BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------
Tăng Kim Huệ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------
Tăng Kim Huệ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO, MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI
Trong văn học trung đại Việt Nam nói chung, văn học Lý – Trần nói riêng,
thơ Thiền là một bộ phận quan trọng, có giá trị và đóng góp không nhỏ cho văn học
thời đại cũng như văn học dân tộc.
Trên thực tế, cũng đã có nhiều chuyên luận, công trình nghiên cứu về thơ
Thiền Lý –Trần nhưng những vấn đề, những đặc điểm, n
hững giá trị của bộ phận
văn học độc đáo này chưa phải đã được khai thác một cách triệt để và toàn diện.
Đặc biệt, nghiên cứu thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần trong thế so sánh, đối
chiếu với thơ Thiền Nhật Bản thì chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào
khai thác.
Trong xu thế mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nuớc như hiện nay,
việc nghiê
n cứu thơ Thiền – một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc – trong so
sánh, đối chiếu với thơ Thiền Nhật Bản, giúp ta thấy rõ những tương đồng và dị biệt
của hai đối tượng trên. Từ đó rút ra được những đặc trưng riêng biệt của thơ Thiền
Lý – Trần, thấy rõ hơn những đóng góp của thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam cho văn
học Phật giáo thế giới.
Trên cơ sở lý giải nguyên nhân sâu xa của những tương đồng và dị biệt về đề
tài, nội dung và hình thức nghệ th
uật của hai đối tượng trên, luận văn cũng chỉ ra
một số những tương đồng và dị biệt về mặt văn hóa, tư tưởng, tập quán tư duy, quan
niệm thẩm mĩ … của hai dân tộc, góp phần giúp hai dân tộc thêm hiểu nhau trong
quá trình giao lưu hội nhập.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
2.1. Hướng nghiên cứu tron
g thế đối sánh
Đây là hướng nghiên cứu còn tương đối mới mẻ. Hầu như chưa có công trình
chuyên biệt nào nghiên cứu thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần trong thế so sánh
với thơ Thiền Nhật Bản. Tuy nhiên, trong công trình Khảo sát đặc trưng nghệ thuật
của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XI
V [56], để làm rõ đặc trưng nghệ thuật
của thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần, tác giả Đoàn Thị Thu Vân đã dành mục III.
3 để so sánh nghệ thuật của thơ Thiền Lý – Trần và thơ Thiền Nhật Bản. Với phần
này, tác giả đã chỉ ra một số những điểm tương đồng và dị biệt về nghệ thuật biểu
hiện của hai đối tượng trên. Chẳng hạn, về sự tương đồng, cả hai đều “rất hàm súc
và dựa trên nguyên tắc khơi gợi trực cảm”. Về dị biệt, thơ Thiền Việt Nam và thơ
Thiền N
hật Bản khác nhau về “quan điểm thể hiện”, về cách sử dụng các thủ pháp
nghệ thuật, về thể loại… Nhìn chung, do mục đích là để làm rõ đặc trưng nghệ
thuật của thơ Thiền Việt Nam nên tác giả Đoàn Thị Thu Vân chỉ chủ yếu chỉ ra
những khác biệt về mặt nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam so với thơ Thiền Nhật
Bản c
hứ chưa đi sâu vào những điểm tương đồng, cũng như chưa đi sâu vào so sánh
mặt nội dung biểu hiện hoặc đề tài của hai đối tựợng trên.
Cùng hướng nghiên cứu này còn có thể kể đến tiểu luận Basho (1644 – 1694)
và Huyền Quang (1254 – 1334) – Sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tương hợp về cảm
thức thẩm mĩ [23]
của nhà nghiên cứu Lê Từ Hiển. Như tên tiêu đề, tiểu luận trên đã
nêu lên sự tương đồng về đề tài và về cảm thức thẩm mĩ giữa nhà thơ Basho, đại
diện tiêu biểu cho thơ Thiền Nhật Bản, và Huyền Quang, đại diện cho thơ Thiền
Việt Nam. Về đề tài, cả hai đều rất yêu thích đề tài mùa thu “đọc thơ của hai ông,
chúng ta nhận thấy một tình yêu sâu nặng với mùa thu”. Về cảm thức thẩm mĩ, tác
giả Lê Từ Hiển cho rằng cả thơ Basho và Huyền Q
uang đều toát lên một “vẻ đẹp
buồn, cô đơn, vắng lặng, hiu hắt”. Dù đã có những phát hiện, so sánh khá thú vị, bài
tiểu luận trên cũng chỉ mới chỉ ra một số điểm tương đồng giữa hai nhà thơ, một của
thơ Thiền Việt Nam, một của thơ Thiền N
hật Bản nên cũng chưa có được cái nhìn
trong thế đối sánh bao quát giữa thơ Thiền Việt Nam và thơ Thiền Nhật Bản.
2.2. Hướng nghiên cứu trong thế biệt lập
2.2.1. Đối với thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần
Thơ Thiền Lý- Trần là một mảnh đất không lớn nhưng đầy màu mỡ, đã có
không ít những nhà nghiên cứu đến cày xới, thâm canh. Trong rất nhiều những
chuyên luận, tiểu luận, bài viết có liên quan đến bộ phận văn học
này, có thể tạm
chia làm ba loại: Loại trực tiếp nghiên cứu mảng thơ Thiền Lý – Trần như một
chỉnh thể; loại nghiên cứu tổng quan, trong đó thơ Thiền Lý – Trần chỉ là một bộ
phận được đề cập đến; và loại nghiên cứu tác giả, tác phẩm cụ thể thuộc bộ phận
thơ Thiền Lý – Trần.
2.2.1.1. Loại nghiên cứu trực tiếp mảng thơ Thiền Lý – Trần
như một chỉnh thể
Loại chuyên luận này không nhiều. Có thể kể đến một số chuyên luận như:
Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền thời Lý [27] của Nguyễn Phạm Hùng, Khảo sát
đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XIV [56] của Đoàn
Thị Thu Vâ
n,…
Mặc dù chuyên luận Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền thời Lý [27] chỉ
giới hạn nghiên cứu thơ Thiền thời Lý nhưng trong đó, tác giả đã có những khái
quát về đặc điểm của thơ Thiền nói chung. Chẳng hạn về tư duy nghệ thuật “thơ
Thiền rất chú trọng tính trực giác”, hay về hình ảnh con người trong thơ Thiền, tác
giả cũng có nhận xét: “Con người trong thơ Thiền […] không phải chỉ là con người
“vô tình” m
à còn là “hữu tình”, “Con người trong thơ Thiền còn là con người có lí
trí, có bản lĩnh và nghị lực”. Đó là “những con người ham sống chứ không phải là
con người “khắc kỉ””.
Nếu như chuyên luận của Nguyễn Phạm Hùng chỉ đi sâu vào mảng thơ Thiền
thời Lý và cũng chỉ chủ yếu khai thác những đặc điểm về nội dung thì chuyên luận
(luận á
n PTS) Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ X – thế
kỉ XIV [56] của Đoàn Thị Thu Vân, như tên gọi của nó, đã đi sâu khai thác phần
nghệ thuật của thơ Thiền Lý – Trần. Trên cơ sở những đặc điểm về nghệ thuật như
ngôn ngữ, thể loại, thế giới hình tượng, không gian và thời gia
n nghệ thuật, giọng
điệu …, tác giả cũng đã làm bật được những giá trị nội dung đặc sắc của thơ Thiền
Lý – Trần, bởi xét cho cùng, không có một nghệ thuật thuần túy tách rời khỏi nội
dung. Cũng trong chuyên luận này, để làm rõ đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền
Việt Nam thời Lý – Trần, tác giả còn có phần so sánh đối tượng trên với thơ Nho
cùng thời và với thơ Thiền Tr
ung Quốc, Nhật Bản. Có thể nói đây là một công trình
nghiên cứu vừa bao quát vừa chuyên sâu về đối tượng thơ Thiền Lý - Trần.
