Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Những vấn đề phát triển nổi bật của ai cập và khả năng hợp tác với việt nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

ĐẶNG THỊ THANH MAI

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỔI BẬT
CỦA AI CẬP
VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

ĐẶNG THỊ THANH MAI

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỔI BẬT
CỦA AI CẬP
VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 40

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Bùi Nhật Quang



Hà Nội – 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA
AI CẬP ................................................................................................................... 9
1.1.Vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng trên thế giới của Ai Cập ..................... 9
1.2.Thể chế chính trị bất cập của Ai Cập ........................................................... 11
1.3.Biến động Mùa xuân Arab tại Ai Cập .......................................................... 14
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỔI BẬT CỦA AI CẬP ....... 21
2.1.Tổn thất kinh tế và các vấn đề phát triển kinh tế .......................................... 21
2.2.Vấn đề tái lập ổn định chính trị tại Ai Cập ................................................... 33
2.2.1. Nguy cơ nổi lên của các phong trào Hồi giáo .................................... 33
2.2.2. Vấn đề đảm bảo tính thế tục của hệ thống chính trị............................ 35
2.2.3.Lực lượng quân đội nắm quyền và nắm vai trò ổn định tình hình chính trị .... 36
2.3.Chính sách ngoại giao và quan hệ quốc tế chủ yếu của Ai Cập .................... 38
2.3.1. Chính sách ngoại giao của Ai Cập hiện nay....................................... 38
2.3.2. Quan hệ quốc tế chủ yếu của Ai Cập.................................................. 40
2.4.Đánh giá về các vấn đề phát triển của Ai Cập .............................................. 64
2.4.1. Về chính trị ........................................................................................ 64
2.4.2. Kinh tế- xã hội ................................................................................... 66
2.4.3. Quan hệ quốc tế ................................................................................. 69
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC GIỮA
VIỆT NAM- AI CẬP ĐẾN NĂM 2020 ............................................................... 71
3.1.Thực trạng quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập ............................................. 71
3.1.1. Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam và Ai Cập .................... 71
3.1.2. Hoạt động hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước ......... 74

3.2.Nhận định về quan hệ Việt Nam và Ai Cập ................................................. 82
3.3.Triển vọng về quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập đến năm 2020 .................. 85
KẾT LUẬN:......................................................................................................... 90

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

EU

European Union
Liên minh châu Âu

GCC

Gulf Cooperation Council
Hội đồng Hợp tác Vùng vịnh

IEA

International Energy Agency
Cơ quan năng lượng Quốc tế

IMF

International Monetary Fund
Qũy tiền tệ Quốc tế

MB


Muslism Brotherhood
Tổ chức Anh Em Hồi Gíao

MENA

Middle East and North Africa
Khu vực Trung Đông và Bắc Phi

SCAF

Supreme Council of the Armed Forces
Hội đồng tối cao Các lực lượng Vũ trang

UEAs

The United Arab Emirates

Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất
UfM

The Union for the Mediterranean
Liên minh Địa Trung Hải

WB

World Bank
Ngân hàng Thế giới

2



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 2.1. Thương mại hàng hoá Hoa Kỳ - Ai Cập (triệu USD).
Bảng 2.2: Hợp tác đầu tư Hoa Kỳ - Ai Cập (tỷ USD).
Bảng 3.1: Một số hàng hóa xuất khẩu giữa Việt Nam và Ai Cập từ năm 1999
đến hết 6 tháng đầu năm 2011 (ngàn USD).
Bảng 3.2: Một số sản phẩm nhập khẩu chính của Việt Nam từ Ai Cập giai
đoạn 1999 đến 6 tháng đầu năm 2001 (ngàn USD).
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Số lượng khách du lịch đến Ai Cập và lượng khách Ai Cập đi du
lịch nước ngòai từ năm 1995 đến năm 2011.
Biểu đồ 2.2: Doanh thu ngoại tệ từ du lịch của Ai Cập từ năm 1995 đến
2011.
Biểu đồ 2.3. Trao đổi thương mại hàng hóa EU – Ai Cập.
Biểu đồ 2.4. FDI của EU 27 vào Ai Cập qua các năm.
Biểu đồ 2.5: Tổng FDI của EU 27 vào Ai Cập cộng dồn qua các năm.
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng thương mại của Hoa Kỳ với Ai Cập và các quốc gia
Trung Đông – Bắc Phi (MENA) năm 2010 (%).
Biều đồ 2.7: Viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ cho Ai Cập.

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Ai Cập là quốc gia có vị trí địa lý vô cùng quan trọng tại khu vực Trung
Đông- một điểm nóng về dầu mỏ và tôn giáo thu hút sự quan tâm của cả thế giới.
Là một quốc gia Trung Đông, hơn nữa lại là một quốc gia mang vai trò dẫn dắt các

quốc gia Trung Đông khác trong nhiều thời kỳ lịch sử, Ai Cập có vị thế vô cùng đặc
biệt và quan trọng không những đối với các quốc gia Trung Đông, mà còn đối với
những trung tâm quyền lực hàng đầu của thế giới như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu,
Trung Quốc, Nga,... Cùng với hầu hết các nước thuộc khu vực Trung Đông, Ai Cập
nhanh chóng bị lôi kéo vào các diễn biến mới của quá trình phát triển toàn cầu, là
điểm nóng của các vấn đề nổi cộm hiện nay như vấn đề dầu mỏ, tôn giáo, bạo loạn
chính trị. Đối với Việt Nam, Ai Cập đang trở nên ngày càng quan trọng, được coi
như một trong những hướng chiến lược mới trong tiến trình đa phương hoá, đa dạng
hoá quan hệ quốc tế, nhất là khi quan hệ giữa hai quốc gia đã có trên 50 năm xây
dựng và phát triển. Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã thấy được tầm quan trọng
của Ai Cập và đang nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác với đất nước này vì những lý
do chủ yếu sau:
 Ai Cập là quốc gia cửa ngõ nếu Việt Nam muốn tiến vào thị trường châu
Phi và Trung Đông vì Ai Cập là quốc gia có vị thế và sức ảnh hưởng rất lớn tại khu
vực này. Hơn nữa, Việt Nam và Ai Cập cũng đã có quan hệ ngoại giao nửa thế kỷ,
song nhìn chung chưa được phát triển một cách xứng với tiềm lực của hai bên.
 Nếu khai thác tốt quan hệ với đất nước Ai Cập thì lợi ích mang lại cho Việt
Nam tại quốc gia này và các quốc gia khác tại Trung Đông là rất lớn. Ngoài ra, các
bài học rút ra từ quá trình phát triển của Ai Cập có ý nghĩa rất quan trọng để Việt
Nam học hỏi trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của mình.
Hành động cụ thể và thiết thực nhất của Việt Nam là việc Thủ tướng Chính
phủ đã ký quyết định phê duyệt “Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông
giai đoạn 2008 – 2015” vào ngày 09/09/2008. Trên thực tế, quan hệ Việt Nam –Ai

