Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Góp phần nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của lá chè (camellia sinensis o KTZE THEACEAE)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 44 trang )

BỘ Y TẾ
TRUỒNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
BỘ M ÔN koÁ SINH
cacs ÊQl BOÍ0

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

^f)ỉ' tài:

GÓP PHẨN NGHIÊN cứu TÁC DỤNG
HẠ GLUCOSE HUYẾT CỦA LÁ CHÈ




(CAMELLIA SINENSIS O.KTZE THEACEAE)

KHOẮ LUẬN TỐT NGHIỆP DUỌC s ĩ ĐẠI HỌC










KHOÁ53 (1998-2003)

Người hướng dẫn



: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thắng
Ths. Phùng Thanh Hương

Nơi thực hiện
: Bộ môn hoá sinh
Thời gian thực hiện : 2/2003 - 5/2003

Hà Nội; 6- 2003


Lời cảm ơn
Trong quá trình thực nghiệm, em ẩã nhận được sự giúp đõ nhiệt
tình về tinh thần, kiến thức và cơ sở vật chất của (Bộ môn !Hoá sình củng
như của trường <Đạỉ dọc (Dược J{à !Nọị nhân dịp nảy câo píiép em ấược
Sầy tỏ Còng kind trọng và 6iêí ơn sâu sắc tố i:

- (pgs.VS-Nguyễn Xuân 'Thắng; nHs-Píiùng qfianii J~Cương Cà những
người ẩã trực từ ị hưóng đẫn em hết sức tận tình tạo mọi thuận íợi cho
em trong suốt thờigÙLTL thực Hiện ấềtài nây.
- Các tHẩy cô giáo và cán 6ộ trong (Bộ môn J{oấ Sinh trường (Đại
Học (Dược !Hà N ội
trường (Đại học Oược 'Ha Nội ấã truyền ẩạt cão em ỉịiêh thức trong thời
gian em dọc tại trường.
các thểíiệ sinh "Vĩên chúng em.
i

SINKVIÊN


Nguyễn (Bứã Ngọc


Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ
PHẦN I - TỔNG QUAN

1

I. Đại cương về bệnh

1

II. Điều trị bệnh đái tháo đường

5

III. Chè xanh

11

PHẦN n - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

I. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu

15
15

1. Nguyên liệu và đối tượng


15

2. Phương tiện nghiên cứu

15

3. Phương pháp nghiên cứu

16

3.1. Điều chế dạng thuốc nghiên cứu

16

3.2. Xắc iịnh đường huyết bằng phương pháp Folin - Wu

17

3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết bằng nước lạnh

18

trên mô hình tăng đường huyết do uống glucose
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của polyphenol trên mô hình

19

tăng đường huyết thực nghiệm
3.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của polyphenol trên mô


19

hình tăng đường huyết ngoại sinh do uống glucose
3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của polyphenol trên mô

19

hình tăng đường huyết do tiêm adrenalin.
3.5. Xử lí số liệu
II- Kết quả thực nghiệm
1. Định tính sơ bộ polyphenol trong dịchchiết cồn, nước sôi,

19
20
20

nước lạnh
2. Giá trị đường huyết của chuột bìnhthường

21


3. Ảnh hưởng của dịch chiết bằng nước lạnh trên mô hình
tăng glucose huyết do uống glucose 3g/kg
4. Ảnh hưởng của polyphenol trên chuột bình thường
5. Nghiên cứu ảnh hưởng của polyphenol trên các mô hình
tăng glucose huyết thực nghiệm
5.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của polyphenol trên chuột gây
tăng glucose huyết do uôhg glucose 3g/kg

5.1.1. Giá tri glucose huyết của chuột uống polyphenol
liều 100mg/kg trên mô hình gây tăng glucose
huyết do uống glucose 3g/kg
5.1.2. Giá trị glucose huyết của chuột uống polyphenol
liều 500mg/kg trên mô hình gây tăng glucose
i

huyết do uống glucose 3g/kg
5.1.3 Ảnh hưởng của các liều polyphenol trên chuột gây
tăng glucose huyết do uống glucose 3g/kg
5.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của polyphenol trên chuột gây
tăng glucose huyết do tiêm adrenalin 0,5ml/kg
5.2.1. Giá trị glucose huyết của chuột uống polyphenol
liều 100mg/kg trên mô hình gây tăng glucose
huyết do tiêm adrenalin 0,5ml/kg
5.2.2. Giá trị glucose huyết của chuột uống polyphenol
/
liều 500mg/kg trên mô hình gây tăng glucose
huyết do tiêm adrenalin 0,5ml/kg
5.2.3 Ảnh hưởng của các liều polyphenol trên chuột gây
tăng glucose huyết do tiêm adrenalin 0,5ml/kg
III- Bàn luận
PHẦN ra- ĐỂ XUẤT VÀ KẾT LUẬN


