Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khoá luận tốt nghiệp tiếng cười trong tiểu thuyết gia đình gôlôpliôp của me xantưcôp sêđrin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

TRÀN T H Ị HOA

TIÉNG CƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
GIA ĐÌNH GÔLÔPLIÔP CỦA
M.E. XANTƯCÔP - SÊĐRIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






C huyên ngành: V ăn học nước ngoàỉ

HÀ NỘI - 2015




TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

TRẦN THỊ HOA

TIÉNG CƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT
GIA ĐÌNH GÔLÔPLIÔP CỦA
M.E. XANTƯCÔP - SÊĐRIN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








C huyên ngành: V ăn học nước ngoài

Người hưóng dẫn khoa học:
TS. LÊ TH Ị THU HIÈN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo
trong tố văn học nước ngoài - khoa Ngữ văn - trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - Tiến
sĩ Lê Thị Thu Hiền đã hướng dẫn tận tình và quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt khóa luận này.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và ban bè đã tạo
điều kiện thuận lợi và động viên tôi trong thời gian thực hiện khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận không tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm 011!


Hà Nội, ngày 10 thảng 5 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận tốt
nghiệp này là kết quả của quá trình nghiên cứu mà bản thân tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo - TS. Lê Thị Thu Hiền cũng như các thầy cô
trong tổ văn học nước ngoài trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.Những nghiên
cứu này không hề trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô cùng các
bạn đế khóa luận được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Hoa


MỤC LỤC
MỞ Đ À U ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đ ề ....................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vinghiên c ứ u ........................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
6. Cấu trúc khóa luận............................................................................................ 4
Chuxmg 1. ĐẶC


t r u n g t iế n g c ư ờ i củ a

M.E. XANTUCÔP - SÊĐRIN

TRONG TIỂU THUYẾT GIA ĐÌNH GÔLÔPLIÔP...................................... 5
1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 5
7.7.7. Cái hài.......................................................................................................... 5
1.1.2. Hài hước.......................................................................................................6
1.1.3. Châm biếm....................................................................................................7
1.2. Cung bậc của tiếng cười................................................................................. 8
7.2.7. Tiếng cười hài hước..................................................................................... 8
7.2.2. Tiếng cười châm biếm............................................................................... 10
1.3. Hiệu quả nghệ thuật của tiếng cười..............................................................11
Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DựNG TIẾNG CƯỜI TRONG TIỂU
THUYẾT GIA ĐÌNH GÔLÔPLIÔP............................................................... 22
2.1. Những chân dung và tính cách gây cười.....................................................22
2.2. Tạo dựng tiếng cười qua lời kể, đối thoại và lời nửa trực tiếp .................29
2.3. Một số thủ pháp nghệ thuật khác................................................................ 41
KẾT LUẬN.........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐÀU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học hiện thực Nga nửa sau thế kỉ XIX đã “Ke thừa và phát huy
những thành tựu xuất sắc của vãn học Nga nửa đầu thế kỉ, nền văn học Nga
nửa sau thế kỉ X IX đã đạt tới đỉnh cao, góp phần cống hiến lớn vào kho tàng
văn hóa nghệ thuật của toàn nhân loại. Trong một ỉả thư gửi cho Erixtơ viết
ngày 5 thảng 6 năm 1890, F. Ẩngghen nhận định rằng: “Trong 20 năm lại

đây, vãn học nước Na Uy phát trỉến vô cùng phong phú, không một nước nào
sánh kịp trừ nước Nga”, dẫn theo [2, 242].
Khi nghiên cứu văn học Nga thế kỉ XIX, V.I. Lênin đã đánh giá cao các
tác phấm của Sêđrin, ông “đã dùng nhiều nhân vật trong tác phấm của Sêđrin đế
vạch mặt bọn cơ hội hữu khuynh và bọn men-sê-vỉch cùng những đảng phái thù
địch với nhân dân” [2, 294] và “trong những trước tác của mình, đã sử dụng đến
340 lẩn những hình tượng, lời văn trong sảng tác của Sêđrỉn” [2, 327].
Năm 1857, bút danh N.Sêđrin đã đi vào lịch sử văn học Nga là một nhà
văn châm biếm vĩ đại với tác phẩm Kí sự tỉnh lị. Trong số những tác phẩm của
Sêđrin, ta không thể không kể đến tiểu thuyết Gia đình Gôlôpỉỉôp, đây là một
trong nhũng tác phấm hay và đặc sắc nhất của ông, chính tác phẩm này đã
khẳng định một lần nữa tên tuổi của ông trong số những nhà văn châm biếm.
Vị trí của Sêđrin trong nền văn học Nga đương thời đã sớm được
khẳng định và sánh vai cùng với những tác giả đã có tên tuổi như
PH.M.Đôxtôiepxki và L.Tônxtôi, Nguyễn Kim Đính đã khẳng định: “Chân
dung và tên tuốỉ Sêđrỉn nôi bật lên như một nhà vãn hiện thực châm biếm
vĩ đại, người kế tục và phát triển cao độ tiếng cười nghệ thuật sắc sảo của
Gôgôn trước đây. Kém Đôxtôỉepxkỉ năm tuôi và hơn L. Tônxtôi hai tuôỉ,
Sêđrỉn đã sảnh bước, sánh vai cùng hai thiên tài nghệ thuật lôi lạc đó, tạo
nên dung mạo sinh động độc đảo của văn học Nga những năm 70, 80 của
thế kỉ trước” [2, 328].
1


Sêđrin đã đóng góp một phần to lớn của mình vào nền văn học Nga với
nhiều tác phẩm có giá trị cao, được coi là những điển hình mẫu mực của văn
học châm biếm Nga. Tác phẩm Gia đình Gôlôplỉôp là một trong những tác
phấm như vậy, Sêđrin đã tạo ra được tiếng cười ở nhiều sắc thái, mức độ khác
nhau nhằm phơi bày tất cả những bản chất xấu xa của tầng lớp địa chủ đương
thời, xây dựng được hình tượng nhân vật điến hình, tạo ra sắc thái riêng

không thể nhầm lẫn với nhân vật nào khác.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ những tác phẩm đầu tiên, Sêđin đã được nhiều nhà phê bình,
nghiên cứu văn học nhận xét, đánh giá cao. Nói về vị trí quan trọng, phong
cách độc đáo của Sêđrin trong tiến trình văn học hiện thực Nga, trong cuộc
đấu tranh giải phóng xã hội trên đất nước Nga, trong một bài viết trước Cách
mạng tháng Mười, Gorki nhấn mạnh: “Sêđrin luôn đi cùng nhịp bước với
cuộc sống, không bao giờ rớt sau cuộc song dù chỉ một bước, ông chăm chủ
nhìn thằng vào dung mạo cuộc sống... Ý nghĩa sảng tác châm biếm của ông
rất to lớn, không những vì tính chân thực mà còn vì cảm quan gần như tiên tri
dự báo những con đường mà xã hội Nga cần phải trải qua và đã trải qua
trong suốt thời kì từ những năm 60 cho đến tận những ngày hôm nay..., ông
sáng suốt, trung thực, nghiêm khắc và không bao giờ che giấu sự thật dù cho
sự thật đó đau xót đến chừng nào” dẫn theo [2, 354].
Các tác phấm của Sêđrin đúng như Gorki đã nhận xét, ông không chỉ
phơi bày mọi hiện tượng của xã hội đương thời mà còn dự báo được con
đường cách mạng của dân tộc Nga, điều này đã khắc phục được hạn chế của
Gôgôn trước đây, Sêđrin không chỉ kế thừa mà còn phát triến tiếp con đường
nghệ thuật của Gôgôn một cách xuất sắc.
Cũng cùng ý kiến trên, Hà Thị Hòa trong cuốn Tác gia, tác phấm văn
học nước ngoài trong nhà trườỉĩg đã nhận xét: “Sêđrin là nhà văn hiện thực

