Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.26 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-----------------------------

TRẦN THỊ PHƢƠNG THÚY

RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠI TỪ
CHO HỌC SINH LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-----------------------------

TRẦN THỊ PHƢƠNG THÚY

RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠI TỪ
CHO HỌC SINH LỚP 5

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành:Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ TUYẾT

HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, khoa Giáo dục Tiểu học, tổ Phương pháp dạy học Tiếng Việt
đã tạo điều kiện trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc
biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Ths. VũThị Tuyết, người
đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
cùng các em học sinh trường Tiểu học Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc đã giúp em trong quá trình khảo sát thực tế.
Trong khi thực hiện đề tài này, do thời gian và năng lực còn hạn chế
nên em không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, em rất mong nhận được sự
góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Phương Thúy


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh
lớp5” là kết quả mà em đã trực tiếp nghiên cứu, tìm tòi thông qua sự hướng
dẫn của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè và tài liệu.
Khóa luận này là kết quả của riêng cá nhân em, hoàn toàn không trùng
với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Những điều em nói ở trên là
hoàn toàn đúng sự thật.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Hà Nội ngày 7 tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Trần Thị Phương Thúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4
4. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
8. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN............................. 7
1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 7
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học .......................................................................... 7
1.1.1.1. Từ loại tiếng Việt ........................................................................ 7
1.1.1.2. Đại từ ........................................................................................ 11
1.1.2. Cơ sở tâm lý học ............................................................................. 17
1.1.2.1. Tri giác ...................................................................................... 18
1.1.2.2. Chú ý ......................................................................................... 18
1.1.2.3. Trí nhớ ...................................................................................... 19
1.1.2.4. Tư duy ....................................................................................... 19
1.1.2.5. Tưởng tượng ............................................................................. 20
1.1.2.6. Ngôn ngữ .................................................................................. 20
1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 21
1.2.1. Nội dung bài học về đại từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt

lớp 5 ......................................................................................................... 21
1.2.1.1. Nội dung bài học lý thuyết về đại từ ........................................ 22


1.2.1.2. Một số bài tập đơn lẻ ôn tập về đại từ trong SGK Tiếng
Việt 5...................................................................................................... 26
1.3. Tiểu kết chương 1 ............................................................................... 31
CHƢƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐẠI
TỪCHO HỌC SINH LỚP 5......................................................................... 32
2.1. Kết quả khảo sát năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5............... 32
2.1.1. Đối tượng khảo sát .......................................................................... 32
2.1.2. Cách thức khảo sát .......................................................................... 32
2.1.2.1. Khảo sát năng lực sử dụng đại từ tiếng Việt của học sinh
lớp 5 thông qua các phiếu theo mẫu. ..................................................... 32
2.1.2.2. Hướng dẫn học sinhlàm theo mẫu, có gợi ý để làm rõ yêu
cầu các em cần thực hiện. ...................................................................... 37
2.1.3. Kết quả khảo sát năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5 ........ 38
2.1.3.1. Kết quả khảo sát........................................................................ 38
2.1.3.2. Nhận xét kết quả khảo sát ......................................................... 40
2.2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng đại từ cho học
sinh lớp 5 ...................................................................................................... 42
2.2.1. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh thông qua việc xây
dựng hệ thống bài tập thực hành về đại từ ................................................ 42
2.2.2. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh thông qua phân môn
Kể chuyện ................................................................................................. 47
2.2.3. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ học sinh thông qua trò chơi học tập ... 49
2.2.4. Rèn kĩ năng sử dụng đại từ học sinh thông qua hoạt động giao
tiếp hàng ngày ........................................................................................... 51
2.3. Tiểu kết chương 2 ................................................................................. 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CN

: chủ ngữ

VN

: vị ngữ

ĐN

: định ngữ

BN

: bổ ngữ

TN

: trạng ngữ

SGK

: sách giáo khoa

TV


: Tiếng Việt

TTT

: tình thái từ

NXB

: nhà xuất bản

Tr.

