Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.75 KB, 62 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan chuyên đề này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Nội dung chuyên đề có tham khảo và sử dụng các tài
liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh
mục tài liệu tham khảo của chuyên đề.
Tác giả chuyên đề
Nguyễn Thị Hoàng Lan

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Website: Email : Tel : 0918.775.368

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học
Kinh tế quốc dân, đặc biệt là những thầy cơ đã tận tình dạy bảo cho em trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin được bày tỏ lịng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến TS Đỗ Thị
Hương đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn và giúp em hoàn
thành chuyên đề thực tập này.
Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các q thầy
cơ trong khoa Thương mại và kinh tế quốc tế đã tạo rất nhiều điều kiện để em
hồn thành tốt khóa học.
Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các thầy cô, ban lãnh đạo của Viện
nghiên cứu kinh tế và phát triển Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện
cho em có những dữ liệu để viết chuyên đề này.
Dù em đã có nhiều cố gắng để hồn thiện chun đề nhưng khơng thể


tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được những đóng góp q báu của
q thầy cơ và các bạn.
Hà Nội, Tháng 12 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoàng Lan

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Website: Email : Tel : 0918.775.368

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG:
Số hiệu bảng

Tên bảng

Số trang

Bảng 1.1

Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ

4

Bảng 2.1

Bảng 3.1


Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị

16

trường Hoa Kỳ (2005-5/2010)
Định hướng dệt may Việt Nam đến 2020

41

BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

biểu đồ
Hình 2.1

Hình 2.2

Số trang

Tỷ trọng thị trường nhập khẩu hàng dệt may của
Việt Nam (2009)
KNXK hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Hoa Kỳ (1999 – 2010)


14

18

Lớp: KTQT49A


Website: Email : Tel : 0918.775.368

DANH MỤC CHỮ, KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt tiếng Anh:

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

BTA

Bilateral Trade Agreement

Cat

Catalogue

Mục hàng

Consumer Product Safety

Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu


Commission

dùng

CPSC
ELVIS

Electronic Visa Information
System

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp đih thương mại song
phương

Hệ thống VISA điện tử

FTC

Federal Trade Commission

Uỷ ban thương mại liên bang

ILO

International Labour Organization

Tổ chức lao động quốc tế

TBT


Technical Barriers to Trade

WRAP
WTO

Hiệp định về hàng rào kỹ
thuật trong thương mại

Worldwide Responsible Apparel

Trách nhiệm hàng dệt may

Production

toàn cầu

Word Trade Organization

Tổ chức thương mại quốc tế

Chữ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

DN

Doanh nghiệp

KNXK


Kim ngạch xuất khẩu

XK

Xuất khẩu

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

1

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

LỜI MỞ ĐẦU
A.Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Thương mại quốc tế những thập niên gần đây đã có bước tăng trưởng đột biến
cả về chất và lượng. Các khu vực và quốc gia trên thế giới cũng đã và đang tích cực
mở cửa thị trường nội địa của mình để phù hợp với xu hướng tự do hoá thương
mại.Tuy nhiên, song song với xu hướng tự do hoá thương mại là xu hướng bảo hộ
mậu dịch của các quốc gia. Đó là hai xu hướng có tính chất như mâu thuẫn nhưng
không bài trừ nhau mà thống nhất, song song tồn tại và được sử dụng kết hợp với
nhau. Thị trường Hoa Kỳ là một thị truờng lớn, luôn đứng trong tốp đầu các thị
trường xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường
chứa đựng nhiều rào cản thương mại, đặc biệt là rào cản kỹ thuật phức tạp và đa
dạng nhất trên thế giới. Việc nhận biết, hiểu rõ những rào cản thương mại này là

điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập và mở rộng
xuất khẩu tại thị trường Hoa Kỳ.
Xét theo thực tiễn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mặt hàng dệt
may luôn chiếm một tỉ trọng lớn với giá trị xuất khẩu cao. Năm 2007, lần đầu tiên
dệt may đã vựơt qua dầu thô, trở thành mặt hàng xuất khẩu số một của nước ta.
Hiện nay dệt may đang sử dụng trên 2 triệu lao động và đã trở thành một trong
những ngành chủ chốt trong xuất khẩu. Tuy nhiên ta khơng thể chỉ nhìn vào các con
số, trong những năm gần đây dệt may Việt Nam đã và đang gặp nhiều bất lợi khi
xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến
công tác tìm hiểu, nắm bắt các rào cản kỹ thuật của hàng dệt may. Sự bỡ ngỡ về các
rào cản kỹ thuật như tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, qui định về an toàn của sản
phẩm hay qui định về kỹ thuật là nguyên nhân khiến hàng dệt may Việt Nam bị
giảm giá trị và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.
Do đó, muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế
giới nói chung, và đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào
thị trường Hoa Kỳ nói riêng thì địi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự
nhìn nhận đúng đắn về các “rào cản kỹ thuật” hiện nay. Vì lí do như vậy, em chọn