4


Cập đã được mở ra trên nhiều lĩnh vực và bước đầu đem lại nhiều kết quả khả quan
trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác lao động... Mặc dù
vậy, quan hệ với Trung Đông vẫn còn nhiều hạn chế do phía Việt Nam chưa có

được đánh giá sâu sắc và toàn diện về đất nước này, đặc biệt là về những diễn biến
mới nhất tại Trung Đông trong thời gian vừa qua và triển vọng, xu hướng các sự
kiện đang và sẽ diễn ra cho đến năm 2020.
Vấn đề đặt ra là nếu muốn hợp tác với Ai Cập trong hoàn cảnh hiện nay, cần
phải hiểu sâu sắc về các vấn đề phát triển nổi bật của đất nước Ai Cập, nhất là trong
tình hình đầy biến động của Ai Cập hiện tại. Việt Nam có những cơ sở, thế mạnh
nào để tăng cường hợp tác với đất nước Kim tự tháp? Trong tiến trình đó, Việt Nam
gặp phải những thuận lợi và khó khăn gì, và triển vọng nào cho quan hệ hợp tác
giữa hai bên trong những năm đầu thế kỷ 21?
Đó là những vấn đề lớn và cấp thiết cần có sự nghiên cứu đầy đủ từ các khía
cạnh, các cấp độ khác nhau. Xuất phát từ thực tế và sự cần thiết phải làm rõ một số
nội dung đang đặt ra nói trên, từ cách tiếp cận của khoa học quan hệ quốc tế, tác giả
đã lựa chọn chủ đề nghiên cứu của luận văn: “Những vấn đề phát triển nổi bật
của Ai Cập và khả năng hợp tác với Việt Nam đến năm 2020”.
2. Tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng quát về Ai Cập,
lại càng không có công trình nào nghiên cứu và đưa ra những đánh giá về triển vọng
hợp tác giữa Việt Nam và Ai Cập đến năm 2020.
Tác phẩm “Châu Phi và Trung Đông năm 2008: Những vấn đề và sự kiện
nổi bật”, do PGS.TS Đỗ Đức Định & Nguyễn Thanh Hiền chủ biên nêu ra những
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tới Châu
Phi và Trung Đông vào năm 2008, và hệ lụy của nó tới mọi mặt đời sống xã hội tại
các quốc gia thuộc Châu Phi và Trung Đông. Ai Cập chỉ được nhắc tới sơ lược như
là một trong những quốc gia tại Châu Phi và Trung Đông chịu ảnh hưởng từ cuộc
suy thoái kinh tế toàn cầu.

5


Trong tác phẩm “Trung Đông- những vấn đề và xu hướng kinh tế, chính trị

trong bối cảnh quốc tế mới” do PGS.TS Đỗ Đức Định chủ biên, Ai Cập cũng chỉ
được nhắc tới rất sơ lược trong tổng thể tình hình chính trị và kinh tế của Trung
Đông, những vấn đề và xu hướng lớn đang diễn ra tại Trung Đông, và những giải
pháp chủ yếu thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam- Trung Đông hiện nay.
Cuốn sách“Một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật của Trung Đông và xu
hướng đến năm 2020” do PGS.TS Bùi Nhật Quang chủ biên nêu ra thực trạng kinh
tế, chính trị của khu vực Trung Đông và những vấn đề phát triển nổi bật như dầu
mỏ, tôn giáo, quan hệ quốc tế của các nước lớn với khu vực Trung Đông, và xu
hướng phát triển đến năm 2020. Trong đó, Ai Cập cũng chỉ là một phần nội dung
không đáng kể trong cuốn sách và chưa được nghiên cứu sâu sắc.
Ngoài ra, ở Việt Nam, còn có một số bài báo nêu ra khá chi tiết về chính trị,
kinh tế, tôn giáo, hay văn hóa của Ai Cập, được đăng tải chủ yếu trên Tạp chí
nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông. Có thể kể đến như bài báo “Một vài nhìn
nhận về Ai Cập và khu vực Trung Đông” của PGS.TS Bùi Nhật Quang (đăng tải
trên số 1 (77) tháng 1/2012); “Khủng hoảng chính trị tại Ai Cập: Nguyên nhân, tác
động của cuộc khủng hoảng và thách thức trên con đường chuyển giao quyền lực”
của tác giả Trần Anh Đức (đăng tải trên số 08 (72) tháng 8/2011); “Quan hệ Việt
Nam- Ai Cập trong lĩnh vực chính trị- ngoại giao và văn hóa” của PGS, TS Nguyễn
Thanh Hiền (đăng tải trên số 2 (78) tháng 2/2012); “Kinh tế Ai Cập hậu Mubarak”
của PGS.TS Bùi Nhật Quang (đăng tải trên số 06 (70) tháng 6/2011); “Thay đổi
hiến pháp và pháp luật tại Ai Cập trong giai đoạn chuyển giao quyền lực” nguồn
của Đại sứ quán Ai Cập tại Hà Nội; “Quan hệ Việt Nam- Ai Cập trong giai đoạn
phát triển mới” của TS Trần Thị Lan Hương (đăng tải trên số 10(74) tháng 10/2011;
và một số bài báo về Ai Cập được đăng tải trên các trang mạng thông tin của Việt
Nam.
Trên thế giới có nhiều luồng quan điểm khác nhau về những vấn đề tại Ai
Cập, song chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu sắc về vấn đề phát triển tại Ai Cập từ
góc độ một chủ thể khách quan, không can dự vào các tiến trình của Ai Cập.

6



Mặc dù Ai Cập đã được quan tâm và nghiên cứu khá sâu sắc ở một số lĩnh
vực, song xem xét đánh giá một cách toàn diện, tổng thể về những vấn đề phát triển
nổi bật của Ai Cập vẫn còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu một cách toàn
diện. Trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực đã và đang có nhiều biến đổi khá
bất ngờ, rất cần có các nghiên cứu cập nhật về các vấn đề của Ai Cập. Vì thế, việc
đi sâu tìm hiểu phân tích nội dung này là hết sức cần thiết không chỉ về lý luận mà
còn có ý nghĩa thực tế, nhất là đối với quan hệ Việt Nam và trong thời kỳ mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu sâu rộng các vấn đề phát triển nổi bật của Ai Cập về
chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế trước năm 2014, và thực trạng quan hệ giữa Việt
Nam và Ai Cập hiện nay, luận văn đưa ra cái nhìn về khả năng hợp tác giữa hai
quốc gia đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trước hết, cần khẳng định rằng, việc nghiên cứu “những vấn đề phát triển
nổi bật”của Ai Cập là những diễn biến quan trọng về chính trị, kinh tế, quan hệ
quốc tế của Ai Cập.
Trong luận văn này, tác giả xin chỉ nghiên cứu những vấn đề nổi bật nhất
tại Ai Cập trước tháng 10/2014: vấn đề kinh tế của Ai Cập, đặc biệt là vấn đề phát
triển du lịch; vấn đề chính trị của Ai Cập; quan hệ quốc tế của Ai Cập với ba đối tác
quan trọng nhất là Mỹ, EU, Trung Đông.
Song song với đó là thực tế quan hệ giữa Việt Nam và Ai Cập từ năm 1963
đến năm 2011, và triển vọng về mối quan hệ này tới năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh. Các tư liệu và dữ liệu sử dụng cho luận văn là những
ấn phẩm đã được công bố, các văn bản hợp tác và các thông tin trên những trang tin
mạng đáng tin của các tổ chức quốc tế và trong nước. Ngoài ra, tác giả cũng tiếp
xúc và trao đổi với một số chuyên gia Việt Nam về các vấn đề nghiên cứu để tìm

hiểu thông tin.

