Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại agribank chi nhánh huyện tam bình vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.88 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI
VỚI HỘ SẢN XUẤT
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN
TAM BÌNH - VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201

Tháng 8- 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP
MSSV: LT11106

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI
VỚI HỘ SẢN XUẤT
TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN
TAM BÌNH - VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. THÁI VĂN ĐẠI

Tháng 8- 2013


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh
huyện Tam Bình- Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho em thực tập và nhiệt tình
giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô đã tận tình giúp đỡ truyền đạt
cho em những kiến thức quý báo làm nền tảng cho em hoàn thành chuyên đề.
Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Thái Văn Đại người trực hướng đã tận tình giúp
đỡ cho em trong suốt thời gian làm đề tài và tạo điều kiện cho em hoàn thành
đề tài nghiệp.
Trong quá trình thực tập do thời gian có hạn nên chưa nghiên cứu sâu,
mặt khác kiến thức còn hạn chế, chủ yếu là lý thuyết cũng như kinh nghiệm
thực tế chưa có nên không tránh khỏi những sai sót. Do đó, để bài luận văn
được hoàn chỉnh hơn, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình
của giáo viên hướng dẫn cũng như Ban lãnh đạo Ngân hàng.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô; các chú, các anh, chị trong
Agribank huyện Tam Bình dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.

Ngày ….Tháng ….Năm 2013
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Ngọc Diệp


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Ngày …. Tháng….năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Nguyễn Thị Ngọc Diệp

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

iii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU.............................................................................. 1
1.1 Sự cần thiết của vấn đề........................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung...................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2

1.3.1 Không gian ............................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian ............................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN....... 3
2.1 Phương pháp luận .................................................................................. 3
2.1.1 Một số vấn đề chung về cho vay hộ sản xuất ...................................... 3
2.1.2 Một số vấn đề chung về hộ sản xuất. ..................................................... 5
2.13 Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích cho vay đối với hộ sản xuất ........... 6
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 8
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 8
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN
TAM BÌNH- VĨNH LONG ......................................................................... 9
3.1.1. Vài nét về huyện Tam Bình .................................................................. 9
3.1.2. Tình hình kinh tế huyện Tam Bình ....................................................... 9
3.2. Khái quát về Agribank huyện Tam Bình .......................................... 10
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank huyện Tam Bình ........ 10
3.2.2. Tình hình nhân sự .............................................................................. 10
3.2.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 11
3.2.4. Sơ lược về kết quả kinh doanh ........................................................... 13
3.2.5. Thuận lợi và khó khăn ....................................................................... 19
Chương 4: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI
AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH- VĨNH LONG ........... 21
4.1. Tình hình sản xuất của hộ sản xuất trên địa bàn huyện................... 21
4.1.1. Khái quát tình hình hộ sản xuất trên địa bàn huyện Tam Bình .......... 21
4.1.2. Tình hình sản xuất của hộ sản xuất trên huyện Tam Bình .................. 21

iv



Trang
4.2. Phân tích thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Agribank huyện
Tam Bình .................................................................................................... 23
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay................................................................. 25
4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ................................................................... 32
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ cho vay....................................................... 39
4.2.4. Phân tích về nợ xấu............................................................................. 46
4.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại
Agribank huyện Tam Bình ........................................................................ 52
4.3.1. Nợ xấu trên DSCV ............................................................................. 53
4.3.2. Hệ số thu nợ ...................................................................................... 54
4.3.3. Nợ xấu trên số lượt hộ vay................................................................. 55
4.3.4. Dư nợ cho vay trên số lượt hộ vay ...................................................... 55
4.3.5 Vòng quay vốn tín dụng...................................................................... 56
4.3.6 Kỳ thu tiền bình quân. ........................................................................ 57
4.3.7 . Nợ xấu/ dư nợ cho vay....................................................................... 57
4.3.8. Nợ nhóm 5/dư nợ bình quân ............................................................... 58
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ
TRONG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH
HUYỆN TAM BÌNH- VĨNH LONG ......................................................... 59
5.1. Tóm lược kết quả kinh doanh và hạn chế .......................................... 59
5.1.1. Tóm lượt kết quả kinh doanh .............................................................. 59
5.1.2. Hạn chế .............................................................................................. 60
5.2. Một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong cho vay đối
với hộ sản xuất tại Agribank huyện Tam Bình ......................................... 61
5.2.1. Giải pháp đối với lợi nhuận của ngân hàng ........................................ 61
5.2.2. Giải pháp đối với hoạt động cho vay.................................................. 62
5.2.3. Giải pháp đối với công tác thu hồi nợ ................................................. 63
5.2.4. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ....................................................... 63
Chương 6 KẾT LUẬN ............................................................................... 65

Tài liệu tham khảo........................................................................................ 66

