Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

đặc điểm nội dung và hình thức của chương trình chúng tôi là chiến sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.14 KB, 78 trang )

ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
ÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH
NHÂ

Ữ VĂN
BỘ MÔN NG
NGỮ
-------���-------

NG TH
ỌC HUY
ỀN
ĐẶ
ĐẶNG
THỊỊ NG
NGỌ
HUYỀ
MSSV: 6106318

C ĐIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH TH
ỨC CỦA
ĐẶ
ĐẶC


THỨ
ƯƠ
NG TR
ÚNG TÔI LÀ CHI
ẾN SĨ
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
TRÌÌNH CH
CHÚ
CHIẾ

Lu
Luậận văn tốt nghi
nghiệệp đạ
đạii học
ữ Văn
Ng
Ngàành Ng
Ngữ

ng dẫn: ThS. BÙI THANH TH
ẢO
Cán bộ hướ
ướng
THẢ

ơ - 2013
Cần Th
Thơ

1


NG
ĐỀ CƯƠ
ƯƠNG

ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PH
ẦN NỘI DUNG
PHẦ

ƯƠ
NG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
1.1.
1.1.Vài nét về gameshow truyền hình

1.1.1. Gameshow truyền hình là gì?
1.1.2. Thực trạng của gameshow truyền hình ở Việt Nam những năm gần đây
1.1.2.1
1.1.2.1.Tình hình chung về gameshow truyền hình ở Việt Nam
1.1.2.2
1.1.2.2. Gameshow Việt và đổi mới
1.1.2.3
1.1.2.3. Gameshow ngoại ở Việt Nam
1.2.
1.2.Vài nét về gameshow Chúng tôi là chiến sĩ

ƯƠ
NG 2. ĐẶ
C ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CH
ƯƠ
NG TR
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
ĐẶC
CHƯƠ
ƯƠNG
TRÌÌNH
ÚNG TÔI LÀ CHI
Ế N SĨ
CH
CHÚ
CHIẾ
2.1. Truyền thống dân tộc trong Chúng tôi là chiến sĩ
2.2

2.2. Phẩm chất, tính cách bộ đội Cụ Hồ trong Chúng tôi là chiến sĩ
2.3. Tài năng chiến sĩ trong Chúng tôi là chiến sĩ
2.4
2.4. Tình yêu chiến sĩ trong Chúng tôi là chiến sĩ
2


2.5
2.5. Tâm sự chiến sĩ trong Chúng tôi là chiến sĩ
2.6
2.6. Một số hạn chế về nội dung trong Chúng tôi là chiến sĩ
2.7
2.7. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nội dung chương trình Chúng tôi là
chiến sĩ

ƯƠ
NG 3. ĐẶ
C ĐIỂM HÌNH TH
ỨC CỦA CH
ƯƠ
NG TR
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
ĐẶC
THỨ
CHƯƠ
ƯƠNG
TRÌÌNH
ÚNG TÔI LÀ CHI

Ế N SĨ
CH
CHÚ
CHIẾ
3.1
3.1. Kết cấu chương trình Chúng tôi là chiến sĩ
3.2. Người dẫn chương trình trong Chúng tôi là chiến sĩ
3.3. Các hình thức bổ trợ khác được sử dụng trong Chúng tôi là chiến sĩ
3.3.1
3.3.1. Âm thanh
3.3.2. Phóng sự ngắn
3.4
3.4. Thời điểm phát sóng, thời lượng phát sóng Chúng tôi là chiến sĩ
3.4.1. Thời điểm phát sóng
3.4.2
3.4.2. Thời lượng phát sóng
3.5
3.5. Một số hạn chế về hình thức trong Chúng tôi là chiến sĩ
3.6. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hình thức chương trình.Chúng tôi là
chiến sĩ

ẦN KẾT LU
ẬN
PH
PHẦ
LUẬ

3



ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU

ọn đề tài
1. Lí do ch
chọ
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về cuộc sống và nhất là nhu cầu giải trí
của con người cũng ngày càng cao. Đặc biệt, trong cuộc sống công nghiệp hiện nay,
con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng. Sự căng thẳng này cần được giải tỏa thông
qua các hoạt động giải trí và để giải tỏa tâm lí căng thẳng này cho công chúng xem
truyền hình thì việc ra đời các chương trình trò chơi mang tính giải trí là tất yếu. Trong
các chương trình trò chơi truyền hình đó không thể không nhắc đến chương trình

Chúng tôi là chiến sĩ.
Trên cơ sở xác định được vai trò của thể loại Trò chơi truyền hình, vai trò của
chính chương trình Chúng tôi là chiến sĩ cùng với mong muốn trang bị cho mình một
vốn kiến thức về báo chí truyền hình, người viết đã quyết định chọn làm luận văn bên
mảng báo chí truyền hình và đã chọn đề tài “Đặc điểm nội dung và hình thức của
chương trình Chúng tôi là chiến sĩ”.
Lên sóng từ năm 2006, chương trình Chúng tôi là chiến sĩ hôm nay vẫn luôn thu
hút và nhận được sự quan tâm đông đảo từ khán giả truyền hình. Đây là một trong số
những gameshow thú vị dành cho chiến sĩ trên kênh VTV3 bởi sức nóng mà chương
trình mang lại trong từng số của chương trình. Tuy nhiên, khách quan mà xét thì giữa

Chúng tôi là chiến sĩ và khán giả của chương trình vẫn có một khoảng cách nhất định.
Khán giả tại địa điểm ghi hình vẫn là những chiến sĩ của đơn vị tham gia. Cho nên với


Chúng tôi là chiến sĩ thì quá trình giao lưu giữa công chúng truyền hình và người tham
gia chương trình có phần bị hạn chế. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm của
chương trình lại càng cần thiết hơn để góp phần tìm hiểu toàn diện và sâu sắc hơn về
con người và tâm sự của những người chơi trong chương trình cũng như những đóng
góp của chương trình cho báo chí truyền hình. Từ đó, người đọc càng trân trọng hơn
nữa về tấm lòng thiết tha của “đội quân áo vải” dành cho dân, cho quê hương, đất
nước, cho những người thân yêu của họ.
Thiết nghĩ, góp một phần thành công không nhỏ trong công việc của mỗi chúng
ta đó là niềm đam mê, yêu thích những gì mình thực hiện. Vì thế, với sự yêu thích
chương trình Chúng tôi là chiến sĩ, yêu màu xanh áo lính, người viết sẽ cố gắng tận
dụng để bài viết có kết quả tốt nhất có thể trong khả năng bản thân. Với đề tài “Đặc
4


điểm nội dung và hình thức chương trình Chúng tôi là chiến sĩ”, người viết hy vọng
những ai đọc được quyển luận văn này sẽ có một cách nhìn về người lính “hôm qua”
và “hôm nay”, về chương trình Chúng tôi là chiến sĩ một cách sâu sắc và trọn vẹn hơn.