2


châm biếm vĩ đại. Ke tục xuất sắc truyền thống tiếng cười của Gôgôn, Sêđrỉn
đã mài sắc vũ khỉ trào phúng giảng những đòn chỉ mạng vào chế độ nông nô
chuyên chê trong giai đoạn mạt vận của nó... Phong cách nghệ thuật của
Sêđrin được đánh giá là tiêu biếu cho một trong những loại hình phong cách
lớn nhất của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX và đã có ảnh hưởng tốt đẹp,

sâu sắc đoi với nhiều thế hệ nhà văn Nga sau này như M. Gorkỉ, Đ. Betnưỉ,
Maỉakôpxkỉ.. [ 1 1 , 530].
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có viết: “Víể loại thơ văn trào
phúng chính trị, Sêđrỉn được coi là nhà văn có tài bậc nhất và có cống hiến
nhiều nhấttrong ỉịch sử văn học Nga thế kỉ XIX” [4, 1536].
Tiểu thuyết Gia đình Gôlôpỉiôp là một trong những tác phấm đặc sắc của
Sêđrin, đây là tác phẩm được giới nghiên cứu và phê bình văn học đánh giá
cao, tác phẩm của ông sánh ngang hàng với những tác phấm nối tiếng của
Đôxtôiepxki: “Sêđrỉn đã đóng góp vào kho tàng tiếu thuyết Nga một trong
những thành tựu xuất sắc nhất, sánh vai cùng với những Anna Karênina,TỘỈ
ác và trừngphạt... Iuđuska, nhân vật nôi bật trong tác phâm, được công nhận
là một trong những hình tượng nghệ thuật đặc sắc nhất của vẫn học châm
biếm thế giới” [2, 342].
Nhận xét về giá trị hiện thực của tác phẩm, GS Nguyễn Kim Đính trong
cuốn Lịch sử văn học Nga đã viết: “Thông qua những tính cách đa dạng,
những so phận khác nhau trong một gia đình địa chủ, bằng ngôn từ nghệ
thuật sinh động, cuốn tiêu thuyết của Sêđrỉn là bản án tử hình độc đảo với chế
độ nông nô Nga. Với cặp mắt nhận thức sắc bén, Sêđrỉn thấu hiếu rằng “mặc
dầu pháp quyền của chế độ nông nô đã được coi là hủy bỏ, nhưng thực ra nó
vân còn tồn tại. Do đó, rất cầnthỉết phải vạch rõ cái chết của chế độ tàn bạo
đó là tất yếu lịch sử” [2, 342].
Trên đây là những nhận định, đánh giá về Sêđrin mà chúng tôi thống kê
được. Tuy nhiên, trong phạm vi hạn hẹp, có thể còn nhiều nghiên cứu khác

3


mà chúng tôi chưa khảo sát hết được. Những nhận định trên càng khẳng định
hơn nữa tài năng nghệ thuật và những đóng góp lớn của Sêđrin cho văn học
Nga. Tuy những ý kiến đánh giá chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét khái quát chứ

chưa phân tích kĩ về đặc trưng tiếng cười của Sêđrin, nhưng đó là những gợi ý
quan trọng để giúp chúng tôi triển khai đề tài này.
3. Mục đích nghiên cún
Trên cơ sở lí luận về cái hài, châm biếm và hài hước, khóa luận tìm
hiểu đặc trưng tiếng cười và nghệ thuật xây dựng tiếng cười trong tiểu thuyết
Gia đình Gôlôplỉôp của Sêđrin để phát hiện ra những giá trị thẩm mỹ của tác
phẩm.
4. Đối tượng, phạm vinghiên cún
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này là tiếng cười và
phạm vi giới hạn trong tiểu thuyết Gia đình Gôlôpliôp của Sêđrin.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng văn bản dịch của NXB
Văn học 1979.
5. Phương pháp nghiên cún
Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp hệ thống.
Phương pháp phân tích, khảo sát văn bản.
Phương pháp so sánh.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận chia làm hai
chương:
Chương 1: Đặc trưng tiếng cười của M.E. Xantưcôp Sêđrin trong tiểu
thuyết Gia đình Gôlôpliôp
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng tiếng cười trong tiểu thuyết Gia đình
S~1 A 7 Ạ

1 • Ạ

Gôlopliôp

4



Chương 1
ĐẶC TRƯNG TIẾNG CƯỜI CỦA M.E. XANTƯCÔP - SÊĐRIN
TRONG TIẺU THƯYÉT GIA ĐÌNH GÔLÔPLIÔP

1.1. Khái niệm
1.1.1. Cái hài
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cái hài, khái niệm cái được
nghiên cứu từ rất sớm ở phạm vi triết học và mỹ học, trong văn học, cái hài
được nhìn nhận như một phạm trù thấm mỹ: “CÁ/ hài là một trong nhũng
phạm trù mỹ học căn bản, xác định giá trị tham mỹ thông qua việc phát trỉến
tính mâu thuẫn cỏ ỷ nghĩa xã hội của thực tại và thông qua thải độ phê phán
đối với tính mâu thuân ấy, xuất phát từ lý tưởỉĩg thấm mỹ. Trong lịch sử tư
tưởng mỹ học, cải hài được nhận định như là kết quả sự tương phản, sự “bất
đồng”, sự mâu thuân: giữa cái xấu và cái đẹp (theo Arỉxtot), giữa cái quan
trọng giả và cái quan trọng thật (theo Heghen), giữa cái nhỏ nhặt và cái cao
cả (Kcmt),... Cái hài là sự mâu thuân giữa các hiện tượng không hoàn thiện
và kinh nghiêm tích cực của nhân loại, được ghi khắc ở các lí tưởng thắm mỹ,
là sự không tương ứng mang ý nghĩa xã hội giữa mục đích và phương tiện,
giữa hình thức và nội dung, giữa hành động và hoàn cảnh, giữa bản chất và
biếu hiện của nó, giữa tham vọng của cá nhân và các khả năng chủ quan của
nó” [5, 198].
Theo Secnưsepxki, nhà văn, nhà tư tưởng Nga, cái hài là sự mâu thuẫn
giữa nội dung và hình thức, ông định nghĩa: “Cữ/ hài là sự trống rong và sự
vô nghĩa bên trong được che đậy bang một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng
có nội dung vàý nghĩa thực sự” [4, 42].
Dùng cái hài như một phương tiện đế đấu tranh lại những hiện tượng
không phù hợp với lí tưởng thẳm mỹ, Phượng Lựu cho rằng: “Cứ/ hài là một


