Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất ở tỉnh thái nguyên từ năm 1945 đến năm 1957

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.78 KB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
---------------------

NGUYỄN THỊ YẾN

ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH
THÁI NGUYÊNTỪ NĂM 1945 ĐẾN
NĂM 1957

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
---------------------

NGUYỄN THỊ YẾN

ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH
THÁI NGUYÊNTỪ NĂM 1945 ĐẾN
NĂM 1957
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TH.S Trần Thị Thu Hà



HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các
thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và các thầy cô giáo khoa Lịch Sử đã
nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Với lòng biết ơn em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Th S. Trần Thị
Thu Hà đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Văn
phòng tỉnh uỷ Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, Chi cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm học liệu tỉnh Thái
Nguyên, Ban Tuyên giáo huyện Phú Bình, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, III… đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành đề tài
nghiên cứu của mình.
Do điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế nên khóa luận
của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy, cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Yến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất ở

tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm 1957” là một công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Những số liệu và kết quả trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Đề tài chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu..................................... 4
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 6
6. Bố cục của khóa luận ........................................................................................... 6
Chương 1. TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ................................................................ 7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN ....................................................... 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 10
1.2. TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ....................................................................... 11
1.2.1. Quá trình chiếm đoạt ruộng đất của thực dân Pháp và sự thành lập
các đồn điền ........................................................................................................ 11
1.2.2 Chiếm hữu ruộng đất của địa chủ người Việt ........................................... 14
1.2.3. Chiếm hữu ruộng đất của tầng lớp phú nông ........................................... 16
1.2.4. Sở hữu ruộng đất của các tầng lớp nông dân ........................................... 16
1.2.5. Ruộng đất công của làng xã .................................................................................. 17

1.2.6. Ruộng nhà thờ thiên chúa giáo ................................................................. 18
Chương 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1957 .................................. 20
2.1. ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH RUỘNG
ĐẤT TỪNG PHẦN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM
1948 ....................................................................................................................... 20


2.1.1. Một số chủ trương của Đảng về cải cách ruộng đất từng phần từ
năm 1945 đến năm 1948 .................................................................................... 20
2.1.2. Quá trình thực hiện cải cách ruộng đất từng phần ở tỉnh Thái
Nguyên từ năm 1945 đến năm 1948 .................................................................. 22
2.2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TRIỆT ĐỂ GIẢM TÔ Ở
TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1948 ĐẾN NĂM 1953 ................................... 25
2.2.1.Một số chủ trương của Đảng về thực hiện triệt để giảm tô của Đảng từ
năm 1948 đến năm 1953……………………………………….. ...................... 25
2.2.2.Quá trình thực hiện thí điểm triệt để giảm tô ở tỉnh Thái Nguyên từ năm
1948 đến năm1953………………………………………………………….. ... 27
2.3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CẢI CÁCH RUỘNG
ĐẤT VÀ HOÀN THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH THÁI
NGUYÊN TỪ NĂM 1953 ĐẾN NĂM 1957 ........................................................ 34
2.3.1. Thí điểm cải cách ruộng đất ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ............ 35
2.3.2. Mở rộng cải cách ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên ..................................... 40
2.3.3. Công tác sửa sai và hoàn thành cải cách ruộng đất thí điểm ở tỉnh
Thái Nguyên ....................................................................................................... 43
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ........................................ 48
3.1. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 1945
ĐẾN NĂM 1957 .................................................................................................... 48
3.1.1. Thành tựu.................................................................................................. 48

3.1.2. Hạn chế ..................................................................................................... 54
3.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐẢNG RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ
NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1957 ................................................................................ 60
3.2.1. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề ruộng đất, mối quan hệ
giữa cách mạng ruộng đất và cách mạng giải phóng dân tộc, sáng tạo, độc
lập, tự chủ về đường lối ...................................................................................... 60


3.2.2. Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, giữ đúng nguyên tắc
của Đảng khi giải quyết vấn đề ruộng đất .......................................................... 62
3.2.3. Thực sự tin tưởng và tôn trọng vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng và
chính quyền cơ sở khi giải quyết vấn đề ruộng đất, nông dân, nông thôn ......... 63
3.2.4. Đánh giá đúng tình hình ruộng đất và giai cấp ở từng địa phương để
đưa ra chính sách ruộng đất đúng đắn, phù hợp phải đảm bảo sự ổn định
về tình hình chính trị, xã hội ở nông thôn .......................................................... 63
3.2.5. Thực hiện chính sách ruộng đất phải tuân theo pháp luật, phải bảo
vệ những nhân tố phát triển sản xuất, tôn trọng quyền dân chủ của nhân
dân ...................................................................................................................... 64
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 69
PHỤ LỤC…………………………………………………………………….......... 89


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng, là tài sản quý giá của cư dân nông
nghiệp và là chìa khóa để mở cánh cửa phương Đông. Ở Việt Nam nơi mà đa số cư
dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước vì vậy ruộng đất càng trở nên quan
trọng và quý giá.