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

2

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

đề tài “Rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam:

Thực trạng và giải pháp”.
B. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng khả năng
đáp ứng các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt
Nam và các biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật đó.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các rào cản
kỹ thuật đối với hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ trong từ năm 2005 đến năm 2010. Đề tài cũng được nghiên cứu trên
giác độ vĩ mô, tức là nghiên cứu các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với các doanh
nghiệp dệt may nói chung.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề được xây dựng dựa trên bố cục
gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường hàng dệt may Hoa Kỳ và tác động của
rào cản kỹ thuật Hoa Kỳ với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ
dưới tác động của các rào cản kỹ thuật
Chương 3: Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào
cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam
Hà Nội, ngày 1 tháng 12 năm 2010

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

3

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY HOA KỲ VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT HOA KỲ VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ
1.1.1 Đặc điểm về dân số và thị hiếu của người tiêu dùng hàng dệt may Hoa Kỳ
Hoa Kỳ có dân số là 293 triệu người (năm 2009), trong đó nữ chiếm 50,9%
và nam chiếm 49,1%. Người dân Hoa Kỳ ưa chuộng mua sắm hàng dệt may, đặc
biệt là thích sử dụng các sản phẩm dệt may trong các chủng loại như: sợi nhân tạo,
len dạ, hàng tơ lụa, cotton…Người dân Hoa Kỳ cực kì ưa chuộng hàng hóa đang
được bán giảm giá, và rất hay địi hỏi chiết khấu, vì thế mà hầu như tất cả các của
bán hàng dệt may lúc nào cũng có những sản phẩm hạ giá. Thị trường Hoa Kỳ có
hàng trăm nhãn hiệu dệt may nổi tiếng và gần như mọi nhãn hiệu hàng dệt may
trên khắp thế giới đều tồn tại trên thị trường này.
Thị trường Hoa Kỳ có rất nhiều loại của hàng kinh doanh hàng dệt may theo
đủ mọi phương thức khác nhau như: bán giá bình dân, chiết khấu, khuyến mãi…
nhằm thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. Sự kìm giá mạnh mẽ này là do
trên thị trường có quá nhiều sản phẩm, cho nên người tiêu dùng ln tìm kiếm sản
phẩm ở những nước có chi phí lao động rẻ.
Trên thực tế, mọi chủng loại sản phẩm dệt may dù chất lượng cao hay trung
bình đều có thể bán được trên thị trường Hoa Kỳ vì các tầng lớp dân cư nước này
đều tiêu thụ nhiều hàng hóa. Riêng đối với các nước đang phát triển trong đó có
Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ cần lấy giá làm yếu tố quan
trọng, mẫu mã có thể khơng q cầu kỳ nhưng sản phẩm rất cần đa dạng và hợp
thị hiếu với từng đặc thù riêng của thị trường này.
Đặc biệt, người dân Hoa Kỳ với mức sống và dân trí cao chú ý lớn tới
thương hiệu của hàng dệt may cũng như các chứng nhận về tiêu chuẩn mà mỗi
nhãn hàng đạt được như các chứng nhận về chất lượng, trách nhiệm xã hội, các


Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

4

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

tiêu chuẩn về tính an tồn của sản phẩm, vệ sinh mơi trường… Đó chính là các
tiêu chuẩn mà chúng ta vẫn thường nhắc đến với tên gọi “hàng rào kỹ thuật”.
1.1.2 Nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ về hàng dệt may
Nhu cầu hàng dệt may của Hoa Kỳ đứng đầu thế giới với trung bình khoảng
200 tỉ USD mỗi năm. Trong khi đó, sản xuất dệt may trong nước chỉ đáp ứng được
khoảng xấp xỉ 105 tỉ. Điều đó có nghĩa Hoa Kỳ phải nhập khẩu một luợng lớn
hàng dệt may trên 95 tỉ USD mỗi năm. Thực tế con số này cịn tăng theo thời gian
Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng sau:
Bảng 1.1: Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ
Đơn vị: Triệu USD

