Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Ngoại giao đa phương của việt nam thời kỳ đổi mới (1986 2006)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.3 KB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
---------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH

NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA
VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986 – 2006)

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học:
THS TRẦN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của các
thầy cô giáo, bạn bè và gia đình trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ths. Trần Thị Thu Hà – người
đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành khóa luận. Xin gửi lời tri ân của tôi với những điều mà cô đã dành
cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng đã cho tôi những
lời nhận xét cũng như những ý kiến đóng góp quý báu, giúp tôi hoàn thành
bài khóa luận.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2 về những bài giảng hữu ích và những sự giúp đỡ, quan tâm của các


thầy cô dành cho tôi trong quá trình học tập.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới
những người thân trong gia đình và bạn bè – những người luôn động viên, cổ
vũ và sát cánh bên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Người thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Tuyết Trinh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
đã nêu trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của khóa luận là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Người thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Tuyết Trinh



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu........................................... 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................. 5
5. Đóng góp của khóa luận.......................................................................... 6
6. Bố cục khóa luận ..................................................................................... 6
Chương 1
CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) .................................................................. 7
1.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC............................................. 7
1.1.1. Tình hình thế giới........................................................................ 7
1.1.2. Tình hình khu vực ..................................................................... 11
1.2. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC ............................................................ 13
1.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trước năm 1986 ................ 13
1.2.2. Hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam trước năm 198617
1.2.3. Chính sách ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ đổi mới
(1986 – 2006) ...................................................................................... 19
Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 24
Chương 2
HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG
CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) .................................. 25
2.1. BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ VỚI CÁC TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC.......................................................... 25
2.1.1. Quan hệ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) .................... 25
2.1.2. Quan hệViệt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ..... 26
2.1.3. Quan hệ Việt Nam và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ..................... 28



2.2. VIỆT NAM TRONG HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(ASEAN) ................................................................................................... 29
2.2.1. Tiến trình Việt Nam gia nhập ASEAN ..................................... 29
2.2.2. Hoạt động và những đóng góp của Việt Nam trong ASEAN .. 31
2.3. VIỆT NAM VÀ DIỄN ĐÀN HỢP TÁC Á – ÂU (ASEM) .............. 35
2.3.1. Việt Nam – thành viên sáng lập ASEM.................................... 35
2.3.2. Việt Nam – thành viên tích cực trong ASEM........................... 36
2.4. VIỆT NAM VÀ DIỄN ĐÀN KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH
DƯƠNG (APEC) ...................................................................................... 45
2.4.1. Tiến trình Việt Nam gia nhập APEC ........................................ 45
2.4.2. Một số hoạt động của Việt Nam tại APEC ............................... 49
2.4.3. APEC Việt Nam 2006 và ý nghĩa của thành công trong APEC50
2.5. VIỆT NAM TRONG PHONG TRÀO KHÔNG LIÊN KẾT (NAM) 53
2.6. VIỆT NAM TRÊN LỘ TRÌNH GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG
MẠI THẾ GIỚI (WTO) ............................................................................ 58
2.6.1. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO ................. 58
2.6.2. Tiến trình Việt Nam gia nhập WTO ......................................... 63
2.7. QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN HỢP QUỐC (UN) ......................... 69
2.7.1. Hoạt động của Việt Nam trong LHQ ........................................ 69
2.7.2. Việt Nam trong quá trình vận động tham gia Hội đồng Bảo an
LHQ .................................................................................................... 71
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 75
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM,VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNGVIỆT NAM
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) ................................................................ 76
3.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ
ĐỔI MỚI (1986 – 2006) ........................................................................... 76
3.2. VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM THỜI
KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006) .................................................................... 77



Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 85
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 87


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADB
AIPA
APEC
APPF
ARF
ASC
ASEAN
ASEANAPOL

