Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Hải thương việt nam dưới triều vua tự đức (1848 1883) luận văn ths lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ HOA

HẢI THƢƠNG VIỆT NAM
DƢỚI TRIỀU VUA TỰ ĐỨC (1848 - 1883)

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

PHẠM THỊ HOA

HẢI THƢƠNG VIỆT NAM
DƢỚI TRIỀU VUA TỰ ĐỨC (1848 - 1883)

Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 11

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGND Nguyễn Văn Khánh

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Hải thương Việt Nam dưới triều vua
Tự Đức (1848 - 1883)” là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của
GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh. Nội dung luận văn có tham khảo và sử
dụng các tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí theo danh
mục của luận văn. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trƣớc khoa và
nhà trƣờng.
Tác giả Luận văn

Phạm Thị Hoa


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS.NGND Nguyễn Văn Khánh đã tận
tình giúp đỡ, hƣớng dẫn và động viện tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện
luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa
Lịch sử Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã cho tôi nhƣ̃ng góp
ý quý báu và giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt những năm học vừa qua.
Tác giả Luận văn
Phạm Thị Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................................... 2
3. Tƣ liệu nghiên cứu ................................................................................................... 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 7
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 7

6. Đóng góp của luận văn............................................................................................ 8
7. Bố cục của luận văn ................................................................................................. 8
Chƣơng 1: VIỆT NAM ĐẦU TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1883) ............................. 9
1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội Viêṭ Nam.................................................................... 9
1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực ............................................................................... 9
1.1.2. Bối cảnh trong nước .......................................................................................... 11
1.2. Khái quát về tiềm năng biển, hoạt động thƣơng mại biển của Việt Nam
trƣớc thế kỷ XIX ........................................................................................................ 21
1.3. Tình hình thƣơng mại trên biển dƣới các triều vua từ Gia Long đến
Thiệu Trị ...................................................................................................................... 25
Chƣơng 2: HẢI THƢƠNG VIỆT NAM DƢỚI TRIỀU VUA TỰ ĐỨC: CHÍNH
SÁCH VÀ THỰC TRẠNG (1848 - 1883) ............................................................... 41
2.1. Chính sách hải thƣơng dƣới triều vua Tự Đức
(1848 - 1883) .................... 41
2.1.1 Hạn chế và nghiêm cấm giao lưu buôn bán trên biển
(1848 - 1874)............ 41
2.1.2 Từng bước nới lỏng tiến tới xóa bỏ lệnh cấm buôn bán trên biển (1874 1883).............................................................................................................................. 53
2.2. Thực trạng hải thƣơng dƣới triều vua Tự Đức
(1848 - 1883) .................... 57
2.2.1. Thực trạng hải thương giai đoạn1848 - 1874 ............................................... 57
2.2.2. Thực trạng hải thương giai đoạn1874 - 1883 ............................................... 70
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH HẢI THƢƠNG VIỆT
NAM DƢỚI TRIỀU VUA TỰ ĐỨC (1848 - 1883) ............................................... 82


3.1. Các quan điểm đánh giá về hải thƣơng Việt Nam dƣới triều vua
Tự Đức .................................................................................................... 82
3. 2. Một số nhận xét .................................................................................................. 92
Kết Luận ....................................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................103

PHỤ LỤC ..................................................................................................................110


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
1.

HN

Hà Nội

2.

HCM

Hồ Chí Minh

3.

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân Văn

4.

Nxb

Nhà xuất bản

5.


Tp

Thành phố


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triể n của lịch sử dân tộc , các hoạt động kinh tế và
giao lƣu kinh tế luôn có vai trò quan trọng, là yếu tố hàng đầu quyết định đến
sự phát triển của một quốc gia. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, từ nhiều thập
kỷ qua, một số học giả trong nƣớc, quốc tế đã chuyên tâm khảo cứu về vấn đề
này, tuy nhiên so với những thành tựu nghiên cƣ́u các liñ h vƣ̣c khác nhƣ quân
sƣ̣, xã hội thì những công trình khảo cứu về hoạt động kinh tế nhất là hoạt
động ngoại thƣơng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ . Là quốc gia nằm ven bờ Thái Bình
Dƣơng, gần với Ấn Độ Dƣơng, lại có chung biên giới đất liền với một số
quốc gia trong khu vực, Viê ̣t Nam có hoa ̣t đô ̣ng thƣơng ma ̣i biể n tƣ̀ sớm và
khá sôi nổi, nhấ t là khoảng thế kỷ XVII, XVIII.
Sang thế kỷ XIX , Viê ̣t Nam nằ m dƣới sƣ̣ điề u hành của nhà Nguyễn triề u đa ̣i cuố i cùng trong lich
̣ sƣ̉ phong kiế n Viê ̣t Nam . Là chính quyền quản
lý một đất nƣớc thống nhất , đô ̣c lâ ̣p, tƣ̣ chủ tƣ̀ năm 1802 đến năm 1884, nhà
Nguyễn gắn liền với một thời kỳ lich
̣ sƣ̉ có nhiều biến cố lớn . Để hiểu rõ vai
trò của vƣơng triều này trong tiến trình lịch sử dân tộc, các mặt kinh tế, xã
hội, văn hóa cần phải đƣợc tiến hành đánh giá khách quan, khoa học.
Dƣới thời Nguyễn đặc biệt dƣới triều vua Tự Đức nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng triề u đình đã thi hành chính sách “bế quan tỏa càn g”, khƣớc từ mọi
quan hệ thông thƣơng với các quốc gia bên ngoài, khiến kinh tế trong nƣớc
ngày càng suy sụp, không đủ tiềm lực chống lại sự xâm lƣợc của đế quốc
phƣơng Tây. Liệu có phải tình hình ngoại thƣơng nói chung và hải thƣơng
Việt Nam nói riêng nửa cuối thế kỷ XIX nhƣ một bức tranh “tối màu” mà hậu

quả do triều Nguyễn và vua Tự Đức đã thực thi chính sách “ức thƣơng”, “bế
quan tỏa cảng”? Khi nhận thức lại vấn đề lịch sử triều Nguyễn nói chung và
triều vua Tự Đức nói riêng, chúng ta cần đánh giá khách quan câu hỏi đó.