Năm
KNNK dệt may Hoa Kỳ

2005
99431

2006
2007

2008
2009
103779 107323 103987 97531
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Có thể thấy nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ là khổng lồ khiến
thị trường này trở thành thị trường tiềm năng của rất nhiều nước xuất khẩu dệt
may trong đó có Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia…Mặt khác, các công ty dệt
may lớn của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung vào dòng hàng chất lượng cao, hàng xa xỉ.
Vì thế cịn một phần thị trường rộng lớn về hàng may sẵn hàng loạt, hàng bình dân
dành cho doanh nghiệp dệt may xuất khẩu từ các nước đang phát triển.
1.2 Các rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
1.2.1 Các qui định về kỹ thuật
1.2.1.1 Đối với mặt hàng dệt
Các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải có tem, mác, mã theo quy
định trong Luật xác định sản phẩm sợi dệt (Textile Fiber Products Identification
Act), trừ khi được miễn trừ theo như điều khoản 12 của Luật này như sau:
- Ngoại trừ như được cho phép trong phần 4 (b) (1) và 4 (b) (2) của Đạo luật,
được sửa đổi, không sợi nào được ghi trong tên chung hoặc nhãn hiệu sợi chiếm ít
hơn 5 phần trăm của tổng trọng lượng sợi, nếu ít hơn 5% thì được chỉ định là "sợi
khác”, tuy nhiên không ngăn cấm việc cơng bố rõ thành phần sợi, ví dụ: "96 phần
trăm Acetate 4 phần trăm spandex".

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập


5

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

- Tất cả các thông tin cần thiết về sản phẩm phải được đưa ra trong ngôn ngữ
tiếng Anh. Nếu các thông tin cần xuất hiện trong một ngôn ngữ khác tiếng Anh, nó
sẽ phải dịch sang ngơn ngữ tiếng Anh.
- Các quảng cáo, ghi nhãn của sản phẩm sợi dệt không được chứa bất kỳ tên,
từ, miêu tả, mô tả vấn đề, hoặc ký hiệu khác bao hàm hoặc biểu hiện lông của động
vật, trừ khi sản phẩm đó hoặc một phần của chúng có liên quan đến lơng động vật.
- Trong cơng bố các thơng tin cần thiết, chú thích, khơng được quyền viết tắt
trừ khi được qui định trong điều 303.33(e) của phần này.
- Nước sản xuất sợi được coi là nước mà là nơi các sản phẩm đó được thực
hiện chủ yếu.
- Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Uỷ ban thương mại Liên bang
(Federal Trade mission -FTC) cấp, của một hoặc nhiều người bán các sản phẩm sợi
này. Tên nhãn hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ có thể ghi trên nhãn mác, nếu nhãn
mác này đã được gửi đến FTC.
1.2.1.2 Đối với mặt hàng len
Nhập khẩu hàng len vào Hoa Kỳ trừ thảm, đệm và các sản phẩm đã được sản
xuất từ hơn 20 năm trước khi nhập khẩu sẽ phải tuân theo các quy định theo Luật
Nhãn hiệu hàng len năm 1939 (Wool Products Labeling Act 1939):
- Ghi rõ tỷ lệ trọng lượng các sợi thành phần của sản phẩm len, trừ các thành
phần dưới 5% tổng trọng lượng: bao nhiêu % là len, len tái chế, các sợi khác không
phải là len (nếu lớn hơn 5%) và tổng số các sợi khác không phải là len;
- Trường hợp sản phẩm trang trí sợi len lơng cừu có chứa khơng q 5 phần
trăm tổng trọng lượng sợi của sản phẩm và các tỷ lệ nêu trong thành phần của sản
phẩm chưa bao gồm đồ trang trí thì nhãn, hoặc các phương tiện nhận dạng khác
phải có một cụm từ hoặc câu thể hiện thực tế như vậy, như ví dụ: "50% len .
25%len tái chế . 25% Cotton . Độc quyền của trang trí.";

- Nhãn bắt buộc phải được gắn liền với mỗi sản phẩm len, hoặc bao gói của
sản phẩm một cách an toàn. Nhãn này sẽ bị chú ý đến độ bền như vẫn còn gắn liền
với sản phẩm và các gói của nó trong suốt thời gian, phân phối bán lại, bán và cho
đến khi bán và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhãn này phải gắn ở trung
tâm cổ và vỉa vai, nơi dễ dàng nhận biết;