: trang

[X, Y]

: X là số thứ tự tác phẩm trong danh mục “Tài liệu tham
khảo”, Y là số trang trong tác phẩm


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bước vào thế kỉ XXI, đất nước chúng ta bước vào thời kì công nghiệp
hoá, hiện đại hoá với những đổi mới toàn diện và sâu sắc. Đây cũng là thế kỉ
mà những vấn đề như nền kinh tế tri thức, sự phát triển công nghệ thông tin,
xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá trong kinh tế... và đặc biệt hơn nữa là sự
phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ luôn được các nước trên thế
giới nói chung và nước ta nói riêng lưu ý và quan tâm.
Sự phát triển của thời đại đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo

dục của mỗi quốc gia. Đào tạo như thế nào để nguồn nhân lực đáp ứng được
các vấn đề thực tiễn đặt ra, để người trẻ đủ tri thức hội nhập chung với thanh
niên các nước trên thế giới nhưng vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc.
Chính những câu hỏi này đã dẫn đến sự cạnh tranh về giáo dục ở mỗi
quốc gia bởi lẽ quốc gia nào chiến thắng trong giáo dục sẽ chiến thắng trong
mọi lĩnh vực.
Hiểu được tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục, năm 2001 Bộ giáo
Dục và Đào tạo đã cho triển khai và áp dụng chương trình tiểu học mớichương trình tiểu học 2000- phù hợp với bối cảnh đất nước trong giai đoạn
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời,chương trình mới được ban hành
này cũng mở ra con đường phát triển cho nền giáo dục chung của nước nhà.
Cùng với chương trình các môn học khác ở tiểu học, chương trình môn
Tiếng Việt được biên soạn mới nhấn mạnh chủ trương: “Hình thành và phát
triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe,nói, đọc, viết) để học tập
và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi”. Đây cũng chính là mục
tiêu cơ bản của môn tiếng Việt.

1


Qua việc xác định rõ ràng mục tiêu môn học như trên, có thể thấy
chương trình tiếng Việt đặt nhiệm vụ rèn kĩ năng lên hàng đầu. Để giúp học
sinh có thể nghe, nói, đọc, viết tốt chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt bậc
tiểu học nói chung và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 nói riêng không trình
bày kiến thức như là các kết quả đã có sẵn mà tập trung xây dựng hệ thống
câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động từng bước chiếm
lĩnh kiến thức và hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho riêng mình.
Trong các hoạt động rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ, hoạt động rèn kĩ năng
sử dụng đại từ được giáo viên tiểu học đặc biệt quan tâm.Bởi lẽ, đại từ đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong ngôn ngữ và trong giao tiếp.Mặc dù chiếm số

lượng không nhiều nhưng đại từ lại có tần suất sử dụng cao cả trong văn nói
và văn viết.Nhờ có đại từ, con người có thể linh hoạt trong giao tiếp để thiết
lập được các mối quan hệ với mọi người trong xã hội.Không dừng lại ở đó,
đại từ còn có chức năng làm các từ ngữ thay thế giúp cho câu văn trở nên
mượt mà, logic hơn.
Tuy có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết, song thời gian dạy học
đại từ của phân môn Luyện từ và câu lại không nhiều cho nên rất khó để có
thể khắc sâu cũng như mở rộng vốn hiểu biết về đại từ cho học sinh. Trong
các lỗi về nói và viết, các em còn mắc rất nhiều lỗi do sử dụng đại từ không
phù hợp hoặc đã biết sử dụng nhưng chưa thực sự linh hoạt. Hơn nữa, các
công trình nghiên cứu về đại từ có rất nhiều nhưng nghiên cứu về kĩ năng sử
dụng đại từ cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng còn
rất ít.
Vì những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Rèn kĩ năng sử
dụng đại từ cho học sinh lớp 5” làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt
nghiệp của mình.

2


2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, đặc biệt là nghiên cứu về đại từ
không phải là một vấn đề mới. Bởi lẽ, từ đầu thế kỉ XX cho đến nay, ở Việt
Nam đã có rất nhiều nhà ngữ pháp học, nhiều nhà biên soạn sách giáo khoa về
tiếng Việt cũng như rất nhiều người học tập, nghiên cứu về ngôn ngữ đã quan
tâm và đi sâu vào tìm hiểu.Có thể tổng thuật tình hình nghiên cứu về đại từ từ
đầu thế kỉ XX đến nay như sau:
- Ngữ pháp tiếng Việt (1992), Diệp Quang Ban- Hoàng Văn Thung,
Nxb Giáo Dục. Trong cuốn này, các tác giả này đi vào phân loại và miêu tả
đại từ theo hai tiểu loại: đại từ xưng hô và đại từ chỉ định.

