TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIÊU HỌC
DƯƠNG THỊ HÀ
KHẢO SÁT VÀ SỬA LỖI CÂU
CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC
BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
ĐẠI
HỌC
•
•
•
•
C h u y ên n g à n h : P H Ư Ơ N G P H Á P D Ạ Y H Ọ C T IÉ N G V IỆ T
HÀ N Ộ I- 2 0 1 5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIÊU HỌC
DƯƠNG THỊ HÀ
KHẢO SÁT VÀ SỬA LỎI CÂU
CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC
BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT
KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP
ĐẠI
HỌC
•
•
•
•
C h u y ên n g à n h : P H Ư Ơ N G P H Á P D Ạ Y H Ọ C T IÉ N G V IỆ T
N gười hướng dẫn khoa học: TS. LÊ TH Ị L A N A N H
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo
trong tổ bộ môn Tiếng Việt đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập tại
trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - TS. Lê Thị
Lan Anh - người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em học
sinh trường Tiểu học Liên Minh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, trường
Tiểu học Bá Hiến B, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em trong
quá trình khảo sát thực tế.
Em xin chân thành cảm ơnỉ
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Dương Thị Hà
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đe tài chưa được
công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Dương Thị H à
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân loại lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5
Bảng 2: Bảng so sánh các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
Bảng 3: Bảng so sánh câu hỏi, câu kế, câu cầu khiến, câu cảm
M ỤC LỤC
MỞ Đ Ầ U ..................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cún vấn đ ề .................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên c ú n ....................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên c ú n ..........................................................................................6
6. Phương pháp nghiên c ú n ................................................................................... 6
7. Cấu trúc khóa lu ậ n .............................................................................................. 6
CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤ C T IỄ N ......................................... 7
1.1. Cơ sở lý lu ận .....................................................................................................7
1.1.1. Một so quan niệm về c â u ......................................................................... 7
1.1.2. Phân loại câu Tiếng V iệt......................................................................... 8
1.1.3. Cấu tạo của câu Tiếng Việt.................................................................... 12
1.1.4. Phân môn Tập làm vãn ở Tiếu họ c.......................................................16
1.2. Cơ sở thực tiễ n ................................................................................................19
7.2./. Nội dung chưong trình và sách giáo khoa Tiếng Việt sau năm 2000
19
1.2.2.Chương trình dạy Tập làm văn.............................................................. 22
1.2.3.
Những lôi câu học sinh thường mắc phải..............................23
NỘI DƯNG
CHƯƠNG 2. MIÊU TẢ VÀ PHÂN LOẠI LỖI CÂU CHO HỌC SINH
LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN V IẾ T ............................................ 24
2.1.
Điều tra (thống kê) lỗi câu cho học sinh lóp 5 các bài tập làm văn viết
.................................................................................................................................. 24
2.1.1. Địa điếm tiến hành điểu tra ...................................................................24
1
2.1.2. Phương pháp điều tr a ............................................................................. 24
2.1.3. Cách thức điều tr a ...................................................................................24
2.1.4. Ket quả điều tr a ....................................................................................... 25
2.2.
Miêu tả và phân loại lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn
viết
27
2.2.1 Miêu tả và phân loại lỏi dùng câu không đủng m â u ......................... 27
2.2.2. Miêu tả và phân loại lôi sai dấu c â u .................................................... 30
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỎI
CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT 34
3.1. Nguyên n h ân ................................................................................................. 34
3.1.1. Nguyên nhân khách quan........................................................................34
3.1.2. Nguyên nhân chủ q u a n ........................................................................... 34
3.2. Biện pháp khắc phục....................................................................................36
3.2.1. Giúp học sinh nam vững các mâu câu cụ th ế ................................... 36
3.2.2. Sửa các lỏi về c â u ....................................................................................40
3.2.3. M ột số bài tập thực hành về câu cho học s in h ................................... 45
KÉT L U Ậ N ............................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM K H Ả O ..................................................................................52
2
M Ở ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển
nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học
trên. Học sinh tiểu học là những chủ nhân tương lai của đất nước. Các môn
học ở bậc Tiểu học ngoài việc cung cấp tri thức thì cần chú trọng hình thành
cho học sinh các kỹ năng học tập. Giúp học sinh có kiến thức đó thì nhiệm vụ
của môn Tiếng Việt nhằm trang bị cho các em những kiến thức về hệ thống
tiếng Việt, chuẩn tiếng Việt, rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt
trong học tập và giao tiếp.
Phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn có ý nghĩa to
lớn trong chương trình Tiểu học. Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ
thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và
câu. Rèn cho học sinh một số kỹ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu.
Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ, nói, viết thành câu, có ý thức sử
dụng tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp, rèn luyện, phát triển tư duy, bồi
dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh.
Phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng giúp
học sinh có điều kiện thể hiện óc sáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy,
nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc của mình. Ngoài ra, nó còn góp phần nuôi
dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em với các sự vật, hiện tượng, con
người và thế giới xung quanh mình. Bên cạnh đó, học sinh sẽ được rèn luyện
kỹ năng diễn đạt, trình bày văn bản của mình một cách rõ nét, biết cách viết
câu đúng, chính xác, hay, họp với văn cảnh.
Trong thực tế dạy học, có rất nhiều bài văn của học sinh được đánh giá
là hay và gây được sự chú ý của đông đảo cộng đồng. Các bài văn của các em
đã thể hiện được khả năng quan sát, tư duy, trí tưởng tượng phong phú của
3
mình. Quan trọng hon là các em đã thoát được khỏi sự dập khuôn những bài
văn mẫu để toát lên được cái tôi của bản thân, nói lên những chứng kiến của
bản thân mình một cách chân thực và sâu sắc nhất. Tuy vậy, các em vẫn còn
mắc phải rất nhiều lỗi chính tả. Những lỗi về câu là những lỗi thường gặp
phải nhiều nhất trong các bài văn của các em.
Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo lập văn bản. Vì vậy, việc hình
thành, rèn luyện kỹ năng viết câu và sử dụng câu cho học sinh là cần thiết.
Bên cạnh quá trình đó thì việc giúp học sinh phát hiện và sửa lỗi câu là vô
cùng quan trọng.
Vì nhũng lý do trên, căn cứ vào thực trạng dạy- học, chúng tôi đã chọn
và nghiên cứu đề tài: “Khảo sát và sủu lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài
tập làm văn viết” với mong muốn đề tài sẽ khảo sát, phân tích, phân loại, tìm
ra nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh. Nó giúp các em tích
lũy các kiến thức cần thiết, tạo điều kiện cho việc học tập các môn học khác
như: Toán, Tự nhiên- Xã hội, Âm nhạc, M ĩ thuật... Đặc biệt, nó khơi dậy trong
tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú của tiếng Việt, góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc tìm hiếu và sửa lỗi câu đã được 1'ất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
và cũng đạt được rất nhiều thành quả. Cho đến nay, lỗi câu đã có rất nhiều các
công trình nghiên cún đề cập tới.
Tác giả Nguyễn Minh Thuyết [10] đã đưa ra một số lỗi về câu sai, ví dụ và
cách sửa cho phù họp với văn bản, hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên, tác giả xem xét
nhũng lỗi sai trên diện rộng, chưa thực sự phù họp với học sinh Tiểu học.
Tác giả Nguyễn Thị Ly Kha [4] đã đưa ra các loại câu và cách sử dụng
trong các tình huống sao cho phù họp.
4
Tác giả Lê Phương Nga [7] đã đưa ra những loại lỗi câu mà học sinh
Tiểu học hay mắc phải và cách chữa.Trong cuốn giáo trình Bồi dưỡng học
sinh giỏi Văn ở Tiểu học cũng đưa ra hệ thống các loại câu và ví dụ cụ thể.
Tác giả Cao Xuân Hạo [3] đã khảo sát các lỗi ngữ pháp trong câu có
trạng ngữ mở đầu và cách sửa các loại câu ấy. Tuy nhiên, tác giả chỉ khảo sát
trên một phạm vi rất nhỏ của các loại câu.
Tác giả Diệp Quang Ban [2] trong phần câu cũng tìm hiểu về các kiểu
câu một cách rõ ràng.
