Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Công chúng truyền hình của đài phát thanh truyền hình hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.62 KB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------------------NGUYỄN THU OANH

CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH
CỦA ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------------------NGUYỄN THU OANH

CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH
CỦA ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Thị Thu Hương

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Công chúng truyền hình của Đài Phát thanh
– Truyền hình Hà Nội" là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện


trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và khảo sát tình hình thực tiễn dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS. TS. Đặng Thị Thu Hương
Tôi cũng xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Luận văn có sử dụng, phát
triển và kế thừa những tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình,
tài liệu liên quan đến nội dung đề tài, và các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều được ghi rõ nguồn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Oanh


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS Đặng Thị Thu
Hương, Chủ nhiệm Khoa Báo chí - Truyền thông, giảng viên hướng dẫn luận
văn đã tận tình định hướng, chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Báo chíTruyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học QGHN; cùng các thầy cô
giáo đã tham gia giảng dạy trong suốt thời gian khóa học cao học, để giúp tôi có
được kiến thức, kinh nghiệm thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cơ quan nơi tôi đang làm việc (Đài
Phát thanh –Truyền hình Hà Nội), các anh, chị và các bạn đồng nghiệp cũng như
công chúng đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Oanh


CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BTV

Biên tập viên

CTV

Cộng tác viên

Đài PT – TH Hà Nội

Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội

PV

Phóng viên

TTĐC

Truyền thông đại chúng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5
Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG VÀ
CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH ....................................................................... 16
1.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thông trên thế giới và tại Việt Nam.............. 17
1.1.1

Lịch sử nghiên cứu truyền thông trên thế giới .................................. 17


1.1.2

Nghiên cứu truyền thông ở Việt Nam ............................................... 22

1.2 Truyền hình – đặc điểm và vài trò của truyền hình trong đời sống xã hội . 26
1.3 Công chúng báo chí, công chúng truyền hình ............................................ 32
1.4 Các yếu tố tác động tới công chúng truyền hình ........................................ 36
1.5. Diện mạo Hà Nội và người Hà Nội .......................................................... 39
1.6 Đặc điểm nhu cầu tiếp nhận của công chúng truyền hình Hà Nội ............. 41
1.7 . Hệ thống báo chí trên địa bàn Thủ đô ....................................................... 44
Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG XEM TRUYỀN HÌNH VÀ Ý KIẾN
ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI .......................... 48
2.1. Đặc điểm xử lí thông tin của Đài PT-TH Hà Nội ..................................... 48
2.1.1. Chủ động trong công tác tuyên truyền và trao đổi thông tin ............... 48
2.1.2. Hình thức thể hiện................................................................................ 51
2.2. Khảo sát hoạt động xem truyền hình của công chúng Đài PT-TH Hà Nội59
1


2.2.1. Cơ cấu của mẫu điều tra....................................................................... 59
2.2.2. Tần suất theo dõi các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà
Nội.................................................................................................................. 62
2.2.3. Thời lượng theo dõi và chương trình thu hút công chúng ................... 67
2.2.4. Cách thức xem truyền hình Hà Nội ..................................................... 74
2.2.5. Thời điểm tiếp nhận thông tin trên truyền hình Hà Nội ...................... 77
2.3 Ý kiến đánh giá của công chúng Thủ đô đối với đài PT-TH Hà Nội ......... 81
Chương 3: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THÔNG TIN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PTTH HÀ NỘI .......................................................................................................... 90
3.1 Xu hướng về nhu cầu thông tin của công chúng truyền hình ..................... 90

3.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin các chương trình truyền hình
của Đài PT-TH Hà Nội ..................................................................................... 93
3.2.1 Lập kế hoạch, định hướng, đường lối phát triển cho Đài một cách rõ
ràng, cả ngắn hạn và dài hạn .......................................................................... 93
3.2.2. Xây dựng các kênh truyền hình chuyên biệt, kênh truyền hình trực
tuyến ............................................................................................................... 94
3.2.3. Đổi mới nội dung chương trình, tăng cường thời lượng phát sóng ..... 95
3.2.4 Tăng cường, đẩy mạnh công tác nghiên cứu công chúng .................... 96

2


3.2.5 Thiết lập, duy trì tốt mạng lưới CTV cho các chuyên mục, chuyên đề phát
sóng................................................................................................................. 97
3.2.6 Thiết lập, duy trì, củng cố chặt chẽ mối quan hệ với đài bạn ............... 98
3.2.7 Đầu tư lớn về nguồn lực ....................................................................... 98
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 109
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 113