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ĐTĐ

: Đái tháo đường


EGCG

: Epigallocatechin gallate

DL

: Dược liệu

1


i

ĐẶT VẤN ĐỂ

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá- nội tiết thường gặp và
đang có xu hướng gia tăng theo thời gian cùng vói sự tăng trưởng kinh tế.
Theo ước tính của Viện nghiên cứu Đái tháo đường quốc tế vào năm 2000 sẽ
có khoảng 157,3 triệu người bị bệnh Đái tháo đường. Ở Việt Nam, các số liệu
thống kê gần đây cho thấy Đái tháo đường là bệnh thường gặp và có tỉ lệ tử
vong cao nhất trong các bệnh nội tiết.
Các thuốc điều trị Đái tháo đường có nhiều tiến bộ vượt bậc song vẫn
còn nhiều mặt hạn chế như giá thành cao, nhiều tác dụng phụ, khó sử dụng. Vì
vậy, TỔ chức y tế thế giới đã khuyến nghị nên nghiên cứu phát triển và sản
xuất các thuốc từ dược liệu sẵn có của các dân tộc. Trong y học cổ truyền chè
(Camellia sinensis O.Ktze Theacea) từ lâu đã được biết đến với tác dụng “kì
diệu” như: chống ung thư, chống phóng xạ, chống oxy hoá, bảo vệ và làm bền
vững thành mạch máu... Tuy nhiên về tác dụng trên đường huyết của chè vẫn
còn rất ít các công trình nghiên cứu. Với mong muốn góp phần tìm hiểu tác
dụng chữa bệnh của cây chè cũng như tìm ra cây thuốc mới chữa bệnh Đái

tháo đường, chúng tôi tiến hành thực nghiệm đề tài “Góp phần nghiên cứu
tác dụng hạ đường huyết của chè (Camellia sinensis Theaceae)” nhằm
mục đích:
- Khảo sát tác dụng của dịch chiết chè bằng nước lạnh trên mô hình
tăng đường huyết do uống glucose.
- Sơ bộ đánh giá tác dụng của liều polyphenol khác nhau trong chè trên
mô hình tăng glucose huyết do uống glucose và tiêm adrenalin.


PHẦN I

TỔNG QUflN
I- ĐẠI CƯƠNG VỂ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

1. Khái niệm: Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá gây
tăng đường huyết mạn tính do thiếu insulin tượng đối hoặc tuyệt đối của tụy.
Đồng thời ĐTĐ liên quan đến các rối loạn chuyển hóa Glucid, lipid, protid và
điện giải. Những rối loạn này có thể dẫn tới hôn mê và tử vong trong một thời
gian ngắn nếu không được điều trị kịp thời. Tăng đường huyết kéo dài sẽ gây
ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm ở nhiều phủ tạng đặc biệt là mắt, thần
kinh, thận, tim và mạch máu [8].
2. Phân loại: [12], [22]
Theo hiệp hội ĐTĐ của Mĩ (ADA) năm 1997 bệnh ĐTĐ được phân loại
dựa trên nguyên nhân gây bệnh như sau :
2.1. ĐTĐ typ 1: Do tổn thương hay suy giảm chức năng tế bào bêta của
tuỵ nguyên phát.
2.2. ĐTĐ typ2. Do kháng insulin kết hợp với khả năng bài tiết insulin giảm.
2.3. Các ĐTĐ typ đặc hiệu khấc.
- Giảm chức năng tế bào bêta do khiếm khuyết gen.
- Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen.

- Bệnh tuỵ ngoại tiết.
- Bệnh tuỵ nội tiết.
- Tăng đường huyết do thuốc, hoá chất.
- Nhiễm trùng.
- Các thể không thường gặp của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch.

1


2.4.

ĐTĐ thai nghén: là bệnh được phát hiện ở những phụ nữ có rối loạn

dung nạp glucose hoặc ĐTĐ khởi phát trong thời kỳ mang thai.
3.

Biến chứng [1], [11]

3.1. Cấp tính:
- Nhiễm toan ceton: dễ dẫn đến tử vong.
I

- Tăng áp lực thẩm thấu.
- Hôn mê nhiễm acid lactic.
- Hạ đường huyết.
3.2. Mạn tính :
- Liên quan đến tim - mạch: bệnh lý mạch vành (thiếu máu cơ tim, nhồi
máu cơ tim), rối loạn lipid - lipoprotein huyết tương, tăng huyết áp, tổn
thương mạch máu, khctì phát bệnh tắc mạch.
- Biến chứng về mắt: gây tăng tính thấm mao mạch mắt dẫn đến phù,

xuất tiết. Tắc nghẽn mao mạch, tăng sinh mạch máu. Giãn mạch có thể gây vi
phình mạch. Các biến chứng này có thể gây hậu quả mù loà nếu không điều trị
kịp thời.
- Biến chứng về thận: thể xơ tiểu cầu thận (lan toả, hay khu trú) có thể
dẫn tới suy thận.
- Bệnh lý bàn chân: tổn thương bàn chân (do tổn thương mạch máu và
thần kinh) có thể phải cắt cụt từng phần chi dưới.
i

- Các biến chứng khác: nhiễm khuẩn dai dẳng, khó chữa, tổn thương da
và khớp, viêm dây thần kinh...

