiềm tàng của tự sự là chỉ ra được cuộc đời trong tính toàn vẹn của nó, là khám phá
được bản chất của cả một thời đại, là bộc lộ tính quy mô của hành vi sáng tạo.
Tác phẩm tự sự không chỉ phản ánh thế giới bên ngoài còn phản ánh thế giới
bên trong gồm tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ, gắn liền với giọng trần thuật trầm tĩnh. Nhà
văn tự sự tái hiện toàn bộ thế giới, thể hiện mọi biểu hiện bên trong và bên ngoài con
người, mà sự kiện là mối quan hệ của thế giới, tác giả tự sự có thể chọn và tạo ra
không gian và thời gian. Chính điều đó giúp cho tác phẩm tự sự có khả năng bao quát
cuộc sống trong phạm vi lớn. Giúp cho cốt truyện tự sự khác với cốt truyện kịch.

12


ật để tạo nên một tác
Ngoài ra tác phẩm tự sự cũng cần những chi ti
tiếết ngh

nghệệ thu
thuậ
phẩm hoàn chỉnh, tác giả cũng tạo nên người trần thuật để phân tích, khêu gợi, bình
luận hay làm sáng tỏ, giúp cho người đọc hiểu ý nghĩ thầm kín, hay hành động của
nhân vật. Để có những điều đó nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người kể chuyện,
các yếu tố nghệ thuật như ngôn ngữ, giọng điệu mang nét đặc trưng.
Văn tự sự có một khả năng bao quát vô song mà chỉ có nghệ thuật điện ảnh là
có thể sánh được. Tác phẩm thuộc thể loại tự sự trở thành một loại văn học có khả
năng phản ánh hiện thực sâu rộng nhất, có vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống
tinh thần của người hiện đại.

1.1.2. Tự sự học
Lí thuyết tự sự cung cấp một bộ công cụ cơ bản và sắc bén nhất giúp cho việc
nghiên cứu đi sâu vào từng lĩnh vực nghiên cứu như điện ảnh, giao tiếp, phương tiện
truyền thông, nghiên cứu văn hóa. “Nếu thiếu kiến thức cơ bản về tự sự học thì các

phán đón trong các ngành nghiên cứu trên rất dễ phạm những sai lầm sơ đẳng và các
kết luận có thể chỉ là lâu đài xây trên cát” [11; tr.11].
Trong lời nói đầu của công trình nghiên cứu “Tự sự học”, tác giả Trần Đình Sử
có đề cập đến vấn đề: “Tự sự học (Narratology) là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù

của Lí luận văn học, lấy nghệ thuật, tự sự làm đối tượng, phần nào đó tương ứng với
“thi học” nghĩa hẹp, là lĩnh vực lấy thi ca làm đối tượng nghiên cứu. [11; tr.7].
Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng

“nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là
nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc”
[11; tr.11]. Tư sự học không đóng khung trong tiểu thuyết mà vận dụng cả hình thức

“tự sự” khác, như tôn giáo, lịch sử, điện ảnh, khoa học, triết học, chính trị.

Trong văn học, tự sự có trong thơ, thơ trữ tình, trong kịch, chứ không chỉ là
trong truyện ngắn, tiểu thuyết, ngụ ngôn… như một phương thức tạo nghĩa và truyền
thông tin. Tự sự nằm trong bản chất con người bởi con người là một động vật biết tự
sự. Chỉ có tự sự văn học là phức tạp nhất, đáng để nghiên cứu nhất.
Tự sự học có từ thời Platon, Aistote. Đến tự sự học hiện đại được manh nha
hình thành từ cuối thế kỉ trước. Tự sự học đến nay có thể chia làm ba thời kì: Tự sự
học trước chủ nghĩa cấu trúc “nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự” [11;

13


tr.13]; tự sự học cấu trúc chủ nghĩa đi tìm mô hình của hình thức tự sự. Đặc điểm của
lí thuyết tự sự chủ nghĩa cấu trúc là lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự học là
sự mở rộng của cú pháp học, còn trữ tình là sự mở rộng của ẩn dụ, và “mục đích của

chủ nghĩa cấu trúc là nghiên cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự
nhằm tìm một cách đọc tự sự mà không cần đối chiếu giản đơn tác phẩm tự sự với hiện
thực khách quan” [11; tr.14-15]; và tự sự học hậu cấu trúc, một bộ môn “quan tâm tới
các phương thức biểu đạt ý nghĩa khác nhau, lấy văn bản làm cơ sở” [11; tr15]. Hình
thức tự sự là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm. Quá trình phát triển của lí
thuyết tự sự, nhà lí luận tự sự Mĩ Gerald Prince chia làm ba nhóm theo ba loại hình.
Nhóm một là những nhà tự sự học chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa
Nga như V.Propp. Nhóm hai lấy G.Genette làm tiêu biểu đã xem nguồn gốc của tự sự
là dùng ngôn ngữ nói hay viết mà biểu đạt, nên vai trò của người trần thuật là quan
trọng nhất. Nhóm ba đại diện là Gerald Prince và Seymour Chatman, họ coi trọng
phương pháp nghiên cứu tổng thể, hay dung hợp.
Lí thuyết tự sự học hiện đại cho ta thấy sự phức tạp của cấu trúc tự sự. Tác giả
không bao giờ hiện diện trong tiểu thuyết như là “một người kể, người phát ngôn, mà