5


phạm trù mỹ học cơ bản đế hình thành và đánh giá hiện tượng xã hội, những
tính cách tập tục, những hành động và tác phong của con người hoàn toàn
hoặc có phân không phù hợp hoặc mâu thuân với những quy luật khách quan
của sự phát trỉến xã hội và lí tưởng thấm mỹ của các lực lượng tiến bộ, từ đó
gây phê phán bằng sự chế giễu...” [9, 103].
Tiếng cười trong cái hài mang ý nghĩa xã hội, nó thể hiện sự nhận thức
và thái độ của chủ thế. Theo Secnưsepxki: “Cười là hình thức chế ngự cái
xấu. Dám cười cái xấu là dám tin, dám khắng định sự tốt đẹp của mình, hoặc
ít ra thì cũng thừa nhận ngầm rằng, cái xấu là cái xấu, là đáng ghét, đảng
cười. Cái hài là một nhận thức đánh giả, thế hiện trình độ của con người dám
làm chủ đoi tượng, dám làm chủ bản thân mình” [9,162].
Như vậy, tiếng cười có nhiệm vụ, ý nghĩa và vị trí vô cùng quan trọng.
Nhà văn Gôgôn cho rằng: Tiếng cười có ý nghĩa sâu sắc hơn người ta lầm
tưởng. Cái hài có nhiều loại với nhiều sắc thái khác nhau của tiếng cười.
Trong giáo trình Lí luận văn học, Phương Lựu chia cái hài thành bốn loại: 1.
Hài hước, 2. Dí dỏm, 3. Châm biếm, 4. Đả kích.
Tuy nhiên, do mục đích của khóa luận là tìm hiểu đặc trưng tiếng cười
trong tác phẩm Gia đình Gôỉôpỉiôp nên chúng tôi chỉ đi vào tìm hiểu tiếng
cười hài hước và châm biếmlà hai loại tiếng cười thường gặp trong tác phẩm
của Sêđrin. Qua đó, nhà văn thể hiện thái độ phê phán của mình nhằm đả kích
trực tiếp vào hiện thực xã hội đương thời một cách sâu sắc.
1.1.2. Hài hước
Theo Từ điên thuật ngữ văn học: “Hài hước là một dạng của cái hài, có
mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui. Trên cơ sở vạch ra
sự mất hài hòa, cân đối giữa nội dung và hình thức, bản chất và hiện tượng,
đặc biệt là lí tưởng và thực t ế ’ [4, 136]. Tiếng cười hài hước vang lên ở mức
độ phê phán nhẹ nhàng đối tượng mà tác giả nêu ra, tiếng cười này mang ý

nghĩa tích cực của nhà văn.

6


Tiếng cười của hài hước khác với tiếng cười của nghịch dị và châm
biếm, nó nhẹ nhàng và kín đáo hơn “Hài hước khác cái nghịch dị ở tính chất
kín đảo, thâm trầm, không lộ liễu, khác cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng,
đùa vui, thiện ý

Chính nhờ đó mà “Hài hước khéo léo, nhẹ nhàng vạch ra

các mâu thuân, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của
tình huống, mỉm cười mà phân biệt đúng sai” [4, 136]. Mức độ phê phán của
hài hước chưa sâu sắc và gay gắt như châm biếm.
1.1.3. Châm biếm
Trong phạm trù của cái hài, châm biếm là một dạng thức qua trọng,
theo Từ đỉến văn học bộ mới’. “Châm biếm là một dạng thức của cái hài, một
phương thức miêu tả thực tại trong đó đối tượng miêu tả - đòng thời là đoi
tượng phê phán - được thế hiện như một cái gì lệch lạch, vô lý, không đáng
có, được trình bày một cách tàn nhân, có tính chất tiêu diệt, được thanh toán
bằng tiếng cười” [5, 237].
Mục đích của châm biếm không chỉ tạo ra tiếng cười mà nó còn là một
phương tiện đấu tranh đắc lực cho cách nhà văn - nhà cách mạng chống lại
những cái xấu xa của xã hội, “Châm biếm là một phương tiện đấu tranh xã
hội, các nhân tô xã hội, dân tộc, lịch sử ảnh hưởng mạnh đến tính chât của
châm biếm. Người sáng tạo ra tiếng cười phủ định càng mang lí tưởng phố
quát, toàn dân, thì châm biếm càng khỏe khoan, năng lực phục sinh càng
mạnh, “nhiệm vụ ” thâm mỹ tôi cao của châm bỉêm là kích thích và làm sông
dậy cái trí nhớ về những giá trị cao (chân, thiện, mỹ), sỉ nhục sự ngu dốt, thấp

hèn. Bằng cách tong tiễn mọi cái lỗi thời “vào vương quốc bóng to i”
(Sêđrin), châm biếm bảo vệ cái tích cực, bảo vệ sự sống chân chính” [5, 238].
Cái cuối cùng của châm biếm cũng là tiếng cười giống như hài hước
nhung “Châm biếm khấc với umua, hài hước ở mức độ gay gắt của sự phê
phán và ỷ nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật” [4, 54]. Theo cuốn Từ

1


đi én văn học bộ mới: “Víể phương diện xã hội, phần lởn những tác phấm
châm biếm thường chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của nhân dân, của tư tưởỉĩg tiến
bộ trong lịch sử. Các nhà văn, nhà thơ trào phúng thườìĩg có tài châm biếm
và đã viết những tác phấm có giá trị đả kích bọn thống trị tàn bạo, hà khắc,
bọn xâm lược và bè lũ phản bội, bản nước cầu vinh,...” [4, 54].
1.2. Cung bậc của tiếng cười
Như ở phần trên đã nói, tiếng cười có nhiều cung bậc khác nhau tùy
vào cách sử dụng của mỗi nhà văn, trong Gia đình Gôlôplỉôp, cung bậc của
tiếng cười hiện lên chủ yếu là tiếng cười hài hước và tiếng cười châm biếm,
qua đó tác giả đả kích, tố cáo những hiện tượng xấu xa của bọn địa chủ cũng
như tầng lớp thống trị trong xã hội Nga đương thời.
1.2.1. Tiếng cười hài hước
Trong Gia đình Gôlôplỉôp, tiếng cười hài hước được thế hiện khi tác giả
miêu tả những hành động, lời nói... có tính mâu thuẫn, đối lập nhau của mỗi
nhân vật, từ đó phần nào bộc lộ được bản chất, tính cách của mỗi nhân vật.
Trong tác phẩm, tiếng cười hài hước chủ yếu được vang lên qua lời nói
của nhân vật. Khi nói chuyện về ước muốn của mình, Xtêpan đã có ước muốn
rất đơn giản như “Người anh em ạ: mình đã phục vụ To quốc, bây giờ mọi
người phải giúp mình! Mình chỉ lo có môi một điều là không có thuôc lá hút
thôi! ồ, cực quả ”hay “Người anh em ạ, hôm nay tớ kí vào đủ thứ giấy tờ.
Toàn một thứ giấy xỉn từ bỏ quyền thừa ke! Thế là bây giờ tớ sạch trơn. Một

