Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
“Ai qua phố Hội Chùa Cầu
Để thương để nhớ để sầu cho ai
Để sầu cho khách vãn lai
Để thương để nhớ cho ai chịu sầu”
Ảnh từ trái sang phải: Quỳnh Mai, Kim Ngân, Kim Uyên
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
1
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
MÔN: NGỮ VĂN 8
Bài học: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
Đề tài: NHỮNG ĐIỀU KÌ THÚ CỦA QUÊ HƯƠNG HỘI AN
TRONG CÁC DANH LAM THẮNG CẢNH
1.Tình huống cần giải quyết là:
Chúng tôi lên Facebook kết bạn với một nhóm học sinh thủ đô Hà Nội.
Các bạn ấy muốn biết về những danh lam thắng cảnh và một số nét tiêu biểu của
đô thị cổ, con người Hội An. Các bạn nói chúng tôi viết về đề tài này gửi cho,
nhóm bạn cũng hứa viết bài giới thiệu những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của
thủ đô Hà Nội gửi cho chúng tôi. Phương châm của chúng tôi tự hứa với nhau là
“Bánh ít trao đi, bánh quy trao lại”. Chúng tôi nhận lời rồi cùng nhau viết bài
giới thiệu về các danh lam thắng cảnh của quê mình cho các bạn. Vào trang web
chúng tôi sẽ gửi toàn bộ cho các bạn “bài giới thiệu và các hình ảnh chụp về
chuyến trải nghiệm thực tế cộng những hình ảnh chân thật của quê hương Hội
An” thật thú vị. Chúng tôi cài lời bài nhạc “Đêm Hội Phố Hoài” của nhạc sĩ
Nguyễn Duy Khoái vào đấy nữa. Vừa xem hình, vừa thưởng thức âm nhạc chắc
các bạn rất thoả thích.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
* Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu chính:
- Hiểu về nguồn gốc, lịch sử hình thành của thành phố Hội An (Quảng Nam).
- Biết về vị trí địa lí, đặc điểm địa hình của thành phố Hội An nói chung và một
số danh lam thắng cảnh nói riêng.
- Nắm về tình hình hoạt động kinh tế - văn hoá du lịch của thành phố Hội An nói
chung và một số vùng có danh lam thắng cảnh nói riêng.
- Tham quan, quan sát thực tế về thành phố Hội An và các danh lam thắng cảnh.
- Vận dụng kiến thức liên môn như lịch sử, địa lí, giáo dục công dân vào để giải
quyết các tình huống thực tiễn.
- Viết những thông tin chính nhất về thành phố Hội An và các danh lam thắng
cảnh.
- Ý thức bảo vệ môi trường, gìn giữ nét đẹp bản sắc văn hoá của địa phương.
- Tự hào về quê hương, yêu quê hương có những danh lam thắng cảnh, khu phố
cổ được UNESCO công nhận.
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
* Biết kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
a.Yêu cầu chung
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hội An.
- Đặc điểm địa lý, địa hình của thành phố Hội An.
- Đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố Hội An.
- Các danh lam thắng cảnh của thành phố.
b.Yêu cầu cụ thể
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
2
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
- Giới thiệu về các danh lam thắng cảnh: biển Cửa Đại, khu dự trữ sinh quyển
Cù Lao Chàm, khu sinh thái Thuận Tình.
c. Dẫn chứng minh hoạ các hình ảnh thêm cho bài nghiên cứu
- Các làng nghề truyền thống, vườn hoa, rau và cây cảnh…
- Nét duyên dáng của con người Hội An.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
* Vận dụng các kiến thức liên môn cho bài viết
- Vận dụng kiến thức môn Lịch sử biết về nguồn gốc, lịch sử hình thành của
thành phố Hội An.
- Vận dụng kiến thức môn Địa lí để biết về vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát
triển kinh tế của thành phố Hội An và các danh lam thắng cảnh.
- Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân để rút ra được bài học về lòng yêu
quê hương, đất nước. Có ý thức tôn trọng di sản văn hóa và gìn giữ bảo vệ di sản
văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Vận dụng kiến thức môn Âm nhạc để cảm nhận về lời bài hát “Đêm Hội Phố
Hoài” của nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
* Mô tả quá trình thực hiện:
* Lập dàn bài chung Tìm hiểu, nghiên cứu kĩ về tổng quan thành phố Hội An
và các danh lam thắng cảnh ở địa phương Trải nghiệm thực tế (chụp ảnh, viết
những thông tin cần thiết) Trao đổi với những người đã hiểu biết về thành phố
Hội An Lập dàn bài chi tiết (trên vở) Tham khảo ý kiến của cô giáo dạy
Ngữ văn Viết bài lần thứ nhất Chỉnh sửa bài viết Viết thành bài văn
hoàn chỉnh (trên máy vi tính).
* Tư liệu sử dụng:
- Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Sách tham khảo Ngữ văn 8 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Sách học chương trình Ngữ văn địa phương của tỉnh Quảng Nam.
- Sách địa phương về thành phố Hội An.
- Mạng In - tơ - nét, các phần mềm có liên quan để chèn các hình ảnh, nhạc,
đánh chữ…
- Tin học: Search hình ảnh, tìm trang web.
* Các thiết bị sử dụng:
- Máy ảnh
- Máy vi tính.
- Dụng cụ học tập có liên quan (vở, bút, thước….)
Từ các kiến thức đó để chúng tôi hợp tác viết thành bài văn thuyết minh như
sau:
Bài viết
Bạn đến thành phố Hội An sẽ được thấy một phong cảnh mang nguồn
cảm xúc thật lãng mạn nên thơ, một không gian ấm áp tình người không thể tả
xiết. Một thành phố không to cũng không nhỏ, không náo nhiệt, không sầm uất,
không xô bồ như những thành phố khác. Nhưng ẩn chứa trong lòng là một thành
phố vừa mang nét cổ kính pha trộn một chút hiện đại thật nên thơ và thật lãng
mạn. Đến với Hội An bạn sẽ tận mắt ngắm nhìn những chiếc lồng đèn đa dạng,
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
3
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
đầy đủ các hình thù pha lẫn các sắc màu nhạt đậm mang một phong cách Hội An
đáng quý. Những cánh hoa đăng trôi bồng bềnh trên dòng nước trong xanh óng
ánh, ẩn sâu đâu đấy những con đường, góc phố nhỏ thân quen, những món ăn
dân dã nhưng đậm tình người, xa xa ngắm nhìn dòng sông Hoài uốn lượn như
vươn mình đón khách. Đến nơi đây bạn có thể tạm nghỉ chân, gác vali tại bất kì
khách sạn, nhà nghỉ nào mà mình yêu thích. Nếu bạn đã đặt chân đến nơi đây
bạn sẽ xao xuyến, bùi ngùi, xúc động trước những danh lam thắng cảnh nổi
tiếng nằm bao quanh khu phố cổ, nó góp phần gieo mầm xanh – sạch – đẹp cho
con người cũng như môi trường nơi đây. Cụ thể như: biển Cửa Đại, khu dự trữ
sinh quyển Cù Lao Chàm, khu sinh thái Thuận Tình, Hội quán…Ngoài
những danh lam thắng cảnh ấy Hội An còn có một số làng nghề truyền thống
được truyền từ đời này sang đời khác nhưng vẫn giữ được nét cổ truyền đáng
kính như: mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, đóng thuyền Cẩm Kim, làng nghề
Cẩm Thanh, làng chài Cẩm An, làng rau Trà Quế (Cẩm Hà).... Bên cạnh đó bạn
đến với Hội An đi tham quan vòng quanh các làng quê ngoại thị chắc hẳn sẽ
rung động, xao xuyến tâm hồn trước vẻ đẹp lung linh của đất trời pha màu
sương sớm hay hoàng hôn xế chiều trong những vườn rau, vườn hoa - cây cảnh
có đủ sắc màu lục, lam, chàm, tím hoà lẫn vào nhau mang một hồn quê ngọt
ngào, sâu lắng về tình đất - tình người nơi đây.