Nguyên văn tiếng Anh
(nếu có)
Asian Development Bank

Nguyên văn tiếng Việt
Ngân hàng Phát triển
châu Á

ASEAN Inter

Liên minh nghị viện


Parliamentary Assembly

ASEAN

Asia – Pacific Economic

Diễn đàn kinh tế châu Á

Cooperation

– Thái Bình Dương

Asia – Pacific

Diễn đàn Nghị viện châu

Parliamentary Forum

Á – Thái Bình Dương

ASEAN Regional Forum

Diễn đàn khu vực
ASEAN

ASEAN Security

Cộng đồng An ninh

Community


ASEAN

Asociation of Southeast

Hiệp hội các quốc gia

Asian Nations

Đông Nam Á

ASEAN Chiefs of Police

Cảnh sát các nước
ASEAN

ASEF

Asia – Europe Foundation Quỹ Á – Âu

ASEM

The Asia – Europe
Meeting

Diễn đàn hợp tác Á – Âu

ATF

ASEM Trust Fund


Quỹ tín thác ASEM

CAPs

Community Action

Chương trình hành động

Programs

tập thể

CEPT

Hiệp định về chương
trình thuế quan ưu đãi có
hiệu lực chung


CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa
Chủ nghĩa xã hội

CNXH
EC

European Commission


Ủy ban châu Âu

ECOTECH

Economic and Technical

Thủ tục Hải quan, Kinh

Cooperation

tế kỹ thuật

Economic Development

Quỹ Hợp tác phát triển

Cooperation Fund

kinh tế

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FAO

Food and Agriculture


Tổ chức Lương thực và

Organization of the

Nông nghiệp Liên hợp

United Nations

quốc

Foreign Direct

Đầu tư trực tiếp nước

Investment

ngoài

EDCF

FDI
FEALAC

The Forum for East AsiaLatin America
Cooperation

GDP
G77
GATT


Gross Domestic Product
Group 77

Tổng sản phẩm quốc nội
Nhóm 77 nước đang
phát triển
Hiệp định chung về thuế

Tariffs and Trade

quan và mậu dịch
Hội đồng Bảo an

International
Development
Associtation

IGO

Á – Mỹ Latinh

General Agreement on

HĐBA
IDA

Diễn đàn Hợp tác Đông

Hiệp hội Phát triển quốc

tế

Intergovernmenntal

Tổ chức liên minh chính

Organization

phủ


IMF

Internation Monetary
Fund

INTERPOL
IUCN

MDGs
MFN
NAM

International Criminal

Tổ chức Cảnh sát Hình

Police Organization

sự Quốc tế


International Union for

Liên minh Quốc tế Bảo

Conservation of Nature

tồn Thiên nhiên và Tài

and Natural Resources

nguyên Thiên nhiên

Milennium Development

Mục tiêu phát triển thiên

Goals

niên kỷ

Most AFavoured Nation

Đãi ngộ tối huệ quốc

Non – Aligned Movement

Non – Governmental
organization


NICs

OECD

kết

Tổ chức phi chính phủ

Newly Industrialized

Các nước công nghiệp

Countrys

mới

NXB
ODA

Phong trào không liên
Ngân hàng Nhà nước

NHNN
NGO

Quỹ tiền tệ Quốc tế

Nhà xuất bản
Official Development Aid
Organization for

economic cooperation
and development

Hỗ trợ phát triển chính
thức
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển
5 nước thường trực Hội

P5

đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc
SAARC

South Asian Association

Hiệp hội Hợp tác khu

for Regional Cooperation

vực Nam Á


SEANWFZ

Southeast Asia Nuclear –

Hiệp ước Khu vực phi


Weapon – Free – Zone

vũ khí hạt nhân

SEV

Sovet Ekonomicheskoy

(COMECON)

Vzaimopomoshchi

Hội đồng Tương trợ

(Council of Mutual

Kinh tế

Economic Assistance)
SOM
TRIMS

TRIPS

Senior Officials Meeting

Cuộc họp các quan chức
cao cấp

Agreement on Trade-


Hiệp định về các rảo cản

Related Investment

kỹ thuật đối với thương

Measures

mại

Agreement on TradeRelated Aspects of

Hiệp định về sở hữu trí

Intellectual Property

tuệ

Rights
UN (LHQ)