1


Phải nói thêm rằng , từ trong lịch sử , Viê ̣t Nam giao lƣu buôn bán với
các nƣớc bên ngoài chủ yếu qua hai con đƣờng: Đƣờng bộ và đƣờng biển.
Buôn bán đƣờng bộ ít phổ biến hơn, chủ yếu qua các tỉnh biên giới. Tại đó đã
hình thành nên những “Bạc dịch trƣờng”. Dƣới thời trị vì của vua Tự Đức,
quan hệ thƣơng mại với bên ngoài chủ yếu qua đƣờng biển.
Trên thực tế, vua Tự Đức có thi hành chính sách ức thƣơng hay không?
Nguyên nhân sâu xa của các chính sách ức thƣơng dƣới triều vua Tự Đức là
gì? Hoạt động hải thƣơng dƣới triều vua Tự Đức diễn ra nhƣ thế nào? Để trả
lời những câu hỏi đó, tôi quyết định chọn đề tài “Hải thương Việt Nam dưới
triều vua Tự Đức (1848 - 1883)” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hải thƣơng là một nội dung quan trọng trong kinh tế dƣới triều Nguyễn
nói chung và vua Tự Đức nói riêng. Nghiên cứu về hải thƣơng Việt Nam dƣới
triều Nguyễn đã có nhiều tác phẩm, sách báo, bài nghiên cứu, tạp chí. Tuy
nhiên việc nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học về tình hình hải thƣơng
dƣới triều vua Tự Đức chỉ đƣợc đề câ ̣p khá khiêm tốn trong mô ̣t số cuốn sách
.
Năm 1961, tác giả Thành Thế Vỹ cho xuất bản cuốn “Ngoại thương Việt
Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX” dài 252 trang nhƣng tác giả chỉ
dành một trang (tr 134) cho mục khai báo, lễ vật, thuế về giao thƣơng buôn bán
với các nƣớc bên ngoài trong nửa đầu thế kỷ XIX.
Mƣời năm sau, năm 1971, một công trình biên khảo xuất sắc mang tên
“Kinh tế - xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn” của tác giả Nguyễn Thế

Anh dài 342 trang, đã dành trọn vẹn một chƣơng (chƣơng V) để mô tả về các
hoạt động thƣơng mại nhƣ các trung tâm buôn bán, chính sách thuế khóa. Về
chính sách ngoại thƣơng, tác giả chú ý đến vai trò của Nhà nƣớc trong việc
quản chế thƣơng mại quốc tế và thái độ của Nhà nƣớc đối với các nhà buôn
phƣơng Tây, trong đó nhấn mạnh đến địa vị của thƣơng nhân Hoa Kiều trong

2


nền ngoại thƣơng Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động hải thƣơng cuối thế kỷ XIX
chỉ chiếm một dung lƣợng rất nhỏ trong cuốn sách.
Năm 1996, tác giả Đỗ Bang cho ra đời cuốn sách “Kinh tế thương
nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn”. Đây là cuốn sách nghiên cứu chi tiết, cụ
thể nhất về hoạt động thƣơng mại dƣới triều Nguyễn từ trƣớc đến giờ. Cuốn
sách đã có những nhận định khách quan hơn về chính sách ức thƣơng , bế
quan tỏa cảng của triều Nguyễn và sức sống mãnh liệt của nền kinh tế hàng
hóa trong bối cảnh chính trị không mấy thuận lợi ở nửa đầu thế kỷ XIX . Trên
cơ sở những bảng thống kê chi tiết về số lƣợng hàng hóa nhập, xuất, những
chuyến công cán của triều Nguyễn , tác giả đã phác họa lại bức tranh tƣơng
đối sống động , chân thực về hoạt động thƣơng nghiệp nửa đầu thế kỷ XIX .
Tuy nhiên, hoạt động hải thƣơng dƣới triều vua Tự Đức, lại không đƣợc miêu
tả nhiều.
Trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, năm 1961, tác giả Chu Thiên có bài
nghiên cứu “Vài nét về công thương nghiệp dưới triều Nguyễn”. Về hoạt động
thƣơng nghiệp, tác giả chỉ dành hơn 1 trang để miêu tả sự “sa sút của nền
thương nghiệp” dƣới triều Nguyễn.
Năm 1993, trong chuyên bài “Nhà Nguyễn trong lịch sử nửa đầu thế kỷ
XIX”, tạp chí Nghiên cứu lịch sử giới thiệu bài viết “Vài nét về thương nghiệp
Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX” của tác giả Trƣơng Thị Yến. Tác giả nhấn
mạnh đến chính sách nghiêm cấm của Nhà nƣớc trong việc giao thƣơng với

phƣơng Tây nhƣng lại quá ƣu đãi với Hoa thƣơng làm nền thƣơng nghiệp
nƣớc ta phát triển không đồng đều và có phần sa sút so với thế kỷ trƣớc.
Trong Hô ̣i thảo khoa ho ̣c về

Nghiên cứu và giảng dạy li ̣ch sử thời

Nguyễn ở Đại học , cao đẳ ng sư phạm và phổ t hông, đƣơ ̣c tổ chƣ́c năm 2002,
hàng loạt vấn đề về triều Nguyễn đã đƣợc đề cập đến . Có một số ý kiến mới
trong liñ h vƣ̣c ngoa ̣i thƣơng và ngoa ̣i giao . Ví dụ, tác giả Đỗ Bang cho rằng

3


trong liñ h vƣ̣c ngoa ̣i thƣơng , thì phê phán t riề u Nguyễn “ bế quan tỏa cảng ”,
là không đúng; Nguyễn Văn Tâ ̣n nhấ n ma ̣nh tính chấ t 2 mă ̣t trong chính sách
ngoại thƣơng [10, 50].
Năm 2004, tác giả Trƣơng Thị Yến cho ra đời luận án Chính sách
thương nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. Trong luận án của mình,
tác giả đã dành toàn bộ dung lƣợng nghiên cứu về thực trạng chính sách
thƣơng nghiệp của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX, đánh giá ảnh hƣởng và
vai trò của chính sách này đối với hoạt động thƣơng nghiệp nói riêng và toàn
bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung trong giai đoạn này. Mặc dù tác giả không
đề cập nhiề u đến hoạt động thƣơng mại nửa sau thế kỷ XIX, nhƣng đã tạo tiền
đề cho công tác nghiên cứu hoạt động thƣơng mại ở Viê ̣t Nam trong nửa cuối
thế kỷ XIX.
Năm 2008, Hô ̣i thảo Khoa ho ̣c về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn
trong li ̣ch sử Viê ̣t Nam từ thế kỷ XVI đế n thế kỷ XIX