đồng một chữ không dính túi! Không còn hòng một li một tý gì nữa! Như vậy
bà cụ mới yên tâm” [12, 56]. Qua câu nói này ta có thể được phần nào tính
cách ngốc nghếch của Xtêpan đúng như cái biệt hiệu của hắn. Hay lời nói của
ông cụ Vlađimia khi nhìn thấy con trai Xtêpan trở về “я ha! Con cừu non của
ta đấy à! Thê là mày lại rơi vào nanh vuât của mụ phủ thủy rói !... rồi ông hat
trước tiếng gà gáy, lại phá ra cười và nhắc mãi một câu: mụ sẽ ăn thịt mày!

8


Mụ sẽ ăn thịt mày” [12, 37], câu nói vừa thể hiện được tính cách con người
ông với cái đầu óc lúc nào cũng như mơ màng của một kẻ vô công rồi nghề
đồng thời còn cho thấy bản chất độc địa của Arina.
Tiếng cười hài hước còn vang lên khi nhà văn thêm vào câu chuyện
những hành động nhỏ của nhân vật, tuy nhiên nó cũng thể hiện được phần nào
bản chất của nhân vật. Ông bố đuối Phoocphia và Paven đi khi bọn chúng đến
xử tội Xtêpan, hành động của hai người đó là: “mạc dầu thế Phoocphỉa vẫn
xúc động đến ứ nước mat khỉ bước ra khỏi phòng ông bố, còn Paven thì lạnh
như tiền, thò tay ngoáy m ũi” [12, 42]. Hay khi nghe Arina kể đi kể lại một câu
chuyện cổ tích về cuộc bán đấu giá đất mà bà trở thành người chiến thắng
“Phoocphỉa xuýt nữa thì xé chiếc ảo khoác ra, nhưng dằn lại được vì sợ ở đây
là nông thôn chắc không tìm được người sửa lại. Còn Paven mới nghe kế xong
câu chuyện cố tích đã ngồi thừ ra đỏ, nét mặt lại lạnh lùng như cũ ”[12, 47].
Phoocphia cũng có những tật xấu như nghe trộm chuyện và lẩm cẩm, hai con
trai đã vạch tội hắn với bà nội: “Bo cháu lại còn nghe trộm chuyên chúng
cháu ở cửa nữa đấy, bà ạ. Mấy hôm trước anh Pêtenca bắt được quả tang,
cháu phải nói đế bố cháu hiếu, bố ơi nghe chuyên lén lút ở cửa là không tốt.
Thế nào cũng có ngày bị cánh cửa đập cho vờ mũi... bố cháu nhặt được một
quả táo ở trong vườn đem bỏ vào cái tủ con.Cháu vớ được chén luôn. Bà có
biết bo cháu làm gì không ỉ Bo cháu đi tìm khắp nơi, tra hỏi cả nhà” [12, 101].

Hành động của Phoocphia vừa làm bật lên tiếng cười hài hước vừa thể hiện
tính cách bủn xỉn, keo kiệt của hắn.
Như vậy, sử dụng tiếng cười hài hước khi miêu tả về những lời nói và
hành động của tầng lớp địa chủ, Sêđrin đã vạch rõ bản chất rỗng tuếch của
những nhân vật đại diện cho tầng lớp địa chủ.Vì thế tiếng cười hài hước của
Sêđrin thế hiện những lời nói, hành động vô nghĩa của bọn địa chủ.

9


1.2.2. Tiếng cười châm biếm
Theo Từ điến văn học bộ mới’. “Trong cải cười nguyên hợp chứa đựng
dưới dạng phôi thai nhiều thế loại này cái hài, về sau sẽ tách riêng trong tiến
trình phát triến văn học. Trước hết là mỉa mai và hài hước (umua), được phân
lập theo “ỉuật chơi”, theo tính chất của mặt lạ. Ớ mỉa mai, cái cười được che
giấu dưới mặt nạ nghiêm trang, nghiêng về thải độ tích cực “đùa cợt”.Trong
khi đó, châm biếm là tiếng cười lật tay, to cảo; đối tượng của nó là thói hư tật
xấu. Tiếng cười còn mang nhiều sắc thái, cung bậc phong phủ đa dạng: cười
khinh bỉ, cười thiện cảm, cười nghiêm khắc, cười chua chát... ” [5, 199].
Tạo ra tiếng cười châm biếm với mục đích phê phán, chĩa mũi nhọn
vào các hiện tượng xấu xa của tầng lớp địa chủ đương thời là mục đích chính
của tác phẩm bởi chính Sêđrin cũng đã từng thể hiện quan điểm của mình
rằng phải “tong tiễn mọi cái loi thời vào vương quốc của bóng tố i”[5, 237].
Bằng tiếng cười châm biếm, nhà văn tập trung xây dựng một cuốn biên
niên sử của gia đình Gôlôpliôp trải qua ba thế hệ nối tiếp nhau nhằm phê phán
kịch liệt chế độ nông nô Nga, đó là một chế độ bất nhân bất nghĩa đã đẩy
quần chúng lao động vào kiếp sống đói rách thê thảm.
Chính vì thế mà Secnưsepxki đặc biệt tôn trọng Sêđrin vì ý thức quyết
liệt không khoan nhượng dưới ngòi bút trào phúng luôn luôn bóc trần “những
ung nhọt của xã hội” và hơn nữa còn“thấu hiếu được tận nguồn gôc gây ra

thảm trạng đỏ” [2, 271].
Tiếng cười châm biếm là tiếng cười chủ yếu của tác phẩm, được xuất
hiện khi nhà văn hướng ngòi bút của mình vào miêu tả cách xin việc của
Xtêpan, sau khi cậu lấy được bằng đại học, cậu lên Pêtecbua chạy ngược,
chạy xuôi hết viện này đến bộ khác, cậu chẳng có ai làm quan thày và tuyệt
nhiên không nghĩ gì đến việc lập lẩy thân, ngay cả những công việc bàn giấy
thuộc loại công văn, báo cáo hoặc mục lục sự vụ thông thường, đối với cậu