2


4. Chẩn đoán ĐTĐ :
Bảnư 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ theo ADA năm 1997 [1]
(Xét nghiệm máu ở mao mạch)
Trạng thái

Đường huyết lúc đói

ĐTĐ

> 7 mmol/1
(126 mg/dl)
> 5 mmol/1
(126 mg/dl)

RLDN Glucose


Đường huyết 2 giờ sau
khi uống 75 g đường
> ll,lmmol/l
( > 200 mg/dl)
> ll,lmmol/l
( > 200 mg/dl)

4.1. Các xét nghiệm hoá sinh chẩn đoán ĐTĐ [9]
4.1.1- Glucose huyết:
Bình thường glucose huyết lúc đói khồng tăng quá 7mmolA, trong
trường hợp bệnh lí glucose huyết tăng trên 7,8 mmol/1 ờ máu tĩnh mạch toàn
phần. Định lượng glucose huyết là xét nghiệm cơ bản và đầu tiên trong chẩn
đoán, tiên lượng, điều trị và theo dõi tiến triển của bệnh ĐTĐ. Có 2 loại xét
nghiệm glucose huyết thường được sử dụng đó là: định lượng glucose huyết
lúc đói và nghiệm pháp gây tăng glucose huyết.
* Các phương pháp định lượng glucose huyết: [20]
a/Phương pháp Folin- Wu:
Nguyên tắc: Sau khi khử tạp bằng thuốc thử Sunfotungstic, cho dịch lọc
tác dụng với thuốc thử đồng ở nhiệt độ sôi. Thêm thuốc thử phosphomolypdic
để lên màu. Soi quang kế ở bước sóng 650nm, ống lcm, so với ống chứng.
b / Phương phấp dùng men:

I

Nguyên tắc: Phản ứng oxy hoá glucose thành acid gluconic được xúc
tác bởi men glucose oxidase (GOD) theo phản ứng:

3



Glucose + H2 0 + 02 —GOD- > Acid gluconic + H2 02
H2 02 tạo thành bị men peroxydase phân huỷ, giải phóng oxy, oxy giải
phóng sẽ oxy hoá O-dianizidin tạo thành phức có màu vàng nâu. Cường độ
màu tương ứng với lượng glucose và được đo bằng phương pháp đo quang:
O- dianizidin + H2 02 —peroxydase > phức hợp màu vàng + H2 0.
c / Phương pháp Somogyi - Nelson:
Nguyên tắc: Oxy hoá đường bằng thuốc thử đồng có kiềm dư Na2S04
(để tránh sự oxy hoá trở lại của oxyd đồng được tạo thành). Sau đó định lượng
so màu phức chất màu xanh tạo thành do thuốc thử asen -molypdic tác dụng
với đồng oxyd.
I

d / Cấc phương phấp khác:
Ngoài các phương pháp xác định đường huyết trên còn một số phương
pháp hay sử dụng như: phương pháp định lượng bằng ortho tolunidin, phương
pháp Hazodoc - Jensen, phương pháp dùng acid picric...
4.1.2- Glucose niệư.
Bình thường có khoảng 0,5 mmol glucose trong 11 nước tiểu 24 giờ vì
vậy không phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường. Khi nồng độ
đường máu tăng cao vượt quá ngưỡng đào thải của thận (inồng độ glucose trên
170 mg/dl trong huyết thanh) thì xuất hiện trong nước tiểu và có thể phát hiện
được bằng các xét nghiệm thông thường như: phương pháp Benedict, phương
pháp Fehling... hay bằng các que thử nhanh. Hàm lượng glucose niệu thường
khác nhau giữa các cá thể, chịu ảnh hưởng của một số bệnh lí thận. Vì vậy
phải dùng kết hợp với xét nghiệm glucose huyết mới có ý nghĩa chẩn đoán
bệnh ĐTĐ .

4



4.1.3- Cetonniệu:
Thể ceton gồm có p~ hydroxybutyric (chiếm số lượng nhiều nhất) acid
acetoacetic, acetone... Người bình thường không có ceton trong nước tiểu, ở
bệnh nhân ĐTĐ nặng do sự tăng phân huỷ lipid tại mô thay thế cho glucose bị
thiếu, dẫn đến tình trạng toan chuyển hoá và cơ thể đào thải nhiều ceton vào
nước tiểu. Đây là dấu hiệu báo trước tình trạng hôn mê nhiễm toan, dễ dẫn đến
tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Để phát hiện ceton niệu có thể dùng viên thử (viên Acetest), giấy thử
ketostix, keto- diastix (dùng phản ứng nitroprussiate để phát hiện).
4.1.4- Định lượng insulin và peptid c trong huyết thanh
Insulin và peptid c thường được định lượng bằng phương pháp miễn
dịch phóng xạ hay miễn dịch men.
Hàm lượng insulin có ý nghĩa trong chẩn đoán cũng như phân loại bệnh
ĐTĐ. Đối với ĐTĐ typ 1 hàm lượng insulin rất thấp hay không đo được trong
khi đó ĐTĐ typ 2 insulin có thể bình thường đôi khi tăng cao.
Peptid c được bài tiết cùng với pro-insulin từ tiểu đảo tuỵ, là
polypeptide được thận đào thải dưới dạng hầu ' như không chuyển hoá, do đó
định lượng peptid c sẽ đánh giá chính xác khả năng bài tiết insulin của tuỵ.
4.1.5- Các xét nghiệm khác:
Glucohemoglobulin Alc (HbAlc), Albumin glycosated thường được sử
dụng để đánh giá kết quả điều trị và theo dõi tiến triển của bệnh,
a- Microglobulin, protein niệu đánh giá chức năng thận ở bệnh nhân ĐTĐ .
II/ ĐIỂU TRỊ BỆNH ĐTĐ :

Mục đích của điều trị là kiểm soát, khống chế đường huyết ở mức độ ổn
định gần với mức bình thường nhất, đường niệii còn rất ít hay âm tính để hạn
chế các biến chứng nguy hiểm.