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu giới tính của mẫu nghiên cứu .................................................. 60
Bảng 2. 2: Cơ cấu lứa tuổi của mẫu nghiên cứu .................................................. 60
Bảng 2. 3: Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu ............................................... 61
Bảng 2.4: Cơ cấu nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu ............................................ 61
Bảng 2.5: Tình trạng việc làm của mẫu nghiên cứu ............................................ 62

Bảng 2.6: Tần suất theo dõi các loại hình truyền thông đại chúng ...................... 65
Bảng 2. 7: Tương quan giữa địa bàn cư trú và thời lượng xem truyền hình Hà
Nội ........................................................................................................................ 67
Bảng 2.8: Tương quan giữa trình độ học vấn và các chương trình thường được
theo dõi ................................................................................................................. 69
Bảng 2. 9: Tương quan giữa nghề nghiệp và cách thức theo dõi các chương trình
truyền hình Hà Nội ............................................................................................... 74
Bảng 2.10: Tương quan giữa giới tính và thời điểm theo dõi các chương trình
truyền hình Hà Nội ............................................................................................... 77
Bảng 2. 11: Tương quan giữa nghề nghiệp và thời điểm theo dõi truyền hình Hà
Nội ........................................................................................................................ 79
Bảng 2.12: Tương quan giữa nghề nghiệp và cách thức liên hệ với nhà Đài ...... 83
Biểu đồ 2.1 – Tần suất xem truyền hình Hà Nội. ...............................................63
Biểu đồ 2.2 Mức độ quan tâm của công chúng truyền hình Hà Nội ................... 87

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Cũng như rất nhiều các quốc gia khác, trong những năm qua truyền thông ở
Việt Nam đã và đang phát triển rất đa dạng với đầy đủ các loại hình báo chí: báo
in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Theo số liệu được đưa ra tại “Hội nghị
cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013”, cả nước hiện
có 812 cơ quan báo in; 74 báo, tạp chí điện tử; 336 trang mạng xã hội; 1.174
trang thông tin điện tử tổng hợp; 67 đài phát thanh- truyền hình, cùng hàng trăm
đài phát thanh địa phương.
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, truyền thông, đặc biệt
từ khi mạng Internet bắt đầu được giới thiệu ở Việt Nam vào năm 1997 đã khiến
sự cạnh tranh thông tin giữa các phương tiện truyền thông ngày càng trở nên rõ

nét. Theo số liệu của Trung tâm internet Việt Nam, đến tháng 11 năm 2012, Việt
Nam có hơn 31 triệu người sử dụng Internet, chiếm tỉ lệ 35,58% dân số. Mặc dù
vậy, các phương tiện truyền thông truyền thống như tivi, radio vẫn còn rất phổ
biến. Hầu hết các gia đình ở khu vực đô thị đều sở hữu tivi.
Nhịp sống hiện đại cũng đòi hỏi con người lựa chọn hình thức thông tin
nhanh gọn, trực tiếp, dễ nhớ, dễ hiểu. Chính vì vậy các cơ quan báo, đài muốn
tồn tại và phát triển phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung
thông tin cũng như hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu, mong đợi của khán
giả trong và ngoài nước. Việc đổi mới nội dung thông tin, đa dạng hoá các chủ
đề phát sóng, cập nhật công nghệ tiên tiến đã trở thành những vấn đề then chốt
hàng đầu của các cơ quan báo chí trong cả nước.Trong bối cảnh đó, Đài PT - TH
Hà Nội cũng như rất nhiều các tổ hợp phát thanh truyền hình khác ở Việt Nam
5


đang từng ngày phải tự làm mới mình để có thể giữ được lượng khán, thính giả
trung thành cũng như thu hút thêm những khán giả mới.
Muốn làm phong phú thêm nội dung và hình thức các chương trình phát sóng
trên đài PT-TH Hà Nội, các nhà sản xuất chương trình cần phải hiểu được nhu
cầu, nguyện vọng của khán thính giả Thủ đô. Từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề
tài “Công chúng truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội” để nghiên cứu với mong
muốn thực hiện một cuộc khảo sát về nhu cầu, cách thức tiếp nhận thông tin và ý
kiến nhận xét đánh giá của công chúng đô thị Hà Nội đối với các chương trình
truyền hình của đài PT-TH Thủ đô, từ đó có những đề xuất, kiến nghị nhất định
đối với việc sản xuất chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
công chúng.
Qua nghiên cứu về công chúng của đài PT-TH Hà Nội ở Thủ đô, tác giả
mong muốn các số liệu thu được sẽ có độ chính xác cao và các số liệu, nhận định
trong nghiên cứu này sẽ tiếp tục được sử dụng ở các công trình nghiên cứu sau
này. Trong quá trình khảo sát, tác giả sẽ tiến hành sử dụng kết hợp phương pháp