10


cũng là quá gay go. Qua đó Sêđrin công khai châm biếm, mỉa mai bộ máy làm
việc chính quyền đương thời. Đó là bộ máy cồng kềnh, quan liêu, xin việc
bằng cách chạy vạy và quan hệ, đến khi vào làm việc thì không biết những
công việc đơn giản nhất. Còn Paven thì làm việc trong quân đội, nghiện rượu,
thuốc lá cuối cùng cũng chết một cách thảm hại trong lãnh địa của mình. Hai
đứa con của Phoocphia cũng là sĩ quan nhưng cũng vì thói nghiện rượu và
thua cờ bạc làm hao hụt công quỹ người anh phải tự sát người em cũng chết
trên đường lưu đày. Hầu hết các nhân vật đều làm trong bộ máy của Nhà nước
và đều sa vào các tệ nạn xã hội, gây ra kết cục thảm hại. Qua đó tiếng cười
châm biếm vang lên và bản chất xấu xa của nhân vật được hiện lên rõ nét.
Tiếng cười châm biếm còn được hiện lên khi nhà văn miêu tả cuộc
sống dở diễn viên, dở gái điếm của hai cô cháu gái Arina, các cô tuy cũng có
những khát vọng làm giàu chính đáng nhưng cuộc đời đã xô đấy các cô đến
vũng bùn của xã hội. Thông qua việc tái hiện lại công việc hàng ngày của các
cô, Sêđrin đã cho chúng ta thấy được phần nào bức tranh cuộc sống sinh động
ở Petecbua thời bấy giờ. Sau mỗi buổi tối diễn kịch thì các cô lại chìm đắm
trong những thú vui cùng bọn địa chủ, quý tộc, bọn sĩ quan lính tráng, đó là
những lần uống rượu say cả đêm, là những ván bạc rồi bọn chúng coi các cô
như một món đồ chơi rẻ tiền. Thông qua đó, tiếng cười châm biếm vang lên

vach trần mọi sự xấu xa của bọn địa chủ.
1.3. Hiệu quả nghệ thuật của tiếng cười
Ớ nửa sau thế kỉ XIX, xã hội Nga hình thành hai phái tự do chủ nghĩa
và dân chủ cách mạng cùng đánh vào bộ máy chính quyền Nga hoàng, chính
vì thế mà văn học cũng có sự phân hóa theo. Sêđrin là một trong những đại
biểu lớn bảo vệ cho phái dân chủ cách mạng, chính vì thế mà ông dùng ngòi
bút của mình đế đấu tranh bảo vệ cho phái này. Ồng đã dùng ngòi bút châm
biếm sắc sảo của mình để vạch trần những bản chất xấu xa của tầng lớp địa

11


chủ đương thời bằng cách xây dựng những nhân vật điển hình cho tầng lóp
ấy, nhằm phê phán, đả kích một cách mãnh liệt.
Sử dụng tiếng cười như một thứ vũ khí chống lại kẻ thù, hơn ai hết,
Sêđrin hiếu rõ sức mạnh và tầm quan trọng của tiếng cười đó. Chính vì thế mà
Sêđrin đã tạo được cho thứ vũ khí của mình với mà sắc riêng độc đáo.
Nhà văn Gôgôn đã từng nói: “Cái cười sâu sắc và hệ trọng hơn nguờỉ
ta tưởng rất nhiều. Nó không phải là cái cười sinh ra do nồi bực dọc trong
chốc lát do những tính khí cáu kỉnh, bực dọc, củng không phải là cải cười dễ
dãi tiêu khiến vu vơ giải trí của người ta; mà là cái cười đào sâu vào đối
tượng buộc nó phải bộc lộ rõ ra những gì nếu thiếu xót một sức mạnh xuyên
thấm qua nó thì nó sẽ trôi tuột đi và những điều nhỏ nhặt và trong rông sẽ
không làm cho người ta kinh sợ” [10, 175].
Tiếng cười của Sêđrin đã tiếp tục phát triển tiếng cười của Gôgôn và
khắc phục được hạn chế tiếng cười của Gôgôn, với sự nhạy cảm của một nhà
văn và một cái nhìn sâu sắc, Sêđrin đã thấy được “cái chết” tất yếu của chế độ
nông nô Nga thông qua số phận của mỗi nhân vật trong tác phẩm, ‘70 người
kế tục và phát trỉến cao độ tiếng cười nghệ thuật sắc sảo của Gôgôn trước
đây” [2, 328]. Trong tiểu thuyết Gia đỉnh Gôlôplỉôp, các nhân vật của ông

được vẽ lên bằng những chi tiết sắc nét, các nhân vật là sự nối tiếp từ thế hệ
này sang thế hệ sau với những đặc tính xấu xa như nhau.
Chính Sêđrin đã nói: “Trong vòng vài thế hệ, ba đặc điếm nối bật đã
xuyên suốt lịch sử của gia đình này: ăn không ngồi rồi, không có khả năng
thích hợp với bất cứ công việc gì và nát rượu. Hai đặc điếm đầu dân đến thói
nói suông rông tuếch, suy nghĩ cũng rông tuếch, đặc điếm sau cùng là kết cục
tất yếu của tình trạng hôn loạn chung của cuộc sống” [2, 342].
Với các nhân vật trong gia đình Gôlôpliôp, thông qua việc miêu tả tỉ mỉ
về cuộc sống của mỗi nhân vật trong gia đình Sêđrin đã vẽ lên bộ mặt của bọn

12


địa chủ đang thống trị nước Nga đương thời. Sêđrin đã miêu tả rất tỉ mỉtừ
chân dung bên ngoài đến tính cách bên trong của họ. Từ nét mặt đến điệu bộ,
cử chỉ, lời nói, hành động đến đời sống tâm lí của họ. Vì thế mà các nhân vật
hiện lên một cách chính xác, chân thực.
Nhân trung tâm trong tác phẩm là Phoocphia, xuất hiên từ đầu cho đến
cuối tác phấm, tính cách nhân vật dần dần được bộc lộ qua từng trang văn của
nhà văn, bản chất của hắn được hiện dần lên thông qua mối quan hệ với từng
thành viên trong gia đình. Ở Phoocphia, “mợ/ giai cấp tư hữu bóc lột, mọi vị
quan liêu thông trị, mọi kẻ thù địch với tiến bộ, dân chủ, mọi tên tâm địa phản
phúc đen tối, đạo đức đếu giả đều có thế tìm thấy dáng nết của mình qua hình
tượng nhân vật này” [2, 349].
Bản chất đạo đức giả đểu của Phoocphia được thể hiện từ đầu cho đến
cuối câu chuyện, trong mối quan hệ với tất cả mọi người trong gia đình
Gôlôpliôp: với mẹ là Arina, anh trai Xtêpan, em trai Paven.
Phooc phia được tác giả giới thiệu là làm việc ở một cơ quan dân sự, từ
nhỏ đã “được cả nhà đặt cho ba biệt hiệu: Giu đa - Con, Đỉa và Thật thà như
đếm. Mấy cái tên nhạo báng này là của Xteepan Ngốc nghếch tặng em hồi