The United Nations

Liên hợp quốc

UNDP

United Nations


Chương trình Phát triển

Development Programme

Liên hợp quốc

UNEP

United Nations
Environment Program

UNESCO

Chương trình môi
trường của Liên hợp
quốc

United Nations

Tổ chức Giáo dục, Khoa

Educational Scientific

học và Văn hóa của Liên

and Cultural Organization hiệp quốc
UNFPA
USD
VNDCCH


United Nations

Quỹ dân số của Liên hợp

Population Fund

quốc

United States Dollar

Đô la Mỹ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade

Tổ chức Thương mại

Organization

Thế giới


XHCN

Xã hội chủ nghĩa


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tháng 12 năm 1991, chiến tranh Lạnh kết thúc, trật tự thế giới hai cực
Xô – Mỹ tan rã. Cùng với sự tan rã của trật tự thế giới hai cực, hệ thống quan
hệ quốc tế cũng mang những đặc điểm mới về chủ thể, tương quan lực lượng,
cấu trúc quyền lực và nguyên tắc hoạt động. Trong hệ thống mới này, bên
cạnh quan hệ song phương truyền thống, các quan hệ đa phương ngày càng
phong phú, đa dạng và mạnh mẽ. Ngoại giao đa phương trở thành một trong
những phương thức hoạt động ngoại giao phổ biến của quan hệ quốc tế đương
đại. Đồng thời, toàn cầu hóa với sự tăng tốc mạnh mẽ trong hệ thống quan hệ
quốc tế đã và đang tạo ra một thế giới phụ thuộc lẫn nhau cao độ trên nhiều
lĩnh vực. Điều này là tiền đề cho ngoại giao đa phương phát triển với tư cách
là một phương thức tập hợp nguồn lực để triển khai thuận lợi hơn chính sách
đối ngoại của các chủ thể (quốc gia – dân tộc).
Việt Nam với tư cách là chủ thể tích cực, chủ động và có trách nhiệm
trong cộng đồng quốc tế cũng đang nỗ lực thực hiện đổi mới đường lối đối
ngoại. Tháng 5 – 1988, Đảng và Nhà nước ta bước đầu có sự đổi mới tư duy
về công tác đối ngoại thông qua việc đề ra nghị quyết 13-NQ/TW và đến Đại
hội X được bổ xung và phát triển thành đường lối đối ngoại đổi mới: “Thực
hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát
triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng
hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác
quốc tế và khu vực” [9, Tr.112].

Sau 20 năm đổi mới, phát triển và thực hiện chính sách ngoại giao đa
phương hóa, hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam ngày càng được

1


mở rộng và đạt được những thành tựu rõ rệt. Việt Nam đã tham gia và tăng
cường mối quan hệ với một số tổ chức đa phương chủ chốt như Liên hợp quốc
(UN), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM)…
Nghiên cứu về hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ đổi
mới (1986 – 2006) có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc:
Về lý luận: Góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước về
ngoại giao đa phương thời kỳ đổi mới, đưa ra những vai trò, đặc điểm của
ngoại giao đa phương thời kỳ đổi mới (1986 – 2006).
Về thực tiễn: khóa luận góp phần làm sáng tỏ hoạt động ngoại giao đa
phương Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2006), đưa ra những đánh giá về vai
trò và đặc điểm của ngoại giao đa phương thời kỳ này, qua đó có thể rút ra
những bài học để thực hiện có hiệu quả những chính sách và hoạt động ngoại
giao đa phương trong tương lai.
Vấn đề ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ 1986 – 2006 đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu với các cách tiếp cận khác nhau và
nhằm mục đích khác nhau. Song cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa
học nào nghiên cứu đầy đủ cụ thể về vấn đề này.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Ngoại giao đa
phương của Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – 2006)” là đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngoại giao đa phương Việt Nam là một vấn đề khoa học ngày càng thu
hút sự quan tâm của giới nghiên cứu.

Công trình nghiên cứu liên quan đến ngoại giao đa phương thông qua
các tổ chức quốc tế có cuốn “Các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức kinh tế
quốc tế” của Đoàn Năng, Phạm Việt, Hải Minh xuất bản năm 1991 giới thiệu
các tổ chức liên chính phủ và các cơ quan chuyên môn của nó.

2


Cuốn “Ngoại giao Việt Nam (1945 – 2000)” xuất bản năm 2002 của Học
viện Quan hệ quốc tế và nay là Học viện Ngoại giao có mục “Mở rộng hoạt
động ngoại giao đa phương” viết về ngoại giao đa phương của Việt Nam từ
1979 đến 2000 đề cập đến thành tựu trong quan hệ giữa Việt Nam với các tổ
chức, diễn đàn đa phương quốc tế.
Bàn về hợp tác Á – Âu nhấn mạnh vai trò của Việt Nam, tác giả Trần
Đức Cường có bài “Việt Nam: vai trò và những đóng góp đối với ASEM”
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á xuất bản năm 2004.
Bên cạnh đó Ban tư tưởng Văn hóa trung ương đã xuất bản cuốn sách
“Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới” năm 2005 đã đưa ra cách nhìn tổng
quan về ngoại giao Việt Nam trong đó có một phần nhỏ liên quan đến ngoại
giao đa phương (quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức, diễn đàn quốc tế).
Cuốn “Các tổ chức quốc tế và Việt Nam” của Lê Văn Bằng, Phạm Bình
Minh, Lê Hoài Trung xuất bản năm 2005 cung cấp thông tin khái quát, cập
nhật về những thể chế đa phương toàn cầu lớn nhất hiện nay và về quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức này.
Về hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam có bài “Ngoại giao đa
phương và sự tham gia của Việt Nam” của tác giả Vũ Dương Huân đăng trên
Tạp chí Đối ngoại năm 2012.
Đề cập trực tiếp đến ngoại giao đa phương một cách bài bản có 01 bài
luận văn thạc sĩ và 01 bài luận án tiến sĩ. Đây là hai công trình khoa học tại
Việt Nam đưa ra quan niệm về ngoại giao đa phương trong hệ thống quốc tế