đƣơ ̣c tổ chƣ́c ta ̣i Thanh


Hóa, đã đánh giá mô ̣t cách khách quan về “công” và “tô ̣i” của nhà Nguyễn
trong lich
̣ sƣ̉ dân tô ̣c . Trong số 91 bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
trong nƣớc và quốc tế , có bài viết của

Văn Ta ̣o “ Nhận thức mới về nhà

Nguyễn trong li ̣ch sử dân tộc ”, Lƣơng Chí Minh “ Sự phục hồ i kinh tế và sự
phát triển của quan hệ thương mại giữa hai nước Trung Viê ̣t vào những năm
đầ u nhà Nguyễn (1802 - 1858)”, Phan Thuâ ̣n An “ Từ sự thành lập vương
triề u Nguyễn đế n đảo lộn nhận thức về triề u đại này trong giai đoạn vừa
qua” đã đƣa ra quan điể m khách quan về ngoa ̣i thƣơng dƣới triề u Nguyễn nói
chung và vua Tƣ̣ Đƣ́c nói riêng.
Về nguồn tài liệu nước ngoài: Năm 2004, nhà nghiên cứu ngƣời Pháp
Kham Vorapheth đã cho xuấ t bản cuố n sách

Commerce et colonisation en

Indochine 1860 - 1945 (Nền thương mại và công cuộc thực dân hóa ở Đông
Dương 1860 - 1945). Cuố n sách đã tái hiê ̣n la ̣i hoàn cảnh lich
̣ sƣ̉ và hoa ̣t đô ̣ng

4


thƣơng ma ̣i của 3 nƣớc Đông Dƣơng dƣới chế đô ̣ thuô ̣c điạ của Pháp trong thời
kỳ từ 1860 đến 1945. Tác giả dành khoảng 20 trang (từ trang 7 đến trang 37) để
nói về các mặt chính trị, hoàn cảnh lịch sử, hoạt động buôn bán, giao lƣu buôn
bán của 3 nƣớc Viê ̣t Nam, Lào, Campuchia tƣ̀ năm 1860 đến năm 1883.
Ngoài ra, các cuốn Documents pour servir a l’ histoire de Saigon 1859

- 1865 (Tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử Sài Gòn từ 1859 - 1865) của Jean
Bouchot; Report on a preliminary study on the Social and Economic history
of Vietnam during the Nguyen, period 1802 - 1881 (Báo cáo về việc nghiên
cƣ́u bƣớc đầ u lich
̣ sƣ̉ kinh tế và xã hô ̣i Viê ̣t Nam dƣới triề u Nguyễn , giai đoa ̣n
1802 - 1883) của Hantrakool… đều đề cập một phần tới tình hình kinh tế Việt
Nam dƣới triều vua Tự Đức, trong đó có vấn đề hải thƣơng.
3. Tƣ liệu nghiên cứu
Những bộ chính sử đƣợc biên soạn công phu dƣới triều Nguyễn là
nguồn tƣ liệu quan trọng phục vụ trực tiếp cho luận văn, tiêu biể u nhƣ : Bộ
Đại Nam thực lục, Quốc triều chính biên toát yếu, Khâm định Đại Nam hội
điển sử lệ.
Bộ Đại Nam thực lục là bộ sử lớn do Quốc sử quán triều Nguyễn biên
soạn trong một thời gian dài từ năm 1821 đến 1909. Bộ sách này gồm hai
phần Tiền biên và Chính biên, trong đó, phần Tiền biên ghi chép toàn bộ
những sự kiện về thời các chúa Nguyễn (từ 1558 đến 1777); phần Chính biên
ghi chép toàn bộ lịch sử từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi chúa ở Gia Định đến đời
Đồng Khánh (1887). Bộ sách này đã đƣợc dịch ra chữ Quốc ngữ và xuất bản
lần đầu tiên năm 1962 đến 1978 (dài 38 tập). Đây đƣợc coi là nguồn tài liệu
gốc quan trọng nhất phục vụ cho luận văn. Bộ sách ghi chép đầy đủ những
vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, lời dụ của các vị vua triều Nguyễn. Qua đó
chúng ta có thể hình dung đƣợc các chính sách đối với hoạt động thƣơng mại
dƣới triều vua Tự Đức, những đoàn thuyền buôn các nƣớc tới buôn bán…

5


Bộ Quốc triều chính biên toát yếu do Cao Xuân Dục biên soạn, là nguồn
tài liệu gốc mà luận văn sử dụng. Bộ Quốc triều chính biên toát yếu là một bộ
sử trích các phần quan yếu của bộ Quốc triều chánh biên hay Đại Nam thực lục

của Quốc sử quán triều Nguyễn. Sử chép bằng chữ Hán theo lối biên niên từ
đời vua Gia Long trở về sau. Quốc triều chính biên toát yếu đƣợc Bộ Học vâng
chỉ dụ vua Khải Định thực hiện và dịch ra chữ quốc ngữ, để ấn hành ban cấp
cho các trƣờng học với nhan đề Sử Quốc triều chính biên toát yếu.
Bộ Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ là một công trình đồ sộ, gồm
262 quyển nhỏ do Nội các triều Nguyễn biên soạn theo thể Hội điển cũng là
mô ̣t nguồ n tƣ liê ̣u mà luâ ̣n văn sƣ̉ du ̣ng . Hiện nay các nhà nghiên cứu đã biên
tập bộ sách này thành nhiều tập lớn để tiện theo dõi. Bộ sử ghi tất cả các điều
lệ, hiến chƣơng, điển chế của Nhà nƣớc đề ra và thi hành dƣới thời Nguyễn từ
năm Gia Long thứ 1 (1802) đến năm Tự Đức thứ 4 (1851). Đây là bộ sách
chứa đựng một khối lƣợng đồ sộ những kiến thức, sử liệu phong phú.
Bên cạnh những bộ chính sử đƣợc biên soạn dƣới triều Nguyễn, tác giả
còn sử dụng các cuố n thông sƣ̉ và giáo triǹ h đƣợc biên soạn trong những giai
đoạn sau nhƣ: Viê ̣t Nam sử lược của Trần Trọng Kim , Lịch sử Việt Nam của
Đào Duy Anh, Lịch sử chế độ phong kiế n Viê ̣t Nam của Phan Huy Lê và một
số tác giả , Lịch sử cận đại Việt Nam tập

