Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

nội dung và nghệ thuật thanh hiên thi tập của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.13 KB, 81 trang )

ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
ÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH
NHÂ

Ữ VĂN
BỘ MÔN NG
NGỮ

ÙY LAM
MAI TH
THỊỊ TH
THÙ
MSSV: 6106400

NỘI DUNG VÀ NGH
Ệ THU
ẬT
NGHỆ
THUẬ

ÊN THI TẬP CỦA NGUY
ỄN DU
THANH HI


HIÊ
NGUYỄ

Lu
Luậận văn tốt nghi
nghiệệp đạ
đạii học
Ng
ữ Văn
Ngàành Ng
Ngữ

ng dẫn: ThS. TẠ ĐỨ
C TÚ
Cán bộ hướ
ướng
ĐỨC

ơ, năm 2013
Cần Th
Thơ

0


NG TỔNG QU
ÁT
ĐỀ CƯƠ
ƯƠNG
QUÁ

ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ƯƠ
NG 1. NH
ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
NHỮ
1.1 Sơ lược văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX
1.1.1 Tình hình văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ
XIX
1.1.2 Vị trí của chữ Hán trong sáng tác văn chương giai đoạn nửa cuối thế
kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX
1.2 Về tác gia Nguyễn Du
1.2.1 Vài nét về cuộc đời
1.2.2 Sự nghiệp sáng tác
1.3 Về tập thơ Thanh Hiên thi tập


CH
ƯƠ
NG 2. NỘI DUNG THANH HI
ÊN THI TẬP
CHƯƠ
ƯƠNG
HIÊ
2.1 Cuộc sống xa quê hương, vất vả, bệnh tật và những triết lí về sự sống, mong
muốn hành lạc, thoát tục
2.1.1 Cuộc sống xa quê hương, vất vả, bệnh tật với cái nghèo đeo đẳng
2.1.2 Triết lí sự sống đời người và mong muốn hành lạc, thoát tục
2.2 Tâm sự của Nguyễn Du qua tập thơ

1


2.2.1 Tâm sự của người lo âu, đau buồn khi công nghiệp chưa thành mà
đầu đã bạc
2.2.2 Nỗi nhớ quê hương da diết
2.2.3 Sự thông cảm, thấu hiểu số phận con người tài hoa
2.3 Hình ảnh thiên nhiên mang tâm trạng con người

CH
ƯƠ
NG 3. NGH
Ệ THU
ẬT THANH HI
ÊN THI TẬP
CHƯƠ

ƯƠNG
NGHỆ
THUẬ
HIÊ
3.1 Hình tượng nghệ thuật trong thơ
3.2 Thời gian nghệ thuật
3.3 Không gian nghệ thuật
3.3.1 Không gian sinh hoạt, hoạt động
3.3.2 Không gian lữ thứ, lưu lạc
3.4 Ngôn ngữ
3.4.1 Ngôn ngữ trong câu
3.4.2 Cách sử dụng hư từ và từ xưng hô độc đáo

ẦN KẾT LU
ẬN
PH
PHẦ
LUẬ
ỆU THAM KH
ẢO
TÀI LI
LIỆ
KHẢ
MỤC LỤC

2


ẦN MỞ ĐẦ
U

PH
PHẦ
ĐẦU
ọn đề tài
1. Lí do ch
chọ
Nguyễn Du là nhà thơ của thế kỉ XVIII, tác giả của cuốn truyện thơ Nôm nổi
tiếng – Truyện Kiều. Đi vào lòng người đọc bằng những vần thơ dân tộc, Nguyễn Du
chiếm một vị trí quan trọng trên thi đàn văn học Việt Nam, là một trong những đại thi
hào cổ điển Việt Nam. Ngoài tác phẩm Đoạn Trường tân thanh ông vẫn còn nhiều
sáng tác khác, đặc biệt là mảng sáng tác thơ bằng chữ Hán.
Nếu Truyện Kiều là kiệt tác văn chương kết tinh từ những tinh hoa văn hóa và
truyền thống dân tộc thì thơ chữ Hán lại là những vần thơ chân thành về cuộc đời của
nhà thơ. Vậy mà gần như người ta không nhớ đến nó, không nghĩ về nó, có thể gì chữ
Hán không phải là chữ của người Việt và sự thật có rất ít người biết chữ Hán, ngoại trừ
các sĩ tử, vua quan ngày trước.
Thực tế, thơ chữ Hán Nguyễn Du thật đáng để ta quan tâm, với ba tập thơ chữ
Hán ở đây xin nói về Thanh Hiên thi tập. Thanh Hiên thi tập là một trong ba tập thơ
chữ Hán, chiếm 78 bài thơ trong 249 bài thơ chữ Hán (tính chung ba tập). Đúng với
tính chất ở ba tập giọng thơ chủ đạo là buồn nhưng cái buồn không gây nhàm chán cho
người đọc và cái buồn ấy đáng để cho chúng ta xem xét tìm hiểu nhiều vấn đề. Thanh

Hiên thi tập là cảm xúc tự thán của nhà thơ, những lời tâm tình làm xao động lòng
người, không phải và không cần biết nhiều về chữ Hán mà chúng ta vẫn có thể đọc nó
ở phần dịch thơ cũng có thể thấu hiểu nỗi đau thiên tài. Hoàn cảnh thời đại chi phối
con người rất lớn Nguyễn Du cũng vậy, trong Thanh Hiên thi tập chúng ta bắt gặp vô
số những lần ông buồn thương, tiếc nhớ, chán chường bằng cách riêng của mình ông
đã đưa nó vào thơ để những nỗi niềm hòa tan vào từng từ ngữ và dâng khắp tập thơ.
Tuy vậy, ông vẫn giữ đúng những niêm luật, quy phạm trong thơ chữ Hán, nhà thơ ấy
không để lòng mình làm xáo trộn thơ văn mà lời tâm sự của ông vẫn đi vào thơ rất tự

nhiên, nhẹ nhàng mà đầy tinh tế, không có sự gò ép, vi phạm nào. Nguyễn Du từng
thốt lên trong bài thơ Độc Tiểu Thanh kí:

Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khắp Tố Như?
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

3


Người đời ai khóc Tố Như chăng?)
Không đợi đến ba trăm năm, hậu thế đã khóc vì Nguyễn Du, khóc rất nhiều, họ
khóc vì nàng Kiều có cuộc đời đau khổ, khóc cho nàng Tiểu Thanh có số phận ngắn
ngủi, khóc cho thân phận nhân tài. Không ít những công trình nghiên cứu, những con
người miệt mài tìm lại sáng tác của ông, tuy nhiên chủ yếu là những công trình về tác
phẩm Truyện Kiều. Bài nghiên cứu của chúng tôi chọn đề tài là Nội dung và nghệ thuật

trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du với mong muốn nhắc cho hậu thế đừng mải
mê đi trau chuốt về mỗi Thúy Kiều mà quên đi Nguyễn Du còn cả thơ chữ Hán, đặc
biệt là Thanh Hiên thi tập, tập thơ đáng được trân trọng, gìn giữ, thông qua đó nói lên
sự quan tâm của con người hiện tại cũng như tấm lòng của hậu thế đó với nhà thơ thiên
tài này.