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Doanh thu tại Agribank qua 3 năm (2010- 2012) .......................... 13
Bảng 3.2: Doanh thu tại Agribank Tam Bình 6 tháng đầu năm 2013 ........... 14
Bảng 3.3: Chi phí tại Agribank Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) ............. 15
Bảng 3.4: Chi phí tại Agribank Tam Bình 6 tháng đầu năm 2013 ................. 16
Bảng 3.5: Lợi nhuận tại Agribank Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012)......... 17
Bảng 3.6: Lợi nhuận tại Agribank 6 tháng năm 2013................................... 18
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuât tại Agribank
huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) .................................................... 23
Bảng 4.2. Kết quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất tại Agribank
huyện Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012) qua 6 tháng đầu năm 2013.......... 24
Bảng 4.3. Cơ cấu doanh số cho vay tại Agribank huyện Tam Bình............... 25
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời hạn qua 3 năm (2010- 2012) ............. 26
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013 ............... 27
Bảng 4.6: DSCV theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010- 2012) ............... 29
Bảng 4.7: Cho vay theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2013 ................ 31
Bảng 4.8: Cơ cấu doanh số thu nợ tại Agribank huyện Tam bình ................ 32
Bảng 4.9. Doanh số thu nợ theo thời hạn qua 3 năm (2010- 2012).............. 33
Bảng 4.10. Doanh số thu nợ theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013................ 35
Bảng 4.11: Thu nợ theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 -2012) ............. 36
Bảng 4.12: Thu nợ theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2013 ............... 38
Bảng 4.13 : Cơ cấu dư nợ tại Agribank Tam Bình từ 2010 đến 6/2013 ........ 40
Bảng 4.14: Dư nợ cho vaytheo thời hạn qua 3 năm (2010 -2012) ................. 40
Bảng 4.15 : Dự nợ cho vay theo thời hạn 6 tháng đầu 2013 .......................... 42

Bảng 4.16: Dư nợ theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 - 2012) ............ 43
Bảng 4.17: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2013 ... 45
Bảng 4.18 : Cơ cấu nợ xấu tại Agribank Tam Bình từ 2010 đến 6/2013 ....... 46
Bảng 4.19: Nợ xấu theo thời hạn qua 3năm (2010- 2012)............................ 47
Bảng 4.20: Nợ xấu theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2013.............................. 49
Bảng 4.21: Nợ xấu theo mục đích sử dụng qua 3 năm (2010 – 2012) ........ 51
Bảng 4.22: Nợ xấu theo mục đích sử dụng 6 tháng đầu năm 2013 ............... 52
Bảng 4.23: Đánh giá kết quả hoạt động cho vay từ năm 2010 đến 6/2013 .... 53

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ cho vay đối với hộ sản xuất.................................................... 4
Hình 3.1 Cơ cấu trình độ nhân sự Agribank huyện Tam Bình....................... 11
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agribank huyện Tam Bình .......................... 11

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HSX

: Hộ sản xuất

SXKD : Sản xuất kinh doanh
DSCV : Doanh số cho vay
DSTN : Doanh số thu nợ
DNCV: Dư nợ cho vay

RRTD : Rủi ro tín dụng
HĐTD : Hoạt động tín dụng

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, Tam Bình có diện tích đất sản xuất
nông nghiệp trên 80% tổng diện tích đất của toàn huyện (279,72 km2), có hệ
thống sông ngòi chằng chịt, phù sa màu mở,… nên tiềm năng phát triển kinh
tế huyện là nông nghiệp. Do tình hình sản xuất trên địa bàn huyện còn nhỏ lẽ,
manh mún, thiếu đồng bộ nên muốn phát triển kinh tế huyện thì việc phát triển
kinh tế hộ sản xuất (HSX) là tất yếu. Trên thực tế việc phát triển kinh tế đối
với HSX còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn sản xuất, đối tượng sản xuất
gắn liền với điều kiện thời tiết, nắng mưa bảo lụt, hạn hán nên thu nhập không
ổn định,… Với vai trò là ngân hàng phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn huyện nên Agribank Tam Bình phải tiến hành song song hai
mục tiêu vừa có thể đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn phát triển theo định
hướng phát triển kinh tế huyện; Vừa không đặt ngân hàng vào trạng thái rủi ro
quá cao đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó để thực hiện tốt mục tiêu đề
ra thì hoạt động cho vay của Agribank Tam Bình đối với HSX phải tiến hành
như thế nào để đảm bảo an toàn trong cho vay. Xuất phát từ nhu cầu thực tiển
trên nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay đối với hộ sản xuất tại
Agribank chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long” làm đề tài nghiên cứu.
1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1.2.1.