chỉ xuất hiện như một tác giả hàm ẩn, một cái Tôi thứ hai của nhà văn, với tư cách là

người mang hệ thống quan niệm và giá trị trong tác phẩm” [11; tr.18]. Lí thuyết tự sự
chỉ ra “kết cấu của tầng bậc trần thuật, mà người trần thuật ở bậc càng cao thì càng

xuất hiện sau, và nhiệm vụ của nó là cung cấp, giới thiệu người trần thuật ở bậc thấp,
phân biệt trần thuật chính, trần thuật phụ, siêu trần thuật…” [11; tr.18]. Lí thuyết tự
sự cho thấy rõ “sự biến dạng thời gian bằng các biện pháp rút gọn, tỉnh lược, cảnh,

kéo dài, dừng lại, lặp lại, và các hình thức đổi thay tính liên tục của sự kiện” [11;
tr.18], chính điều đó giúp ta có thể quan sát một cách cụ thể hơn về cơ chế của nghệ
thuật tự sự. Lí thuyết tự sự có thể chỉ ra “góc nhìn, điểm nhìn, tiêu cự trần thuật với

mô hình trần thuật” [11; tr.18]. Ngoài ra, tự sự học hiện đại cũng đi sâu vào nghiên
cứu “về hành vi ngôn ngữ tự sự và các hình thức của nó, tiếp tục nghiên cứu về cấu

trúc của tình tiết, đơn vị cơ bản của tình tiết, loại hình hóa cốt truyện” [11; tr.18-19].
Và tự sự học hiện đại tiếp tục nghiên cứu cấu trúc của tình tiết, đơn vị cơ bản của tự sự,
các kiểu tổ hợp tình tiết, loại hình hóa cốt truyện.
Tự sự học giúp hiểu rõ mọi hình thức tự sự, nghệ thuật và phi nghệ thuật. Mở ra
khả năng nghiên cứu truyền thống tự sự trong mỗi nền văn học. Lí thuyết tự sự cung

14


cấp những khái niệm về cấu trúc văn bản tự sự, cho phép nhận ra các đặc điểm trên
một cách khoa học. Ví dụ Milena Dolezel nghiên cứu mô hình tự sự trong tiểu thuyết
cuối Thanh ở Trung Quốc, Andrew Placks, người Mĩ nghiên cứu nghệ thuật tự sự của
tiểu thuyết chương hồi cổ điển Trung Quốc mà ông gọi là “Tứ đại kì thư”…
Lý thuyết tự sự sẽ cho ta thấy không chỉ là kĩ thuật trần thuật của các thể loại,
các nhà văn, mà cho thấy cả truyền thống văn hóa ở đằng sau nó. Và văn học Việt
Nam cũng có truyền thống tự sự lâu đời.


ới thuy
1.2
1.2.. Gi
Giớ
thuyếết về ngh
nghệệ thu
thuậật tự sự
1.2.1. Cốt truy
truyệện tự sự
Cốt truyện trong các thể văn học là một thành phần thiết yếu của tác phẩm tự sự
và kịch, nhưng ít có trong tác phẩm trữ tình. Đặc biệt, trong tác phẩm tự sự cốt truyện
được xem là một trường hành động của các nhân vật và để tác giả lý giải những tính
cách của nhân vật.
Theo Lại Nguyên Ân cốt truyện là: “Sự phát triển hành động; tiến trình các sự

việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình” [1;
tr.113]. Cốt truyện có chức năng quan trọng là thể hiện các mối quan hệ của các đời
sống nhân vật, tức là tạo nên xung đột của một tác phẩm tự sự. Qua đó, phát triển mối
quan hệ giữa các nhân vật đồng thời là nơi để tác giả bộc lộ các tính cách của nhân vật
nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng của một tác phẩm tự sự.
Trần Đình Sử cho rằng cốt truyện là: “yếu tố của tác phẩm tự sự. Theo định

nghĩa truyền thống đó là tất cả hành động, biến cố được phát triển trong tiến trình kể
chuyện” [9; tr.99]. Trong công trình Lí lu
luậận văn học các tác giả cho rằng “cốt truyện
thực chất là cái lõi diễn biến của truyện từ xảy ra cho đến kết thúc” [7; tr.304].
Còn trong Từ điển văn học cốt truyện là: “một phương diện của lĩnh vực hình

thức nghệ thuật, nó chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố

(tức cốt truyện) đã tạo ra sự vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác
phẩm. Tính truyện (có cốt truyện) là một phẩm chất có giá trị quan trọng của văn học,
sân khấu, điện ảnh và các nghệ thuật cùng loại” [5; tr.324].
Chức năng của cốt truyện là làm sao bộc lộ được các mâu thuẫn của đời sống
các nhân vật, tức là làm sao thể hiện được các xung đột; gắn kết các sự kiện thành một
chuỗi; khắc họa nhân vật…