2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Du một trong những trụ cột của thơ ca trung đại Việt Nam, người có
cống hiến to lớn cho sự sáng tạo và phát triển ngôn ngữ dân tộc, người để lại đỉnh cao
với kiệt tác Truyện Kiều và các sáng tác bằng chữ Hán đồ sộ. Trong những năm qua,
những người nghiên cứu, khảo sát tìm hiểu các tác phẩm của Nguyễn Du không phải là
ít, nhưng việc tìm hiểu thơ chữ Hán thì còn chậm và rất ít. Mặc dù vậy, mỗi công trình
nghiên cứu về thơ chữ Hán của Nguyễn Du đều đã đưa ra những vấn đề lớn mang tầm

khái quát, các công trình nghiên cứu có liên quan đến tập Thanh Hiên vẫn ít ỏi có thể
kể đến:

n với th
ơ ch
ữ Hán Nguy
Cuốn Đế
Đến
thơ
chữ
Nguyễễn Du do Ngô Viết Dinh tuyển chọn và biên
tập với suy nghĩ “Nếu chúng ta không đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du và Văn Chiêu

hồn thì ta tự làm nghèo hồn mình ở phía cánh bướm cụ Tiên Điền đã bỏ hoa vào nằm
nghiêng trong sách đang lật mở nói cùng ta… như tri âm tri kỉ” [10; tr. 6]. Công trình
từ nhiều tác giả này là một trong những đóng góp quan trọng có liên quan đến Thanh

Hiên thi tập, đặc biệt về mặt nội dung.
ơ cổ điển Vi
Cuốn Ba nh
nhàà th
thơ
Việệt Nam của Xuân Diệu, nhắc đến tác giả Nguyễn
Du với các tập thơ chữ Hán, công trình nêu rõ ý nghĩa của mảng thơ chữ Hán của nhà
thơ và việc tìm hiểu nhà thơ Nguyễn Du qua các sáng tác bằng chữ Hán.
Cuốn Nguy
Nguyễễn Du tác gi
giảả và tác ph
phẩẩm với một số bài viết có liên quan đến tập
thơ Thanh Hiên:

4


ơ ch
ữ Hán của Hoài Thanh, người
Tâm tình Nguy
Nguyễễn Du qua một số bài th
thơ
chữ
nghiên cứu đã dẫn dắt chúng ta đi vào thơ chữ Hán Nguyễn Du qua những bài thơ tiêu
biểu chủ yếu lấy từ tập Thanh Hiên, Hoài Thanh không có những nhận xét riêng về thơ
chữ Hán mà muốn “tìm Tố Như để thấy Nguyễn Du, để soi vào văn Kiều và Văn Chiêu

Hồn; yêu thương quốc văn, yêu thương những tài tử lớn, họ vượt qua những hạn chế
của thời đại cũ, đóng góp tiếng nói lớn cho dân tộc Việt Nam, cho nhân loại như
Nguyễn Du.” [11; tr. 61]
ới nh
ơ ch
ữ Hán của
Công trình Nguy
Nguyễễn Du và th
thếế gi
giớ
nhâân vật của ông trong th
thơ
chữ
Nguyễn Huệ Chi người nghiên cứu đã đi vào từng nhân vật của Nguyễn Du, có người
hát rong, có ca kĩ, những quan lại… và cả bản thân Nguyễn Du dựa trên những cơ sở
đó để khẳng định “Thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc


của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của bức tranh hiện thực đa dạng. Và
giữa những âm thanh, màu sắc đường nét vô cùng phong phú đó, con người nhà thơ sẽ
hiện ra: vừa dạt dào yêu thương vừa bừng bừng căm giận. Đấy là chỗ đặc sắc và cũng
là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du, từ thơ chữ Hán đến Truyện Kiều,
nó tạo nên cái sức sống kì lạ của hầu hết tác phẩm của ông mà ngày nay chúng ta vẫn
đọc mải mê không biết chán.” [1; tr. 88]
ơ ch
ữ Hán Nguy
Công trình Th
Thơ
chữ
Nguyễễn Du của Mai Quốc Liên là công trình tập thơ
nghiên cứu cả phần nội dung và nghệ thuật từ ba tập thơ chữ Hán. Tác giả khẳng định
giá trị mà thơ chữ Hán mang lại: “Thơ chữ Hán Nguyễn Du là áng văn chương nghệ

thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong
một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ
Hán của Trung Quốc nữa” [11; tr. 130]
ơ ch
ữ Hán của Trương Chính, công
Công trình Tâm sự của Nguy
Nguyễễn Du qua th
thơ
chữ
trình tìm hiểu về Nguyễn Du không phải chỉ dựa vào gia phả mà còn dựa vào những
bài thơ chữ Hán của ông, khẳng định sự tinh tế trong sáng tác văn chương của tác giả,
thái độ Nguyễn Du đối với các triều đại và những nỗi niềm không bày tỏ cùng ai.

ững bài th
ơ ch

ữ Hán của Đào Xuân Qúy, người nghiên
Nguy
Nguyễễn Du trong nh
nhữ
thơ
chữ
cứu đã đưa ra những ý kiến của mình về phần thơ chữ Hán Nguyễn Du thông qua một
số bài thơ cụ thể để khẳng định: “Thơ Nguyễn Du không phải là một loại thơ thù tạc,

tiêu khiển. Thơ Nguyễn Du là tất cả tâm hồn và tư tưởng của người. Vì vậy, người đọc

5


Nguyễn Du cũng không thể hời hợt, chỉ một lúc mà mong hiểu được chỗ sâu xa của tác
giả, mà bắt buộc phải suy nghĩ, chiêm nghiệm. Và càng chiêm nghiệm, suy nghĩ bao
nhiêu lại càng thấy hay, càng thấy thâm thúy bấy nhiêu. Càng đọc Nguyễn Du chúng
ta lại càng sung sướng, tự hào mà nhận ra rằng: Có được Nguyễn Du, đó chính là một
niềm vui lớn của dân tộc.” [11; tr. 129]
ơ ch
ữ Hán Nguy
Cuốn Đặ
Đặcc điểm ngh
nghệệ thu
thuậật th
thơ
chữ
Nguyễễn Du của Lê Thu Yến là công
trình góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du.


“Thơ chữ Hán Nguyễn Du là một thành tựu rực rỡ song song với Truyện Kiều. 250
bài thơ là kết qủa những suy tư, trăn trở, dặn vặt, bi thiết của cả một đời người. 250
bài thơ còn là một thể nghiệm nghiên túc và độc đáo, những sáng tạo nghệ thuật cho
thấy Nguyễn Du có những hướng đi riêng, khác với các nhà văn khác.” [20; tr. 274]
Đây là công trình đầu tiên đi sâu vào phân tích nghệ thuật thơ chữ Hán của Nguyễn Du
đứng ở góc độ thi pháp học. Công trình mang đến những hiểu biết mới mẻ cho người
đọc về những đặc sắc nghệ thuật thi pháp thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Các công trình trên đây là những nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến Thanh

Hiên thi tập riêng về việc nghiên cứu tập thơ này một cách độc lập thì chưa có nghiên
cứu nào.

ch, yêu cầu
3. Mục đí
đích,
Nghiên cứu đề tài Nội dung và nghệ thuật Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du
chúng tôi hướng tới những mục tiêu:
Từ trước đến nay, khi nhắc đến Nguyễn Du người ta thường chỉ nhớ đến Truyện

Kiều mà quên đi ông vẫn còn ba tập chữ Hán. Thanh Hiên thi tập là tập thơ chữ Hán
đầu tay của Nguyễn Du viết trong những năm lưu lạc tha hương, nó là cuốn nhật kí của
nhà thơ. Đi vào tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tập thơ để làm sáng tỏ những đặc
sắc của tập thơ. Tìm hiểu về cách sử dụng chữ Hán và việc sáng tạo ngôn từ của
Nguyễn Du để góp phần vào việc nghiên cứu thơ chữ Hán nói riêng, nghiên cứu cách
dùng chữ Hán của người Việt xưa nói chung.
Đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu tác phẩm của một danh nhân đất
Việt. Đồng thời, phục vụ việc học tập và nghiên cứu cho những thế hệ sau, đó cũng là
định hướng cho việc nghiên cứu những đề tài về Nguyễn Du và thơ chữ Hán sau này.