5



Bans 2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị ĐTĐ theo hội ĐTĐ Mỹ [18]
Đường máu lúc đói

Đường máu sau ăn

Điều trị lí tưởng

115 mg%

140 mg %

Điều trị chấp nhận được

140 mg%

200 mg %

>200 mg%

>235 mg %

Điều trị không tốt
1. Chế độ ăn : [1]

Có khoảng < 10% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có glucose huyết ổn định lâu
dài hay tạm thời nhờ điều chỉnh chế độ ăn mà không dùng thuốc. Ngoài ra,
chế độ ăn là vấn đề cơ bản của điều trị ĐTĐ ở tất cả các thể nhằm mục đích:
- Duy trì trạng thái dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo duy trì các hoạt

động của cơ thể.

,

- Duy trì cân bằng chuyển hóa, tránh các triệu chứng tăng đường máu,
đường niệu.
- Ngăn ngừa các biến chứng .
Không có một công thức chung cho bệnh nhân ĐTĐ. Chế độ ăn được
điều chỉnh căn cứ vào tuổi, cân nặng, thể lực, công việc và tình trạng bệnh lý
kết hợp vói bệnh ĐTĐ ( thận, tim, huyết áp.. .)•
Nhu cầu năng lượng đối với bệnh nhân ĐTĐ dựa trên công thức tính calo: [8]
Calo/kg/ngày = 52,2 - (15,5xBMI%).
Trọng lượng cơ thể
Trong đó : BMI = ------------ ---------=------- xioo

(chiều cao)2

+ BMI > 25%: thể trạng béo, cơ thể cần 20 - 30 calo/kg/ngày.
+ BMI < 25% : thể trạng gầy và trung bình cần 30-50 calo/kg/ngày.

6


2. Vận động thể lực: [1]
Vận động thể lực làm tăng sự nhạy cảm của insulin tại receptor tế bào
đồng thời còn làm thay đổi một số chỉ số theo hướng có lợi cho bệnh nhân như
giảm nồng độ LDL, triglyceride và tăng nồng độ HLD. Vì vậy có tác dụng và
làm giảm nguy cơ bệnh lý mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ. Tuy nhiên, vận động
thể lực phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp vói chế độ ăn uống
và dùng thuốc một cách hợp lí.

Chế độ ăn uống và vận động thể lực đóng vai trò hết sức quan trọng
trong điều trị ĐTĐ. Ở nhiều bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trong giai đoạn đầu chỉ cần
chế độ ăn thích hợp kết hợp với tăng hoạt động thể lực cũng đủ kiểm soát tốt
glucose huyết, không cần dùng thuốc hạ glucose huyết.
3. Thuốc trong điều trị ĐTĐ : [8], [13], [14]
3.1

Insulin [13], [14]

* Phân loại:
Bảne 3. Phân loại insulin theo thòi gian tác dụng
Loại insulin

Bắt đầu tác dụng

Tác dụng cao nhất Thời gian tác dụng

(giờ)

(giờ)

(giờ)

+ Loại thường

0,25 -1,00

2 -6

4 -1 2


+ Loại bán chậm

.0,5 -1,00

3 -6

8-18

1/ Tác dụng nhanh:

2/ Tác dụng trung gian:

/

+ NPH

1,5 -4,00

6-16

14-28

+ Chậm

1,0 -4,00

6-16

14-28


+ PZI

3-8

14-26

24-40

+ Siêu chậm

3-8

8-28

24-40

3/ Tác dụng siêu chậm :

7


I

* Chỉ định :

'

- ĐTĐ phụ thuộc insulin ( ĐTĐ tuyp 1).
- ĐTĐ typ 2 trong tình huống:

+ Không đáp ứng với chế độ ăn và thụốc uống hạ đường huyết.
+ Hôn mê tăng đường máu và khi phải phẫu thuật
+ Chống chỉ định với thuốc uống giảm đường huyết ( có thai.. .)•
3.2. Điều trị bằng amylỉn:
Trong tế bào p, insulin và amylin cùng được chứa trong một nang tiết.
Cả hai đều được bài tiết do kích thích tăng glucose huyết. Ở người khỏe mạnh
nồng độ amylin trong máu lúc đói 4- 8 pM và đạt cao nhất sau ăn 2 giờ là
15-25 pM.
* Tác dụng:
* Điều hoà bài tiết glucagons sau ăn:
Tác dụng ức chế bài tiết glucagon sau ăn và làm chậm tiêu hoá thức ăn
tại dạ dày, chậm hấp thu đường tại ruột làm glucose huyết tăng chậm và kéo
dài.
* Giảm nồng độ HbAlc, giảm cholesterol huyết lúc đói, giảm cân, giảm
Fructose máu.
* Chỉ định:
- ĐTĐ typ 2 kém đáp ứng vói sulphonylurea.
- Phối hợp với insulin trong ĐTĐ typ 1.
3.3. Thuốc dùng đường uống: [8], [13], [14],
3.3.1. Sulphamid hạ đường huyết:
- Nhóm I : Tolbutamid, Chlorpropamid, tolazamid, Acetohexamid.
- Nhóm I I : Glibenclamide, glipizide, gliclazided.'