Mục tiêu chung

Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay đối với HSX tại chi nhánh
Agribank huyện Tam Bình – Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6/2013 nhằm
tìm ra mặt mạnh và yếu trong cho vay của ngân hàng. Từ thực trạng phân tích
đề xuất một số giải pháp khắc những hạn chế trong cho vay góp phần nâng cao
hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian tới.
1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

- Phân tích kết quả kinh doanh tại Agribank huyện Tam Bình từ năm
2010 đến tháng 6/2013
- Phân tích doanh số cho vay (DSCV), thu nợ, dư nợ, nợ xấu đối với
HSX tại Agribank huyện Tam Bình từ năm 2010 đến tháng 6/2013
- Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong cho vay đối
với HSX góp phần nâng cao hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian
tới.

1


1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
- Đề tài thực hiện tại Agribank chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long


- Địa chỉ: 116/10 đường Võ Tấn Đức - khóm 2 thị trấn Tam Bình huyện
Tam Bình - Vĩnh Long
1.3.2. Thời gian.
- Thu thập số liệu thứ cấp về tình hình cho vay đối với HSX tại Agribank
chi nhánh huyện Tam Bình- Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6/2013
- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 12/08/2013 đến 18/11/2013
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng cho vay đối với HSX tại Agribank chi nhánh huyện Tam
Bình- Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6/2013

2


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề chung về cho vay đối với hộ sản xuất
2.1.1.1. Khái niệm cho vay hộ sản xuất
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi. (Thái Văn Đại,2012, trang 36)
2.1.1.2. Vai trò của tín dụng đối với hộ sản xuất (1)
- Đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế HSX, mở rộng SXKD ngành
nghề, khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, nguồn nước,… tăng thu
nhập cho người dân, thay đổi bộ mặt nông thôn.
- Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài
- Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn.
- Thúc đẩy kinh tế HSX chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất
hàng hóa góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông

thôn.
- Thúc đẩy hộ gia đình tính toán, hoạch toán trong SXKD, tính toán lựa
chọn đối tượng đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất, tạo việc làm cho người lao
động.
- Tạo điều kiện cho HSX áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
SXKD, tiếp cận vào cơ chế thị trường và từng bước điều tiết sản xuất phù hợp
với tín hiệu thị trường.
- Tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới,
giải quyết việc làm cho người lao động
2.1.1.3. Đặc điểm cho vay hộ sản xuất

- Cho vay HSX có tính thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động
thực vật.
- Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của
khách hàng.
- Chi phí tổ chức cho vay cao.
(1)

Nguồn: ld.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/tin-dung-ngan-hang-doi-voi-su-phattrien-kinh-te-ho-san-xuat.html.

3


- Do đặc thù kinh doanh của HSX đặc biệt là hộ nông dân có độ rủi ro
cao nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.
2.1.3.4. Sơ đồ cho vay đối với hộ sản xuất
Hộ sản xuất

Thủ quỹ


Cán bộ tín dụng

Kế toán

TP tín dụng
Ban kiểm soát
Nguồn phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Hình 2.1 Sơ đồ cho vay đối với hộ sản xuất
* Chú thích:
- Hộ sản xuất: Khi có nhu cầu vay vốn đến ngân hàng gặp cán bộ tín
dụng phụ trách địa bàn trình bày dự án SXKD của mình và các giấy tờ liên
quan như: Chứng minh thư, sổ hộ khẩu và các giấy tờ chứng minh quyền sở
hữu, quyền sử dụng tài sản của mình.
- Cán bộ tín dụng: Phụ trách địa bàn xem xét tính khả thi của dự án và
các giấy tờ có liên quan. Sau khi khẳng định dự án có tính khả thi, giấy tờ hợp
pháp, hợp lệ theo quy định thì phát hồ sơ cho vay và hướng dẫn khách hàng
điền nội dung cần thiết vào hồ sơ vay vốn. Sau khi khách hàng đã hoàn tất các
nội dung cần thiết của hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng hoàn chỉnh hồ sơ và
chuyển cho Trưởng phòng tín dụng.
- Trưởng phòng tín dụng: Có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm
tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng
trình, tiến hành xem xét tái thẩm (nếu cần thiết).
- Giám đốc chi nhánh ngân hàng: Căn cứ vào thẩm định do Trưởng
phòng tín dụng trình quyết định cho vay hay không cho vay.
- Phòng kế toán: Sau khi giám đốc ký duyệt khi cho vay thì chuyển cho
kế toán thực hiện nhiệm vụ hoạch toán kế toán. Phòng kế toán ghi nhận hồ sơ
và có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ theo quy định.
Nếu đảm bảo thì mở hồ sơ cho vay, lưu hồ sơ theo chế độ, làm thủ tục giải
ngân. Sau đó chuyển hồ sơ cho thủ quỹ.