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

6

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

- Trên mác ghi rõ tên nhà sản xuất hoặc người nhập khẩu. Nếu người nhập
khẩu đã có số đăng ký với FTC, số đó có thể được ghi thay cho tên.
Các qui định trong luật này được áp dụng cho mọi hàng len sản xuất trong
Hoa Kỳ và hàng nhập khẩu.
1.2.1.3 Đối với mặt hàng lông thú
Hàng may mặc bằng lông thú hoặc một phần bằng lông thú nhập khẩu vào
Hoa Kỳ, trừ những sản phẩm mới có đơn giá nhỏ hơn 7 USD phải được ghi mác,
mã theo quy định của Luật Nhãn hiệu hàng lông thú (Fur Products Label Act):
- Tên người sản xuất lông thú hoặc người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu đã
có số đăng ký với FTC, số đó có thể được ghi thay cho tên người.
- Ghi tên của lồi thú lấy lơng;
- Ghi chú nếu có sử dụng lơng hư hỏng hoặc lơng cũ;
- Ghi rõ nếu lông được tẩy, nhuộm;

- Ghi rõ nếu lông đó gồm tồn bộ hay của các phần cơ thể động vật;
- Tên nước xuất xứ nhập khẩu lông để làm ra sản phẩm may mặc.
Ngồi ra sản phẩm lơng thú còn phải tuân theo Luật về vải dễ cháy (Flamable
Fabrics Act). Luật này được áp dụng để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
1.2.2 Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000
SA 8000 do tổ chức Trách nhiệm xã hội quốc tế (Social Accountability
International - SAI) công bố là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với các điều kiện
làm việc mà một tổ chức phải cung cấp cho các nhân viên của mình. Tiêu chuẩn
được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chung về quyền con người. Các yêu cầu của
tiêu chuẩn phù hợp với những qui định trong các công ước của Tổ chức lao động
thế giới (ILO), Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Tuyên bố chung về
nhân quyền. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 được áp dụng chung cho tất cả
các ngành sản xuất, nên đối với sản phẩm dệt may xuất khẩu, tiêu chuẩn này cũng
bao gồm 9 điều khoản như sau: Lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khỏe và
sự an tồn, trả cơng, thời gian lao động, phân biệt đối xử, kỷ luật, tự do hiệp hội và
thương lượng tập thể, hệ thống quản lý. Trong đó có có những qui định đáng chú ý
nhất như:

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

7

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

- Không được sử dụng hoặc khuyến khích sử dụng lao động là trẻ em dưới 15

tuổi, hoặc thấp nhất là 14 tuổi.
- Khơng được có bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức nào và không được yêu
cầu đặt cọc hay bắt cam kết bằng văn bản khi tuyển dụng lao động
- Không phân biệt đối xử về chủng tộc, đẳng cấp, dân tộc, tơn giáo, sự ốm yếu
tàn tật, giới tính, sự tham gia chính trị, hoặc tuổi tác…
Hệ thống quản lý việc thực hiện tiểu chuẩn: phải có sự cam kết của công ty về
trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động, hình thành một cơ chế thực thi kiểm sốt
sự đáp ứng địi hỏi trên suốt q trình.
Chứng chỉ SA 8000 chỉ cấp cho một cơ sở sản xuất (khơng phải cho tồn
cơng ty) và có giá trị trong 3 năm. Việc thanh tra, giám sát sẽ được tiến hành 6
tháng một lần.
1.2.3 Tiêu chuẩn WRAP- trách nhiệm sản xuất hàng dệt may toàn cầu
WRAP là một tiêu chuẩn độc lập của sản xuất đúng với nguyên tắc ứng xử,
được thực hiện và kiểm soát một cách độc lập và bảo đảm rằng hoạt động của các
nhà sản xuất đúng nguyên tắc ứng xử theo một quy tắc gắn kết và bao hàm toàn
diện.
WRAP chứng nhận rằng các sản phẩm may mặc được sản xuất phù hợp với
12 nguyên tắc chủ yếu sau:
a. Luật pháp và quy tắc nơi làm việc: các doanh nghiệp phải tuân thủ luật pháp và
nội quy ở tất cả các nơi mà họ có quan hệ làm ăn thương mại. Doanh nghiệp
ln phải cập nhật những thông tin về luật quốc tế, luật địa phương, và nội quy
liên quan đến WRAP (lương, giờ làm việc, tuổi lao động tối thiểu, tự do hội
đoàn,…) và phải thực hiện tốt các quy định này.
b. Ngăn cấm lao động cưỡng bức: doanh nghiệp không được sử dụng lao động
cưỡng bức, ràng buộc lao động, người lao động được tự do làm việc, được
hưởng lương trực tiếp.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A