15


Có các kiểu cốt truyện như là: cốt truyện “biên niên” và cốt truyện “đồng tâm”
hoặc cốt truyện “đơn tuyến” và cốt truyện “đa tuyến”. Ngoài ra, có những tác phẩm
không có cốt truyện hoặc cốt truyện đơn giản, sơ lược.
Cho dù truyện thuộc loại lớn hay nhỏ, cốt truyện thường được nêu theo tiến
trình vận động của các sự kiện được miêu tả trong đó, từ hình thành cho đến kết thúc,
bao gồm các thành phần chính: thắt nút, phát triển các hành động, cao trào, mở nút.
Các thành phần ấy có một chức năng riêng, khi tìm hiểu một tác phẩm cần có sự nhận
thức một cách linh hoạt về các thành phần đó để lí giải nội dung và tư tưởng tác phẩm.
Thắt nút là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của mối quan hệ tất yếu
sẽ tiếp tục phát triển. Phát triển là toàn bộ sự kiện và vận động của các mối quan hệ
nảy sinh từ thắt nút. Cao trào là sự phát triển đến đỉnh điểm các sự kiện, tạo nên bước
ngoặt lớn cho sự phát triển của truyện. Mở nút là sự kiện tiếp theo của cao trào, đánh
dấu sự kết thúc và phát triển của các mối quan hệ, giải quyết xung đột trong tác phẩm.
Ngoài ra cốt truyện có thể có phần trình bày và vĩ thanh. Trình bày là quá trình thai
nghén xung đột. Vĩ thanh là phần kể lại những sự việc xảy ra, tương lai của các nhân
vật. Nhưng cốt truyện không nhất thiết đủ các thành phần trên và tách bạch rõ ràng.
Chính điều đó nên trật tự trần thuật có ý nghĩa là khám phá ý nghĩa tâm lý, tư tưởng,
nhận thức của sự kiện đối với nhân vật. Cốt truyện trong một tác phẩm đôi khi cũng có
sự lặp lại theo một môtip nào đó.
Như vậy việc xây dựng cốt truyện có ý nghĩa quan trọng đối với một nhà văn, là

nơi để nhà văn phán ánh những hiện thực xã hội cũng như những mâu thuẫn của đời
sống con người.
Góp phần xây dựng tình huống truyện trong một tác phẩm cần đến những chi
ti
tiếết ngh
nghệệ thu
thuậật nổi bật lên chủ đề cũng như hình tượng văn học đặc sắc. Trần Đình Sử
viết: “chi tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó không có ý nghĩa độc lập, nhưng lại biểu

hiện được ý nghĩa của các chỉnh thể mà chúng thuộc vào” [9; tr.82]. Chi tiết nghệ
thuật là dụng ý tinh tế của tác giả văn học để xây dựng nên tình huống truyện và làm
tiền đề cho cốt truyện phát triển hợp lí. Là một phương tiện cơ bản để thể hiện nhân
vật tính cách sao cho sinh động và hấp dẫn.
Tác phẩm tự sự tái hiện cuộc sống khách quan nên có sự khởi đầu và kết thúc.
úc tác ph
Vì vậy, kết th
thú
phẩẩm là: “một trong những thành phần của cốt truyện thường

tiếp theo sau ngay đỉnh điểm, đảm nhiệm chức năng thể hiện tính trạng thái cuối cùng

16


của xung đột được mô tả trong tác phẩm” [4; tr.157]. Hay “kết thúc tác phẩm, tác giả
nói một ý kiến khái quát, một lời cảm ơn công chúng, v.v…” [5; tr.325]. Việc nhìn
nhận vấn đề cuộc sống của mỗi người trong tác phẩm có cách suy nghĩ khác nhau,
chính vì thế tác giả của tác phẩm tự sự thường dừng lại ở mức độ miêu tả sự việc nào
đó, tạo nên một kết thúc bỏ ngỏ. Tiểu thuyết được xem là “sử thi của thời đại”, chính
vì vậy mà nó gần giống như hiện thực cuộc sống, cũng phải tuân theo quy luật tự nhiên,