Tác giả Hồ Lê [5] đã đưa ra các lỗi câu thường gặp về kết cấu câu và
các biện pháp sửa lỗi. Các tác giả đã nghiên cứu một cách rộng rãi những
chưa sát thực đối với bậc Tiểu học.
Ke thừa các thành tựu nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành Khảo sát
và sửa lôi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết đế xem xét
vấn đề kỹ hơn.Chúng tôi không chỉ khảo sát, phân tích, phân loại các lỗi lỗi
câu mà còn tìm ra nguyên nhân và các biện pháp hạn chế lỗi câu cho học
sinh Tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên CÚ11 tìm ra các biện pháp sửa lỗi câu các bài tập làm văn viết
cho học sinh lớp 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Các lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5.
b. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu các lỗi câu trong bài tập
làm văn viết của học sinh lớp 5. Nguyên nhân và cách chữa các lỗi câu đó tại
trường Tiểu học Liên Minh, thành phố Vĩnh Yên, trường Tiểu học Bá Hiến B,
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Ớ đề tài này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cún và tìm hiểu:
-Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về câu, phân loại câu, các lỗi câu thường gặp
của học sinh trong bài tập làm văn.
- Thu thập tài liệu, thống kê, miêu tả và phân loại lỗi câu trong bài tập
làm văn của học sinh lóp 5.
- Đưa ra nguyên nhân, cách sửa và biện pháp giúp học sinh hạn chế lỗi
về câu.
6. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cún tài liệu: đọc sách báo, tài liệu, tạp chí,
sách giáo trình, sách tham khảo...
Nhóm phưong pháp nghiên cún thực tiễn: phân tích, đánh giá, tổng họp.
- Phương pháp thống kê toán học, so sánh.
- Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn
sử dụng một số phương pháp khác.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Ket luận thì phần Nội dung của khóa luận
bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Miêu tả và phân loại lỗi câu cho học sinh lóp 5 qua các bài
tập làm văn viết
Chương 3: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi câu cho học sinh
lớp 5 qua các bài tập làm văn viết
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. M ột số quan niệm về câu
Câu được nghiên cứu từ rất sớm, từ thời cổ đại đến nay đã có rất nhiều
các học phái, tác giả, nhà khoa học đã đưa ra các quan điểm của mình về định
nghĩa về câu như:
Thế kỷ thứ III trước công nguyên Alếchxăngđria đã nêu định nghĩa:
“Câu là sự tống hợp của các từ biêu thị một tư tưỏng trọn vẹn ”.Tuy nó khá
đơn giản nhung cũng đã giúp cho ta hiểu câu gồm hai yếu tố: hình thức và
chức năng. Định nghĩa trên đã tạo tiền đề cơ sở cho các nhà nghiên cứu khoa
học sau này phát triển, nghiên cứu và đưa ra các định nghĩa về câu hoàn chỉnh
và chính xác hơn.
Đen nay đã có rất nhiều tác giả, nhà khoa học đưa ra quan điểm định nghĩa về
câu của mình hoàn thiện hơn.
Nhận thấy, trong một định nghĩa về câu thường nhắc đến các yếu tố sau:
(1) Yeu tố hình thức: câu có cấu tạo ngữ pháp bên trong và bên ngoài
có tính chất tự lập và ngữ điệu kết thức.
(2) Yeu tố nội dung: nội dung của câu là một tư tưởng tương đối trọn vẹn.
(3) Yeu tố chức năng: câu có chức năng hình thành và có thể biểu hiện
thái độ, tư tưởng, tình cảm của người nói.
(4) Lĩnh vực nghiên cún: câu là đơn vị của nghiên cún ngôn ngữ.
Tác giả Nguyễn Thị Thìn đưa ra quan niệm của mình: “Câu ỉà đơn vị
ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông bảo nhỏ nhất được cỉùng vào việc giao
tiếp hằng n g à y” [9, tr.26].
7
Tác giả Nguyễn Thị Hiền Lương đưa ra định nghĩa: “Cßw là ngôn ngữ
không có săn, dùng đế biếu thị sự tình, được tạo nên từ các ngôn ngữ nhỏ hơn
theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riềng, được sử
dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động n ó i” [6, tr. 19].