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam - Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng
khoảng 30 km về phía Nam. Vĩ độ Bắc: 15015'26" đến 15055'15". Kinh độ Ðông:
108017'08" đến 108023'10". Phía Ðông giáp biển Ðông. Phía Nam giáp huyện
Duy Xuyên. Phía Tây và Bắc giáp huyện Ðiện Bàn. Nhiệt độ trung bình năm:
2506. Ðộ ẩm không khí trung bình năm: 82%. Lượng mưa trung bình năm: 2.066
mm. Diện tích tự nhiên: 6.040 ha.Dân số : 83.000 người. Nhờ những yếu tố địa
lý, địa hình và khí hậu thuận lợi Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm
uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây
trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu
tích của thương cảng ChămPa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên
biển. Những thập niên trôi qua đất nước Việt Nam đã trải qua bao gian trần sóng
gió và giông tố đối đầu với 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ và thực dân
Pháp nhưng điều đáng mừng Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc
chiến tranh lớn này và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt
đầu từ thập niên 1980 những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần
được giới học giả và cả du khách chú ý khiến nơi đây trở thành một trong những
điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Hội An có tiềm năng du lịch lớn nhất tỉnh
Quảng Nam và một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Vì thế, du
lịch ở Hội An phát triển dồi dào, tăng trưởng không ngừng. Đặc biệt du lịch có
tiềm năng phát triển nhất là du lịch sinh thái - văn hóa. Số lượng khách du lịch
tăng khá nhanh. Vì vậy Hội An đang thực hiện nhiều dự án đầu tư xây dựng và
phát triển các khu du lịch, điểm du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch, nâng
cao chất lượng dịch vụ du lịch....nhằm đưa hoạt động du lịch trong tương lai gần
nhất trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Quảng Nam và của đất
nước Việt nam nói chung.
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
4
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
Bến Hội An ban ngày và đêm
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền
thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những
ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế
kỷ 19 được phân bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi
nhà phố là những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá
trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi
nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang
dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người
Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá
trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi
vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với
những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn
hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng
sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999 (ngày 4 tháng 12
năm 1999), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp
Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới.
Chúng tôi tham quan Chùa cầu Hội An
Đêm Hội An lung linh bên dòng sông Hoài
Đến với Hội An bạn không thể dừng lại ngay bên ánh đèn đêm xôn xao;
tiếng rao trăm năm vọng về; mái chùa cong; vầng trăng trong câu thơ nghiêng
che… của nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái mà bạn sẽ được chan hoà thả hồn cùng
với thiên nhiên thoáng đãng rộng lớn, bờ cát mịn trắng phẳng lì, dòng nước biển
xanh, sóng biển uốn cong lượn quanh như quấn tình người cố nhân. Ấy chính là
biển Cửa Đại Hội An quê tôi.
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
5
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
Biển Cửa Đại cách phố cổ Hội An khoảng 5km là nơi con sông Thu Bồn
đổ ra biển lớn. Cửa Đại được xem là “nét duyên con gái” của mẹ Hội An. Suốt
cả ngày lẫn đêm, Cửa Đại có một nét đẹp riêng làm đắm lòng khách phương
xa…. Nhiều người từng đến Cửa Đại đều nói: “đẹp mê hồn”! Mỗi người một
cách diễn tả cảm nhận của mình khi đến vùng biển này nhưng hầu hết đều đồng
ý với nhau rằng, đây là vùng biển thơ mộng và hiền hòa với bãi biển cát trắng
mịn trải dài. Cát dài xa tít, những ngọn sóng xô nhẹ cuốn mọi thứ ra xa trong
nắng chiều óng ả. Một vẻ đẹp đến mê hồn! Cửa Đại mang vẻ đẹp “trẻ trung và
sống động” nên mới chớm hè đã đông nghìn ngịt người, trẻ con, người lớn,
khuôn mặt thật tươi tỉnh, khoan khoái. Tất cả đều thoả sức nô đùa và tràn ngập
trong những niềm vui.
Chúng tôi viết thông tin từ biển Cửa Đại và đọc cho nhau nghe
Dọc bãi biển là những resort cao cấp với nhiều phong cách. Các bạn có
thể tự do đi lại, tắm biển ở bất kỳ vị trí nào trên bãi biển tùy thích. Giữa khu “đất
vàng” này, chính quyền địa phương đã giữ lại một diện tích lớn làm công viên
bờ biển và bãi tắm công cộng. Bãi tắm luôn được giữ sạch sẽ. Những người bán
hàng rong ở khu vực này cũng ý thức cao việc giữ gìn môi trường, không xả rác
bừa bãi trên bờ biển hay bất cứ nơi đâu tại đây.