đương đại và ở khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh Lạnh. Thứ nhất là công
trình “Ngoại giao đa phương ở khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh Lạnh”
của tác giảLưu Thúy Hồng, bảo vệ năm 2008 tại Học viện Ngoại giao. Luận
văn đã đưa ra quan niệm về ngoại giao đa phương. Thứ hai là công trình

3


“Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại” của tác giả
Lưu Thúy Hồng bảo vệ năm 2013 tại Học viện Ngoại giao. Luận án đã làm rõ
một số vấn đề liên quan ngoại giao đa phương; phân tích, đánh giá những hoạt
động thực tiễn của ngoại giao đa phương trong các lĩnh vực cụ thể trong hệ
thống quan hệ quốc tế đương đại, trong đó có phần khái quát tình hình và kết
quả hoạt động ngoại giao đa phương Việt Nam từ 1991 đến nay; đưa ra những
dự báo về ngoại giao đa phương trong 10 năm tới và đề xuất kiến nghị cho
Việt Nam.
Tuy các công trình nghiên cứu này đều có những phân tích nhất định về
ngoại giao đa phương Việt Nam nhưng chưa có đề tài nào đi chuyên sâu
nghiên cứu hoạt động, đánh giá vị trí, vai trò và đặc điểm của ngoại giao đa
phương Việt Nam. Việc nghiên cứu về ngoại giao đa phương của Việt Nam
thời kỳ đổi mới và đưa ra những đánh giá cho ngoại giao đa phương của Việt
Nam được xem là việc làm cần thiết, góp phần tăng tính hiệu quả cho tiến
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở tình hình thế giới và trong nước, khóa luận làm rõ hoạt động
của ngoại giao đa phương của Việt Nam trong thời kỳ 1986 – 2006, từ đó rút
ra những vai trò, đặc điểm của ngoại giao đa phương thời kỳ đổi mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

Tìm hiểu những nét lớn về bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế tác
động đến ngoại giao đa phương Việt Nam thời kỳ 1986 – 2006.
Làm rõ những hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam trên các
diễn đàn, tổ chức lớn của khu vực, liên khu vực và thế giới.
Đánh giá vai trò và đặc điểm của hoạt động ngoại giao đa phương Việt

4


Nam thời kỳ 1986 – 2006.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: từ năm 1986 đến năm 2006. Trong đó, năm 1986 là thời gian
diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, bắt đầu đưa ra đường lối đổi mới;
năm 2006 là thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
Không gian: khóa luận tập trung vào phân tích sâu hơn các hoạt động
của Việt Nam tại một số tổ chức, diễn đàn đa phương chính: Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), Liên hợp quốc (UN), Phong trào không liên kết (NAM).
Khóa luận không xem xét phân tích các tổ chức, diễn đàn đa phương chuyên
ngành và phi chính phủ (NGO).
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Các sách, bài viết chuyên đề, tạp chí về các tổ chức quốc tế
Giáo trình về ngoại giao Việt Nam
Các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam
Website chính thức của Bộ Ngoại giao, Chính phủ,…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đánh giá; quan điểm

của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm Đảng và Nhà
nước Việt Nam về ngoại giao và những vấn đề quốc tế.
Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử và lôgích, trong
đó phương pháp lịch sử là chủ yếu. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp so sánh, phương pháp phân