Về lý luận; việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc tìm hiểu làng xã nói riêng và lịch sử chế độ ruộng đất nói chung.
Đặc biệt, nghiên cứu vấn đề ruộng đất trong cách mạng dân tộc dân chủ từ
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết cải cách ruộng đất năm 1957 để có thể
tìm hiểu lịch sử cách mạng Việt Nam, đường lối ruộng đất của Đảng và rút ra
những bài học kinh nghiệm quý báu của Đảng và Nhà nước ta để giải quyết vấn đề
ruộng đất cho nông dân trong đó có tỉnh Thái Nguyên.
Thái Nguyên là một trong các tỉnh ở miền núi phía Bắc Việt Nam có vị trí rất
quan trọng, một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của vùng Đông Bắc Bắc
Bộ, là vùng nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Trong cách mạng dân tộc dân chủ, Thái Nguyên sớm tiếp nhận ánh sáng cách mạng
của Đảng. Một số xã của tỉnh được chọn để xây dựng ATK (An toàn khu) của
Trung ương. Trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp, Thái Nguyên là
tỉnh tự do, một trong những địa điểm cơ quan đầu não của Trung ương Đảng và
Chính phủ. Đến tháng 11/1952, tại hai xã Đồng Bẩm và Dân chủ thuộc huyện Đồng
Hỷ (Thái Nguyên) được Trung ương chọn làm nơi nghiêm cứu thí điểm mở đầu chủ
trương phóng tay phát động quần chúng nông dân đấu tranh với giai cấp địa chủ. Từ
kết quả của đợt thí điểm giảm tô này, Đảng đã rút ra được những kinh nghiệm để
chỉ đạo giảm tô và cải cách ruộng đất toàn miền Bắc ở giai đoạn sau.
Về thực tiễn; nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Thái
Nguyên góp phần tìm hiểu quá trình vận động của cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân và việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ở nước ta.

1


Qua đó nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm của việc thực hiện chính
sách ruộng đất ở Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1957 để thấy
được sự chỉ đạo, vận dụng sáng tạo của Đảng ta về vấn đề ruộng đất. Đồng thời đây
cũng là một nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất ở địa

phương trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Như vậy, xuất phát từ những lí do trên em chọn đề tài:“Đảng lãnh đạo thực
hiện chính sách ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm 1957” để làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, vấn đề ruộng đất đã được trình bày trong nhiều tác phẩm
của các nhà lãnh đạo Đảng ta và các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội.
Cuốn sách “Vấn đề dân cày”, xuất bản năm 1937 của đồng chí Trường Chinh
và Võ Nguyên Giáp. Tác phẩm vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường
lối của Đảng và thực tiễn khảo sát đời sống nông thôn, các tác giả đặt vấn đề nghiên
cứu thực trạng nông thôn Việt Nam dưới ách áp bức thực dân và phong kiến, đề cập
đến vấn đề ruộng đất và dân cày đồng thời phê phán quan điểm sai lầm đối với dân
cày và vạch rõ vị trí của người dân cày trong cách mạng Việt Nam. Cuốn sách lên
tiếng tố cáo chính sách phản động của đế quốc phong kiến về ruộng đất, tô thuế, nạn
vay lãi nặng và nêu lên yêu sách của dân cày Đông Dương trước Mặt trận nhân dân
Pháp.
Về lịch sử chế độ ruộng đất thời kỳ cổ trung đại và cận đại có các chuyên
khảo của các tác giả như: Phan Huy Lê: “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
thời Lê Sơ”, NXB Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1959. Tác giả đã thể hiện rất rõ mọi mặt
kinh tế, chính trị, xã hội thời Lê sơ, qua đó với những chính sách ruộng đất dưới
triều đại này là minh chứng cho vai trò của Nhà nước phong kiến Việt Nam đối với
người nông dân Việt Nam.
Về vấn đề ruộng đất trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, trước hết phải
kể đến tác phẩm: “Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng Việt

2


Nam”, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1965 của đồng chí Lê Duẩn đánh giá cao vai trò của

giai cấp vô sản trong tiến trình cách mạng dân tộc, đặc biệt là vấn đề “ruộng đất cho
dân cày”.
Cuốn sách “Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”, NXB Sự Thật, Hà Nội,
1975 của đồng chí Trường Chinh nhằm góp phần làm sáng tỏ đường lối chiến lược
và sách lược cách mạng của Đảng ta trên những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản
như: tiếp tục thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, vấn đề cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xác
lập đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới; luận điểm về sử dụng sức
mạnh tổng hợp, vấn đề xây dựng Đảng và công tác tư tưởng của Đảng trong thời kỳ
mới; vấn đề tư duy văn hoá sáng tạo.
Tác giả Trương Hữu Quýnh: “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI –
XVII”, NXB Khoa học xã hội, Tập 1, Hà Nội, 1982, Tập II, Hà Nội, tác phẩm này
chia làm 4 phần nói về chế độ ruộng đất và khung cảnh xã hội ở Việt Nam qua các
thời kỳ phong kiến chia làm 2 giai đoạn lịch sử: từ thế kỷ XI-XV và giai đoạn từ thế
kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII;
Về vấn đề “Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất ở tỉnh Thái
Nguyên từ năm 1945 đến năm 1957” được trình bày một cách sơ lược ở các cuốn
sách như: “Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam” của Hoàng Ước, Trần Phương, Lê
Đức Bình, một số bài viết liên quan như: Cải cách ruộng đất thành quả và sai lầm
của Văn Tạo đã góp phần đánh giá, nhìn nhận lại những kết quả đạt được cũng như
những hạn chế, sai lầm, nguyên nhân của sai lầm đó trong cuộc cách mạng ruộng
đất “long trời nở đất”.
Đáng lưu ý là một số công trình: “Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng
đất ở Đại Từ, Thái Nguyên 1945-1954 của Nguyễn Trọng Cẩn, mặc dù trong một
phạm vi nhỏ bé, huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên nhưng với vai trò được Trung
ương Đảng chọn là huyện thí điểm giảm tô - cải cách ruộng đất, huyện có vị trí vô
cùng quan trọng, với sự thành công của công trình này tác giả Nguyễn Trọng Cẩn
đã tìm hiểu rất chi tiết, cụ thể, đây cũng là một nguồn tài liệu quý báu cho các công