Ban ngày các công trình kiến trúc chen lẫn dưới những hàng dừa cao vút,
e ấp bên những khóm hoa, rặng liễu. Ban đêm, dưới ánh đèn vàng, khu resort trở
nên lộng lẫy và quý phái. Hầu hết nhà đầu tư vào đây rất trân trọng thiên nhiên
nên sử dụng những chất liệu thân thiện môi trường và gần gũi, hài hòa với thiên
nhiên. Bước chân vào những khu resort cao cấp này, các bạn cảm thấy nơi đây
như một sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại, kết nối giữa hồn phố cổ với thiên
nhiên bao la của biển cả.
Vườn dừa biển Cửa Đại
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
6
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
Bãi biển Cửa Đại ban đêm như một vườn hoa đăng với những ngọn đèn
bão của người bán rong. Người dân địa phương tự do buôn bán: hải sản tươi
sống, khô mực nướng… giá bình dân. Cách resort cao cấp vài bước chân, người
bán hàng rất lịch sự và luôn để sẵn thau, rổ cho khách đựng rác và thu dọn gọn
gàng trước khi ra về. Mỗi “bàn” là một chiếc chiếu trải trên cát, bên trên để một,
hai ngọn đèn bão để khách ngồi thưởng thức hải sản, ngắm biển đêm. Bạn bè
quây quần bên nhau, ăn uống trò chuyện bên bờ biển sóng vỗ rì rào, gió mát
rười rượi… xiết bao lòng người. Nhiều đôi uyên ương đã chọn biển Cửa Đại và
Hội An để hưởng tuần trăng mật. Đi trên đường, du khách hay nhìn thấy những
chiếc xe đạp đôi chạy dọc theo bờ biển rợp bóng dừa xanh mướt. Các doanh
nghiệp lữ hành đã khéo léo thiết kế tour trăng mật đến điểm du lịch này, hấp dẫn
nhiều du khách. Sống trong sự tiện nghi mà gần gũi của những resort ở Cửa Đại,
những đôi trai gái thư thả trải qua những giây phút ngọt ngào bên nhau.
Đêm trên biển Cửa Đại có khi nghe lanh lảnh câu hát bài chòi của người
dân bản địa, bỗng thấy yêu quá vùng đất này. Bài chòi là một trò chơi văn hóa
dân gian của nhiều tỉnh miền Trung nhưng đến nay không còn phổ biến nhiều.
Tại Quảng Nam, khi Hội An trở thành đô thị di sản văn hóa, bài chòi trở thành
“đặc sản” văn hóa, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Chút thơ mộng đó
làm cho du khách thêm xao xuyến với cảnh đẹp nơi đây. Cửa Đại mang vẻ đẹp
“trẻ trung và sống động” nên mới chớm hè đã đông nghìn ngịt người, trẻ con,
người lớn, khuôn mặt thật tươi tỉnh, khoan khoái. Tất cả đều thoả sức nô đùa và
tràn ngập trong những niềm vui. Không khí ở Cửa Đại rất trong lành và dịu nhẹ,
tạo cảm giác thư thái, an nhàn cho du khách. Có rất nhiều hình thức giải trí lôi
cuốn ở Cửa Đại và chắc chắn có một cái gì đó thật đặc biệt dành cho mỗi người.
Buổi chiều là thời gian tốt nhất để du khách đắm mình trong làn nước
biển xanh trong mát lạnh. Những con sóng vỗ nhẹ vào người tạo cảm giác thích
thú, dễ chịu vô cùng. Những bãi cát trải dài lấp lánh dưới ánh nắng chói chang
và cùng làn gió mang vị mặn của biển khiến người ta cảm thấy tâm hồn tươi mát
hơn và thoải mái hơn. Các bạn đến đây cũng có thể nằm hàng giờ trên cát, lắng
nghe tiếng gió biển vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào bên tai hay là nô đùa cùng mọi
người, chơi những môn thể thao yêu thích và tạo cho mình một khoảng trời
riêng bên những hình vẽ, những toà tháp bằng cát để rồi sóng biển vỗ vào lại tan
ra. Cửa Đại là nơi sông Thu Bồn đổ ra biển nên ở đây có rất nhiều cá. Một trong
những điểm thích thú nhất thu hút du khách du lịch chính loại hình câu cá, săn
những loài cá săn mồi như cá Hanh, Hanh Lươm, Hồng Vực… các bạn có thể
câu ngay gần bờ hoặc cũng có thể thuê một chiếc thuyền thúng nhỏ lênh đênh
trên biển giữa sóng trời mênh mông.