5


tích – tổng hợp, phương pháp hệ thống.
5. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lý luận: Khóa luận trình bày một cách có hệ thống bối cảnh quốc
tế và Việt Nam tác trước năm 1986; phân tích hoạt động của hoạt động ngoại
giao đa phương của Việt Nam tại các diễn đàn, tổ chức lớn trong khu vực,
liên khu vực và thế giới thời kỳ 1986 - 2006. Đồng thời, khóa luận rút ra
những vai trò, đặc điểm cơ bản nhất của ngoại giao đa phương Việt Nam thời
kỳ đổi mới (1986 – 2006). Khóa luận có thể dùng làm tham khảo tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu một số chuyên đề về ngoại giao đa phương, các tổ
chức quốc tế...
Về mặt thực tiễn: Ở một mức độ nhất định, khóa luận có thể làm tài liệu
tham khảo cho việc thực thi chính sách nhằm tăng cường hoạt động ngoại
giao đa phương của Việt Nam trong trương lai.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Khóa luận
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở của hoạt động ngoại giao đa phương Việt Nam thời
kỳ đổi mới (1986 – 2006)
Chương 2: Hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam thời kỳ
đổi mới (1986 – 2006)
Chương 3: Đặc điểm,vai trò của ngoại giao đa phương Việt Nam

thời kỳ đổi mới (1986 – 2006)

6


Chương 1
CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG VIỆT NAM
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2006)
1.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC
1.1.1. Tình hình thế giới
Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có những diễn
biến hết sức phức tạp, đã xuất hiện nhiều yếu tố mới, xu thế mới và đặc điểm
mới làm thay đổi cục diện kinh tế, chính trị thế giới. Những yếu tố này bao
gồm cả những cơ hội và thách thức đòi hỏi các nước lớn nhỏ đều phải suy xét
điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với bối cảnh mới.
Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đạt được những tiến
bộ vượt bậc và tạo ra những thời cơ và thách thức đối với các quốc gia.
Từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, những tiến bộ khoa học – kỹ thuật đã
đưa lịch sử nhân loại sang một bước tiến vượt bậc, đã mang lại những biến
đổi ngày càng sâu sắc và nhanh chóng mọi mặt đời sống nhân loại.
Sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ vừa là cơ hội và đồng
thời cũng lại là thách thức, các nước chậm tiến, không tranh thủ được các
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ để phát triển sẽ đối mặt
với nguy cơ bị tụt hậu và ngày càng yếu hơn so với các nước sớm chuyển
giao công nghệ. Đối với nước nghèo và lạc hậu, con đường duy nhất để tiếp
cận với khoa học – công nghệ là mở cửa giao lưu với các nước tiên tiến có
trình độ khoa học – công nghệ cao. Có như vậy các nước nghèo mới có thể
thu hẹp được khoảng cách giữa công nghệ và trình độ phát triển. Một nền
kinh tế khép kín sẽ không đáp ứng được những yêu cầu này. Điều quan trọng
là phải có những bước đổi mới, mở cửa kinh tế, xây dựng quan hệ với các

trung tâm khoa học – công nghệ và nhanh chóng tiếp nhận, ứng dụng các
công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất.

7


Thứ hai, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đangdiễn
ra mạnh mẽ và trở thành phổ biến và ngày được tăng cường, lôi cuốn ngày
càng nhiều nước tham gia và làm gia tăng các hoạt động kinh tế thương mại
quốc tế.Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết,
nhất thể hóa nền kinh tế khu vực và quốc tế.
Dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hoá là quá trình lực lượng sản xuất và
quan hệ kinh tế quốc tế phát triển vượt qua các rào cản bởi biên giới quốc gia
và khu vực, lan toả ra phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hoá, vốn, tiền tệ, thông
tin, lao động... vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc
tế; quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng
lưới quan hệ đa chiều.
Những tác động tích cực của toàn cầu hoá: trên cơ sở thị trường được mở
rộng, trao đổi hàng hoá tăng mạnh đã thúc đẩy phát triển sản xuất của các
nước; nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cùng các hình
thức đầu tư, hợp tác mang lại lợi ích cho các bên tham gia hợp tác. Mặt khác,
toàn cầu hoá làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau, nâng cao sự hiểu biết giữa các
quốc gia, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hoà bình, hữu nghị và hợp
tác giữa các nước.
Bên cạnh đó, toàn cầu hóa cũng không ít những tác động tiêu cực: xuất
phát từ việc các nước công nghiệp phát triển thao túng, chi phối quá trình toàn
cầu hoá tạo nên sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế và làm gia tăng sự
phân cực giữa các nước giàu và nghèo. Đại hội lần thứ IX của Đảng (4 2001) chỉ rõ: “Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày
càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các
tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có

mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh” [8,
Tr.64].