Chuyên đề thực tập

8

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

c. Ngăn cấm lao động trẻ em: doanh nghiệp không được sử dụng lao động dưới
15 tuổi và cần tuân thủ đúng pháp luật đối với lao động trẻ từ 1518 tuổi.
d. Ngăn cấm quấy rối và ngược đãi: Doanh nghiệp xây dựng mơi trường làm việc
tự do, khơng có cưỡng bức, lạm dụng, trừng phạt.
e. Bồi thường và phúc lợi: doanh nghiệp trả lương theo luật quy định, ngồi
khoản lương chính thì cịn có thêm các khoản trợ cấp, phụ cấp và các phúc
lợi khác.
f. Giờ làm việc phải không được vượt quá giới hạn của luật pháp: Doanh nghiệp
qui định rõ số ngày nghỉ trong hợp đồng, phù hợp với luật và có ít nhất một
ngày nghỉ trong tuần.
g. Ngăn cấm phân biệt đối xử: Doanh nghiệp không được phân biệt đối xử về giới
tính, tơn giáo, sắc tộc…
h. Sức khoẻ và an tồn mơi trường làm việc: doanh nghiệp cần có những biện
pháp đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động
i. Các quyền hợp pháp của nhân viên về tự do hiệp hội và thoả thuận tập thể:
doanh nghiệp thừa nhận và tôn trọng quyền hợp pháp của cá nhân người lao
động về tự do hội đoàn, lập hội.
j. Các điều lệ, quy tắc và tiêu chuẩn về môi trường: Doanh nghiệp tuân thủ luật về
môi trường sản xuất và có biện pháp xử lí rác thải ra môi trường.
k. Thực hiện đúng thủ tục thuế quan: doanh nghiệp phải tuân thủ luật hải quan đang có
hiệu lực
l. Cấm chất ma tuý: có trách nhiệm cùng cơ quan có chức năng phịng chống ma t.

1.2.4 Qui định về cấp Visa với hàng dệt may
Yêu cầu về Visa là một trong những quy định của Hoa Kỳ đối với riêng hàng
dệt may là hàng dệt may để được phép nhập khẩu vào thị trường này. Nó là dấu xác
nhận trên hóa đơn hoặc giấy phép kiểm sốt nhập khẩu do Chính phủ nước ngồi
cấp. Việc cấp Visa cho hàng dệt may dùng để kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt và
sản phẩm dệt từ những quốc gia khác vào Hoa Kỳ hoặc dùng để ngăn cấm việc

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

9

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

nhập lậu mặt hàng này vào Hoa Kỳ. Một Visa hàng dệt may có thể bao gồm có hạn
ngạch hoặc khơng có hạn ngạch, bên cạnh đó hàng dệt có hạn ngạch có thể cần hoặc
không cần một Visa – điều này phụ thuộc vào xuất xứ của nước xuất khẩu. Một
Visa hàng dệt không đảm bảo cho việc nhập khẩu loại hàng này vào thị trường Hoa
Kỳ, nếu thời gian hạn ngạch của mặt hàng này chấm dứt mà Visa được cấp sau đó
bởi Chính phủ nước ngồi và lơ hàng đó đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì lơ hàng
này vẫn bị giữ lại chờ cho đến hạn ngạch sau mới được phép nhập khẩu vào Hoa
Kỳ. Tuy nhiên, với những lô hàng mẫu thương mại được đánh dấu đầy đủ và được
định giá dưới 800 USD hoặc các lô hàng cá nhân dưới 24 mẫu sẽ được miễn Visa
và quota khi vào thị trường Hoa Kỳ. Vì thế, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có
thể mang hàng tiếp thị trong giới hạn.
Chỉ cần sai một trong 5 thành phần của Visa, Visa đó sẽ bị tịch thu và tuỳ theo

mức độ sai phạm mà có thể xuất hàng, bỏ hàng hay huỷ hàng ngay trên tàu. Visa
được coi là không hợp lệ nếu số Visa, ngày cấp Visa, chữ ký, tên người ký, Cat., số
lượng hoặc đơn vị tính bị thiếu, khơng chính xác hoặc bị tẩy xố. Nếu hải quan Hoa
Kỳ không làm thủ tục nhập khẩu cho lơ hàng vì Visa khơng hợp lệ, thương nhân
xuất khẩu phải xin Visa khác thay thế tại các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu
vực.
Theo quy trình, hàng tới Hoa Kỳ sẽ được kiểm tra Visa (về chủng loại, số lượng,
chất lượng, chữ kí, ngày cấp, số Visa…) trước khi giải phóng hàng.Một Visa đúng gồm:
- Chín chữ số
- Phân nhóm đúng
- Ngày cấp
- Số lượng, tồn bộ các số
- Chữ kí gốc của người cấp
Hoa Kỳ quy định các trường hợp được miễn Visa như sau:
- Các mặt hàng dệt được áp mã đầy đủ theo HTS: 9802.00.40 hay 9802.00.50
(sửa chữa hay thay đổi).