2. Lịch sử vấn đề
Chúng tôi là chiến sĩ ngày càng trở nên quen thuộc và đã để lại nhiều ấn tượng
đặc biệt trong lòng khán giả màn ảnh nhỏ. Đứng ở vị trí là người xem chương trình
truyền hình, hầu như ta chỉ tiếp cận Chúng tôi là chiến sĩ ở khía cạnh sơ nét về chương
trình, về những người tham gia trong chương trình, nhìn nhận Chúng tôi là chiến sĩ chỉ
đơn giản là một chương trình giải trí. Còn khi đứng ở một vị trí khác, người nghiên
cứu chẳng hạn, do nhiều lí do khác nhau mà nó được giới thiệu đầy đủ hơn
Vấn đề nghiên cứu về chương trình truyền hình Chúng tôi là chiến sĩ trên
kênh VTV3 là một vấn đề khá mới mẻ và hấp dẫn. Hiện tại, vẫn chưa có một công
trình nào thật sự đi sâu nghiên cứu, khai thác chương trình Chúng tôi là chiến sĩ. Khi
chương trình được phát sóng, đa số là các báo đưa tin hoặc đưa ra những ý kiến. Ngoài
ra còn có các cuộc phỏng vấn với các MC hay Biên tập viên để trao đổi một số vấn đề

về chương trình hoặc là tình cảm của họ trong một thời gian dài gắn bó với chương
trình. Điểm qua các phần thông tin đó từ các báo với chủ đề: Nhịp cầu nối những bờ

vui, Chuyện chưa kể về trang phục MC Chúng tôi là chiến sĩ, Chúng tôi là chiến sĩ
quảng bá về bộ đội cụ Hồ, Trò chuyện cùng nữ MC Chúng tôi là chiến sĩ, Chúng tôi là
chiến sĩ và nỗi khắc khoải Trường Sa,…
Cụ thể, trong Nhịp cầu nối những bờ vui, người viết chỉ dừng lại khảo sát một
phần của chương trình Chúng tôi là chiến sĩ, Tình yêu chiến sĩ, tác giả chỉ ghi nhận lại
cuộc trò chuyện với những người làm chương trình, họ kể lại những kĩ niệm trong lúc
tác nghiệp. Còn trong Chuyện chưa kể về trang phục MC Chúng tôi là chiến sĩ hay

Chúng tôi là chiến sĩ quảng bá về bộ đội cụ Hồ, tác giả vẫn chỉ nhìn nhận chương trình
ở khả năng quảng bá hình ảnh bộ đội và chỉ đi sâu vào những thành tích mà chương
trình đạt được chứ chưa nhìn nhận một số hạn chế của chương trình. Cùng với những
bài báo trên, Trò chuyện cùng nữ MC Chúng tôi là chiến sĩ là một bài báo với những
thông tin cũng như những tình cảm, kĩ niệm của MC Nguyễn Hoàng Linh đối với
chương trình, đối với những con người đang ngày đêm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc.
Với Chúng tôi là chiến sĩ và nỗi khắc khoải Trường Sa có nội dung bàn về những đổi
mới cũng như những dự kiến sắp tới của chương trình. Đây là một điểm đáng mừng vì
5


những người làm chương trình đã có hướng giải quyết trước những hạn chế trong
chương trình của mình.
Nói chung tất cả những bài báo mà người viết tiếp cận được, bên cạnh những
thông tin mà người viết cung cấp, mỗi bài chỉ đơn thuần tìm hiểu về một khía cạnh khi
đứng ở một góc độ nào đó mà nhìn nhận. Tuy nhiên, đó là những đóng góp quan trọng,
những tài liệu quí giá vì từ đó giúp người viết có cách nhìn khái quát, đã tạo điều kiện,
tiền đề vững chắc, cung cấp cho người viết những tư liệu, kiến thức để có thể hoàn
thành luận văn.


ch yêu cầu
3. Mục đí
đích
Khi thực hiện đề tài Đặc điểm nội dung và hình thức của chương trình Chúng

tôi là chiến sĩ, người viết có cơ hội tiếp cận, nhìn nhận toàn diện hơn về chương trình
mà mình yêu thích. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết có thể nhìn ra
được những điểm mạnh cũng như một số điểm yếu cần khắc phục của chương trình.
Từ đó, người viết đưa ra một số giải pháp đối với việc xây dựng chương trình Chúng

tôi là chiến sĩ để chương trình có một kết cấu hợp lí, hiệu quả, hấp dẫn, thu hút sự chú
ý của công chúng.
Trên tinh thần khai thác, phân tích nội dung và hình thức chương trình Chúng

tôi là chiến sĩ người viết cũng mong muốn người đọc có cái nhìn toàn diện về chương
trình, về người lính hôm nay. Bên cạnh đó, nó cũng khẳng định những đóng góp của
chương trình Chúng tôi là chiến sĩ trong tiến trình phát triển của trò chơi truyền hình
nói riêng và của báo chí truyền hình nói chung.

4. Ph
Phạạm vi nghi
nghiêên cứu
Chương trình Chúng tôi là chiến sĩ được công chúng truyền hình biết đến cách
đây hơn 6 năm, chương trình khởi động năm 2006. Vì vậy việc tiếp cận tất cả các số
của chương trình những năm về trước cũng gặp không ít khó khăn vì việc lưu giữ của
Đài truyền hình Việt Nam cũng có hạn. Hơn nữa việc tiếp cận trực tiếp với những
người làm chương trình Chúng tôi là chiến sĩ càng khó hơn vì họ làm việc ở Đài trung
ương, người viết chỉ có thể trao đổi với họ thông qua điện thoại hoặc email nhưng
cũng không có nhiều thời gian. Vì thế trong luận văn này người viết chỉ khảo sát các

số những năm 2008 cho đến năm 2013. Tổng cộng là 235 số, trong đó năm 2008, 3 số;

6


năm 2009, 8 số; năm 2010, 8 số; năm 2011, 62 số; năm 2012, 134 số và năm 2013, 20
số.
Về phạm vi tư liệu, trên cơ sở có liên quan đến đề tài, người viết tham khảo các
sách: giáo trình Báo chí truyền hình, Cơ sở lí luận báo chí, Thuật ngữ báo chí truyền
thông, Công tác biên tập, luận văn tốt nghiệp….và cả tài liệu internet.

5. Ph
ươ
ng ph
áp nghi
Phươ
ương
phá
nghiêên cứu
Nghiên cứu nội dung và hình thức chương trình Chúng tôi là chiến sĩ cũng có
những đặc trưng riêng, chứa đựng những vấn đề đòi hỏi người viết phải tập hợp nhiều
ý kiến, khảo sát nhiều tư liệu có liên quan đến chương trình.
Trước tiên, người viết tìm xem lại các số của chương trình, tìm đọc những tài
liệu, những bài viết có liên quan đến đề tài (trên sách báo, giáo trình Đại học, luận văn
tốt nghiệp và cả trên Internet).
Tiếp theo, bằng phương pháp điều tra xã hội học người viết lập bảng câu hỏi
khảo sát các đối tượng có liên quan và tiến hành khảo sát thông qua cả hình thức trực
tiếp (trả lời trực tiếp trên bảng câu hỏi) và gián tiếp (qua email). Bên cạnh đó, người
viết cũng tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các chiến sĩ, người thân, đơn vị đã
từng tham gia chương trình Chúng tôi là chiến sĩ.

Ở phần triển khai cụ thể, người viết sử dụng thao tác phân tích để có thể tìm
hiểu kỹ nội dung và hình thức chương trình. Bên cạnh đó, người viết còn phối hợp với
thao tác chứng minh để làm rõ vấn đề và tạo sự khách quan; thao tác đối chiếu, so sánh,
để đánh giá tổng thể với các chương trình khác trong cùng một thể loại là trò chơi
truyền hình góp phần làm nổi bật các vấn đề có liên quan để có cách nhìn vừa khái
quát vừa cụ thể về chương trình Chúng tôi là chiến sĩ.
Ngoài ra, người viết cũng vận dụng phương pháp phân tích kinh nghiệm,
phương pháp tình huống nghiên cứu trường hợp và quan sát thực nghiệm với tư cách
là người trong cuộc để có cách nhìn cận cảnh từ bên trong của quá trình sản xuất
chương trình.
Với tất cả những phương pháp này, người viết sẽ vận dụng nó để cố gắng
khai thác một cách hiệu quả nhất các vấn đề đã đặt ra

7


ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ƯƠ
NG 1
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Vài nét về gameshow truy
truyềền hình
1.1.1. Gameshow truy
truyềền hình là gì?

