Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

trường từ vựng sông nước nam bộ trong một số truyện ngắn của nguyễn quang sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 187 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV

BỘ MÔN NGỮ VĂN
------------

NGUYỄN THỊ KIM LANH
MSSV: 6106324

TRƢỜNG TỪ VỰNG SÔNG NƢỚC NAM BỘ
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN QUANG SÁNG
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hƣớng dẫn: Ths.GV: NGUYỄN THỊ THU THỦY

Cần Thơ, năm 2013

ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT
1


PHẦN MỞ ĐẨU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG


1.1 Giới thuyết về từ, từ vựng - trƣờng từ vựng
1.1.1 Từ
1.1.1.1Định nghĩa
1.1.1.2Phân loại
1.1.2 Từ vựng - trường từ vựng
1.1.2.1Từ vựng
1.1.2.2Trường từ vựng
1.2 Vài nét về vùng đất Nam bộ
1.2.1 Địa lí Nam bộ
1.2.2 Lịch sử Nam bộ
1.3 Vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng
1.3.1 Tiểu sử
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT TRƢỜNG TỪ VỰNG SÔNG NƢỚC NAM BỘ TRONG
MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
2.1 Khái niệm trƣờng từ vựng sông nƣớc
2.2 Trƣờng từ vựng sông nƣớc xét về mặt ngữ nghĩa
2.2.1 Nhóm từ chỉ địa hình sông nước
2


2.2.2 Nhóm từ chỉ các trạng thái, tính chất của sông nước
2.2.3 Nhóm từ chỉ các phương tiện, dụng cụ cho việc đi lại sông nước
2.2.4 Nhóm từ chỉ các hoạt động, trạng thái, tính chất của các phương tiện sông nước
2.2.5 Nhóm từ chỉ hoạt động sinh hoạt vùng sông nước
2.2.6 Nhóm từ chỉ các ngành nghề truyền thống của vùng sông nước
2.2.7 Nhóm từ chỉ các dụng cụ đánh bắt
2.2.8 Nhóm từ chỉ các hình thức đánh băt
2.2.9 Nhóm từ chỉ tên thực vật vùng sông nước
2.2.10 Nhóm từ chỉ tên động vật vùng sông nước

2.2.11 Nhóm từ chỉ món ăn vùng sông nước
2.2.12 Nhóm từ chỉ các địa danh
2.3 Trƣờng từ vựng sông nƣớc xét theo phƣơng thức cấu tạo
2.4 Trƣờng từ vựng sông nƣớc xét theo nguồn gốc và phạm vi sử dụng
CHƢƠNG 3: TRƢỜNG TỪ VỰNG SÔNG NƢỚC VỚI NỘI DUNG ĐƢỢC PHẢN
ÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG
3.1 Sông nƣớc với sinh hoạt của con ngƣời Nam bộ
3.2 Sông nƣớc với cuộc chiến tranh chống Mỹ của ngƣời Nam bộ
3.3 Sông nƣớc với nguồn thực phẩm vô giá của ngƣời Nam bộ
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU

4


1. Lí do chọn đề tài
Khi nói về ngôn ngữ và văn hóa, Cao Xuân Hạo đã khẳng định: “Giữa tiếng nói
của một dân tộc với nền văn hóa của dân tộc ấy chắc chắn phải có một mối quan hệ nhất
định. Vì ngôn ngữ trực tiếp phản ánh cách tri giác và tư duy về thế giới của cộng đồng
dân tộc, mà văn hóa dân tộc không thể không liên quan đến cách tri giác và tư duy ấy”
[13; tr. 287]. Thật vậy, trong lịch sử nhân loại nói chung thì tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ
với văn hóa rất lớn. Ngôn ngữ là nguồn chất liệu quan trọng giúp con người có những
hiểu biết về nền văn hóa của chính vùng đất nơi mà mình đã từng sinh ra và lớn lên.

Được hình thành chủ yếu trên một vùng đồng bằng sông nước, vốn từ Nam bộ,
ngoài những từ toàn dân còn có những từ riêng của phương ngữ Nam bộ thể hiện được
nét văn hóa đặc trưng của vùng sông nước. Đó là nhóm từ vựng sông nước Nam bộ. Vốn
từ đặc trưng này không chỉ bó hẹp trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của con người Nam bộ
mà còn được đi vào trong văn chương qua ngòi bút khéo léo của những tác gia văn học.
Trong số đó phải kể đến tác giả Nguyễn Quang Sáng.
Được sinh ra trong thời kì khá ác liệt của cuộc chiến tranh giành độc lập, ngoài vai
trò là chiến sĩ, Nguyễn Quang Sáng còn là một nhà văn. Tuy gặp không ít những khó
khăn về điều kiện học tập, sinh hoạt cũng như là quá trình sáng tác nhưng Nguyễn Quang
Sáng vẫn không ngừng cho ra đời những tác phẩm có giá trị. Bằng chứng là ông đã đạt
được nhiều giải thưởng văn học ngay từ những năm 1959. Qua quá trình lao động không
ngừng, cho đến nay nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã góp vào kho tàng văn học rất nhiều
tác phẩm thể hiện được nét văn hóa đặc thù của Nam bộ, đó là nét văn hóa mang đậm
màu sắc sông nước Nam bộ.
Ai đã từng tiếp cận với tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng chắc hẳn sẽ không quên
khung cảnh khá quen thuộc của vùng sông nước Nam bộ. Đó là những hoạt động chiến
đấu, đi lại, buôn bán, đánh bắt cá trên những chiếc ghe, xuồng, tàu, thuyền,... Hay trong
những bữa ăn gia đình sông nước Nam bộ lúc nào cũng có cơm kèm theo các món ăn từ
như cá kho khô, canh chua,.. Trong tiệc rượu thì cũng có những món từ những nguồn liệu
có sẵn của quê hương sông nước như khô sặc, khô sình, hay các loại cây trái Nam bộ:
xoài, chùm ruột, cóc, ổi,... Đọc tác phẩm Nguyễn Quang Sáng, người đọc còn thấy được
5


những địa hình của vùng sông nước như sông, bờ, kênh, rạch,... Tất cả cho ta thấy được
một đặc trưng sông nước trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng.
Với tấm lòng yêu mến, muốn giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa sông nước
Nam bộ, chúng tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu đề tài:“Trường từ vựng sông nước
Nam bộ trong một số truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng”. Hy vọng với đề tài này,
chúng tôi sẽ có thêm được những hiểu biết mới về trường từ vựng sông nước Nam bộ,