được các tác giả tạo cho tác phẩm bằng kết thúc mở. Với lối kết thúc này thường đưa
ra vấn đề mà không bàn luận, khiến cho người đọc có cảm giác câu chuyện còn tiếp
diễn và kéo dài ra nửa. Nhà văn tạo cho tác phẩm kết thúc mở hay bỏ lửng vấn đề để
người đọc liên tưởng đến sự việc đó sẽ diễn ra, cảm nhận và suy ngẫm về những vấn
đề bằng cái nhìn đa diện, đa chiều, có thể những vấn đề được đề cập chịu ảnh hưởng từ
nhiều mặt của cuộc sống. Chính là tuân theo quy luật đồng sáng tạo. Tuy nhiên, tác
phẩm là đứa con tinh thần của tác giả, vì thế việc kết thúc một tác phẩm như thế nào
vẫn mang bản chất và quan điểm của tác giả trong đó.

1.2.2. Kết cấu tự sự
Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của quá trình tư duy nghệ thuật của nhà
văn. Vì vậy, về nguyên tắc một tác phẩm văn học là một chỉnh thể, để tạo nên một tác
phẩm hoàn chỉnh nhà văn phải lao động cật lực để chọn những chi tiết đặc sắc, sắp xếp
các sự kiện, hình tượng, miêu tả chi tiết nghệ thuật như thế nào,… Phải đảm bảo
nguyên tắc các yếu tố đó trong tổng thể có mối quan hệ bổ trợ nhau và tương đối bền
vững. Nên kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành một tác phẩm văn học
hoàn chỉnh.
Theo Lại Nguyên Ân “kết cấu là sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức

nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài. Kết cấu gắn kết
các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng. Các quy luật của kết cấu –
là kết quả của nhận thức thẩm mỹ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại” [1;
ữ văn học thì: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức
tr.167]. Hay theo Từ điển thu
thuậật ng
ngữ
tạp và sinh động của tác phẩm… Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề
mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận chương, đoạn mà còn bao hàm
sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm… Kết cấu là
phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu phải đảm nhiệm chức


17


năng đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề, tư tưởng của tác phẩm; triển khai, trình bày hấp dẫn
cốt truyện;… tạo nên tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ” [4;
tr.156 – 157]. Kết cấu tạo nên tính toàn vẹn cho tác phẩm văn học. Tạo nên tính mạch
lạc cho văn bản, vì kết cấu tác phẩm văn học là sự sắp xếp, bố trí hệ thống nhân vật, sự
kiện, phương thức trần thuật, cũng như các thủ pháp văn phong,... sao cho logic. Kết
cấu còn tạo nên sự thống nhất giữa chủ đề - tư tưởng với hệ thống tính cách. Giúp cho
tư tưởng thống nhất và chủ đề được triển khai tập trung. Kết cấu có nhiệm vụ quan
trọng giúp cho cốt truyện được sắp xếp thành từng chương, đoạn, lớp, cảnh phù hợp.
Trong Từ điển văn học kết cấu là: “chỉ sự sắp xếp, phân bố các thành phần

hình thức nghệ thuật – tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài. Kết
cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng. Các quy luật
của kết cấu là kết quả của nhận thức thẩm mĩ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực
tại” [5; tr.715].
Trong công trình Lí lu
luậận văn học, nhóm tác giả đưa ra khái niệm về kết cấu “là

toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm” [7; tr.295]. Hay trong công trình
Dẫn lu
luậận nghi
nghiêên cứu văn học của G.N Pôxpêlôp cho rằng: “kết cấu bao hàm sự sắp
xếp nhân vật (“hệ thống” của chúng), sự sắp đặt các tình tiết của cốt truyện và trật tự
thông báo về tiến trình các sự kiện, sự thay thế các thủ pháp trần thuật, và tương quan
nhau của các chi tiết của cái…được miêu tả, và tương quan các chương, đoạn, khổ,
các câu riêng biệt” [3; tr.206]. Mọi tác phẩm văn học dù lớn hay nhỏ đều có kết cấu,
kết cấu như một phương tiện cơ bản nhất trong tác phẩm nghệ thuật. Nhà văn là một

nhà ảo thuật tài ba trong chính những sáng tác của mình, vì từ những trải nghiệm của
bản thân đã nhào nặn những kinh nghiệm ấy, cũng như tư tưởng, cảm xúc về hiện thực
đời sống, hay những nhận thức về cái mới chưa ai đề cập đến để đưa vào trong tác
phẩm. Từ đó, dẫn đến tác phẩm văn học không tách rời giữa nội dung cuộc sống và tư
tưởng được tác giả chuyển tải vào trong tác phẩm văn học.
Chức năng quan trọng của kết cấu là tạo cho tác phẩm trở nên mạch lạc, có “vẻ

duyên dáng của sự trật tự” (Hoax).
Ngoài khái niệm kết cấu, trong công trình Lí lu
luậận văn học còn bàn thêm về kết
cấu, được xem như một phần tất yếu trong tác phẩm văn học, “kết cấu là toàn bộ tổ

chức tác phẩm trong tính độc đáo, sinh động, gợi cảm của nó. Cách tổ chức của thể
loại, bố cục chung của một thể văn, nguyên tắc của một luật thơ cụ thể và cả mô hình