3



trình nghiên cứu sau này về vấn đề ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên.
Bổ sung thêm cho đề tài nghiên cứu này là cuốn sách “Quá trình thực hiện
quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân ở tỉnh Thái Nguyên từ 1945 đến năm 1957 ”
của T.S Nguyễn Duy Tiến. Gần đây nhất là đề tài “Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở
tỉnh Thái Nguyên (1988-2005) của Phí Văn Liệu năm 2009, đề tài đã tìm hiểu thực
trạng về tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnhThái Nguyên, đồng thời nêu
lên được một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu ruộng
đất cho nông dân Thái Nguyên.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã phác họa được toàn cảnh
về vấn đề ruộng đất ở nước ta và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ thời phong kiến
đến hiện nay. Mỗi công trình lại khai thác vấn đề ở những khía cạnh khác nhau,
đây là những cơ sở giúp em về nguồn tư liệu, phương pháp, phương hướng để đi
sâu tìm hiểu đề tài của mình là: “Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất ở
tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm 1957”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
 Khái quát tình hình ruộng đất ở Thái Nguyên trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
 Tìm hiểu những chủ trương, chính sách của Đảng ta lãnh đạo cải cách từng
phần quá trình thực hiện ở Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm 1948.
 Tìm hiểu những chủ trương, chính sách của Đảng lãnh đạo thực hiện thí
điểm triệt để giảm tô ở Thái Nguyên từ năm 1948 đến năm 1953.
 Tìm hiểu những chủ trương, chính sách của Đảng lãnh đạo thực hiện thí
điểm cải cách ruộng đất và hoàn thành cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên từ năm
1953 đến năm 1957.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu



Hệ thống hoá các nguồn tư liệu về ruộng đất ở Thái Nguyên từ sau cách

mạng tháng Tám năm 1945 đến hết cải cách ruộng đất năm 1957.


Góp phần phác họa lên bức tranh về tình hình ruộng đất trên địa bàn tỉnh

4


Thái Nguyên từ sau năm 1945 đến năm 1957.


Tìm hiểu thêm về những thành quả và sai lầm trong cải cách ruộng đất ở

tỉnh Thái Nguyên, để từ đó Đảng ta đưa ra được những bài học kinh nghiệm trong
việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân trong cả nước giai đoạn từ năm 1945
đến năm 1957.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi địa bàn được nghiên cứu của khóa luận là toàn bộ tỉnh Thái
Nguyên trong đó tập trung ở 4 huyện được Đảng chọn thực hiện thí điểm giảm tô và
cải cách ruộng đất là Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình.
 Phạm vi thời gian được khóa luận nghiên cứu là từ sau cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến hết cải cách ruộng đất năm 1957.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Khóa luận đã tham khảo các nguồn tài liệu sau:
 Tài liệu chuyên khảo: Giáo trình Lịch sử Việt Nam tập I, II, III; Các tác
phẩm thông sử đã được công bố và xuất bản; Các Tạp chí chuyên ngành; Báo; Tạp
chí địa phương.

 Tài liệu lưu trữ: Các Báo cáo về tình hình ruộng đất, Niên giám thống kê,
Tổng kiểm kê đất đai hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, III,
Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Thái Nguyên, Chi
cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và môi trường Thái Nguyên. Đây là
những tư liệu gốc đáng tin cậy.
 Tài liệu điền dã: Để tìm hiểu thực tế các vấn đề có liên quan đến ruộng đất
trong thời kỳ này cũng như để nắm được một số vấn đề mà các tài liệu lưu trữ
không nói rõ, hoặc các tư liệu mâu thuẫn, em đã về quê hương mình là huyện Phú
Bình, gặp gỡ một số cụ già cao tuổi, nhân chứng lịch sử để vừa bổ sung, vừa thẩm
định các tài liệu lưu trữ.
 Khóa luận còn kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận
văn từ trước đến nay.

5


4.2. Phương pháp nghiên cứu
 Khóa luận đã sử dụng phương pháp nghiên cứu Chủ nghĩa Mác Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Khóa luận sử dụng phương pháp lịch sử và lôgíc trong đó phương pháp
lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra có phương pháp thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh
lịch sử.
5. Đóng góp của đề tài
Khóa luận làm rõ các phương diện:


Tình hình ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên, góp phần phác họa lên bức

tranh về tình hình ruộng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ sau năm 1945 đến
năm 1957.



Nêu lên một cách khái quát việc thực hiện các chủ trương, chính sách

ruộng đất của Đảng, Nhà nước ta ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm 1957.


Giúp chúng ta tìm hiểu thêm về những thành quả, hạn chế và bài học

kinh nghiệm trong cải cách ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó giúp hiểu hơn cuộc
cách mạng ruộng đất ở Thái Nguyên trong tiến trình lịch sử chung của dân tộc.
6. Bố cục của khóa luận
Khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Tình hình ruộng đất ở Thái Nguyên trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Chương 2: Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên
từ năm 1945 đến năm 1957.
Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm.