8


I

* Công thức chung:
%


Rj

SO2- NH-C0-NH-R2

* Cơ chế:
Dẫn xuất sulfonylurea tác dụng lên receptor bề mặt K+- ATPase của tế
*
bào p, gây khử cực màng, tăng lượng ion Ca2+ từ ngoại bào vào trong tế bào,
kích thích giải phóng insulin. Ngoài ra, thuốc tăng số lượng receptor của
insulin tại bạch cầu đơn nhân, tế bào mỡ, hồng cầu, kích thích giải phóng
somatostatin làm ức chế giải phóng glucagon dẫn đến giảm giải phóng
glucose vào máu.
* Chỉ định:
- ĐTĐ typ 2.
- Người béo phì >40 tuổi có nồng độ insulin dưới 40UI/ ngày.
3.3.2. Dẫn xuất biguanid:

,

* Cấu trúc cơ bản:
R- N H - C - N H - C - N H 3

II
NH

II
NH

* Cơ chế tác dụng :

- Làm tăng tác dụng và sự nhạy cảm của insulin tại thụ thể và hậu thụ thể.
- Tăng sử dụng glucose ở tổ chức ngoại vi, đặc biệt ở tế bào cơ.
- Giảm sinh glucose ở gan.
- Giảm hấp thu glucose ở ruột.
- Không có tác dụng bài tiết insulin tại tuỵ.
* Gồm có 3 nhóm chính:Metformin, Buformin, Phenformin. Tuy nhiên,
Buformin và Phenformin gây nhiễm toan acid lactic vì vậy hiện nay chỉ còn sử
dụng metformin. Thuốc được chỉ định trong ĐTĐ tuyp 2 đặc biệt thể béo.

9


3.3.3. Thuốc ức. chế men a- glucosidase:
* Cơ chế: làm chậm tiêu hoá đường bằng cách ức chế cạnh tranh men
oc- glucosidase ở ruột và kéo dài thời gian giáng hoá đường, làm chậm sự tiêu
hoá đường. Vì vậy làm giảm nồng độ glucose sau ăn. Thuốc được sử dụng ở
người ĐTĐ typ 2, kết hợp với chế độ ăn kiêng.Thuốc được giới thiệu có nhiều
tác dụng tốt và hạn chế được những hậu quả tai biến do bệnh gây ra.
3.3.4. Nhóm thiazolidindion [4]
Rosiglitazon, pioglitazon.
* Cơ chế : Làm giảm sự kháng insulin ở bệnh nhận ĐTĐ typ 2 thông
qua tác dụng trên chất tăng sinh peroxime - receptor hoạt hoá gama
(proliferafor- activated receptor gama) một protein khu trú tại mồ đích của
insulin như mô mỡ, cơ, gan...Thuốc gắn vào và hoạt hoá receptor này dẫn đến
việc sản xuất một số các protein quan trọng có liên quan đến vận chuyển và sử
dụng glucose cũng như chuyển hoá lipid, tăng đáp ứng sinh học của tế bào vói insulin.
3.3.5. Meglitiniđes .'repaglinide
* Cơ chế: làm giảm glucose huyết bằng cách kích thích tiết insulin từ
các tế bào bêta tuỵ còn hoạt động. Thuốc có thời gian tác dụng ngắn hơn nếu
I


so sánh với sulfonylurea và phải uống thuốc 1 5-30 phút trước các bữa ăn.
3.4. Thuốc y học cổ truyền: [2], [10]
Theo Đông y cho rằng ĐTĐ thuộc chứng tiêu khát mà nguyên nhân chủ
yếu là do ăn uống không điều độ, lao lực, căng thẳng thần kinh. Muốn chữa
bệnh tiêu khát phải trị ngọn và trị gốc. Trị ngọn là chữa các chứng khát nước,
đói, tiểu nhiều. Trị gốc là chữa phế, tỳ, thận, những cơ quan có chức năng
chuyển hoá và điều tiết.