1 của Trần Văn Giàu , Đinh Xuân

Lâm, Tiế n Trình Li ̣ch sử Viê ̣t Nam do Nguyễn Quang Ngo ̣c chủ biên.
Nhƣ̃ng công trin
̀ h nghiên cƣ́u của

các tác giả trong nƣớc về kinh tế

công thƣơng nghiê ̣p đặc biệt là thƣơng mại trong lich
̣ sƣ̉ Viê ̣t Nam xuấ t bản
tƣ̀ năm 1954 đến nay đã đƣợc tác giả sử dụng nhƣ những tài liệu tham khảo
cầ n th iế t trong quá trình viế t luận


văn. Đặc biê ̣t, sách viết về

nghiê ̣p dƣới triề u Nguyễn của các tác giả nhƣ Thành Thế Vỹ

thƣơng

, Nguyễn Thế

Anh, Đỗ Bang và các tạp chí Nghiên cƣ́u lich
̣ sƣ̉ , nghiên cƣ́u kinh tế , Xƣa
và nay… cũng cung cấp nhiều tài liệu tham khảo quý gi

6

á cho chúng tôi .


Mỗi loại tài liệu có những đặc trƣng nhất định, giúp cho việc thể hiện nội
dung của luận văn thêm sâu sắc, đa dạng.
Luâ ̣n văn còn tham khảo mô ̣t số tƣ liê ̣u tiế ng nƣớc ngoài
các tƣ liệu tiếng Pháp về nền thƣơn

, đă ̣c biê ̣t là

g ma ̣i Đông Dƣơng nói chung và Viê ̣t

Nam nói riêng , tiêu biể u nhƣ cuố n Commerce et colonisation en Indochine
1860 - 1945 (Nền thƣơng mại và công cuộc thực dân hóa ở Đông Dƣơng
1860 - 1945) của Kham Vorapheth; Documents pour servir a l’ histoire de
Saigon 1859 - 1865 (Tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử Sài Gòn từ 1859 1865) của Jean Bouchot ; Report on a preliminary study on the Social and

Economic history of Vietnam during the Nguyen, period 1802 - 1881 (Báo cáo
về viê ̣c nghiên cƣ́u b ƣớc đầu lịch sử kinh tế và xã hội Việt Nam dƣới triều
Nguyễn, giai đoa ̣n 1802 - 1883) của Hantrakool; Les premières anneés de la
Cochinchine - colonie francaise (Những năm đầu tiên tại Nam Kỳ - thuộc địa
Pháp) của Paulin Vial.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài phƣơng pháp lịch sử, logic, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp
thống kê giúp tác giả đƣa ra tƣơng đối đầy đủ những lần vua Tự Đức cử các
phái đoàn ra nƣớc ngoài buôn bán, những lần tàu thuyền nƣớc ngoài đến buôn
bán, các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu…
Phƣơng pháp phân tích tài liệu giúp tác giả đƣa ra nh ững nhận định
của mình làm cơ sở phác thảo về hoạt động hải thƣơng Việt Nam dƣới triều
vua Tự Đức.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những chính sách về hải thƣơng,
các hoạt động trao đổi buôn bán với các nƣớc phƣơng Tây và các nƣớc châu
Á qua đƣờng biển dƣới triều vua Tự Đức.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong khoảng thời gian từ năm 1848
đến năm 1883, tƣ́c là toàn bô ̣ thời gian tồ n ta ̣i của triề u Tƣ̣ Đƣ́c.

7


6. Đóng góp của luận văn
Bằ ng viê ̣c trình bày một cách có hệ thống về hoạt động thƣơng mại
biển Việt Nam dƣới triều vua Tự Đức, luận văn trả lời cho câu hỏi liệu thực sự
vua Tự Đức có thực hiện chính sách ức thƣơng hay không? Dƣới triều vua Tự
Đức hoạt động buôn bán, giao thƣơng trên biển diễn ra nhƣ thế nào?
Tuy nhiên, do nguồ n tài liệu và thời gian nghiên cƣ́u có ha ̣n , luận văn
chƣa thể mở rộng, đi sâu nghiên cứu, so sánh hoạt động hải thƣơng dƣới triều

vua Tự Đức với các nƣớc trong khu vực. Hy vọng những hạn chế và thiếu sót
này đƣơ ̣c khắc phục trong những công trình sau của tác giả.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu , kết luận , tài liệu tham khảo , mục lục , phụ lục ,
luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Việt Nam đầu triều Nguyễn (1802 - 1883)
Chƣơng 2: Hải thƣơng dƣới triều vua Tự Đức: Chính sách và thực trạng
(1848 - 1883)
Chƣơng 3: Một vài đánh giá và nhận xét về tình hình hải thƣơng Việt
Nam dƣới triều vua Tự Đức (1848 - 1883)

8


Chƣơng 1: VIỆT NAM ĐẦU TRIỀU NGUYỄN 1802 - 1883
1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Viêṭ Nam
1.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây chuyển nhanh từ
giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa). Nƣớc Mỹ đã tiến hành xong cuộc chiến tranh giành độc lập từ giữa thế
kỷ XVIII nên có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tƣ bản.
Trong những thập niên đầu của thế kỷ XIX, Mỹ cơ bản vẫn là một nƣớc nông
nghiệp, là thị trƣờng cung cấp nguyên liệu, cây công nghiệp cho châu Âu mà
chủ yếu là cho Anh. Sau cuộc khủng hoảng chu kỳ đầu tiên 1837 - 1842, nền
công nghiệp Mỹ phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng đạt đƣợc nhiều thành tựu
và vƣơn lên giành vi ̣trí dẫn đầu trong nền kinh tế thế giới.
Nƣớc Anh từ vị trí hàng đầu trong nền kinh tế thế giới đã nhƣờng chỗ
cho Mỹ. Mặc dù vậy, tốc độ phát triển công nghiệp ngày càng tăng, việc sử
dụng máy móc vào sản xuất ngày càng nhiều. Ngành luyện kim và cơ khí phát
triển rất nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị kỹ thuật toàn bộ nền công

nghiệp. Đến năm 1850 nƣớc Anh đã có tới 10.000 km đƣờng sắt. Điều đó
thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng trong nƣớc và tăng cƣờng mối liên hệ
kinh tế giữa các trung tâm công nghiệp. [28, 101].
Nƣớc Pháp đứng hàng thứ ba trong nền kinh tế thế giới. Cuộc cách
mạng công nghiệp đang trên đà phát triển. Số lƣợng máy hơi nƣớc tăng lên
nhanh chóng. Sản lƣợng các ngành công nghiệp cũng tiến bộ rõ rệt: Sản lƣợng
than tăng từ 225 nghìn tấn (1832) lên 373 nghìn tấn (1846). Trong nhiều nƣớc
khác ở châu Âu nhân tố tƣ bản chủ nghĩa cũng đã nảy nở. Mặc dù quan hệ
phong kiến còn chiếm địa vị thống trị, nƣớc Đức cũng đã có một số chuyển
biến nhất định tuy chậm hơn Anh, Pháp. Quan hệ tƣ bản chủ nghĩa phát triển