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

10

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

- Các lô hàng mẫu thương mại được đánh dấu đầy đủ và được định giá dưới 800$.
- Các lô hàng cá nhân.

- Các mẫu hàng thời trang: Giới hạn với các mặt hàng dệt và mua lẻ đi kèm
với người mua trở về Hoa Kỳ và không nhiều hơn một loại hàng đơn về mẫu
hay màu sắc nào đó, tổng cộng khơng vượt q 24 mẫu hàng.
- Các lơ hàng thư tín, hàng hóa khơng áp dụng xử lý như hàng mẫu thời trang..
- Các mặt hàng truyền thống: hàng dệt tay, hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt
hàng truyền thống này sẽ được miễn Visa khi: đó là sản phẩm của một nước
mà Hoa Kỳ có cả Hiệp định Visa và Hiệp định song phương miễn cho những
sản phẩm đó, chính phủ nước ngoài cấp giấy chứng nhận miễn đúng và phù
hợp và sản phẩm đó vẫn nộp thuế.
Riêng đối với hàng mẫu thương mại, cần thỏa mãn: hóa đơn của lơ hàng này
cần in dịng chữ “SMPL – Not for resale” và phía trong sản phẩm cần in dịng chữ
“Sample” với màu đối lập với màu sản phẩm.
Hiện nay, bên cạnh hình thức Visa thơng thường, Cục Hải quan Hoa Kỳ đã
xây dựng hệ thống Visa điện tử “ELVIS”. Hệ thống này quy định về việc chuyển
các thông tin Visa điện tử liên quan đến hàng dệt may của một quốc gia nào đó tới
Cục Hải quan Hoa Kỳ để tránh Visa gian lận. Hiện nay, Hoa Kỳ đã thực hiện
ELVIS ở nhiều nước ngoài Việt Nam như Indonesia, Singapore, Thái Lan, Hàn
Quốc…
1.2.5 Qui định về tính an tồn của sản phẩm
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật mới về an toàn sản phẩm nhập khẩu vào
Hoa Kỳ kể từ ngày 14-8-2008. Luật này có nhiều quy định và các quy định có lộ
trình hiệu lực khác nhau.
Theo quy định mới thì vải sợi, hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đáp
ứng tiêu chuẩn về vải dễ cháy để tránh trường hợp sản phẩm quá dễ cháy, gây hại
cho người tiêu dùng. Các loại vải mỏng, vải xốp thường dễ bắt cháy và cháy rất
nhanh. Các loại quần, áo, thảm, đồ ngủ của trẻ em... đều có mức tiêu chuẩn cháy
khác nhau. Cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan


Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

11

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

trẻ em. Mặc dù luật đã cấm quần áo có dây thắt nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ lâu,
nhưng thời gian qua vẫn có nhiều loại quần áo trẻ em có dây thắt được nhập vào
Hoa Kỳ. Luật mới nghiêm khắc cấm điều này nên các nhà sản xuất Việt Nam phải
chấm dứt sản xuất hàng có dây thắt.
Ngồi ra, Hoa Kỳ cũng có quy định mới về nồng độ chì trong sản phẩm. Đến
tháng 2-2009, các sản phẩm dệt sẽ chỉ được nhập khẩu vào Hoa Kỳ nếu đáp ứng
tiêu chuẩn về nồng độ chì. Bà Nancy A. Nord, ủy viên cao cấp của Ủy ban An toàn
sản phẩm tiêu dùng của Hoa Kỳ, cho biết: “Nồng độ cho phép thấp đến mức có thể
nói đơn giản là khơng có chì”.
Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam (cũng như doanh nghiệp các nước xuất khẩu
hàng vào thị trường Hoa Kỳ khác) phải có báo cáo kiểm tra của phịng thí nghiệm
về việc sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn mới. Tuy nhiên, chỉ những phịng thí nghiệm
đạt chuẩn, được cơng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế mới có chức năng kiểm tra sản
phẩm và đưa ra báo cáo kiểm tra có giá trị. Trong tháng 9/2008, Hoa Kỳ đã cơng bố
trình tự cơng nhận phịng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ nhập khẩu hàng vi phạm tiêu chuẩn về an toàn sản
phẩm sẽ bị phạt đến 15 triệu USD (trước đây chỉ phạt từ vài trăm ngàn đến vài triệu
USD), thậm chí cịn có thể bị khởi tố hình sự. Hệ quả trực tiếp của việc nhà nhập
khẩu bị phạt là nhà xuất khẩu sẽ bị mất uy tín. Nếu trước đây luật quy định buộc tái
xuất các sản phẩm vi phạm an tồn khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ thì nay quy định mới
cho phép CPSC có quyền tiêu hủy các sản phẩm vi phạm về tính an tồn.