7


6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
 Đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng các vấn đề phát triển nổi bật của Ai Cập.
 Phân tích thực trạng quan hệ giữa Việt Nam- Ai Cập, và cố gắng làm rõ các
định hướng và giải pháp phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ai Cập đến
năm 2020.
7. Bố cục của luận văn
Chương 1: Nhân tố tác động tới tình hình phát triển của Ai Cập.
Chương 2: Những vấn đề phát triển nổi bật của Ai Cập.
Chương 3: Thực trạng quan hệ và khả năng hợp tác giữa Việt Nam và Ai
Cập đến năm 2020.

8


CHƯƠNG 1: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TÌNH HÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA AI CẬP
Ai Cập là một đất nước thuộc khu vực Trung Đông, với 90% dân số thuộc
đạo Hồi, chủ yếu là dòng Sunni. Đây là một đất nước có nguồn dầu mỏ và khí đốt
dồi dào, có vị trí địa chiến lược và địa kinh tế vô cùng quan trọng trong khu vực
Trung Đông và trên thế giới. Về đặc điểm chính trị, Ai Cập đi theo chế độ quân chủ
với phần lớn lãnh đạo cầm quyền trong một thời gian dài, lãnh đạo theo đường lối
chuyên chế, bảo thủ, khiến bức xúc trong nhân dân ngày càng dâng cao. Đây cũng
là đất nước nằm trong khu vực tranh giành ảnh hưởng, quyền lực, cũng như kiểm
soát dầu lửa của các nước lớn.
Những nhân tố này chính là nguyên nhân tác động tới tình hình phát triển của

Ai Cập hiện nay.
1.1.

Vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng trên thế giới của Ai Cập

Ai Cập sở hữu vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng tại khu vực Trung Đông
và trên thế giới, vì sở hữu một cầu nối lục địa (eo đất Suez) giữa châu Phi và châu
Á, và một cầu nối đường thủy (kênh đào Suez) giữa biển Địa Trung Hải và Ấn Độ
Dương thông qua biển Đỏ. Đây được coi là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của
Ai Cập.
Dài 163 km, kênh đào Suez (được xây dựng từ cuối thế kỉ XVIII) chạy từ
phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nối liền
thành phố cảng Port Said trên bờ Địa Trung Hải và thành phố cảng Suez trên bờ Biển
Đỏ. Kênh đào Suez có vai trò rất quan trọng, góp phần rút ngắn tuyến đường biển cho
những con tàu dưới 150.000 tấn đi từ Đại Tây Dương qua Địa Trung Hải đến Biển
Đỏ rồi qua Ấn Độ Dương hay ngược lại. Nói cách khác, nó cung cấp một lối đi tắt
cho những con tàu đi qua cảng châu Âu-châu Mỹ đến những cảng phía Nam châu Á,
cảng phía Đông châu Phi và châu Đại Dương. Nhờ Kênh đào Suez, con đường biển
từ London (Anh) tới Mumbai (Ấn Độ) đã rút ngắn được gần 12.000 km.

9


Kênh đào Suez là huyết mạch sống còn của tuyến lưu thông hàng hóa từ
Đông sang Tây, đặc biệt là vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ
Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển. Hơn thế nữa, Kênh đào Suez còn có vai
trò chiến lược về mặt an ninh trong khu vực Trung Đông. Trong bối cảnh khu vực
Trung Đông luôn đầy biến động, Ai Cập được Mỹ xem như “hòn đá tảng” trong
chính sách Trung Đông của mình.
Ngoài kênh đào Suez, tài nguyên đáng kể nhất của Ai Cập là dầu mỏ và khí

đốt. Ai Cập là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất ở châu Phi mà không thuộc OPEC, và
là quốc gia sản xuất khí ga lớn thứ hai tại Châu Phi, sau Algeria. Ai Cập cũng sở
hữu đường ống dẫn dầu nối biển Địa Trung Hải- Suez, điểm chốt truân chuyển quan
trọng cho các sản phẩm khí ga hóa hỏng và dầu mỏ từ châu Phi và vịnh Persian tới
các nước châu Âu và các nước thuộc vùng Địa Trung Hải.
Ngoài vị trí địa lý thì vị trí vô cùng quan trọng của Ai Cập trên bản đồ Hồi
giáo, và những mâu thuẫn nội tại mà Hồi giáo sinh ra tại Ai Cập cũng là một nhân
tố tác động quan trọng và chi phối hầu hết tình hình chính trị tại Ai Cập hiện nay.
Cũng như các quốc gia Arab khác, Ai Cập cũng tồn tại 4 dòng Hồi giáo khác nhau,
trong đó bao gồm cả phái Hồi giáo cực đoan rất hiếu chiến. Nếu nhìn lại, Hồi giáo
cực đoan từ lâu đã có liên hệ với các tổ chức khủng bố. Tại các nước Trung Đông
nói chung và Ai Cập nói riêng, khuynh hướng cực đoan phát triển mạnh do có
những mâu thuẫn về tư tưởng Hồi giáo. Sở dĩ khuynh hướng cực đoan có đất phát
triển một phần là do tình hình kinh tế-xã hội có nhiều khó khăn. Tại Ai Cập, tình
trạng nghèo khổ, nạn thất nghiệp, khoảng cách về của cải và thu nhập ngày càng
lớn, tội ác có tổ chức, nạn buôn lậu ma túy và tham nhũng tràn lan. Đó chính là
mảnh đất thuận lợi nuôi dưỡng sự bất mãn trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi
cho lực lượng cực đoan kích động dân chúng gây mất ổn định xã hội.
Chính vì nằm ở một vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng trên thế giới, đóng
một vai trò tối quan trọng trên thị trường năng lượng quốc tế nhờ sở hữu kênh đào
Suez, lại nằm trong vị trí trung tâm trên bản đồ Hồi giáo với những mâu thuẫn dai
dẳng về tôn giáo, Ai Cập luôn là một điểm nóng về chiến tranh tôn giáo và chính trị

10


trên thế giới, và đó cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên tình hình bất ổn chính
trị hiện nay của Ai Cập.
1.2.