Với những nét riêng của mình, Cửa Đại để lại trong lòng du khách một
cảm giác khó quên khi rời nơi đây. Ngồi ở bãi biển Cửa Đại ngắm ra xa xa thấy
những ngọn núi xanh xanh mờ mờ pha trong sương sớm trông thật lung linh
huyền ảo đó chính là khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm, một danh lam thắng
cảnh và cũng là điểm du lịch hấp dẫn “số một” của Hội An. Một Cù Lao đã đi
tiên phong trong việc không sử dụng bao bì ni-lông, thay vào đó là sử dụng chất
liệu có thể tự hủy để làm sạch môi trường.
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
7
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
Nằm cách bãi biển Cửa Đại – thành phố Hội An 18 km về phía biển đông,
Cù Lao Chàm là quần đảo gồm 8 đảo nhỏ nối sát nhau: hòn Lao, hòn Khô Mẹ,
hòn Khô Con, hòn Tai, hòn Dài, hòn Mồ, hòn Lá, hòn Ông. Ở Cù Lao Chàm có
những làng chài, bãi tắm đẹp thơ mộng như trong truyện “Ông già và biển cả”
của nhà văn Hemingway chúng tôi đã từng đọc.
Bãi biển Cù Lao Chàm
Dưới biển có nhiều ghềnh đá, nhiều dãy san hô lấp lánh tạo nên những khu vườn
thuỷ cung huyền ảo với trăm nghìn loài cá, loài hải sản miền nhiệt đới. Trên đảo,
hệ động thực vật khá phong phú, đặc biệt có loài chim yến quý hiếm cư ngụ
cùng nhiều loài động vật hoang dã. Đến với Cù Lao Chàm, các bạn sẽ được hoà
mình trong bầu không khí trong lành của biển cả với những bãi cát vàng, làn
nước trong xanh, thâm nhập cuộc sống dân dã trong sự đón tiếp nồng hậu của cư
dân các làng chài; chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ của các địa danh mang nhiều
huyền thoại như bãi Hương, bãi Làng, hang Bà, Âu thuyền, chùa Hải Tạng ...
hay chinh phục những ngọn đồi hùng vĩ, thưởng thức các món ăn đặc sản địa
phương rất nổi tiếng như cua đá, vú xao, vú nàng....Cù Lao Chàm còn là địa
danh được nhắc đến khá nhiều qua văn sử, từng là thương cảng số một - cửa ngõ
thông thương của vương quốc Champa với thế giới bên ngoài.
Bến tàu ở Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới
vào tháng 5/2009.
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
8
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
Cù Lao Chàm là một hòn đảo hiền hòa mướt xanh cây lá, ngọt lịm nắng
vàng, cát giòn rực rỡ. Dòng nước trong xanh không một mẩu túi nylon và rác
thải nào cả. Có lẽ nói rằng ý thức bảo vệ môi trường biiển đảo của người dân nơi
đây rất cao. Họ sẵn sàng bỏ ra hàng giờ, hàng ngày để chung tay góp sức nhặt
những rác thải ở xung quanh đảo biển Cù Lao để phân loại, xử lí kịp thời đúng
nơi qui định. Ước mơ của người dân nơi đây là luôn được sống trong một môi
trường xanh – sạch – đẹp. Một Cù Lao như bao ngày họ từng sống.
Cù Lao Chàm lung linh cảnh sắc sơn thuỷ hữu tình
Buổi chiều trôi qua với một chuỗi thú vị khi tận mắt chứng kiến những
con nhím biển, những rặng san hô đủ màu, những con sao biển màu tím, những
con cá nemo màu cam vệt trắng…
Đêm buông xuống nhẹ nhàng. Đẹp quá! Trăng tròn vành vạnh. Trời dần
về khuya, trên đầu là trăng dịu dàng, dưới chân là biển nước óng ánh, xa xa
lung linh những ngọn đèn của những chiếc thuyền câu mực, cảm giác yên bình
vây quanh, chẳng ai nói lời nào…
Sáng đón bình minh trên biển, trong veo như sóng nước Cù Lao Chàm.