Thuộc loại này còn có thể kể đến một số chuyên luận như Quan niệm về con
người trong thơ Thiền Lý – Trần của Đoàn Thị Thu Vân [57], Chất trữ tình trong
thơ Thiền đời Lí của Phạm Ngọc Lan [35], …v…v.
2.2.1.2. Loại nghiên cứu tổng quan, trong đó thơ Thiền Lý – Trần chỉ là
một bộ phận được đề cập đến
Có thể dễ dàng bắt gặp dạng nghiên cứu này ở các công trình văn học sử
như: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ [42], Lịch sử văn
học Việt Nam của Bùi Văn Nguyên [43], Lịch sử văn học Việt Nam của Đi
nh Gia
Khánh (Chủ biên) [31] …v…v. Trong các tài liệu trên, thơ Thiền chỉ được điểm qua
với một vài nhận xét, chẳng hạn trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập 2 (thế kỉ X –
XVII) [43], Bùi Văn Nguyên có nhận xét: “điểm thú vị là các nhà sư thường trở
thành nhà thơ và có tâm hồn rung động trước cảnh vật và lòng người”, thơ văn của
các nhà sư “biểu lộ tư tưởng tự do phóng khoáng”, “vượt ra ngoài
khuôn khổ của
triết lí Thiền tông”; trong lời giới thiệu Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2, [32], tác
giả Đinh Gia Khánh đã nhận định về thơ Thiền Lý – Trần: “bên cạnh ý nghĩa triết
học và tôn giáo, nhiều bài thơ lại có ý nghĩa nhân sinh và giá trị văn học”, hay trong
giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ X – nửa đầu thế kỉ XVIII, tập 1, phần 2 “Văn học
từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV” [33]
, tác giả cũng có những nhận xét về thơ Thiền
Lý – Trần: “Thơ Thiền gắn bó với đời sống dân tộc”, “thơ của các vị vua tu Thiền,
các nhà sư thể hiện một niềm yêu đời, yêu thiên nhiên tha thiết” …
Ở dạng nghiên cứu này còn có thể kể đến các chuyên luận nghiên cứu
chuyên sâu về các vấn đề nội dung, nghệ th
uật, thi pháp, … của bộ phận văn học Lý
– Trần nói riêng, văn học trung đại Việt Nam nói chung.
Với chuyên luận Vận dụng quan điểm thể loại vào việc nghiên cứu văn học
Việt Nam thời Lý – Trần, [28], Nguyễn Phạm Hùng đã dành một phần để đề cập vấn
đề tên gọi, phân loại thơ Thiền, tư tưởng “hòa quang đồng trần”, tính hình tượng,
ước lệ, … trong thơ Thiền Lý – Trần.
Trong Thi pháp văn học Tr
ung đại Việt Nam [51], Trần Đình Sử cũng đã có
những nhận xét khái quát về đặc điểm hình tượng con người trong thơ Thiền. Đó là
hình ảnh những con người “coi biến đổi như không, không sợ hãi, không kinh ngạc,
đặc biệt là điềm nhiên, bình thản trước cái chết”, “con người Thiền học còn khao
khát được tiêu dao tự tại, giải thoát mọi hữu hạn trần tục để đạt đư
ợc cái tuyệt đối
của thế giới”. Cũng trong tài liệu trên, tác giả còn đề cập đến “thời gian vũ trụ bất
biến”, “siêu thời gian” và “không gian thanh nhàn”, “không gian thoát tục” của thơ
Thiền.
Cuối cùng thuộc dạng nghiên cứu này là các chuyên luận nghiên cứu bộ phận
văn học có liên quan đến Phật giáo thời Lý – Trần. Ví dụ như Tìm hiểu đặc điểm
của tư tưởng Phật giáo Việt Nam trong thời đại Lý – Trần qua các tác phẩm văn
học (Tầm Vu, [64]), Các yếu tố Nho – Phật – Đạo được tiếp thu và chuyển hóa như
thế nào tr
ong đời sống tư tưởng và trong văn học thời Lý – Trần, (Nguyễn Huệ Chi,
[7]), Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý – Trần (Nguyễn Công Lý,
[36]),…v…v. Đặc biệt trong luận án TS Văn học Phật giáo thời Lý – Trần - Diện
mạo và đặc điểm [37], ở chương ba, mục 3.2.3 khảo sát thể loại kệ và thơ Thiền, tác
giả Nguyễn Công Lý đã có một thống kê khá ấn tượng. Trong tổng số 11 thể loại có
mặt trong văn học Phật giáo thời Lý – Trần, thể loại kệ và thơ Thiền đã chiếm 405
trên tổng số 471 đơn vị tác phẩm, chiếm tỉ lệ 86%. Tỉ lệ này cho thấy kệ và thơ
Thiền là thể loại chiếm đa số và như thế cũng sẽ là thể loại có nhiều đóng góp nhất
cho văn học Phật giáo thời Lý - Trần. Cũng trong c
ông trình này, phần đặc điểm
văn học Phật giáo thời Lý – Trần, tác giả cũng đã đề cập đến “kiểu tư duy trực cảm
tâm linh”, đến nội dung thể hiện giáo lí nhà Phật, đến quan niệm về con người, đến
cảm hứng thiên nhiên, … của văn học Phật giáo Lý – Trần, trong đó có thơ Thiền
Lý – Trần.
2.2.1.3. Loại nghiên cứu các tác giả, tác phẩm cụ thể thuộc bộ phận
thơ Thiền Lý – Trần.
Loại nà
y rất nhiều. Đây là những bài nghiên cứu với tính chất bộ phận, có
liên quan nhưng không bao quát toàn bộ thơ Thiền Lý – Trần nên chỉ xin được điểm
qua một số bài viết tiêu biểu:
- Thích Phước An, Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa
thu, [1]
- Nguyễn Huệ Ch
i, Trần Tung – Một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền, [9]
- Nguyễn Huệ Chi, Mãn Giác và bài thơ nổi tiếng của ông, [8]
- Nguyễn Phương Chi, Huyền Quang – Nhà thơ thi sĩ, [10]
- Kiều Thu Hoạch, Tìm hiểu thơ văn các nhà sư Lý – Trần, [26]
- Đỗ Văn Hỷ, Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ Thiền, [29]
- Phạm Ngọc Lan, Trần Nhân Tông và cảm hứng Thiền trong thơ, [34]
v…v…
- Đặc biệt, tập kỉ yếu Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiền tông Việt Nam, [63],
tập hợp rất nhiều bài viết tham gia hội thảo khoa học về Tuệ Trung Thượng Sĩ do
Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm thuộc viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí
Minh kết hợp với Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức năm
1993, đã đề cập
và lí giải một cách sâu sắc về con người, tư tưởng cũng như phong cách thơ văn độc
đáo của ông.