cũng như là giá trị sử dụng của chúng trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói riêng và
phương ngữ Nam bộ nói chung.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Trường từ vựng sông nước Nam bộ trong một số truyện ngắn của Nguyễn Quang
Sáng” là đề tài chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu và rộng, tuy nhiên có không ít
những công trình liên quan đến đề tài này:
Đầu tiên, là hàng loạt các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, trước
hết là các công trình nghiên cứu của GS.TS Đỗ Hữu Châu về từ vựng như Cơ sở ngôn
ngữ học từ vựng, Từ vựng ngôn ngữ tiếng Việt hay quyển giáo trình Từ vựng học tiếng
Việt. Trong số đó quyển giáo trình Từ vựng học tiếng Việt của tác giả Đỗ Hữu Châu giúp
cho học sinh có thể dễ dàng học tập và tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề từ vựng trong tiếng
Việt. Ở công trình này tác giả đã có đến bảy chương phân tích khá chi tiết và ngoài những
phần nội dung chính, sau mỗi chương đều có phần hướng dẫn học tập nhằm góp phần
giúp người học củng cố lại những kiến thức cơ bản. Trong số bảy chương viết trên, tác giả
cũng có một chương viết về trường từ vựng – ngữ nghĩa. Ở chương này, tác giả đã tập
trung viết về bốn vấn đề chính. Vấn đề thứ nhất là khái niệm về trường từ vựng – ngữ
nghĩa trong đó bao gồm phần khái niệm chung về trường từ vựng - ngữ nghĩa kèm theo
những vấn đề về trường biểu vật và trường biểu niệm. Tác giả định nghĩa về trường từ
vựng ngữ nghĩa như sau:“Trường từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định
trong từ vựng của một ngôn ngữ nhờ vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa” [5; tr.
127]. Vấn đề thứ hai, tác giả đi vào phân tích về vấn đề “trường nghĩa và ngôn ngữ văn
chương”, trong đó tác giả phân tích sâu về trường biểu vật và trường biểu niệm được thể
hiện trong ngôn ngữ văn chương. Vấn đề thứ ba, tác giả Đỗ Hữu Châu đi vào phân tích
6


trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính), và định nghĩa về trường nghĩa ngang như
sau: “Trường nghĩa ngang là tập hợp tất cả các từ ngữ có thể kết hợp với một từ ngữ nào
đó lấy làm gốc lập thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được một cách

bình thường đối với người sử dụng ngôn ngữ” [5; tr.137]. Đến vấn đề cuối cùng tác giả
tập trung vào trường liên tưởng ngôn ngữ văn chương. Ở vấn đề này, tác giả đi vào giải
thích vấn đề liên tưởng trong văn học từ đó nêu lên định nghĩa như sau: “Khi từ ngữ của
cả dân tộc hay một người có sức gợi liên tưởng, như vậy mỗi từ sẽ thành trung tâm của
một trường liên tưởng” [5; tr. 142]. Tiếp theo đó, tác giả còn nên lên những đặc tính của
trường liên tưởng, trong đó bao gồm tính đồng nhất, tính dân tộc, tính thời đại, tính cá
nhân.
Cùng với nhiều công trình nghiên cứu của GS.TS Đỗ Hữu Châu thì tác giả Nguyễn
Thiện Giáp cũng có khá nhiều công trình viết về ngôn ngữ học nói chung và về từ vựng
học nói riêng. Ông được biết đến với nhiều công trình nghiên cứu và được in thành sách
như: Từ vựng học tiếng Việt (Nxb. Giáo Dục); Dẫn Luận Ngôn Ngữ học (Nxb. Giáo
Dục) Từ và nhận diện từ tiếng Việt (Nxb. Giáo Dục); 777 khái niệm ngôn ngữ học
(Nxb.Đại học Quốc Gia Hà Nội). Nhìn lại những công trình nghiên cứu của hai nhà ngôn
ngữ: Đỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiên Giáp, người đọc dễ nhầm lẫn về nhan đề Từ vựng
học tiếng Việt của hai công trình riêng biệt của hai tác giả này. Tuy nhiên do thời gian
nghiên cứu cũng như là quan điểm cảm nhận của mọi người khác nhau cho nên ở mỗi
công trình có những hướng phân tích khác nhau, từ đó mà nội dung phân tích cũng có
nhiều điểm khác nhau. Ở công trình Từ vựng học tiếng Việt, tác giả Nguyễn Thiện Giáp
khai thác bốn phần chính sau: phần một là phần dẫn luận bao gồm ba chương viết về từ
vựng – từ vựng học, các lí thuyết và phương pháp nghiên cứu từ vựng học; và vài nét về
từ vựng học. Ở phần một này, GS Nguyễn Văn Tu nhận xét: “Phần Dẫn Luận tác giả còn
giới thiệu được những khái niệm cơ bản và cần thiết nhất thường được đề cập đến trong
từ vựng học của nhiều nước trên thế giới, những lí thuyết và phương pháp nghiên cứu từ
vựng học. Đó là điều rất bổ ích đối với việc học tập của sinh viên” [9; tr. 14]. Đến phần
hai của công trình tác giả giải thích về vấn đề nhận diện và phân loại các đơn vị từ trong
tiếng Việt; phần ba tác giả tập trung vào cơ cấu ngữ nghĩa của từ vựng tiếng Việt trong đó
bao gồm sáu chương, ở mỗi chương tác giả luôn đưa ra những dẫn chứng và ví dụ cụ thể,
7