Cũng vậy, rất khó để thẩm thấu hết những giá trị văn hóa, từ Sa Huỳnh,
Chămpa, Đại Việt đến những dấu tích về quan hệ giao lưu giữa Cù Lao
Chàm với thế giới bên ngoài. Ghé thăm chùa Hải Tạng, nếu chỉ bái Phật cầu
may không thôi thì chưa đủ mà còn phải nghe cho trọn bốn cung bậc âm thanh
khác nhau của chiếc chuông cổ nơi đây. Hay khi tạt qua giếng cổ Chămpa, hình
như ai cũng tự hiểu rằng sẽ vô nghĩa nếu vội vàng đến mức quên vục gàu vào
lòng giếng, lấy lên và thưởng thức một ngụm nước mát lành chảy ra từ nghìn
xưa…
Đảo yến Cù Lao Chàm
Chùa Hải Tạng, Cù Lao Chàm
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
9
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
Sau những cuộc dạo chơi thong dong đây đó với đảo, càng không thể
không tắm và lặn biển để cảm nhận những nét riêng của biển nơi đây. Không chỉ
siêu sạch, đáy bình, cát mịn, biển Cù Lao Chàm còn hấp dẫn bởi sự nguyên sơ.
Ở Bãi Hương, Bãi Chồng, thi thoảng từng đàn cá kéo vào tận bãi tắm, quẩn
quanh chân người. Ra khỏi bờ chừng vài chục mét, úp mặt xuống làn nước trong
xanh là đã có thể nhìn thấy “thủy cung” với những rạn san hô rực rỡ cùng nhiều
loài thủy sinh khác. Trong khu vực mặt nước rộng 6.719 ha của khu Bảo
tồn biển Cù Lao Chàm hiện có tới 165 ha san hô, khoảng 500 ha thảm là có
biển. Với sự mênh mông và phong phú này, chẳng cần phải xếp hàng hay chen
lấn. Chỉ cần bước ra chân sóng, hòa mình vào làn nước trong xanh là đã có thể
tìm thấy một thế giới thủy cung cho riêng mình.
Nếu bạn đã đến tham quan hai danh lam thắng cảnh trên thì bạn đừng bỏ
lỡ cơ hội đến với khu du lịch sinh thái Thuận Tình ở Cẩm Thanh quê tôi. Với
khoảng cách 3 km từ trung tâm phố cổ Hội An du khách có thể đến Thuận Tình
bằng đường bộ hoặc đường thuỷ đều rất thuận tiện. Ở trên một cồn đất rộng
khoảng 50 ha, Thuận Tình như một chiếc phao bồng bềnh giữa dòng hạ lưu của
sông Thu Bồn. Thuận Tình là một điểm du lịch sinh thái đặc trưng của vùng
sông nước Hội An. Đến đây, du khách sẽ được hoà mình giữa cảnh vật thiên
nhiên thơ mộng. Bên những rặng dừa nước xanh tươi, những hàng dương vi vu
trong gió, du khách có thể thư thái giong thuyền vọng cảnh hoặc tham gia các
trò chơi dân gian, bơi xuồng trên hồ, câu cá, xem múa rối nước, tham quan
những mặt hàng thủ công mỹ nghệ trưng bày trong ngôi nhà cổ theo lối kiến trúc
của vùng nông thôn Việt Nam. Du khách có thể cắm trại, đọc sách và sinh hoạt
dã ngoại dưới những mái lá yên tĩnh hay nghỉ ngơi trong những khu nhà nghỉ
đầy đủ tiện nghi.
Quang cảnh Thuận Tình – Hội An
Vườn dừa Thuận Tình – Hội An
Từ bên này sông Thu Bồn nhìn sang Thuận Tình như một hòn đảo xinh
xắn với vi vút thông xanh và bạt ngàn dừa nước. Thuận Tình là nơi lý tưởng
để tổ chức các cuộc dã ngoại, cắm trại vui chơi. Mùa hè, các bạn đến đây
thưởng thức những làn gió mát như ru hồn ta một giấc ngủ yên không một
chút lay động. Dưới những rặng thông xanh của khu du lịch nhà lá, nhà sàn,
với giá cho thuê từ 10.000-30.000 đồng/ ngày. Dưới nước có các dịch vụ như
câu cá, thuyền đạp nước xuyên qua những rặng dừa nước đu đưa theo gió...
với giá 10.000-15.000 đồng/ thuyền. đặc trưng của Thuận Tình là du lịch dã
ngoại gắn với thiên nhiên theo đúng nghĩa là du lịch sinh thái. Ở đây các bạn
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
10
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
có thể thuê chiếu ngồi, võng nằm, đàn guita… Nghỉ trưa tại đây các bạn sẽ
dược thưởng thức các món ăn miền biển như: tôm, cua, cá, mực…
* Hình ảnh các làng nghề truyền thống.