2.2.2. Đối với thơ Thiền Nhật Bản
Do đây
là mảng thơ còn khá mới mẻ đối với độc giả Việt Nam nên việc
nghiên cứu, tiếp nhận cũng mới chỉ ở những bước đầu. Một trong những người có
nhiều công lao trong việc đưa thơ Thiền Nhật Bản đến với độc giả Việt Nam phải
kể đến nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản,
Nhật Chiêu. Trong những công trình của
mình như Thơ ca Nhật Bản [14], Nhật Bản trong chiếc gương soi [13], Văn học
Nhật Bản từ khởi thủy đến 1886 [15],… tác giả đã dành một phần để giới thiệu về
thơ Haiku từ nguồn gốc, sự phát triển đến những đặc điểm cơ bản về nội dung và
nghệ thuật… Đặc biệt trong c
ông trình Ba nghìn thế giới thơm [11], Nhật Chiêu đã
dành cả 200 trang sách để viết về thơ Haiku. Trong đó tác giả đã sắp xếp những bài
Haiku theo những chủ đề nhất định. Tất cả gồm 17 chủ đề. Có thể nói
đấy là những
trang viết vừa sắc sảo vừa bay bổng, mượt mà về thơ Haiku. Và tất cả những trang
phân tích, cảm nhận trên đều xuất phát từ cái nhìn Thiền, thấm đẫm một tinh thần
Thiền.
Ngoài ra, cũng có thể kể đến một vài chuyê
n luận, tiểu luận về thơ Haiku của
một số nhà nghiên cứu khác như Haiku – Tinh túy hồn thơ Nhật Bản [25] của Lê Từ
Hiển ha
y Cấu trúc nghệ thuật thơ Haiku [30] của Nguyễn Tuấn Khanh,… Với tiểu
luận Haiku – Tinh túy hồn thơ Nhật Bản, tác giả đã đề cập đến “tính chất cô đọng,
dồn nén đến tối đa hầu như lược bỏ mọi trang sức”, đến tính “khoảnh khắc” của
nghệ thuật Haiku; và đặc biệt là “tinh thần mĩ học Thiền thấm đẫm thơ Haiku”. Còn
tiểu luận Cấu trúc nghệ thuật thơ Haik
u cũng đã đề cập đến tính ngắn gọn, cô đúc;
đến nguyên tắc khơi gợi; nguyên tắc sử dụng kigo (quí ngữ),… của thơ Haiku.
Bên cạnh những bài nghiên cứu của Việt Nam về Haiku, còn có những bài
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và của chính những nhà nghiên cứu người
Nhật. Chẳng hạn, trong công trình Zen và văn hóa Nhật Bản [49] của D. Suzuki có
phần nghiên cứu về Thiền và thơ Haiku. Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh đến tính
trực cảm, trực giác của Haiku: “Haiku không bao giờ diễn đạt tư tưởng, mà đưa ra
những biểu tượng để phản ánh những điều trực qua
n như nó vốn có” [49]; đến tinh
thần vô ngôn của Haiku: “Một khi cảm giác đạt tới độ cao của nó, chúng ta chỉ còn
biết im lặng bởi không từ ngữ nào có thể diễn tả được hết. Mười bảy âm tiết có thể
là quá nhiều”[49].
Hay trong công trình Hài cú nhập môn của H. Henderson [22], tác giả cũng
đã đề cập đến nghệ thuật “rensò – liên tưởng”, đến nguyên tắc “sử dụng ki”, đến
“nguyên lí đối chiếu nội tại” trong một bài Haiku.
Qua những chuyên luận, tiểu luận, bài viết trên, ta thấy thơ Thiền Lý – Trần
và cả thơ Thiền Nhật Bản đã đư
ợc tiếp cận, khai thác ở nhiều phương diện, nhiều
góc độ và mức độ khác nhau. Tất cả những công trình nghiên cứu, những chuyên
luận, tiểu luận trên là những tiền đề quan trọng, đã giúp ích rất nhiều cho chúng tôi
khi thực hiện đề tài này.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHI
ÊN CỨU
Ngay tên đề tài đã cho thấy đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là thơ
Thiền Việt Nam thời Lý – Trần. Tuy nhiên, luận văn không nghiên cứu thơ Thiền
Việt Nam trong thế độc lập mà nghiên cứu nó trong thế so sánh với thơ Thiền Nhật
Bản. Cho nên, ở một mức độ nhất định, thơ Thiền Nhật Bản cũng nằm
trong đối
tượng nghiên cứu của luận văn.
Về thuật ngữ thơ Thiền, trước nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập,
giới thuyết.
Nguyễn Phạm Hùng trong luận án PTS Vận dụng quan điểm thể loại vào
việc nghiên cứu văn học Việt nam thời Lý – Trần [28], đã chia thơ Thiền làm hai
loại:
- Thơ Thiền thiên về triết lí: nòng cốt của nó là kệ và cả những bài thơ trực
tiếp phát biểu về các triết lí và quan niệm T
hiền.
- Thơ Thiền thiên về trữ tình: Đó là những bài thơ mang yếu tố Thiền về tư
tưởng, cảm xúc, tâm trạng.
Đoàn Thị Thu Vân trong luận án PTS Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ
Thiền Việt Nam thế kỉ X – thế kỉ XIV [56], lại giới thuyết: Thơ Thiền là những bài
thơ của các tác giả là Thiền sư hoặc không phải là Thiền sư nhưng hâm mộ Thiền,
có nghiê
n cứu và hiểu biết về Thiền, sáng tác theo những nội dung:
- Trực tiếp thuyết giảng về yếu chỉ Thiền tông – đó là những bài kệ.
- Gián tiếp thuyết giảng về yếu chỉ Thiền tông.
- Bày tỏ cảm xúc mang ý vị Thiền trước cái đẹp của thiên nhiên, con người,
cuộc sống; hoặc bày tỏ trạng thái tâm tư đã giác ngộ chân lí, miêu tả cái đẹp vi diệu
bên trong con người.
Nguyễn Công Lý trong luận á
n TS Văn học Phật giáo thời Lý – Trần – diện
mạo và đặc điểm [37], ở phần khảo sát các thể loại, đã gom kệ và thơ Thiền thành
một nhóm thể loại, rồi lại phân chia chúng thành bốn loại sau:
- Loại thứ nhất là kệ: trực tiếp trình bày giào lí, tư tưởng nhà Phật.
- Loại thứ hai là kệ được thi vị hoá (hay còn gọi là Thơ triết lí): thể hiện triết
lí nhà Phật
thông qua ngôn ngữ lung linh, đầy hình ảnh đẹp và gợi cảm, giàu chất
thơ.
- Loại thứ ba là thơ mang cảm hứng Thiền học: là những bài thơ mang cảm
xúc trữ tình nhưng nội dung có đề cập đến tâm, Phật, sinh, tử, Niết bàn, …
- Loại thứ tư là thơ tức cảnh sinh tình, bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của Thiền
sư đối với cái lung linh mỹ lệ của ngoại cảnh thông qua cảm
quan Thiền học.
Qua trên, ta thấy khái
niệm thơ Thiền là một thuật ngữ có hàm nghĩa tương
đối rộng và có tính chất mở. Trên cơ sở tiếp thu, tổng hợp những quan niệm trên,
cùng với thực tế nghiên cứu hai đối tượng thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần và
thơ Thiền Nhật Bản, có thể nêu ra ba tiêu chí cơ bản để xác định thơ Thiền như sau:
- Thứ nhất, đó là những bài kệ, bài thơ nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp trình
bày, thuyết giảng những giáo lí, tư tưởng nhà Phật; những yếu chỉ Thiền tông.