nghiên cứu định tính và định lượng. Tác giả dự kiến sử dụng bảng câu hỏi để
khảo sát ý kiến của số lượng đông công chúng truyền thông. Bên cạnh đó tác giả
cũng dự kiến sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu đối với một số nhóm
khán giả nhất định nhằm lấy ý kiến trực tiếp của khán giả Thủ đô.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình TTĐC, khoa học nghiên
cứu về TTĐC đã ra đời. Đây là một ngành trong khoa học xã hội, nghiên cứu về
bản chất và hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với các cá nhân và xã hội,
cũng như phân tích những nội dung truyền thông và các biểu hiện truyền thông
6


trong thực tế. Sự tồn tại và phát triển của một loại hình TTĐC phụ thuộc rất
nhiều vào công chúng TTĐC – những người thụ hưởng đồng thời cũng là nhân
tố quan trọng trong một chu trình truyền thông. Chính vì thế, nghiên cứu công
chúng TTĐC là một lĩnh vực hết sức quan trọng.
Trên thế giới: Nghiên cứu về công chúng TTĐC là một lĩnh vực rất được
chú trọng. Từ đầu thế kỉ XX, nhiều nhà xã hội học và chính trị học đã bắt đầu
tiến hành những nghiên cứu đầu tiên về công chúng TTĐC, điển hình là M.
Weber, nhà kinh tế - chính trị học được coi là người đặt nền móng cho môn xã
hội học TTĐC. Một câu hỏi lớn được đặt ra cho giới nghiên cứu lúc bấy giờ là
vai trò và tầm quan trọng của truyền thông đại chúng đối với xã hội. Kết luận
của nhà nghiên cứu Harold Laswell về truyền thông đại chúng: “Ai nói cái gì
bằng kênh nào với ai với hiệu ứng thế nào” (who says what in which channel to
whom with what effect) là một trong những vấn đề được thảo luận sôi nổi trong
thời kì này. Cũng trong thời gian này, nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành các
thực nghiệm để chứng minh khả năng tác động trực tiếp của truyền thông đến
công chúng (Laswell, 1927).
Năm 1936, nhà nghiên cứu Walter Benjamin đã xuất bản một bài báo có
tựa đề "The Work of Art in the Age of Mechanical Reproduction" (Tác phẩm

nghệ thuật trong thời đại tái sản xuất cơ khí), đánh dấu sự mở đầu của việc
nghiên cứu quan hệ giữa các phương tiện truyền thông hiện đại và văn hoá. Hiệu
ứng của truyền thông trong giai đoạn này được xem như “mũi kim tiêm” hoặc
“viên đạn thần kì”, nghĩa là có sức mạnh vạn năng trong việc tác động đến nhận
thức và hành vi của khán thính giả.
Đến những năm 1950, do ảnh hưởng của những vấn đề chính trị, các
nghiên cứu truyền thông có xu hướng phục vụ cho nhu cầu của các nhà lãnh đạo
7