8


Thực tế cho thấy rằng, các nước muốn thoát khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt
hậu, kém phát triển thì phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình toàn
cầu hoá, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố
bất lợi để vượt qua.
Thứ ba, ưu tiên phát triển kinh tế trở thành một xu hướng chung của mọi
quốc gia dân tộc. “Hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở
thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước
dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết
định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia” [6; Tr.77].
Trong bối cảnh chiến tranh Lạnh, các nước trên thế giới bị kéo vào guồng
quay cuộc đối đầu Đông – Tây và chịu sự chi phối mạnh mẽ của cuộc đối đầu
với cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt giữa 2 siêu cường Liên Xô (đại diện cho
phe các nước XHCN) và Mỹ (đại diện cho phe các nước tư bản chủ nghĩa).
Tuy không phủ nhận vai trò của kinh tế, song về cơ bản, sức mạnh chính trị
và quân sự trong thời kỳ này trở thành nhân tố chủ yếu đảm bảo vị trí siêu
cường của một quốc gia. Sau hơn bốn thập kỷ đối đầu, chạy đua vũ trang tốn
kém để đạt đến thế “cân bằng sợ hãi” hai siêu cường Xô – Mỹ đều cảm thấy
mệt mỏi, không còn đủ sức duy trì cuộc đấu tranh hai phe cực và phải đi đến
hòa hoãn để dành sức cho các vấn đề sống còn bên trong, “việc Liên Xô và
Mỹ ngồi vào bàn đàm phán cấp cao làm cho hình thái đấu tranh trong cùng
tồn tại hòa bình giữa hai hệ thống xã hội đối lập được củng cố và phát triển”
[3; Tr.36]. Chiến tranh Lạnh kết thúc, xu thế hòa hoãn trong quan hệ quốc tế
trở thành xu thế chủ đạo, cuộc chạy đua về kinh tế giữa các nước trên thế giới
đang thay thế cho cuộc chạy đua vũ trang. Các nước lớn nhỏ trên thế giới đều

điều chỉnh đường lối, tập trung sức phát triển kinh tế - xã hội, cố gắng ổn định
chính trị, củng cố sức mạnh quốc gia, đồng thời mở rộng đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm phục vụ phát triển đất

9


nước. Từ năm 1985, liên Xô dưới sự lãnh đạo của Gooc – ba – chốp đã bắt
đầu tiến hành cải cách kinh tế và sau đó là “cải tổ” toàn diện trong nước và
thu hẹp dần hoạt động quân sự quốc tế của mình. Ở khu vực Đông Á, Liên Xô
và Trung Quốc cũng đã bắt đầu đi vào đối thoại giảm căng thẳng và bình
thường hóa quan hệ.
Kinh tế trở thành nhân tố quyết định trong sức mạnh tổng hợp của mỗi
quốc gia, đảm bảo vai trò, vị trí của quốc gia đó trong đời sống quốc tế. Nước
Mỹ - cường quốc kinh tế số một thế giới nhưng sau chiến tranh Lạnh cũng
buộc phải giảm bớt những cam kết với bên ngoài để tập trung sức mạnh thực
hiện mục tiêu chấn hưng kinh tế ở trong nước.
Mặc dù vậy, không có nghĩa quan hệ quốc tế đã hết khả năng xảy ra căng
thẳng mới, rối loạn hoặc xung đột cục bộ. Những mâu thuẫn về dân tộc, sắc
tộc, tôn giáo, lãnh thổ vẫn diễn ra gay gắt; xung đột vũ trang và chiến tranh
cục bộ xảy ra ở nhiều nơi, với các cuộc can thiệp quân sự như vùng Vịnh,
Đông Timo, Kosovo… Bên cạnh đó, vẫn tồn tại xu hướng chạy đua vũ trang,
mua sắm vũ khí mới. Những biểu hiện bá quyền, ngoại giao cường quyền,
dùng chiêu bài “ưu tiên cho đạo lý”, “nhân quyền cao hơn chủ quyền” và
những mưu toan áp đặt quan niệm và hình mẫu của nước này đối với nước
khác hoặc tự xác định các “tiêu chí chuẩn mực” cho sinh hoạt quốc tế ngày
càng trở nên lộ liễu, công khai. Vì vậy cuộc đấu tranh chính trị vẫn tiếp diễn
gay gắt, quyết liệt dưới những hình thức mới: “diễn biến hòa bình” và “chống
diễn biến hòa bình”, vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa đối thoại vừa đối đầu.
Thêm vào đó là những vấn đề toàn cầu về môi trường sinh thái, bùng nổ

dân số, ma túy, các căn bệnh thế kỷ, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phục hưng
tôn giáo, tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bố…. trở nên gay gắt. Hố
ngăn cách Bắc – Nam ngày càng rộng ra. Những thách thức trên không chỉ là
mối lo ngại của riêng quốc gia nào mà nó trở thành vấn đề của toàn cầu, đòi
hỏi các nước liên kết đối phó.