18


tư duy của một tác giả cố nhiên là quan trọng, nhưng kết cấu tác phẩm trong phần sâu
sắc nhất của nó là sự liên kết theo công thức, biện pháp sẵn có, mà là liên kết theo sự
hiện ra hiệu quả tư tưởng” [7; tr.296]. Kết cấu được xem như một phần tất yếu trong
tác phẩm văn học.
Không phải một tác phẩm văn học nào cũng được sắp xếp theo khuôn mẫu, từ
những hình tượng nghệ thuật rồi mới có kết cấu, mà kết cấu xuất hiện cùng lúc với ý
đồ nghệ thuật của tác phẩm. Chình vì thế, có thể nói “kết cấu là phương tiện khái quát

nghệ thuật” [7; tr.296]. Thông qua kết cấu, nhà văn đưa vào tác phẩm những yếu tố
làm sao cho nổi bật những cái quan trọng, tạo được ấn tượng mạnh đối với người đọc.
Tác giả không chỉ sắp xếp, liên kết các hiện tượng, con người mà đó là cả quá trình vật
lộn vất vả để đưa vào tác phẩm những chân lí, những vốn sống, những tư tưởng của tác

giả thông qua con đường chủ yếu là kết cấu. Lựa chọn kết cấu phù hợp có sức tác động
mạnh trong nhiệm vụ khái quát tư tưởng – cảm xúc được ấn tượng và có sức thuyết
phục đến người đọc.
Kết cấu có mối tương quan với nội dung còn có mối tương quan với hình thức,
để tạo nên sự hài hòa và cân đối, khi nào hai mối tương quan này phát huy tác dụng.
Khi nó phục vụ cho nội dung chân thật và sinh động.
Đối với các thể loại văn học để có nguyên tắc tổ chức riêng, về quy luật,
phương thức, bất biến và bền vững nhưng sự thể hiện của nó lại sinh động tùy thuộc
vào mỗi tác phẩm thuộc thể loại gì mà có sự thay đổi tạo nên nét riêng.
Kết cấu cũng có sự vận động và phát triển theo thời kì văn học. Như kết cấu
trong tác phẩm truyền thống tuân theo trật tự thời gian trần thuật: cái gì có trước kể
trước cái gì có sau kể sau, hay tổ chức theo hệ thống nhân vật: tác phẩm có mở đầu và
kết thúc rõ ràng. Đối với tiểu thuyết hiện đại thì kết cấu có sự thay đổi nhằm tạo nên
sức hấp dẫn đối với người đọc như kết cấu mở, kết cấu tâm lí, kết cấu ngược, kết cấu
chia theo tuyến nhân vật… Các kiểu kết cấu này có thể chứa đựng nhiều sự kiện, biến
cố, các tuyến nhân vật, chi tiết nghệ thuật nhiều hơn, nhằm tái hiện bức tranh về đời
sống được chân thực và sinh động hơn, chuyển tải được nhiều tư tưởng sâu sắc, hay
những trải nghiệm của tác giả vào trong tác phẩm, góp phần tạo nên một tác phẩm cụ
thể và khách quan hơn dưới góc nhìn chủ quan của tác giả.

Bất cứ hiện tượng nào được xây dựng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm
nghệ thuật, đều là hình tượng nghệ thuật, thông thường và quan trọng nhất là hình

19


tượng con người (hình tượng nhân vật) [5; tr.594]. Vì thế, hình tượng có chức năng
“phản ánh mà còn khái quát hiện thực, khám phá cái cốt lõi, cái bất biến, cái vĩnh cửu
trong cái đơn lẻ, nhất thời, ngẫu nhiên (…) hình tượng mang tính hiển hiện, nó không
phân giải các hiện tượng thành các yếu tố trừu hóa – lý tính, nó bảo lưu tính chỉnh thể,