6



ạm vi nghi
4. Ph
Phạ
nghiêên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi tìm đọc những tác phẩm
trong tập Thanh Hiên thi tập, có nhiều bản khác nhau, chúng tôi chọn bản Thơ chữ

Hán Nguyễn Du (in lại theo bản 1969) do cụ Lê Thước và Trương Chính chủ biên.
Bên cạnh tìm đọc văn bản chính chúng tôi cũng tìm hiểu và nghiên cứu thêm
những công trình bài viết có liên quan về nhà thơ, thơ chữ Hán và đặc biệt những bài
luận bàn về tập Thanh Hiên thi tập.

ươ
ng ph
áp nghi
5. Ph
Phươ
ương
phá
nghiêên cứu
Bài nghiên cứu của chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu văn học
vào để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tập thơ. Bài nghiên cứu vận dụng thường
xuyên một số thao tác:
Phương pháp phân tích: thao tác này là thao tác được sử dụng nhiều nhất trong
bài viết. Việc tìm hiểu để đưa ra những lí lẽ, luận điểm, dẫn chứng ở từng phần để đi
sâu vào nội dung và nghệ thuật phần quan trọng nhất của Luận văn.
Phương pháp tổng hợp: Sau quá trình phân tích và đưa ra những những dẫn
chứng cho lí lẽ, luận điểm của mình chúng tôi sử dụng thao tác tổng hợp để rút ra

những nhận định mang tính chất khái quát về hai vấn đề chính về nội dung cũng như
nghệ thuật trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du mà bài viết muốn làm rõ.
Phương pháp liệt kê: Dùng thao tác liệt kê cũng làm một phương pháp rất được
quan tâm trong bài viết. Ở đây thao tác này được vận dụng thể hiện liệt kê từng khổ
thơ làm dẫn chứng cho quá trình phân tích những luận điểm, đó cũng là những bằng
chứng làm thuyết phục người đọc và xem bài viết.

7


ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ƯƠ
NG 1. NH
ỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
NHỮ
u th
1.1 Sơ lượ
ượcc văn học Vi
Việệt Nam nửa cu
cuốối th
thếế kỉ XVIII nửa đầ
đầu
thếế kỉ
XIX
u

1.1.1 Tình hình văn học Vi
Việệt Nam nửa cu
cuốối th
thếế kỉ XVIII nửa đầ
đầu
th
thếế kỉ XIX
Thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX là giai đoạn xảy ra mâu thuẫn sâu sắc trong lòng
xã hội Việt Nam. Nội chiến giữa hai đàng và các phong trào đấu tranh của nhân dân nổ
ra liên tục. Nguyễn Ánh lên ngôi tình hình càng trở nên tệ hơn khi những chính sách
của triều đại nhà Nguyễn không hề quan tâm đến nhân dân mà chủ yếu chỉ phục vụ gia
tộc.
Điều kiện lịch sử đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến văn học Việt Nam, lực
lượng sáng tác thời kì này đa dạng, không chỉ là vua quan, kẻ sĩ, mà còn cả tầng lớp
bình dân. Các tác giả có thể kể đến là: Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị
Điểm, Ngô Gia Văn Phái, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Tự
Đức…
Nội dung chính của thơ văn thời kì này phê phán chế độ phong kiến suy tàn,
chà đạp thân phận con người với những tác phẩm như Thượng kinh kí sự của Lê Hữu
Trác vẽ lại bức tranh của phủ chúa Trịnh sa hoa lộng lẫy và tất cả những người trong
đấy không ai làm gì chỉ lo ăn chơi. Không khí ở đây hoàn toàn khác với sự sống của
dân chúng bên ngoài.
Các tác phẩm lên tiếng tố cáo chế độ phong kiến thối nát, những người phụ nữ
phải xa chồng vì cuộc chiến phi nghĩa, những nàng cung nữ suốt đời bị giam cầm
trong cung điện:

Mây mưa mấy giọt chung tình
Đỉnh trầm hương khóa một cành mẫu đơn.
(Cung oán ng
ngââm - Nguyễn Gia Thiều)

Nội dung thứ hai trong sáng tác thơ văn giai đoạn này là sự thông cảm sâu sắc
với những số phận con người. Đặc biệt là thơ chữ Hán Nguyễn Du, tác giả dành cả
8


một phần sáng tác nói về những số phận con người bất hạnh. Truyện Kiều một kiệt tác
văn chương Việt Nam, qua tác phẩm này Nguyễn Du đã tố cáo xã hội phong kiến chà
đạp lên thân phân người phụ nữ, những số phận con người tài hoa, bạc mệnh.
Còn một nội dung cũng quan trọng trong sáng tác giai đoạn này là mảng sáng
tác tình yêu và cuộc sống trần tục, với các truyện thơ Nôm nổi tiếng Hoa Tiên, Bích

câu kì ngộ, Từ Thức… tình yêu tự do được ca ngợi, phản đối lại hôn nhân thời phong
kiến, ủng hộ tình yêu cá nhân. Tình yêu mãnh liệt, trong sáng, táo bạo:

Cửa ngoài vội rũ rèm the
Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình
(Truy
(Truyệện Ki
Kiềều - Nguyễn Du)
Về mặt nghệ thuật, ngôn ngữ sử dụng cho sáng tác giai đoạn này là cả chữ Nôm
và chữ Hán, chữ Nôm giai đoạn này chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác văn
chương. Các thể thơ, lục bát, song thất lục bát, Đường luật, phú… Văn xuôi chữ Hán,
văn tế… đa dạng nhiều thể loại.
Đây là giai đoạn lịch sử xảy ra nhiều biến cố. Vấn đề chủ nghĩa nhân đạo trở
thành một trong những khuynh hướng chi phối sáng tác văn chương giai đoạn này.
Đây cũng là thời kì văn học chống lại những tư tưởng Nho giáo lỗi thời, lạc hậu, lên
tiếng bênh vực những con người bị vùi lấp dưới vũng bùn nô lệ, đặc biệt tình yêu cá
nhân có được một sự đồng điệu của các tác giả. Thời kì này có nhiều biến cố lịch sử
nhưng cũng là thời kì văn học trung đại lên ngôi với những tác phẩm văn học trở thành
mẫu mực, có giá trị vĩnh cữu cho nền văn học Việt Nam.


ữ Hán trong sáng tác văn ch
ươ
ng giai đoạn nửa
1.1.2 Vị tr
tríí của ch
chữ
chươ
ương
u th
cu
cuốối th
thếế kỉ XVIII, nửa đầ
đầu
thếế kỉ XIX
“Chữ Hán là loại chữ đơn âm tiết. Mỗi chữ tương đương với một tiếng, giống
tiếng Việt cho nên đơn vị căn bản của chữ Hán là tự (chữ). Chữ ấy được tạo bởi các
nét và sắp xếp trong một ô vuông theo trật tự cố định.” [18; tr. 9]
Chữ Hán đi vào nước ta với mục đích đồng hóa người Việt của các triều đại
Trung Hoa ngày trước, từ lâu nó đã mặc nhiên tồn tại và được dùng chính thức bởi các
vua quan, kẻ sĩ những tầng lớp trên thời phong kiến hầu hết người bình dân đều không
biết chữ này. Chữ Hán được dùng thi cử, chiếu, biểu của vua quan. Từ lâu, chữ Hán