Thể chế chính trị bất cập của Ai Cập

Nguyên nhân sâu xa của những bất ổn hiện nay tại Ai Cập, đó chính là
những bất cập về thể chế chính trị và kinh tế tồn tại lâu năm tại Ai Cập. Đây được
xác định là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới những vấn đề phát triển của Ai
Cập hiện tại.
Nhân tố thứ nhất và cơ bản nhất là thể chế chính trị độc tài, chuyên chế bất
chấp những thay đổi nhanh chóng của thời đại toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức.
Phần lớn các quốc gia tại Bắc Phi và Trung Đông có chế độ chính trị được
thiết lập từ cách đây trên dưới 30 năm, và từ đó đến nay hầu như không có thay đổi
gì đáng kể. Nhà nước Ai Cập là một điển hình của chế độ chính trị độc tài này do
lực lượng quân đội nắm quyền. Tuy chính sách ngoại giao của họ có sự khác biệt
qua các thời kỳ, song chế độ chính trị thì vẫn được giữ nguyên. Hiện hữu ở Ai Cập
là những một thể chế dân chủ gần như bị quên lãng, không có tự do tín ngưỡng,
không có tự do ngôn luận, không có bình đẳng giới và cũng không có tự do bầu cử.
Tuy chính phủ đã tiến hành thực hiện một số cải cách, nhưng những cải cách
đó không căn bản và không đồng bộ, chủ yếu nhằm bảo về lợi ích của tầng lớp cầm
quyền hơn là quyền lợi ích của dân chúng. Chính những điều này đã tạo ra một
ngọn lửa phản kháng âm ỉ cháy rất lâu trong dân chúng.
Những điều kiện dân chủ nhằm xây dựng một xã hội tự do tôn giáo, tự do
kinh tế…ở Ai Cập cũng như các quốc gia ở Bắc Phi và Trung Đông đều đạt thấp so
với mặt bằng chung của thế giới. Theo Bảng xếp hạng toàn cầu về dân chủ và tham
nhũng, tính đến tháng 11/2010 của các quốc gia có biến động về chính trị xã hội của
Worlaudit.org, Ai Cập chỉ đứng thứ 91 trên thế giới về tự do dân chủ.
Một nguyên nhân nữa là sự thiếu đồng bộ giữa cải cách kinh tế và cải cách
chính trị. Ở Ai Cập, một số cải cách kinh tế theo hướng thị trường tự do đã được
triển khai, nhờ đó một tầng lớp những người giàu có đã hình thành, họ đòi hỏi phải
có tiếng nói chính trị tương xứng, nhưng sự đè nén, kìm hãm về chính trị đã không

11



đáp ứng được những nhu cầu của họ, vì thế họ ủng hộ những cuộc đấu tranh đòi
thay đổi hệ thống chính trị cho phù hợp với những thay đổi về kinh tế.
Từ những bất cập trên, những hệ lụy đói nghèo và thất nghiệp trong xã hội
ngày một gia tăng, nhen nhóm lên làn sóng cách mạng trong nhân dân nghèo khổ.
Một nguyên nhân góp phần gia tăng làn sóng chống đối chế độ chính là nạn
tham nhũng. Thực vậy, độc tài ở Ai Cập luôn trong tình trạng đáng báo động. Chính
quyền luôn kiểm soát có chọn lọc mọi thông tin. Với chính thể độc tôn và duy nhất
này, sự giải trình với một cơ quan chuyên trách cao hơn càng là điều hiếm gặp. Vì
vậy, độc tài càng cao thì tham nhũng càng có điều kiện để gia tăng và khó kiểm soát.
Số tiền tham nhũng hàng năm tại Ai Cập đã lên tới gần 10 tỷ USD. Nạn tham
nhũng xuất hiện mọi nơi, trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, từ giáo dục
đến y tế. Theo báo cáo của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), năm 2009, Chỉ số tham
nhũng của Ai Cập là 2,8/10 điểm, xếp hạng thứ 115 trong số 180 quốc gia, tức là Ai
Cập là một trong những nước có tỷ lệ tham nhũng cao nhất. Trong 4 năm qua, Ai
Cập liên tục bị đánh rớt hạng về chỉ số tham nhũng (IPC), đồng nghĩa với việc quốc
gia này mất đi cơ hội tăng thu nhập bình quân và khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Nhân tố thứ hai là nền kinh tế thiếu minh bạch, công bằng và dân chủ, dẫn
đến tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói gia tăng nhanh chóng.
Xét về kinh tế, những quốc gia trong khu vực Trung Đông nói chung và Ai
Cập nói riêng không phải là những nước nghèo, mà là những quốc gia đang phát
triển, với GDP khá cao, thậm chí Ai Cập còn lọt vào nhóm “Tám sư tử Châu Phi”.
Trong các năm 2003- 2007, kinh tế Ai Cập tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, đặc
biệt vào năm 2007, GDP Ai Cập đạt mức tăng trưởng 7,1 %.
Song dù với mức tăng trưởng ấn tượng đó và thời gian qua, Ai Cập có những
thay đổi nhất định trong việc cải cách nền kinh tế, nhưng mức tăng trưởng kinh tế
của Ai Cập vẫn không đủ để giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội. Cụ thể hơn, ở đây
đã diễn ra sự phân cực giàu nghèo không thể chấp nhận được; điều kiện sống tồi tệ

của người dân; tình trạng quan liêu tham nhũng, gia đình trị; sự hình thành và mâu

12


thuẫn giữa các nhóm lợi ích, trước hết là lợi ích chính trị giữa nhóm trung thành với
tổng thống và nhóm thân phương Tây là những nguyên nhân bên trong dẫn đến
cuộc khủng hoảng khó có thể kiểm soát.
Thị trường lao động tại Ai Cập trong hai thập niên vừa qua luôn có vấn đề và
những vấn đề này ngày càng tồi tệ qua các năm. Theo tổng hợp từ ILO
(www.ilo.org), dưới thời Mubarak, dù tỷ lệ thất nghiệp đã giảm, nhưng tỷ lệ sinh
viên tốt nghiệp không có việc làm lại có xu hướng tăng (từ 9,7% năm 1988 lên
14,4% năm 2006). Hơn thế nữa, hầu hết các công việc được tạo ra trong giai đoạn
này đều thuộc khu vực kinh tế không chính thức, trong đó lương công nhân rất thấp,
hợp đồng lao động và các quyền lợi hợp pháp không được đảm bảo, khiến nguy cơ
bị đẩy vào tình trạng đói nghèo luôn rình rập họ. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu năm 2008 lại làm cho tình hình trở nên phức tạp, tỷ lệ thất nghiệp của thanh
niên tại Ai Cập luôn ở mức 18- 23%, con số thất nghiệp tồi tệ nhất trên toàn cầu.
Cùng với thất nghiệp, những hệ lụy từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 mang
lại là sự nghèo đói ngày một gia tăng. Theo thống kê của WB, 50% lương thực của
khu vực Trung Đông nói chung và Ai Cập nói riêng có được là nhờ nhập khẩu, thậm
chí nhiều nước thuộc GCC gần như phải nhập khẩu hoàn toàn lương thực.
Cùng với đó, hệ thống phúc lợi của Ai Cập cũng khủng hoảng. Mức chi tiêu
công mà chính phủ dành cho khu vực này ngày càng ít khiến chất lượng của chúng
giảm sút rõ rệt. Cụ thể, ngân sách mà chính phủ giành cho giáo dục giảm từ 19,5%
năm 2002 xuống 11,5% năm 2006, từ 5,2% xuống 4,0% trong cơ cấu GDP. Tương
tự, dù chi tiêu cho y tế trong chi tiêu công đã tăng từ 1,2% giai đoạn 2001- 2002 lên
3,6% trong giai đoạn 2008- 2009, mức chi tiêu này vẫn thấp hơn nhiều so với chi
tiêu y tế của các quốc gia có thu nhập tương đương.
Người dân thiếu việc làm, nghèo khổ, đói kém; nhà nước chỉ đưa ra được

những chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp ở mức thấp hoặc
gần như không có khiến cho tâm lý nhân dân đã không ổn định, lại càng trở nên mất
niềm tin vào tương lai, chế độ, góp phần tạo nên làn sóng phẫn nộ chống đối trong
nhân dân.