6


Chương 1
TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có diện tích tự nhiên
là 3541,5 km2, cách thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc. Thái Nguyên có toạ độ địa
lý là: 20o20’ đến 22o25’ vĩ bắc và 105o22’ đến 106o16’ kinh Đông. Đây là một vùng

đệm nối các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với đồng bằng sông Hồng. Với một vị
trí như vậy, Thái Nguyên xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị
của vùng Đông Bắc.
Thái Nguyên có hai đoạn quốc lộ chạy qua, quốc lộ số 3 chạy theo hướng
Bắc Nam, từ cầu Đa Phúc đến Phú Lương lên tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, Thái
Nguyên có hai tuyến đường sắt: Hà Nội - Quan Triều - Núi Hồng và tuyến đường
sắt Lưu Xá (Thái Nguyên) - Uông Bí (Quảng Ninh), cùng nhiều tuyến đường giao
thông nội tỉnh và liên tỉnh đã tạo ra sự giao lưu thuận tiện giữa Thái Nguyên với các
tỉnh đồng bằng và miền núi phía Bắc, Thái Nguyên trở thành phên dậu thứ hai về
phương Bắc [28,tr.238].
Lịch sử địa danh Thái Nguyên xuất hiện từ đầu thời Lý, khi đó Thái Nguyên là
một châu tương đương với cấp lộ. Đến thời nhà Trần, vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ
thời Lý thành 12 lộ. Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt giang lộ. Đến năm 1226, nhà
Trần lại đổi thành trấn Thái Nguyên bao gồm phần đất của tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Cạn và một phần của tỉnh Cao Bằng ngày nay.
Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm 1428 vương triều Lê được
thành lập. Bấy giờ, vua Lê Thái Tổ chia cả nước thành 5 đạo gồm: Tây Đạo, Bắc
Đạo, Đông Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo trong đó, Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo.
Bấy giờ, vùng đất Thái Nguyên ngày nay được đổi thành Thái Nguyên Thừa tuyên.
Đến năm 1469, Thái Nguyên thừa tuyên được đổi thành Ninh Sóc thừa tuyên. Cho

7


đến năm 1483, Thái Nguyên ngày nay đổi thành xứ Thái Nguyên với 3 phủ, 7
huyện, 6 châu [17,tr.147].
Đến thời thuộc Pháp, sau khi hoàn thành công cuộc bình định ở tỉnh Thái
Nguyên, ngày 20/10/1890, thực dân Pháp tiến hành cắt huyện Bình Xuyên (thuộc
phủ Phú Bình) rồi sáp nhập và tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc Vĩnh Phúc). Các huyện
còn lại của phủ Phú Bình và phủ Tòng Hoá tách khỏi tỉnh Thái Nguyên để góp phần

tạo nên Tiểu khu Thái Nguyên (một trong 3 tiểu khu thuộc đạo Quan binh I Phả Lại
thành lập ngày 9/9/1891) [15,tr.356-365].
Cho đến tháng 10/1892, thực dân Pháp lập lại tỉnh Thái Nguyên gồm phủ
Tòng Hoá, phủ Phú Bình, châu Bạch Thông và huyện Cảm Hoá, đặt dưới quyền cai
trị của một viên công sứ [13,tr.10]. Từ tháng 10/1892 đến hết cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (1954), địa lý hành chính của tỉnh Thái Nguyên
không có gì thay đổi.
Sau ngày ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), miền Bắc nước ta được giải
phóng hoàn toàn và chuyển sang làm cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa với hai
nhiệm vụ: cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu
mới của cách mạng, tỉnh Thái Nguyên cũng có sự thay đổi. Tháng 6/1956, Khu tự
trị Việt Bắc được thành lập bao gồm 6 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà
Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên). Thái Nguyên là một trong 6 tỉnh của Khu tự trị
Việt Bắc. Cho đến ngày 21/4/1965, Quốc hội nước Việt Nam quyết định hợp nhất
hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn thành tỉnh Bắc Thái.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội của nước ta trong thời kỳ đổi mới,
ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX đã chính thức ra Nghị quyết
về việc phân lại địa giới hành chính của một số tỉnh trong cả nước. Trên cơ sở đó,
ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Thái được tách ra thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc
Cạn. Tỉnh Thái Nguyên sau ngày tái lập tỉnh đến nay gồm có một thành phố là
thành phố Thái Nguyên, 1 thị xã Sông Công và 7 huyện bao gồm: Đại Từ, Định
Hoá, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Phổ Yên và Võ Nhai.
Về mặt địa hình của tỉnh Thái Nguyên bao gồm ba vùng rõ rệt. Độ cao trung

8


bình từ 30 đến 50 m, độ dốc thấp khoảng dưới 10 độ. Với địa hình, địa mạo như
trên đã tạo cho tỉnh Thái Nguyên có thế mạnh về quân sự, phát huy được tác dụng
hỗ trợ lẫn nhau, kết hợp giữa tấn công và phòng ngự. Tuy nhiên, trong thời bình,