9


chiếm vị trí độc tôn nhưng người Việt hiển nhiên có tinh thần dân tộc sâu sắc, chữ Hán
chỉ là chữ tạm bợ và một nước không thể không có chữ chính thức của nước mình, với
những ý nghĩ đó chữ Nôm xuất hiện tuy chỉ là dựa vào văn tự Hán nhưng nó được phổ
biến ở dân chúng, người bình dân nhưng không được triều đình chấp nhận nên dù có

từ lâu cũng chẳng được dùng đến như chữ Hán, thi cử, cáo thị… vẫn là chữ Hán như
trước.
Đến giai đoạn nửa cuối XVIII nửa đầu XIX, chữ Hán bị “thất sủng”

hơn

trước, những bước tiến quan trọng khi vua Quang Trung lên ngôi, cho sử dụng chữ
Nôm là chữ chính thức của người Việt. Nhưng sau đó, nhà Nguyễn thắng Tây Sơn,
Nguyễn Ánh lên ngôi bãi bỏ những chính sách nhà Tây Sơn chữ Nôm lại quay về vị trí
của nó. Mặc dù vậy, chữ Nôm cũng đã có sự phát triển mạnh. Chữ Hán dù ít ai biết
nhưng những đóng góp về mặt chữ vẫn hết sức quan trọng, thơ ca của chúng ta chủ
yếu là bằng chữ Hán với những sáng tác thơ văn chữ Hán như Đại cáo bình ngô của
Nguyễn Trãi, những tác phẩm của vua Lê Thánh Tông… Đến đây, dù chữ Hán đã mai
một nhưng còn rất nhiều tác giả biết và sáng tác thơ văn bằng chữ Hán, như

thơ chữ

Hán của Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Đặng Trần Côn, văn xuôi chữ Hán của Lê Hữu
Trác … và đó cũng là những tác phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt thi ca Việt
Nam

nói chung, thơ ca thế kỉ XVIII nói riêng.

1.2 Về tác gia Nguy
Nguyễễn Du
ộc đờ
1.2.1 Vài nét về cu
cuộ
đờii
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân

Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều
Kính gửi cụ Nguy
(K
Nguyễễn Du - Tố Hữu)
“Cụ” được nhắc đến ở câu thơ trên chính là Nguyễn Du. Truyện Kiều là tác
phẩm làm nên tên tuổi thi hào cũng là tác phẩm đánh dấu sự phát triển về tư tưởng
quan niệm của nhà thơ. Nguyễn Du không có một cuộc đời êm ả, sung túc như bao
đứa con quý tộc, từ lúc sinh ra đất nước trải qua quá nhiều biến cố. Vì vậy, nhà thơ
phải sống một cuộc đời chìm nổi, phiêu bạt, đôi khi cơm ăn không no, áo mặc không
ấm, giấc mộng công danh cũng hóa thành ảo mộng.
Nhà thơ Nguyễn Du sinh năm 1765, tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Quê

10


nhà thơ ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Nhưng nhà thơ được sinh trưởng tại Thăng Long. Nguyễn Du thuộc dòng dõi quý tộc.
Ông thân sinh là Nguyễn Nghiễm, nhà thơ, nhà nghiên cứu sử học, quan văn và là Tể
tướng triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ
Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm.
Năm 1775, người anh lớn cùng mẹ Nguyễn Du mất, năm sau cha ông cũng qua
đời, hai lễ tang liên tiếp khiến bà quá đau buồn nên lâm bệnh ba năm sau bà mất, năm
ấy bà Trần Thị Tần mới 39 tuổi. Nguyễn Du từ đây bắt đầu đến nương tựa nhà người
anh khác mẹ là Nguyễn Khản một Tả thị lang Bộ hình kiêm Hiệp trấn xứ Sơn Tây, sau
vì liên quan đến chính trị với Trịnh Tông nên bị gián chức và bị giam. Đây là thời gian
gia đình Nguyễn Du gặp nhiều biến cố, mặc dù vậy vì tuổi còn nhỏ nhà thơ vẫn đi học
và đi thi. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương đỗ Tam trường, sau thì không thi tiếp nữa,
về sau ông giữ chức quan võ ở Thái Nguyên, chức này là do lúc trước Nguyễn Du có
một người cha nuôi họ Hà sau khi ông mất Nguyễn Du được kế nhiệm.
Năm 1789, Tây Sơn kéo quân ra Bắc đánh tan quân Thanh, Lê Chiêu Thống bỏ

chạy theo tàn quân xâm lược sang Trung Quốc. Ba anh em Nguyễn Du cũng chạy theo
nhưng không kịp. Từ đấy, nhà thơ bắt đầu về ở quê vợ Thái Bình, sống nhờ nhà anh vợ
là Đoàn Nguyễn Tuấn một thần dân của Tây Sơn. Cũng trong thời gian này nhà thơ có
âm mưu chống lại Tây Sơn nhưng việc không thành, ông còn bị bắt giam một thời
gian.
Những ngày tháng sau này Nguyễn Du về quê Tiên Điền sống, đến thu năm
1802, Nguyễn Ánh đánh đổ vương triều Tây Sơn lên ngôi vua gọi Nguyễn Du ra làm
quan. Đây là thời gian công nghiệp của nhà thơ có nhiều thăng tiến. Tháng 8 năm 1802,
ông được bổ tri huyện Phù Dung rồi được thăng chức tri phủ Thường Tín. Năm 1803,
ông được cử lên Nam Quan đón tiếp sứ nhà Thanh. Năm 1805, ông được thăng Đông
các học sĩ tước Du đức hầu, vào Phú Xuân làm quan. Năm 1814, ông được thăng làm
Cần Chánh điện học sĩ, rồi được cử đi sứ Trung Quốc, lo việc cống tuế. Năm 1814,
ông trở về Phú Xuân. Năm 1815, ông được đặc cách thăng chức hữu tham tri bộ lễ.
Năm 1820, vua Minh Mệnh lên ngôi, Nguyễn Du được chọn làm chánh sứ cầu phong.
Nhưng khi chuẩn bị đi thì bệnh dịch hoành hành, ông mất vì bị nhiễm bệnh dịch năm
ấy, Nguyễn Du thọ 55 tuổi.

11


Có lẽ vì cuộc đời có quá nhiều thăng trầm, biến cố ngay từ khi còn nhỏ nên mặc
dù xuất thân quý tộc nhưng Nguyễn Du là một con người thấu hiểu lẽ đời, yêu thương
những người nghèo khổ. Nhà thơ đã thể hiện mình thật sự là một nhân tài, với mỗi lời
thơ đều thấm nhuần một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Văn thơ Nguyễn Du nói lên tiếng
nói phản kháng cái xấu, bênh vực những số phận đau khổ, những bậc anh hùng khí tiết
trong xã hội. Mỗi bài thơ thể hiện phong cách một nhân tài thi ca. Nguyễn Du là nhà
thơ đã có những đóng góp hết sức tích cực cho nền văn học Việt Nam nói chung, thơ
ca trung đại Việt Nam nói riêng.

1.2.2 Sự nghi

nghiệệp sáng tác
Trong suốt cuộc đời mình Nguyễn Du đã cống hiến hết vào thơ ca dân tộc, mỗi
tác phẩm là một lời tâm tình sâu sắc gửi cho con người, cả người sống và người chết,
thơ ông đúc kết ý nghĩa cuộc sống, thấu hiểu cái con người cần với những dồn nén của
họ trong tư tưởng phong kiến lỗi thời. Thơ văn Nguyễn Du có âm hưởng của “cái tôi”
cá nhân vang lên, đặc biệt là Truyện Kiều và phần thơ chữ Hán. Tuy ít sáng tác mà vẫn
đạt được độ thâm thúy, thấm nhuần của thơ văn và lòng người. Những sáng tác tiêu
biểu của nhà thơ:

Truyện Kiều hay còn tên gọi khác là Đoạn trường tân thanh dựa vào bản Kim
Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân ở Trung Hoa. Kim Vân Kiều truyện là tác
phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi. Câu chuyện được Nguyễn Du kể lại bằng
thể thơ dân tộc thơ lục bát, câu chuyện không phải dịch lại mà trên cơ sở chỉ lấy cốt
truyện của Thanh Tâm Tài nhân để viết một câu chuyện của riêng mình. Truyện Kiều
là kiệt tác văn chương đến vạn đời sau vẫn không sao khám phá hết. Tác phẩm này
theo một số nhà nghiên cứu cho là được sáng tác khoảng năm 1805 đến 1809.