- Ngữ pháp tiếng Việt, Từ loại (2001), Đinh Văn Đức, Nxb ĐHQG Hà
Nội. Tác giả chủ yếu nói về vị trí, ý nghĩa của đại từ, chức vụ ngữ pháp của
đại từ trong câu, về khả năng kết hợp của các đại từ và vai trò của đại từ trong
giao tiếp.
- Tiếng Việt hiện đại (Từ pháp học) (2003) của tác giả Nguyễn Văn
Thành, Nxb KHXH. Tác giả đã dành trọn một chương (chương IV, Tr. 277343) để phân tích khá kĩ về đại từ và phân loại đại từ thành các lớp nhỏ như
sau: đại từ chỉ người và chỉ vật, đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định, đại từ xác
định, đại từ không xác định, đại từ nghi vấn, đại từ phản thân, đại từ tương hỗ
phản thân. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích cụ thể về đại từ và các
lớp đại từ con.
- Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt (2006), Trần Ngọc Thêm. Tác giả
dành một số trang để viết về chức năng thay thế, chức năng liên kết của đại từ.
- Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (2007) của nhóm tác giả Bùi Minh
Toán- Nguyễn Thị Lương. Trong giáo trình, tác giả có đề cập tới việc phân
chia các tiểu loại đại từ cơ bản dựa vào chức năng thay thế và mục đích sử
dụng.

3


- Ngữ pháp Tiếng Việt (2008), Diệp Quang Ban,Nxb Giáo dục.Tác giả
đi sâu vào việc phân tích đại từ dưới tiểu loại: nhân xưng từ, chỉ định từ, đại
từ (nội chiếu), đại từ nghi vấn và đại từ phiếm chỉ.
Có thể nhận xét một cách tổng quát rằng các công trình nghiên cứu trên
có mục đích chính là xem xét các vấn đề về mặt lí thuyết của đại từ trong
tiếng Việt mà không đặt nặng nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn dạy học đại từ
trong chương trình phổ thông nói chung và trong chương trình tiểu học nói
riêng.
Trong khóa luận tốt nghiệp Đại học và sau Đại học, chúng tôi tìm thấy
một số công trình bàn đến việc dạy từ loại nói chung và dạy học đại từ nói

riêng. Tuy nhiên, các công trình này chỉ đề cập đến giá trị của đại từ trong ca
dao hoặc nếu có đề cập đến dạy học đại từ thì chỉ đi nghiên cứu sâu việc dạy
học đại từ xưng hô trong văn kể chuyện cho học sinh lớp 4,5 như luận văn của
tác giả Lương Thị Duyên. Vì vậy, vấn đề “Rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ
cho học sinh lớp 5” của chúng tôi vẫn còn khoảng trống để ngỏ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này làcác biện pháp rèn kĩ năng sử
dụng đại từ cho học sinh lớp 5.
4. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích đưa ra được các biện pháp
giúp học sinh nắm vững kiến thức về đại từ và có kĩ năng sử dụng từ loại này
trong văn viết cũng như trong giao tiếp hàng ngày, từ đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học đại từ trong phân môn
Luyện từ và câu nói riêng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Có 3 nhiệm vụ chính:
- Xác định cơ sở lí luận cho đề tài.

4


- Khảo sát chương trình trong SGK Tiếng Việt 5 phần dạy học đại từ
và thực trạng dạy nội dung này ở trường tiểu học.
- Khảo sát, thống kê năng lực sử dụng đại từ của học sinh lớp 5, từ đó
đề xuất các biện pháp dạy học tiếng Việt thích hợp để rèn kĩ năng sử dụng đại
từ nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy cho các em.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài khóa luận của chúng tôi chỉ giới hạn trong việc khảo sát chương
trình sách giáo khoa lớp 5 về dạy học đại từ và thực trạng dạy học nội dung

này ở nhà trường tiểu học, đồng thời khảo sát, thống kê năng lực sử dụng đại
từ của học sinh lớp 5. Từ đó, bước đầu đề xuất các biện pháp giúp các em
nâng cao năng lực sử dụng từ loại này.
6.2. Giới hạn đối tượng khảo sát
Do thời gian có hạn vì vậy khóa luận của chúng tôi chỉ tập trung khảo
sát năng lực sử dụng đại từ của học sinh hai lớp 5A1và 5A2 trường Tiểu học
Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên,tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin qua việc
đọc các tài liệu tin cậy để tìm chọn ra những khái niệm và tư tưởng cơ bản cho
cơ sở lí luận của đề tài cũng như các biện pháp cần thiết để giải quyết đề tài.
7.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng nhằm để xác định năng lực
sử dụng đại từ của học sinh lớp 5.
7.3. Phương pháp phân tích
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để xác định kết quả thống kê,
để chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự lúng túng, thiếu linh hoạt khi sử
dụng đại từ của học sinh lớp 5.