vì vậy mà người đọc sẽ dễ dàng tiếp nhận những vấn đề lí thuyết mà tác giả đặt ra. Đến
phần cuối, tác giả viết về vấn đề hình thành, tồn tại và phát triển của từ vựng tiếng Việt,
trong tổng số năm chương của phần này, tác giả Nguyễn Thiện Giáp giành đến bốn
chương để phân tích từ vựng tiếng Việt về mặt nguồn gốc, phạm vi sử dụng, phong cách
học. Ở chương một (phân tích từ vựng tiếng Việt về mặt nguồn gốc), tác giả đã phân chia
thành các từ thuần Việt, từ ngữ gốc Hán, từ ngữ gốc Ấn Âu. Ở chương hai (phân tích từ
vựng tiếng Việt về mặt phạm vi sử dụng), tác giả đã phân chia thành từ vựng toàn dân, từ
địa phương, tiếng lóng, từ ngữ nghề nghiệp, thuật ngữ. Đến chương ba (phân tích từ vựng
tiếng Việt về mặt mức độ sử dụng), tác giả tiếp tục phân chia thành từ vựng tích cực và từ
vựng tiêu cực; từ ngữ cổ và từ ngữ lịch sử; từ ngữ mới và ý nghĩa mới. Và đến chương
bốn (phân tích từ vựng tiếng Việt về mặt phong cách học), tác giả tập trung vào năm vấn
đề chính: các phong cách chức năng và việc phân chia các lớp từ vựng tiếng Việt; từ vựng
trung hòa; từ vựng hội thoại; từ vựng sách vở và cuối cùng là vấn đề miêu tả sắc thái tu từ
- biểu cảm trong từ điển. Nhờ quá trình phân tích khá chi tiết nên quyển sách Từ vựng
học tiếng Việt được Giáo sư Nguyễn Văn Tu đánh giá khá cao: “Cuốn Từ vựng học
tiếng Việt của Nguyễn Thiện Giáp không đơn thuần chỉ là giáo trình mà còn mang tính
chất của một công trình nghiên cứu” [9; tr. 14].
Kế đến là công trình: Phương ngữ Nam bộ của tác giả Trần Thị Ngọc Lang. Ở
công trình này, tác giả đã khảo sát được một số đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của phương
ngữ Nam bộ, cũng như là sự khác biệt từ vựng - ngữ nghĩa giữa phương ngữ Nam bộ và
phương ngữ Bắc bộ. Tác giả cho đây là “địa hạt còn chưa được khai phá nhiều mà lại
phong phú và thú vị” [19; tr. 8]. Cụ thể ở phần III của công trình, tác giả Trần Thị Ngọc
Lang đã có một chương viết về “nhóm từ có liên quan đến sông nước trong phương ngữ
Nam bộ”. Ở chương này, tác giả đã chia nhóm từ sông nước ra thành ba nhóm chính:
nhóm từ chỉ địa hình; nhóm từ chỉ sự vận động của dòng nước; nhóm từ chỉ sự vận động
của con người trên sông nước và những phương tiện dùng cho hoạt động sông nước. Sau
đó, tác giả nghiên cứu cụ thể ngữ nghĩa của những nhóm từ trên. Qua đó, ta chỉ thấy rõ
thêm về nghĩa của từ cũng như là những chỗ dị biệt và tương đồng giữa từ phương ngữ
Nam bộ với từ toàn dân.
8



Tác giả Trần Thị Ngọc Lang còn được biết đến vời bài nghiên cứu Sông nước
trong tiếng miền Nam. Với bài viết này, tác giả mong muốn “nhấn mạnh tác động của
thiên nhiên đến môi trường sống, đến tính cách, tâm lý của con người và tính cách, tâm lý
đó sẽ ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền” [20]. Tác giả
khẳng định “Nam bộ là miền đất nhiều sông lắm rạch. Số từ ngữ chỉ những sự vật, hiện
tượng liên quan đến sông nước vì vậy vô cùng phong phú, là nguồn đóng góp của phương
ngữ Nam bộ vào ngôn ngữ toàn dân” [20]. “Những từ ngữ này không chỉ đi vào lời ăn
tiếng nói hàng ngày của người dân vùng đất này, là yếu tố cấu tạo của nhiều địa danh mà
còn phản ánh bối cảnh sáng tác của những câu hò, điệu hát dân gian và là mảnh đất tốt
để nhà văn, nhà thơ khai thác” [20]. Ở bài viết này, tác giả Trần Thị Ngọc Lang còn đề
cập đến vấn đề về văn hóa qua những đặc trưng của sông nước miền Nam.
Dưới góc nhìn về văn hóa – ngôn ngữ học, có hàng loạt công trình nghiên cứu của
tác giả Huỳnh Công Tín về vùng đất Nam bộ, một trong số đó là công trình Cảm nhận
bản sắc Nam bộ, bao gồm 27 bài viết, trong đó có hơn 10 bài viết về phương ngữ Nam bộ
khá tình cảm mà PGS.TS. Nguyễn Trọng Báu đã nhận xét: “Với tình yêu tha thiết miền
đất và con người quê hương Nam bộ, anh đã truyền lửa vào trang viết làm lôi cuốn bạn
đọc” [35; tr. 7]. Trong số hơn 10 bài viết về phương ngữ Nam bộ, ngoài những bài viết
như: Điểm khác biệt giữa hai phương ngữ Bắc bộ và Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu
Long – môi trường sống, sự tác động vào tư duy và ngôn ngữ, Dấu ấn Đồng bằng sông
nước trong thơ,... Công trình còn có bài viết Ấn tượng sông nước, ruộng vườn qua cách
diễn đạt của người dân Đồng bằng Nam bộ. Trong bài viết này tác giả sử dụng phương
thức diễn đạt dùng những hình ảnh, hoạt động, tính chất có liên quan tới vùng sông rạch
để so sánh hoặc tạo lối ẩn dụ, hoán dụ. Bài viết đã nêu lên hàng loạt từ ngữ đã được người
dân Nam bộ sử dụng trong đời sống với những ngữ cảnh cụ thể.
Tiến Sĩ Huỳnh Công Tín là một người “nặng tình với vùng đất sinh ra ông bà, cha
mẹ mình và tiếng nói của người dân quê hương” [34; tr. 5]. Vì vậy ông đã cho ra mắt
quyển Từ điển Từ ngữ Nam bộ - một công trình nghiên cứu cấp Bộ được nghiệm thu tại
Trường Đại học Cần Thơ. Trong quyển Từ điển Từ ngữ Nam bộ có nội dung chính nhất

và chiếm nhiều số trang nhất là phần tra cứu từ vựng Nam bộ khá đồ sộ. Ngoài ra, tác giả
9


cũng nêu lên một số vấn đề về phương ngữ Nam bộ. Trong đó gồm ba phần: thứ nhất là
sự hình thành vùng đất và con người Nam bộ; thứ hai là sự hình thành phương ngữ Nam
bộ; thứ ba là đặc điểm của phương ngữ Nam bộ. Ở phần thứ ba (đặc điểm của phương
ngữ Nam bộ), tác giả Huỳnh Công Tín đã nghiên cứu trên cả bốn bình diện: ngữ âm, từ
vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp và phong cách diễn đạt. Trong đó, tác giả cũng phân loại từ
ngữ của vùng đồng bằng sông nước theo nhóm như: địa hình sông nước; hiện tượng của
vùng sông nước; mức độ phân biệt của nước; phương tiện di chuyển trên sông nước; các
loại sản vật, cây trái (động vật, thực vật); hoạt động sinh hoạt đời sống; ngành nghề
truyền thống; lễ hội vùng; sinh hoạt nghệ thuật. Cách phân loại này đã góp phần vào việc
tìm hiểu văn hóa của vùng sông nước Nam bộ.
Kế tiếp, là hàng loạt bài nghiên cứu đã được in trên các tạp chí Ngôn ngữ, tạp chí
Ngôn ngữ & đời sống như: Đặng Thị Hảo Tâm với bài viết Trường từ vựng - ngữ nghĩa
món ăn và ý niệm (Tạp chí ngôn ngữ, T5 – 2011), Trần Thị Mai với bài viết Trường từ
vựng không gian trong tập thơ Lửa Thiêng của Huy Cận (Tạp chí ngôn ngữ & đời
sống, Số 1+2 – 2010), PGS.TS. Trịnh Sâm với bài viết Miền ý niệm sông nước trong tri
nhận của người Việt, (Tạp chí ngôn ngữ, T12 – 2011). Và gần đây nhất là bài viết Từ địa
phương chỉ địa hình trong địa danh Nam bộ (Tạp chí ngôn ngữ, T4– 2012) của PGS.ts.
Lê Trung Hoa. Với bài viết này tác giả đã chia địa hình Nam bộ thành hai bộ phận chính:
địa thế tự nhiên và các dòng chảy. Ở hai hai dạng địa hình này tác giả đã dẫn ra hàng loạt
từ chỉ địa hình của địa phương Nam bộ. Bên cạnh đó tác giả còn giải thích nghĩa của các
tên gọi đó và đưa ra những địa danh cụ thể Nam bộ. Chẳng hạn như: “Bùng Binh là rạch
ở quận 10 và quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, từ Bộ tư lệnh thành phố đến rạch Nhiêu
Lộc, dài độ 500m. [41]. “Rạch là dòng nước tự nhiên, nhỏ hơn sông. Ở Trung bộ và Bắc
bộ hoàn toàn vắng mặt từ này. Còn ở Nam bộ, nó hết sức phổ biến và các nhà nghiên cứu
đếu nhất trí là nó có nguồn gốc Khmer prêk. Các địa danh Rạch Dừa là phường ở tp.
Vũng Tàu; cầu Rạch Miễu nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre” [41]. Và cuối bài viết, tác

