Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

So sánh bài “Điếu văn đọc trước mộ Mác” của Ăng-ghen và "Điếu Văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam” tại lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 10 - 9 - 1969, tại Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.53 KB, 2 trang )

Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen, là tình cảm của những
người cộng sản Đức và quốc tế mà Ăng-ghen thay mặt viết và đọc
trước mộ của Các Mác...
So sánh bài “Điếu văn đọc trước mộ Mác” của Ăng-ghen và "Điếu Văn của Ban chấp hành Trung ương
Đảng lao động Việt Nam” tại lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 10 - 9 - 1969, tại Hà Nội.
BÀI LÀM
Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen, là tình cảm của những người cộng sản Đức và quốc tế mà
Ăng-ghen thay mặt viết và đọc trước mộ của Các Mác, còn Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam là tình cảm của một Đăng, một dân tộc đối với lãnh tụ kính yêu của mình. Cách
làm của tác giả, các bài Điếu văn đã thể hiện tình cảm của người viết và thể hiện sự đánh giá công lao của
lãnh tụ ấy.
Cách thể hiện ở đây tương đối giống nhau. Trước hết, trong phần mở dầu đều có cách thức giới thiệu
giống nhau: đối với Các Mác thì sự ra đi của Người là “một tổn thất không sao lường hết được”, “là một
nỗi trống trải” đối với “giai cấp vô sản” châu Âu và châu Mĩ. Còn đối với sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thì ngay câu mở đầu của bài Điếu văn với âm hưởng rất gia đình nhưng có tác dụng chỉ ra một sự
thật đau lòng mà không một người Việt Nam nào muốn nghĩ tới: “Hồ Chủ tịch, vị lãnh tụ kính yêu của
dân tộc ta không còn nữa"; để từ đó đi tới khẳng định: “tổn thất này thật là lớn lao, đau thương này thật là
vô hạn”. Khi phân tích, cần chú ý đến sự nhấn mạnh trùng lặp này: vừa tổn thất vừa đau thương, tức là tạo
ra cách nhân lên nỗi đau mất mát, nỗi đau mà dân tộc phải gánh chịu. Tại sao như vậy? Có điều đó là bởi
tầm vóc lịch sử của vĩ nhân Hồ Chí Minh: “Non sông ta, đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh
hùng dân tộc vĩ đại mà chính Người đủ làm rạng cho non sông ta, đất nước ta”. Cách giới thiệu như vậy
cho thấy tầm vóc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc: Người anh hùng giải phóng dân tộc
(Người tìm ra con đường đúng đắn để cứu nước cứu dân, để khai sinh ra một Việt Nam độc lập có chủ
quyền) và danh nhân văn hóa thế giới (Người làm rạng rỡ. Người tạo ra giá trị văn hóa Việt Nam trên
trường quốc tế).
Từ đó dẫn tới bố cục của bài Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam. Bài
Điếu văn giới thiệu thân thế, sự nghiệp của Người bằng cách tái hiện cuộc hành trinh tìm đường đầy gian
khổ, hi sinh mà không bút mực nào tả xiết, tái hiện những đóng góp quan trọng của Người trong việc xây dựng nền móng của Đảng ta, vạch ra các
bước đi cho cách mạng Việt Nam.

Bài Điếu văn cũng làm nổi bật lối sống giản dị và nhân cách cộng sản Hồ Chí Minh, tạo ra một chân dung


về một con người tận trung với nước, tận hiếu với dân. Một biện pháp nghệ thuật dễ nhận thấy là cách kể
theo lối liệt kê trên trục thời gian với những mốc lớn lao tạo ra sự hoàn thiện chân dung và cuộc đời đầy
vất vả, gian lao nhưng cũng đầy khí phách của một người chiến sĩ suốt đời đấu tranh không mệt mỏi
cho độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân. Cách kể liệt kê như thê cũng là cách thức mang đậm
tính dân tộc, thể hiện sự kính trọng người đã khuất. Điều đó cho thấy tầm vóc của vĩ nhân Hồ Chí Minh là
một con người giàu lòng vị tha, giàu lòng nhân ái, suốt đời quên mình cho sự nghiệp của Tổ quốc, của
nhân dân. Cách liệt kê này cũng gặp chủ yếu ở phần hai của Điếu văn đọc trước mộ Mác của Ăng-ghen
và cũng nhằm tái hiện lại những hoạt động quan trọng trong cuộc đời Các Mác.
Cách kể để thể hiện chân dung hoàn chỉnh được tạo ra bằng cách liệt kê các mặt khác nhau của Chủ tịch
Hồ Chí Minh từ nhiều tư cách khác nhau của Người (Người là Cha, là Bác, là Anh. Quả tim lớn bọc trăm
dòng máu nhỏ). - (Tố Hữu) Chân dung Người được tạo ra từ nhiều góc nhìn khác nhau, trong đó có một
tình cảm lớn - đó là tình cảm của Bác dành cho đồng bào miền Nam yêu quý:
Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha.


(Tố Hữu)
Chính từ cái nhìn đa diện ấy mà bài Điếu văn đã thể hiện được các cung bậc tình cảm của một Đảng, của
một dân tộc đối với vị lãnh tụ kính yêu và cũng là người con ưu tú của mình. Đây là một cách nhìn tạo ra
tính chất bi hùng.
Bài Điếu văn kết thúc bằng lời thề. Đây là lời thề thiêng liêng của một dân tộc anh hùng vào thời điểm
vĩnh biệt đau thương và trọng đại. Điều này tạo ra âm hưởng cho khúc ca bi tráng của một dân tộc đang
hành quân, đang đứng trên tuyến đầu chống Mĩ.
Theo Lê Nguyên Cẩn
loigiaihay.com
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học




×