5


7.4. Phương pháp miêu tả
Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi cần tái hiện những ví dụ tiêu
biểu khi có đại từ.
7.5. Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để rút ra những nhận xét hoặc
kết luận trong đề tài.
8.Cấu trúc khóa luận

Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Các biện pháp rèn kĩ năng sử dụng đại từ cho học sinh lớp 5
Phần 3: Kết luận
Tài liệu tham khảo

6


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1.1. Từ loại tiếng Việt
a) Từ loại là gì?
Từ loại là một địa hạt quan trọng của ngữ pháp học nói chung và ngữ
pháp tiếng Việt nói riêng. Vì vậy đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đưa ra
định nghĩa về từ loại. Có thể nêu ra một số định nghĩa của một số tác giả và
nhóm tác giả như sau:
Theo tác giả Lê Biên thì ông cho rằng: “Từ loại là khái niệm chỉ sự
phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo bản chất ngữ pháp của từ”[4, 8].
Theo tác giả Vũ Đức Nghiệu(chủ biên)- Nguyễn Văn Hiệp: “Từ loại là
phạm trù ngữ pháp. Chúng được xác định và phân biệt với nhau dựa trên
những tiêu chí, đặc điểm về mặt ý nghĩa lại vừa dựa trên những tiêu chí, đặc
điểm về mặt ngữ pháp, chức năng ngữ pháp”[13, 286-287].
Theo tác giả Đinh Văn Đức: “Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất
ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ
khác trong ngữ lưu và thực hiện chức năng ngữ pháp nhất định trong câu. Hệ

thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp trong ngôn ngữ nhất
định”[8, 16].
Tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Thung đã đưa ra khái niệm về từ
loại như sau: “Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp.
Đó là những lớp từ có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các
đặc trưng thống nhất làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại”[3, 74].

7


Từ những định nghĩa ở trên, chúng tôi tổng hợp và có thể đưa ra khái
niệm về từ loại như sau: Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện
ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ
khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong
câu. Hệ thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp của một ngôn
ngữ nhất định.
b) Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt
Đã có rất nhiều nhà ngữ pháp học trong các công trình nghiên cứu của
mình đề cập đến vấn đề tiêu chí phân định từ loại như:
- Tác giả Hoàng Văn Thung - Lê A trong “Ngữ pháp tiếng Việt”.
- Tác giả Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt tập 1”.
- Tác giả Đinh Văn Đức với “Ngữ pháp tiếng Việt-từ loại”.
Các tác giả trên hầu hết đều thống nhất dựa trên ba tiêu chí sau để phân
chia từ loại:
- Ý nghĩa khái quát của từ (ý nghĩa phạm trù).
- Khả năng kết hợp của từ.
- Chức vụ cú pháp của từ (thành phần câu).
Trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ” của mình hai tác giả Vũ Đức Nghiệu
và Nguyễn Văn Hiệp cũng dựa trên ba tiêu chí nhưng dùng cách diễn đạt khác:
- Tiêu chí về ý nghĩa.

- Tiêu chí về hình thức.
- Tiêu chí về chức năng.
Trong ba tiêu chí này thì hai tiêu chí đầu nhằm vào chính bản thân các
từ: nội dung và hình thức của chúng, còn tiêu chí thứ ba chủ yếu lại căn cứ
vào năng lực, thái độ cú pháp của từ trong hoạt động tạo câu của chúng.
Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được chúng tôi có thể căn cứ vào các
tiêu chí sau để tìm hiểu về từ loại đại từ nói riêng và các từ loại khác của tiếng
Việt nói chung:

8


- Ý nghĩa khái quát của từ: Ý nghĩa khái quát là ý nghĩa phạm trù
chung có tính khái quát hóa cao, nó là kết quả của quá trình trừu tượng hóa ý
nghĩa của hàng loạt cái cụ thể: danh từ chỉ sự vật; động từ chỉ hoạt động,trạng
thái; còn tính từ chỉ đặc điểm, tính chất…
- Khả năng kết hợp của từ: Là khả năng kết hợp của từ với những từ
khác, đặc biệt là với hư từ (các từ này được gọi là các từ chứng). Khả năng
này còn được nhìn nhận dưới một góc độ khác: khả năng tổ chức (làm thành
tố chính hay chỉ làm thành tố phụ trong một cụm từ chính phụ).
+ Danh từ có khả năng kết hợp với: tất cả, những, các, mọi, này, kia,
đó…
Ví dụ: Những dãy núi phía xa kia thật là đẹp!
+ Động từ có khả năng kết hợp với: hãy, đừng, chớ…
Ví dụ: Đừng hát nữa, hãy làm đi.
+ Tính từ có khả năng kết hợp với: hơi, rất, lắm, quá…
Ví dụ: rất xấu, xinh quá, đẹp lắm.
- Khả năng đảm nhận các chức vụ ngữ pháp của từ khi làm thành phần
câu.
Ví dụ: Các hư từ: và, với… không thể giữ các chức vụ ngữ pháp như