giả nêu ra nhận xét “Qua các tên gọi của địa hình trên, ta thấy từ chỉ địa hình có quan hệ
đến sông nước ở Nam bộ khá đa dạng. Chính những từ này làm cho kho từ vựng của tiếng
Việt càng thêm phong phú, bổ sung cho vốn từ của dân tộc ta. Đây là đóng góp đáng trân
trọng của phương ngữ Nam bộ” [41].
10


Bên cạnh đó, còn có bài viết Trường ngữ nghĩa các yếu tố ngôn ngữ liên quan
đến nước trong ca dao, tục ngữ người Việt (Tạp chí ngôn ngữ, T9 – 2010). Ở bài viết
này, tác giả Lưu Văn Din đã khảo sát năm nhóm trường nghĩa. Thứ nhất là trường từ
vựng ngôn ngữ liên quan đến nước trong ca dao, tục ngữ người Việt bao gồm: trường ngữ
nghĩa không gian tự nhiên và trường ngữ nghĩa không gian nhân tạo. Thứ hai là trường
ngữ nghĩa chỉ dạng thức và tính chất tồn tại của nước. Thứ ba là trường từ vựng ngữ nghĩa
chỉ trạng thái vận động của nước bao gồm những động từ nội động và những động từ
ngoại động. Thứ tư là trường ngữ nghĩa chỉ đời sống sinh hoạt và canh tác của người Việt
trong môi trường nước bao gồm hai tiểu trường là: trường ngữ nghĩa chỉ phương tiện giao
thông liên quan đến môi trường nước; trường ngữ nghĩa chỉ nông nghiệp lúa nước của
người Việt. Thứ năm là trường ngữ nghĩa chỉ cội nguồn quốc gia dân tộc, địa bàn sinh
sống của người Việt. Đến cuối bài viết tác giả khẳng định: “Trường ngữ nghĩa các yếu tố
ngôn ngữ liên quan đến sông nước trong tiếng Việt rất phong phú, thể hiện tư duy liên
tưởng về nước gắn với môi trường sống, sự sinh tồn trong môi trường nước của người
Việt. Nó thể hiện rất đa dạng và sinh động trong tục ngữ, ca dao Việt Nam” [38; tr. 77]
Đứng trên bình diện tác gia – tác phẩm, Nguyễn Quang Sáng được biết đến là một
trong số nhiều tác gia tiêu biểu của Nam bộ. Sau đây là một số những công trình nghiên
cứu tiêu biểu về tác giả Nguyễn Quang Sáng.
Đầu tiên, là hàng loạt bài viết về tác giả Nguyễn Quang Sáng được in trong quyển
Anh Đức – Nguyễn Quang Sáng – Sơn Nam, trong đó có bài viết Nguyễn Quang Sáng
của tác giả Trần Hữu Tá. Ngoài việc tóm tắt lại chặng đường sáng tác của Nguyễn Quang
Sáng, tác giả Trần Hữu Tá còn khẳng định thêm: “Nguyễn Quang Sáng có một phong
cách viết truyện ngắn độc đáo. Truyện thường lắm tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên, giàu

chi tiết sống động và kỳ diệu nhưng hợp lý, tính kịch rất nỗi nhưng cũng đậm đà chất trữ
tình” [26; tr. 114]
Cùng với bài viết Nguyễn Quang Sáng của tác giả Trần Hữu Tá vừa nói đến ở
trên, còn phải kể đến bài viết Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng. Trong bài viết này tác
giả Vân Thanh đã nhận xét: “Truyện ngắn Nguyễn Sáng (Nguyễn Quang Sáng) chứa
đựng những yếu tố kỳ diệu” [26; tr. 117], “nói kỳ diệu là nói những chuyện lạ. Nhưng với
11


Nguyễn Sáng, đó là những chuyện lạ đã trở thành bình thường, những chuyện lạ không
phải do phép tiên mà có, nó được làm nên bởi con người bình thường” [26; tr. 117]. Và
“Truyện Nguyễn Sáng giàu chi tiết sống. Nhưng chi tiết đối với anh không phải là một
thứ trang sức để phô bày. Chi tiết được anh dùng trước hết là khắc họa nhân vật” [21;
tr.120]. Ngoài ra, tác giả cũng nhận định: “Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Sáng
là con người vươn lên trong ánh sáng của cách mạng. Những nét ưu buồn không đọng lâu
trong con người họ. Khó khăn, mất mát, chết chóc là điều khó tránh khỏi trong cuộc
chiến ác liệt này, nhưng điều đó không hề giảm lòng tin của họ vào chiến thắng ngày
mai” [26; tr. 123]. Bên cạnh việc ca ngợi sở trường của Nguyễn Quang Sáng “anh đi vào
những mảnh nhỏ của đời sống. Làm cho thấy sự kết hợp giữa chất anh hùng cao cả và
chất thơ trong trẻo, đơn giản” [26; tr. 123] tác giả còn nêu lên một khuyết điểm của nhà
văn “trong truyện ngắn của anh, ta chưa hề thấy một nhân vật phản diện nào” [26; tr.
123]. Nhưng dù sao đi nữa trong bài viết này, tác giả Vân Thanh cũng có thái độ trân
trọng nhất định và đánh giá cao về truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng “Giàu chi tiết
sống, lắm tình huống bất ngờ, truyện Nguyễn Sáng thường mang nhiều chất kịch” nhưng
“tuy đậm tính kịch nhưng vẫn mang nhiều chất trữ tình” [ 26; tr. 124].
Tiếp theo là bài viết Còn lại tình yêu của tác giả Bùi Việt Thắng, tác giả cho rằng,
với Nguyễn Quang Sáng thì truyện ngắn “là cái “tạng” là sở trường của nhà văn” [31;
tr. 11] có lẽ vì vậy mà khi viết truyện ngắn “ông đắm đuối với câu chuyện, với nhân vật”
[31; tr. 12]. và luôn “biết dồn nén tình thế để gia tăng yếu tố bất ngờ hấp dẫn của tác
phẩm” [31; tr. 12]. Ngoài ra, tác giả Bùi Việt Thắng còn nêu ra sự khác biệt về đặc điểm