“Gameshow truyền hình hay trò chơi truyền hình là một dạng hoạt động văn
hóa, giải trí được hình thành sau khi truyền hình trở thành một phương tiện thông tin
đại chúng” .[25].
Trò chơi truyền hình có rất nhiều loại hình như: trò chơi trí tuệ (Ai là triệu phú,

Đấu trường 100,..), trò chơi vận động (Cuộc đua kì thú,..), trò chơi mạo hiểm (Cuộc
đua kì thú, Viet Nam Next Top Model…), ... Người viết nhận thấy các Trò chơi truyền
hình thường kết hợp giữa giải trí với trí tuệ, vận động, giáo dục,… Nhưng cho dù nó
thực hiện chức năng nào đi nữa thì tất cả có một đặc điểm chung là hình thành, tồn tại
và phát triển nhờ vào sức mạnh thu hút của truyền hình. Bên cạnh sự thẩm định của
nhà đài, của các cơ quan có liên quan thì những chương trình đó còn nhận được sự
quan sát, xem xét của công chúng truyền hình. Như thế thì mới đánh giá đúng được
thực chất, năng lực của người làm chương trình cũng như sức sống của “đứa con tinh
thần” này.
Phần lớn các trò chơi truyền hình là ghi hình và phát lại. Đây vừa được xem là
một thế mạnh cũng như vừa là một hạn chế của Trò chơi truyền hình. Là thế mạnh bởi
trong quá trình ghi hình khi gặp một số sai sót gì thì có thể làm lại được. Khi nó được
“trình làng” thì sẽ là một tác phẩm hoàn hảo hơn, ít sai sót hơn là ghi hình trực tiếp.
Mặt khác, việc ghi hình cũng không bị hạn chế về không gian, thời gian. Người làm
chương trình có thể chủ động trong công việc, kiểm soát được thời gian làm việc của
cả đoàn. Không gian ghi hình cũng tương đối rộng rãi, áp lực trong công việc cũng
phần nào được giải tỏa do không bị kiểm soát bởi người xem quá nhiều. Điểm hạn chế
là nó mất đi tính thực tế, những gì khán giả xem được chỉ qua hình ảnh trên màn hình,
nghe được âm thanh do máy phát ra. Trong cuộc sống chúng ta vẫn thường nghe câu
“mắt thấy tai nghe”, nó nói lên độ tin cậy của mỗi chúng ta khi gặp phải các trường
8


hợp trong đời sống hàng ngày. Có tận mắt nhìn thấy, tận tai nghe thấy thì mới tin rằng
đó là sự thật. Cũng vì lẽ đó mà khi trò chơi truyền hình được phát lại thì độ tin cậy của

khán giả cả về thông tin, hình ảnh, âm thanh cũng bị giảm xuống. Điều này cũng dễ
hiểu vì người xem nghĩ đơn giản là ít nhiều gì thì những gì họ nghe được, xem được
cũng trải qua quá trình xử lí kĩ thuật.
Nói tóm lại, dù có những hạn chế nhất định nhưng chúng ta cũng không thể phủ
nhận những thành công của trò chơi truyền hình. Với sự nỗ lực phát huy những điểm
mạnh, loại bỏ những sai sót, khắc phục những hạn chế, trò chơi truyền hình ngày càng
khẳng định được vị trí của mình .

ực tr
ạng của gameshow truy
ững năm gần
1.1.2 Th
Thự
trạ
truyềền hình ở Vi
Việệt Nam nh
nhữ
đâ
đâyy
Truyền hình Việt Nam đã liên tục phát triển các chương trình giải trí cho mọi
nhóm công chúng đối tượng, lôi kéo hàng triệu người vào sân chơi bổ ích và lí thú,
nhất là giới trẻ.
Xuất phát từ hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội của trò chơi truyền hình, trong
những năm gần đây xuất hiện hàng loạt chương trình trò chơi mới ra đời góp phần làm
phong phú thêm cho thể loại của chương trình truyền hình. Có những trò chơi ra đời
bởi sự sáng tạo của Đài Truyền hình Việt Nam, có những chương trình trò chơi ra đời
kết hợp sự sáng tạo và kế thừa của mô hình trò chơi truyền hình thế giới và có những
trò chơi mua bản quyền nước ngoài. Sự ra đời của những trò chơi này dần dần tạo thói
quen giải trí trên truyền hình và được công chúng xem truyền hình đón nhận nồng
nhiệt.


1.1.2.1. Tình hình chung về gameshow truy
truyềền hình ở Vi
Việệt Nam
So với các loại hình mang tính giải trí khác như phim truyện, hoạt hình, sân
khấu hài, …thì trò chơi truyền hình có đặc điểm riêng, có ưu thế riêng. Nó được cấu
tạo theo dạng “đố vui có thưởng”, chú trọng yếu tố tranh đua, tạo kịch tính; kết hợp
giữa giải trí và giáo dục. Nó phát huy thế mạnh của hình ảnh, âm thanh, đặc biệt là sự
tương tác giữa người xem tại chỗ và chương trình đang diễn ra, giữa người xem truyền
hình và chương trình phát lại, biến người xem ở thế “thụ động” thành người chơi trở
thành nhân vật chính của chương trình, kiểu như “Ai là triệu phú”, “Rồng vàng”,…

9


Hiện nay, theo ghi nhận có hơn 25 chương trình trò chơi truyền hình dành cho
nhiều đối tượng khán giả, với nội dung và cách thức thể hiện khác nhau đang được
phát trên VTV3 và HTV.
Bảng th
thốống kê:
Ng
Ngàày

ươ
ng tr
Tên ch
chươ
ương
trìình



Gi
Giờ

Kênh

Câu chuyện ước mơ

20h

HTV7

Đấu trường 100

20h

VTV3

Quyền năng số 10

20h30

HTV7

Cuộc đua kì thú

21h30

HTV7


Ai là triệu phú

20h

VTV3

Chung sức

20h

HTV7

Nốt nhạc vui

21h20

HTV7

Hành trình kết nối những trái tim

22h30

HTV7

Chắp cánh thương hiệu

22h

VTV3


Hãy chọn giá đúng

20h

VTV3

Hội ngộ bất ngờ

20h

HTV7

Những người bạn nhỏ

19h

HTV7

Hát với ngôi sao

20h

HTV7

Hành khách cuối cùng

20h

VTV3


Trò chơi âm nhạc

20h

VTV3

Khắc xuất, khắc nhập

10h

VTV3

ứ2
Th
Thứ

ứ3
Th
Thứ

ứ4
Th
Thứ

ứ5
Th
Thứ

ứ6
Th

Thứ

10


Tam sao thất bản

11h

VTV3

Chiếc nón kì diệu

12h

VTV3

Siêu quậy tí hon

19h

HTV7

Chúng tôi là chiến sĩ

20h

VTV3

Nhà đầu tư tài ba


21h10

VTV3

Đường lên đỉnh Olympya

10h

VTV3

Đi tìm ẩn số

9h30

HTV7

Ô cửa bí mật

12h

VTV3

Siêu thị may mắn

20h

HTV7

Tình yêu của mẹ


19h

HTV7

Đối mặt

11h

VTV3

ứ7
Th
Thứ

Th
ứ7
Thứ

ủ nh
Ch
Chủ
nhậật

Thông qua bảng thống kê, chúng ta có thể thấy được, ngày càng xuất hiện nhiều
chương trình trò chơi truyền hình đáp ứng nhu cầu khán giả.
Hơn ai hết, các công ty quảng cáo, truyền thông là những người nhanh chóng
nhìn ra sức hấp dẫn của loại hình này đối với công chúng và khai thác nó vào hoạt
động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Hiện đã có khoảng 10 công ty hợp tác với các đài
truyền hình thực hiện các chương trình trò chơi truyền hình; và số công ty sở hữu từ 3

đến 7 chương trình trò chơi truyền hình có thể kể là: Việt Ba, BHD, Đông Tây
Promotion, Lasta, E Media, Cát Tiên Sa,…..
Theo ông Phạm Lê Hiếu, giám đốc công ty Đông Tây Promotion- đơn vị đã
phối hợp với HTV thực hiện các chương trình như “Chung sức”, “Vui để học”, cách
hợp tác thông thường là công ty quảng cáo mua bản quyền chương trình trò chơi, làm
dự án, chào đài truyền hình với thỏa thuận về quyền lợi giữa hai bên, sau đó chào mời
các nhà tài trợ, các doanh nghiệp tham gia quảng cáo.