13


1.3.

Biến động Mùa xuân Arab tại Ai Cập

Mùa xuân Arab là một làn sóng cách mạng và biểu tình xảy ra trong thế giới
Arab từ mùa xuân năm 2011, khởi đầu từ Tusinia, Ai Cập, sau đó lan rộng sang các
nước Trung Đông- Bắc Phi khác. Các cuộc biểu tình phản đối hầu như là các cuộc
đình công, biểu tình, và các cách thức khác.
Đến nay, những biến động về chính trị là hậu quả từ cuộc nổi dậy Mùa xuân
Arab tại đất nước Ai Cập vẫn đang tiếp diễn, và dường như vẫn chưa có hồi kết.
Những biến động này là tổng hòa của nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngoài, và
có ảnh hưởng sâu sắc tới không chỉ Ai Cập mà còn tới các nước trong khu vực
Trung Đông vốn đã có rất nhiều điểm nóng.
Diễn biến Mùa xuân Arab tại Ai Cập
Ngày 25/01/2011, một cuộc biểu tình lớn đã nổ ra ở trung tâm thủ đô Cairo
đòi Tổng thống Hosni Mubarak phải từ chức ngay lập tức. Cuộc biểu tình lan rộng
và diễn ra khắp Ai Cập.
Sáng 29/01/2011, ông Mubarak sa thải Nội các, tuyên bố sẽ thành lập một
chính phủ mới để thúc đẩy cải cách trong bối cảnh làn sóng biểu tình đường phố
tiếp tục leo thang kêu gọi ông từ chức sau 30 năm cầm quyền. Tuy nhiên, ông
Mubarak tuyên bố quyết không từ chức trong khi các cuộc đụng độ giữa người biểu
tình và cảnh sát tại Ai Cập đã khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và hơn 1.000 người

bị thương. Bất chấp lệnh giới nghiêm ban hành tối ngày 28/01/2011 của chính phủ,
người biểu tình Ai Cập tiếp tục đốt phá các tòa nhà tại Cairo, hàng chục nghìn
người vẫn tụ tập trên các đường phố ở thủ đô Cairo, thành phố Alexandria và Suez “tâm chấn” của các cuộc biểu tình. Các lực lượng an ninh Ai Cập đã bắn lựu đạn
cay và đạn có đầu bọc cao su vào người biểu tình, nhiều xe cảnh sát trang bị vòi
rồng đậu dọc theo các đường chính ở Cairo, nơi người biểu tình dự kiến tụ tập.
Ngày 01/02/2011, tổng thống Mubarak tuyên bố sẽ không tái tranh cử nhiệm
kỳ tiếp theo vào tháng 09/2011. Ngày 05/02/2011, các cơ quan truyền thông Ai Cập
đưa tin các thành viên cao cấp của Đảng Dân chủ Quốc gia của Mubarak đã từ chức

14


lãnh đạo đảng, trong đó có cả ông Mubarak. Tuy nhiên, sau đó lại có thông tin ông
Mubarak vẫn sẽ giữ chức tổng thống, ít nhất là cho tới cuộc bầu cử Tổng thống tới.
Đến ngày 11/02/2011, dưới sức ép quá mạnh mẽ của dân chúng, ông
Mubarak chính thức từ chức và chuyển giao quyền lực cho SCAF. Mohamed
Hussein Tantawi, Chủ tịch tối cao của SCAF đã trở thành người đứng đầu nhà nước
tạm thời.
Ngay sau đó, ngày 13/02/2011, SCAF đã đình chỉ Hiến pháp và giải thể
Quốc hội, giải thể Cơ quan điều tra an ninh quốc gia (SSI), giải thể Đảng dân chủ
quốc gia (NDP)- Đảng cầm quyền duy nhất ở Ai Cập từ năm 1978 và chuyển giao
toàn bộ tài sản cho nhà nước, truy tố ông Mubarak cùng gia đình và các bộ trưởng
dưới thời của ông.
Một cuộc trưng cầu hiến pháp được tổ chức vào ngày 19/03/2011. Đến ngày
28/11/2011, Ai Cập đã tổ chức bầu cử quốc hội lần đầu tiên từ sau khi chế độ của
ông Mubarak bị lật đổ. Và Mohamed Morsi- đại diện của tổ chức Anh Em Hồi Gíao
(Muslim Brotherhood- MB) đã được đông đảo cử tri bầu làm tổng thống vào ngày
24/06/2012. SCAF đã ra một tuyên bố hiến pháp bảo lưu mọi quyền lập pháp cho
quân đội (đây là nguyên nhân cho những cuộc chiến pháp lý làm tê liệt chính phủ
Ai Cập trong năm 2013).

Ngày 30/06/2012, Morsi được tuyên thệ nhậm chức tổng thống của nước
Cộng hòa Ai Cập- một đất nước không có quốc hội và hiến pháp. Sự thiếu vắng một
khuôn khổ pháp lý rõ ràng này là tiền đề cho sự sụp đổ của đất nước trong thời gian
ngắn sau này. Sự mâu thuẫn về quyền lợi ngày càng gia tăng giữa các đảng phái,
cộng đồng Hồi giáo, quân đội, tư pháp, và những nhóm nổi dậy tại Ai Cập, tình
hình chính trị bất ổn tiếp tục leo thang.
Ngày 12/08/2012, trong sự thỏa hiệp giữa tổ chức MB với phía quân đội,
tổng thống Morsi ra lệnh dành quyền quyết định các vấn đề an ninh quốc gia và
ngân sách quốc phòng cho phía quân đội.
Ngày 22/11/2012, Morsi đưa ra một tuyên bố loại bỏ mọi sự giám sát tư pháp
đối với các quyết định của mình. Người Ai Cập cho rằng động thái này là độc tài và

15


bảo thủ khi ông Morsi tập hợp mọi quyền lực vào trong tay mình, hàng chục ngàn
người đã xuống đường biểu tình.
Ngày 30/11/2012, căng thẳng ngày càng leo thang khi ông Morsi cho soạn
thảo bản hiến pháp mới. Ngày 01/12/2012, ông Morsi tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc
trưng cầu hiến pháp mới sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2012.
Ngày 08/12/2012, ông Morsi buộc phải thu hồi tuyên bố về hiến pháp của
mình khi áp lực của các cuộc biểu tình từ phía các đảng đối lập và nhóm cách mạng
lên cao, song ông vẫn giữ vững việc sẽ tổ chức buổi trưng cầu dân ý về hiến pháp.
Vì vậy, các cuộc đụng độ giữa các nhóm Hồi giáo cực đoan ủng hộ ông Morsi và
các phe phái đối thủ xảy ra ngày càng nhiều.
Ngày 15/12/2012, các cử tri đã thông qua hiến pháp trong bối cảnh cử tri đi
bầu thấp, nhưng các phe phái khác ở Ai Cập từ chối công nhận kết quả, buộc tội
ông Morsi đang thâu tóm quyền lực và đang đưa đất nước Ai Cập đi vào con đường
của chế độ Hồi giáo độc tài. Một cuộc đấu tranh giữa tổ chức MB và các đảng phái,
phong trào khác tại Ai Cập lại bùng lên trong một xã hội bị phân cực sâu sắc.