- Thứ hai, đó là những bài thơ m
ang cảm hứng Thiền học, tức những bài thơ
được gợi hứng từ những vấn đề có liên quan đến Phật, đến Thiền nhưng không
nhằm thuyết giảng mà chỉ để bày tỏ một quan niệm, một tâm trạng, một cảm
xúc…
- Thứ ba, đó là những bài thơ miêu tả ngoại cảnh; bày tỏ cảm xúc, tâm trạng
thông qua cảm quan Thiền học.
Trên cơ sở những tiêu chí xác định trên, nằm
trong phạm vi khảo sát của đề
tài có 405 đơn vị tác phẩm thơ Thiền.
Về thơ Thiền N
hật Bản, trước hết cần khẳng định, trong văn học Nhật Bản
hầu như không có thuật ngữ thơ Thiền để chỉ một bộ phận thơ cụ thể nào đó như
Việt Nam. Có thể thấy tinh t
hần Thiền, màu sắc Thiền bàng bạc khắp trong thơ ca
Nhật nói riêng, văn hoá Nhật nói chung. Tuy nhiên, thấm sâu và đậm màu nhất vẫn
là trong thể thơ Haiku. Chính vì thế, đề tài đã chọn thể thơ Haiku để làm đối tượng
so sánh với thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần.
Như ta đã biết, thơ Haiku Nhật Bản từ lúc
hình thành (khoảng thế kỉ XVI) đã
liên tục phát triển mạnh mẽ và ngày nay nó đã trở thành một thể thơ phổ biến trên
thế giới. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu phần thơ Haiku cổ điển (từ thế kỉ XVI –
XIX), trong đó chủ yếu là Haiku thời Eđo.
Về số lượng, thơ Haiku được sáng tác với một số lượng rất lớn. Chỉ riêng
những tác giả tiêu biểu như Basho, Buson, Issa, Shiki, mỗi tác giả đã có khối lượng
tác phẩm ở vào con số hàng ngàn. Tuy nhiên, đây là một thể thơ khá lạ đối với
truyền thống thơ ca Việt Nam, số lượng những nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản
nước ta cũng còn hạn chế nên chỉ mới chuyển ngữ được một phần trong kho tàng
Haiku đồ sộ ấy. Mặc dù vậy, để thực hiện đề tài này, người trình bày cũng đã thu
thập được t
rên 600 bài dùng làm tư liệu khảo sát, so sánh. Thiết nghĩ, xét về mặt số
lượng, so với số 405 bài thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần thì số lượng thơ Thiền
Nhật Bản như trên cũng đã tạo được một sự cân đối nhất định.
Về phần dịch giả, Haiku Nhật Bản hiện nay đã được rất nhiều người dịch, cả
những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp lẫn những độc giả yêu thích Haiku. Trên thực
tế, việc chuyển ngữ một tác phẩm văn học nói chung đã là một vấn đề khó, chuyển
ngữ một tác phẩm thơ lại càng khó khăn hơn gấp bội. Ý thức rõ điều này, người viết
đã rất cân nhấc khi chọn lựa các bản dịch. Luận văn chủ yếu sử dụng bản dịch của
Nhật Chiêu, một nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản c
ó uy tín, nên chỉ có một số bài
không phải của Nhật Chiêu dịch, chúng tôi mới ghi chú thêm tên dịch giả.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trước một đối tượng, có thể có nhiều phương phá
p nghiên cứu khác nhau
tùy vào mục đích nghiên cứu. Mục đích chính của đề tài Thơ Thiền Việt Nam thời
Lý – Trần trong so sánh với thơ Thiền Nhật Bản là nhằm tìm ra những điểm tương
đồng và dị biệt của thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần và thơ Thiền Nhật Bản trên
các mặt đề tài, nội dung, nghệ thuật. Cho nên, phương pháp nghiên cứu chí
nh được
sử dụng là phương pháp so sánh. Có thể thấy đây là phương pháp cần thiết cho đề
tài này. Bởi nó không chỉ giúp tìm ra những tương đồng và dị biệt của hai đối tượng
trên mà nó còn giúp người nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân sâu xa tạo nên
những tương đồng và dị biệt ấy bằng cách so sánh, đối chiếu những đặc điểm về
mặt văn hóa, tư tưởng, tập quán tư duy, quan niệm thẩm mĩ… của hai dân tộc. Từ
đó, có cách nhìn, cách lí giải, cách đánh giá hợp lí, thấu đá
o, khoa học hơn đối với
những tương đồng và dị biệt ấy.
Ngoài ra, luận văn cũng kết hợp sử dụng một số phương pháp bổ trợ khác
như: Phương phá
p thống kê, phân loại để làm cứ liệu cho việc phân tích, đánh giá;
phương pháp liên ngành vì đối tượng của đề tài là thơ Thiền, một loại thơ mà nội
dung, tư tưởng có liên qua
n mật thiết đến các vấn đề tôn giáo, triết học … Đặc biệt,
thơ Thiền là loại thơ thiên về kiểu tư duy tổng hợp, trực cảm tâm linh nên nếu chỉ
dùng phương pháp phân tích duy lí đôi khi không thể nắm bắt được “cái thần”, cái
bản chất của đối tượng, thế nên phương pháp trực cảm cũng là một phương phá
p
được sử dụng trong đề tài, nhất là những khi cần đi sâu, phân tích, cảm nhận một thi
phẩm cụ thể.
Thật ra, việc phân chia, liệt kê các phương pháp như trên chỉ có tính tương
đối. Trên thực tế, các phương pháp luôn được vận dụng trong thế kết hợp, đan xen
nhau trong quá trình trình bày. Tất cả đều nhằm mục đích giải quyết tốt nhất những
yêu cầu, mục đích mà đề tài đã đặt ra.
5. Ý N
GHĨA CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn nhằm góp thêm một cách nhìn, cách khai thác, khám phá thế giới
nghệ thuật độc đáo của bộ phận thơ Thiền Lý – Trần Việt Nam.
Trên cơ sở những tương đồng và dị biệt với thơ Thiền Nhật Bản, luận văn
làm nổi rõ những đặc trưng, những nét riêng biệt, độc đáo của thơ Thiền Lý – Trần
Việt Nam so với thơ Thiền Nhật Bản nói riêng, thơ Thiền thế giới nói chung.
Một lần nữa, luận văn góp phần khẳng định giá trị, vị trí cũng như tầm quan
trọng của bộ phận t
hơ Thiền Việt Nam trong tiến trình văn học dân tộc.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thơ Thiền Lý –Trần từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường ở
các cấp. Nhưng do đây là một loại thơ không dễ tiếp cận nên đã gây không ít khó
khăn cho người dạy lẫn người học. Đặc biệt, với chương trình thay sách giáo khoa
gần đây nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thơ Thiền N
hật Bản (cụ thể là thơ Haiku)
cũng đã được đưa vào Sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học phổ thông. Đây là
một thể thơ khá xa lạ với truyền thống thơ ca Việt Nam nên việc giảng dạy và học
tập phần thơ này của giáo viên và học sinh lại càng gặp không ít khó khăn. Trong
tình hình đó, hy vọng luận văn sẽ góp thêm một tài liệu hữu íc
h trong việc nghiên
cứu, giảng dạy và học tập các đối tượng trên.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được cấu trúc với ba chương
chính như sau:
Chương một - Bối cảnh ra đời của thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần
và thơ Thiền Nhật Bản. Ở chương nà
y, người viết chú ý đến yếu tố thời đại và yếu
tố tư tưởng – tôn giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời của hai đối tượng trên.