9


mạnh mẽ nhất ở vùng sông Ranh và Vesphaland vì ở đó nhân dân đƣợc giải
phóng một phần khỏi chế độ phong kiến và có nhiều nguyên liệu hơn cả thủ
đô Berlin của Phổ [28, 96].
Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị
trƣờng. Thị trƣờng trong nƣớc không đủ đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh
tế, vì vậy, các nƣớc tƣ bản Âu, Mỹ tăng cƣờng tiến hành chiến tranh xâm lƣợc
giành giật thị trƣờng thuộc địa. Và châu Á, trong đó có Việt Nam trở thành một
trong những mục tiêu hàng đầu của quá trình ấy. Trong bố i cảnh đó , châu Á
đƣ́ng trƣớc nhiề u sƣ̣ lƣ̣a cho ̣n : Thƣ́ nhấ t đầ u hàng thƣ̣c dân phƣơng Tây ; thƣ́
hai, chố ng la ̣i thƣ̣c dân phƣ ơng Tây bằ ng 2 cách: Mô ̣t là , tiế n hành cải cách ,
lƣ̣a cho ̣n mô hình nhƣ phƣơng Tây, phát triển sức mạnh vật chất đủ sƣ́c chố ng
lại phƣơng Tây; hai là, bảo thủ đóng cửa, không giao thƣơng với phƣơng Tây
(con đƣờng tấ t yế u dẫn đế n sƣ̣ thấ t ba ̣i).
Dƣới tác đô ̣ng của chủ nghiã tƣ bản, nhiề u nƣớc trở thành thuô ̣c điạ của
thƣ̣c dân phƣơng Tây (Ấn Độ , Indonesia, Miế n Điê ̣n , Malaysia, Philippin),
mô ̣t số nƣớc trở thành phong kiế n nƣ̉a thuô ̣c điạ (Trung Quố c ), có nƣớc vƣợt

qua chế đô ̣ phong kiế n , tiế n lên tƣ bản (Nhâ ̣t Bản ), cũng có nƣớc bằng chính
sách khôn khéo đã giữ vững đƣợc nền độc lập (Thái Lan).
Xã hội Trung Quốc cuối thế kỷ XIX rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu
sắc. Tầng lớp nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề, liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa.
Thêm vào đó, cuộc chiến tranh Nha phiến giữa Trung Quốc và Anh bùng nổ
năm 1839 đã buộc Trung Quố c phải ký Hiệp ƣớc Thiên Tân, nhƣợng cho Anh
nhiều đặc quyền kinh tế. Từ đó, Trung Quốc ngày càng suy yếu và bị nhiều
nƣớc thực dân phƣơng Tây xâu xé.
Chế độ phong kiến Nhật Bản Tokugawa sau mấy thế kỷ thống trị đến
thế kỷ XIX đã rơi vào khủng hoảng , bế tắc . Nông nghiệp chậm phát triển .
Tình trạng mất mùa đói kém xảy ra liên miên , các quan hệ sản xuất cũ tan rã

10


và thay vào đó là các quan hệ sản xuất mới. Những cuộc nổi dậy của nhân dân
chống Mạc phủ ngày càng lên cao. Trong khi đó ở bên ngoài các nƣớc phong
kiến phƣơng Tây luôn nhòm ngó, rình rập. Trƣớc tình thế đó, Nhật Bản đã
sáng suốt tiến hành duy tân đất nƣớc (cải cách của vua Meiji), mở cửa cho các
nƣớc phƣơng Tây vào buôn bán đồng thời tiến hành hiện đại hoá đất nƣớc
theo mô hình các nƣớc phát triển ở phƣơng Tây. Nhờ đó, Nhật Bản không bị
các nƣớc phƣơng Tây xâm lƣợc và trở nên cƣờng thịnh.
Thái Lan trong thế kỷ XIX đã bị Anh và Pháp nhòm ngó. Một nửa đất
nƣớc thuộc phạm vi quyền lợi của Anh, một nửa còn lại thuộc phạm vi quyền
lợi của Pháp. Trong tình cảnh đó, Nhà nƣớc phong kiến Thái Lan đã thực hiện
chính sách ngoại giao khôn khéo, mở cửa buôn bán với các nƣớc phƣơng Tây.
Nhờ vậy, Thái Lan thoát khỏi nạn ngoại xâm , đổi mới đất nƣớc theo phƣơng
Tây và trở nên giàu mạnh . Trong bố i cản h thế giới và khu vƣ̣c nhƣ vâ ̣y , triề u
Nguyễn sẽ lƣ̣a cho ̣n thái đô ̣ ƣ́ng xƣ̉ thế nào?
1.1.2. Bối cảnh trong nước

Thành lập năm 1802, nhà Nguyễn đƣợc thừa hƣởng những thành quả to
lớn của phong trào nông dân Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nƣớc,
làm chủ một lãnh thổ rộng lớn trải dài từ dải Nam quan đến mũi Cà Mau . Có
thể nói, Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX thực sự là một quốc gia thống nhất về
cƣơng vực, thị trƣờng và tiền tệ, có cơ hội phát triển đất nƣớc giàu mạnh. Tuy
nhiên, xã hội Việt Nam dƣới thời trị vì của các vua Nguyễn lâm vào tình trạng
khủng hoảng nghiêm trọng, thể hiện trên tất cả các mặt từ kinh tế đến tƣ
tƣởng, chính trị - xã hội. Thời vua Tự Đức, mọi mâu thuẫn xã hội đƣợc đẩy
lên đến đỉnh điểm. Tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, đời sống nhân dân cực
khổ, đặc biệt là dân tộc ta đang đứng trƣớc một mối nguy hại lớn từ sự xâm
lƣợc của thực dân Pháp.