các thực từ ông, giáo viên, hỏi, nhìn, đẹp…do bản chất từ loại của chúng
không giống nhau.
c) Kết quả phân định từ loại
Trong cuốn Ngữ pháp chức năng tiếng Việt-Quyển 2- Ngữ đoạn và từ
loại do Cao Xuân Hạo (chủ biên), xuất phát từ khái niệm “Từ là những đơn vị
của ngôn ngữ có thể tự mình làm thành ngữ đoạn trong câu hay tham gia vào
ngữ đoạn với tư cách một phụ ngữ hoặc nối liền hay ngăn cách với các ngữ
đoạn ấy”, các tác giả đã phân biệt từ loại tiếng Việt thành hai loại: thực từ và
hư từ. Thực từ là những từ có thể tự mình làm thành ngữ đoạn hoặc tham gia
vào ngữ đoạn với tư cách phụ ngữ.Hư từ là những từ chỉ quan hệ cú pháp.

9


Cao Xuân Hạo chia từ tiếng Việt thành 8 từ loại: vị từ, danh từ, lượng
từ, đại từ (thuộc nhóm thực từ), liên từ, giới từ, ngữ khí từ, thán từ (thuộc
nhóm hư từ).
Hoàng Văn Thung- Lê A “Ngữ pháp tiếng Việt” phân chia từ thành hai
lớp:
- Thực từ bao gồm các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ và số từ.
- Hư từ bao gồm các từ loại: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ.
Diệp Quang Ban trong cuốn “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 1”
phân loại như sau:
- Lớp thực từ bao gồm các từ loại: danh từ, số từ, động từ, tính từ.
- Lớp hư từ bao gồm các từ loại: phụ từ, quan hệ từ, tiểu từ tình thái.
- Lớp từ trung gian là các đại từ.
Tác giả Lê Biên trong cuốn Từ loại tiếng Việt hiện đại đã đưa ra cách
phân loại từ tiếng Việt như sau:
- Lớp thực từ chia ra hai tiểu loại là Thể từ và Vị từ.
+ Thể từ gồm: danh từ, số từ.

+ Vị từ gồm: động từ, tính từ, đại từ.
- Lớp hư từ gồm có: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ.
Vũ Đức Nghiệu –Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ
học” của mình đã phân chia từ loại thành ba lớp:
- Các thực từ: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, số từ, đại từ.
- Các hư từ gồm hai từ loại là giới từ và liên từ.
- Thán từ.
Như vậy, tuy tên gọi, cách phân loại của các nhà ngôn ngữ học có
những điểm chênh lệch song giữa họ đều có sự thống nhất khi chia từ loại
tiếng Việt thành hai lớp thực từ và hư từ. Họ cũng thống nhất xếp 3 từ loại:
danh từ, động từ, tính từ vào thực từ. Còn số từ và đại từ thì có những cách

10


xếp khác nhau. Theo đa số các nhà nghiên cứu thì hệ thống từ loại tiếng Việt
gồm 9 từ loại sau:
- Từ loại thực từ: danh từ, động từ, tính từ.
- Từ loại hư từ: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ.
- Từ loại trung gian: số từ, đại từ.
Từ sự tổng hợp cách phân chia của các nhà nghiên cứu khác nhau này
có thể thấy rằng, đại từ không phải là một thực từ đích thực. Nó có quan hệ
mật thiết, gần gũi với các lớp thực từ cơ bản như danh từ, động từ, tính từ. Nó
không có quan hệ trực tiếp với thực tại như các từ loại trên.Đại từ chỉ có tính
chất thực từ ở chỗ nó phản ánh mối quan hệ giữa khái niệm trong tư duy với
thực tại một cách gián tiếp.Đại từ cũng không thuộc lớp hư từ, vì nó không
chỉ phản ánh mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy như quan hệ từ,
phụ từ.Nói khác đi, đại từ là lớp từ có tính chất trung gian giữa thực từ và hư
từ, và là một từ loại trung gian giữa các từ loại cơ bản.
1.1.1.2. Đại từ

a) Khái niệm đại từ
Khi nghiên cứu về đại từ, các nhà Việt ngữ học đều chú ý đến vấn đề
khái niệm của từ loại này.
Trong cuốn “Việt Nam văn phạm”(1941), NXB KHXH,Hà Nội, tr.61-80
các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm đã định nghĩa: “đại
danh từ là tiếng dùng thay danh từ” và phân loại: “đó là hai thứ đại danh
từ:1.Nhân vật đại danh từ, 2.Chỉ định đại danh từ”. Trong “Nhân vật đại danh
từ” người ta chia làm ba ngôi: ngôi thứ nhất: ta, tôi, mình, tớ; ngôi thứ hai: mày,
mi, người, bậu, bay; ngôi thứ ba: nó, hắn, nghỉ, vả, y, họ. Những tiếng đại danh
từ có thể dùng được ở cả ba ngôi là: ông, cha, thầy, chú, anh, cậu, bà, mẹ, cô,
dì, thím, chị, mụ, cụ, cố…em,con cháu. Chỉ định đại danh từ có ba loại: 1.Chỉ
thị đại danh từ: này, kia, kìa, nọ, ấy, cái này, cái ấy, cái đó; 2.Nghi vấn đại