10


Thứ tư, cải cách và mở cửa xuất hiện như một trào lưu tại nhiều nước
trên thế giới. Để đẩy mạnh cải cách kinh tế và hiện đại hóa, một số nước tiến
hành ở mức độ khác nhau quá trình dân chủ hóa và cải cách chính trị. Điển
hình từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa nền kinh tế, thu hút
đầu tư từ các nước tư bản và đẩy mạnh buôn bán với thế giới tư bản. Kết quả
là Trung Quốc đã liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, từng bước thoát khỏi
khủng hoảng và trở thành một nước XHCN chuyển đổi kinh tế có nhiều thành
công. Với đường lối ngoại giao độc lập tự chủ, không liên minh được chính
thức đưa ra năm 1982, Trung Quốc dần dần xây dựng một môi trường quốc tế
thuận lợi cho bốn Hiện đại hóa.
1.1.2. Tình hình khu vực
Tình hình khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng có nhiều
biến đổi sâu sắc.
Đông Á trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu trên thế
giới. Một loạt các nước và lãnh thổ ở Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông và các nước ASEAN đã đạt được thành tựu ngoạn mục trong phát triển
kinh tế, vươn lên trở thành những “con rồng”, “con hổ mới” về kinh tế. Các
nước công nghiệp mới (NICs) và ASEAN đã luôn giữ được tỉ lệ tăng trưởng 6
– 8%. Đặc biệt nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh nhất thế giới, với tỉ lệ
tăng trưởng là 9,5% trong suốt thời kỳ từ 1978 đến 1996. Đa số các nước
trong khu vực đều có nguyện vọng cùng tồn tại trong hòa bình, hữu nghị và

hợp tác để phát triển. Sự hợp tác ngày càng tăng ở nhiều tầng nấc và dưới
nhiều hình thức, như tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC), Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp hội hợp tác khu
vực Nam Á (SAARC), Diễn đàn hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC)…;
cùng một loạt hợp tác tam giác tứ giác, phát triển khác ra đời. Các quốc gia
trong khu vực đều có lợi ích muốn mở rộng thị trường, phối hợp các nguồn

11


nhân lực, tài lực, kết cấu hạ tầng và các nguồn tài nguyên trong khả năng sẵn
có và điều kiện của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ cho phép. Các nước
đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược đối ngoại
của mình cho phù hợp các xu thế chung đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
Quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực tuy còn nhiều trục trặc nhưng nhìn
chung vẫn nằm trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh kiềm chế lẫn
nhau, nhưng tránh đối đầu.
Lần đầu tiên trong lịch sử sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á
trải qua một thập niên phát triển năng động trong cuộc hành trình vào thiên
niên kỷ mới với những bước tiến triển lớn đầy hứa hẹn. Với việc ký Hiệp định
Paris về Campuchia (tháng 10 – 1991), quan hệ giữa hai nhóm nước ASEAN
và Đông Dương thay đổi cơ bản, chuyển từ trạng thái đối đầu sang đối thoại,
thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Và nó trở thành xu hướng chính ở
Đông Nam Á sau chiến tranh Lạnh và bước sang thế kỷ mới đầy triển vọng.
Các nước trong khu vực phấn đấu thực hiện hóa ý tưởng biến Đông Nam Á
thành khu vực phi vũ khí hạt nhân, thống nhất trong đa dạng, hòa bình, ổn
định, hợp tác và phát triển đồng đều, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất
cả các nước ngoài khu vực.
Mặc dù vào những năm cuối 1990, các nước Đông Nam Á đã lâm vào
khủng hoảng tài chính – tiền tệ, kéo theo khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm

trọng, gây nhiều bất lợi cho các nước trong khu vực trước thềm thiên niên kỷ
mới, song đây vẫn là khu vực lớn, tập trung những nước đông dân nhất thế
giới, với nguồn nhân lực cần cù, sáng tạo, tài nguyên thiên nhiên phong phú
và đa dạng, nằm trên trục đường giao thông quan trọng bậc nhất thế giới, vẫn
được coi là khu vực đầy tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các
khu vực khác và không ngừng lớn mạnh.
Nhìn chung bối cảnh thế giới và khu vực sau chiến tranh Lạnh là các
quốc gia đều tập trung ưu tiên giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở trong