10


Thuốc đông y sử dụng chữa ĐTĐ rất phong phú, theo thống kê cho thấy
có tới 85 dược liệu đã được sử dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam [10],
một số đã được y học hiện đại chứng minh và xác định thành phần hoạt chất
chính có tác dụng như mướp đắng (Momordica charantia L. Cucurbitaceace),
Rau dừa nước (Jussiaea repens L. Onagraceae), Thổ phục linh (Similax glabra
L. Smilacaceae)...Chè (Camellia sinensis Theaceae), đối với y học cổ truyền là
vị thuốc được sử dụng từ ngàn xưa đến nay, tuy nhiên táo dụng chữa ĐTĐ của
chè mới chỉ được chứng minh trong các nghiên cứu gần đây.
4. Chè xanh : [3], [6]
Cây chè tên khoa học là Camellia sinensis Theaceae, có nguồn gốc từ
Trung Quốc, Nhật Bản và sau đó phát triển hầu hết các nước trên thế giới. Ở
Việt Nam chè được trồng nhiều tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Đắc Lắc, Lâm
Đồng...
Chè là một loại cây thân gỗ nếu mọc hoang có thể cao tới 10m , cây
trồng do cắt tỉa chỉ cao lm. Lá mọc so le, hình trái xoan, phiến dày dai, mép
có khía răng cưa đều. Cây trồng chủ yếu lấy lá làm đồ uống và chữa bệnh.
4.1. Thành phần hoá học:[ 15], [19]
Cây chè có thành phần hoá học rất phức tạp. Số lượng những công trình

nghiên cứu về chè trên thế giới rất lớn và đã xác định có khoảng 130 chất trong
chè như: tinh dầu (metylsalixylat, citronell...), protein và axit amin, các chất
khoáng ( sắt, magiê, canxi, flo...), vitamin (A, B1? B2, pp, đặc biệt vitamin c
cao gấp 3- 4 lần trong cam, chanh), enzyme, alkaloid (cafein, theophyllin,
theobromin, xanthin...).
I

Trong các thành phần hoá học của chè, polyphenol là thành phần quan
trọng vì hàm lượng tương đối cao và được chứng minh là có nhiều tác dụng y
sinh học quí đối vớ; con người. Đặng Ngọc Dung đã chiết xuất và xác định

11


thành phần của polyphenol trong lá chè xanh Việt Nam, thì thấy: polyphenol
chiếm 57,13% khối lượng khô chè, trong đó: gallocatechin là 11,4%;
epigallocatechin là 7,19%; epigallocatechin gallat (EGCG) là 19,29%; catechin
là 4,68%; gallocatechin gallate là 5,53%; epicatechin gallate là 4,2%. [5]
Nói chung, hàm lượng các thành phần thảy đổi ít nhiều phụ thuộc giống
chè, mẫu lá lấy, điều kiện sinh thái, thời điểm thu hái...
4.2. Tác dụng sinh học:
Theo y học cổ truyền chè có vị đắng chát, tính mát, quy vào can thận
tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm, lợi niệu, làm cho đầu óc thư thái,
I

kích thích tiêu hoá...Chè được coi như vị thuốc thần dược và điều đó đã được
chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu, giúp chúng ta hiểu sâu hơn về
tác dụng của chè.
4.2.1 .Tắc dụng chốngoxyhóa và chôhg-ung thư:[3], [16], [26]
Trong chè chứa các chất chống oxy hoá (polyphenol) giúp trung hoà các

gốc oxy hoá độc hại do sự biến dưỡng trong cơ thể sinh ra, tạo phức với các ion
kim loại - chất xúc tác cho quá trình oxy hóa, kích thích hoạt động của các
enzyme khử độc của gan. Vì vậy polyphenol trong chè phòng tránh được bệnh
như: bệnh thận, một vài loại ung thư, bảo vệ da khỏi tia tử ngoại, và các bệnh
kết hợp với sự lão hóa. Đối với bệnh tim chè xanh có tác dụng ngăn ngừa sự
oxy hóa LDL cholesterol xấu và làm tăng tỉ lệ HDL cholesterol (tốt cho tim
mạch) [16], [26]. Những nghiên cứu tại Nhật cho thấy chè xanh ngăn ngừa sự
oxy hóa tốt hơn glutathione, vitamin E và vitamin c tổng hợp.
Nhóm nghiên cứu của trường đại học Rutgers ở phía Nam California kết
hợp với Viện nghiên cứu ung thư Thượng Hải, đã bắt đầu nghiên cứu tác dụng
của chè xanh từ năm 1986. Kết quả cho thấy uống chè xanh làm giảm nguy cơ
gây ung thư dạ dày và thực quản, bởi trong chè có chứa chất catechin - chất

12


có khả năng chống oxy, hóa bảo vệ các protein và AND khỏi sự phá hủy của
quá trình oxy hóa. [3]

/

4.2.2.. Tắc dụng chống phóng xạ : [3]
Theo nghiên cứu của Nhật Bản và Liên Xô cũ thì chè có khả năng
Sr
chống được Stronti 90 do trong chè có tannin và catechin. Khi cho chuột bị
nhiễm chất phóng xạ uống catechin của chè thì chuột không chết. Người ta có
thể giữ cho cường độ phóng xạ trong cơ thể ở dưới mức độ cho phép bằng
cách thường xuyên uống nước chè xanh đặc.
4.2.3. Tác dụng tới tim mạch [3]
Hoạt chất trong chè có tác dụng chống sự tụ máu - nguyên nhân của tất