- Thủ quỹ: Căn cứ hồ sơ chi tiền do kế toán chuyển qua, tiến hành giải
ngân cho khách hàng.
4


2.1.2. Một số vấn đề chung về hộ sản xuất. (2)
2.1.2.1. Khái niệm HSX
Là những đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất kinh doanh (SXKD)
trên lĩnh vực nông nghiệp và một số lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định.
Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hộ sản xuất
- Việc phát triển kinh tế HSX không chỉ có hiệu quả đối với sản xuất
nông nghiệp và kinh tế nông thôn mà còn có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ
đời sống xã hội cũng như sự phát triển chung của đất nước.
- Kể từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành hoàn thiện năm 1988
ruộng đất được giao cho các hộ nông dân canh tác, công việc SXKD hoàn toàn
do các hộ tự chịu trách nhiệm, kinh tế hộ trở thành đơn vị kinh tế độc lập và
ngày càng đạt hiệu quả, các hợp tác xã chỉ còn chức năng cung cấp các dịch vụ
nông nghiệp.
- Qua đó cho thấy, kinh tế HSX vừa tạo ra những biến đổi to lớn, đạt
hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập cho nông dân, thay đổi
bộ mặt nông thôn. Chính vì thế, trong điều kiện kinh tế hiện nay tập trung phát
triển kinh tế hộ HSX là điều tất yếu.
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế của hộ sản xuất

- HSX được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên, rất đa dạng có sức
lao động, có điều kiện về đất đai, mặt nước,....
- Thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị
trường, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu
quả sản xuất thấp nên SXKD còn mang tính tự cấp, tự túc.
Do đó cần có sự hỗ trợ của ngân hàng và các cơ chế chính sách về vốn

để chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa.
2.1.2.3. Vai trò của hộ sản xuất đối với trong phát triển kinh tế
- HSX đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lao động, giải quyết việc làm và sử dụng tài nguyên ở nông thôn.
- HSX còn hoạt động theo cơ chế thị trường, thúc đẩy sản xuất hàng hóa
phát triển.
- HSX hoạt động với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý ngọn nhẹ, năng động
nên có thể dễ dàng đáp ứng được những thay đổi của nhu cầu thị trường mà
không sợ tốn kém về mặt chi phí.
(2)

Nguồn: />
5


2.1.4. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích tình hình cho vay đối với
hộ sản xuất
2.1.4.1. Một số khái niệm
- Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
ngân hàng cho khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định, bao gồm
vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi.
- Doanh số thu nợ (DSTN): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản tín
dụng mà ngân hàng thu về khi đáo hạn vào thời gian nhất định nào đó.
- Dư nợ cho vay (DNCV): Đây là tổng số tiền cho vay đối với khách
hàng còn phải thu hồi tại một thời điểm nhất định
- Nợ xấu: Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN nợ xấu là các khoản tín
dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc gốc hoặc lãi không thu được khi đến hạn.
Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về chất lượng đầu tư tín dụng.
2.1.4.2. Các hệ số đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất
tại Agribank huyện Tam Bình

- Nợ xấu/ DSCV
Nợ xấu đối với hộ sản xuất
Nợ xấu/ DSCV =

X 100
Doanh số cho vay hộ sản xuất

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng đồng vốn vay của khách hàng
trong sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt.
- Nợ xấu/ số lượt hộ vay vốn
Nợ xấu đối với hộ sản xuất
Nợ xấu/ số lượt hộ vay vốn =
Số lượt hộ vay vốn của hộ sản xuất
Chỉ tiêu này cho biết 1 lượt hộ vay sẽ tương đương bao nhiêu nợ xấu,
nếu chỉ tiêu này lớn có nghĩa là ngân hàng tập trung cho vay chỉ 1 số khách
hàng, một ngành ghề nào đó không hiệu quả, do đó nợ xấu phát sinh chủ yếu
từ các đối tượng này.
- Hệ số thu nợ HSX
Doanh số thu nợ hộ sản xuất
Hệ số thu nợ =

X 100
Doanh số cho vay hộ sản xuất

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả cho vay trong công tác thu nợ của ngân
hàng. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với DSCV nhất định thì ngân hàng
sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt

6



- Dư nợ cho vay/số lượt hộ vay vốn
Dư nợ cho vay hộ sản xuất
Dư nợ cho vay/ số lượt hộ vay =
Số lượt hộ vay vốn
Chỉ tiêu này cho thấy bình quân mỗi lượt vay của HSX tương đương bao
nhiêu dư nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này tốt nếu nợ xấu của ngân hàng thấp.
- Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất
Nợ xấu hộ sản xuất
Tỷ lệ nợ xấu =

X 100
Dư nợ cho vay hộ sản xuất

Chỉ tiêu này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay trong
ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho
vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng kém và ngược
lại. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định tỷ lệ này không vượt quá 3 %.
- Hệ số khả năng mất vốn đối với hộ sản xuất
Nợ có khả năng mất vốn
Hệ số khả năng mất vốn =

X 100
Dư nợ bình quân

Nếu tỷ lệ này cao có nghĩa chất lượng tín dụng kém, ngân hàng không
những phải gánh chịu rủi ro tín dụng (RRTD) mà còn có nguy cơ mất khả
năng thanh toán. Việc đòi nợ đối với những khoản vay này là rất khó khăn và
tổn thất là điều rất có thể xảy ra. Nếu ngân hàng không có biện để xử lý khoản
nợ này thì sẽ phải có gánh chịu các tổn thất.