Tác giả Hoàng Trọng Phiến cũng đưa ra định nghĩa về câu: “Câu là
đơn vị ngữ pháp có cấu tạo ngữ pháp (bên trong, bên ngoài) tự lập và có ngữ
điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm theo thải độ của
người nói giúp hình thành và biếu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư
cách là đơn vị thông báo ngôn ngữ nhỏ n h ấ t” [8].
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban đã đưa ra
định nghĩa về câu cụ thể, ngắn gọn nhưng mang tính chất khái quát cao:
“Câu là đơn vị ngữ pháp có cấu tạo ngữ pháp (bên trong, bên ngoài) tự lập
và ngữ điệu kết thúc, mang một ỷ nghĩa tương đoi trọn vẹn và biếu hiện tư
tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất bằng ngốn ngữ. ”
[2, tr 107].
/.7.2. Phân loại câu Tiếng Việt
Câu được phân loại theo nhiều tiêu chí như: Phân loại theo mục đích
nói, căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực, căn cứ về mặt cấu tạo ngữ pháp.
Trong đề tài này, chúng tôi căn cứ về mặt cấu tạo ngữ pháp để phân
loại, câu được chia làm ba nhóm câu lớn là: câu đơn, câu phức và câu ghép.
1.1.2.1. Câu đơn
Khái niệm: Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt câu. [9, tr 112].
Ví du:
Ban Hoa // là mỏt lởp trưởng gương mẫu.
С
V
Câu đơn gồm hai loại: câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt.
8
a. Câu đơn bình thường
Khái niệm: là câu có một cụm chủ ngữ- vị ngữ (chủ- vị) làm nòng cốt
của câu.
Ví du:
Cộ giáo// đang giảng bài.
Ạ
Ạ
c
V
b. Câu đơn đặc biệt
Khái niệm: là câu không phân định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ
nhung vẫn truyền tải một nội dung thông báo trọn vẹn.
Ví du:
Đêm!
1.1.2.2. Câu phức
Khái niệm: là câu có chứa từ hai kết cấu chủ - vị trở lên nhưng chỉ có
một chủ- vị làm nòng cốt của câu, các kết cấu chủ - vị khác bị bao hàm bên
trong kết cấu chủ - vị nòng cốt của câu. [2, tr 137].
Ví du:
Chiếc bút mưc này // ngòi bứt / đã bi hỏng.
c
c
V
V
Phân loại: câu phức được phân loại theo các thành phần có cấu tạo chủvị. Nó gồm các loại sau:
- Câu phức thành phần chủ ngữ
9
Ví du:
Cây bút chì / màu xanh // đã cũ.
c
V
c
- Câu phức thành phần vị ngữ
Ví du:
Bông hoa hồng // cánh hoa / đã rung gần hết.
Ạ
ĩ
Ạ
V
c
V
- Câu phức thành phần định ngữ
Ví dụ:
Ngày chị tôi / lấy chồng , mẹ tôi // rắt buồn
iL
$
"T
c
V
Ạ
Ặ
c
V
ĐN
- Câu phức thành phần bố ngữ
Ví dụ:
Cô ấy // đươc anh ta / hết mưc yêu thương.
V
BN
c
V
10
- Câu phức thành phần trạng ngữ
Ví du:
Khi măt trời / đã lăn, me tôi // vẫn chưa về.
Ậ
X
Ạ
X
с
V
iL V
TN
- Câu phức thành phần đề ngữ
Ví dụ:
Chiếc bảng / màu đen ấy, chúng tôi // đã gắn bổ suốt 12 năm qua
Ạ
Ạ
Ạ
Ạ
с
с
V
V
Đê ngữ
1.1.2.3. Câu ghép
Khái niệm: là câu có từ hai kết cấu chủ - vị trở lên mà trong đó không
có kết cấu chủ - vị nào bao hàm kết cấu chủ - vị nào. Mỗi kết cấu chủ - vị diễn
đạt một sự việc nhung chúng có quan hệ với nhau theo nhũng mối quan hệ
nào đó. [9, tr. 143].