tỉnh Thái Nguyên sẽ có thế mạnh và tiềm năng lớn để phát triển kinh tế nông - lâm
nghiệp.
Về khí hậu, tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu gió
mùa với hai mùa rõ rệt: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh,
mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Tài nguyên đất đai của tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng về nhiều loại đất
nhưng chủ yếu là đất Ferarit, đất đá vôi và đất ruộng. Khu vực đất đồi rất thích hợp
với việc trồng cây công nghiệp như: cà phê, chè. Vùng đồi còn thuận tiện cho việc
chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, dê, … Với tiềm năng đất như vậy đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thành lập các đồn điền trồng các loại cây công nghiệp.
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành
đai sinh khoáng Thái Bình Dương, cho nên trong lòng đất có nguồn tài nguyên
khoáng sản phong phú về chủng loại và trữ lượng như: than, vàng, sắt, thiếc,
titan,…Ở Thái Nguyên, các mỏ sắt, vàng, chì, kẽm có từ rất lâu đời, đã được nhiều
nhà khai khoáng trong và ngoài nước chú ý đến.
Về tài nguyên nước, tỉnh Thái Nguyên có nguồn tài nguyên nước tương đối
dồi dào. Do Thái Nguyên có điều kiện địa hình, địa thế dốc, phân cách mạnh, mặt
khác hiện nay diễn ra một thực tế là thảm thực vật rừng che phủ thấp, cho nên vào
mùa mưa dòng chảy tăng mạnh, thường gây ra lũ lụt lớn. Ngược lại, khi mùa khô
đến, dòng chảy lại rất cạn kiệt nên thường gây ra tình trạng thiếu nước, hạn hán,
nhất là thuộc địa phận các huyện: Võ Nhai, Định Hoá, Đồng Hỷ,…
Như vậy, với những điều kiện tự nhiên thuận lợi trên đây đã khẳng định Thái
Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nền
nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp. Trong nền nông nghiệp của tỉnh Thái
Nguyên thế mạnh nhất vẫn là cây công nghiệp trên vùng đồi như: chè, cà
phê,…Trong đó, cây chè là một loại cây rất thích hợp với thổ nhưỡng Thái Nguyên,

9



trên thực tế, chè Tân Cương đã trở thành đặc sản nổi tiếng và có thương hiệu.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thái Nguyên thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc, kinh tế Thái
Nguyên đang dần chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng nông nghiệp
đang giảm dần.
Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi
thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng.
Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng
trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu
có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu
xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp
lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng.
Thái Nguyên có tổ hợp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên
và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác
quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.
Về tình hình dân số, theo số liệu thống kê dân số toàn tỉnh Thái Nguyên có
khoảng 1095991 người với 246160 hộ gia đình (năm 2004). Trong đó, dân số thành
thị là 251058 người (22,91 %), dân số nông thôn là 844933 người (77,09 %). Thái
Nguyên từ lâu là địa bàn cư tụ của nhiều dân tộc. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 8
dân tộc gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu, Hmông. Trong đó,
đông nhất vẫn là dân tộc Kinh (75,47%), dân tộc Tày (10,68%), [12,tr.22]. Dân tộc
Kinh là dân tộc chiếm số lượng đông nhất và mang nguồn gốc bản địa, thời Gia
Long cả tỉnh có 6700 suất đinh [17,tr.157]. Tuy nhiên, do những tiềm năng nông,
lâm nghiệp, khoáng sản của tỉnh mà đã thu hút nhiều người ở các tỉnh đến Thái Nguyên
để sinh cơ lập nghiệp, làm ăn sinh sống. Điều này được thể hiện rõ qua biểu 1:
Biểu 1: Số dân di cư đến Thái Nguyên từ 1930 đến 1938. [19,tr.20]
Năm

Số hộ


Số khẩu

1930

588

2.001

1935

1.410

5.502

10


1936

1.695

6.473

1937

2.386

6.887

7-1938


?

3.165

Cộng

6.089

24.028

Nhìn chung, người Kinh có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi,
đồng thời họ cũng tiếp thu nhanh nhẹn những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng
trong sản xuất. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn có dân tộc Nùng, Sán
Dìu, Dao, Hmông, Sán Chỉ, Cao Lan [14,tr.12].
Nhân dân Thái Nguyên có truyền thống đấu tranh anh hùng, kiên cường, là một
trong những tỉnh miền núi phía Bắc có những công lớn cho đất nước.
Kết cấu xã hội – văn hóa của phần đông dân cư tập trung ở kết cấu làng xóm, bản
làng. Mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều có những nét văn hóa riêng
đặc sắc, đều hoà nhập thành một cộng đồng đoàn kết, thống nhất, cùng sống
xen kẽ trên một lãnh thổ với một nền văn hoá chung, cùng với những nét văn
hoá riêng biệt của từng dân tộc, tạo nên được những nét văn hoá đa dạng trong sự
thống nhất trong một nền văn hoá Việt.
Như vậy, tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc
Việt Nam, có vị trí rất quan trọng cả về kinh tế lẫn quân sự, nơi được đánh giá là
“tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”. Đây là tỉnh đệm nối các tỉnh miền núi phía Bắc
với đồng bằng châu thổ sông Hồng. Trải qua gần một thế kỷ xây dựng và đấu tranh,
nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tô thắm thêm những trang sử truyền thống,
vinh quang của tỉnh Thái Nguyên. Đây chính là cơ sở vững chắc để nhân dân các dân
tộc tỉnh Thái Nguyên vững bước tiến lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1.2. TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC CÁCH
MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
1.2.1. Quá trình chiếm đoạt ruộng đất của thực dân Pháp và sự thành lập các
đồn điền
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có rất nhiều tiềm năng, lợi thế. Đây là