- Vòng quay vốn tín dụng của hộ sản xuất
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
thời gian thu hồi nợ là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được
coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau
(S0 +S4)/2 +S1 + S2 + S3
Dư nợ bình quân =
4
Chú thích: S0 dư nợ cuối quý
- Thời gian thu nợ bình quân.
Dự nợ bình quân
Thời gian thu nợ bình quân =

X 360
Doanh số thu nợ
7


Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ thu nợ là nhanh hay chậm về mặt thời
gian. Nếu số ngày càng nhỏ thì tốc độ luân chuyên của vốn nhanh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu chủ yếu thu thập từ phòng tín dụng Agribank chi nhánh huyện
Tam Bình- Vĩnh Long từ năm 2010 đến tháng 6/2013
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Báo cáo về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và nợ
xấu đối với HSX

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Trong đề tài sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh
tương đối và tuyệt đối các số liệu để đánh giá kết quả hoạt động, tốc độ phát
triển,…của hoạt động tín dụng.
+ So sánh số tương đối: Nhằm làm rõ tình hình biến động của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
y1 - yo
∆y =

X 100
yo

Trong đó:
yo : Chỉ tiêu năm trước.
y1 : Chỉ tiêu năm sau.
∆y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
+ So sánh số tuyệt đối: Nhằm xem xét các chỉ tiêu có biến động không
và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Từ đó đề ra biện
pháp khắc phục.

 y  y1  y

0

Trong đó:
y : Là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu
y1 : Chỉ tiêu năm sau


y0 : Chỉ tiêu năm trước

8


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN TAM BÌNH
TỈNH VĨNH LONG
3.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUYỆN TAM BÌNH (3)
3.1.1. Vài nét về huyện Tam Bình
Tam Bình là một huyện của tỉnh Vĩnh Long, nằm về phía Nam trung tâm
kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Vĩnh Long 32 km, cách trung tâm TP.Hồ
Chí Minh 162 km và trung tâm TP.Cần Thơ 28 km. Diện tích đất tự nhiên là
279,72 km2. Phía Bắc tiếp giáp với huyện Long Hồ, phía Nam giáp huyện
Bình Minh. Toàn huyện có 16 xã và một thị trấn. Dân số hơn 162.191 người,
mật độ dân số là 562 người/km2.
Quan hệ với các địa phương trong địa bàn tỉnh: Là trục của trung tâm thị
xã Vĩnh Long – Long Hồ - Mang Thít – Tam Bình – Trà Ôn và huyện Bình
Minh thông qua hệ thống giao thông thủy bộ rộng khắp như đường bộ có
Quốc lộ 1A, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, tỉnh lộ 904, 905, 908 và 15 tuyến lộ cấp
5 và đường thủy có sông Mang Thít là thủy lộ quốc gia, tuyến chính chạy dài
suốt ranh giới Đông - Nam và hệ thống kênh rạch chằng chịt được phân bổ
đều trên địa bàn huyện.
Với lợi thế này đã mang lại khả năng và tạo cho Tam Bình có một vị thế
cực kỳ quan trọng trong chiếc lược phát triển chung của tỉnh và nhất là đã tạo
điều kiện cho nhân dân, các thành phần kinh tế trong vùng lưu thông và giao
lưu trao đổi hàng hóa.
3.1.2. Tình hình kinh tế huyện Tam Bình
Với diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu, Tam Bình xác định thế mạnh
kinh tế của huyện là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa và cây ăn trái. Toàn

huyện đã cải tạo thêm 673 ha vườn kém hiệu quả, xây dựng có hiệu quả 18 mô
hình cam sành sạch bệnh với tổng diện tích 10,5 ha. Bình quân giá trị sản xuất
trên một ha đất nông nghiêp đạt 59,8 triệu đồng/năm.
Huyện còn có khả năng phát triển công nghiệp nhất là chế biến nông sản,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong toàn huyện có trên 2.000 cơ sở công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 9 làng nghề: đan thảm lục bình, kết cườm, sản
xuất bánh tráng giấy, xe bông dây kẽm, tách vỏ hạt điều, may túi da, đan giỏ
nylông,…
Ngoài ra Tam Bình còn có lợi thế về khoáng sản với trữ lượng đất sét có
thể khai thác 26.746.605 m3 để làm nguyên liệu chính đáp ứng cho các cơ sở
(3)

