MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................26
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ
Tỷ giá hối đoái được hiểu là giá của một đơn vị ngoại tệ tính theo đồng tiền trong nước.
Ví dụ: USD/VND hay EUR/VND. Đây chính là giá cả của ngoại tệ trên thị trường và
được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại tệ. Được coi là mấu chốt trong quản
lý kinh tế vĩ mô, tỷ giá có tác động ngược trở lại đến các mối quan hệ kinh tế, lên cán
cân thanh toán quốc tế, lên giá cả hàng hoá trong nước và lưu thông tiền tệ...
Sự hình thành tỷ giá là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
Nhưng nhìn chung, có ba yếu tố chính tác động đến tỷ giá. Đó là mối quan hệ cung cầu
về ngoại tệ, chênh lệch về lãi suất và lạm phát giữa các nước, ngoài ra còn có các nhân
tố khác như chính sách của chính phủ, kỳ vọng và tâm lý,…
Dưới đây nhóm chúng tôi sẽ nói rõ hơn tác động của từng nhân tố lên tỷ giá:
Lạm phát
Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước
tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó giảm do
xuất khẩu giảm vì giá cao hơn so với nước kia. Ngoài ra, người tiêu dùng và các doanh
nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Cả hai yếu tố này tạo
áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau
giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp ảnh hưởng
của lạm phát đến tỷ giá hối đoái.
Bởi vì tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian khi cung-cầu các đồng tiền
thay đổi. Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động
thương mại, từ đó tác động đến cung-cầu tiền, và vì thế tác động đến tỷ giá hối đoái.
Ví dụ: Trong năm 2008 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam rất cao so với các năm trước đó
trong khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… và một số nước vẫn ở mức
bình thường, do đó trong năm 2008 nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam tăng cao dẫn tới
nhu cầu USD tăng làm cho tỷ giá USD/VND tăng cao.
Sự tác động của lạm phát đến tỷ giá là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của
cán cân thương mại, cán cân thanh toán, cơ cấu nợ nước ngoài… lý thuyết về ngang giá
sức mua sẽ phân tích rõ những tác động này.
2
Lý thuyết ngang giá sức mua tập trung vào mối quan hệ giữa lạm phát-tỷ giá hối đoái.
Có nhiều hình thức khác nhau của lý thuyết này. Theo hình thức tuyệt đối còn được gọi
là luật một giá cho rằng giá cả của các sản phẫm giống nhau của các quốc gia khác nhau
sẽ bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung.
Lãi suất
Lãi suất là một trong những công cụ được các chính phủ sử dụng trong quản lý vĩ mô
nền kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường, nó kích thích tập trung nguồn lực tài chính
và phân bổ nguồn lực đó một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định
mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.Đặc biệt,Lãi suất còn là công cụ được sử dụng
để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nôi tệ.
Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các
luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi
suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào hay sẽ làm
chuyển lượng hóa ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn.
Điều này làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm tăng cầu đối với
đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên thị trường, hay đồng nội
tệ sẽ tăng giá. Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi
suất nươc ngoài hay lãi suất ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường
hay đồng nội tệ sẽ giảm giá.
Cán cân thanh toán quốc tế
Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động
của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau
trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể
dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân bằng của cán
cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên
cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về
hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng
nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt
động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ
giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn
việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao.
Chính sách của chính phủ
Chính phủ của bất kỳ một nước nào cũng có thể thực hiện các chính sách thuế khoá và
tiền tệ riêng của mình để kiểm soát nền kinh tế. Xét trên góc độ chính sách tiền tệ, chính
3
phủ có thể cố gắng tác động đến giá trị của đồng nội tệ để cải thiện kinh tế, hạ giá đồng
tiền của mình trong vài trường hợp và tăng giá trong vài trường hợp khác. Về cơ bản, tỷ
giá hối đoái trở thành một công cụ, giống như các luật lệ về thuế và mức cung tiền, qua
đó có thể giúp chính phủ đạt được các mục tiêu kinh tế mong muốn. Mỗi nước có một
cơ quan chính phủ có thể can thiệp thị trường ngoại hối để khống chế giá trị của một
đồng tiền, thông thường là ngân hàng trung ương (NHTW). Các NHTW hoạt động dựa
trên lý thuyết là tiền tệ sẽ có thể biến động nhiều hơn nếu không có can thiệp. Các ngân
hàng này cố gắng kiểm soát tăng trưởng của mức cung tiền tệ ở các nước tương ứng
theo cách thức sẽ tác động thuận lợi đến các điều kiện kinh tế.
Một chính phủ có thể tác động đến tỷ giá hối đoái bằng phương pháp trực tiếp hay gián
tiếp:
● Can thiệp trực tiếp: Các NHTW có thể tác động đến tỷ giá bằng cách trực tiếp mua
vào ngoại tệ hoặc bán nội tệ ra thị trường. Khi NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái
mà có sự điều chỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ, điều này gọi là can thiệp không
vô hiệu hóa. Ngược lại, nếu muốn can thiệp vào thị trường hối đoái, trong khi vẫn duy
trì mức cung tiền tệ, NHTW sẽ sử dụng can thiệp vô hiệu hoá bằng cách áp dụng các
giao dịch trên thị trường ngoại hối đồng thời với các hoạt động trên thị trường mở.
● Can thiệp gián tiếp: NHTW có thể tác động đến đồng nội tệ một cách gián tiếp bằng
cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến đồng nội tệ; như lãi suất, các biện pháp
kiềm chế lạm phát… Một chính phủ cũng có thể tác động đến đến các tỷ giá hối đoái
bằng cách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế; như thuế nhập
khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, thuế đánh trên bất cứ thu nhập nào do đầu tư ở nước đó của
các nhà đầu tư ngoại quốc.
Có thể tóm tắt các nhân tố mà chính phủ tác động đến tỷ giá hối đoái qua sơ đồ sau:
4
Kỳ vọng và tâm lý
Kì vọng của thị trường vào tỉ giá tuơng lai cũng là một trong những nhân tố tác động
đến tỉ giá hối đoái. Như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối phản ứng lại
với các thông tin trong tương lai có liên quan đến tỉ giá. Ví dụ tin về gia tăng lạm phát
tiềm ẩn ở Mỹ có thể làm những nhà đầu cơ bán USD do dự kiến USD sẽ giảm giá trong
tương lai. Điều này gây áp lực giảm giá trị của USD ngay lập tức.
Nhiều nhà đầu tư định chế (như các ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm)
thực hiện vị thế tiền tệ dựa trên biến động lãi suất dự kiến ở các nước khác nhau.
Ví dụ: Các nhà đầu tư định chế có thể đầu tư một cách thường xuyên ngân quỹ vào Việt
Nam nếu họ dự kiến lãi suất của Việt Nam tăng, một gia tăng như thế sẽ thu hút vốn
vàoViệt Nam nhiều hơn và tạo áp lực tăng giá đồng Việt Nam. Bằng cách thực hiện vị
thế mua bán tiền dựa vào kì vọng, họ có thể đạt được lợi ích từ sự thay đổi trong giá trị
của đồng Việt Nam vì họ sẽ mua đồng Việt Nam trước khi sự thay đổi xảy ra.
5