Phân loại thành hai loại chính: Câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
a. Câu ghép đắng lập
Khái niệm: là câu ghép mà các vế hoặc các nòng cốt câu có quan hệ
đẳng lập, có thể dễ tách các vế câu, nòng cốt câu ra thành câu riêng.
(15, tr 143).
11
Ví du:
Buổi sáng, bố me tỏi // đi làm, tôi // đi hoc.
ĩ
Ï
V
C1
Ạ
C2
i
V2
TN
b. Câu ghép chính phụ
Khái niệm: Là câu ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu có một
vế chính và một vế phụ, vế phụ thì phụ thuộc vào vế chính. Câu ghép chính
phụ sử dụng phương tiện kết nối là những quan hệ phụ thuộc kiểu như:
nguyên nhân - kết quả, điều kiện - giả thiết, nhượng bộ - tăng tiến...
Ví du:
Vì trời // mưa nên tội // nghỉ hoc.
С
V
С
vế phụ
V
vế chính
1.1.3. Cấu tạo của câu Tiếng Việt
Theo tác giả Diệp Quang Ban [1, tr 38] Thành phần câu là chức vụ cú
pháp mà thực thể đảm nhiệm trong mối quan hệ .
Hệ thống thành phàn câu tiếng Việt gồm có: thành phần chính và thành
phần phụ.
ỉ. 1.3.1. Thành phần chính của câu
Khái niệm: Là thành tố cú pháp bắt buộc phải có mặt trong câu để đảm
bảo cho tính trọn vẹn.
Bao gồm: chủ ngữ và vị ngữ. Quan hệ chủ- vị tạo nên nòng cốt câu.
a. Cấu tạo của chủ ngữ
Khái niệm: là một trong hai thành phần chính của câu, có mối quan hệ
với vị ngữ. Nó nêu lên đối tượng câu đề cập đến mà nội dung nói về đối
tượng ấy được nêu ở vị ngữ.
12
Vị trí: chủ ngữ đứng ở đầu câu, trước thành phần vị ngữ. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ khi người nói muốn nhấn
mạnh nội dung thông báo.
Cấu tạo: Chủ ngữ trong câu có thể là một từ, một cụm từ hay một cụm
chủ - vị.
Chủ ngữ có thế thuộc những từ loại khác nhau như: danh từ, động từ,
tính từ.
Ví du:
+ Chủ ngữ là một từ:
Hoa là một học sinh ngoan và học giỏi.
+ Chủ ngữ là là một một cụm từ hay một cụm chủ- vị:
Cái áo mới màu vàng rất đẹp.
b. Cấu tạo của vị ngữ
Khái niệm: là một trong hai thành phần chính của câu. Nó nêu lên nội
dung của đối tượng được đề cập ở chủ ngữ.
Vị trí: đứng sau chủ ngữ hoặc có thể đúng trước chủ ngữ.
Cấu tạo: Vị ngữ trong câu có thể là một từ, một cụm từ chính phụ, cụm
từ đẳng lập, cụm từ một cụm chủ - vị hay một ngữ cố định.
Vf du:
+ Vị ngữ là một từ:
Cô ấy xinh.
+ Vị ngữ là một cụm từ chính phụ:
Học sinh đang cười đùa.
+ Vị ngữ là cụm từ đẳng lập:
Họa sĩ đến công viên rồi vẽ tranh.
+ Vị ngữ là cụm từ một cụn chủ- vị:
Ngôi trường này tỏi đã gắn bổ suốt bốn năm qua.
13
+ VỊ ngữ là một ngữ cố định:
Nó ghen ăn tức ở với chị nó.
1.1.3.2. Thành phần phụ của câu
Bao gồm: trạng ngữ, đề ngữ, hô ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ.
a. Trạng ngữ
Khái niệm: là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa về mặt hoàn cảnh cho
các sự kiện diễn ra ở nòng cốt câu.
Vị trí: có thế nằm ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu.
Trạng ngữ có thế được chia làm một số loại sau:
- Trạng ngữ chỉ không gian.
Khi măt trời vừa moc, mẹ tôi đã đi.
- Trạng ngữ chỉ thời gian.
Hôm sau, lớp ta được nghỉ học.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Vì đỏi, nó bị hoa mắt.
- Trạng ngữ chỉ mục đích.