Nguồn www.htb.vinhlong.gov.vn

9


sản xuất gốm sứ, gạch ngói, gạch xây dựng trên 60 năm. Chính vì vậy nên
trong thời gian sắp tới, huyện sẽ quy hoạch và kết gắn khai thác với sản xuất
tại địa phương nhằm khai thác có hiệu quả và nâng tầm đúng với giá trị của
vùng nguyên liệu này. Hiện huyện đã hoàn thành quy hoạch cụm công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020 với tổng diện tích 600 ha, hiện đang
xây dựng dự án kêu gọi đầu tư.
3.2. KHÁI QUÁT VỀ AGRIBANK HUYỆN TAM BÌNH
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Tam Bình
Agribank huyện Tam Bình là ngân hàng cấp 2 trực thuộc Agribank tỉnh
Vĩnh Long, thành lập theo quyết định 400CP ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội
đồng bộ trưởng.
Là một trong bảy chi nhánh của Agribank tỉnh Vĩnh Long. Ngoài trụ sở
chính đạt tại khóm 2 thị trấn Tam Bình, ngân hàng còn mở thêm chi nhánh ở

khu vực: Cái Ngang, Song Phú, Hòa Phú, Bình Ninh (chi nhánh cấp 3). Nhằm
đáp ứng nhu cầu vốn để phát trển sản xuất đặc biệt là mô hình SXKD nhỏ và
vừa. Đồng thời giúp cho việc quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu
vốn để SXKD của người dân.
Từ khi thành lập đến nay ngân hàng đã qua nhiều lần đổi tên:
+ Năm 1975 là ngân hàng nhà nước huyện Tam Bình.
+ Năm 1988 đổi thành ngân hàng Nông Nghiệp huyện Tam Bình.
+ Năm 1997 đến nay lấy tên là ngân hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông
Thôn huyện Tam Bình tên tiếng anh là (Agribank).
Qua hơn 30 năm hoạt động bằng sự nổ lực hết mình của ngân hàng dưới
sự lãnh đạo của ban giám đốc và chính quyền địa phương, tập thể cán bộ công
nhân viên đã tập trung khai thác vốn nhàn rỗi trên địa bàn để tăng cường vốn
cho vay, giúp bà con nông dân có vốn sản xuất, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi
góp phần chuyển dịch kinh tế trên địa bàn và từng bước nâng cao đời sống
người dân tại địa phương. Qua đó khẳng định vai trò quan trọng của mình
trong toàn hệ thống Agribank, xứng đáng là điểm tựa của bà con nông dân trên
địa bàn huyện, góp phần vào việc quản lý vĩ mô nền kinh tế.
3.2.2. Tình hình nhân sự
Agribank huyện Tam Bình có tổng cộng 54 cán bộ công nhân viên.
Trình độ của cán bộ công nhân viên.
- Trình độ đại học 36 nhân viên
- Cao đẳng 10 nhân viên

10


- Trung cấp 5 nhân viên
- Sơ cấp 3 nhân viên
Cán bộ nghiệp vụ có 89% trình độ vi tính căn bản


5%

9%
19%

Đại học

67%

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Hình 3.1 Cơ cấu trình độ nhân sự Agribank huyện Tam Bình
Về tổ chức Đảng, đoàn thể
- 1 chi bộ Đảng: Gồm 22 Đảng viên thuộc đảng bộ Tam Bình.
- 1 ban chấp hành công đoàn.
- 1 chi đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh gồm 22 thành viên.
3.2.3. Cơ cấu tổ chức
Giám đốc

Phó giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế toán- ngân

Phòng tín dụng

CN
Song Phú

CN
Mỹ Lộc

CN
Hòa hiệp

CN
Bình Ninh

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức Agribank huyện Tam Bình
- Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý các phòng ban. Có chức năng
điều hành các hoạt động tổ chức kinh doanh theo quyền hạn. Là người quyết
định và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về mọi hoạt
động của chi nhánh. Thực hiện những công việc có liên quan như:
11


+ Quyết định cho vay hay không cho vay đối với khách hàng và chịu
trách nhiệm về quyết định của phòng tín dụng trình lên.
+ Ký hợp đồng tín dụng, đảm bảo tiền vay cho khách hàng, giải quyết
các hồ sơ, giấy tờ có liên quan của ngân hàng, khách hàng và của các đơn vị
khác.
+ Chỉ đạo, điều hành, quyết định các biện pháp xử lý thu nợ, cho gia hạn