Đó chính là Phật giáo – Thiền tông với quá trình du nhập, phát triển cùng những đặc
trưng của nó ở Việt Nam và Nhật Bản.
Chương hai - Những điểm tương đồng giữa thơ Thiền Việt Nam thời Lý –
Trần và thơ Thiền Nhật Bản. Trên cơ sở so sánh, đối chiếu giữa hai đối tượng,
luận văn bước đầu c
hỉ ra một số điểm tương đồng giữa thơ Thiền Việt Nam thời Lý
– Trần và thơ Thiền Nhật Bản như:
Về đề tài, cả hai đều có đề tài về thiên nhiên, đề tài về con người và cuộc
sống trần thế.
Về nội dung và nghệ thuật, cả hai đều biểu hiện một tinh thần Thiền, cảm
xúc Thiền, cái nhìn Thiền, cảm thức thẩm mĩ Thiền…
Chương ba - Những điểm dị biệt giữa thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần
và thơ Thiền Nhật Bản. Trong chương này, người viết chú ý đến sự khác nhau về
các mặt như: đề tài, hình tượng (thiên nhiên, con người, không gian, thời gian),
ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu,…
Từ những kết quả đó, người viết cũng đã đưa ra một số nhận xét và lí giải
bước đầu cho những tương đồng và dị biệt trên.
Chương 1
BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA THƠ THIỀN VIỆT NAM
THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN
1.1. THƠ THIỀN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỜI ĐẠI LÝ – TRẦN
VÀ PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỜI LÝ – TRẦN
1.1.1. Thời đại Lý – Trần
Sau hơn nghìn năm nô lệ phương Bắc, năm 938, bằng sức mạnh của tài năng
mưu lược cùng với truyền thống bất khuất, tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc,
Ngô Quyền đã lãnh đạo nhân dân đứng lên đánh tan quân Nam Hán, đưa nước ta
bước sang một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập tự chủ. Bắt đầu từ cái mốc lịch
sử quan trọng ấy, các triều đại Ngô (938 – 967), Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980 –
1009), Lý (1009 – 1225), Trần (1225 – 1400) lần lượt thay nhau xây dựng và bảo vệ
đất nước. Trong đó, hai triều đại Lý, Trần được coi là có nhiều đóng góp tiêu biểu
hơn cả nên các nhà nghiên cứu đã lấy hai triều đại này để gọi tên cho cả giai đoạn
lịch sử ấy: Thời đại Lý – Trần.
Trước hết, về mặt chính trị, thời đại Lý – Trần là thời đại của độc lập dâ
n tộc
và thống nhất đất nước. Phát huy tinh thần, truyền thống yêu nước chống ngoại xâm
của dân tộc, sau chiến thắng của Ngô Quyền, các triều đại đi sau lần lượt đánh tan
các cuộc chiến tranh xâm lược của giặc phương Bắc: triều Tiền Lê phá tan quâ
n
Tống, triều Lý cũng nhiều lần chiến thắng quân Tống, triều Trần ba lần đẩy lùi quân
Nguyên – Mông, chặn đứng vó ngựa của một đế quốc đã từng gồm thâu gần trọn
châu Á và nửa châu Âu. Âm hưởng của những chiến thắng oanh liệt, hào hùng đó
đã tạo nên hào khí ngất trời của thời đại: Hào khí Đông A, mà lịch sử dân tộc vẫn
từng nhắc đến trong niềm tự hào, ngưỡng vọng.
Trên cơ sở nền độc lập, tự chủ và thống nhất ấy, thời đại Lý
– Trần cũng đã
phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội …
Về kinh tế, hàng loạt những ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát
triển. Bên cạnh đầu tư, phát triển kinh tế nông nghiệp bằng các chính sách khẩn
hoang, xây dựng các công trình thủy lợi, … nhà nước còn tạo điều kiện, khuyến
khích các ngành nghề thủ công như dệt, gốm, mỹ nghệ, chạm khắc, đúc … phát
triển, đạt đến trình độ khá cao về kĩ thuật lẫn nghệ thuật.
Những thành tựu về kinh tế trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
về văn hóa – xã hội. Giáo dục và việc thi cử có nhiều đổi mới. Năm 1075, nhà Lí
cho xây dựng Văn miếu và mở khoa thi tam giáo đầu tiên trong lịch sử giá
o dục
khoa cử nước ta (1075), thành lập Quốc tử giám (1076) … Nhiều công trình kiến
trúc, điêu khắc nổi tiếng được ra đời như chùa Diên Hựu (chùa Một cột) ở thời Lý,
tháp Phổ Minh ở thời Trần; đặc biệt không thể không kế đến bốn công trình nổi
tiếng được mệnh danh là “An Nam tứ đại khí” là tháp Báo Thiên, tượng Phật chùa
Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền và đỉnh (vạc) chùa Phổ Minh. Văn hóa, văn nghệ
dân gia
n với những lễ hội truyền thống cũng được phục hưng và phát triển mạnh
mẽ, phổ biến; từ vua chúa đến thường dân đều tham gia.
Cuối cùng, kết tinh của tinh thần thời đại ấy chính là hình ảnh con người. Đó
là “những con người tự tin, hào hùng, phóng khoáng, trong sáng, nhân ái, độ lượng
và khoan dung” [37]; “Những con người rất lạ” [56] mà đời sau khó lòng gặp lại.
Đó là những con người làm vua mà có thể dễ dàng “từ bỏ ngai vàng như trút chiếc
giày rách”, làm tướng m
à khi nắm trong tay binh quyền hùng mạnh vẫn không vì lời
trăng trối của cha mà làm phản để “đoạt thiên hạ”, làm Phật tử mà có thể khuyên
mọi người “đừng bước theo vết mòn của Như Lai” …
Tóm lại, thời đại Lý – Trần là “thời đại của sự phục hưng và tinh thần nhân
văn cao đẹp” [56]. Có được thời đại ấy là do nhiều nguyên nhân. Trước hết phải kể
đến tư tưởng yê
u nước và tinh thần độc lập, tự cường dân tộc. Bên cạnh đó, không
thể không kể đến sự ảnh hưởng tích cực của Phật giáo – một trào lưu tư tưởng hưng
thịnh lúc bấy giờ. Có thể nói chính giáo lí từ bi, tinh thần vô ngã của nhà Phật kết
hợp với những yếu tố tích cực của Nho giáo, của tư tưởng Lão – Trang trên tinh
thần tam giáo đồng nguyên đã có ảnh hưởng tốt đẹp đến văn hóa, xã hội lẫn chính
trị thời đại Lý – Trần; góp phần tạo nê
n một thời đại có một không hai trong lịch sử
dân tộc.