giữa truyện ngắn trước và sau năm 1975. Những truyện ngắn trước năm 1975 “cốt truyện
thường tiêu biểu hấp dẫn, chi tiết chọn lọc, tình huống đặc sắc và kịch tính cao” [31; tr.
12] “dồn nén tình thế làm gia tăng yếu tố bất ngờ hấp dẫn” [31; tr. 12] . Và với những
truyện ngắn viết sau 1975 người đọc thấy được “giọng văn Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá
Học... nhưng rất uyển chuyển, vừa giàu chất sống vừa thấm sâu triết luận, vừa cụ thể sinh
động vừa rất gợi mở liên tưởng” [31; tr. 13]. Bên cạnh đó, tác giả khẳng định: “Nguyễn
Quang Sáng là nhà văn có tài kể chuyện” [31; tr. 15] và người kể chuyện có “cái chất tự
nhiên mà dí dỏm, tình cảm mà khách quan” [31; tr. 15]. Vậy nên Nguyễn Quang Sáng có
12


lối viết văn rất “hoạt”, rất “động” và đặc biệt là “truyện ngắn luôn làm ta bất ngờ thú vị
về con người và cuộc sống” [31; tr. 16]
Tác giả Nguyễn Quang Sáng còn được nghiên cứu sâu ở các bài khóa luận và luận
văn tốt nghiệp. Tuy nhiên, vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu nhiều về trường từ vựng
sông nước trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng.
Như vậy, đề tài “Trường từ vựng sông nước Nam bộ trong một số truyện ngắn của
Nguyễn Quang Sáng” vẫn còn là vấn đề nghiên cứu mới mẻ. Các công trình nghiên cứu
trên sẽ là những gợi mở cho chúng tôi tiếp cận với trường từ vựng sông nước Nam bộ qua
truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng một cách hệ thống hơn trên bình diện ngôn ngữ - văn
hóa - văn chương.

3. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài: “Trường từ vựng sông nước Nam bộ trong một số truyện ngắn
của Nguyễn Quang Sáng”, người viết mong muốn đạt được những mục đích, yêu cầu sau
đây:
Thống kê từ vựng sông nước Nam bộ trong phạm vi mà đề tải khảo sát.
Phân loại từ vựng sông nước Nam bộ thành các tiểu trường dựa theo quan hệ ngữ
nghĩa.
Giải thích ý nghĩa, khảo sát từ loại, nguồn gốc cấu tạo của từ vựng đã được thống

kê.
Phân tích được giá trị phản ánh của từ vựng trong truyện ngắn của Nguyễn Quang
Sáng. Do hạn định về dung lượng của một luận văn đại học, luận văn này chỉ phân tích
những nội dung phản ánh nổi bật, đặc trưng nhất về vùng đất Nam bộ.
Ngoài ra, người viết mong muốn có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về giá trị
phản ánh của những từ vựng sông nước Nam bộ trong sáng tác của một nhà văn cách
mạng, để thấy được cái hay, cái độc đáo, sáng tạo của nhà văn trên con đường nghệ thuật
với sự kết hợp độc đáo nhuần nhuyễn giữa tư tưởng và thực tiễn, nhằm khẳng định vai

13


trò, vị trí to lớn của nhà văn trong dòng chảy văn học của vùng đất Nam bộ. Qua đó, có
một cái nhìn sâu sắc, trọn vẹn hơn về con người cũng như là vùng sông nước Nam bộ.
Mặt khác người viết còn mong muốn được góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát
triển những đặc sắc văn hóa của vùng đất Nam bộ.
Đề tài “Trường từ vựng sông nước Nam bộ trong một số truyện ngắn của Nguyễn
Quang Sáng”, còn là nền tảng bổ trợ cho người viết có nhiều kiến thức ứng dụng cho
công việc sau khi ra trường như giảng dạy, viết lách hay sáng tác,...

4. Phạm vi nghiên cứu
Với việc nghiên cứu đề tài: “Từ vựng sông nước Nam bộ trong một số truyện ngắn
của Nguyễn Quang Sáng”, người viết khảo sát 27 truyện ngắn tiêu biểu được in trong
Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng (tập I và tập II, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1996).
Thực hiện đề tài: “Trường từ vựng sông nước Nam bộ trong một số truyện ngắn
của Nguyễn Quang Sáng”, ngoài việc khảo sát những vấn đề chung liên quan đến đề tài,
người viết chủ yếu tập trung vào tìm hiểu những giá trị phản ánh của từ vựng sông nước
trong tác phẩm Nguyễn Quang Sáng.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Từ việc định ra những phương hướng nghiên cứu như trên, với đề tài:“Trường từ
vựng sông nước Nam bộ trong một số truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng” người viết
sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp thống kê: thống kê từ vựng sông nước Nam bộ xuất hiện trong phạm
vi mà đề tài khảo sát.
Phương pháp phân loại: phân chia và sắp xếp các từ thành nhóm dựa trên quan hệ
ngữ nghĩa.
Phương pháp phân tích: xét các từ thuộc trường từ vựng sông nước trong ngữ cảnh
cụ thể trong tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng để chỉ ra giá trị nội dung của chúng.
Phương pháp tổng hợp: dựa trên những vấn đề đã phân tích, người viết đưa ra nhận
xét, đánh giá của mình để bài viết mang tính chất khoa học và thuyết phục hơn.
14


Ngoài ra, người viết còn sử dụng thao tác chứng minh, so sánh,... Những thao tác
này sẽ có tác dụng bổ trợ làm cho những vấn đề đưa ra sẽ được giải quyết một cách sáng
tỏ hơn.