Ngày 25/01/2013, buổi kỷ niệm tròn 2 năm ngày tổng thống Mubarak bị lật
đổ trở thành cuộc biểu tình chống lại tổng thống Mohammed Morsi. Mặt trận cứu
quốc, lực lượng thế tục, và liên minh cánh tả yêu cầu có một cuộc hội đàm với ông
Morsi về các vấn đề của nội các và việc sửa đổi bản hiến pháp đang gây tranh cãi.
Ngày 28/02/2013, phe đối lập ông Morsi tuyên bố sẽ không tham gia vào
cuộc bầu cử dự kiến diễn ra trong tháng Tư với lý do cuộc bầu cử này đề nghị ủng
hộ các đảng Hồi giáo. Trong giai đoạn này, sự mâu thuẫn giữa tổ chức MB của ông
Morsi và các bên đối lập đã không thể dung hòa, sẵn sàng nổ ra cuộc chiến bất kỳ
lúc nào.
Cuối tháng 04/2013, một nhóm hoạt động chống chính phủ ra mắt bản kiến
nghị kêu gọi ông Morsi từ chức với chiến dịch được gọi là Tomaroud, kêu gọi đông
đảo dân chúng biểu tình vào ngày 30/06 với lập luận: ông Morsi đã không còn hợp
pháp khi không điều hành nền kinh tế, điều hành chính phủ một các độc tài, và có
xu hướng Hồi giáo hóa xã hội Ai Cập. Xã hội Ai Cập lúc này phân cực sâu sắc giữa

16


một bên ủng hộ ông Morsi, và bên còn lại là các nhóm quần chúng, các nhóm cách
mạng sau cuộc nổi dậy năm 2011, Mặt trận cứu quốc, nhóm dân tộc thiểu số của Ai
Cập, những người trung thành với ông Mubarak và những người Ai Cập không tán
thành việc ông Morsi trở thành tổng thống. Trong tình trạng đó, nền kinh tế của Ai
Cập tiếp tục đi xuống không phanh, dự trữ ngân sách nhà nước giảm mạnh, hoạt
động của nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ tài chính từ các nước Arab vùng
vịnh, lạm phát tăng cao, lượng khách du lịch đến Ai Cập giảm mạnh.
Ngày 24/06/2013, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Tổng Tư lệnh các lực lượng
vũ trang Ai Cập, Tướng Abdel Fattah El Sisi đã tuyên bố cảnh báo cả hai phe chính
trị của quân đội sẽ không cho phép Ai Cập rơi vào một “đường hầm đen tối của
cuộc xung đột”. Nhân dân đang trông chờ vào lực lượng quân đội. Trong khi đó lực
lượng của ông Morsi cảnh báo có thể sẽ có đảo chính diễn ra.

Ngày 30/06/2013, làn sóng biểu tình trên toàn đất nước Ai Cập bùng nổ đòi
ông Morsi từ chức. Quân đội Ai Cập ra tối hậu thư cho ông Morsi 48 giờ để giải
quyết cuộc khủng hoảng chính trị, nếu không phía quân đội sẽ tự đề xuất lộ trình
cho tương lai đất nước. Tuy nhiên, những người ủng hộ ông Morsi và tổ chức MB
đều bác bỏ yêu cầu của phe đối lập, cho rằng Tổng thống cần có thêm thời gian để
sửa chữa những yếu kém mà họ gán cho ông như thiếu năng lực điều hành kinh tế
và giải quyết vấn đề an ninh.
Trưa ngày 03/07/2013, khi hạn chót của tối hậu thư đã hết, nhưng ông Morsi
không đáp ứng yêu cầu của phía quân đội, quân đội đã đảo chính nhanh gọn lật đổ
vị tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập, đình chỉ hiến pháp, nắm quyền chính trị,
và cam kết sẽ tổ chức các cuộc bầu cử sớm.
Ngày 04/07/2013, ông Adli Mahmud Mansour, chánh án Tòa án hiến pháp
Ai Cập, đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống lâm thời của
nước này sau khi Tổng thống Morsi bị quân đội buộc phải ra đi.
Phe Hồi giáo ủng hộ ông Morsi, vị tổng thống đã bị phế truất, kịch liệt phản
đối việc thành lập Chính phủ lâm thời và các quyết định bổ nhiệm các thành viên

17


của Chính phủ. Phe này đã phát động một làn sóng biểu tình rầm rộ trong phạm vi
cả nước, đặc biệt là tại thủ đô Cairo và các thành phố lớn.
Trước tình hình đó, ngày14/08/2013, Chính phủ lâm thời Ai Cập đã cho
phép lực lượng quân đội và cảnh sát dùng vũ lực để giải tán cuộc bạo loạn của
những người Hồi giáo thuộc tổ chức MB đòi khôi phục chức vụ tổng thống Ai Cập
cho ông Mohamed Morsi. Đây là sự kiện đẫm máu nhất tại nước này suốt nhiều
năm qua. Theo thông báo của Bộ Y tế Ai Cập, riêng trong ngày này, ít nhất có 525
người bị thiệt mạng và khoảng 3.717 người bị thương. Con số mà tổ chức MB đưa
ra còn cao hơn rất nhiều: ít nhất 2.000 người đã bị chết và hơn 10.000 người bị
thương.