Thác lời trai phường nón bài thơ tỏ tình của chàng trai phường nón, được viết
theo thể lục bát mang âm hưởng và phong vị dân gian.

Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu viết theo lối văn tế.
Văn chiêu hồn bài văn tế được viết để tịnh độ những cô hồn đã khuất.
Thơ chữ Hán, có ba tập thơ:

Thanh Hiên thi tập có 78 bài thơ
Nam trung tạp ngâm có 40 bài thơ
12


Bắc hành tạp lục với 131 bài thơ

Cả ba tập thơ mang giọng chủ đạo là buồn. Không gian thường là buổi chiều cô
đơn hay đêm vắng lặng. Một số bài thơ còn có phương hướng thoát li, ẩn dật nhưng
chỉ là mong muốn, thực tế nhà thơ chưa bao giờ từ bỏ đời sống hiện tại của mình.

ơ Thanh Hi
1.3 Về tập th
thơ
Hiêên thi tập
Thanh Hiên thi tập là tập thơ chữ Hán đầu tiên, được sáng tác trong thời kì ở
Thái Bình. Thanh Hiên thi tập có 78 bài thơ, có thể chia thành ba giai đoạn: “Mười

năm gió bụi (từ năm 1786 đến khi trở về quê nhà ở Hồng Lĩnh). Dưới chân núi Hồng
(từ năm 1796 đến năm 1802). Giai đoạn cuối ra làm quan ở Bắc Hà (từ năm 1802 đến
cuối năm 1804)” [17; tr. 15, 16].
Thanh Hiên thi tập là tập thơ tâm sự của Nguyễn Du trong những năm tháng
sống ở Thái Bình và ở Tiên Điền. Phần lớn âm điệu của tập thơ là buồn, cuộc sống ở
Thái Bình cực khổ, khó khăn, phải ăn nhờ ở đậu người ta, những bài thơ ở giai đoạn
này mang cảm giác trĩu nặng sự chán ngán, đôi lúc bi quan nhà thơ muốn đi ở ẩn,
muốn hành lạc nhưng sự thật đó chỉ là dự tính không bao giờ được thực hiện. Thời
gian ra làm quan cũng chẳng vui vẻ gì hơn, tuy đường quan lộ thênh thang hơn nhiều
người nhưng vẫn không khởi sắc về tinh thần và vật chất, chức tước không làm thay
đổi được cuộc đời nhà thơ, ông vẫn buồn, than thở về cuộc đời, về sự sống. Nguyễn
Du nhìn thấy cuộc đời con người chỉ là một bể khổ. Phần lớn nội dung thơ mang tính
chất tâm tình, riêng tư, đôi lúc bi quan, chán nản.

Thanh Hiên thi tập hiện nay không được in riêng mà in cùng với hai tập Nam
trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục các tác giả thường gọi chung là tập Thơ chữ Hán
Nguyễn Du. Hiện có 9 văn bản, bản dịch phần thơ chữ Hán Nguyễn Du, ở đây chúng
tôi nêu lên những bản được xem đầy đủ nhất do các tác giả tập hợp có thể kể đến là:
Bản Thơ chữ Hán Nguyễn Du của Lê Thước, Trương Chính, gồm 249 bài thơ, trong đó

có 78 bài của tập Thanh Hiên. Cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du của Đào Duy Anh tập
hợp, có 79 bài của Thanh Hiên thi tập. Cuốn Nguyễn Du toàn tập của Mai Quốc Liên,
có 78 bài thơ của tập Thanh Hiên.
Trong Luận văn này chúng tôi chọn bản Thơ chữ Hán Nguyễn Du do hai cụ Lê
Thước và Trương Chính biên soạn.

13


ƯƠ
NG HAI. NỘI DUNG CỦA THANH HI
ÊN THI TẬP
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
HIÊ
ộc sống xa qu
ng, vất vả, bệnh tật và nh
ững tri
2.1 Cu
Cuộ
quêê hươ
ương,
nhữ
triếết lí về sự
ốn hành lạc, tho
sống, mong mu
muố
thoáát tục
ộc sống xa qu

ng, vất vả, bệnh tật với cái ngh
2.1.1 Cu
Cuộ
quêê hươ
ương,
nghèèo đeo
ng
đẳ
đẳng
Thanh Hiên thi tập là tiếng nói tận đáy lòng của Nguyễn Du, lời tâm sự mộc
mạc của con người phải sống, phải đi cùng những năm tháng khó khăn, những điều ấy
trở thành nỗi ám ảnh trong sáng tác văn chương của Nguyễn Du giai đoạn này. Cuộc
đời gặp lúc loạn li chỉ mong tính mệnh bảo toàn. Tấm thân phó mặc mưa gió, nhà thơ
không mơ ước lầu cao vọng nguyệt chỉ hi vọng bản thân hết bệnh, trong nhà có thuốc
trị. Trong bài thơ Mạn hứng I nhà thơ nói về thân thế mình như một gánh nặng tang
bồng:
百 年 身 世 委 風 塵
旅 食 江 津 又 海 津

Bách niên thân thế ủy phong trần
Lữ thực giang tân hựu hải tân
(Kiếp phong trần trăm năm thân thế,
Khắp bờ sông bãi bể lang thang.)
Cuộc đời trải qua bao vất vả khiến Nguyễn Du - một chàng công tử quý tộc
danh gia trở thành một người không nơi về, phải trải qua những cơn đau ốm không
thuốc men, lời tâm sự chân tình của nhà thơ “Ngựa còm xe nhỏ, thẹn anh láng giềng”
thẹn vì bản thân sống đời trôi nổi, thẹn vì mình chẳng có công cán gì chỉ còn lại “Sống

trong trời đất kiếp bình bồng”. Nhà thơ than trách và bày tỏ cuộc sống hiện tại:
行 腳 無 根 任 轉 蓬

江 南 江 北 一 囊 空

Hành cước vô căn nhiệm chuyển bồng
Giang nam giang bắc nhất nang không
(Chân không bén rễ bước bông lông,

14


Đất bắc trời nam túi rỗng không.)

(M
(Mạạn hứng II)
Bản thân không phải là người thích cuộc sống xê dịch vậy mà trong lúc này nhà
thơ tự ví mình chỉ như “ngọn cỏ bồng” không một nơi cố định luôn luôn phải dịch
chuyển, nhưng không phải đi với túi đầy mà là “một chiếc túi rỗng không”, không biết
đi đâu, về đâu hết nam lại bắc, đầu sông cuối sông. Trong khi đó bệnh tật kéo đến từng
ngày, trong bài thơ Xuân dạ Nguyễn Du viết:
江 湖 病 到 經 時 久
風 雨 春 隨 一 夜 深

Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu
Phong vũ xuân tùy nhất dạ thâm
(Ốm liệt giang hồ bao tháng trải,
Xuân về mưa gió suốt đêm trong.)
Rõ ràng, tên tác phẩm là Xuân dạ nhưng đọc đoạn thơ ta chẳng thấy mùa xuân
ở đâu chỉ thấy không gian u ám mờ mịt bao trùm và trong cái không gian ấy có một
con người bệnh tật, một người xa quê lâu mang nặng nỗi đau tinh thần lẫn thể xác, con
người một mình trong đêm xuân, cô đơn giữa không gian bao la, chỉ thấy nỗi đau khổ
trào dâng.