11


Sự xuất hiện ngày càng nhiều của gameshow truyền hình ở Việt Nam kết hợp
với sự hỗ trợ, hợp tác của các nhà tài trợ, các công ty quảng cáo sẽ làm cho truyền hình
Việt Nam nói chung và gameshow truyền hình nói riêng có những bước chuyển mới.
Nó làm phong phú các “món ăn” trong “thực đơn truyền hình” của người xem với
nhiều sự lựa chọn, đáp ứng nhu cầu của người xem.

1.1.2.2 Gamshow Vi
Việệt và đổ
đổii mới
Dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện ồ ạt của thể loại gameshow trên các kênh sóng
truyền hình hiện nay. Mỗi lần bật tivi trên kênh sóng nào khán giả cũng có thể bắt gặp
sự xuất hiện của gameshow truyền hình. Đặc biệt là vào khoảng thời gian từ 19h-21h
hàng ngày, thể loại gameshow đã lấn lướt hơn bất cứ thể loại truyền hình nào khác.
Chỉ tính riêng đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và đài Truyền hình Tp Hồ Chí Minh
(HTV), hiện nay có hơn 50 gameshow truyền hình các loại phát sóng mỗi tuần. Trong
đó có khoảng 20 gameshow Việt.
Đấy là chưa kể, không ít gameshow hiện nay có format chương trình gần như
giống nhau như gameshow Ai là triệu phú-VTV3 và Rồng vàng-HTV….hoặc làm về
chủ đề có nội dung tương tự nhau như Chúng tôi là chiến sĩ và Tập làm chiến sĩ,…. Đã

vậy phương thức sản xuất của nhiều gameshow truyền hình cũng na ná nhau. Vẫn là
những bục, những người chơi trong trường quay với những cảnh quay được ghi hình
từ trước và ít nhiều vương dấu dàn dựng. Mỗi gameshow lại có đôi ba người chơi đối
chọi với nhau mang tính giải trí hoặc vui vẻ…..kéo dài chừng 45-60 phút/gameshow.
Chính những điều đó đã làm cho thể loại gameshow mất dần tính hấp dẫn như lúc mới
xuất hiện và đang đứng trước tình trạng bão hòa trong làng truyền hình Việt Nam.
Hơn bao giờ hết, thể loại gameshow truyền hình cần có những cú hích nhất định
để tìm lại sức hấp dẫn với khán giả màn ảnh nhỏ. Đứng trước những thách thức không
nhỏ ấy, hành trình làm mới của gameshow như một bản năng sinh tồn nhưng mang
nhiều màu sắc khác nhau.
Để tránh sự nhàm chán và thu hút thêm sự quan tâm của khán giả màn ảnh nhỏ,
một trong những phương thức làm mới quen thuộc của thể loại gameshow truyền hình
là thay đổi thiết kế trường quay. Qua 4 năm phát sóng nhưng gameshow “Trò chơi âm

nhạc”-VTV3 đã 4 lần thay đổi thiết kế trường quay và 5 lần đổi nhà tài trợ.

12


Gameshow “Đường lên đỉnh Olympia” suốt chặng đường 10 năm lên sóng VTV3
cũng phải luôn thêm bớt những tiểu tiết trong kết cấu gameshow …..
Phổ biến hơn cả là chiêu thức tăng giá trị giải thưởng để làm mới chính mình
của các gameshow. “Ai là triệu phú”-VTV3 tăng giá trị giải thưởng cao nhất cho
người chơi lên tới 120 triệu đồng, trở thành trò chơi truyền hình có giải thưởng cao
nhất hiện nay. “Vượt lên chính mình”- HTV sau những chương trình thành công được
dư luận hoan nghênh liên tục nâng giá trị giải thưởng dành cho người nghèo tham gia
chương trình.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều gameshow trên các kênh sóng truyền hình đương
nhiên sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa gameshow. Đã qua thời kì gameshow xuất hiện
như một món ăn mới lạ làm bỡ ngỡ ngay cả những người làm chương trình truyền

hình cũng như với khán giả màn ảnh nhỏ nên sự đòi hỏi chất lượng gameshow ngày
một cao với nhiều sáng tạo, mới lạ,…thực sự đặt ra cho thể loại gameshow truyền hình
những thách thức mới.

ại ở Vi
1.1.2.3. Gameshow ngo
ngoạ
Việệt Nam
Vào khung giờ vàng: 19h-21h các ngày trong tuần (trừ thứ bảy), chỉ cần bật
kênh VTV3 (Đài Truyền hình Việt Nam), HTV là đập ngay vào mắt người xem các
chương trình gameshow. Các chương trình truyền hình gameshow mua bản quyền
nước ngoài lại ồ ạt “càn quét” các kênh truyền hình từ quốc gia đến địa phương với tần
số cao.
Bảng lịch phát sóng các chương trình gameshow truyền hình mua bảng quyền
nước ngoài trên kênh VTV3 và HTV:
ời gian
Th
Thờ

ươ
ng tr
Ch
Chươ
ương
trìình

ứ2
Th
Thứ


Đấu trường 100

ứ3
Th
Thứ

Ai là triệu phú

ứ4
Th
Thứ

Trò chơi âm nhạc

Th
ứ5
Thứ

Ai thông minh hơn học sinh lớp 5

13


Ai là ai
ứ6
Th
Thứ

Vua đầu bếp
Siêu đầu bếp

Cuộc đua kì thú

ứ7
Th
Thứ

Gương mặt thân quen
Tôi là người chiến thắng
Thử thách cùng bước nhảy
Bước nhảy hoàn vũ
Hợp ca tranh tài
Giọng hát Việt nhí

ủ nh
Ch
Chủ
nhậật

Giọng hát Việt
Người mẫu Việt Nam
Nhà thiết kế thời trang
Tìm kiếm tài năng
Vì bạn xứng đáng
Cặp đôi hoàn hảo

Một đợt sóng gameshow nước ngoài đã đỗ bộ vào truyền hình Việt Nam như:

Bước nhảy hoàn vũ. Cặp đôi hoàn hảo, giọng hát Việt,…và không ít chương trình đã
được Việt hóa: Thần tượng âm nhạc Mỹ, Vua đầu bếp, Cuộc thi tìm kiếm tài năng âm


nhạc,…như đã trình bày ở bảng trên.
Theo thông tin từ phía đài Truyền hình Việt Nam, 3 trong số 5 gameshow phát
sóng đầu tiên vào tháng 5 năm 2012 là: Thần tượng âm nhạc Mỹ, Người xuyên tường,