1.1.2. Phật giáo Thiền tông Việt Nam thời Lý – Trần
Đạo P
hật vào Việt Nam rất sớm và từ nhiều nguồn khác nhau. Từ những thế
kỉ đầu Công nguyên (khoảng thế kỉ I, II), Phật giáo đại thừa từ Nam Ấn Độ trực tiếp
truyền vào Giao Châu (tên nước ta thời bấy giờ). Theo Lịch sử Phật giáo Việt Nam,
“các nhà buôn người Ấn Độ và Trung Á đến buôn bán ở đây (tức nước ta – ND) rất
sớm và theo sau họ là các nhà sư đến hành đạo và truyền đạo (…). Ở đây lại xuất
hiện một trong những tác phẩm Phật giáo sớm nhất viết bằng Hán văn, đó là “Lí
hoặc luận” của Mâu Tử, viết vào thế kỉ thứ I
I” [53]. Cũng theo Lịch sử Phật giáo
Việt Nam, “Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Phật giáo vào Trung
Quốc chưa phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy đã xây ở Liên Lâu hơn 20 bảo tháp,
độ được hơn 500 vị tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế là xứ ấy theo đạo Phật
trước ta” (Lời sư Đàm Thiện, người Trung Quốc, trả lời Tùy Văn Đế về Phật giáo
Giao Châu) [53]. Khoảng thế kỉ thứ III, các tăng sĩ như Khương Tăng Hội, Cương
Lương Lâu Chi, … cùng với việc dịch các bộ ki
nh cơ bản của Phật giáo đại thừa có
khuynh hướng Thiền học như Bát thiên tụng bát nhã, Pháp hoa tam muội … đã
truyền bá đạo Thiền ở Giao Châu. Như vậy, xét về mặt lịch sử, đạo Phật nói chung,
Thiền tông nói riêng vào nước ta còn sớm hơn cả Trung Quốc.
Đến thế kỉ thứ VI, một thiền sư người Nam Thiên Trúc tên là Tì-ni-đa-lưu-
chi sang Giao Châu truyền bá đạo Thiền. D
òng Thiền này về cơ bản vẫn mang sắc
thái Thiền học Ấn Độ, coi trọng việc tu định, tham Thiền.
Đến thế kỉ thứ IX, lại có một thiền sư người Trung Quốc là Vô Ngôn Thông
sang nước ta truyền đạo. Vô Ngôn Thông đắc pháp với Thiền sư Bách Trượng Hoài
Hải, học trò đời thứ ba của lục tổ Huệ Năng – người sáng lập dòng Thiền m
ang đậm
bản sắc Trung Hoa. Dòng Thiền Vô Ngôn Thông mang dấu ấn Thiền tông Trung
Hoa với tư tưởng Phật hay chân lí không ở đâu xa mà ở ngay trong bản thân mỗi
người. Chân lí ấy chỉ có thể trực nhận bằng tâm linh chứ không thể nắm bắt thông
qua ngôn ngữ, văn tự, sách vở …, và trong con đường tu chứng, dòng Thiền này
đặc biệt đề cao phép “đốn ngộ” (giác ngộ tức thì).
Như vậy, trước thời đại Lý – Trần, ở nước ta, Phật giáo Thiền t
ông đã phát
triển khá mạnh mẽ.
Thời đại Lý – Trần đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: kỉ nguyên độc
lập tự chủ. Trong bối cảnh ấy, đặc biệt với sự ủng hộ và khuyến khích của các
vương triều phong kiến, Phật giáo Thiền tông Việt Nam thời Lý – Trần lại càng c
ó
điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, có lúc đã trở thành quốc giáo. Cùng với sự tiếp
tục phát triển của hai dòng Thiền đã có trước đó là dòng Tì-ni-đa-lưu-chi và dòng
Vô Ngôn Thông, thời Lý- Trần còn xuất hiện hai dòng Thiền mới. Một là Thiền
phái Thảo Đường do nhà sư Thảo Đường thành lập vào thời Lý; hai là Thiền phái
Trúc Lâm cho chính nhà vua Trần Nhân Tông thành lập.
Nhìn chung, Thiền tông Việt Nam thời Lý - Trần cũng mang những đặc điểm
của Thiền tông thế giới (Thiền tông Ấn Độ, Thiền tông Trung Quốc). Nghĩa là cốt
tủy của nó vẫn là “
kiến tính”, là “mở con mắt huệ”, là trở về với cái tâm hồn nhiên,
trong sáng … Tuy nhiên, do những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau nên Thiền
tông Việt Nam cũng có những đặc trưng riêng.
Thứ nhất, Thiền tông Việt Nam có sự kết hợp chặt chẽ với các tông phái Phật
giáo khác như Mật tông, Tịnh Độ tông; kết hợp cả với tư tưởng Lão Trang của
Trung Quốc và những tín ngưỡng dân gian.
Thứ hai, phát triển trong một đất nước luôn luôn phải đối đầu với nạn ngoại
xâm
, một đất nước luôn luôn phải đặt vấn đề độc lập tự chủ lên hàng đầu, đạo Thiền
Việt Nam thời Lý – Trần là một đạo Thiền rất nhập thế. Những Thiền sư lỗi lạc thời
này như Khuông Việt, Đỗ Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Huệ Sinh … đã tích cực tham
gia vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiều Thiền sư đã giữ những chức vụ rất
qua
n trọng trong triều đình, giúp đỡ, cố vấn cho nhà vua trong việc đối nội cũng
như đối ngoại. Thậm chí có vị vua xuất thân từ chốn Thiền môn như Lý Thái Tổ; có
vị vua lại đứng ra thành lập Thiền phái riêng như Trần Nhân Tông …
Tóm lại, kế thừa và phát huy Phật giáo Thiền tông của những giai đoạn
trước, kết hợp với những mặt tích cực của Nho giáo, của tư tưởng Lão - Trang trên
tinh t
hần Tam giáo đồng nguyên, đặc biệt là tư tưởng yêu nước truyền thống của
dân tộc, Phật giáo Thiền tông thời Lý - Trần đã phát huy vai trò tích cực của mình
trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Không những thế nó còn có ảnh hưởng sâu
rộng, làm phong phú thêm cho đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc; góp phần tạo
nên mảng thơ Thiền Lý – Trần c
ó vai trò như một bộ phận văn học mở đầu cho nền
văn học viết của nước ta.
1.2. THƠ THIỀN NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỜI ĐẠI EĐO
VÀ PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG NHẬT BẢN
1.2.1. Thời đại Eđo
Sau những cuộc chiến tranh kéo dài, cuối cùng với thiên tài lãnh đạo kiệt
xuất, tướng quân Tokugawa Ieyasu đã đánh tan các đối thủ khác trên chiến trường,
thống nhất đất nước, đưa Nhật Bản vào một thời đại mới - thời đại bình trị: thời
Tokugawa hay còn gọi là thời Eđo, kéo dài gần ba thế kỉ, từ 1600 đến 1868.
Dưới chế độ mạc phủ Tokuga
wa, Eđo (nay là Tokyo) được chọn làm thủ
phủ, trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước.
Về kinh tế, sản xuất thủ công và thương mại phát triển mạnh mẽ, hàng loạt
các công ty thương mại lớn ra đời với hàng trăm nhân viên. Các cửa hiệu bán lẻ và
các cửa hàng thủ công nhỏ cũng xuất hiện hàng loạt. Hoạt động thương mại phát
triển kéo theo sự phát triển của ngành tài chính, tiền tệ. Tiền giấy được phát hành và
lưu thông rộng rãi.
Nghệ thuật in ấn đã có từ xưa nhưng đến thời này mới trở nên phổ biến, trở
thành một ngành nghề kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sự
phổ biến rộng rãi các tác phẩm văn học nghệ thuật.