11


một vùng có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và phòng thủ
quân sự. “Đây là một tỉnh nông nghiệp, đây cũng là tỉnh giàu khoáng sản, đây lại là
một tỉnh lâm nghiệp… Khi cuộc khủng hoảng kinh tế chung hiện nay đã qua đi, thì
cái tỉnh đẹp đẽ này, nơi có nhiều chỗ có phong cảnh giống như vùng Nooc- măngdi của chúng ta nhất định sẽ thịnh vượng lên một cách không lường trước được. Vì
nó có vô vàn phương tiện thuận lợi để trao vào tay những con người dũng cảm
không ngần ngại truớc khó khăn gian khổ” [20,tr.59-60]. Nhận thấy rõ vị trí chiến
lược quan trọng của tỉnh Thái Nguyên, vào năm 1887 thời điểm thực dân Pháp chưa
hoàn thành công cuộc bình định Thái Nguyên thì chúng đã cấp giấy phép cho các
điền chủ người Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân để lập ra các đồn điền. Các
điền chủ người Pháp đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để tước đoạt ruộng đất của
nông dân tỉnh Thái Nguyên. Việc tước đoạt ruộng đất đối với nông dân của các điền
chủ được thực dân Pháp ủng hộ, khuyến khích. Nghị định ngày 1/5/1900 cho phép
Khâm sứ Trung Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ, Thống đốc Nam Kỳ có quyền cấp cho mỗi
người 300 ha trở xuống, còn Toàn quyền Đông Dương có quyền cấp ít nhất từ 300
ha trở lên [35,tr.298]. Biện pháp này của các điền chủ người Pháp không khác gì
cảnh “rào đất cướp ruộng” của tư sản Anh trong thời kỳ tích luỹ tư bản nguyên
thuỷ. Do đó, ngay trong những năm đầu tiên, đã có một loạt đồn điền của Pháp
được thành lập. Số liệu đồn điền được thể hiện rõ qua biểu 2.
Biểu 2: Các đồn điền đầu tiên của người Pháp ở Thái Nguyên. [29,tr.119]
STT


Tên điền chủ

Thời gian lập

Diện tích (ha)

Địa điểm (huyện)

1

Boisdam

4/1887

277

Phú Bình

2

Derayfus

9/1897

13.679

Phú Bình

3


Decoumailes

6/1898

3.650

Đồng Hỷ

4

Reynaud

7/1898

14.605

Phổ Yên

5

Commains

1/1903

209

Đồng Hỷ

6


Guillaume

7/1898

10.576

Phổ Yên

Tổng cộng diện tích

42.996

12


Tính đến năm 1918, số đồn điền của người Pháp được thiết lập ở Thái Nguyên
từ 1884 là 24 đồn điền. Trong đó có ba đồn điền có diện tích dưới 50ha, 21 đồn điền
có diện tích từ 50 ha trở lên, với các ông chủ: “Dreyfus và Công ty”, “Công ty
Văn Gia”, “Reynaud, Blanc và Công ty”, “anh em Guilaume, Metman, Hermel,
Commaille, Darribe, Girard…” [29,tr.110-111]. Ngoài những tên điền chủ người
Pháp và diện tích đồn điền của họ, còn xuất hiện những thành phần địa chủ người
Việt. Địa chủ người Việt được sự che chở, dung dưỡng của bọn thực dân cũng ra
sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập ra các đồn điền. Tính đến thời điểm
năm 1945, trên phạm vi toàn tỉnh có tới 6 đồn điền của người Việt. Số liệu cụ thể:
Biểu 3: Các đồn điền của người Việt ở Thái Nguyên đến năm 1945 [29,tr.120]
STT

Tên điền chủ

Địa điểm


Diện tích

Năm thành

(ha)

Số hộ

lập

1

Nguyễn Trọng Thuật

Đồng Hỷ

808

20

4-1926

2

Becsna Hiếu

Đồng Hỷ

700


120

?

3

Nguyễn Kim Lân

Phú Bình

5.845

478

8-1920

4

Phạm Bá Nhu

Đại Từ

115

32

2-1927

5


Nguyễn Đức Mai

Đồng Hỷ

300

?

1-1937

6

Phạm Bá Oánh

Định Hóa

125

35

11-1911

Tổng số

7.993

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh trong các đồn điền của người Pháp chủ
yếu là theo lối tư bản chủ nghĩa. Còn hoạt động kinh doanh trong các điền chủ của
người Việt vẫn theo lối truyền thống “phát canh thu tô”. Việc đóng tô thuế của

người đi lĩnh canh ruộng đất cũng được quy định rõ: “mức tô bình quân của các đồn
điền người Việt được áp dụng là 7 nồi thóc một mẫu, tuỳ ruộng tốt hay xấu mà có
thể tăng giảm, mỗi nồi là 22 kg. Như vậy, mỗi một mẫu ruộng người lĩnh canh phải
nạp 154 kg, một sào là 15,4 kg. Nếu năng suất một sào chỉ có 40 kg- như báo cáo
của Công sứ Thái Nguyên năm 1938 thì mức tô ở đây là trên dưới 40%”
[29,tr.137]. Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, diện tích đồn điền của người

13


Pháp và người Việt có nhiều chuyển biến và bị thu hẹp. Từ năm 1948 trở đi, Chính
phủ ta đã tiến hành tịch thu một loạt các đồn điền vắng chủ để cấp cho nông dân. Để
nắm được sơ bộ về vấn đề này có biểu 4.
Biểu 4: Ruộng đất 7 đồn điền của Pháp và Việt gian phản động bỏ chạy đem
tạm cấp cho nông dân năm 1950. [2,tr.4]
Loại đồn điền

Số lượng (cái)

Diện tích (ha)