Bức tranh hiện thực về cuộc sống nhà thơ hiện ra trước mắt người đọc, bài Thu

chí:
簾 垂 小 閣 西 風 動
雪 暗 窮 村 曉 角 哀

Liêm thùy tiểu các tây phong động
Tuyết ám cùng thôn hiểu giác ai
(Gió tây gác nhỏ rèm rung động,
Còi sớm làng xa tuyết phủ đầy.)
Một cuộc sống không ai mong đến với mình lại đến với một Nguyễn Du, một
du khách đã mệt mỏi và “Tuế Giang nằm bệnh suốt năm chầy” ốm đau, bệnh tật đối
với một người bình thường đã là cơ cực, đối với Nguyễn Du một người phải sống lênh
15


đênh không chốn nương thân phải ăn nhờ ở đậu lại càng đau khổ hơn, nỗi ám ảnh về
căn bệnh đã đi theo ông – tác giả Truyện Kiều không còn sức chống lại chỉ biết sống
cùng nó. Một chỗ khác, sự khốn khó của cuộc sống được lột trần qua câu thơ “Chớm

lạnh đã hay không áo khổ” nhà thơ còn nghe được cả đâu đó “Tiếng ai nệm vải bông
chiều đưa” đó là câu thơ đầy hi vọng, một sự khát khao gia đình, chờ mong một tấm
áo khi mùa rét bắt đầu vì con người ấy rất cô đơn và trơ trọi giữa cuộc sống. Sự ngao
ngán trước cái nghèo, trước đây dù chỉ là một viên quan nhỏ nhưng cuộc sống cũng
không khó khăn còn hiện tại nhà thơ thốt lên tiếng nói tâm tình của một kẻ khất thực

“Áo cơm buồn những chịu ơn người”.
Con người trước kia sống với văn chương, yêu văn chương, chữ nghĩa giờ đây
lại nói “Chữ nghĩa ích gì cho cuộc sống”, tâm sự đau đớn nếu không phải gì cuộc
sống quẩn bách, tuyệt vọng thì chẳng bao giờ nhà thơ nói ra điều ấy, vì với nhà thơ văn

chương là bạn đường là lẽ sống nhưng lẽ sống ấy giờ đây bị nhấn chìm vì mưu sinh,
giờ thì ngoài sách ra ông chẳng có gì trong nhà, sách trở thành “Sách chồng cạnh gối

đỡ thân mệt”. Nguyễn Du không thể như Hộ - Đời thừa của nhà văn Nam Cao có thể
viết những thứ văn sau khi đọc xong người ta cũng quên đi để kiếm tiền, Nguyễn Du
chỉ có thể dùng thơ văn để bày tỏ lòng mình.
Từ một người yêu lẽ sống, quý cuộc đời giờ đây trở nên cay cú với bản thân vì
chẳng làm được gì lúc này, cô đơn trong đêm lạnh, người khách dò theo từng bước đi
thời gian mà cất lên những lời xé lòng trong bài Trệ khách:
滯 客 淹 留 南 海 中
寂 寥 良 夜 與 誰 同

Trệ khách yêm lưu Nam Hải trung
Tịch liêu lương dạ dữ thùy đồng
(Miền Nam đất khách nằm dài,
Đêm thanh vắng vẻ ấy ai bạn cùng?)
Hay:
風 塵 隊 裡 留 皮 骨
客 枕 蕭 蕭 兩 鬢 蓬

Phong trần đội lí lưu bì cốt
16


Khách chẩm tiêu tiêu lưỡng mấn bồng.
(Phong trần còn mảnh xương da,
Bù xù trên gối tóc xòa mái sương.)
Người khách với tấm thân chỉ còn da bọc xương trong hàng nghìn người phong
trần không ai biết đến. Thậm chí, trong bài thơ đôi khi nhà thơ nói về cuộc sống không
có cả một bầu rượu “Nhà nghèo Bắc Hải rượu không là thường” và ông chỉ có gió

trăng làm bạn nhưng gió trăng lại không biết nói năng gì làm không khí cả không gian
trở nên tĩnh lặng. Mỗi bài thơ là cung bậc cảm xúc của Nguyễn Du về cuộc sống bản
thân, đó là lời tâm sự chân thành của con người lúc đói nghèo, khi bệnh tật, trong buồn
đau kiếp người. Tuy tuổi ông chỉ ngoài ba mươi nhưng tóc bạc và bệnh tật luôn đeo
đẳng tấm thân bệnh tật ấy sống trong lo âu, buồn bả trước cuộc đời.
Trong bài Ngọa bệnh I nhà thơ nói đến cái ốm đau những căn bệnh đeo bám,
ông tự nhận mình là người hay bệnh tật lại có tinh thần không thư thái:
多 病 多 愁 氣 不 舒
十 旬 困 臥 桂 江 居

Đa bệnh đa sầu khí bất thư
Thập tuần khốn ngọa Quế giang cư
(Bệnh sầu, sầu bệnh cứ liên miên,
Sông Quế nằm co mấy tháng liền)
Nhà nghèo lại bệnh tật đến nổi chuột phải leo lên giường gặm sách vì trong
nhà chẳng có gì để ăn được “bếp không đỏ lửa” thậm chí, nhìn hoa cúc ngoài vườn
tưởng có thể ăn được. Ngoài sách ra Nguyễn Du chẳng có gì, cuộc sống của ông lúc
này thật đáng buồn. Cô đơn, quạnh hiu lúc gian truân và dù sau nhiều năm tháng vất
vả, nhà thơ ra làm quan triều Nguyễn, cuộc sống cũng chẳng khấm khá hơn, những chi
tiết ông nói về cuộc sống những ngày sau này, vẫn bần cùng, vẫn một bầu không rượu,
làm thân lữ khách, cuộc sống khắc khoải lo âu, vụng đường sinh kế, nghe có vẻ không
hợp lí những đó là sự thật, tuy được mời về làm quan nhưng ông luôn giữ thân vì sợ sẽ
gây ra bất trắc, ông phải luồng cúi trước những quan lớn khác, thậm chí phải nhỏ nhẹ
với những tên lính của mình. Nguyễn Du không phải nhút nhát mà ông đang sống rất
hiểu đời vì cuộc đời thế sự giờ đây đổi dời không còn cái gọi là công lí. Tác giả Thanh

17


Hiên thi tập thấu hiểu và chia sẻ số phận với những con người cực khổ, những người

dân bần cùng, nghèo đói, tấm lòng của ông đi vào thơ như lời trần tình, đồng điệu.
Chính cuộc sống khổ cực lúc đầu mà ông xa rời nhân dân nhưng cũng vì nó sau này
ông lại hiểu dân yêu dân, thấu hiểu những đau khổ của họ cũng chính như đau khổ vất
vả mình trải qua. Cuộc sống bần hàn nhưng vẫn giữ mình thanh liêm, đôi khi nhà
không đủ no nhưng không nghĩ đến chuyện phải lạm dụng quan chức để thu lợi cho
mình dù là nhỏ. Chính tính cách đó góp phần làm cho những tác phẩm của nhà thơ
sống mãi với thời gian.