11


danh từ: ai, gì, chi; 3.Phiếm chỉ đại danh từ: ai, ai ai, ai nấy, người, người ta,
người ta ai, kẻ...kẻ...người cả thảy, tất, tất cả, hết, hết cả, hết thảy.
Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (Lớp 7-1955), NXB Hà Nội, tr.55 tác
giả Nguyễn Lân đã định nghĩa đại từ như sau: “Đại từ là thứ từ dùng thay thế
một danh từ để khỏi nhắc lại danh từ ấy và để câu được gọn gàng”.
Như vậy, cách định nghĩa đại từ ở trong hai cuốn Việt Nam văn phạm
và Ngữ pháp tiếng Việt vừa nêu trên, mới chỉ dựa vào một chức năng ngữ
pháp của đại từ là thay thế cho danh từ để định nghĩa.
Vì vậy, định nghĩa này chưa bao gồm được cả các danh từ chỉ định này,
nọ, ấy, kia; các đại từ xác định tất cả, cả, mỗi. Và như vậy chưa cho ta đủ cơ
sở để xác định các tiểu loại khác thuộc từ loại đại từ.
Theo Hữu Đạt- Trần Trí Dõi- Đào Thanh Lan trong cuốn Cơ sở tiếng
Việt (1998), NXB Giáo Dục,tr.117, định nghĩa rằng đại từ là từ thay thế, đại
diện cho từ thực. Bản thân đại từ cũng là các hư từ (rỗng nghĩa) có ý nghĩa

chức năng (có vai trò cú pháp: làm thành phần nhất định ở trong câu). Đại từ
được dùng thay thế cho từ thực thì sẽ có nội dung nghĩa từ vựng của từ thực
đó. Do vậy, đại từ là lớp từ riêng, có vị trí trung gian giữa thực từ và hư từ.
Tác giả Nguyễn Văn Thànhviết trong cuốn Tiếng Việt hiện đại: đại từ
là một từ loại, đã được nhiều sách “Ngữ pháp tiếng Việt” thống nhất đặt tên.
Đó là những từ chỉ người nói như: tôi, ta, tao, tớ, mình; chỉ đồng thoại như:
cậu, mày, mi, đằng ấy, gã, thị, hoặc thay thế cho danh từ nói chung như ai
(chỉ người), gì, cái gì (chỉ vật), tất cả (chỉ mọi thứ), và để chỉ định các danh từ,
đai từ khác như :này, kia, ấy, nọ,…Tóm lại, đại từ được tác giả Nguyễn Văn
Thành coi là những từ có chức năng thay thế, chỉ định và có những từ dùng để
xưng hô.
Có rất nhiều cách định nghĩa đại từ, nhưng để tập trung vào nội dung
chính của khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi xin đưa ra cách định nghĩa mà

12


chúng tôi thấy phù hợp với đề tài khóa luận nhất đó chính là định nghĩa của
tác giả Nguyễn Văn Thành:
“Đại từ là những từ dùng để chỉ người, chỉ vật, chỉ ngôi thứ thay cho
các danh từ cụ thể và để chỉ định, xác định các danh từ, các đại từ nhân xưng,
làm cho chúng có tính xác định rõ ràng”[16, 296].
b)Các tiểu loại của đại từ
- Căn cứ vào các chức năng thay thế có thể tách biệt các đại từ thành
các tiểu loại:
+ Các đại từ thay thế cho danh từ như: tôi, tao, chúng tôi, mày, nó, họ,
chúng, ấy, kia, này, nọ, ai, đâu, thế…Các đại từ này có khả năng hoàn thành
các chức năng ngữ pháp như danh từ: có thể đảm nhiệm các thành phần câu;
khi làm vị ngữ cần đi kèm từ “là”.
Ví dụ: Tôi ghét Loan. Em gái tôi cũng ghét cô ta.