Tạm cấp

481

2.079

Đang xét cấp

110


632

Đã cấp hẳn

461

1.452

Đang xét cấp hẳn

92

632

Tổng số

1.144

4.795

Ghi chú: Mẫu Bắc Bộ viết tắt: m (mẫu)= 10 sào =150 thước= 3.600m2
Sào Bắc Bộ viết tắt: s(sào)= 15 thước = 360 m2
Thước Bắc Bộ viết tắt: th(thước) = 24m2.
1.2.2 Chiếm hữu ruộng đất của địa chủ người Việt
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam địa chủ chiếm khoảng 5%
dân số nhưng có trong tay tới hơn 50% diện tích ruộng đất canh tác. Cũng như trong
phạm vi cả nước, giai cấp địa chủ Thái Nguyên đều được sự giúp đỡ của chính
quyền thực dân để ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân bằng mọi thủ đoạn khác
nhau, thậm chí địa chủ còn dùng cả vũ lực. Chỉ tính riêng 24 địa chủ lớn đã chiếm

đoạt 8.154 mẫu 4 sào 3 thước chiếm tỷ lệ 6,7% so với diện tích toàn tỉnh. Còn lại là
địa chủ vừa và nhỏ mức độ chiếm hữu ruộng đất như sau:
Biểu 5: Chiếm hữu ruộng đất của địa chủ tính đến năm 1945. [6,tr.12]
Loại xã

Thời gian

Diện tích
chiếm hữu

Tỷ lệ % (so với
tổng diện tích của
các xã)

Bình quân
nhân khẩu

28 xã

1945

6.721m1s11th

28,85

7m6s07th

5 xã

1945


1.317m8s06th

34

3m3s09th

14


Cũng dựa vào “Báo cáo điều tra 5 xã điển hình và 28 xã (thuộc 6
huyện)” đã thấy rõ được hình thức bóc lột của giai cấp địa chủ ở Thái Nguyên.
Trong đó, hình thức bóc lột theo kiểu phát canh thu tô kết hợp với thuê mướn nhân
công là hình thức bóc lột chủ yếu của các địa chủ ở đây. Để thấy rõ được điều này
đưa ra những số liệu ở biểu 6.
Biểu 6: Tỷ lệ số địa chủ phát canh thu tô và thuê mướn nhân công [14,tr.25]
5 xã điển hình

Hình thức bóc lột

28 xã của 6 huyện

Số địa chủ

Tỷ lệ

Số địa chủ

Tỷ lệ


18

23,08

22

13,17

39

50,00

101

60,48

21

26,92

44

26,35

78

100

167


100

Phát canh thu tô
Thuê mướn nhân công
là chính kết hợp thu tô
Kết hợp 2 hình thức và
cho vay lãi
Cộng

Từ Biểu 6 cho thấy, hình thức thuê mướn nhân công là chính kết hợp với thu tô
là hình thức bóc lột chủ yếu của địa chủ ở Thái nguyên. Ngoài hình thức thuê mướn
nhân công và thu tô, các chủ ruộng còn làm giàu bằng cách cho vay nặng lãi theo kiểu
lãi mẹ đẻ lãi con. Từ sau Cách mạng Tháng tám năm 1945, ruộng đất chiếm hữu của
địa chủ cũng có sự chuyển biến lớn. Biểu 7 thấy rõ được sự chuyển biến này.
Biểu 7: Chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và sự chuyển dịch ruộng đất trước
cái cách ruộng đất. [6,tr.12]
Hộ

Diện tích

Diện tích

%

chiếm hữu

chuyển dịch

diện tích


(S-m-th)

(S-m-th)

chuyển

1577m4s10th

1258m0s12th

dịch
81,5

47 xã đợt I

696 3,21 4589 4,86 10808s4m07th

9095m0s00th

84,1

22 xã đợt II

393

3500m0s00th’

81,9



6 xã thí điểm

Khẩu

Hộ

%

Khẩu

%

97

3,66

352

5,39

3,1

2908 4,55

4271s0m7th

(Ghi chú: Tỷ lệ % hộ, khẩu so với hộ, khẩu ở các xã; tỷ lệ % ruộng đất so với
tỷ lệ ruộng đất chiếm hữu)

15



1.2.3. Chiếm hữu ruộng đất của tầng lớp phú nông
Tầng lớp phú nông trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói
riêng là người có tương đối nhiều ruộng đất. Cách thức làm giàu của phú nông có
nhiều nét tương đồng với cách làm giàu của giai cấp địa chủ như: vừa thuê mướn
nhân công, vừa phát canh thu tô vừa kết hợp cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, hình thức
thuê mướn nhân công vẫn là chính.
Biểu 8: Chiếm hữu ruộng đất của phú nông tính đến năm 1945 [24,tr.47]
Địa bàn
28 xã của 6 huyện
5 xã

Diện tích chiếm

Tỷ lệ % so với

Bình quân nhân

hữu

tổng số diện tích

khẩu

1.883m9s12th

8,68

2m4s00th


333m4s13th

8,53

1m8s06th

Qua bảng số liệu trên ta thấy rõ, diện tích chiếm hữu ruộng đất của phú nông
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là không lớn chưa được 10% con số này nhỏ hơn
nhiều so với diện tích chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.
1.2.4. Sở hữu ruộng đất của các tầng lớp nông dân
Nước ta là một nước nông nghiệp, cho nên nông dân chiếm một số lượng khá
lớn. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng nông dân của Việt Nam chiếm tới
hơn 90% dân số. Mặc dù giai cấp nông dân chiếm số lượng lớn nhưng họ lại có
trong tay diện tích ruộng đất khá ít ỏi, cá biệt còn có một số bộ phận trong giai cấp
nông dân “không có một tấc đất cắm dùi”, nguồn sống của họ chỉ là đi làm thuê,
làm mướn, đi ở cho gia đình địa chủ.
Thái Nguyên là một tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, nhưng diện
tích ruộng đất trong tay giai cấp nông dân trước năm 1945 là tương đối ít. Khẳng định
được điều này căn cứ vào số liệu điều tra 5 xã điển hình.