1.3 Tác động của rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ tới hoạt động xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam
Khi những rào cản kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong các quan hệ thương
mại quốc tế, nó đã có tác dụng không nhỏ tới cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu
nhưng rõ nét nhất là với nước xuất khẩu đặc biệt là ngành sản xuất bị đặt duới hàng
rào kỹ thuật đó.
1.3.1

Tác động tích cực với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

12

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

Thứ nhất, khi các quốc gia áp dụng các hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập
khẩu thì buộc các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may phải tự nâng cao khả năng sản
xuất, năng lực cạnh tranh và hồn thiện khơng ngừng chất lượng sản phẩm của
mình. Để làm đựơc điều đó, các doanh nghiệp xuất khẩu đã tự cải tiến hệ thống
sản xuất, đầu tư trang bị dây truyền sản xuất hiện đại… Chính vì thế hàng rào kỹ
thuật đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của những doanh nghiệp sản xuất
hàng dệt may xuất khẩu, thêm vào đó chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp được
nâng cao, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu, qua đó mà có thể mở rộng được thị trường
tiêu thụ sản phẩm, tăng năng suất lao động…

Thứ hai, một trong những tiêu chuẩn của hàng rào kỹ thuật đó là biện pháp
bảo vệ mơi trường, bảo vệ người lao động. Một khi doanh nghiệp dệt may xuất
khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn này cũng đã góp phần cải thiện, và bảo vệ mơi
trường sống, sản xuất của chính quốc gia mình và giảm tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên… Đồng thời người lao động trong ngành dệt may cũng được
bảo vệ, được hưởng những quyền lợi chính đáng của mình. Mơi trường đuợc cải
thiện cộng thêm người lao động với sức khoẻ, khả năng làm việc tốt lại tác động
nguợc lại làm nâng cao năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu của mỗi doanh
nghiệp dệt may.
1.3.2 Tác động tiêu cực với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Nhìn chung, các rào cản kỹ thuật với ngành dệt may có tác động tiêu cực đến
các nước xuất khẩu, và chịu tác động trực tiếp từ các quy định này là những nhà sản
xuất, xuất khẩu dệt may. Những tác động tiêu cực bao gồm:
Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ
thuật khắt khe thì buộc sẽ phải tăng chi phí sản xuất để thay đổi điều kiện sản xuất
do đó lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ giảm sút. Nếu doanh nghiệp khơng thể thích
nghi được với những u cầu mới đó thì có thể dẫn đến phá sản, hoặc bị mất vị thế,
giảm giá trị thương hiệu trên thị trường thế giới.
Thứ hai, rào cản kỹ thuật có thể gây thiệt hại lớn cho nhà sản xuất hàng dệt
may xuất khẩu. Cụ thể khi một doanh nghiệp trong nước xuất khẩu lơ hàng dệt may

Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

13


GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

sang thị trường quốc tế, nếu lơ hàng đó khơng đáp ứng được một trong những tiêu
chuẩn đã quy định do có lỗi, dù là nhỏ nhất thì lơ hàng đó sẽ bị nước nhập khẩu từ
chối hoặc cấm nhập khẩu, hàng hóa đó sẽ bị trả lại cho nhà xuất khẩu, bị tiêu hủy
hoặc buộc xuất khẩu sang nước thứ ba…Dù là giải quyết theo trường hợp nào thì
điều này cũng ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may, gây thiệt hại
cho nhà xuất khẩu.
Thứ ba, về phương diện người lao động, khi gây thiệt hại lớn cho các doanh
nghiệp, nhà xuất khẩu dệt may thì những người lao động sản xuất trong các doanh
nghiệp đó là đối tượng đầu tiên bị tác động tới. Khi các doanh nghiệp dệt may
xuất khẩu làm ăn thua lỗ hoặc thậm chí phá sản thì trực tiếp đe dọa đến cơng ăn
việc làm, đời sống của những lao động làm trong những doanh nghiệp này. Như
đã nêu trên, hiện nay ngành dệt may Việt Nam giải quyết tới hơn 2 triệu lao động.
Vì thế nếu việc làm của lao động trong ngành dệt may bị đe doạ thì sẽ trực tiếp
dẫn tới việc tăng tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