11


Về kinh tế: Cuộc xâm lƣợc của thực dân Pháp đã làm đảo lộn toàn bộ
cuộc sống của xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX. Sau nhiều năm xây dựng
và củng cố nền thống trị, ổn định xã hội, phát triển kinh tế theo mong muốn
của mình, những vấn đề ruộng đất, đê điều, nông dân luôn đƣợc các vua
Nguyễn đặt lên hàng đầu.
Khi mới lên ngôi, những năm 1802 - 1803, vua Gia Long đã lệnh cho
các quan lại khuyến khích nhân dân và quân sĩ phục hóa ruô ̣ng đấ t , nhƣng đến
năm 1806, nhiều nơi ở Bắc Kỳ nhân dân bị đói, hơn 370 xã ngƣời nông dân
phải bỏ đi phiêu tán, ruộng bỏ hoang lên tới 12.700 mẫu, đến cuối những năm
1830, ruộng đất bỏ hoang đã lên tới 1.314.927 mẫu [41,76] . Đến thời vua Tự
Đức, theo báo cáo của đình thần Trƣơng Quốc Dụng thì năm 1850, vì có sự
kêu ca của nhân dân nên nhà vua “chuẩn y cho các địa phương nếu có ruộng
đất mà chỉ có hư danh trong địa bạ như là: Ruộng bị sông xói, bị cây rừng
mọc tràn lên, nước bị ngập mặn thấm vào, với những ruộng đất bị sỏi đá, cát
bồi, hoang phế, cộng tất cả là 104.016 mẫu” [72, 79].

Giải pháp hữu hiệu cho hoạt động nông nghiệp đƣợc vua Tự Đức áp
dụng trong thời gian này là khai hoang, phục hóa. Ngay từ những năm 1850,
khi nhận chức Kinh lƣợc sứ Nam Kỳ, Nguyễn Tri Phƣơng đã đề nghị “họp
dân làm đồn điền để giúp sinh kế”. Và tinh thần “đồn điền Nam Kỳ nhằm giữ
giặc, yên dân” của ông đƣợc nhiều ngƣời tán đồng. Theo báo cáo của Nguyễn
Tri Phƣơng năm 1854 ở đây đã hình thành 21 cơ chia làm 124 ấp [42, 26].
Năm 1867, cả 6 tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Vùng “đồng
bằng đất rộng người ít” không còn nữa, dự trữ thóc gạo xƣa nay vẫn góp phần
giải quyết khó khăn lƣơng thực cho các tỉnh miền Trung đã mất. Nền nông
nghiệp rơi vào khó khăn. Tình hình đó buộc Nhà nƣớc phải khuyến khích khẩn
hoang theo cả 3 hình thức đồn điền, doanh điền và đồn sơn phòng. Năm 1867,
theo báo cáo của các Doanh điền sứ địa phƣơng, ở tỉnh An Giang và Hà Tiên đã

12


lập đƣợc 149 thôn với 8.333 mẫu ruộng. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, số
ruộng khẩn hoang cũng không bù lại đƣợc tình trạng dân lƣu tán, bỏ hoang
ruộng đất do lụt bão, mất mùa. Khi thực dân Pháp đánh sang Gia Định, Biên
Hòa khiến 74 xã, thôn ở đây phải chạy sang nơi khác. Năm 1866, theo báo cáo
của các tỉnh, cả nƣớc có đến 900.000 mẫu ruộng bỏ hoang [42, 27].
Một vấn đề quan trọng của tình hình ruộng đất liên quan trực tiếp đến
thu nhập của Nhà nƣớc , cuộc sống của nhân dân và trật tự xã hội chính là
ruộng đất công. Từ những năm 30 của thế kỷ XIX, ruộng đất công chỉ chiếm
17% tổng diện tích ruộng công, tƣ nhƣng theo báo cáo năm 1865 “ruộng công
quân cấp nhiều người cầm cố cho nhà giàu”, nhân dân không có ruộng, phải
đi làm thuê cho nhà giàu, cuộc sống lầm than.
Một vấn đề khác nữa nổi lên lúc đó, đặc biệt ở Nam Kỳ là tình trạng vỡ
đê. Từ năm 1871 - 1883, 5 tỉnh Bắc Kỳ (Hà Nội, Sơn Tây, Hƣng Yên, Bắc
Ninh, Nam Định) hầu nhƣ năm nào cũng vỡ đê, lụt lội. Hàng vạn dân nghèo

phải bỏ làng, lang thang kiếm ăn khắp nơi. Hàng vạn mẫu ruộng bị hoang
hóa. Sự phát chẩn, cứu giúp của Nhà nƣớc chỉ đỡ đƣợc phần nhỏ.
Nông nghiệp sa sút và nông dân lƣu tán đã kéo theo sự suy thoái rõ rệt
của các ngành nghề thủ công truyền thống trong nhân dân. Còn công nghiệp
cũng ngày càng lụi tàn vì các quy định ngặt nghèo nhƣ các chế độ công
tƣợng, đánh thuế sản vật nặng. Trên cơ sở một nền kinh tế sa sút về các mặt
nhƣ vậy, tài chính quốc gia ngày càng kiệt quệ. Năm 1847, khi vua Tự Đức
mới lên ngôi, quan đại thần Trƣơng Quốc Dụng đã tâu rằng: “Hiện nay tài lực
của nhân dân thì không bằng 5, 6 phần mười so với trước…” [72, 60]. Nhƣ
vậy, vua Tự Đức lên ngôi đƣợc thừa hƣởng một nền tảng kinh tế đã đến lúc
suy sụp.
Về xã hội: Vấn đề cấp bách nhất trong xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ
XIX là tình trạng nhân dân lƣu tán phổ biến trong nông thôn. Hiện tƣợng đó

13


đƣợc Trần Văn Giàu nhận xét “là một hiện tượng thường xuyên, phổ biến
khắp ba kỳ và ngày càng trầm trọng. Có thể khẳng định rằng, đó là hiện
tượng tiêu biểu nhất của sự khủng hoảng chế độ phong kiến nhà Nguyễn” [20,
82]. Từ năm 1810, vấn đề dân lƣu tán đã trở nên nghiêm trọng. Lê Văn Duyệt
khi làm sổ hộ tịch ở Nghệ An đã tâu rằng: “Ở xứ Nghệ dân đinh giảm nhiều
quá, năm ngoái có một vạn dân lưu tán, năm nay số ấy lên đến hai vạn” [63,
91]. Thời vua Minh Mạng thì tình hình lƣu tán của nông dân lại càng nguy
ngập hơn thời vua Gia Long. Năm 1826, tỉnh thần tâu rằng Hải Dƣơng có 13
huyện mà nhân dân lƣu tán bỏ đi nơi khác mất hết 108 xã [63, 115]. Thời vua
Tự Đức, tình trạng nông dân lƣu tán trở nên trầm trọng, buộc nhà vua đã phải
ra điều lệ thƣởng phạt về việc chiêu mộ lƣu dân: “Số dân địa phương mà 10
phần bỏ đi lưu tán tới 6 phần thì quan lại địa phương ấy bị phạt; đã lưu tán
rồi mà điền hộ lại được 7/10 trở lên thì quan lại được thưởng” [76, 67].