15


PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Giới thuyết về từ, từ vựng, - trƣờng từ vựng
1.1.1 Từ
1.1.1.1 Định nghĩa
Trên thực tế có rất nhiều quan niệm khác nhau về từ.
Theo Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học do tác giả Nguyễn Hữu Chỉnh và Nguyễn
Thị Thu Thủy biên soạn thì cho rằng:“Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng, của ngôn ngữ, là

16


chỉnh thể gồm hai mặt (âm và nghĩa), có tính cố định, sẵn có, bắt buộc, là đơn vị nhỏ nhất
và độc lập, có chức năng tự do để tạo câu” [7; tr. 116]
Trong quyển Dẫn Luận Ngôn Ngữ học tác giả Nguyễn Thiện Giáp thì cho ý kiến
về từ như sau: “Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Do tính chất hiển
nhiên, có sẵn của từ mà ngôn ngữ của loài người bao giờ cũng được gọi là ngôn ngữ của
các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu nó thì không thể hình dung
được một ngôn ngữ. Chính các từ đã biến đổi và kết hợp ở trong câu theo quy luật ngữ
pháp của ngôn ngữ” [10; tr. 60].
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng nhận định “Mặc dù từ luôn luôn ám ảnh tư
tưởng chúng ta như toàn bộ cơ cấu của ngôn ngữ, nhưng khái niệm này rất khó định
nghĩa. Cái khó nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau về cách định hình, về chức
năng và những đặc điểm ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ khác nhau cũng như trong
cùng một ngôn ngữ” [10; tr. 61]
Cuối cùng tác giả Nguyễn Thiện Giáp cũng kết luận: “Nói chung, không có định
nghĩa nào về từ làm mọi người thỏa mãn. Với tư cách là định nghĩa sơ bộ, có tính chất
giả thiết để làm việc, có thể chấp nhận định nghĩa từ như sau: từ là đơn vị nhỏ nhất của
ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức” [10; tr. 61]
Trong quyển Từ và nhận diện từ tiếng Việt tác giả Nguyễn Thiện Giáp định
nghĩa: “Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa để tạo ra câu nói, nó có
hình thức, có một âm tiết, một khối viết liền” [11; tr. 168]
Tác giả Lưu Văn Lăng trong quyển Ngôn ngữ và tiếng Việt thì quan niệm:
“Những đơn vị nhỏ nhất mới là từ. Có thể nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất, nói cách
khác từ là ngữ đoạn (tĩnh) nhỏ nhất [21; tr. 123]. Và “Từ có thể gồm nhiều tiếng không tự
do hoặc chỉ một tiếng tự do hay nhiều tiếng tự do kết hợp lại theo quan hệ cú pháp tiếng
Việt” [21; tr. 214]
Theo tác giả Hồ Lê trong quyển Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại cho rằng:“Từ là
đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc có chức năng mô


17


phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất
thể về ý nghĩa” [22; tr. 104]
Đái Xuân Ninh trong quyển Hoạt động từ tiếng Việt đưa ra khái niệm về từ như
sau: “Từ là đơn vị cơ bản trong cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị và cụm từ. Nó được cấu
tạo từ một hay nhiều đơn vị ở hàng sau nó tức là hình vị và lập thành một khối hoàn
chỉnh” [23; tr. 24]
Dựa vào những vấn đề nêu trên, ta có thể hiểu về đặc điểm của “từ” như sau:
Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa;
Mang tính cố định, sẵn có, bắt buộc;
Có chức năng tạo câu.
Trong tiếng Việt thì từ có thể đơn âm tiết (tương đương với 1 tiếng) hoặc đa âm
tiết (hơn 1 tiếng).

1.1.1.2 Phân loại
Trên thực tế có nhiều cách phân loại khác nhau về từ như sau:
Dựa trên tiêu chí về cách định hình, về chức năng và những đặc điểm ý nghĩa của
từ, tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã phân loại từ thành các nhóm:
“Từ mang chức năng định danh, từ không mang chức năng định danh (số từ, thán
từ, các từ phụ trợ);
Từ biểu thị khái niệm, từ là dấu hiệu của những cảm xúc nào đó (thán từ);
Từ liên hệ với những sự vật, hiện tượng ngoài thực tế (các hư từ);
Từ có kết cấu nội bộ, từ không có kết cấu nội bộ, từ tồn tại ở nhiều dạng thức ngữ
pháp, từ chỉ tồn tại trong một dạng thức mà thôi,...”
[10; tr. 61]
Căn cứ vào tiêu chí cấu tạo của từ, có nhiều cách phân loại từ khác nhau, nhưng
nhìn chung các tác giả đều thừa nhận tiếng Việt có ba kiểu cấu tạo từ là từ đơn, từ ghép,

từ láy.
18


Trong quyển Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, tác giả Nguyễn Văn Tu định nghĩa
về từ đơn như sau: “những từ đơn trong tiếng Việt là từ chỉ gồm có một bộ phận không
chia nhỏ được thường được gọi bằng thuật ngữ ngữ âm là âm tiết. Để cho phù hợp với từ
vựng học, chúng tôi gọi từ đơn là từ có một thành tố tức là từ tố.” [36; tr. 36]
Đồng thời, tác giả Nguyễn Văn Tu cũng quan niệm về từ ghép như sau: “Những từ
đơn trong tiếng Việt có thể kết hợp với nhau thành những cụm từ khác nhau để diễn đạt
một nội dung mới hơn so với những thành tố của chúng. Những cụm từ này có hai trạng
thái: trạng thái tự do và trạng thái cố định.
Ví dụ, những tổ hợp tự do như:
ăn + sạch = ăn sạch
ăn + cơm = ăn cơm
nhà + gạch = nhà gạch v.v…
Còn những tổ hợp như: mát tay, ăn ở, ăn mặc, ngăn nắp, máy bay, máy khâu, xe
cộ… đều là những tổ hợp cố định, đã trở thành các từ. Đây là những từ ghép.
Hai tổ hợp này khác nhau ở tính chất của những thành tố. Trong tổ hợp tự do,
những thành tố là những từ đơn, hoặc từ ghép. Chúng được dùng một cách tự do và được
kết hợp với nhau một cách tạm thời. Như vậy loại tổ hợp cố định tồn tại vững chắc và
không được tách ra một cách tự do. Chúng gắn bó với nhau trong một đơn vị chặt chẽ là
từ ghép.” [36; tr. 43]
Về từ láy, trong giáo trình Nội dung bài giảng môn từ vựng học tiếng Việt tác giả
Nguyễn Thị Thu Thủy quan niệm như sau: “Để có thể dung nạp được cả hai bộ phận (từ
láy chân chính và từ ghép có dạng láy mất nghĩa), ngày nay đứng trên quan điểm đồng
đại có thể nói từ láy là những từ gồm nhiều tiếng, các tiếng được ghép lại dựa trên quan
hệ ngữ âm, có tác dụng tạo nghĩa.” [33; tr. 20]
Căn cứ vào nguồn gốc của các từ, từ được chia thành hai lớp: từ bản ngữ và từ
ngoại lai.