cả các chứng nhồi máu và đa số các trường hợp tai biến mạch máu não.
K.Imai và K. Nakachi tại trung tâm nghiên cứu về ung thư Saitama (Nhật) đã
khảo sát trên người và cho thấy uống chè đều đặn làm giảm lipit máu, đặc biệt
là hàm lượng cholesterol. Kali trong chè giúp tim mạch hoạt động bình
thường. Bioflavonoid (vitamin P) và vitamin K trong chè có tác dụng củng cố
thành mạch, hạn chế tai biến mạch máu não.
4.2.4. Tác dụng kháng khuẩn: [3], [16]
Tannin trong chè có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, hoạt hóa các vi khuẩn
có ích nhưng ức chế hoạt động của các vi khuẩn độc hại trong đường ruột vì
vậy có tác dụng chữ? ỉa chảy... Chè còn ức chế nhiều loại vi khuẩn khác như tụ
cầu, liên cầu khuẩn vì vậy người ta thường dùng chè đắp lên vết thương mưng
mủ, làm thuốc sát trùng ngoài da. Chè còn có tác dụng với trực khuẩn thương
hàn, vi khuẩn gây viêm phổi và nhiều bệnh khác do vi khuẩn gây ra.
Ngoài ra, chè còn có tác dụng lợi tiểu (do chứa thành phần alkanoid như
theophyllin, cafein, theobromin), chống sâu răng (nhờ giầu chất flo có tác

/

13


dụng bảo vệ men răng, xương răng, diệt trừ vi khuẩn mang mầm bệnh vùng
răng miệng)...
4.2.5. Tấc dụng giảm glucose huyết:
Trong những nghiên cứu được công bố gần đây khẳng định thêm tác
dụng làm hạ glucose huyết của polyphenol, mà thành phần tác dụng chính là
EGCG (epigallocatechin-3-gallate). Nhiều giả thuyết đã đưa ra các cơ chế giải
thích cho tác dụng hạ glucose huyết của chè như: nhóm hydroxyl trong cấu
trúc phân tử của polyphenol, có khả năng phản ứng với nhóm cacbonyl của
protein, ức chế hoạt động của enzyme a- amylase của tuỵ và làm giảm sự

phân huỷ tinh bột thành glucose nên hạ glupose huyết [23]. Theo tác giả
Gomes, và cộng sự, những người đầu tiên cho rằng EGCG trong chè xanh có
tác dụng gây hạ glucose huyết do ức chế sự vận chuyển glucose phụ thuộc
kênh Na-glucose tại đường tiêu hoá [24], Tác giả khác Waltner - Law và cộng
sự cho rằng tác dụng hạ glucose huyết của EGCG là do làm giảm sản xuất
glucose tại gan do tăng glycogen gan, tăng sự phosphoryl hoá của receptor
I
insulin, điều chỉnh gen mã hoá cho những enzyme tạo glucose và phosphoryl
hóa Protein tyrosin bằng diễn biến trạng thái oxy hoá khử của tế bào [21].
Nghiên cứu trên mô hình chuột ĐTĐ do alloxan hay streptozocin, polyphenol
của chè có tác dụng hạ glucose huyết do làm tăng các enzyme chống oxy hoá
trong gan như glutathione (GSH), SOD, catalase [25].

14


PHÂN II

THỰC NGHlệM vft K ấ ọ u à

I- NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Nguyên liệu và đối tượng:
* Nguyên liệu: lá chè tươi tên khoa học là Camellia sinesis O.Krze
(Thea chinesis Seem) Theacea [6]
* Đối tượng:
Chuột cống trắng thuần chủng, trọng lương 100 -120g, được mua ở học
viện quân y, được nuôi bằng thức ăn tổng hợp của Viện vệ sinh dịch tễ trung
ương. Chuột được chia thành các lô, mỗi lô 5 - 6 con.
2. Phương tiện nghiên cứu :

* Hóa chất:
- Thuốc thử Đồng.

'

- Thuốc thử photphomolypdic
- Natritungstat
- Acid sulfuric
- Acid phosphoric
- Các hóa chất thí nghiệm khác đạt độ tinh khiết hoá học
* Thuốc:
- Adrenalin, ống tiêm lm g/lm l.
- Gliclazide ( Predian 80mg).
I

- Glucose tinh khiết hóa học
- Heparin 5ml.

15


* Máy móc thí nghiệm:
- Máy ly tâm Clay Adams
- Máy đo mật độ quang uv - VIS (722- Trung Quốc).
3.Phương pháp nghiên cứu:

'

3.1. Điều chế dạng thuốc nghiên cứu :
3.1.1. Dịch chiết chè lanh:

Lá chè tươi rửa sạch và làm nhỏ, ngâm với nước lạnh với tỉ lệ 1:1. Sau
12 tiếng gạn và lọc dịch chiết dùng để nghiên cứu.
3.1.2. Chiết xuất hoạt chấtpolyphenol:
Hình 1: Sơ đồ tách hoạt chất polyphenol từ lá chè