Vua đầu bếp. Giờ phát sóng sẽ phủ kín từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần, cũng trong
14


khung giờ vàng từ 19h. Gameshow nối tiếp gameshow. Khán giả giờ đây không lo
thiếu gameshow để xem.
Các chương trình trò chơi truyền hiện nay đa số đều mua từ nước ngoài. Thiết
nghĩ, các nước với nền công nghệ phát triển hiện đại nhất là ở lĩnh vực công nghệ trò
chơi truyền hình thì việc Việt Nam mua bảng quyền các chương trình truyền hình
nước ngoài cũng là một phương thức học hỏi mới về quy trình sản xuất và kinh
nghiệm của nước bạn. Vừa học vừa tiết kiệm được thời gian, công sức. Nhưng việc
học thế nào là vấn đề cũng cần cân nhắc thật kĩ lưỡng. Tất nhiên, đã học thì nên chọn
công nghệ tốt với sự chọn lọc tốt nhất, điều chỉnh sao cho phù hợp với văn hóa cũng
như tình hình kinh tế đất nước.
Hầu hết các chương trình gameshow của nước ngoài đưa về Việt Nam đều rất
nổi tiếng, luôn cuốn hút đông đảo khán giả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy,
ngay từ cái tên của chương trình cũng đủ tạo thành lực hấp dẫn vô cùng lớn với khán
giả. Các nhà đài cũng không bỏ lỡ cơ hội, thường tập trung phát sóng vào khung giờ
vàng, khung giờ có tỉ lệ người xem cao nhất. Chưa nói đến chất lượng Việt hóa như
thế nào, nhưng các chiêu trò được tung ra đang rất ăn khách.
Chương trình càng đông người xem, càng có nhiều quảng cáo, nhà đài càng thu
lợi nhuận lớn, đó là thực tế hiển nhiên. Tuy nhiên, đáng nói là hiện nay hầu hết các
công ty tư nhân, chứ không phải các nhà đài, là những đơn vị chủ động đàm phán, mua
bản quyền gameshow, chương trình tại nước ngoài. Quá trình này không phải lúc nào
cũng dễ dàng, số tiền mua bản quyền cũng không nhỏ nhưng hiếm khi được tiết lộ.
Chẳng hạn như một công ty truyền thông, đã phải mất thời gian thương thảo tới 3 năm

để mua bản quyền gameshow The kids are all right (ở Việt Nam có tên là Trẻ em luôn

đúng) của nhà sản xuất trò chơi truyền hình nổi tiếng Endemol.
Người xem vẫn còn hào hứng, vì thế các gameshow ăn khách trên thế giới đang
có xu hướng phủ sóng nhiều hơn. Với tình hình như thế này, thì Việt Nam sắp có cả
nền “công nghiệp” gameshow, nhưng đáng tiếc nền công nghiệp này lại đa số là “hàng
ngoại nhập”. Nhìn vào số lượng phát sóng trên các kênh truyền hình có thể nhận thấy,
gameshow ngoại đang chiếm gần như tuyệt đối. Theo điều tra của người viết trong 10
chương trình giải trí có lượng người xem cao nhất thì có tới 7 chương trình trò chơi
truyền hình mua bản quyền từ nước ngoài. Cụ thể ở bảng dưới đây:
15


Bảng th
thốống kê: 10 chương trình có lượng người xem cao nhất trên địa bàn Thành phố
Cần Thơ (phường Xuân Khánh) và tỉnh Vĩnh Long (huyện Tam Bình), (tháng 9 năm
2013)
ươ
ng tr
Ch
Chươ
ương
trìình

ng
Số lượ
ượng

Đấu trường 100 (*)


11

Ai là triệu phú (*)

13

Tìm kiếm tài năng (*)

20

Đối mặt

7

Đường lên đỉnh Olympia

11

Giọng hát Việt (*)

29

Cuộc đua kì thú (*)

21

Gương mặt thân quen (*)

15


Chúng tôi là chiến sĩ

15

Vì bạn xứng đáng (*)

8

Tổng cộng

150

Chú thích: Chương trình có dấu sao (*) phía sau tên chương trình là những
chương trình mua bản quyền nước ngoài
Như vậy, trò chơi truyền hình có bản quyền từ nước ngoài đang chiếm ưu thế,
trong khi đó trò chơi truyền hình có bản quyền trong nước chỉ chiếm 30%. Tuy nhiên,
trò chơi truyền hình có bản quyền từ nước ngoài khi triển khai sản xuất tại Việt Nam
đều gặp những khó khăn vì sự khác biệt của công chúng nơi bán bản quyền và nơi tiêu
thụ. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ giải quyết những khó khăn đó như thế nào để có thể
đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình biến đổi các chương trình trò chơi truyền hình
để phù hợp với văn hóa Việt Nam liệu đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của công
chúng xem truyền hình hay chưa, việc biến đổi tác động như thế nào đến công chúng
16


truyền hình. Đó là vấn đề vừa cơ bản vừa cấp thiết không chỉ cho hôm nay mà còn cho
những năm sau, khi đất nước ta hội nhập ngày càng sâu vào thế giới. Thế nhưng vấn
đề quan trọng ngay hôm nay là việc gameshow truyền hình cần những chương trình
thuần Việt. Người xem truyền hình đang mong mỏi những “món thuần Việt cho người
Việt”.

Sự xuất hiện ngày càng nhiều như vậy, đương nhiên sẽ dẫn tới sự đòi hỏi chất
lượng gameshow ngày một cao hơn với nhiều sáng tạo, mới lạ, thực sự tạo ra cho
gameshow truyền hình những thách thức mới.

úng tôi là chi
1.2. Vài nét về Gameshow Ch
Chú
chiếến sĩ
Năm 2006 Tổng cục Chính trị Bộ quốc phòng kết hợp với đài Truyền hình Việt
Nam, quyết định sản xuất chương trình Chúng tôi là chiến sĩ. Chương trình được làm
thường niên, lâu dài với sự tài trợ chính của Viettel –tập đoàn viễn thông quân đội,
đơn vị phối hợp là Công ty TN&K.
Thiết nghĩ, việc Bộ Quốc phòng sáng lập nên chương trình Chúng tôi là chiến

sĩ xuất phát từ nhiều lí do. Một trong những lí do hàng đầu là do nhu cầu bức thiết về
một sân chơi dành cho chiến sĩ. Hầu hết các đối tượng khán giả của đài Truyền hình
Việt Nam nói chung, của VTV3 nói riêng, đều có một sân chơi dành riêng cho từng
đối tượng. Mặc dù, mỗi đơn vị luôn tạo điều kiện cho chiến sĩ mình tham gia vào các
chương trình văn hóa văn nghệ của địa phương hay đơn vị. Thế nhưng, nó vẫn chưa đủ
sức để truyền tải hết những gì mà những người chiến sĩ muốn gửi gắm đến khán giả
truyền hình cả nước. Với những chương trình nhỏ lẻ, mang tính chất tự phát như thế
vẫn chưa phản ánh được hình ảnh chiến sĩ ta trên mọi miền Tổ quốc.
Chương trình được phát trên kênh VTV3 các ngày thứ 7 hàng tuần từ 20h đến
21h. Phát lại vào sáng Chủ nhật và phát trên kênh VTV4. Mỗi năm chương trình có 52
số, tương ứng với một số/ tuần/đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia có một số
đơn vị đã tham gia sân chơi này 2, 3 lần.
Chương trình đầu tiên được ghi hình vào ngaỳ 28 tháng 8 năm 2006 và lên
sóng số đầu tiên ngày 7 tháng 9 năm 2006. Ngày 7 tháng 9 năm 2006 đã được lãnh đạo
đài cùng Ban Thể thao giải trí và Thông tin Kinh tế chọn làm ngày ra mắt chương trình
mới, một chương trình dành riêng cho các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam anh

hùng. Đây cũng là ngày kĩ niệm Ngày phát sóng đầu tiên của Truyền hình Việt Nam
17


nên thực sự là một ngày ý nghĩa đối với nghững người làm chương trình Chúng tôi là