19


Ở từ tiếng Việt, lớp từ ngoại lai được phân thành hai lớp nhỏ hơn: lớp các từ ngữ
gốc Hán và lớp các từ ngữ gốc Ấn-Âu (chủ yếu là gốc Pháp).
Từ ngữ gốc Hán bao gồm: từ Hán cổ và từ Hán Việt.
Từ Hán cổ là những từ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn một.
Vì đi vào tiếng Việt đã lâu, đã được đồng hoá rất mạnh, nên những từ này hiện nay nói
chung không còn cái vẻ xa lạ đối với người Việt nữa. Ví dụ: chè, ngà, chén, chém, chìm,
buồng, buồn, buồm, mùi, mùa...
Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn hai, mà
người Việt đã đọc âm chuẩn (Trường An) của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình.
Cách đọc đó được duy trì (với những biến đổi ít nhiều) cho đến tận ngày nay. Ví dụ: trà,
mã, trọng, khinh, vượng, cận, nam, nữ...
Từ bản ngữ (từ thuần Việt): trong mọi từ vựng, trừ những từ ngoại nhập ra, phần cơ
bản còn lại được gọi là lớp từ bản ngữ hay lớp từ thuần.

1.1.2 Từ vựng – Trƣờng từ vựng
1.1.2.1 Từ vựng
Theo tác giả Lê Đình Tư, thì toàn bộ vốn từ và các đơn vị tương đương từ như:
thành ngữ, quán ngữ, từ phức làm thành vốn từ vựng của ngôn ngữ. Tác giả đã nêu lên
dịnh nghĩa về từ vựng như sau: “Từ vựng của một ngôn ngữ là tập hợp tất cả những đơn
vị ngôn ngữ nào có cấu trúc hình thức bền vững, có nghĩa hoàn chỉnh, lớn nhất về tính
bắt buộc ghi nhớ đối với các thành viên của cộng đồng và nhỏ nhất về khả năng trực tiếp
kết hợp với nhau để tạo ra các đơn vị thông báo” [37]
Theo quyển Dẫn Luận Ngôn ngữ học, tác giả Nguyễn Thiện Giáp cho rằng từ
vựng là một bộ phận cấu thành của ngôn ngữ cùng với ngữ âm và ngữ pháp. “Trong kết
cấu ngôn ngữ, từ vựng thuộc vào ngoại biên về nghĩa vì nó trực tiếp gọi tên các sự vật,
20



hiện tượng của thực tế” [10; tr. 60]. Ngoài ra tác giả còn giải thích thêm: “Nếu chiết tự,
vựng là một yếu tố gốc Hán, có nghĩa là sưu tập, tập hợp, do đó từ vựng sẽ là sưu tập, tập
hợp các từ của ngôn ngữ... Nó không chỉ bao gồm các từ mà còn bao gồm các ngữ, tức là
những cụm từ sẵn có, tương đương với từ, chẳng hạn như các thành ngữ” [10; tr. 60].
Tác giả cũng khẳng định thêm: “Tuy nhiên trong các đơn vị từ vựng, từ là đơn vị cơ bản.
Ngữ không phải là đơn vị từ vựng cơ bản vì nó do các từ cấu tạo nên, muốn có các ngữ,
trước hết phải có từ” [10; tr. 60]
Bên cạnh đó, trong quyển 777 khái niệm ngôn ngữ học, tác giả Nguyễn Thiện
Giáp cũng đã quan niệm về từ vựng như sau: “Thuật ngữ từ vựng được dùng để chỉ cái
đối tượng mà tiếng anh gọi là lexicon. Nếu chiết tự thì “vựng” là sưu tập, tập hợp, “từ
vựng” là tập hợp các từ của ngôn ngữ. Nhưng thực tế, nội dung của thuật ngữ “từ vựng”
rộng hơn. Từ vựng của một ngôn ngữ là tập hợp các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ đó. Các
đơn vị từ vựng bao gồm cả các từ lẫn những đơn vị tương đương với từ, tức là các thành
ngữ. Từ vựng của một ngôn ngữ là cái khách quan, là bộ phận cấu thành ngôn ngữ, nó
tồn tại hoàn toàn độc lập với nhà ngôn ngữ học. Cần phân biệt từ vựng với vốn từ” [12;
tr. 465]
Theo Giáo trình cơ sở ngôn ngữ học do tác giả Nguyễn Hữu Chỉnh và Nguyễn
Thị Thu Thủy biên soạn thì cho rằng: “Vựng là yếu tố gốc Hán có nghĩa cái kho, nơi
chứa. Từ vựng là kho từ, vốn từ của một ngôn ngữ gồm các từ và các đơn vị tương đương
vời từ. Từ vựng là một hệ thống hữu hạn, là một bộ phận quan trọng của hệ thống ngôn
ngữ, phát triển liên tục cùng với sự phát triển của xã hội. Mỗi từ trong hệ thống bao giờ
cũng đối lập với các từ còn lại, đồng thời chỉ có giá trị khi được xét trong mối tương quan
với các từ khác trong hệ thống. Từ vựng của một ngôn ngữ có thể gồm nhiều trăm ngàn
từ. Nhưng vốn từ của một cá nhân thường không nhiều lắm. Tích lũy được khoảng 6000
đến 9000 từ đã có thể xem là trình độ văn hóa cao. Một nhà văn thiên tài thường cũng chỉ
sử dụng vốn từ khoảng 20000 từ [7; tr. 114]
Trong giáo trình Nội dung bài giảng môn từ vựng học tiếng Việt, tác giả Nguyễn
Thị Thu Thủy định nghĩa từ vựng như sau:


21


“Từ vựng là tập hợp toàn bộ vốn từ của ngôn ngữ. Vốn từ bao gồm toàn bộ các từ
và bộ phận tương đương với từ, tức là thành ngữ. Trong đó từ là đơn vị từ vựng cơ bản
nhất.
Từ vựng là một trong ba bộ phận cấu thành của ngôn ngữ, giữ vai trò quan trọng
nhất và chiếm số lượng phong phú nhất. Hơn bộ phận nào hết, từ vựng phản ánh trực tiếp
và rộng rãi thực tế khách quan, nền văn hóa của dân tộc, nhanh chóng hưởng ứng mọi sự
thay đổi của xã hội trong mọi mặt sinh hoạt đời sống”
[33; tr. 6]
Tham khảo từ những định nghĩa trên. Ta có thể hiểu một cách đơn giản về từ vựng
như sau: từ vựng là toàn bộ các vốn từ của ngôn ngữ, bao gồm từ và các bộ phận tương
đương với từ, có cấu trúc bền vững và phản ánh được nền văn hóa đặc thù của dân tộc.
Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp thì “Từ vựng của ngôn ngữ nào đó bao gồm
nhiều lớp hạng khác nhau. Nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng của các từ có thể chia từ
vựng thành từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ” [10; tr. 113].
Từ vựng hạn chế bao gồm các lớp: từ địa phương, tiếng lóng. từ nghề nghiệp và thuật
ngữ.
Bên cạnh cách phân loại dựa vào phạm vi sử dụng ở trên, tác giả Nguyễn Thiện
Giáp đã căn cứ vào vai trò của từ trong quá trình giao tiếp, chia ra từ vựng tích cực và từ
vựng tiêu cực.
“Từ vựng tích cực là những từ quen thuộc và được sử dụng thường xuyên trong
phạm vi nào đó của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ” [10; tr. 125]
“Từ vựng tiêu cực là những từ ít dùng hoặc không được dùng. Nó bao gồm các từ
ngữ lỗi thời và các từ ngữ còn mang sắc thái mới, chưa được dùng rộng rãi” [10; tr. 126]