nhằm đề cao hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội. Các nhà nghiên cứu Mĩ quan tâm
đến các vấn đề như: hiệu ứng truyền thông gây ra nơi công chúng, truyền thông
với sức mạnh tuyên truyền, hệ thống truyền thông của Liên bang Xô Viết và các
nước có thể gây rắc rối cho Mĩ. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong
giai đoạn này phần lớn là các nghiên cứu thực nghiệm, tinh lọc lại các kĩ thuật
điều tra dư luận bằng bảng hỏi. Đây cũng là giai đoạn phát triển các lí thuyết như
Thuyết về nhóm tham khảo và Quá trình truyền thông hai bước (Two-Step Flow)
(Lazasfeld, Berelson & Gaudet, 1948), Thuyết khuếch tán (Diffusion of
Innovation) (Rogers, 1962), Thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda
Setting) (Mc Combs & Shaw, 1972).
Do sự khác biệt về hệ thống chính trị, các nước xã hội chủ nghĩa trong giai
đoạn này thường bị các quốc gia phương Tây cho rằng không chú trọng đến
nghiên cứu truyền thông. Tuy nhiên, trên thực tế điều này không chính xác. Theo
tác giả Nordenstreng, nghiên cứu truyền thông tại Liên bang Xô Viết được quan
tâm và phát triển mạnh kể từ những năm 1950. Nhưng các nhà nghiên cứu truyền
thông Xô Viết quan tâm nhiều đến các vấn đề lí thuyết hơn là các nghiên cứu
thực nghiệm so với các nhà nghiên cứu phương Tây.
Sự khác biệt giữa hai hệ thống chính trị trên thế giới là tư bản chủ nghĩa
và xã hội chủ nghĩa cũng dẫn đến những so sánh giữa các hệ thống và chính sách
truyền thông. Tác phẩm Bốn lí thuyết truyền thông (Four Theories of the Press)

(Siebert, Peterson & Schramm, 1956) trở thành tài liệu tham khảo chính cho các
nghiên cứu so sánh trong lĩnh vực truyền thông chính trị, dù góc nhìn có phần
hơi thiên vị (Park C. & Park M.J, 2000). Cũng trong giai đoạn này, các nghiên
cứu truyền thông dựa trên phương pháp định lượng trở nên phổ biến.

8


Ở nước Anh, vào những năm 1960, nghiên cứu truyền thông được giảng
dạy ở khoa tiếng Anh. Vào thời điểm đó, ngành khoa học này thường được giảng
dạy ở bậc cao đẳng hay các trường kĩ thuật chứ chưa được dạy ở các trường đại
học, chỉ duy nhất Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá đương đại, Đại học
Birmingham đã giới thiệu bộ môn này vào năm 1964, bởi Richard Hoggart.
Những năm 1970, Trung tâm này đã tập trung các nghiên cứu của mình vào mối
quan hệ giữa truyền thông và quyền lực. Dưới sự lãnh đạo của Stuart Hall, người
nổi tiếng với mô hình mã hoá/giải mã, trung tâm đã thực hiện những nghiên cứu
hết sức quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông về mối quan hệ giữa
các văn bản và khán giả.
Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn này, một số nhà nghiên cứu như Theodor
Adorno và M. Horkheimer lại có cái nhìn khá bi quan khi cho rằng công chúng
truyền thông thường là những người tiêu dùng thụ động. Họ phải chấp nhận
những quan điểm mà nhà sản xuất áp đặt [38, tr.85, 87]. Vì thế, các nghiên cứu
về TTĐC ở giai đoạn này hầu như chưa đánh giá được tác động hai chiều giữa
chủ thể truyền thông và đối tượng tiếp nhận mà chỉ tập trung vào nghiên cứu ảnh
hưởng của chủ thể truyền thông đối với đối tượng tiếp nhận truyền thông.
Trong một vài thập kỉ tiếp theo, các nghiên cứu về truyền thông đại chúng
thường quan tâm đến vấn đề hiệu quả truyền thông, đặc biệt những mối quan hệ
như bạo lực trên phim và những thái độ quá khích ngoài đời thực. Năm 1998,
nhà nghiên cứu David Gauntlett đã đưa có bài viết mang tựa đề “Ten Things
Wrong With the Media Effects Model" (Mười sai lầm với mô hình hiệu quả

truyền thông) đã nêu ra những vấn đề mà các nhà nghiên cứu trước ông đã mắc
phải. Trong tác phẩm viết sau đó, Gauntlett đã đề xuất các phương pháp nghiên
cứu sáng tạo mới ở đó người tham gia được mời tạo ra các chương trình truyền
9