còn nhỏ”. Ngay từ nhỏ anh em trong nhà đã đặt tên lóng là Iuđuska tức là
thằng Iuđa nhóc (Giu đa - theo sách Phúc âm là kẻ đã phản bội Chúa), cái tên
này đã nói lên được phần nào bản chất đạo đức đểu giả của nhân vật.
Tính cách đỉa của hắn được thể hiện “Ngay từ lúc còn bẻ, Phoocphỉa đã
ưa nũng nịu “Mả yêu ”, hôn trộm vào vai mẹ và nếu cần thì mách nẻo một vài
chuyên” [12, 17]. Phoocphia lúc nào cũng tỏ ra quấn lấy mẹ và nhìn chòng
chọc vào mẹ, như quàng vào cố một cái dây thòng lọng, để mê hoặc và phun
ra nọc độc vào mẹ - chính Arina đã có cảm giác này. Chỉ nhìn thấy cậu là bà
cảm thấy một mối lo ngại mơ hồ, như khi đứng trước một điều gì đó bí ấn,
gian tà. Phooc phia thường viết thư cho mẹ hàng tuần, nhưng lời lẽ của Phooc

13


phia khác hẳn so với Paven, lời lẽ của hắn vô cung giả dối và nịnh nọt. Chính
Arina phải kêu lên “chang có gì thực bụng cả, toàn một giọng giả doi, chồ
nào cũng Mả yêuỉ Lại những nôi vất vả của ta!... nó chỉ được cái lô miệng thế
thôi” [4,21].
Bộ mặt đạo đức giả dối còn được thể hiện rô khi Phoocphia đến thăm
mẹ ốm, hắn đến thăm hỏi với “vẻ mặt đau thương, Giu đa- Con phác một cử
chỉ phiên muộn như một đứa con hiếu thảo, hắn đứng sưởi một lát bên cạnh
lò trong phòng của đảm đầy tớ để tránh đem lại cái lạnh vào buồng người
om” [12, 172]. Với giọng điệu châm biếm, tác giả đã khắc họa từng hành
động của Phoocphia làm hiện rõ thái độ giả dối đối với mẹ của hắn.
Khi mẹ chết, Phoocphia không có lấy một giọt nước mắt xót thương,
đến đây ta bất giác nhớ đếnđám con cháu đại bất hiếu trong gia đình cụ cố
Hồng (Hạnh phúccủa một tang gia - Vũ Trọng Phụng) vô cùng sung sướng,
hạnh phúc vì bản di chúc kia đã đi vào thực thi, hắn cũng vậy 'Чао vào cái mớ
những chi tỉêt của tang lê... làm như vậy hãn thú vị ngạc nhiên, thây không
phải bỏ ra một đong nào cho dịp này”, “và hắn tìm bản di chúc Arỉna đã

phác thảo, và hắn vui mừng xác lập hắn là người duy nhất thừa kế các tài sản
của mẹ hắn còn lại” [12, 173]. Phoocphia hiện lên là một đứa con không tình
nghĩa, giả dối, chỉ quan tâm tranh giành tài sản nhằm thỏa mãn khát vọng
chiếm hữu của hắn.
Khát vọng chiếm hữu tài sản của hắn không dừng lại ở đó, hắn còn
tham vọng chiếm tất cả “cái xương” của mẹ đã cho hai anh, mặc dù hắn đã
được phần béo bở nhất. Đối với anh Xtêpan, chính Phoocphia đã bày mưu
tính kế cho mẹ, bắt Xtêpan phải về ở Gôlôpliôp để ăn bám mẹ chứ không
được thêm một “cái xương” nào nữa như ý định của Arina “cứ đế anh ấy như
hây giờ và hắt kígiấy từ bỏ phần gia tài của anh ấy đi” [12, 52], buộc Xtêpan
kí vào giấy xin từ bỏ quyền thừa kế gia tài nhằm mục đích tài sản cuối cùng

14


sẽ lần lượt rơi vào tay hắn. Chính điều này đã đẩy Xtêpan vào con đường
cùng quẫn dân đến cái chết thảm hại.
Còn với em trai Paven, Phoocphia luôn có âm mưu chiếm đoạt lãnh địa
Đubrôvin từ lâu, hắn hỏi hai con của hắn: “Hai con nghĩ sao? Cải vốn của
chú Paven có nhiều không?”... “bố cháu đã tính đi tính lại từ lâu rồi: nào là
hoa hồng tiền chuộc, nào là ngày đem cầm điền trang này, nào ỉà phần nợ đã
trả xong” [12, 103]. Đen khi Paven nằm trên giường bệnh hắn còn buông
những lời nói độc địa, giả bộ quan tâm đến sức khỏe của em, những lời nói
rỗng tuếch, giả dối làm cho Paven “rúm người lại, run lên cầm cập... con
bệnh thừa hiếu cặp mắt đó che giấu một sợi dây thòng lọng. Chưa biết lúc
nào sợi dây ấy sẽ quàng vào cố hắn mà thắt lại” [12, 96]. Hắn lại bộc lộ tính
chất Đỉa của mình, buông giọng bề trên, mỗi lời nói của hắn chỉ nhằm vào
việc kế thừa tài sản, chiếm đoạt điền trang và số vốn còn lại của Paven vì chỉ
có hắn là người thừa kế tài sản hợp pháp, “chủ hiếu không: không phải người
dưng nước lã được thừa hưởng mà ỉà người thân thích kia” [12, 99], trước

khi chết Paven phải thét lên rằng “Tên hút máu ”.
Đối với hai người con trai cũng vậy, thà đế cho chúng chết chứ hắn
cũng không chịu mất tiền cho chúng. Cái chết của con trai cả Vôlôđia được
hiện lên thông qua cuộc cãi cọ giữa hắn và người con trai út Pêtenca, Vôlôđia
đã phải van xin, biện bạch, thậm chí tới chỗ hăm dọa nữa. Nhưng bao giờ
cũng chỉ được câu trả lời sáo ngữ, khác nào một viên gạch vứt cho kẻ chết
đói. Cuối cùng Vôlôđia đã phải rút súng tự kết liễu, Phoocphia có chút hối
hận nhưng hắn đã nhanh chóng đổ lỗi cho con trai hắn. Còn Pêtenca sau khi
thua bạc làm hao hụt công quỹ của Nhà nước về xin tiền bố nhưng cũng giống
như anh trai của mình, ông bố keo kiệt ấy “không đời nào” bố thí cho một
đồng cô pếch, Pêtenca đã phải thốt lên rằng “Đr7 giết ngườư\ mặc cho con bị
đi đày rồi dẫn đến cái chết chứ Phoocphia không chịu để gia sản của mình hao