ườ
2.1.2 Tri
Triếết lí sự sống đờ
đờii ng
ngườ
ườii và mong mu
muốốn hành lạc, tho
thoáát tục
Trải qua cuộc dâu bể đời người, Nguyễn Du có khuynh hướng hành lạc thoát
tục, điều này thể hiện trong sáng tác của ông nhưng một minh chứng cho một con
người phải đến đường cùng dù đôi khi đường cùng đó là mình tự đi vào:
何 能 落 髮 歸 林 去
臥 聽 松 風 響 半 雲

Hà năng lai phát quy lâm khứ
Ngọa thính tùng phong hưởng bán vân
(Những ước cạo đầu vào núi ẩn,
Đàn thông nằm lắng tiếng lưng trời.)

ự th
(T
(Tự

tháán II)
Cái ước mơ tưởng chừng như đơn giản với bao người mà đối với Nguyễn Du
thật khó, làm sao ông có thể “gọt tóc” khi bản thân còn mang nặng món nợ hồng trần,
làm sao nghe được tiếng thông reo khi trong lòng chất đầy những nỗi lo, tâm đang đau
xé những chuyện cuộc đời.
Nhà thơ thường hay nhắc đến chuyện kiếp sau, nghiệp chướng của đạo Phật để
bày tỏ tâm trạng, trong bài Ức gia huynh có đoạn: “Gặp nhau âu đành kiếp khác chờ”
hay chữ nghiệp của con người trong Thôn dạ:
老 去 未 知 生 計 拙
障 消 時 覺 夙 心 空

Lão khứ vị tri sinh kế chuyết

18


Chướng tiêu thời giác túc tâm không
(Lối sinh kế già còn khờ dại,
Nghiệp chướng tiêu, thư thái đòi khi.)
Nguyễn Du quan niệm sống là trả nợ kiếp trước, vì kiếp trước tạo nghiệp nên
kiếp này phải trả, trả xong tâm mới tịnh nhưng đó chỉ là một lí do để sống trên đời và
để Nguyễn Du tiếp tục sống.
Trong Điếu La thành giả ca nhà thơ nhắc chuyện nàng ca nữ, cô bị mắc nghiệp
phấn son nên chết đi vẫn phải trả, sống không ai hiểu mình chết về cõi hư không tìm
người bầu bạn “Suối vàng đành bạn với Kì Khanh”, nhà thơ đang nói chuyện ca kĩ mà
ngỡ như đang nói chính mình rất đau xót:
胭 脂 不 洗 生 前 障
風 月 空 留 死 後 名

Yên chi bất tẩy sinh tiền chướng,

Phong nguyệt không lưu tử hậu danh.
(Phấn son lúc sống chưa rồi nợ,
Trăng gió đời sau luống để dành.)
Một bài thơ khác nhà thơ lại nghĩ đến những chuyện trăm năm, nghìn năm, ông
nghĩ đến vòng tuần hoàn của con người, xem chuyện đời là một vòng quay lẩn quẩn
không lối thoát, già yếu bệnh tật, nghèo túng là chuyện thường vậy mà vẫn thấy buồn
vì nhà thơ không làm được, không bỏ được, dù ở ẩn tâm cũng chẳng yên, chỉ có say,
say để quên đi việc đời:
百 期 但 得 終 朝 醉
世 事 浮 雲 真 可 哀

Bách kì đãn đắc chung triêu túy
Thế sự phù vân chân khả ai
(Trăm năm miễn được say hoài,
Kìa làn mây nổi việc đời khá thương.)

(Đố
Đốii tửu)
Dù biết đó là những chuyện của đất trời, chuyện của thế nhân dù muốn thoát
19


khỏi nhưng cũng không thể, Nguyễn Du cứ như một người “tự mình buộc lấy mình”
vào những chuyện không đâu. Mà không phải chỉ nói một lần, nhà thơ nhắc rất nhiều
lần như tự thuyết phục mình xem đó là những chuyện mà người già yếu nên giữ thân
và đây chỉ là những việc thường tình trong cuộc sống, bài Tạp thi II có đoạn:
葉 落 花 開 眼 前 事
四 時 心 鏡 自 如 如

Diệp lạc hoa khai nhãn tiền sự

Tứ thời tâm kính tự như như
(Lá rơi hoa nở việc trước mắt,
Tâm trạng quanh năm vẫn nhẹ nhàng.)
Quy luật cuộc đời không ai sống đến ngàn năm, như cánh hoa nở rồi sẽ rụng dù
có đẹp thì cuộc đời cũng ngắn ngủi chỉ như hoa nở hoa rụng. Nhà thơ còn nuối tiếc sự
trôi chảy nhanh của thời gian, đời người là có hạn, nhìn lại tấm thân già yếu thản thốt,
điều này được Nguyễn Du thể hiện trong bài thơ Mạn hứng:
百 歲 為 人 悲 瞬 息
暮 年 行 樂 惜 須 臾

Bạch tuế vi nhân bi thuấn tức
Mộ niên hành lạc tích tu du
(Cuộc sống trăm năm coi mấy chốc,
Chuyện vui tuổi cả tiếc từng giờ.)
Và nếu như bình sinh nhà thơ rất ít nghĩ đến việc uống rượu thì giờ đây ông
nghĩ đến chuyện phải uống rượu để chết đi còn có người tưới rượu cho:
寧 知 異 日 西 陵 下
能 飲 重 陽 一 滴 無

Ninh tri dị nhật tây lăng hạ
Năng ẩm trùng dương nhất trích vô
(Phía tây bãi cỏ khi nằm xuống,
Chén rượu trùng dương ai tưới cho?)

20


Một bài khác nhà thơ lại nhắc đến việc phải tận hưởng, phải uống rượu, phải
uống thật nhiều, tâm trạng nhà thơ lúc này thật bi quan, chán nản:
生 前 不 盡 樽 中 酒

死 後 誰 澆 墓 上 杯

Sinh tiền bất tận tôn trung tửu
Tử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi?
(Sống đây chẳng dốc cạn bình,
Chết rồi tưới rượu mộ mình biết ai?)

(Đố
Đốii tửu)
Nói thì nói vậy nhưng Nguyễn Du nào đâu thể làm vậy, ông vẫn lo mái đầu
điểm bạc công nghiệp chưa nên, không giúp cho triều Lê phục quốc cũng chẳng thể ra
với Quang Trung vì đó là kẻ thù cố quốc, rồi những năm sau này cuộc sống có đỡ hơn
nhưng Nguyễn Du vẫn mãi không thể thoát khỏi vòng thế tục vẫn phải làm quan vẫn
phải lo thân bị biến cố, lo cơm ăn, áo mặc cho gia đình, dù có hành lạc đó cũng là thời
gian nghỉ phép ở quê nhà rồi cuối cùng đâu lại vào đấy những điều ông nói trọng tâm
để sống khuây khỏa hơn. Rồi đôi khi ông nhắc chuyện ẩn dật của mình nó gắn liền với
những năm tháng khó khăn, cơ cực của ông, căn nhà của nhà ẩn dật ấy “toàn là núi

xanh” chỉ có chồng sách bợ đỡ tấm thân bệnh tật.
Trong bài Liệp nhà thơ nói đến việc đi săn, đi tìm cái thú vui riêng nhưng vẫn
để ý đến những chuyện xung quanh, thái độ không nằm ngoài vòng trần tục. Nói là

“Vui với lũ hươu nai của ta, cốt thư thái tâm tình, chứ không cốt bắt cho được” xem
việc đi săn là vui nhưng cách săn khác mọi người, nếu người đi săn hi vọng bắt được
nhiều thú rừng thì Nguyễn Du đi săn chỉ mong để thoải mái và rượt đuổi một cái gì đó
hư không vì thú rừng ở đây là bạn của ông không phải con mồi. Đi săn nhưng nghĩ
chuyện đời, tâm đầy mối lo:
浮 世 為 歡 各 有 道
驅 車 擁 蓋 是 何 人


Phù thế vi hoan các hữu đạo
Khu xa ủng cái thị hà nhân?