Sản phẩm du lịch của làng nghề Cẩm Thanh
Mộc Kim Bồng
Chúng tôi dạo chơi tại các trại mộc Kim Bồng (Cẩm Kim)
Nghề làm gốm Thanh Hà – Hội An
Chúng tôi học hỏi kinh nghiệm làm gốm (Thanh Hà – Hội An)
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
11
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
* Hình ảnh các vườn rau, hoa - cây cảnh.
Chúng tôi dạo chơi làng rau Trà Quế - Hội An
Chúng tôi dạo chơi các vườn quật Cẩm Hà - Hội An
Chúng tôi dạo chơi các vườn hoa Cẩm Hà - Hội An
Qua những tổng quan về cảnh sắc, con người, thiên nhiên, môi
trường….Hội An chúng tôi trong năm qua (2013) đã đoạt giải thưởng thành phố
cảnh quan do Trung tâm nghiên cứu đô thị Châu Á Fukuoka và Hiệp hội thiết kế
cảnh quan đô thị công nhận. Bên cạnh đó, Hội An được bình chọn là thành phố
du lịch đứng thứ hai Châu Á trong năm 2013. Hội An, quê hương chúng tôi yêu
là thế đó. Mong rằng mảnh đất này mãi mãi tươi đẹp, xanh tốt để mang đến đời
sống ấm no, hạnh phúc cho người dân quê tôi. Chúng tôi nguyện đem hết sức
mình cùng mọi người góp phần tôn trọng di sản văn hóa và gìn giữ bảo vệ tài
sản vô giá (danh lam thắng cảnh, tài nguyên môi trường). Đồng thời chung tay
góp sức với cộng đồng xây dựng hoàn thiện một thành phố - những danh lam
thắng cảnh luôn xanh - sạch - đẹp để góp phần cho sự phát triển quê hương.
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
12
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn - môn Ngữ Văn 8
Trong tương lai không xa thành phố Hội An sẽ sánh vai ngang tầm cùng các
thành phố lớn trong nước và các thành phố ngoại quốc khác.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công
dân, Âm nhạc vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài viết bao quát, đầy
đủ ý hơn. Từ đó bài viết có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn “Thuyết
minh”. Ngoài các kiến thức về Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc
còn có thể kết hợp kiến thức của các môn Sinh học,Vật lý, hóa học,.. ở các dạng
đề thuyết minh về đồ vật, hiện tượng,…
Qua việc kết hợp thực tế và quá trình viết bài, chúng tôi thấy rằng việc kết
hợp kiến thức liên môn vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học
là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi những người học sinh không chỉ
nắm chắc một môn mình đang học mà còn phải không ngừng trau dồi vốn kiến
thức các môn học khác để khám phá, giải quyết các tình huống thực tế, các vấn
đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đồng thời việc vận
dụng kiến thức liên môn đòi hỏi người học phải luôn luôn sáng tạo, động não,
suy nghĩ tìm ra những giải pháp hay, mới lạ mang lại hiệu quả cao trong việc
học tập. Qua đó mới phát huy hết được vai trò của người học, người học sẽ
không bị thụ động, không chỉ học lý thuyết suông mà cần phải biết kết hợp với
thực tiễn. Có như vậy mới mang đúng nghĩa là “Học đi đôi với hành”. Đồng
thời qua bài thuyết minh này chúng tôi có được những hiểu biết về quê hương,
tự hào yêu quê hương đất nước mình hơn. Là người học – chúng tôi nhận thức
được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên chúng tôi hợp tác với
nhau trình bày và thực hiện thử nghiệm một đề tài nhỏ “Những điều kì thú của
quê hương Hội An trong các danh lam thắng cảnh” của bộ môn Ngữ văn 8, để
giải quyết các tình huống thực tiễn có liên quan đến bài học.
Nhóm học sinh: Mai - Ngân - Uyên
13
Trường THCS Lý Thường Kiệt