15


hụt đi. Tiếng cười ở đây bao chua chát, đắng cay tác giả đã dựng lên một hình
tượng người cha vì đồng tiền mà không quan tâm đến sự sống chết của con
cái, một tên keo kiệt, bủn xỉn, vô lương tâm. Chính Poocphia đã vô tình đẩy
hai người con trai của mình vào cái chết đáng thương, cuối cùng chỉ còn lại
một mình hắn sống cô độc cùng cô cháu gái mà thôi. “Hẳn như cây thuốc độc
tỏa hơi độc ra giết chết mọi sức song xung quanh. Anh trai, em trai và cả mẹ
lân và cả mẹ lẩn lượt chết, cuôỉ cùng chỉ còn trơ lại một mình hãn, tài sản lân
lượt rơi vào tay hãn và hãn trở thành một vị địa chủ lớn nhât trong vùng,
không ai giàu mạnh hơn” [2, 348].
Càng giàu có, hắn càng lộ rõ bản chất của một tên địa chủ, chuyên bóc
lột và bảo thủ đi ngược lại với mọi sự tiến bộ. Hắn ngự trị tại lãnh địa
Gôlôpliôp và “mọi quan hệ với thế giới bên ngoài hoàn toàn bị cắt đứt. Hẳn
không hề nhận được một cuốn sách, tờ báo nào, thậm chí thư từ cũng không...
một bầu khí quyến dày đặc sự dốt nát, những định kiến; và cái công việc cẩn

mân “đánh bùn sang a o ” vô nghĩa, bao trùm xung quanh hắn, hắn chang
mảy may có chút ý định nào thoát khỏi bầu không khí đó” [2, 348]. Chính vì
thế mà “hẳn hoàn toàn không biết không hay biết gì hết về vụ án mà con trai
hắn dính líu vào”, thậm chí hắn không muốn nghe, không muốn biết.
Hắn luôn tranh giành, rình rập nhằm chiếm đoạt tài sản của mọi người
trong gia đình nhưng hắn lại không biết cách quản lí tài sản của mình, “cả
ngày hãn gục đâu xuông bàn, tiên hành việc tính toán tiền nong, tài sản: môi
xu, mỏi đồ vật hắn ghi vào hai mươi quyến số! Ngồi tính đi tính lại, lúc thì
thấy mất nửa xu, lúc lại sung sướng phát hiện ra dư thừa một xu\” [12, 108].
Hắn như con đỉa đói, ưa gây ra đủ mọi thứ chuyện không đâu để làm phiền
người khác. Đen nỗi ít ai dám thuê mướn đất của hắn: “là vì lĩnh canh của
Giu đa - Con thì ỉủc nào cũng nơm nớp lo bị hắn lôi ra tòa vì bất cứ chuyên
nhỏ nhặt nào: nào ỉà bờ ruộng nhà hắn bị cắt cỏ hoặc xới lấn vào mất mấy

16


phân, nào là nộp tô chậm mất mấy phút đồng hồ. Có người khuyh gia bại sản
vì nôi bị hắn thưa kiện mất cả làm ăn. Mà nào Gỉu đa - Con có thu được lợi
hơn cho cam: người ta thừa biết cái thói sính kiện cáo của hắn, cho nên đơn
của hắn thường bị bác mà chang hề được thấm xét” [12, 108]. Paven đã từng
quát thắng vào mặt hắn rằng “người nông dân ấy đã bị anh lột của chứ g ìT \
“tôi, tôi tuân theo luật pháp. Tôi bắt con ngựa cửa hắn ở ruộng tôi: thế là xin
mời anh đến gặp quan tòa,... xin anh cứ việc nộp phạt” [12, 97].
Đen khi sức khỏe của hắn yếu đi, tâm trí hắn mụ mẫm hắn mới có chút
thức tỉnh lương tâm “Nhũng ngày cuối đời hắn có thức tỉnh lương tâm chút ỉt,
hắn tự vấn bản thân rằng: hắn cô độc thế này đế làm gì? Hẳn gây nên bao cái
chết thê thảm đế làm gì? Tại sao cái tố Gôlôpliôp này giờ đây tan tác, hoang
vắng, giá lạnh? Và một đêm, hắn lẩm lũi đi trong gió tuyết, đến viếng ngôi mộ
của mẹ. Hẳn gục chết, phơi xác bên đường” [12, 349].

Qua đó ta thấy hiện lên đầy đủ những bản chất xấu xa của bọn địa chủ
“được Sêđrin sáng tạo, xây dựng như là sản phấm điến hình của chế độ chiếm
hữu nô lệ, bóc lột tệ lậu nhât, hơn nữa là thành quả tiêu biêu của bộ máy
quan liêu thoi nát của chính quyền Nga hoàng, nhưng Phoocphỉa có sức khái
quát rất rộng lớn. Mọi giai cấp tư hữu bóc lột, mọi vị quan liêu thong trị, mọi
kẻ thù địch với tiến bộ, dân chủ, mọi tên tâm địa phản phúc đen tối, đạo đức
giả đêu có thế tìm thây dáng nêt của mình ở hình tượng nhân vật này. Không
phải ngâu nhiên, Lênin đã nhiều lần sử dụng hình tượng Iuđuska (Phoocphỉa)
trong nhiều bài vỉêt của mình, khỉ vạch trân những đặc đỉêm của chê độ Nga
hoàng vào khoảng nửa cuối thế kỉ XĨX, khi nêu rõ bộ mặt thật của những tên
trí thức xảo quyệt, đã bản lỉnh hồn cho túi tiền của giai cấp tư sản” [2, 349].
Bằng những sự kiện, hành động, thái độ của nhân vật, Sêđrin đã xây dựng
được tiếng cười châm biếm mạnh mẽ qua chân dung nhân vật Phoocphia. Hắn
đã mấl hết tính người, đã bán linh hồn cho đồng tiền mà sống không còn chúi
tình nghĩa. Sêđrin đã khắc họa nhân vật bằng những chi tiết, hành động, lời

17


nói gây cười rất đặc sắc. Cái cười này không còn ở mức độ nhẹ nhàng giống
như cái cười hài hước nữa mà nó là cái cười xót xa, cười với thái độ châm
biếm, đả kích. Sêđrin đã dốc nhiều tâm trí vào việc sáng tạo hình tượng nhân
vật này. Trong một lá thư gửi Nhêcraxôp khi đang viết Gia đình Gôlôpỉiôp ông
trao đổi với bạn nỗi trăn trở băn khoăn của mình: “Tôi đang lo sợ một điều:
khéo mà làm hỏng nhân vật Iuđuska. Tôi đã miêu tả được một nửa, nhưng
trong hình hài còn chuệch choạc, cần phải xây dụng lại, viết lại” [2, 347].
Chính vì thế mà nhân vật Phoocphia được hiện lên đầy đủ với tất cả những
phẩm chất xấu xa, giả dối nhất của bọn địa chủ đương thời.
Trong Gia đình Gôlôplỉôp, bằng tài năng nghệ thuật của mình Sêđrin
đã cho người đọc thấy được xã hội Nga đương thời thông qua đời sống sinh