chiến sĩ.
Chương trình ngày càng khẳng định sự chuyển biến của mình theo hướng
tích cực hơn. Trong suốt thời gian thực hiện chương trình, những người làm chương
trình đã có những chuyến đi đầy ý nghĩa và đã mang lại thành công trong chương trình.
Chương trình chịu khó di chuyển ghi hình ở nhiều địa điểm khác nhau, tạo điều kiện
cho nhiều Quân-binh chủng khắp cả nước tham gia và khai thác được tính chất vùng
miền riêng của từng khu vực. Thay vào những chuyến đi ở đất liền, những nơi có điều
kiện tương đối thuận lợi trong những chuyến đi đầu tiên là cuộc hành trình tiến ra biển
đảo quê hương, những vùng sâu, vùng xa. Đó là những chuyến đi đến với các chiến sĩ
Hải quân ở các vùng biển Đà Nẵng (2008), Trường Sa (2009), Nha Trang, Côn Đảo
(2010), Phú Quốc (2011). Chương trình cũng đã lần nữa ra thăm Trường Sa năm 2012
(đảo Song Tử Tây), mới đây tháng 7 năm 2013, Ban chỉ huy Quân sự huyện Côn Đảo
cũng một lần nữa trải mình cùng Chúng tôi là chiến sĩ. Cũng trong năm 2013, chương
trình có sự tham gia của các chiến sĩ ở Đảo Lí Sơn (tháng 4 năm 2013), cảnh sát biển
vùng 3 (tháng 8 năm 2013),…
Năm 2013 là sang năm thứ 7, VTV3 đã ghi hình hơn 350 chương trình Chúng

tôi là chiến sĩ. Chương trình đã trở thành cây cầu nối của khán giả trong mọi miền đất
nước với các chiến sĩ trong quân đội. Sau nhiều năm phát sóng, gameshow mang đậm
chất lính này vẫn thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo khán giả qua màn ảnh
nhỏ, đặc biệt là bộ độ, cựu chiến binh, học sinh, sinh viên,….Không chỉ tạo một sân
chơi mang tính giải trí vui vẻ cho chiến sĩ mà Chúng tôi là chiên sĩ đang dần trở thành
một điểm sáng của gameshow thuần Việt trên kênh VTV3. Mỗi lần chương trình phát
sóng là mỗi lần khán giả truyền hình “nhập ngũ” thật sự.

Trong những năm phát sóng gần đây, Chúng tôi là chiến sĩ luôn là một trong
những gameshow có lượng người xem lớn trong các gameshow phát sóng trên kênh
VTV3.

18


Bảng khảo sát khán giả xem đài:
STT

ươ
ng tr
Ch
Chươ
ương
trìình

ng (Ng
ườ
i) Tỉ lệ (%)
Số lượ
ượng
(Ngườ
ười)

1

Chúng tôi là chiến sĩ

33


28,7

2

Đấu trường 100

21

18,3

3

Đường lên đỉnh Olympya

38

33

4

Trò chơi âm nhạc

11

9,6

5

Ai là triệu phú


12

10,4

Tổng số

5

115

100

Qua bảng khảo sát ta thấy được, mặc dù không ở vị trí đứng đầu nhưng gameshow

Chúng tôi là chiến sĩ cũng chiếm tỉ lệ khá cao (28,7%). Bên cạnh đó nhìn lại làng
gameshow thuần Việt, gameshow có tuổi thọ lớn nhất là Đường lên đỉnh Olympia, đã
hơn 10 năm phát sóng, còn Ở nhà chủ nhật cũng chỉ có 9 năm phát sóng thì Chúng tôi

là chiến sĩ đã bước sang tuổi thứ 7 trong hoàn cảnh “đài đài chiếu gameshow, nhà nhà
sản xuất gameshow”, đây cũng là một thành công của chương trình này.

Chúng tôi là chiến sĩ là một gameshow của VTV3 nhằm phục vụ nâng cao đời
sống tinh thần lực lượng an ninh công an, quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng tôi là

chiến sĩ thật sự là một chương trình thuần Việt đậm chất lính, không chỉ phản ánh hoạt
động, sinh hoạt thường ngày đa dạng của người chiến sĩ mà còn lột tả đời sống tinh
thần vô cùng phong phú của tuổi trẻ trong môi trường quân đội. Tạo không khí thư
giản cho cán bộ, chiến sĩ trong những ngày nghỉ, giờ nghỉ cuối tuần. Góp phần cho
công tác quản lí bộ đội ở đơn vị, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho

bộ đội và quân nhân. Chương trình được tổ chức ở mọi miền của đất nước, để qua
chương trình, khán giả cả nước sẽ được gặp gỡ những người lính nơi biển đảo, nơi địa
đầu Tổ quốc và phần nào hiểu để cùng chia sẽ những tâm tư, tình cảm, những vất vả
hàng ngày trong công việc của những người chiến sĩ trong cả nước.

19


Không chỉ thế, Chúng tôi là chiến sĩ còn là dịp để những người chiến sĩ trẻ có thể thể
hiện những tài lẻ của mình, cùng với những chia sẽ trong cuộc sống. Và cũng qua đó
để người thân yêu của họ được thấy họ mạnh khỏe, vui tươi và yên tâm hơn,…
Bên cạnh đó, chương trình còn quảng bá hình ảnh tốt đẹp của bộ đội cụ Hồ.
Đồng thời ngăn chặn, khắc phục sự thẳm sâu của văn hóa độc hại vào quân đội và cổ
vũ chiến sĩ vượt qua những khó khăn gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ.
Người dẫn chương trình: Từ năm 2006 đến năm 2009 người dẫn là nhà báo Lại
Văn Sâm cùng với MC Nguyễn Hoàng Linh. Còn từ năm 2009 cho đến nay, chương
trình được dẫn dắt bởi MC Nguyễn Hoàng Linh và MC Trần Quang Minh. Ngoài ra
trong các video clip phóng sự còn có sự hỗ trợ của danh hài Quang Thắng, MC Thu
Trang.
Ở các chương trình Chúng tôi là chiến sĩ những năm gần đây, khán giả truyền
hình cũng như các chiến sĩ của chúng ta đều thắc mắc rằng lâu lắm không thấy “binh
nhì” Lại Văn Sâm đứng trên sân khấu của chương trình. Có chăng chỉ là sự xuất hiện
hiếm hoi của anh “binh nhì” này trong những lần tổ chức Gala thường thấy mỗi năm.
Sự vắng mặt thường xuyên của “binh nhì” Lại Văn Sâm ở các chương trình Chúng tôi

là chiến sĩ khiến nhiều người cho rằng anh đã “đào ngũ”. Nhưng thắc mắc của các
chiến sĩ cũng như khán giả truyền hình đã nhanh chóng được giải đáp khi “binh nhì”
Lại Văn Sâm trở lại sân khấu trong Gala Chúng tôi là chiến sĩ tuổi lên năm (2011).
Bên cạnh một MC kì cựu Lại Văn Sâm là một bóng hồng Nguyễn Hoàng Linh,
cô MC đã tròn 7 tuổi quân. Biên tập viên, MC Hoàng Linh là người dẫn chương trình

duy nhất có 7 tuổi quân. Với Hoàng Linh, được sát cánh cùng các chiến sĩ trong các
quân chủng, binh chủng không chỉ là niềm vinh dự, mà còn là những trải nghiệm thực
sự quí báuc trong công việc cũng như cuộc sống của cô. MC Hoàng Linh chia sẽ:

“Còn nhớ, mới ngày nào bỡ ngỡ bước chân vào truyền hình tôi đã có được
vinh dự dẫn chương trình Chúng tôi là chiến sĩ cùng với người dẫn chương trình gạo
cội – nhà báo Lại Văn Sâm. Bây giờ tuổi quân của tôi cũng đã bước sang năm thứ 7
cùng với chương trình. Đây thực sự là niềm hạnh phúc của cá nhân tôi cũng như nhóm
sản xuất chương trình. Tôi đã có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm quí báu trong suốt
những năm được khoác lên mình màu xanh áo lính thân thương mà cao cả.” [19].