Sau các vụ trấn áp đẫm máu của quân đội và cảnh sát ngày 14/08/2013
đối với người biểu, tình hình Ai Cập diễn biến theo chiều hướng cực kỳ nguy hiểm.
Các cuộc biểu tình của phe MB ngày càng đông hơn và bạo lực hơn. Tình trạng
khẩn cấp đã được ban bố, các biện pháp cứng rắn của lực lượng an ninh cũng đã
được cảnh báo, nhưng phe này đã bất chấp tất cả, tiếp tục tấn công các trụ sở của
chính quyền, các đồn cảnh sát, và các mục tiêu công cộng khác. Tuy tình hình Ai
Cập diễn ra hết sức căng thẳng, nhưng Chính phủ lâm thời Ai Cập vẫn tỏ rõ quyết
tâm tuyên chiến với các lực lượng mà họ gọi là “khủng bố”.
Ngày 17/08/2013, ông Sherif Shawky, người phát ngôn của Chính phủ
cho biết Thủ tướng Hazem El - Beblawi đã chính thức đề nghị giải thể phong trào
MB và yêu cầu Bộ Các vấn đề xã hội xem xét khuôn khổ pháp lý của việc giải thể
này.
Ngày 18/08/2013, Chính phủ lâm thời Ai Cập ra thông báo nêu rõ, cuộc
chiến chống khủng bố sẽ tiếp tục. Ông Sharaf Al - Din, Bộ trưởng Bộ Thông tin Ai
Cập với tư cách người phát ngôn của Chính phủ tuyên bố, chính phủ sẽ tiếp tục
cuộc chiến chống khủng bố với tất cả quyết tâm và sức mạnh của mình. Chính phủ
cũng cam kết thực hiện kế hoạch lộ trình chuyển giao quyền lực, xây dựng Hiến
pháp mới, tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống, tuân thủ các nội dung
đã được các lực lượng chính trị đưa ra ngày 03/07 vừa qua nhằm xây dựng một Nhà

18


nước thực sự dân chủ. Phía chính phủ lâm thời cũng để ngỏ khả năng cho lực lượng
đối lập có thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước và kêu gọi tổ chức MB
hãy thay đổi quan điểm và gia nhập tiến trình chính trị của Ai Cập.
Trong khi số người chết vì đụng độ đang gia tăng, tổng thống lâm thời
Mansour đã thành lập một ủy ban (Uỷ ban 50 (không có người Hồi giáo) để tiến
hành sửa đổi Hiến pháp năm 2012 hiện đang bị đình trệ. Cũng ngày này, cựu tổng
thống Morsi và 14 thành viên trong tổ chức MB phải tham dự phiên tòa xét xử với

cáo buộc “kẻ sát nhân và kích động các hoạt động giết người”.
Trong tiến trình chuyển đổi dân sự ở Ai Cập, ngày 30/11/2013, Ủy ban
Hiến pháp thông qua bản dự thảo Hiến pháp đã được đề xuất sửa đổi.
Ngày 14/12/2013, Tổng thống Mansour thông báo sẽ tổ chức cuộc trưng
cầu dân ý về Hiến pháp vào ngày 14 và 15/01/2014. Dư luận tại Ai Cập chia thành
hai luồng ý kiến trái ngược khi phản ứng về dự thảo Hiến pháp mới. Theo lịch trình
chuyển giao chính trị do chính phủ lâm thời vạch ra, sau cuộc trưng cầu ý dân, Ai
Cập sẽ tiếp tục tiến hành bầu cử quốc hội và tổng thống vào khoảng tháng 4/2014.
Theo kết quả kiểm phiếu chính thức được Ủy ban Bầu cử Trung ương Ai
Cập (SEC) công bố vào cuối giờ chiều ngày 18/01/2014, tỷ lệ ủng hộ đối với bản
hiến pháp mới trong cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức vào ngày 14-15/1 vừa qua
lên tới gần 20 triệu người, chiếm tỷ lệ 98,1%.
Từ tháng 1 đến tháng 2/2014, tổng thống Mansour cùng chính phủ đã
thực hiện hàng loạt những động thái dọn đường cho cuộc bầu cử Tổng thống được
dự định diễn ra vào tháng 4/2014. Quan trọng nhất, là vào ngày 27/02, Tổng thống
lâm thời Ai Cập Adly Mansour đã cải tổ SCAF nhằm trao cho quân đội nhiều quyền
độc lập hơn với chính quyền dân sự. Sắc lệnh được ban hành ngày 27/02 quy định
SCAF sẽ do Bộ trưởng Quốc phòng làm chủ tịch thay vì Tổng thống như trước đây.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ai Cập, Tổng thống, đồng thời là Tổng tư lệnh các
lực lượng vũ trang theo quy định của Hiến pháp, không nắm giữ vị trí đứng đầu hội
đồng quyền lực này. Trong khi đó, phe MB và những lực lượng ủng hộ ông Morsi
vẫn tiếp tục phát động những cuộc biểu tình dài ngày. Đáp trả lại phe đối lập này,

19


ngày 25/03, tòa án Ai Cập đã tuyên tử hình ít nhất 528 người ủng hộ phong trào MB
do có liên quan đến các vụ bạo loạn ở miền Nam nước này hồi năm ngoái. Theo báo
chí Ai Cập, đây là số lượng án tử hình lớn nhất được tuyên trong một phiên xét xử
trong lịch sử hiện đại nước này. Chưa có bị cáo nào bị giam giữ và họ có quyền

kháng án.
Ngày 08/06/2014, trong kỳ bầu cử tổng thống Ai Cập, ông Abdel Fattah El
Sisi đã trúng cử với 96,9% số phiếu. Tổng thống mới sẽ có nhiệm vụ tổ chức cuộc
bầu cử Quốc hội nhằm hoàn tất lộ trình chuyển tiếp chính trị, đồng thời khôi phục
an ninh và nền kinh tế đang khủng hoảng trầm trọng.
Cuộc biểu tình nổi dậy ngày 25/01/2011 tại Ai Cập và diễn biến kéo dài đến
ngày tổng thống Ai Cập từ chức vào ngày 11/02/2011 được nhiều phương tiện
thông tin đại chúng, trong đó đi đầu là hãng tin BBC gọi là “Cách mạng Trắng” bởi
tính chất bạo động của nó. Thứ nhất, cuộc nổi dậy diễn ra không bắt đầu từ sự giác
ngộ chung, mà diễn ra một cách tự phát và không có tổ chức. Thứ hai, kết quả rõ
ràng nhất mà nhân dân Ai Cập đạt được sau cuộc nổi dậy mới chỉ đơn thuần là sự ra
đi của tổng thống Mubarak, hiện nay quyền lực vẫn nằm trong tay quân đội, nền
dân chủ thực sự cho tất cả nhân dân Ai Cập vẫn đang là điều mong đợi tuy các cuộc
bầu cử đang diễn ra.
Những tổn thất về chính trị- xã hội- kinh tế mà Mùa xuân Arab gây ra là
vô cùng sâu sắc, và tồn tại cho đến nay, sẽ được làm rõ trong chương 2. Đây cũng là
những tiền đề của những vấn đề phát triển nổi bật tại Ai Cập trong giai đoạn hiện
nay.