nợ, chuyển nợ quá hạn.
+ Hoạch định chiến lược kinh doanh.
+ Có trách nhiệm trong những vấn đề về công tác tổ chức cán bộ như:
Lập hội đồng khen thưởng cho cán bộ công nhân viên có thành tích đồng thời
kỹ luật các trường hợp vi phạm quy định của ngân hàng và pháp luật.
Phó giám đốc:
- Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban.
- Điều hành quản lý toàn bộ hoạt động của ngân hàng: Phòng tín dụng,
Phòng kế toán – ngân quỹ.
- Quản lý nhân viên chi nhánh.
- Có quyền quyết định một số vấn đề theo quy định của ngân hàng.
Phòng kế toán – ngân quỹ.
Phòng kế toán: Trực tiếp hoạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ theo
quy định của Agribank Việt Nam. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán
khoản tiền lương cho nhân viên. Thu thập tổng hợp, xử lý cung cấp và lưu trữ
thông tin tại chi nhánh, chấp hành chế độ báo cáo và bảo vệ hoạch toán tài
chính hằng năm với ngân hàng cấp trên. Tổ chức thiết kế, lập trình cung ứng
thông tin dữ liệu cho các Phòng nghiệp vụ, ban giám đốc phục vụ nhu cầu chỉ
đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin
lên ngân hàng cấp trên.
Ngân quỹ: Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định của Nhà
nước, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế thu phát vận
chuyển tiền.
Phòng tín dụng
- Nắm bắt thị trường, định hướng để chọn phương án đầu tư.
- Thẩm định hồ sơ vay vốn, tài sản đảm bảo.
- Lưu trữ hồ sơ tín dụng theo quy định.
- Thường xuyên phân loại nợ. Từ đó, tìm ra nguyên nhân nợ quá hạn và
đề xuất giải pháp khắc phục.
12



- Lập kế hoạch kinh doanh theo định kỳ và đề ra phương hướng hoạt
động trong tương lai.
Phòng giao dịch
- Hướng dẫn khách hàng mở và sử dụng tài khoản.
- Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan tới tiền gửi.
- Thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, vàng.
3.2.4. Sơ lược về kết quả kinh doanh
3.2.4.1 Về doanh thu
Phân tích thu nhập là phần không thể thiếu mà còn rất quan trọng trong
kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do thu nhập là một chỉ tiêu ảnh
hưởng trực tiếp lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận ngân hàng cần có
biện pháp tăng thu nhập và quản lý chi phí hợp lý. Vì vậy để tìm biện pháp
tăng thu thì cần phân tích các khoản thu nhập của năm trước để có thể nhận
thấy khoản thu nhập nào có thể phát huy thêm góp phần làm tăng thu nhập
chung của ngân hàng
a). Doanh thu của ngân hàng qua 3 năm (2010- 2012)
Bảng 3.1: Doanh thu tại Agribank Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012)
Đvt: triệu đồng
Chênh lệch

Năm
2010

2011

2012

Chỉ tiêu


2011/2010

2012/2011

Số tiền

%

Số tiền

%

19.448

37,41

(3.016)

(4,22)

93

12,60

63

7,58

Thu HĐTD


51.991

71.439

68.423

Thu dịch vụ

738

831

894

Thu khác

2.358

5.261

11.303

2.093

123,11

6.042

114,85


Tổng thu

55.087

77.531

80.620

22.444

40,74

3.089

3,98

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình
* Ghi chú
Thu HĐTD: Thu hoạt động tín dụng

Qua 3 năm (2010- 2012) doanh thu của ngân hàng có xu hướng tăng
nhưng tốc độ tăng giảm. Trong thu nhập thì thu từ HĐTD là chủ yếu tuy biến
động giảm trong năm 2012 nhưng vẫn chiếm trên 80% tổng thu, đây được
xem như trái tim để duy trì thu nhập của ngân hàng, là yếu tố quyết định đến
biến động của doanh thu. Trong thu nhập qua 3 năm thì năm 2011 được xem
là một cuộc đột phá thành công giúp ngân hàng giữ vững vị thế của mình.
Trong năm 2011 nền kinh tế bị ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất liên tục
biến động nhưng thu nhập không biến động giảm mà tăng mạnh, tốc độ tăng
13



lên đến 40,74%. Với những ảnh hưởng của nền kinh tế ,trong năm Chính phủ
đã có những chính sách ưu đãi kịp thời trong phát triển nông nghiệp như: Gói
cứu trợ cho ngành thủy sản, mua lúa gạo dự trữ nhằm thu mua lúa cho nông
dân. Kết hợp với chính sách của Nhà nước, địa bàn huyện đưa ra các biện
pháp hướng dẫn người dân xuống lúa tránh gầy, sử dụng lúa chất lượng cao,
phát triển các mô hình sản xuất theo hướng an toàn… nhằm hạn chế tình trạng
thất thu ở nông thôn góp phần tạo nên sự thay đổi trong thu nhập.
Bước sang năm 2012 với tình hình khủng hoảng nợ công ở Châu âu
chưa kết thúc làm cho tình hình xuất khẩu của nước ta gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là hàng nông sản mất đi thị trường tiềm năng này. Do là huyện sản
xuất nông nghiệp nên trên địa bàn huyện cũng gặp không ít khó khăn trong
tiêu thụ. Bên cạnh những ảnh hưởng của thị trường, sản xuất trên địa bàn
huyện còn chịu ảnh hưởng của thiên tay, dịch bệnh; Đây là nguyên nhân làm
cho thu HĐTD giảm, việc khoản giảm của chỉ tiêu này đã kéo tốc độ tăng của
doanh thu trong năm giảm so với năm 2011. Được sự hỗ trợ của Chính phủ
góp phần giảm tổn thất trong sản xuất của người dân gián tiếp cải thiện thu
nhập ở nông thôn thông qua các chính sách như: Trợ giá lúa, hỗ trợ vốn nhằm
tái tạo lại diện tích nhãn bị bệnh đầu rồng, phát triển các mô hình tập trung có
ký kết với doanh nghiệp thu mua,... Song song đó ngân hàng có sự điều chỉnh
trong cơ cấu thu nhập đưa tỷ trọng thu khác và thu dịch vụ tăng lên. Với thay
đổi này đã bù đắp khoản giảm của thu từ HĐTD góp phần tăng thu nhập trong
năm 2012, trong đó tăng thu khác là chủ yếu tốc độ tăng lên đến 114,88%;
Đây là nguyên nhân làm cho thu từ hoạt động này trở thành yếu tố quyết định
trong việc đưa tổng thu tăng lên vượt qua năm 2011. Việc thay đổi trong cơ
cấu thu nhập nhằm tạo ra khoản thu mới có rủi ro thấp, thu nhập ổn định trong
tương lai.
b) Doanh thu của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm của 2012 và 2013
Bảng 3.2: Doanh thu tại Agribank Tam Bình 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch

Năm
6 tháng
2012

6 tháng 2013

Chỉ tiêu

6 tháng 2013/ 6 tháng 2012
Số tiền

Thu HĐTD

36.477

28.538

Thu dịch vụ

433

525

Thu khác

4.548


Tổng thu

41.458

(7.939)

(21,76)

92

21,25

3.831

(717)

(15,77)

32.894

(8.564)

(20,66)

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

14

%



Do trên địa bàn huyện chủ yếu là trồng cây có muối trong 6 tháng đầu
năm 2013 tình hình sâu đục trái trên cây có muối gây thiệt hại khoảng 231,12
ha tỷ lệ nhiễm từ 10 -30%. Bên cạnh đó, người dân còn gánh chịu thiệt hại do
nuôi trồng thủy sản có tăng về diện tích, số lượng nhưng không có thị trường
tiêu thụ,... nên làm cho khoản thu chính từ HĐTD và thu khác giảm. Do đây
hai là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu nên việc hai chỉ tiêu này
giảm làm cho tổng thu giảm theo. Tuy các khoản thu này giảm nhưng vẫn
chiếm trên 80%, đây vẫn còn là tín hiệu tốt cho thu nhập trong những tháng
cuối năm 2013. Trong 6 tháng đầu năm khoản thu từ hoạt động dịch vụ tiếp
tục phát triển, cho thấy trong hoạt động ngoài đa dạng hóa các sản phẩm kinh
doanh, phân tán rủi ro, ngân hàng còn phát triển các khoản thu nhằm hạn chế
rủi ro, không chịu nhiều ảnh hưởng trong quá trình sản xuất nhằm giảm bớt
tổn thất do biến động kinh tế mang lại.
Tóm lại trong thu nhập chỉ có biến động giảm trong 6 tháng đầu năm
2013 nhưng không nhiều, cho thấy trong hoạt động ngân hàng luôn duy trì và
tuân thủ theo chiến lược phát triển của ban giám đốc. Suy cho cùng thì thu
nhập từ lãi tiền vay xu hướng giảm trong năm 2012 và 6 hai quý đầu năm
2013 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu như vậy có thể kết
luận rằng thu nhập chủ yếu của ngân hàng vẫn là hoạt động cho vay
3.2.4.2 Về chi phí
Bên cạnh thu nhập chi phí là khoản mục quan trọng trong kết quả kinh
doanh của ngân hàng. Việc bỏ ra chi phí thấp mang lại hiệu quả cao là mong
muốn của các ngân hàng nói chung. Trên thực tế thu nhập tăng đồng nghĩa với
chi phí tăng.
a) Chi phí ngân hàng qua 3 năm (2010- 2012)
Bảng 3.3: Chi phí tại Agribank Tam Bình qua 3 năm (2010- 2012)
Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch


Năm

2010

2011

2012

Chỉ tiêu

2011/2010

2012/2011

Số tiền

%

Số tiền

%

13.845

34,73

(4.164)

(7,75)


12

3,54

3

0,85

Chi HĐTD

39.865

53.710

49.546

Chi dịch vụ

339

351

354

Chi khác

8.334

18.206


18.123

9.872

118,45

(83)

(0,46)

Tổng chi

48.538

72.267

68.023

23.729

48,89

(4.244)

(5,87)

Nguồn: Phòng tín dụng Agribank huyện Tam Bình

Ta thấy chi phí của ngân hàng trong 3 năm (2010- 2012) biến động theo
xu hướng tăng sau đó giảm xuống trong năm 2012, đây được coi là tín hiệu tốt

15


×