Có thể nói, giặc giã, khởi nghĩa nông dân, bão lụt thƣờng xuyên xảy ra
đã gây bao khó khăn cho cuộc sống của nhân dân . Từ năm 1862 đến 1882,
hầu nhƣ năm nào nạn đói cũng hoành hành ở Quảng Nam và nhiều tỉnh Bắc
Kỳ, đặc biệt là Hải Dƣơng. Hai năm 1871 - 1872, đê các tỉnh đồng bằng Bắc
Kỳ liên tục vỡ, ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém. Năm 1879, nạn đói
hoành hành ở các tỉnh Bắc Kỳ, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Giặc giã, trộm cƣớp vẫn là một tai họa lớn, đặc biệt đối với các tỉnh
biên giới Việt Trung và ven biển miền Trung. Từ giữa năm 1859, trong khi
thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ thì ở phía Bắc, tàn quân
Thái bình Thiên quốc cũng bắt đầu tràn vào, đặc biệt hung hãn trong bọn này
là giặc Tam Đƣờng, giặc Hoàng Anh, giặc Ngô Côn. Hàng trăm làng ở Thái
Nguyên, Tuyên Quang bị tàn phá. Cũng trong thời gian này, giặc biển hoành
hành các vùng biển Quảng Yên, Hải Dƣơng, Thanh Hóa, Nghệ An, Nam
Định… Hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân ở các tỉnh bùng lên, kéo theo

14


không ít nạn trộm cắp… khiến chính vua Tự Đức cũng phải than vãn “dùng
binh nay đã 4, 5 năm, đánh dẹp, vỗ về không xong, tiền của thiếu, sức lực kiệt
làm thế nào cho được” [42, 38].
Lợi dụng khó khăn của nhà Nguyễn, cha cố ngƣời Pháp và Tây Ban
Nha dụ dỗ ngƣời theo đạo, hứa hẹn hạnh phúc bình đẳng, càng làm khơi sâu
lòng dân bất tín nhiệm với triều đình. Và thực tế, một số ngƣời dân bị lừa gạt
đã làm tay sai cho kẻ xâm lƣợc. Năm 1854, vì sợ Pháp xâm lƣợc, Tự Đức ban
hành lệnh cấm đạo, buộc giáo dân phải hoàn lƣơng, xử chém hàng chục giáo
sỹ. Năm 1858, một số ít giáo dân đã theo Pháp, nhiều ngƣời thiếu suy nghĩ bị
thực dân Pháp xúi giục, đã đi lính cho chúng khiến mâu thuẫn lƣơng giáo
bùng lên.
Có thể nói những chính sách đối nội, đối ngoại có phần không hợp lý

của triều Nguyễn đã trở thành nguyên nhân của hàng loạt cuộc khởi nghĩa
nông dân suốt từ thời vua Gia Long đến vua Tự Đức. Trong đó có những cuộc
khởi nghĩa lớn kéo dài nhiều năm thu hút hàng nghìn ngƣời tham gia , khiến
mâu thuẫn xã hội ngày càng thêm sâu sắc. Theo ƣớc tiń h, trong thời kỳ 1848 1862, đã có tới 40 cuộc khởi nghĩa và nếu tính đến năm 1883, các cuộc khởi
nghĩa chống triều đình đã lên tới con số 103.
Tình hình chính trị: Ngày 1/9/1858, sau một thời gian dài nhòm ngó
thông qua truyền giáo, thực dân Pháp đổ bộ vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)
mở đầu quá trình xâm lƣợc Việt Nam. Ngay từ đầu khi quân Pháp tấn công
vào cửa biển Đà Nẵng đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của triều đình và
nhân dân ta, khiến cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn, buộc Pháp phải “án
binh bất động” trong thời gian dài . Nhƣng chiń h thái đô ̣ do dƣ̣ của triề u
Nguyễn đã khiế n ta bỏ lỡ nhiề u cơ hô ̣i tiêu diê ̣t Pháp khi chúng đang gă ̣p khó
khăn: 5 tháng liền quân Pháp bị giam chân tại Đà Nẵng , bị dịch bệnh hoành
hành (200 tên chết trong vòng một tháng ), khả năng đƣợc tiếp ứng từ đất liền

15


hoàn toàn không có . Chính Giơnuiy đã nhận định rằng: “Nếu họ đánh mạnh
thì họ đã đánh bại chúng tôi lâu rồi”. Trong tình trạng khó xử đó , Giơnuiy
quyết định chỉ để lại một lực lƣợng nhỏ ở bán đảo Sơn Trà , còn đại quân tiến
vào Nam Kỳ mà đầu tiên là thành Gia Định . Bị đánh bất ngờ , triề u Nguyễn
nhanh chóng để thƣ̣c dân Pháp chiếm đƣợc thành Gia Định.
Bằ ng áp lƣ̣c quân sƣ̣ , tháng 6/1862, thƣ̣c dân Pháp buô ̣c triề u Nguyễn
phải ký hiệp ƣớc nhƣợng ba tỉnh

miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp

chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa
Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm

1873, thƣ̣c dân Pháp đem quân ra Bắ c Kỳ , ký với nƣớc Thanh Hoà ƣớc Thiên
Tân buô ̣c nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam.
Ngày 6/6/1884, Hòa ƣớc Patenôtre đƣợc ký kết tại kinh đô Huế gồm 19
điều khoản, chia nƣớc Việt Nam làm ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ
dƣới ba chế độ khác nhau. Mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng: Nam Kỳ là xứ
thuộc địa Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhƣng triều đình nhà
Nguyễn vẫn đƣợc quyền kiểm soát trên danh nghĩa.
Tình hình ngoại xâm đã vậy, tình trạng tham nhũng, sách nhiễu dân
trong hàng ngũ quan lại khá phổ biến . Năm 1851, vua Tự Đức đã từng than
thở: “Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như cọp. Quan mưu tích cho
đầy túi tham, ngày đục, tháng khoét… Dân điêu tàn mà gốc của nước lay
động, rất đáng lo sợ thay”; tiếp đến trong lời Dụ năm 1855, vua Tự Đức lại
nói: “Triều đình nhiều lần cứu giúp dân rất chậm… mà quan lại địa
phương, noi theo thói quen, xẻo xén không chán, phàm một việc hay một
vật gì đều lấy tiền làm được thua, khiến cho ân huệ không xuống đến người
dân, dân đều chứa oán…” [ 73, 150] và năm 1873 “quan lại… quen thói
phong lưu, bóc lột máu mủ của dân để bù vào chi phí xa hoa, mượn danh
tước triều đình để thỏa vui thích…”

16


Có thể nói tình hình xã hội Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XIX phức tạp và
nhiều khó khăn. Bối cảnh lịch sử ấy có tác động không nhỏ đến sự phát triển
của nền ngoại thƣơng thời gian này.
Trong bối cảnh lịch sử , chính trị rối ren đó , nhiề u nhà trí thƣ́c tân tiế n
Viê ̣t Nam đã nhâ ̣n ra sƣ̣ la ̣c hâ ̣u của đấ t nƣớc , quyế t tâm đi tìm căn nguy ên
khiế n dân tô ̣c không thể đố i đầ u với phƣơng Tây . Ở bất cứ nơi nào mà các sứ
thầ n đă ̣t chân tới , họ đều ghi lại những điều mắt thấy tai nghe bằng chính
nhƣ̃ng tƣ tƣởng và tình cảm của riêng mình . Tƣ̀ng ngƣời mô ̣t không phân biê ̣t

thành phần xã hội đã đem sự học và hiểu biết của bản thân viết các bản điều
trầ n gƣ̉i lên triề u đình thuyế t phu ̣c nhà vua thƣ̣c hiê ̣n cải cách

, tiêu biể u là :

Nguyễn Trƣờng Tộ, Bùi Viện, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ.
Nhà cải cách Phạm Phú Thứ bị cuốn hút mạnh mẽ bởi sự hoạt động tấp
nập của thƣơng cảng Marseilles ở Pháp, còn Bùi Viện đã bị cuốn hút bởi sự
phát triển của Ma Cao và Hƣơng Cảng. Đây là hai trong số những trung tâm
giao dịch trong tuyến thƣơng mại trên biển quan trọng giữa phƣơng Tây và
phƣơng Đông. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của biển trong vai trò giao
thƣơng quốc tế, Phạm Phú Thứ và Bùi Viện tha thiết kêu gọi triều đình sớm
mở cửa cảng ven biển để tăng cƣờng quan hệ buôn bán với phƣơng Tây. Hai
ông là những ngƣời có công lớn nhất trong việc xây dựng thƣơng cảng Ninh
Hải. Phạm Phú Thứ là ngƣời khai mở ý tƣởng, còn Bùi Viện là ngƣời thực
hiện ý tƣởng đó.
Đặng Huy Trứ từng nói: “Làm ra của cải là một đạo lý lớn, không thể
coi thường” (Sinh tài đại đạo sự phi khinh). Trong cơ cấu xã hội “tứ dân”
truyền thống (sĩ, nông, công, thƣơng) thì thƣơng nhân là tầng lớp có địa vị
thấp nhất trong xã hội. Cũng nhƣ các triều đại phong kiến Việt Nam, triều
Nguyễn chỉ đề cao ngƣời học chữ thánh hiền, mà không chú trọng đến tầng
lớp thƣơng nhân, vì vậy phần lớn ngƣời dân đều muốn theo đƣờng khoa bảng

17


làm quan chứ không muốn phải đi buôn bán khắp nơi. Nhƣ Nguyễn Trƣờng
Tộ đã nhận xét: Thời Tự Đức chẳng những chỉ biết trọng văn, khinh võ, lại
còn khinh cả các nghề chân tay làm ra của cải vật chất. Điều đó khác hẳn với
văn minh phương Tây chú trọng đến công nghệ và kỹ xảo [18, 34] .

Đặng Huy Trứ đƣợc vua Tự Đức hai lần cử ra nƣớc ngoài. Vì vậy, Ông
đƣợc chứng kiến sự sầm uất của thƣơng cảng Ma Cao và Hƣơng Cảng (Trung
Quốc). Khi về nƣớc, Ông thành lập nhiều thƣơng điếm ở Hà Nội để xuất hàng
hóa của nƣớc ta ra nƣớc ngoài; khuyến khích phát triển tiểu công nghệ, tập
hợp những hộ nghề nghiệp theo ngành nghề; cổ vũ việc khai mỏ, lập đồn
điền. Năm 1865, Ông tâu xin : Đặt sứ ty bình chuẩn với lý

do “Việc kinh

doanh buôn bán dẫu là nghề mạt nhưng về ích nước lợi dân thì là việc lớn
của triều đình. Trong đó, tiết mục nhiều lắm, phải nên am hiểu tình hình thi
hành ở các địa phương và hết thảy con đường chốt yếu đi lại mới có thể kiến
nghị, đem ra thi hành”. Vua bèn sai xem xét để làm, nhân đó cho Đặng Huy
Sứ lãnh chức Bình Chuẩn Ty [75, 34].
Nguyễn Trƣờng Tộ phê phán tƣ tƣởng bảo thủ, phê phán quan niệm
“mở cửa buôn bán là mở cửa cho giặc vào” của triều Nguyễn. Ông viết:
“…Cửa bể khắp các nước Phương Đông đã khai thông cả thì tại sao một
mình nước ta lại có thể đóng kín được” [12, 410]. Từ thực tế của Trung Quốc,
Nhật Bản, Thái Lan, Nguyễn Trƣờng Tộ đã chua chát nói rằng: “Chỉ riêng
một mình nước ta thi hành đường lối khác, cho nên thiên hạ cho nước ta là
một nước li kỳ nhất. Triều đình ta từ trong khoảng từ Gia Long đến Minh
Mạng hợp tác với người Tây, thường phái thuyền đi du hành các nước trở nên
dần dần hưng thịnh. Nếu không có lệnh đóng cửa đuổi khách bạn ra, mà theo
đường lối ấy tới nay thì ta cũng có thể sánh vai dong duổi cùng thiên hạ và
người Pháp cũng không thể tác oai, tác quái với ta được” [12, 412].

18



×