1.1.2.2


Trƣờng từ vựng

Trong quyển 777 khái niệm ngôn ngữ học, tác giả Nguyễn Thiện Giáp viết:
“Trường từ vựng bao phủ lên trường nghĩa như một cái hình ghép, cái áo khoác hay tấm
vải phủ. Vì thế khái niệm trường từ vựng được định nghĩa như sau: Trường từ vựng của
22


một trường nghĩa là tập hợp các từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở cùng thuộc trường
nghĩa này” [ 12; tr. 437]
Theo sách Ngữ văn 8 tập một: “Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất
một nét chung về nghĩa.” [25; tr. 21]
Theo Từ vựng học tiếng Việt, tác giả Đỗ Hữu Châu quan niệm:“Trường từ vựng
ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ nhờ vào sự
đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa” [5; tr. 127]
Tóm lại, có thể hiểu trường từ vựng là:
Tập hợp các từ,
Có quan hệ về nghĩa.
Theo Giáo trình Cơ Sở Ngôn Ngữ học, của tác giả Nguyễn Hữu Chỉnh – Nguyễn
Thị Thu Thủy thì phân loại về trường từ vựng như sau:
Khi nói tới trường từ vựng, người ta chủ yếu nghĩ tới ba loại trường từ vựng - ngữ
nghĩa sau đây: trường nghĩa trực tuyến, trường nghĩa tuyến tính, trường nghĩa liên tưởng.
Trƣờng nghĩa trực tuyến (trƣờng nghĩa dọc): “Vốn từ của một ngôn ngữ được
chia thành các trường nghĩa trực tuyến (trường nghĩa dọc) thuộc nhiều cấp độ lớn nhỏ
khác nhau dựa vào nét nghĩa phạm trù chung nhất đến nét nghĩa phạm trù nhỏ hơn rồi
các nét nghĩa loại, hạng và các nét nghĩa riêng biệt. Đây là lối sắp xếp vốn từ của một
ngôn ngữ theo các trường nghĩa biểu vật và biểu niệm rất có lợi cho người sử dụng. Nó
tạo cơ sở cho việc soạn các từ điển không sắp xếp theo trật tự chữ cái đầu truyền thống
mà theo các lĩnh vực khác nhau của đời sống.” [7; tr. 142]
Trƣờng nghĩa tuyến tính (trƣờng nghĩa ngang): “Các từ trong hoạt động còn

kết hợp nhau theo trật tự trước sau, nghĩa là theo chiều ngang, chiều tuyến tính. Như thế,
ngoài các trường nghĩa trực tuyến lại có thể tập hợp các từ có khả năng kết hợp với một
từ nào đó để tạo lập nên các trường nghĩa tuyến tính của các từ ấy. Thí dụ các trường
nghĩa ngang của BÀN:
Một, hai/ vài, các, những, mọi, tất cả, mỗi…+ BÀN
23


Làm, đóng, chế tạo, sửa, chữa, dọn, lau…+ BÀN
BÀN + này, kia, ấy, nọ/ của…, do…, để…, ở….,v.v…
BÀN + to, nhỏ, xấu, tốt/ gỗ, sắt, đá, nhựa, mi ca/ ăn, học, nước, cà phê…”
[7; tr. 143]
Trƣờng nghĩa liên tƣởng: “Theo Charles Bally, mỗi từ phát ra là một kích thích
có thể làm trung tâm của một trường ngữ nghĩa liên tưởng. Từ bò trong tiếng Pháp có thể
làm ta liên tưởng tới nhiều ý nghĩa ngoài ý nghĩa con bò cụ thể hay khái niệm bò với
thuộc tính động vật có vú, loài nhai lại, có sừng, cho sữa, thịt, sức kéo,…Như vậy, khi một
từ được phát ra, người nghe một mặt lĩnh hội ý nghĩa của riêng từ ấy, mặt khác có thể
liên tưởng tới nhiều sự kiện xã hội và cá nhân phong phú, sinh động. Toàn bộ các từ
mang các ý nghĩa liên tưởng ấy họp lại thành trường nghĩa liên tưởng ngữ nghĩa của từ.
Lí thuyết về trường liên tưởng ngữ nghĩa có tác dụng tốt trong việc lí giải cái gọi là trừu
tượng một số tác giả văn chương”. [7; tr. 143]

1.2 Vài nét về vùng đất Nam bộ
1.2.1 Địa lí Nam bộ
Nam bộ là khu vực phía nam của Việt Nam và là một trong ba vùng chính của lãnh
thổ Việt Nam (gồm Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ). Phía tây giáp vịnh Thái Lan, phía đông
và đông nam giáp biển Đông, phía bắc và tây bắc giáp campuchia và một phần phía tây
bắc giáp Nam Trung bộ.
Nam bộ bao gồm địa bàn 19 tỉnh thành: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây
Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh

Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Nam bộ có khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm
phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các
tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82%. Khí
24


hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4.
Vùng đất Nam bộ bao gồm hai khu vực có sự phân hóa tương đối khác biệt:
Đông Nam bộ gồm các tỉnh thành như: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây
Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có độ cao từ 100 - 200m, có
cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước
ở đây chiếm diện tích khoảng 6.130.000 ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài
lên đến 5.700 km.
Tây Nam bộ (Đồng bằng Sông Cửu Long) có diện tích 39.734 km², gồm các tỉnh
thành như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang,
Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ. Tây Nam
Bộ có độ cao trung bình gần 2m, được hình thành chủ yếu từ quá trình lùi dần của biển
cổ, là miền đất của phù sa mới. Vì vậy địa hình ở đây chịu sự tác động của sông biển với
hệ thống kênh rạch khá chằng chịt. Tuy nhiên, Ở đây vẫn có một số núi thấp ở khu vực
tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.
Nam bộ có hệ thống sông ngòi khá dày đặc bao gồm hai hệ thống sông lớn nhất
là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa
thấp, dòng sông Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và
hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối cho
Đồng bằng sông Cửu Long trong việc phát triển nông nghiệp.

1.2.2 Lịch sử Nam bộ

Vùng đất Nam bộ trước kia là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp.
Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định (Gia Định thành),
mới được khai khẩn từ thế kỷ XVII. Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định
Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh
Long và An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên.

25


×