hoạt của những tên địa chủ, và tiêu biểu là nhân vật Phoocphia - một kẻ sẵn
sàng làm mọi thứ vì tiền. Bản chất tham lam nhưng nhu nhược, hèn kém và
trống rỗng của hắn; những tính cách không còn chút hành động và lí tưởng
nào cả, những thói hư tật xấu đó là nghiện rượu, thuốc lá... tất cả những điều
này được thanh toán bằng tiếng cười. Sêđrin không chỉ là một nhà văn mà còn
là một nhà cách mạng của nhân dân, chính vì thế tác phấm của ông đều mang
tính chiến đấu, tiếng cười của ông đều đả kích vào tầng lớp thống trị mục
ruỗng đương thời đồng thời luôn xót xa, đồng cảm với số phận đau khổ của
tầng lớp nông nô. Tầng lớp thống trị, đại diện cho những người cầm quyền,
nhũng người có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhân dân nhưng họ lại hiện lên
với tất cả những gì xấu xa nhất, tham lam, độc đoán, không có lí tưởng và
hành động, suy nghĩ rỗng tuếch, còn những người nông nô thì không hề có
chút quyền lợi nào. Họ xuất hiện trong tác phấm không nhiều nhưng qua một
số chi tiết ta có thể biết được điều này: họ phải nộp tô cho Arina, làm việc
dưới thời tiết khắc nghiệt trong khi đó bọn địa chủ chỉ việc ngồi không hưởng
những sảm phẩm lao động của họ, còn họ vẫn không đủ ăn đủ mặc, đến cô

18


nông nô ơpraxi sinh con cho Phoocphia nhưng cô cũng không quyết định
được số phận đứa con của mình, họ không những bị áp bức về thế xác và tinh
thần mà con cái sinh ra cũng thuộc quyền sở hữu địa chủ.
Trong Gia đình Gôlôpliôp, có rất nhiều những chi tiết mà tiếng cười
được bật ra nhưng sau đó là giọt nước mắt chua cay. Có thể thấy, tiêu biểu là
cách đối xử của Phoocphia đối với những người thân trong gia đình, mọi việc
làm của hắn đều nhằm mục đích chiếm đoạt, vơ vét tài sản. Với mẹ, hắn
không có chút nào là thật lòng, những lời nói toàn là giả dối hòng chiếm địa
vị độc tôn trong gia đình, tham vọng đoạt hết tài sản của cha mẹ. Với anh trai
Xtêpan, chính hắn đã đẩy anh vào con đường chết, sau đó chiếm đoạt tất cả

lãnh địa và vốn còn lại. Với em trai Paven, hắn đã tính đi tính lại nhiều lần cái
vốn của em còn lại bao nhiêu, đến mức chi tiết và tỉ mỉ nhất có thể.
Thông qua việc xây dựng nhân vật Phoocphia bằng tiếng cười ở nhiều
cung bậc khác nhau, Sêđrin không những khắc họa được bộ mặt của tầng lớp
địa chủ mà còn cảnh báo rằng tầng lóp địa chủ sẽ bị tiêu vong cùng với cái
chết của từng nhân vật, cái chết cuối cùng mang ý nghĩa quyết định đó là cái
chết của nhân vật Phoocphia, nhân vật này mang đầy đủ bản chất xấu xa của
tầng lớp địa chủ. Trong toàn bộ tác phẩm, chỉ có chương đầu là tác giả tái
hiện lại thời gian mà chế độ nông nô chưa diễn ra, các chương còn lại tác là
thời kì chế độ nông nô đang suy tàn, thối nát, tất cả những gì xấu xa nhất đều
được bộc lộ. Nhân vật Phoocphiacũng càng dần càng bộc lộ bản chất giả đểu
của mình theo cấp độ tăng dần theo các chương. Ớ mỗi chương cái chết của
từng nhân vật lần lượt diễn ra, và cuối cùng cái lãnh địa Gôlôpliôp không còn
lại một ai, cái chết nối tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng giống
như cái chết tất yếu của chế độ nông nô chuyên chế đương thời. Tiếng cười
của Sêđrin đã khắc phục được hạn chế tiếng cười của Gôgôn trước đây là vì
vậy. Gôgôn mới chỉ ra được bản chất xấu xa của bọn địa chủ, quý tộc đồng

19


thời đồng cảm với số phận của người nông nô thông qua một số tác phẩm của
mình, tiêu biểu là Những linh hồn chết, chưa tìm ra được lối thoát cho người
nông nô. Nhưng ở đây, Sêđrin đã chỉ ra được con đường đấu tranh cho họ
thông qua hình tượng nhân vật ơpraxi, bằng những lời nói phản kháng lại
Phoocphia, cô đã làm cho Phoocphia phải sợ hãi và nhượng bộ. ơpraxi đưa ra
những yêu cầu đòi về thăm nhà cha mẹ đẻ, đòi tiền công, đòi được đi thăm
con của mình đã làm cho Phoocphia “giận điên người”, “đó là cơn vùng lên
cuối cùng của nghị lực hắn. Sau đấy hắn suy sụy trông thấy, ý chí của hắn
nhụt đi, hắn sợ run lên, còn ơpraxỉ thì không ngừng dày vò hắn” [12, 272].

Qua những yêu cầu của ơpraxi ta thấy người nông nô đã biết được sự thống
khổ của mình và bước đầu đưa ra những yêu sách đòi lại quyền lợi chính đáng
cho mình, còn bọn địa chủ đến đây đã không còn đủ sức để cầm cự, duy trì
những chính sách bất công vô lí nữa. Hơn nữa Sêđrin đã khắng định rằng tầng
lóp nông nô đủ sức đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình, “cồ có cái sức
mạnh phi thường của những con người thiên khiến là sự ưong bướng; và sức
mạnh ẩy cứ nhè vào một chô mà đảnh như một mũi dùi, và cuối đời của
Phoocphỉa vì thế mà lao đao; đôi lúc việc đó lên tới những quy mô kỉnh
khủng” [12, 272]. Sêđrin đã dựng lên nhân vật ơpraxi, đại diện cho tầng lớp
nông nô Nga, họ đã chịu nhiều chính sách bất công vô nghĩa lí của tầng lóp
thống trị, họ không có bất cứ một quyền lợi nào, chịu áp bức về cả thể xác lẫn
tinh thần, họ thuộc quyền sở hữu của bọn địa chủ, quý tộc. Thông qua đó,
tiếng cười châm biếm vang lên nhằm đả kích vào tường thành chế độ nông nô
mục ruỗng, đồng thời còn vang lên tiếng cười xót xa cho thân phận người
nông nô phải chịu nhiều áp bức, bóc lột.
Tiểu kết: Thông qua những đặc trưng của tiếng cười như các cung bậc của
tiếng cười, hiệu quả nghệ thuật của tiếng cười, Sêđrin đã dựng lên những hình
tượng nhân vật điển hình cho tầng lớp địa chủ Nga đương thời. Mỗi nhân vật

20


×