+ Các đại từ thay thế cho động từ, tính từ đồng thời cũng có khả năng
và cách thực hiện các chức năng ngữ pháp trong câu như các động từ và tính
từ (hoặc cụm động từ và tính từ).
Ví dụ: Trước đây, con bé là cô gái xinh đẹp, duyên dáng nhất làng.
Quả nhiên, bao nhiêu năm trôi qua trông nó vẫn thế.
Nó thích leo núi.Tôi cũng vậy.
+ Các đại từ thay thế cho số từ: bao, bao nhiêu, bấy, bấy nhiêu. Những
đại từ này có đặc điểm ngữ pháp như số từ: thường làm phụ trước cho danh từ
để biểu hiện ý nghĩa số lượng.
Ví dụ: Bao nhiêu người, bấy nhiêu sách vở.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng, có thể tách biệt đại từ thành các tiểu
loại sau:
+ Các đại từ xưng hô: người nói- ngôi thứ nhất (tôi, tao, chúng tao,
chúng mình, mình, tớ, chúng tớ,…), người nghe- ngôi thứ hai (mày, chúng

13


mày, người, mi, cậu…), người được nói tới- ngôi thứ ba (nó, hắn, y, thị,
chúng nó, họ, chúng,…). Ngoài ra, trong tiếng Việt có nhiều danh từ chỉ quan
hệ thân tộc được dùng như đại từ xưng hô: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,em, cháu,
cô, dì, chú, bác,..
+ Các đại từ chỉ định: ấy, kia, này, nọ, đó, đấy,đây,này, nãy, nấy ,bây,
bấy,…Các đại từ này thường làm thành tố phụ kết thúc cụm danh từ nhưng
cũng có thể dùng độc lập.
+ Các đại từ để hỏi: hỏi về người và sự vật (ai, cái gì,…), về nơi chốn
(đâu), về thời gian (bao giờ), về đặc điểm, tính chất (nào, sao), về số lượng
(bao, bao nhiêu,..).
+ Đại từ phiếm chỉ: trong tiếng Việt, các đại từ để hỏi còn được dùng
theo nghĩa phiếm chỉ: chúng không dùng để hỏi mà để chỉ chung mọi người,

mọi sự vật, mọi nơi chốn, thời gian, mọi đặc điểm, tính chất và số
lượng...nhưng không ám chỉ một đối tượng cụ thể nào. Đó là các từ: ai, bao
nhiêu, bấy nhiêu, người ta…
Ví dụ: Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua.
Để ai, trăng tủi hoa sầu vì ai. (Nguyễn Du)
+ Các đại từ chỉ khối lượng tổng thể: đó là các từ: cả, tất cả, tất thảy,
hết thảy,…chúng có tác dụng trỏ và thay thế sự vật.
Ví dụ: Chúng mày vào đây. Nhanh lên! Tất cả vào đây.
+ Các đại từ “thế”, “vậy”: đó là các đại trừ để trỏ và thay thế được động
từ và tính từ.
Ví dụ: Thúy học giỏi, Hà cũng vậy.
Lưu ý: cần phân biệt thế, vậy là đại từ với thế, vậy là tình thái từ.
Ví dụ: Hôm nay, mày mặc cái áo này đẹp thế?
TTT
Thôi tao về vậy.
TTT

14


Như vậy, là từ loại được dùng để xưng hô, để hỏi, để thay thế cho danh
từ, động từ, tính từ; đại từ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo lập
các phát ngôn và rèn luyện tư duy. SGK Tiếng Việt hiện hành bổ sung đại từ
vào nội dung dạy học lớp 5 là để thực hiện các mục tiêu “hình thành và phát
triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học
tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi” và “thông qua
việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy”.
Chính bởi vậy, nội dung dạy học về đại từ trong sách Tiếng Việt 5 là những
điều rất cơ bản và đơn giản. Đó chính là mạch kiến thức về đại từ với hai
chức năng cơ bản: xưng hô và thay thế.

c) Chức năng của đại từ trong tiếng Việt.
Theo Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) “Dẫn luận ngôn ngữ học” từ “chức
năng” có thể hiểu theo hai nghĩa:
 Một là: chức năng là khả năng mà sự vật, sự việc, hiện tượng có
được.
 Hai là: chức năng là nhiệm vụ mà sự vật, sự việc, hiện tượng đó phải
đảm nhận.
Ở đây, khi xem xét chức năng của đại từ chúng tôi căn cứ vào hai nghĩa
trên.
c1. Chức năng đảm nhiệm thành phần câu


Khái niệm về câu

Hiện nay, có nhiều nhà khoa học đưa ra những định nghĩa khác nhau về
câu.Chúng tôi chọn một số định nghĩa trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn
ngữ học.Đầu tiên đó là định nghĩa của tác giả Hoàng Trọng Phiến:
“Câu là đơn vị lời nói có tổ chức riêng và mang thông tin nhất định.
Đơn vị này được xây dựng trên vật liệu từ và kết cấu, chủ yếu là kết cấu chủ