21


(Thú vui trần thế âu tùy thích
Xe cưỡi dù che ấy những ai.)

(Li
(Liệệp)
Nói không quan tâm, không nhìn thấy nhưng vẫn không sao làm đươc, vì ông là
người trần thế mắc nợ phong trần nên dù hành lạc cũng khó thực hiện, ông không thể ở
ẩn đầy thư thái như Nguyễn Bỉnh Khiêm với:

Một mai, một cuốc, một cần câu.
Thơ thẩn dù ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao.
Cũng không thể ở ẩn như Nguyễn Trãi. Vì ông ví đời người cũng nhưng một
cuộc đi săn, người tìm mục tiêu để săn có người thấy mục tiêu nhỏ bé có người tự
lượng sức, nhà thơ thì tự biết sức mình xem việc vui thú là đích đến lúc này dù cuộc
mưu sinh ngày ngày vây lấy nhưng vẫn khát khao hành lạc, vui với thiên nhiên. Dù
Nguyễn Du đôi lúc:
羨 殺 北 窗 高 臥 者
平 居 無 事 到 虛 靈

Tiễn sát bắc song cao ngọa giá
Bình cư vô sự đáo hư linh
(Thèm được như người nằm cửa bắc,

Lâng lâng lòng chẳng bận chi đời.)

(K
(Kíí hữu)
Đó là mong muốn giản đơn của ông nhưng không thực hiện được vì trời phú
cho ông “cái cốt tướng gian truân” lại thêm người có nhiều nghiệp nên những mong
ước đời thường rất bình dị, rất thi nhân nhưng đối với một thi nhân như Nguyễn Du
thật khó làm được.
Tâm lo chuyện thế gian, tấm lòng một nhân tài giữa cơn gió bụi làm Nguyễn
Du không thể phủi sạch tất cả, với những ảnh hưởng của đạo giáo đến cuộc đời ông
càng làm ông thấy mình có nợ với đời và phải trả xong nợ đó.

22


Nếm trải đủ mùi vị đời sống nhưng không thể thực hiện ước mong được nghỉ
ngơi đến cuối đời. Chuyện trăm năm không chỉ có ở Thanh Hiên thi tập mà hai tập thơ
còn lại cũng vậy ngay cả Truyện Kiều ông cũng thường nhắc đến, nó gợi lên như cột
mốc sự sinh tồn con người, như cành hoa sớm nở tối tàn, chỉ mong tinh thần luôn yên
ổn vậy mà không thể thực hiện, nhà thơ Nguyễn Du không có cái khoáng đạt của
Nguyễn Bỉnh Khiêm, không có cái ngông của Nguyễn Công Trứ vì ông “Khư khư

mình buộc lấy mình vào thân” nên dù trong nhiều tác phẩm, nhà thơ có đưa ta đến thế
giới hư không, có kể cho ta nghe những chuyện kim cổ, chuyện trăm năm, có kêu con
người thoát khỏi trần thế và đi hành lạc đi, đi ở ẩn đi, thì Nguyễn Du cũng chẳng thể
thực hiện được vì chính bản thân ông cũng không thoát khỏi cái vòng tuần hoàn con
người cũng phải bấp bênh, chao đảo và đôi khi ngã quỵ vì nó. Tuy không phải là một
thiền sư nhưng cốt cách một thiền sư luôn thể hiện trong thơ ông, là ý thức về sự sống
sau những phong ba cuộc đời, ý thức sự hữu hạn của con người và ý thức được bản
thân phải nghỉ ngơi, phải an cư nhưng ông chưa bao giờ thực hiện được cả việc thoát

tục hay hành lạc, ông chỉ là một thiền sư còn vướng bụi trần.

ơ
2.2 Tâm sự của Nguy
Nguyễễn Du qua tập th
thơ
ườ
ưa
2.2.1 Tâm sự của ng
ngườ
ườii lo âu, đau bu
buồồn khi công nghi
nghiệệp ch
chư
u đã bạc
th
thàành mà mái đầ
đầu
Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa – một con người bình thường trong vạn
con người Việt Nam, nhà thơ cũng như chúng ta, cũng sống, cũng lo âu bệnh tật chết
chóc. Cuộc đời trải qua những ngày tháng vất vả, gian nan không nhà về, bận bịu trong
cuộc mưu sinh nơi đất khách làm cho ông mặc cảm trước cuộc đời thấy mình “Hiên

ngang tựa kiếm đứng trông trời” vậy mà “Áo cơm buồn những chịu ơn người”. Đâu
phải ai sinh ra cũng được sung túc, vui vẻ như nhà thơ, nhưng đó chỉ là chuyện lúc
trước và cũng chính cái xuất thân ấy vẫn đến cái sóng gió lúc này.
Những năm tháng sống tha hương, bệnh tật làm cho nhà thơ người ở tuổi ba
mươi mà mái đầu đã điểm sương “Ngậm ngùi năm tháng bạc đầu rồi”, dù đầu bạc mà
vẫn chưa được về nhà vẫn còn bồng bềnh trôi nổi như đám lục bình kia, đi đến nơi đâu
là nhà đấy mà không có nơi cố định cũng chẳng trở lại được dòng sông cũ:

生 未 成 名 身 已 衰
蕭 蕭 白 髮 暮 風 吹
23


Sinh vị thành danh thân dĩ suy
Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy
(Danh phận chưa thành sức yếu ngay
Lơ thơ tóc bạc gió chiều bay.)

ự th
(T
(Tự
tháán I)
Từ láy “tiêu tiêu” gợi cho chúng ta thấy một cái gì đó ít ỏi, yếu ớt giữa cơn gió
chiều như con người đã xế bóng, bệnh tật trước sóng gió loạn lạc. Vậy mà “Trời đất

còn phú cho cái hình cốt kém/ Tóc râu bù lại tháng ngày dài”, sống mà không làm
được việc gì là nỗi đau của kẻ sĩ trước thời thế ấy. Tự trách tấm thân mình “như ngọn

cỏ bồng lìa gốc” chẳng biết đi về đâu. Những suy nghĩ đó là tóc ông chóng bạc chăng?
Con người ấy luôn trăn trở với bản thân mình về những điều phiền muộn, là con dân
của vương triều nhà Lê nhưng khi nhà Lê suy vận ông chẳng giúp được gì lại phải
chốn vào nhà người, dù nuôi chí phụ quốc mà “tấm lòng” ấy có ai hay cho, khi
Nguyễn Du đang là người không tiền, không phận, không có một người hiểu mình thì
làm sao không lo âu, không vằng vặc, trong bài thơ U cư I ông nói về cái tuổi già của
mình nơi đất khách:
住 久 頓 忘 身 是 客
年 深 更 覺 老 隨 身


Trú cửu đốn vong thân thị khách
Niên thâm cánh giác lão tùy thân
(Trọ lâu, thân khách bẵng quên,
Năm chày càng thấy già thêm sọm người.)
Cái tuổi già trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với nhà thơ, già rồi vẫn còn ở
trọ, già rồi vẫn chưa nên việc gì, cứ phải lẩn tránh đề phòng cho thân khỏi mắc chuyện
xấu “Tha hương giả vụng tránh đời”, người khách giả vụng để bảo toàn tính mệnh,
chẳng phải nhút nhát, sợ sệt mà vì cuộc sống từng trải khiến ông thấu hiểu lẽ đời phải
như vậy. Vậy nên, ông trách thân ông sao lãng phí chẳng nên chuyện gì thì cái tuổi già
đã đến:
流 落 白 頭 成 底 事
西 風 吹 倒 小 烏 巾
24


×