20


CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NỔI BẬT CỦA AI CẬP
Trước hết, cần khẳng định rằng, “những vấn đề phát triển nổi bật”của Ai
Cập là những diễn biến quan trọng về chính trị, kinh tế, quan hệ quốc tế của Ai Cập,
chi phối sự phát triển của Ai Cập trong giai đoạn hiện nay.
Trong luận văn này, những vấn đề phát triển nổi bật của Ai Cập gồm các
vấn đề nổi bậtdiễn ra vào những năm đầu thế kỷ XXI đến trước tháng 10/2014: vấn
đề kinh tế của Ai Cập, đặc biệt là vấn đề phát triển du lịch; vấn đề chính trị của Ai

Cập; quan hệ quốc tế của Ai Cập với ba đối tác quan trọng nhất là Mỹ, EU, Trung
Đông. Đây đều là những vấn đề nổi bật nhất hiện nay tại Ai Cập, nhất là sau biến
động Mùa xuân Arab, có tác động toàn diện, sâu sắc tới cuộc sống của nhân dân Ai
Cập, tới tình hình an ninh của Ai Cập và khu vực Trung Đông.
2.1. Tổn thất kinh tế và các vấn đề phát triển kinh tế
Mùa xuân Arab đã tác động sâu sắc tới toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội của Ai Cập. Những tổn thất mà Mùa xuân Arab gây ra cho nền kinh thế Ai Cập
vô cùng to lớn.
Theo một báo cáo của Ngân hàng Credit Agricole (Pháp), cuộc khủng hoảng
chính trị tại Ai Cập làm đất nước này thiệt hại 310 triệu USD mỗi ngày do các nhà
máy phải đóng cửa và khách du lịch hủy chuyến, tổng thiệt hại kinh tế mang tính
lan tỏa đến giữa năm 2011 lên tới hơn 12 tỷ USD. Bộ trưởng Công thương Ai Cập
cho biết, xuất khẩu trong tháng 01/2011 của Ai Cập giảm 6% do lệnh giới nghiêm
và việc vận chuyển hàng hóa của quốc gia này gặp nhiều khó khăn. Kinh tế Ai Cập
được dự báo tăng trưởng 5,3 % trong năm tài chính 2011-2012, tuy nhiên, con số
thực tế là 2,2 % (do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Hợp tác Quốc tế Ashraf El-Araby
công bố).
Du lịch- ngành công nghiệp không khói chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu
kinh tế của Ai Cập (đóng góp 6% trong GDP của Ai Cập, đem lại doanh thủ 13 tỷ
USD trong năm 2010) cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng. Hơn một
21


triệu du khách đã rời Ai Cập, hơn 80% lượng đặt chuyến du lịch đã bị hủy. Cùng
với đó, 200 triệu người làm việc tại khu vực này đứng trước nguy cơ mất việc làm.
Giao thông đường sắt, đặc biệt là tuyến đường giao thông huyết mạch dài 1000 km
dọc theo sông Nile nối Cairo với Aswan bị phong tỏa do công nhân đường sắt tuyên
bố tổng đình công cũng gây ra các thiệt hại không nhỏ cho quốc gia này. Nhân công
tại các khu công nghiệp lớn ngừng làm việc, nhân viên hải quan thu phí tàu bè qua
kênh đao Suez (ước tính 50 tàu/ ngày và 3 tỷ USD/ năm) cũng đình công.

Một hậu quả khác là sự lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng
tăng, nhất là đối với quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn ngoại tệ như Ai Cập. Khi
chính phủ cắt internet trong 5 ngày bạo động, công việc kinh doanh của rất nhiều
công ty bị gián đoạn, đặc biệt là các công ty nước ngoài. Nhiều công ty nước ngoài
đã tạm ngừng hoạt động tại Ai Cập, rút toàn bộ hoặc một phần nhân viên về nước.
Vì thế, sẽ rất khó khăn cho Ai Cập để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư, và những
công ty dự định kinh doanh tại Ai Cập sẽ rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định. Thêm
vào đó, rất nhiều người giàu có tại Ai Cập chuyển tiền ra khỏi đất nước để bảo toàn
tài chính của họ không bị phong tỏa khi ông Mubarak rời nhiệm.
Bất ổn chính trị tại Ai Cập cũng khiến nợ quốc gia tăng thêm khoảng 3 tỷ
USD. Theo Tổ chức Kiểm toán Trung ương Ai Cập, tổng nợ nước ngoài và nợ trong
nước của Ai Cập tính đến hết quý I/2011 đã tăng đến mức 1080 tỷ EGP (khoảng
181 tỷ USD), tương đương 89,5% GDP của Ai Cập năm 2010.
Một mối lo ngại đáng kể là an ninh lương thực của Ai Cập bị đe dọa trầm
trọng khi Ai Cập phải nhập khẩu lương thực. Hiện nay đất nước này chủ yếu phải
nhập khẩu lương thực thông qua hải cảng Alexandria, cuộc khủng hoảng này sẽ là
cơ hội tốt cho các phần tử quá khích phong tỏa hải cảng, phá hoại đường vận
chuyển hoặc đốt kho gạo. Nếu chính quyền lâm thời và quân đội không thể kiểm
soát được khu vực này thì tình trạng hỗn loạn tại Ai Cập sẽ ngày càng trầm trọng.
Nhiều nhà phân tích còn cảnh báo đến một nạn đói nối tiếp sự sụp đổ kinh tế có thể
xảy ra trên diện rộng tại quốc gia này.

22


Hiện hơn 1/4 dân số Ai Cập đang sống dưới ngưỡng nghèo đói với mức thu
nhập 2 USD/ngày, đồng thời 1/4 dân số khác sống cách ngưỡng này không xa.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp chung hiện ở mức 13,4%. Điều đáng nói là 70%
người thất nghiệp trong độ tuổi lao động sung sức từ 15-29 và hơn 80% người thất
nghiệp có trình độ học vấn cao.

Du lịch Ai Cập
Trong nền kinh tế Ai Cập thì Du lịch là ngành quan trọng nhất và nổi bật
nhất. Khi đề cập đến những tổn thất trong nền kinh tế mà biến động Mùa xuân Arab
mang tới, không thể không nhắc tới tổn thất trong ngành du lịch như là một vấn đề
nổi bật nhất.
Giới thiệu chung về ngành du lịch của Ai Cập
Ai Cập là một quốc gia có rất nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành du lịch.
Yếu tố lịch sử: Như đã nêu ở trên, Ai Cập là một nước cộng hòa nằm ở phía
bắc châu Phi, Trung Đông và tây nam châu Á. Ai Cập có thể coi là nền văn minh
sớm nhất thế giới, thường gắn với khái niệm “Văn minh Ai Cập cổ đại”, hay “Nền
văn minh sông Nile”. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ
vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội họa,
điêu khắc và nghệ thuật ướp xác… là những sức hút mạnh mẽ để đất nước Ai Cập
thu hút khách du lịch.
Yếu tố dân cư: Ai Cập là nước đông dân thứ hai ở Châu Phi, với khoảng 87
triệu người. Hầu hết dân số tập trung dọc theo hai bờ sông Nile, đông nhất tại
Alexandria, Cairo và Châu thổ sông Nile, và vùng gần Kênh đào Suez. Gần 90%
dân số theo Đạo Hồi và đa số còn lại theo Thiên chúa giáo (nhiều nhất là giáo phái
Coptic Chính thống).
Dân Ai Cập sử dụng nhiều loại ngôn ngữ từ hệ ngôn ngữ Afro-Asiatic trong
suốt lịch sử của họ bắt đầu từ Ai Cập Cổ cho tới Ai Cập Arab hiện đại. Hiện tại,
ngoài tiếng Arab thì Tiếng Anh và Pháp là ngôn ngữ thứ hai, vì thế người dân Ai
Cập có thể giao tiếp khá thành thạo với khách du lịch.

23


×