Đến c
uối thời Eđo, Nhật Bản đã trở thành một nước có “nền kinh tế thiên về
tiền tệ hóa và thương mại hóa” [2].
Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương mại, dịch vụ như
trên đã dẫn đến sự hình thành các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn như Eđo, Osaka,
Kyoto … Cùng với tầng lớp võ sĩ (samurai), một tầng lớp có vai trò qua
n trọng
trong xã hội, đã tồn tại trước nay, nhiều tầng lớp xã hội mới đã nổi lên và cũng nắm
những vai trò quan trọng trong xã hội như thị dân, thương nhân, những người hoạt
động trong lĩnh vực nghệ thuật …
Mặc dù tầng lớp võ sĩ thuộc giai cấp thống trị trong lĩnh vực chính trị nhưng
trong thời kì này, thị dân lại có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kinh tế -
xã hội, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa. Họ trở thành nguồn đề tài mới, đồng thời cũng
là đối tượng phục vụ chủ yếu của văn hóa nghệ thuật. Chính vì thế, văn hóa thời
Eđo còn đư
ợc gọi là “văn hóa thị dân”.
Nghệ thuật điêu khắc phát triển mạnh, đặc biệt là loại tranh khắc gỗ nổi
tiếng, một trong những sản phẩm quyến rũ nhất của nghệ thuật Eđo.
Nghệ thuật sân khấu cũng được công chúng thời Eđo say mê, nhất là kịch nói
và ca kịch.
Văn học phát triển mạnh với những thể loại như tiểu thuyết, truyện truyền kì,
truyện trào lộng … đặc biệt, thể thơ Haiku (
một thể thơ đã có từ trước đó) trở nên
hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao với thiên tài Matsuo Basho (1644 – 1694).
Theo nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản, Nhật Chiêu, “linh hồn của thời đại
có thể được gọi lên bằng một chữ hàm súc ukiyo (phù thế)” [15]. Ban đầu ukiyo có
nghĩa là một thế giới phù sinh, vô thường theo quan niệm Phật giáo. Nhưng trong
thời đại Eđo, ukiyo c
òn mang nhiều nghĩa mới, “thường ám chỉ những gì mới mẻ,
đam mê và tận hưởng cuộc sống” [15]
Có thể nói toàn bộ nền kinh tế, văn hóa thời Eđo đều bị qui định bởi một hiện
tượng chính trị, đó là chính sách “tỏa quốc” kéo dài hầu như cả thời đại (từ 1638
đến 1853). Chính sách trên một mặt đã làm hạn chế sự giao lưu kinh tế, văn hoá với
thế giới, nhưng một mặt nó lại góp phần tạo cho Nhật Bản một nền văn hóa “
bừng
nở bản sắc” [15]
Tóm lại, thời đại Eđo là một thời đại thái bình, thịnh trị của Nhật Bản. Sự ổn
định về chính trị, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội … đã tạo tiền đề
vững chắc cho nước Nhật bước sang t
hời kì hiện đại (Thời kì Minh Trị)
1.2.2. Phật giáo Thiền tông Nhật Bản
Phật giáo từ Triều Tiên chính thức du nhập vào Nhật bản năm 552 (có sách
cho là năm 538) với sự kiện vua Paekche của Triều Tiên cử một phái đoàn truyền
giáo đến Nhật. Phái đoàn này đã được Nhật hoàng tiếp đón một cách nồng hậu và
đã dâng cho đức vua một tượng Phật bằng vàng, một số quyển kinh, cờ, lọng,
chuông, mõ…
Sau những phản ứng ban đầu của một số dòng họ có uy tín trong triều, cuối
cùng, dưới sự đỡ đầu của Thái tử Shotuku (574 - 622), người được xem là sơ tổ của
Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo đã dần được chấp nhận và đi vào đời sống của dân
chúng. Thái tử vâng lời mẫu hậu Suiko đã cất công nghiên cứu và tuyên giảng ba bộ
Kinh Đại Thừa cho dân chúng Nhật, về sau những bà
i giảng này được viết thành
một bộ luận rất giá trị. Sau khi lên ngôi, Thái tử Shotoku đã ban hành ngay một
chiếu chỉ rằng: ''Toàn dân Nhật Bản phải kính ngưỡng và thọ trì Phật pháp''. Ông đã
cho xây chùa chiền trên khắp đất nước.
Đến triều đại Nara (710 - 194) qua sự ủng hộ Phật pháp của Hoàng đế
Shomu (701 - 756), Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Năm 741, Hoàng đế Shomu
đã ban hành một quốc lệnh rằng mỗi làng và mỗi tỉnh phải xây dựng một ngôi chùa
và dân chúng phải thành tâm thọ trì Phật Pháp. Cũng trong thời đại nà
y, sáu tông
phái Phật giáo là Luật tông (Ritsu), Câu Xá tông (Kusha), Thành Thật tông
(Jojitsu), Tam Luận tông (Sanron), Pháp Tướng tông (Hosso) và Hoa Nghiêm tông
(Kegon) từ Trung Quốc truyền vào Nhật Bản.
Đến thời Heian (794 – 1185), hai tông phái Phật giáo là Chân Ngôn tông
(Shingon) và Thiên Thai tông (Tendai) lại được truyền vào Nhật Bản từ Trung
Quốc. Hai tông phái này phát triển rất mạnh, lấn át cả các tông phái đã có trước đó.
Mãi đến cuối thế kỉ XII, tức là đầu thời kỳ Kamakura (1185 – 133), Thiền
tông mới được du nhập vào Nhật Bản cũng từ Trung Quốc, theo bước chân qui
hương của Thiền sư Êi
sai
(1141 – 1215)
và sau đó là Thiền sư Dogen (1200 – 1253).
Phái Thiền mà Thiền sư Êisai đưa về là phái Thiền Lâm Tế, chú trọng việc tham
công án, khác với phái Thiền Tào Động của Dogen, chú trọng việc tọa Thiền.
Cùng với Thiền tông, hai phái khác là Nhật Liên tông (Nichiren) và Tịnh Độ
tông (Jodo) cũng lần lượt xuất hiện.
Như vậy, cho đến cuối thế kỉ XIII, các tông phái Phật giáo chính đều có mặt
ở Nhật. Trong đó, dù xuất hiện sau nhiều tông phái khác, Thiền tông vẫn là tông
phái phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong đời sống văn hóa
Nhật Bản.
Đến thời Edo (1600 – 1868), “Phật giáo và hệ thống chùa chiền được sử
dụng để nhổ bỏ tận gốc đạo Cơ đốc” [2]. Đặc biệt phong trào “phổ biến Thiền” do
các Thiền sư Shido Buman (1603 – 1676), Bankei Yotaku (1622 – 1693) và Hakuin
(1685 – 1769) chủ xướng được hưởng ứng rộng rãi.
Cốt tủy của Thiền là bằng đường lối tu luyện thân tâm nhằm đạt đến trạng
thái giác ngộ - trạng thái “tâm
vật nhất như”, trống không, vi diệu. Thiền tông Nhật
Bản cũng không đi ra ngoài cốt tủy ấy. Tuy nhiên, do những đặc trưng của văn hóa,
của tập quán dân tộc, đặc biệt là sự ảnh hưởng của tôn giáo bản địa (Thần giáo),
Thiền Nhật Bản cũng có những nét đặc trưng riêng biệt. Chẳng hạn, mục tiêu chung
của Thiền là “kiến tính”, là NGỘ (Satori). Nhưng đối với người Nhật đó không phải
là nơi an trụ cuối cùng. Đích đến cuối cùng của Thiền chính là Thiền – trong – hoạt
– động. Nhà Phật học nổi tiếng N
hật Bản Takashina Rosen khẳng định: “Nơi an trụ
cuối cùng của Thiền, mạch sống của Phật giáo chính là Thiền – trong – hoạt – động,
không lạc ra ngoài sinh hoạt tự nhiên của đời sống thường ngày” (Thiền vị trên đầu
lưỡi, dẫn theo Nhật Chiêu, Nhật Bản trong chiếc gương soi [13] ).