16


Biểu 9: Sở hữu ruộng đất của trung nông, bần nông và cố nông
(năm 1945). [6,tr.10]
Thời gian

Sở hữu ruộng đất của


Sở hữu ruộng đất của

trung nông

bần nông

1.453m0s08th

338m5s08th

37,35

9,97

0m5s13m

0m2s02th

1945
Tỷ lệ % so với tổng diện
tích ruộng đất của 5 xã
Bình quân nhân khẩu

Từ biểu 9 ta thấy, nông dân của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên trước năm
1945 đều không có hoặc có rất ít ruộng đất. Khi được lĩnh canh ruộng đất của địa
chủ, nông dân phải “ đổ mồ hôi”, để canh tác ruộng đất, rồi sau đó nộp tô cho địa
chủ. Sau khi được lĩnh canh, người nông dân thiếu đủ thứ, trăm thứ “bà giằng”
khiến họ phải đi vay lãi gia đình địa chủ lãi suất rất cao. Với cách này, địa chủ đã
lợi lại càng lợi thêm. Còn nông dân chính là người “thiệt đơn thiệt kép”. Trong các
đồn điền, nông dân làm thuê ở đây cũng cơ cực chẳng kém. Các đồn điền đã thành

lập bộ máy cai trị riêng và rất hà khắc. Chủ đồn điền coi tá điền làm thuê chẳng
khác gì nô lệ của họ như: đồn điền Chã, đồn điền Thác Nhái (Phổ Yên) …
[24,tr.49].
Bằng những phương thức và thủ đoạn như trên, địa chủ và chủ đồn điền đã
bóc lột nông dân một cách tàn nhẫn đến tận xương tuỷ, đẩy nông dân vào cảnh
đường cùng ngõ tận. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho mâu thuẫn giai cấp
giữa nông dân tá điền với địa chủ và chủ đồn điền ngày càng trở nên sâu sắc.
1.2.5. Ruộng đất công của làng xã
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp nên tại hầu hết các làng xã cổ truyền
của người Việt tính đến thời điểm trước khi Đảng ta tiến hành cải cách ruộng đất
(1953), vẫn còn tồn tại bộ phận ruộng đất công. Tỉnh Thái Nguyên không năm
ngoài tình trạng chung đó. Số liệu ruộng đất công ở Thái Nguyên tính đến thời điểm
trước Cải cách ruộng đất được thể hịên ở biểu 10.

17


Biểu 10: Diện tích ruộng đất công tại 75 xã trước cải cách ruộng đất. [30,tr.1]
Số xã

Diện tích
549m7s06th

6 xã thí điểm cải cách ruộng đất
47 xã cải cách ruộng đất đợt I

13.154m2s11th

22 xã cải cách ruộng đất đợt II


2.753m1s07th

Cộng

16.457m1s09th
Nhìn chung, hầu hết ruộng đất công ở Thái Nguyên được các làng sử dụng

vào việc thờ tự trong các dịp lễ, tiệc hàng năm. Vẫn là ruộng công nhưng cách thức
sử dụng của mỗi làng lại có sự khác nhau. Việc sử dụng ruộng đất công của mỗi
làng cũng có biểu hiện sự bất bình đẳng.
1.2.6. Ruộng nhà thờ thiên chúa giáo
Việt Nam là một quốc gia từ rất sớm đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật
giáo, Nho giáo, Thái Nguyên cũng không năm ngoài tình trạng đó. Đến Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, Thái Nguyên có 5 nhà thờ xứ và 12 nhà thờ họ, có 3 nhà thờ
lớn là: Nhã Lộng (Phú Bình), An Huy (Đại Từ), Túc Duyên (Đồng Hỷ) [24,tr.55].
Tính đến thời điểm trước Cải cách ruộng đất, nhà thờ An Huy (Đại Từ) có 125 mẫu
ruộng, chiếm 16,3% tổng số ruộng của làng xã và 20 mẫu đất. Số ruộng này hoàn
toàn được nhà thờ đem phát canh thu tô cho đến Cải cách ruộng đất. [1,tr.8]
Diện tích ruộng đất của nhà thờ nhìn chung vẫn còn tồn tại đến năm 1945,
thậm chí đến vài năm sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công ruộng đất này vẫn
do từng nhà thờ quản lý, chính quyền cách mạng vẫn chưa đụng đến. Tuy nhiên,
phải đến năm 1949 chính quyền cách mạng bắt đầu can thiệp vào ruộng của nhà thờ
của xã Hùng Sơn (Đại Từ). Giữa tháng 7 năm 1949, Đảng và Chính phủ ta ra sắc
lệnh giảm tô 25%, thành lập Hội đồng giảm tô cấp tỉnh để tiến hành tịch thu ruộng
đất của Việt gian chia cho dân cày nghèo.
Tiểu kết chương 1
Thái Nguyên là tỉnh “đệm” giữa miền núi và đồng bằng, giàu tài nguyên, có
nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nông - lâm - công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt

18



×