12


nước và đẩy mạnh đấu tranh để phát triển. Do đó, xu thế hòa bình, ổn định,
hợp tác cùng phát triển, giải quyết mọi tranh chấp bất đồng thông qua đàm
phán, đối thoại, thương lượng chính trị trở thành xu thế chủ đạo trong đời
sống quan hệ quốc tế đương đại. Xu thế bình thường hóa, đa dạng hóa, đa
phương hóa quan hệ quốc tế trở thành một đòi hỏi khách quan, cấp thiết của
tất cả các nước do tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong xu thế toàn
cầu hóa, trong đó có Việt Nam.
1.2. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC
1.2.1. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trước năm 1986
Năm 1975, với thắng lợi hoàn toàn và triệt để của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới – giai đoạn
cả nước độc lập, thống nhất, làm nhiệm vụ chiến lược duy nhất là tiến hành cách
mạng XHCN, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
Qua mười năm đất nước độc lập, thống nhất và đi lên CNXH, vượt qua
muôn ngàn khó khăn, thử thách, Đảng và nhân dân ta đã giành được những
thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc: Tiếp quản
và ổn định vùng giải phóng, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh
tế, cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế trên cả hai miền, chuyển từ một nền kinh tế

chủ yếu được xây dựng, hoạt động phục vụ chiến tranh sang hòa bình xây
dựng. Những mất cân đối trong nền kinh tế: thu – chi, xuất – nhập, sản xuất –
tiêu dùng… được thu hẹp hơn. Cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH được xây
dựng, bắt đầu phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. An ninh chính trị được
đảm bảo, độc lập và chủ quyền quốc gia được giữ vững. Đặt trong hoàn cảnh
một đất nước từ nghèo nàn, lạc hậu đi lên xây dựng CNXH, đây là những
thành tựu quan trọng, thể hiện cố gắng rất lớn của toàn Đảng toàn dân ta.
Tuy nhiên, từ cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX, đặc
biệt là từ sau cuộc cải tạo XHCN ở miền Nam (1978) và sự bùng phát đồng

13


thời của chiến tranh biên giới Tây – Nam, sự cắt giảm viện trợ từ bên ngoài,
tình hình đất nước ngày càng khó khăn. Đất nước ta đã lâm vào một cuộc
khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội, thậm chí có cả những dấu hiệu
khủng hoảng về chính trị.
Nền kinh tế Việt Nam hầu như dựa vào sản xuất nông nghiệp thủ công là
chính. Nền kinh tế lại vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và
chính sách tập thể thể hóa quy mô quá cao, chính sách phát triển kinh tế
không phù hợp, không tương xứng với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước nên
ngày càng bộc lộ yếu kém, giảm sút.
Có thể thấy, giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Việt Nam “đang ở trong
tình trạng trầm trọng nhất của khủng hoảng kinh tế - xã hội” [13, Tr.63]. Sau
5 năm thực hiện những mục tiêu đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ V (3 – 1982), bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta vẫn tồn tại
nhiều mặt yếu kém: Sản xuất đình đốn, lưu thông rối ren, lạm phát tăng vọt và
lên tới 774,7% năm 1986 [6, Tr.10]. Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp. Các xí
nghiệp nói chung chỉ sử dụng được một nửa công suất thiết kế, năng suất lao
động kém, chất lượng sản phẩm thấp [3, Tr.13]. Nền kinh tế mất cân đối

nghiêm trọng giữa cung và cầu, thu và chi…
Đời sống kinh tế khó khăn nên dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội. Thu nhập
quốc dân chưa đảm bảo được tiêu dùng xã hội. Đời sống của nhân dân gặp
nhiều khó khăn. Thất nghiệp gia tăng, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều khiến
cho trật tự xã hội không được đảm bảo, kỷ cương pháp luật bị xâm phạm
nghiêm trọng.
Tình trạng mất cân đối kinh tế, thiếu thốn làm gia tăng những căng thẳng
trong đời sống xã hội, làm “mất lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo
của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước” [3, Tr.212]. Dưới những
đòi hỏi của thực tiễn, Đảng ta cũng đã có hững cuộc thử nghiệm điều chỉnh cơ

14


×