Chính trên quan điểm Thiền là cuộc sống, là không tách rời những sinh hoạt
tự nhiên của con người nên rất nhiều Thiền sư Nhật Bản
có cuộc sống như người
bình thường, cũng “ăn thịt cá và uống rượu sakê” [13], cũng “yêu phụ nữ và sinh
con” [13]. Ikkyu (1394 – 1481), một Thiền sư nổi tiếng của Nhật, đã từng tuyên bố
trong một bài đạo ca của mình:
Những gì đi ngược lại
Một tâm hồn bình thường
Thì sẽ làm trở ngại
Chính pháp của con người
Thì sẽ làm trở ngại
Pháp của Phật mà t
hôi.
Hay trong hành trạng của Thiền sư Ryokan (1758 – 1831) có kể: Một lần,
Ryokan du hành với một vị sư trẻ. Tại một tiệm trà, họ được cúng dường thức ăn
trong đó có lẫn cá. Vị sư trẻ không động tới con cá, theo đúng truyền thống Phật
giáo chính thống, nhưng Ryokan ăn sạch không nghĩ ngợi. Vị sư mới nói với
Ryokan, “Thức ăn đó có cá, thầy biết.” Ryokan đáp với nụ cười, “Đúng vậy, nó
ngon tuyệt” [47]
Đây cũng chính là chỗ tương đồng của Thiền tông Nhật Bản với Thiền tông
Việt Nam, đặc biệt là đạo Thiền của Tuệ Trung.
Có thể nói, từ một tông phái ngoại lai, Thiền tông ngày càng phát triển mạnh
mẽ và bám sâu rễ vào đời sống văn hóa tinh thần Nhật Bản. Nó đã để lại dấu ấn
trong mọi lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và trong sinh hoạt hằng ngày của con người.
Nói theo nhà nghiên cứu văn học Nhật Bản, Nhật Chiêu: “Thiền đã trở thành sinh
mệnh và cốt tủy của văn hóa Nhật” [13].
TIỂU KẾT
Mặc dù ra đời ở hai thời đại cách xa nhau gần ba thế kỉ với những đặc điểm
về kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau nhưng thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần và
thơ Thiền Nhật Bản thời Eđo vẫn có nhiều điểm tương đồng chính là do cả hai cùng
là kết tinh của một thời đại mà nền văn hoá thấm đẫm tin
h thần Thiền tông.
Chương 2
NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG GIỮA THƠ THIỀN
VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN VÀ THƠ THIỀN NHẬT BẢN
2.1. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG
2.1.1. Về đề tài
2.1.1.1. Đề tài thiên nhiên
Có thể nói thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thơ ca, nhất là thơ ca phương
Đông. Thơ Thiền Việt Nam thời Lý – Trần và thơ Thiền Nhật Bản thời Eđo cũng
không ngoại lệ. Nhìn vào hai đối tượng này, có thể dễ dàng nhận ra cả hai đều có
mảng đề tài khá lớn về thiên nhiên. Đặc biệt, đối với thơ Thiền N
hật Bản thời Eđo
(cụ thể là thơ Haiku), đề tài thiên nhiên chiếm tỉ lệ khá cao. Thậm chí, nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng: “Haiku luôn gắn bó với thiên nhiên” [13], “Haiku là tiếng hát
của bốn mùa” [13].
2.1.1.2. Đề tài con người và cuộc sống trần thế
“Văn học là nhân học”, lời khẳng định trên của M. Gorki như một chân lí.
Đã là văn học (dù là văn học Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo hay Thiên Chúa giáo
…) thì không thể không đề cập đến vấn đề con người và cuộc sống trần thế. Bởi dù
chịu sự chi phối của bất cứ hệ tôn giáo nà
o đi nữa, người nghệ sĩ trước hết vẫn là
một con người. Nói cách khác, trước khi trở thành một nhà Nho, một Đạo sĩ, một
Thiền sư… họ đã là một con người đời thường, sống một cuộc sống trần thế. Đặc
biệt đối với những nhà tu Thiền,
dù có lánh đời, vào núi thì cuộc sống của họ vẫn
không thể tách rời hoàn toàn cuộc sống trần thế. Nghĩa là họ vẫn có những mối
quan hệ nhất định với con người trần thế. Huống chi hầu hết những Thiền sư Việt
Nam thời Lý – Trần cũng như những Thiền sư Nhật Bản đều là những con người rất
nhập thế (Điều này đã trình bà
y ở phần Phật giáo Thiền tông thời Lý – Trần và
Phật giáo Thiền tông Nhật Bản). Chính vì thế trước khi nói tiếng nói của đạo (ở
đây chỉ các tôn giáo nói chung, đạo Thiền nói riêng) thì thơ văn họ vẫn phải nói
tiếng nói của con người, về con người với cuộc sống trần thế. Đó là những con
người với tinh thần yêu nước và ý chí bảo vệ đất nước. Khi giúp vua Lê Đại Hành
tiếp sứ giả nhà Tống, sư Đỗ Pháp Thuận đã ứng đối thơ văn với sứ giả, khiến sứ giả
phải nễ phục triều đình, dân tộc ta. Hay khi được vua hỏi về vận nước, sư đã trả lời
bằng một bài thơ vừa thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, niềm vui trước
cảnh đất nước thanh bình vừa mang đậm phong vị Thiền – Lão với tinh thần “vô vi”
phóng nhiệm.
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh.
(Quốc Tộ - Đỗ Pháp Thuận)
(Vận nước như mây quấn,
Trời Nam mở thái bình.
Vô vi trên điện gác,
Chốn chốn tắt đao binh.)
(Vận nước)
Thậm chí, có Thiền sư còn thể hiện cả sự xót thương,
đồng cảm trước tình
cảnh của một tên tướng giặc đang bị cầm tù:
Khóa huyết thư thành dục kí âm
Cô phi hàn nhạn tái vân thâm
Kỉ gia sầu đối kim tiêu nguyệt
Lưỡng xứ mang nhiên nhất chủng tâm.
(Ai Phù Lỗ - Huyền Quang)
(Chích máu viết thư muốn gởi lời
Cánh nhạn lạnh lùng bay xuyên vào đám mây ngoài quan ải
Bao nhiêu nhà ngắm bóng trăng đêm nay?
Đôi nơi xa cách nhưng tấm lòng nhớ thương vẫn chỉ là một.)
(Thương tên tướng giặc bị bắt)
Trước đây,
trong nhiều công trình nghiên cứu thơ Thiền Lý - Trần thường
không xét bài thơ này vì có thể các tác giả cho rằng bài thơ đề cập đến tình cảm gia
đình, tình cảnh li biệt, nhớ thương, không thể hiện tinh thần của Thiền tông, rộng
hơn là Phật giáo với chủ trương diệt dục, điều ái. Thật ra như đã trình bày, đạo