Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.63 KB, 3 trang )

Đề bài: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Tham khảo bài làm của bạn Nguyễn Thị Phương Thảo
Bằng Việt là một trong những gương mặt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành thời kháng chiến chống Mĩ.
Thơ ông thường hướng về những kỉ niệm, những kí ức và mơ ước của tuổi trẻ với cảm xúc tinh tế, giọng thơ
mượt mà, sâu lắng. “Bếp lửa” là một bái thơ như thế. Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đang ở
nước ngoài, bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc độnhg về tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết
ơn của cháu đối với bà, với gia đình, quê hương.

Nỗi nhớ của Bằng Việt trầm lắng, thoáng suy tư. Nhớ về bà là nhớ tới những năm tháng ấu thơ bên bếp lửa
thân thương:

“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
Từ láy “chờn vờn” gợi lên hình ảnh ngọn lửa lúc to lúc nhỏ, lúc lên cao xuống thấp, đồng thời cũng cho thấy
những kí ức ùa về trong tâm trí nhà thơ vẫn thật mờ ảo. Làn khói bếp hào trong sương sớm bỗng khiến ta
thấy ấm sáp vô cùng bởi đó là hình ảnh vô cùng gần gũi, thân thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam. Để nhóm
được lửa, cần phải có sự khéo léo. Tỉ mỉ, điều này được thể hiện qua từ “ấp iu”. Ta cảm nhận được bàn tay
kiên nhẫn, chi chút của bà. Đôi tay ấy ta từng gặp trogn bài thơ “Tiếng gà trưa”:

“Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà máu ấp.”
(Xuân Quỳnh)
Đó chính là tấm lòng yêu thương, chăm chút của bà dành cho đứa cháu nhỏ. Điệp ngữ “một bếp lửa” khẳng
định hình ảnh này đã in đậm trong tâm trí cháu. Có thể nói “bếp lửa’ đã khơi nguồn cảm xúc về bà, những kỉ
niệm như sống dậy:

“ Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.”



“Đói mòn đói mỏi” là một câu thành ngữ, gợi về một cái đói kéo dài khiến con người ta kiệt quệ. Những vần
thơ như một thước phim tái hiện khoảng thời gian ấu thơ của cháu có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn,


có bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Bao kỉ niệm ùa về, lay động lòng người:

“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giơ sống mũi còn cay!”
Mùi khói bếp cay nồng như đọng lại, mới ngày hôm qua. Nó nhấn mạnh xoáy sâu vào tiềm thức nhà thơ. Đọc
thơ mà ta cũng thấy cay cay nơi đầu mũi.
Từ trong sương khói mịt mờ của tuổi nhi đồng, “ bếp lửa” đã thổi bùng kỉ niệm của tuổi thiếu niên khi đất
nước còn trong cảnh chiến tranh. Giọng thơ thủ thỉ như giọng kể trong truyện cổ tích:

“Tám năm cháu cùng bà nhòm lửa
Tu hú kêu trên những cánh dồng xa…”
Khoảng thời gian ròng rã mà bà cháu sống với nhau, bên bếp lửa hồng, bà ngồi kể chuyện. Thế rồi:

“ Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.”
Từng việc, từng việc, từng ngày từng tháng, bà đều an cần bảo ban. Điệp từ ‘bà” và “cháu” thể hiện sự yêu
thương quấn quýt. Bà đã yêu thương, cưu mang cháu để rồi vừa là cha, là mẹ chăm sóc, dạy cháu nên
người. Khổ thơ gây ấn tượng với người đọc bỏi tiếng chim tu hú khắc khoải, triền miên. Từ hình ảnh chim tu
hú sống lẻ loi cất tiếng kêu, cháu thấy thật hạnh phúc vì được sống bên bà. Những câu thơ tiếp theo phải
chăng là kí ức tàn khốc của chiến tranh:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi…”
Song chính trong hoàn cảnh ây, người bà hiện lên thật kiên cường, vững vàng:
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vân được bình yên.”
Đã mười tám năm trôi qua ấy vậy mà câu nói ấy vẫn còn in sâu trong tâm trí cháu. Một lời nói thôi nhưng đã
cho thấy đức hi sinh thâm lặng của một người bà, người mẹ. Bà đã cống hiến âm thầm cho cuocj kháng
chiến chung của dân tộc. Vẻ đẹp lung linh, bất diệt của ình bà cháu hòa vào tình yêu quê hương đất nước.
Do vây, “ bếp lửa đã bùng sáng thành “ngọn lửa”:

“Rồi sớm rồi chiều lại bép lửa bà nhen…”
Hình ảnh ngọn lửa mang ý nghĩa biểu tượng, gợi lên sức sống bền bỉ, niềm tin của bà vào tương lai cách
mạng.
Ở hai khổ thơ cuối, kỉ niệm tuổi thơ lắng dần. Nhà thơ có những suy ngẫm về cuộc đời, về ân nghĩa với thế
hệ trước:

“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa…”
Tù láy ‘lận đận” đảo lên đầu câu nhấn mạnh niềm thương xót của cháu đối vơi cuộc đời bà- một cuộc đời lam
lũ. Vậy mà “mấy chục năm rồi”, bà vẫn là chỗ dựa, mái ấm tinh thần cho con cháu.. Bà mang đến cho con
cháu những gì tốt đẹp nhất. Biết bao xúc cảm khi thốt lên:

“Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”


Bếp lủa ấy dã cháy sáng từ chính nguyên liệu tình thương, từ nềm tin bền bỉ của bà và nó không thể bị dập
tắt.
Đến khổ thơ cuối, Bằng Việt đã quay trở lại hoàn cảnh hiện tại. nhà thơ giờ đã trưởng thành và được chắp
cánh nơi phương trời xa:

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả.”
Người cháu sống trong một cuộc sống đủ đầy, hiện đại, tương lai đang hé mở… Có được như vậy cũng là
nhờ công nuôi nấng, dạy dỗ của bà. Cháu sẽ chẳng bao giờ quên bà, quên bếp lửa hay tuổi thơ nghèo khó

mà ấm áp nghĩa tình:

“Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..”
Câu hỏi tu rừ kết hợp với dấu ba châm ở cuối bài thơ tạo dư âm sâu lắng, nó khép lại bài thơ nhưng mở ra
những suy ngẫm trong lòng người đọc.
Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố biểu cảm, tự sự và bình luận. Xuyên suốt bài thơ là hình
ảnh giản dị mà độc đáo: bếp lửa, khơi gợi biết bao suy nghĩ, cảm xúc. Bai thơ đã lay động biết bao con tim
người đọc.



×