15


vị. Ở kết cấu này thể hiện đầy đủ tính chủ ngữ và vị ngữ.Tính vị ngữ làm
thành điều kiện đặc thù của câu”.
Theo tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh thì:
“Câu là đơn vị ngữ pháp dùng để thông báo có tính giao tiếp, tính tình thái
và tính vị ngữ”
 Chức năng đảm nhiệm thành phần câu của đại từ
Câu trong tiếng Việt được cấu tạo bởi rất nhiều các thành phần khác

nhau.Chức năng ngữ pháp của đại từ khi làm thành phần câu rất cơ
động.Không một từ loại nào có thể giữ nhiều chức vụ hơn đại từ trong các
phát ngôn.Nó có thể là chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ và cả bổ ngữ.
- Đại từ có chức năng làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ: Tôi //hát rất hay.
CN
Tôi: Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít.
- Đại từ có chức năng làm vị ngữ trong câu.
Ví dụ:
Người được nhà trường biểu dương //là tôi.
VN
Bạn Lan đi học muộn. Bạn Hương// cũng thế.
VN
thế: Đại từ thay thế cho vị ngữ.
- Đại từ có chức năng làm định ngữ: thay thế cho sự vật, hiện tượng
đứng sau danh từ, bổ sung ý nghĩa, làm rõ nghĩa cho danh từ.
Ví dụ: Anh chị tôi// đều học giỏi.
ĐN
- Đại từ có chức năng làm bổ ngữ: thay thế cho sự vật, hiện tượng
đứng sau động từ, làm rõ nghĩa cho động từ.

16


Ví dụ : Cả nhà// rất yêu quý tôi.
BN
-

Đại từ cũng có thể đảm nhiệm chức năng làm trạng ngữ trong câu.


Ví dụ: Trong tôi, một cảm xúc khó tả// bỗng dâng trào.
TN
c2. Chức năng tạo sự liên kết giữa các câu trong văn bản
Các câu trong một đoạn văn hay văn bản luôn luôn phải đảm bảo sự
mạch lạc, logic. Chính vì vậy, chúng phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau về
cả mặt nội dung lẫnmặt hình thức.Và đại từ một trong những phương tiện tạo
ra sự liên kết đó.
Ví dụ: Thanh niên ngày nay rất năng động, giỏi giang, giàu nghị lực.
Đó là những ưu thế của họ.
Đó: thay thế cho toàn bộ nội dung của câu đi trước.
Làm cho văn bản ngắn gọn, súc tích.
Họ: thay thế cho cụm từ “thanh niên ngày nay”.
c3. Chức năng làm phƣơng tiện ngữ pháp để tạo lập kiểu câu theo
mục đích nói
Một trong những dấu hiệu để nhận biết câu nghi vấn đó là các đại từ
nghi vấn được sử dụng trong câu: ai, gì, nào, sao, bao giờ, cái gì, ở đâu,…
Ví dụ:

Miếng trầu ai rọc, ai têm

Miếng cau aibổ mà mềm rứa ai?
(Ca dao)
1.1.2. Cơ sở tâm lý học
Đời sống tâm lý của con người nói chung, của trẻ em nói riêng khá
phức tạp và phong phú. Nó bao gồm cảm giác, tri giác, biểu tượng, ý nghĩ,
tình cảm, ước muốn, tưởng tượng, năng lực…Nghiên cứu về đặc điểm tâm lý
của học sinh tiểu học đương nhiên phải nghiên cứu tất cả những thuộc tính

17



tâm lý đó. Nhưng do giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến những thuộc
tính liên quan đến việc sử dụng đại từ của các em mà thôi.
1.1.2.1. Tri giác
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và
mang tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành
động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ
thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của
trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng – Tri giác có chủ định
(trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập
từ dễ đến khó,…).
Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động
mới, mang màu sắc, tính chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ
kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
1.1.2.2. Chú ý
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm
soát, điều khiển chú ý còn hạn chế.Ở giai đoạn này chú ý không chủ định
chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Trẻ lúc này chỉ quan tâm chú ý đến
những môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều
tranh ảnh,trò chơi hoặc có cô giáo xinh đẹp, dịu dàng,…Sự tập trung chú ý
của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị
phân tán trong quá trình học tập.
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú
ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở trẻ đã có sự
nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một công
thức toán hay một bài hát dài,…Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện
giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho
phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng
thời gian quy định.


18


×