Đe trở thành hoc sinh giỏi, cậu ấy đã cố gắng rất nhiều.
- Trạng ngữ chỉ điều kiện giả thiết.
Ngôi nhà sẽ đẹp, nếu cổ môt ít hoa.
- Trạng ngữ chỉ ý nhượng bộ.
Tuy nghèo, mẹ nó vẫn nuôi anh em nó học tập tốt.
b. Đề ngữ
Khái niệm: là thành phần phụ, được sử dụng để nêu lên đối tượng, nội
dung với tư cách là đề tài của câu chứa nó.
Vị trí: thường đứng trước nòng cốt câu, cũng có thể đứng sau nòng cốt
câu hoặc giữa chủ ngữ và vị ngữ.
Cấu tạo: Có thể được cấu tạo từ một từ, một cụm từ, một C-V.
14
Vf du:
+ Đe ngữ được cấu tạo từ một từ:
Tiền, tôi không thiếu.
+Đề ngữ được cấu tạo từ một cụm từ:
Quyển sách này, bao lâu nay, tôi vẫn cất giữ cẩn thận.
+Đe ngữ được cấu tạo từ một С-V :
Bông hoa hồng thủy tinh ấy, tôi đã từng trông thấy.
c. Hô ngữ
Khái niệm: là thành phần phụ, được sử dụng để gọi và đáp.
Vị trí: thường đứng ở đầu câu hoặc cuối câu.
Cấu tạo: “Danh từ + ơi, hỡi, à . .
hoặc “Đại từ”
Ví du:
Mình ơi! Lấy giúp tôi cốc nước.
d. Liên ngữ
Khái niệm: là thành phần phụ, dùng để nối vế của câu đi trước với vế
của câu đi sau hoặc các đoạn văn với.
Vị trí: thường đứng ở đầu câu hoặc đứng sau chủ ngữ.
Cấu tạo: do quan hệ từ, các quán ngữ cấu tạo nên.
VI du:
+ Liên ngữ là quán ngữ:
Nổi cách khác, anh ấy vô tội.
e. Phụ chú ngữ
Khái niệm: là thành phần phụ, dùng để làm sáng tỏ thêm một phương
diện nào đó gián tiếp đến câu làm cho người ta hiểu câu nói đúng và rõ hơn.
Thông thường nó có tác dụng bổ sung các chi tiết, bình phẩm việc nói trong
câu, làm rõ xuất xứ, thái độ, cách thứ c... khi câu được diễn đạt.
Vị trí: thường đứng giữa câu hoặc cuối câu sau bộ phận được giải nghĩa.
15
c ấ u tạo: một cụm từ, một cụm chủ - vị.
Ví du:
+ Phụ chú ngữ do một cụm từ đảm nhiệm:
Cô bé - con chi bán hàng - lúc nào cũng nhăn nhó.
+ Phụ chú ngữ do một cụm chủ - vị đảm nhiệm:
ĐHSP Hà Nội II - Ngôi trừng nằm sau dãy núi ấy- có rất nhiều cây xanh.
1.1.4. Phân môn Tập làm văn ở Tiếu học
1.1.4.1. Vị trí, nhiệm vụ của Phân môn Tập làm vãn ở Tiếu học
a. Vị trí của Phân môn Tập làm văn ở Tiếu học
Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh
ngôn bản. Nó có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ.
b. Nhiệm vụ của Phân môn Tập làm văn ở Tiếu học
Nhiệm vụ cơ bản của Phân môn Tập làm văn là giúp cho học sinh tạo
ra được các ngôn bản nói và viết theo các phong cách khác nhau.
1.1.4.2. Các dạng bài tập làm vãn viết ở Tiếu học
Các bài tập làm văn viết được chia thành các dạng bài viết lời hội thoại
và viết thành đoạn bài. Viết lời hội thoại được chia thành hai dạng: điền lời
chọn cho phù hợp vào ô trống (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, yêu cầu)
và viết câu trả lời câu hỏi.
Bài tập viết thành đoạn bài gồm các bài tập viết văn bản nhật dụng và
văn bản nghệ thuật.
a. Bài tập luyện viết văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng được dạy ở tiểu học gồm các văn bản tự thuật, mục
lục sách, tự thuật, danh sách học sinh, tin nhắn, thông báo, điện báo,thời khóa
biểu, biên bản, báo cáo.