tính độc đáo, không lặp lại của các hiện tượng” [5; tr.294]. Hình tượng nhân vật mang
tính chỉnh thể được đưa vào tác phẩm văn học thông qua các khả năng miêu tả và biểu
cảm. Đi tìm hiểu hình tượng nhân vật chính là đi khám phá những nét thuộc tính của
con người. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học cũng có những đặc điểm về
ngoại hình như dáng người, vẻ mặt,… có suy nghĩ và hành động riêng, có thế giới tinh
thần và tâm hồn. Nó tiêu biểu cho một tính cách, một hiện tượng cụ thể gắn liền với
những con người ở xã hội hiện thực.
Thời gian và không gian nghệ thuật góp phần quan trọng trong việc thể hiện rõ
chức năng của kết cấu. Là nơi để nhà văn thể hiện ý đồ nghệ thuật, và giúp cho người
đọc nhận ra những điều về ý nghĩa nhân sinh, về cuộc đời một cách sâu sắc hơn.
ời gian ngh
Th
Thờ
nghệệ thu
thuậật là thời gian ta có thể cảm nhận thông qua cường độ thời
gian, nhịp độ thời gian và được đo bằng các chiều thời gian trong một tác phẩm nghệ
thuật. Trong đó, thời gian trần thuật có đặc điểm là: mang tính hữu hạn, có tốc độ và
nhịp độ riêng, không thể đảo ngược. Còn thời gian được trần thuật là thời gian của sự
kiện được nhắc tới, có thể đảo ngược quá khứ, hiện tại, tương lai, tùy theo ý đồ của tác
giả.
Kh
Khôông gian ngh
nghệệ thu
thuậật, theo Lê Bá Hán trong công trình Từ điển văn học:

“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện
tính chỉnh thể của nó” [4; tr.162]. Ngoài ra Trần Đình Sử còn giải thích thêm: “Không
gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật” [4; tr.88]. Trong đó, ông
còn khẳng định một cách chắc chắn “không có hình tượng nghệ thuật nào không có


không gian, không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không
gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể
hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [4; tr.88 – 89]. Chính vì vậy, không gian
nghệ thuật là một phương tiện chiếm lĩnh đời sống, là phương thức tồn tại và triển khai
của thế giới nghệ thuật, là nơi để nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình.

ôn ng
ữ tr
ần thu
ật
1.2.3. Ng
Ngô
ngữ
trầ
thuậ

20


Mỗi sự việc đều có sự liên kết, nếu trong âm nhạc âm thanh là cầu nối thì trong
văn học ngôn ngữ là cầu nối giữa tác phẩm văn học với độc giả. Ngôn ngữ cũng là
bước khởi đầu cho tác giả sáng tạo nên tác phẩm văn học. M.Gorki đã khẳng định:

“Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó cùng với các sự
kiện, các hiện tượng cuộc sống là chất liệu văn học”
ữ văn học: “Ngôn ngữ trần thuật là phần lời văn độc
Theo Từ điển thu
thuậật ng
ngữ
thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện đối với cuộc sống

được miêu tả” [4; tr.148 ]. Nhà văn muốn chuyển tải những cái nhìn về cuộc sống với
những cung bậc khác nhau thì phải nhờ sự phục vụ đắc lực của ngôn ngữ. Ngôn ngữ
có vai trò cơ bản trong việc thể hiện cá tính của tác giả. Trong văn bản tác phẩm thì
ngôn ngữ góp phần xây dựng hình tượng nhân vật, thể hiện những tư tưởng về bức
tranh hiện thực qua con mắt nghệ thuật của tác giả. Vì vậy, mà nhà văn phải khéo léo
trong việc chọn ngôn ngữ trần thuật để diễn tả sao cho chân thực, sinh động, hấp dẫn
người đọc, thì mới tạo nên những tác phẩm mang dấu ấn cá nhân riêng không lẫn vào
đâu.
Trong công trình Dẫn lu
luậận nghi
nghiêên cứu văn học, G.N. Pôxpêlốp đưa ra khái
niệm về ngôn ngữ: “là nguồn dự trữ các từ và các nguyên tắc ngữ pháp để kết hợp các

từ đó thành câu…” [3; tr.352]. Vì thế mà ngôn ngữ mang tính chính xác, cá thể hóa.
Dù mỗi câu mỗi chữ trong tác phẩm văn học nó mang nhiều hàm ý hay nhiều tầng bậc
nhưng mỗi từ của ngôn ngữ đòi hỏi phải có sự chính xác, cụ thể mới có thể diễn tả
đúng những gì mà tác giả có thể chuyển tải thông qua ngôn ngữ.
Ngôn ngữ trần thuật còn mang yếu tố đa thanh vì trong ngôn ngữ văn xuôi còn
có sự tác động qua lại giữa ngôn ngữ kể và ngôn ngữ nhân vật hay ngôn ngữ miêu tả
và ngôn ngữ được miêu tả. Được thể hiện qua các dạng: đối thoai trực tiếp, đối thoại
gián tiếp, lời nửa trực tiếp…
Đố
Đốii tho
thoạại là một dạng phát ngôn trực tiếp, mang tính cá thể hóa cao của nhân
vật khi tham gia giao tiếp. Trong đó, đối thoại theo hình thức phân vai hay có sự nhấn
mạnh nhờ những chỉ dẫn của người trần thuật, và người trần thuật cũng có thể biến lời
thoại của nhân vật thành lời thoại của chính bản thân mình. Thể hiện chất nhiều giọng
của ngôn ngữ.
ực ti
Lời nửa tr

trự
tiếếp theo Bakhtin là: “Lời trần thuật của tác giả và lời độc thoại

của nhân vật có khi hòa nhập với nhau, xuyên thấu nhau” hay trong Từ điển thu
thuậật