20


Góp phần vào thành công của người dẫn chương trình trên sân khấu, không thể
không kể đến những người ở phía hậu trường. Biên tập viên của chương trình là Biên
tập viên Thanh Hường, chịu trách nhiệm xuất bản nội dung chương trình. Không chỉ là
người “đứng mũi chịu sào” ở Chúng tôi là chiến sĩ , Biên tập viên Thanh Hường cũng
như những người làm chương trình đã có rất nhiều những chuyến đi tới các đơn vị, các
quân chủng, binh chủng trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Tuy nhiên, với các nhân
viên Biên tập viên Thanh Hường cũng như những người làm chưng trình vẫn còn rất
nhiều những trăn trở để làm sao có được một Chúng tôi là chiến sĩ càng ngày càng sôi
nổi, sống động và gần gũi hơn nữa với cuộc sống của những người chiến sĩ Quân đội
nhân dân Việt Nam từ biên giới đến hải đảo xa xôi.
Nhạc hiệu của chương trình: Bài hát của chương trình được đặt cùng tên do
nhạc sĩ Lưu Hà An sáng tác, trình bày Khắc Hiếu- Tình bạn và được phát lên lúc
chương trình kết thúc.
Ngoài ra trong chương trình còn sử dụng bài hát Câu chuyện bình minh trong
phần chơi Tình yêu chiến sĩ, sáng tác Nguyễn Thanh Thủy. Khi kết thúc phần chơi,
khúc hát vang lên trong niềm hạnh phúc của lứa đôi. Họ được gặp nhau trong sự ca

chúc của mọi người. Bài hát tiếp thêm ngọn lửa trong tình yêu của lính và tình như
nhen nhóm, đã bao lần làm xuyến xao tâm hồn những “cặp đôi hoàn cảnh” khi họ là
những người hỗ trợ cho phần chơi này.
Đối tượng tham gia là những người hoạt động trong lĩnh vực quân sự, quân y,
công an, các trường, học viện, trung tâm đào tạo các lĩnh vực có liên quan, tham gia
theo đơn vị. Ngoài ra chương trình còn có sự tham gia của những sinh viên, học viên
thuộc các trường gần với địa điểm ghi hình.

21


ƯƠ
NG 2
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
C ĐIỂM NỘI DUNG CỦA CH
ƯƠ
NG TR
ĐẶ
ĐẶC
CHƯƠ
ƯƠNG
TRÌÌNH

ÚNG TÔI LÀ CHI
Ế N SĨ
CH
CHÚ
CHIẾ

ống dân tộc trong Ch
úng tôi là chi
2.1. Truy
Truyềền th
thố
Chú
chiếến sĩ
Như đã tìm hiểu thì sự tồn tại và phát triển của các loại hình trò chơi truyền
hình nói riêng và của các chương trình truyền hình nói chung đều nhờ vào sức mạnh
thu hút của truyền hình. Chính vì thế khi sản xuất bất kì một chương trình truyền hình
nào thì nhà sản xuất lúc nào cũng cân nhắc đến việc làm thế nào để chương trình sắp
“ trình làng” luôn mới mẻ và sinh động trước tình hình “ nhà nhà sản xuất gameshow,
đài đài chiếu gameshow”. Nắm bắt được tình hình này, chương trình Chúng tôi là

chiến sĩ ra đời với những mục tiêu mới, đặc điểm mới, mang lại một sắc màu mới cho
thể loại trò chơi truyền hình. Bởi vì truyền thống dân tộc đã được thể hiện sâu sắc
trong sân chơi này. Mặc dù là một chương trình trò chơi truyền hình, thế nhưng

Chúng tôi là chiến sĩ đã vẽ nên những nét vẽ, phác họa nên một bức tranh về truyền
thống thông qua các phần chơi của các đơn vị tham gia chương trình hay những clip
giới thiệu được ghi hình ngay tại đơn vị.
Chúng ta thấy chỉ có những gì có thể đảm bảo sự tồn tại của con người, chỉ có
những gì có thể thỏa mãn nhu cầu nhân sinh mới có thể thừa nhận là có giá trị. Cũng
tương tự như thế, chỉ có những lí tưởng (văn hóa, tôn giáo, đạo đức) và những phương
tiện ( kĩ thuật, kĩ năng, khoa học) có thể giúp ích bảo tồn những giá trị đó, mới có thể
được gọi là truyền thống. Truyền thống không bao giờ có thể có nếu chỉ là một sự
kiện, một hiện tượng tự nhiên hoặc một sự áp đặt từ bên ngoài bắt chúng ta theo. Tận
dụng ưu thế của truyền hình, Chúng tôi là chiến sĩ đã phát huy một cách có hiệu quả
nhất có thể ngay trong chương trình đậm chất lính này. Truyền thống đó không còn là
kiến thức sách vở, không còn là lời nói suông, mà truyền thống đó đã được thể hiện

thông qua hình thức sân khấu hóa, bằng hình ảnh, âm thanh. Chẳng hạn số của
chương trình ngày 25 tháng 2 năm 2012, chương trình lần này đến với đơn vị Quân
chủng phòng không không quân tại đảo Bạch Long. Chương trình đã ghi lại hình ảnh
của đơn vị, đó là những hình ảnh về buổi tập luyện ở thao trường, buổi duyệt binh hay
canh gác. Dù độc lập- tự do ta đã dành lại được cho Tổ quốc, thế nhưng không vì lí do
22


đó mà các chiến sĩ ta lơ là với nhiệm vụ của mình. Và một tình hình gần đây nhất, làm
xôn xao dư luận, đó là việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với Trung
Quốc. Thực tế và lịch sử cho thấy hai quần đảo đó là của Việt Nam ta. Nhưng Trung
Quốc vẫn cố tìm ra những lí do để dành lấy chúng. Nó không đồng nghĩa với việc
chiến sĩ ta ngày đêm canh gác là vì tình hình đó, hay hăng say tập luyện như những
phóng sự ngắn trong số của chương trình giới thiệu mà do chiến sĩ ta, dân tộc ta luôn
tồn tại thường trực trong tâm hồn, trong từng hành động một lòng nồng nàn yêu nước.

“Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của
dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [14, tr171].
Đó là lời khẳng định của chủ tịch Hồ Chí Minh, với một quốc gia, lòng yêu nước là
sức mạnh. Mỗi khi đất nước lâm nguy, lòng yêu nước như được nhân lên, kết thành
khối vững chắc tạo nên sức mạnh vô song. Do vậy, lòng yêu nước là tài sản thiêng
liêng gắn với niềm tự hào dân tộc, là phẩm giá Việt Nam cần được bảo vệ, phát huy
và cũng tránh bị ngộ nhận, lợi dụng. Ngày nay, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, đất
nước ta đã và đang đối mặt với những thách thức mới, những hiểm họa mới. Chưa kể
đến hội nhập sâu cùng thế giới, Việt Nam sẽ phải chấp nhận những “luật chơi” khắc
nghiệt trong bối cảnh tiềm lực chưa đủ mạnh để khống chế, gạt bỏ hệ lụy khi cánh cửa
trong nước ngày càng mở rộng. Nguy cơ đang hiện hữu, lòng yêu nước càng được đặt
ra những nội hàm và cách thức thể hiện mới. Lòng yêu nước Việt Nam cần được thể