Đe điền những văn bản thông thường như đơn, điện báo, học sinh phải
nắm chắc mẫu và các thông tin cần điền vào các chỗ trống. Trong đon có
16
những mục học sinh cần có thông tin (họ tên, ngày tháng năm sinh, địa ch ỉ...)
rồi hoàn thành theo mẫu. Những thông tin học sinh không thể viết hoàn toàn
như mẫu, ví dụ như: lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa riêng. Trong
điện báo, họ tên, địa chỉ người nhận, người gửi phải điền chính xác, cụ thể.
Nội dung điện cần ngắn gọn nhưng đủ ý để người nhận điện hiểu được.
Thư cũng có thế được xem là một văn bản thông thường nhưng nội
dung trong thư phong phú hơn. Đó có thể là thư thăm hỏi, thư làm quen, thư
kể việc. Cho nên trong các văn bản thông thường, thư tạo điều kiện cho học
sinh sáng tạo, viết nhiều ý riêng của mình. Đe viết được một bức thư hay, học
sinh cần thể hiện sự quan tâm, tình cảm tha thiết đối với người nhận thư. Lời
lẽ trong thư phải phù hợp với vai người viết,
b. Bài tập luyện viết văn bản nghệ thuật
Hai dạng văn bản nghệ thuật được dạy trong chương trình Tiếu học là
kể chuyện và miêu tả.
Ke chuyện là nói có đầu có cuối về một người, một việc nào đó nhằm
nêu lên một điều gì vđó có ý nghĩa. Đe viết bài văn kể chuyện, học sinh phải
xác định được cốt truyện bao gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra
sao. Các nhân vật trong truyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, ý của người kể,
có cốt truyện rõ ràng, có nhân vật xác định với nhũng đặc điểm, tính cách rõ
nét, hấp dẫn.
Miêu tả là thể loại văn dùng lời có hình ảnh và có cảm xúc làm cho
người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thế về người, sự vật, sự
việc như vốn có trong đòi sống. Một bài văn miêu tả hay không phải chỉ thể
hiện rõ nét, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng
tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả.
Bởi vì trong thực tế không ai tả để mà tả, mà thường tả để gửi gắm suy nghĩ,
cảm xúc, sự đánh giá, yêu ghét cụ thể của mình.
17
Tả đồ vật
Đối tượng: là những vật học sinh thường thấy trong đời sống hằng ngày
gần gũi với các em. Đó có thể là cái trống, cái bút, quyến vở, bàn, cái
chổi,.vv.. Chúng đều là những vật vô tri vô giác nhưng gần gũi và có ích với
các em.
Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thế.
Học sinh cần miêu tả nhũng đặc điểm cụ thể này trong bài văn cụ thể của
mình. Với những đồ vật có nhiều bộ phận, các em cần tập trung tả những bộ
phận quan trọng nhất. Đó là những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với
đồ vật khác.
Đồ vật thường gắn liền với cuộc sống hằng ngày của con người nên khi
miêu tả phải nói tới công dụng, lợi ích của nó cũng như tình cảm của con
người đối với nó. Như vậy, đồ vật mới hiện lên có hồn và sinh động.
Tả cây cối
Đối tượng: là những cây trồng xung quanh học sinh. Chúng đều là
những cây có ích, gần gũi và thân thiết với các em. Khi miêu tả cần làm nổi
bật những bộ phận của cây.
Cây cối luôn nằm trong nền một khung cảnh thiên nhiên. Vì vậy khi
miêu tả cần gắn với miêu tả cảnh xung quanh, c ầ n nói lên lợi ích, tình cảm
yêu mến, gắn bó của mình vói từng cây.
Tả đồ vật
Đối tượng: là những con vật thân quen, gần gũi với học sinh. Mỗi con
vật đều có hình dáng, đặc tính nòi giống riêng. Khi miêu tả cần phải miêu tả
nó một cáh rõ ràng. Bài văn phải thể hiện được sự chăm sóc, tình cảm yêu
mến của học sinh đối với chúng.