cắnkhồ
16
ì


Hiệu suất thu được 3,72g polyphenol/lkg dược liệu tươi tương đương
l,24g polyphenol/ 100 g dược liệu khô.
3.1.3. Định tính sơ bộ thành phần :
Để phát hiện sự có mặt của hợp chất polyphenol thu được từ dịch chiết
nước lạnh, dịch chiết nước nóng và so sánh với dịch chiết cồn 90° có thể sử
dụng các phản ứng:
- Tác dụng với FeCl3: Các polyphenol có các nhóm OH liên kết với
nhân thơm nên có khả năng tạo phức màu với Fe3+. Cho vào mỗi loại dịch
chiết lá chè 1-2 giọt F e ơ 3, phản ứng dương tính nếu hỗn hợp có màu, màu có
thể là lục, vàng nâu, xanh phụ thuộc vào số nhóm OH trong phân tử
polyphenol.
- Tác dụng với kiềm NaOH: Các hợp chất polyphenol có tính acid nên
dễ dàng phản ứng với dung dịch kiềm để tạo muối tan trong nước. Cho vào
mỗi loại dịch chiết lá chè mấy giọt dung dịch NaOH 10%, nếu hỗn hợp có
màu vàng sáng thì phản ứng dương tính.
3.2. Xác định glucose huyết bằng phương pháp Folin- Wu
I

* Lấy mẫu máu: Chuột thí nghiệm được lấy máu tĩnh mạch đuôi, cắt 2-2,5
cm tính từ ngọn đuôi, máu được lấy chính xác bằng micropipet đã tráng qua

heparin.
* Nguyên tắc: Sau khi khử tạp bằng thuốc thử sunfotungstic, cho dịch lọc
tác dụng vói thuốc thử đồng ở nhiệt độ sôi. Thêm thuốc thử phosphomolypdic để
lên màu. Soi quang kế tại bước sóng 650 nm, ống lcm, so với ống chứng.
• Tiến hành:


Bans 5 : Trình tự tiến hành định lượng glucose huyết
bằng phương pháp Folin- Wu
Mẫu trắng
(ml)

Mâu chuẩn
(ml)

Mẫu thử
(ml)

Nước cất

1,8

1,75

1,725

Dung dịch glucose 30%

0


0,05

0

Máu toàn phần

0

0

0,025

0,1

0,1

•0,1

0,1

0,1

Natri tungstat 10%

Lắc đều
Acid sulfuric 2/3N

0,1

Lắc kỹ 1 phút, để yên 3- 5 phút, ly tâm trong 10 phút

Dịch ly tâm ( nước trong)

1,0

1,0

1,0

Thuốc thử đồng

1,0

1,0

1,0

Lắc đều, cách thuỷ sôi 10 phút. Làm nguội dưói vòi nước lạnh
Phosphomolypdic

1,0

1,0

1,0

Nước cất

2,0

2,0


2,0

Soi quang kết ở bước sóng 65Qnm, cóng 1 cm
* Tính kết quả :
Glucose máu (mmol/1) = ——— X
x2
Emẫu
180
3.3.

Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết nước lạnh trên chuột gây

tăng glucose huyết bải uống glucose (3g/kg).
Chuột nhịn đói 12 giờ, được uống dịch chiết vớỉ liều 54g dược liệu
tươi/kg (tương ứng với 6 g DL khô/kg). Định lượng glucose tại các thời điểm
0 giờ và sau khi uống thuốc (0,5 giờ /1 lần trong 2 giờ). Kết quả định lượng
được so sánh với lô chứng.

18


3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của polyphenol trên chuột gây tăng
glucose huyết thực nghiệm:
3.4.1.

Nghiên cứu ảnh hưởng của polyphenol trên chuột gây tăng

glucose huyết do uống glucose liều (3g/kg).
Chuột thí nghiệm đã nhịn đói 12 giờ được cho uống polyphenol với các

liều khác nhau 500 mg/kg chuột (12,5g DL khô/kg), 100mg/kg (2,5g DL
khô/kg), 50mg/kg (l,25g DL khô/kg), 10mg/kg (0,25 g DL khô/kg). Ngay sau
đó cho uống dung dịch glucose 30% liều 3g/kg. Định lượng glucose tại các
thời điểm 0 phút và sau khi uống thuốc 30 phút lấy máu định lượng một lần.
Tiến hành tương tự với lô chứng uống dung dịch NaCl 0,9% (2 ml/chuột),
gliclazid (20mg/kg). Riêng lô dùng gliclazid, uống và định lượng glucose sau
2 giờ uống thuốc.
3.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của polyphenol trên chuột gây tăng
glucose huyết do tiêm Adrenalin (0,5ml/kg).
Chuột thí nghiệm đã nhịn đói 12 giờ được tierri adrenalin 0,5ml/kg
trọng lượng chuột. Sau 30 phút, cho chuột uống dịch polyphenol thồ với các
liều 500 mg/kg chuột (12,5g DL khô/kg), 100mg/kg (2,5g DL khồ/kg),
50mg/kg (l,25g DL khồ/kg), 10mg/kg (0,25g DL khô/kg). Định lượng
glucose huyết sau tiêm và uống (0,5 giờ định lượng một lần, trong thời gian 3
giờ). Tiến hành tương tự với lô chứng uống dung dịch NaCl 0,9% (2ml/chuột)
và lô dùng gliclazid (20mg/kg). Riêng lô uống gliclazid, tiêm adrenalin và
định lượng 2giờ sau uống thuốc.
3.5. Xử lí số liệu
r

I

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê với sự trợ giúp của phần
mềm EXCEL 2000. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

19