21


ữ văn học là: “biện pháp diễn đạt lời văn khi lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về
ng
ngữ
tác giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về
nhân vật” [4; tr.187]. Đây là kiểu lời nói có sự hòa trộn giữa ngôn ngữ người trần
thuật và ngôn ngữ nhân vật, không đơn nghĩa như lời trực tiếp, lời nửa trực tiếp thường
mở ra nhiều hướng tiếp nhận, trở thành kiểu lời nói đặc trưng cho ngôn ngữ trần thuật
phức hợp. Ngôn ngữ trần thuật trở nên giàu sức gợi nhờ vào lời nửa trực tiếp. Nó giúp
ta đi sâu vào khám phá những tâm trạng của nhân vật, thông qua giọng kể của người
trần thuật.
Để phục vụ cho việc sáng tạo nghệ thuật, ngôn ngữ trần thuật còn mang tính
hiện đại, thể hiện qua việc tác giả sử dụng ngôn ngữ đời thường, dân dã vào trong
những sáng tác của chính mình không còn những ngôn ngữ mang tính bác học, quyền
uy vào trong sáng tác. Nhằm thể hiện một phong cách độc đáo trong việc khẳng định
những sáng tác của mình gắn liền với những hiện thực đời sống. Hay tác giả làm cho
ngôn ngữ trần thuật mang những bản sắc văn hóa riêng của mỗi vùng miền, tạo nên nét
độc đáo trong cá tính sáng tác.

1.2.4. Gi
ọng điệu tr
ần thu

ật
Giọ
trầ
thuậ
Ngoài ngôn ngữ trần thuật thì giọng điệu trần thuật là yếu tố không thể thiếu
của nghệ thuật trần thuật. Giọng điệu trần thuật tạo nên phong cách sáng tác của nhà
văn cũng là cầu nối tình cảm đến với độc giả.

ữ văn học định nghĩa rằng: “Giọng điệu là thái độ, tình
Theo Từ điển thu
thuậật ng
ngữ
cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể
hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách
cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [4; tr.134].
Giọng điệu làm nên nét riêng cho mỗi nhà văn vì những thái độ hay tình cảm của mỗi
người có những cung bậc cảm thụ khác nhau đối với hiện thực cuộc sống, hay tùy vào
cách tiếp cận đối với độc giả mà tác giả chọn những giọng điệu nào thích hợp gần gũi
với họ, đặc biệt là ảnh hưởng từ những vùng miền mang bản sắc văn hóa, làm nên nét
hay và độc đáo trong mỗi giọng điệu khác nhau.
Giọng điệu là hai từ nghe rất quen thuộc trong cuộc sống thường nhật nhưng
giọng điệu trong tác phẩm văn học khó có thể hiểu một cách sâu sắc, nếu có những
cách cảm và cách hiểu đi lệch hướng thì sẽ dẫn đến việc hiểu một tác phẩm không sâu

22


về hàm ý. Giọng điệu có vai trò quan trọng trong tác phẩm văn học. Các tác giả của

ữ văn học cũng nói thêm về vai trò của giọng điệu: “Có vai trò rất

Từ điển thu
thuậật ng
ngữ
lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc.
Thiếu một giọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có
đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật” [4; tr.134]. Như vậy giọng điệu được ví
như linh hồn của tác phẩm, tạo nên nét độc đáo của tác phẩm cũng như tạo nên phong
cách riêng của mỗi nhà văn. Nhà văn Tsêkhôp đã đưa ra nhận định rằng: “Nếu tác giả