18
Tả cảnh
Đối tượng: là những cảnh vật quen thuộc xung quanh các em. Mỗi cảnh
đều nằm trong một không gian, đó là cái nền cho cảnh vật được miêu tả. Khi
tả cần nêu được khung cảnh chung này, nhưng cần chú ý tả nét tiêu biểu làm
cho nó khác cảnh khác.
Tả người
Đối tượng: là những người thân quen, những tấm gương tốt, gần gũi,
thân thuộc và để lại những ấn tượng tốt đẹp cho các em. Để tả người, trước
hết các em phải tập trung quan sát trực tiếp người định tả. Khi viết bài phải
nhớ lại nhũng gì quan sát được từ người đó. Khi quan sát, phải hình thành
những nhận xét về người định tả. Quan sát phải tìm ý gắn với tìm lời để diễn
tả điều quan sát được.
1.2. Cơ sở thực tiễn
/.2.7. N ộ i dung chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt sau năm 2000
Hệ thong nội dung dạy học Luyện từ và câu từ lớp 2- 5
Kiến thức về câu được đưa vào dạy học từ lóp 2 đến lóp 5 qua phân
môn Luyện từ và câu.
Chương trình đề ra mục tiêu quan trọng hàng đầu khi dạy môn Tiếng
Việt cho học sinh Tiểu học là rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học tập và
giao tiếp nên dạy câu cho học sinh từ lóp 2,3 nhung không làm quen vói lý
thuyết để biết câu là gì, cấu tạo câu mà thông qua các bài tập thực hành về câu,
học sinh rút ra cấu trúc câu, cách đặt câu. Đen lóp 4, 5 học sinh mới được học
những bài lý thuyết về câu trong đó có các khái niệm về các bộ phận của câu.
-
Bài học đầu tiên trong phân môn Luyện từ và câu trong chương trình
Tiếng Việt lớp 2 là Từ và câu.
Tiếp đó, học sinh được làm quen với các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì?
Ai thế nào? thông qua các mô hình để nắm được các bộ phận chính của các
19
kiểu câu ấy (trả lòi câu hỏi Ai? Là gì? Làm gì? Thế nào ?) và các bộ phận khác
của câu (trả lời các câu hỏi Khi nào? Ớ đâu? Như thế nào? Vì sao? Đe làm gì?).
Trong quá trình học về các kiểu câu, học sinh cũng được học cách dùng
dấu chấm phẩy, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi.
Những bài tập giúp cho học sinh nắm được cấu trúc câu, bộ phận chính
của câu không nhiều. Nó gồm hai dạng chính: Bài tập đặt câu hỏi cho các bộ
phận câu và Bài tập trả lời câu hỏi.
- Lớp 3, học sinh được củng cố, hiểu biết thêm về các kiểu câu và các
thành phần câu đã được học từ lớp 2.
Nội dung dạy học thành phần câu: biết đặt câu hỏi để xác định các
thành phần câu.
Mức độ yêu cầu của nội dung dạy học: nhận biết các bộ phận chính
trong những kiểu câu phổ biến có mô hình Ai (cái gì, con gì) - làm gì?, Ai (cái
gì, con gì) - là gì?, Ai(cái gì, con gì) - thế nào? Qua việc đặt câu hỏi cho từng
bộ phận chính của câu, nhận biết các bộ phận phụ của câu trả lời cho các câu
hỏi Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Đe làm gì? Bằng gì? Trong những
kiểu câu phổ biến nói trên.
Các bài tập giúp học sinh nhận biết các thành phần của câu giống lớp 2.
- Lớp 4, học sinh được học về các loại dấu câu như: dấu hai chấm, dấu
ngoặc kép, dấu gạch ngang, các kiến thức sơ giản về cấu tạo kiểu câu kể đã
học ở lớp 2,3: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, biết được câu kể gồm hai bộ
phận chính và biết mở rộng cấu trúc câu bằng cách thêm trạng ngữ cho câu:
trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện.
Học sinh được luyện tập, rèn kĩ năng nhận diện, phân tích, vận dụng
các kiểu câu qua các bài tập:
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu
Nhận biết các kiểu trạng ngữ
20