14

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
SANG HOA KỲ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT
2.1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ hiện nay đang là thị trường nhập khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam
trong nhiều năm qua.Trong năm 2008, 2009 kinh tế thế giới có nhiều biến động đặc
biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ Hoa Kỳ khiến nhu cầu nhập
khẩu hàng dệt may của nuớc này sụt giảm khiến các doanh nghiệp xuất khẩu dệt
may Việt Nam phải chú trọng vươn ra những thị trường mới. Tuy vậy, kim ngạch
xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ năm 2009 vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất và vượt xa
các thị trường tiềm năng khác như EU, Nhật Bản.
Hình 2.1 : Tỷ trọng thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam (2009)
16%
11%

55%
18%

Hoa Kì

EU

Nhật Bản

Thị trường khác
(Nguồn: Bộ Thương mại )

Với tỉ trọng 55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2009,
Hoa Kỳ chứng tỏ mình đang và sẽ còn là thị truờng lớn số một của dệt may Việt
Nam trong thời gian tới. Việc chú trọng đặc biệt đến thị trường rộng lớn này là hoàn

toàn cần thiết để tăng kim ngạch xuất khẩu dệt may nói riêng và tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam nói chung.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

15

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

2.1.1 Tình hình kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ
Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị
trường Hoa Kỳ đạt mức tăng trưởng đột biến. Những kết quả nổi bật này được biểu
hiện rõ nét qua từng thời kỳ:
Tháng 2/1994, Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận sau đó 11/7/1995 quan hệ ngoại
giao hai nước được bình thường hóa, đó là cơ hội để thúc đẩy hoạt động thương mại
giữa hai nước. Sau sự kiện này, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ
liên tục đạt tốc độ tăng trưởng khả quan, năm 1997 kim ngạch xuất khẩu đạt 12
triệu USD thì đến năm 2000 đã đạt 49,5 triệu USD.
Đến năm 2002, đặc biệt khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)
được quốc hội hai nước thơng qua và có hiệu lực hồn tồn đã mở rộng cho hàng
dệt may Việt Nam được tự do xuất khẩu theo khả năng của mình vào thị trường Hoa
Kỳ. Chính vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đã có mức tăng trưởng đột
biến, đạt gần 951 triệu USD (2002).
Ngày 1/5/2003, Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực
triển khai thực hiện. Theo Hiệp định này Việt Nam bị phía Hoa Kỳ áp đặt hạn

ngạch với 38 sản phẩm, còn những chủng loại khác vẫn được xuất khẩu tự do vào
thị trường này. Mặc dù bị áp đặt hạn ngạch song kết quả xuất khẩu hàng dệt may
vào thị trường Hoa Kỳ vẫn liên tục tăng: 2.484 triệu USD (2003), 2.720 triệu USD
(2004), 2.626 triệu USD (2005). Hiện nay, lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt
Nam vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 70% năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt
Nam phục vụ riêng cho thị trường này và Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất
khẩu hàng dệt may đứng thứ 8 vào thị trường này.
Trong phạm vi của chuyên đề, nghiên cứu sẽ tập trung vào giai đoạn những
năm gần đây từ năm 2005 đến nửa đầu năm 2010

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A


Chuyên đề thực tập

16

GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
(2005-5/2010)

Qua bảng số liệu 2.3, ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
sang thị trường này có sự phát triển lớn. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may sang Hoa Kỳ mới là 2591 triệu USD nhưng với tốc độ tăng trung bình là
15.5%, đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ đã tăng gần gấp
đôi lên 5106 triệu USD. Như đã biết, khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã tác động rất
xấu đến nền kinh tế Hoa Kỳ và giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên

nó chỉ làm giảm 2,1% kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường này.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ chỉ giảm 2.1% có thể gọi là một con số
khiêm tốn so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam như dầu thô
giảm 39.7%, giày dép giảm 15.8% hay cao su giảm 23.5% (số liệu của Bộ Cơng
thương). Điều đó chứng tỏ sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu dệt may sang
thị trường Hoa Kỳ là khá vững chắc. Qua 5 tháng đầu năm 2010, dệt may Việt Nam
trên thị trường Hoa Kỳ đã nhanh chóng hồi phục và đạt kết quả khả quan là 2217
triệu USD. Với đà hồi phục như vậy cộng với tình hình đơn đặt hàng dệt may từ
Hoa Kỳ gia tăng vào các tháng cuối năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ
sẽ khơng khó để đạt con số 5500 triệu USD tăng 10% so với năm 2009. Có thể nói
đó là một sự hồi phục khá nhanh chóng của dệt may xuất khẩu Việt nam nhất là

Sinh viên: Nguyễn Thị Hoàng Lan

Lớp: KTQT49A



×