nào đó không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”.
Hay G.N Pôxpêlôp tác giả của công trình Dẫn lu
luậận nghi
nghiêên cứu văn học cho
rằng: “Giọng điệu là các kiểu cách dùng để kể chuyện” [3; tr.89]. Chỉ đơn giản cách
kể, đối với giọng điệu cũng có sự khác nhau trong từng thể loại văn học, chẳng hạn sử
thi cổ đại thì dùng giọng điệu trang trọng, ung dung, cao cả nhưng đối với tiểu thuyết
hiện đại dùng nhiều giọng điệu khác nhau phù hợp với hoàn cảnh, tình huống, diễn
biến tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm mà người trần thuật dùng giọng điệu thích
hợp.
Ngoài giọng điệu của người trần thuật còn có “giọng” của nhân vật, nhờ hai
giọng điệu có mối tương quan với nhau giúp cho tác giả dễ dàng đi sâu vào tâm hồn
của nhân vật cũng như suy nghĩ, hành động của nhân vật mà tác giả tạo nên, tác giả có
thể khống chế được ý định của nhân vật được dễ dàng và đạt được chiều sâu trong việc
đi phân tích các cảm thụ của nhân vật.
Trong tác phẩm tự sự, giọng điệu là phương tiện giúp cho người kể chuyện đi
sâu và phản ánh về đời sống hiện thực con người. Mỗi nhà văn đều có giọng điệu riêng,
tạo nên cá tính độc đáo không lẫn vào đâu được. Giọng điệu trở thành cánh cửa đi vào
tác phẩm văn học, thông qua giọng điệu người đọc có thể hiểu thêm về tư tưởng - cảm
xúc mà tác giả sử dụng trong tác phẩm. Nếu thiếu đi giọng điệu thì tác phẩm văn học
sẽ nhạt nhẽo, thiếu cảm xúc, chỉ đơn thuần là một văn bản có hệ thống nhân vật, những

chi tiết nghệ thuật được ghép nối lại với nhau.
Giọng điệu cũng quyết định đến nhiều yếu tố trong việc tổ chức hoàn chỉnh tác
phẩm, cách xây dựng hình tượng nhân vật. Giọng điệu làm nên nét độc đáo cho tác
phẩm nên giọng điệu trần thuật được ví như chất kết dính tạo nên mối quan hệ giữa
nhà văn - tác phẩm - bạn đọc.

23


ả và tác ph
1.3. Vài nét về tác gi
giả
phẩẩm

1.3.1. Tác gi
giả
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà
Mau trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Cha là Nguyễn Thái Thuận,
hiện nay ông đang là một cán bộ công đoàn. Mẹ là Mạc Thị Anh, một phụ nữ cần mẫn,
chịu khó, xuất thân từ dòng dõi họ Mạc ở Hà Tiên và có quan hệ họ hàng với Mạc Cửu.
Chính bối cảnh gia đình đã làm nên tư duy của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng tác nghệ
thuật, nhất là truyện ngắn. Nguyễn Ngọc Tư sinh ra ở Bạc Liêu, sau về Cà Mau sống
với ông ngoại. Hiện nay gia đình là nền tảng vững chắc về tinh thần, là động lực để
nhà văn tập trung vào trang viết.
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Nhà văn xuất hiện
trong văn đàn hơn mười năm trở lại đây (1996 - 2013). Do gia đình khó khăn nên lúc
nhỏ nhà văn không có điều kiện học hành đến nơi đến chốn, học hết lớp 9 Nguyễn
Ngọc Tư phải nghỉ học để phụ giúp gia đình. Thế nhưng trong khoảng thời gian này
nhà văn có nhiều cơ hội tiếp xúc với thực tế đời sống để có vốn sống lẫn vốn hiểu biết
thực tế. Sau khi nghỉ học Nguyễn Ngọc Tư xin vào làm ở vị trí văn thư của Tạp chí

Bán Đảo Cà Mau và tiếp tục học hoàn thành chương trình tốt nghiệp trung học phổ
thông.
Là một nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Nguyễn Ngọc Tư là một hiện
tượng văn học độc đáo khiến đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước quan tâm.
Là một “cây bút” với tuổi đời chưa cao nhưng sự nghiệp sáng tác văn chương
của Nguyễn Ngọc Tư thật đáng quan tâm. Số lượng tác phẩm của nhà văn khá phong
phú. Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu cầm bút từ năm 1996 với truyện ngắn “Đổ
“Đổii thay
thay”” được
đăng báo.
Năm 2000, Nguyễn Ngọc Tư nhận được giải nhất cuộc thi sáng tác văn học tuổi

n
20 lần thứ 3 của Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh với tập truyện ngắn “Ng
Ngọọn đè
đèn
kh
khôông tắt”. Đến năm 2001, nhà văn lại ra mắt bạn đọc tập truyện dành cho thiếu nhi
ng ngo
ườ
“Ô
“Ông
ngoạại”. Đến năm 2003, nhà văn viết tập truyện “Bi
Biểển ng
ngườ
ườii mênh mông
ng””,
“Giao th
ừa”. Nguyễn Ngọc Tư có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng lớn. Sau khi đạt giải
thừ

n kh
nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 với tập “Ng
Ngọọn đè
đèn
khôông tắt”, nhà văn
lại tiếp tục đạt giải B của Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2003, nhà văn vinh dự được
Trung ương Đoàn tặng giải thưởng 10 gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2003. Đặc biệt

24


×