hiện bằng sức sáng tạo, bằng mỗi việc làm trên tinh thần vì dân tộc, vì cộng đồng.
Thử thách phía trước đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo trong từng bước đi, trong từng
hành động để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc Việt Nam, tránh
được những hệ lụy xã hội, đủ sức vượt qua được những rủi ro và hệ lụy từ phía ngoài.
Thông qua số của chương trình ngày 25 tháng 2 năm 2012 nói riêng và các số của
chương trình Chúng tôi là chiến sĩ nói chung, chương trình đã phản ánh lòng yêu
nước- truyền thống quý báu một cách sâu sắc và toàn vẹn hơn so với các chương trình
mang tính giải trí nói riêng và các chương trình truyền hình nói chung. Qua đó,
chương trình đã góp phần giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ khán giả xem đài. Dù
là ở độ tuổi nào, giới tính nào, giai tầng nào,...thì yêu nước mỗi người cần sống có
trách nhiệm hơn, trong suy nghĩ và hành động. Mỗi người Việt Nam dù ở vị trí nào, ở
23


bất cứ đâu hãy cố gắng phát huy lòng yêu nước, luôn cân nhắc giữa đúng và sai, giữa
lợi và hại, giữ nhiệt huyết nhưng phải tỉnh táo để không suy nghĩ ích kỉ và tự mãn.
Lòng yêu nước chân chính luôn khác xa sự mù quáng. Trước những vấn đề nhạy cảm
và phức tạp liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, thời gian gần đây lòng yêu
nước và ý thức dân tộc đã trỗi dậy mạnh mẽ trong mỗi người dân nước Việt. Và đây
cũng là nguồn đề tài, làm cho những người sản xuất chương trình Chúng tôi là chiến

sĩ phải trăn trở, cố gắng đưa ra từng số phát sóng như là một lời vận động mang hình
thức sân khấu hóa một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, truyền thống đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường, vượt qua mọi
khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao cũng được thể hiện khá rõ trong
chương trình. Phần chơi thể hiện tập trung nhất là phần chơi “tinh thần đồng đội”.
Ngay chính tên gọi của nó cũng đã toát lên ý nghĩa mà chúng ta cảm nhận được. Các
phẩm chất như tình thương yêu đồng chí, đồng đội; quan hệ dân chủ, thân ái giữa cán
bộ và chiến sĩ, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa lãnh đạo và quần chúng; sự chia ngọt
sẻ bùi và cùng chung gian nan hoạn nạn đã làm cho cán bộ, chiến sĩ toàn dân trong

các giai đoạn lịch sử khác nhau đoàn kết như keo sơn, đồng lòng chung sức xây dựng
quân đội vững mạnh, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao
phó. Truyền thống đó là sự hội tụ, kết tinh của bản lĩnh chính trị và tính nhân văn cao
đẹp của từng quân nhân, từng tập thể quân nhân và của Quân đội nói chung, của

Chúng tôi là chiến sĩ nói riêng. Đó cũng chính là sức mạnh nội tại để Quân đội ta tạo
ra các giá trị tinh thần khác trong mọi hoạt động của mình. Mặc dù luôn được Đảng,
Bác Hồ, Nhà nước và nhân dân chăm lo về mọi mặt, song không vì thế mà Quân đội
ta giảm đi tinh thần tự lực, tự cường. Trong mọi thời kì, cán bộ, chiến sĩ Quân đội
luôn thể hiện rõ tinh thần đó. Và trong thời kì hiện nay, trong Chúng tôi là chiến sĩ,
tinh thần đó lại tiếp tục được “Bộ đội cụ Hồ” phát huy cao độ. Nó được thể hiện giữa
những người chiến sĩ trong đơn vị với nhau, giữa đơn vị với đơn vị, … Các chiến sĩ
trong một đội chơi khi tham gia phần chơi “Tinh thần đồng đội” sẽ phối hợp với nhau
để thể hiện phần chơi của đơn vị hay cùng nhau vựơt qua thử thách mà chương trình
đưa ra. Chẳng hạn trong chương trình xuất bản ngày 16 tháng 7 năm 2012, đội Cửa
Hội thuộc Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Nghệ An đã đồng diễn tiết mục “Biên phòng
Nghệ An làm theo lời Bác”. Trong tiết mục đó các chiến sĩ đã tự nổ lực, rèn luyện cho
mình, xem đó là “nhiệm vụ” phải hoàn thành rồi phối hợp ăn ý với nhau, thể hiện tinh
24


thần đoàn kết để mang đến cho người xem một màn đồng diễn về các động tác trong
quân đội thật đẹp mắt. Thiết nghĩ, nếu các chiến sĩ trong đội chơi không đoàn kết với
nhau, mỗi người một hành động riêng thì khó mà thể hiện được một tiết mục đặc sắc
như thế. Khi tình đoàn kết được nhân rộng và phát triển cao hơn sẽ trở thành truyền
thống đoàn kết. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đoàn kết là một truyền
thống cực kì quý báu của Đảng và của dân tộc. Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là
điểm mấu chốt, điểm này mà thực hiện tốt thì mọi việc đều thành công. Di chúc Bác
Hồ cũng đã ghi “phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau”. Một câu thôi nhưng chủ
tịch Hồ Chí Minh đã cân nhắc rất kĩ khi viết, bởi điều đó rất quan trọng. Chúng tôi là


chiến sĩ thấm nhuần sâu sắc lời căn dặn của Bác về đoàn kết, chương trình đã góp
phần thêm vào việc thực hiện kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết.
Truyền thống dân tộc trong chương trình Chúng tôi là chiến sĩ không chỉ dừng
lại ở truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, mà hơn thế nữa, chương trình còn
thể hiện được truyền thống hăng say trong lao động. Số ngày 2 tháng 6 năm 2013,
chương trình đã mang đến cho khán giả một không khí mới. Đến với số này, khán giả
sẽ có cơ hội trải lòng mình hòa nhịp cùng không khí của những vụ mùa. Ngoài việc
tập luyện ở thao trường hay những giờ lên lớp chính trị, chiến sĩ ta còn có một khoảng
thời gian để chăm sóc những luống rau, bờ cải,...của đơn vị. Và còn rất nhiều số khác
của chương trình sẽ cho khán giả truyền hình được một lần trải nghiệm, được một lần
đứng trong hàng ngũ quân đội để cảm nhận được họ sống, rèn luyện và học tập như
thế nào, họ lao động như thế nào. Ngoài ra, truyền thống hăng say trong lao động còn
được thể hiện thông qua các tiết mục trong phần chơi “Nụ cười chiến sĩ” và phần các
chiến sĩ tham gia giao lưu văn nghệ với ca sĩ khách mời. Chẳng hạn trong phần chơi
“Nụ cười chiến sĩ” của Tổng công ty Đông Bắc, bộ Quốc phòng ngày 14 tháng 4 năm
2012. Trong chương trình, đơn vị đã đồng diễn bài hát “Yêu nghề thợ mỏ” thật ấn
tượng thể hiện lòng yêu nghề, yêu lao động như câu nói của Bác “Lao động là vinh

quang”.
Nhìn tổng quan lại, các số của chương trình phát sóng ngay từ những ngày đầu
lên sóng, ta dễ nhận thấy rằng, mỗi đơn vị là mỗi cách thể hiện mặt dù không ít sự
trùng lặp hay sai sót. Từ đó góp phần làm sống dậy truyền thống văn hóa văn nghệ
của dân tộc. Ngay tự ngàn xưa, văn hóa nghệ thuật đã làm phong phú đời sống tinh
thần của dân tộc thì ngày nay chính những thứ đó cũng đã nuôi nấng tâm hồn chiến sĩ
25


×