thông, một quá trình tự thể hiện bản thân được cho là có thể giúp tìm hiểu sâu
hơn về những đặc điểm tâm lí ẩn sâu trong mỗi cá nhân...
Đến những năm đầu thế kỉ XXI, một số công trình nghiên cứu về nhu cầu,
tập quán truyền thông của công chúng TTĐC hiện đại đã được công bố. Những
vấn đề như nhu cầu thông tin chuyên biệt hay đại chúng, tính chủ động hay bị
động trong hoạt động truyền thông của công chúng, tương tác giữa chủ thể
truyền thông và công chúng TTĐC đã được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn
diện hơn. Những nhà phê bình như John Fiske cho rằng khán giả là những người
có quyền lựa chọn những gì họ muốn xem, thậm chí họ có khả năng tiếp nhận
các thông điệp truyền thông theo cách riêng của mình. Từ đó có thể thấy rằng,
nhận thức của các nhà nghiên cứu đã phát triển đến mức cao hơn, có thể thấy
được tác động qua lại giữa chủ thể truyền thông và đối tượng tiếp nhận truyền
thông
Tại Việt Nam, nghiên cứu công chúng thực sự đã trở thành một chuyên ngành
của nghiên cứu truyền thông. Mặc dù lĩnh vực này ở nước ta còn khá mới mẻ,
nhưng cũng đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu báo chí, truyền thông, bởi
tính thiết thực của vấn đề. Trên bình diện xã hội học, nghiên cứu lí thuyết về xã
hội học công chúng có Mai Quỳnh Nam (1996, 2001), Trần Hữu Quang
(2006),... Nghiên cứu khảo cứu thực nghiệm có Đỗ Thái Đồng (1982), Mai Văn
Hai (1992), Vũ Tuấn Huy (1994), Trần Hữu Quang (1998), Trương Xuân
Trường (2001), Đài Truyền hình Việt Nam (2002), Đài Tiếng nói Việt
Nam (2001, 2005),... Từ bình diện tâm lí học có một số công trình của Viện Tâm
lý học (2002), Lê Ngọc Hùng (2000). Từ bình diện báo chí học có: Tạ Ngọc Tấn
(2001), Nguyễn Văn Dững (2002, 2006), Đài Tiếng nói Việt Nam (2003), và một

số tác giả khác. Một số nghiên cứu khác chọn các nhóm công chúng đặc trưng
10


theo lứa tuổi, theo nghề nghiệp hoặc giới tính,... hoặc nghiên cứu nhóm công
chúng của một loại hình báo chí: nghiên cứu thính giả của đài, nghiên cứu bạn
đọc của một tờ báo, v.v... cụ thể:
- Tâm lí tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng sinh viên thanh niên hiện
nay – Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thu Hằng, Phân viên Báo chí và Tuyên
truyền, 2000.
- Chân dung công chúng truyền thông qua khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh
của TS. Trần Hữu Quang, 2001
- Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội, Luận án tiến sĩ
của Trần Bá Dung, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 2007
- Báo HàNộimới và công chúng thủ đô - Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thu Hà,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
- Công chúng Hà Nội với việc đọc Báo in và Báo điện tử - Luận văn Thạc sĩ của
Nguyễn Thu Giang, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2009.
- Nghiên cứu nhu cầu truyền thông của công chúng Hà Nội - Luận văn thạc sĩ
của Vũ Trà My, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2011.
- Một loạt các công trình nghiên cứu về công chúng truyền thông của PGS.TS
Mai Quỳnh Nam công bố trên Tạp chí Xã hội học.
- Một số bài viết trên Tạp chí Nghề báo, Người làm báo, Tạp chí Tâm lí học
cũng có những đề cập tới công chúng TTĐC.
Một vài công trình nghiên cứu riêng về công chúng truyền hình có thể kể đến như:
11



- Nâng cao chất lượng hiệu quả nghiên cứu ý kiến công chúng về chương trình
truyền hình, Luận văn thạc sĩ của Đinh Ngọc Sơn, Phân viện Báo chí và Tuyên
truyền, 2001.
- Dư luận xã hội với truyền hình Việt Nam – các giải pháp nâng cao chất lượng
chương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học do Tạp chí Truyền hình – Đài Truyền
hình Việt Nam thực hiện, 2003
- Mối quan hệ giữa công chúng với Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay - Luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Vân, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(Đại học Quốc gia Hà Nội), 2007
- Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay - Luận án tiến
sĩ của Trần Bảo Khánh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, 2007.
- Một số vấn đề về truyền thông đại chúng trong thời đại Internet - Đặng Thị
Thu Hương, 2013
Tuy nhiên cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về đề tài
công chúng Thủ đô với việc xem các chương trình của đài PT-TH Hà Nội. Đây
cũng là lí do khiến chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Công chúng truyền hình
của đài PT- TH Hà Nội.
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu về thói quen, nhu cầu, cách
thức tiếp cận thông tin của công chúng Hà Nội và nhận xét đánh giá của họ đối
với các chương trình truyền hình của đài PT-TH Hà Nội, từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng nhu cầu nghe và xem của công chúng
Thủ đô.
12


Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài đi vào phân tích những nội dung sau:
- Những đặc điểm nhân khẩu và xã hội học của công chúng truyền hình đài
PT-TH Hà Nội.
- Khảo sát mức độ, cách thức tiếp nhận thông tin và nhu cầu của công

chúng Hà Nội.
- Khảo sát mức độ tham gia vào quá trình truyền thông, phản hồi của công
chúng đối với các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội
Từ kết quả trên, luận văn sẽ nhận diện được công chúng truyền hình của Đài
PT- TH Hà Nội, từ đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả phát sóng các
chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội nói riêng và các chương trình
truyền hình nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này sẽ là công chúng của đài PT-TH Hà
Nội sinh sống tại Thủ đô Hà Nội trong 4 quận huyện là Hoàn Kiếm, Thanh
Xuân, Hà Đông và Thanh Oai.
Lí do để tác giả chọn nhóm đối tượng nghiên cứu ở cả khu vực nội đô và
ngoại thành là bởi tác giả muốn chứng minh sự khác biệt về mặt kinh tế, văn
hoá, xã hội của công chúng sinh sống tại hai khu vực này cũng có ảnh hưởng
không nhỏ tới cách thức tiếp cận truyền thông. Chính vì thế, việc lựa chọn công
chúng ở các quận, huyện này là phù hợp với mong muốn nghiên cứu của tác giả.

13


5. Cơ sở lí luận và Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về
công tác tư tưởng và hoạt động báo chí truyền thông.
Cơ sở lí thuyết của luận văn là những lí luận về xã hội học TTĐC. Lí luận này
xem xét TTĐC diễn ra như một quá trình xã hội trong đó có sự tương tác giữa
nguồn tin – thông điệp – công chúng.
Cơ sở thực tiễn của luận văn là phương pháp kết hợp giữa việc điều tra bằng
bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu. Việc điều tra bằng bảng hỏi được thực hiện
với 400 cư dân trên 20 tuổi sinh sống tại 4 quận, huyện của Thủ đô Hà Nội.

Trên cơ sở những kết quả định lượng thu được từ cuộc điều tra này, tác giả sẽ
tiến hành phỏng vấn sâu (phương pháp định tính) đối với 20 khán giả là công
chúng truyền thông với độ tuổi, giới tính, ngành nghề khác nhau thường xuyên
theo dõi các chuyên mục truyền hình trên sóng Đài PT - TH Hà Nội; 10 chuyên
gia là nhà báo, nhà quản lí trong lĩnh vực báo chí.
Như vậy, các phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong luận văn này
bao gồm:
- Phương pháp định lượng (phát phiếu điều tra bảng hỏi)
- Phương pháp định tính (phỏng vấn sâu).
6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lí luận
Với công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn luận văn sẽ góp phần bổ
sung, làm phong phú hơn những luận điểm khoa học cho hệ thống lí luận báo chí
14


truyền thông ở Việt Nam, đặc biệt là các nghiên cứu về công chúng truyền
thông.
- Ý nghĩa thực tiễn
Trong khuôn khổ cho phép, luận văn có ý nghĩa thực tiễn trong việc thể hiện
chân dung công chúng truyền thông của Đài PT-TH Hà Nội, để từ đó có những
điều chỉnh thích hợp về nội dung, hình thức của các chương trình truyền hình
trên sóng Đài PT-TH Hà Nội. Đây sẽ là những kinh nghiệm thực tế quý báu cho
những người làm báo nói chung và các BTV sản xuất chương trình tại Đài PTTH Hà Nội (trong đó có bản thân tác giả) nói riêng.
Kết quả của đề tài có thể trở thành tài liệu hữu ích cho các nghiên cứu khác
thuộc lĩnh vực TTĐC và xã hội học TTĐC, đồng thời có thể là tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo báo chí, TTĐC trong
nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của

luận văn bao gồm 3 chương
Chương 1: Lí luận chung về nghiên cứu truyền thông và công chúng truyền hình
Chương 2: Khảo sát thực trạng xem truyền hình và ý kiến đánh giá của công
chúng truyền hình Hà Nội
Chương 3: Một số kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin các
chương trình truyền hình của Đài PT-TH Hà Nội.

15


Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG VÀ
CÔNG CHÚNG TRUYỀN HÌNH
Trong các nghiên cứu về truyền thông, nghiên cứu công chúng luôn có vai
trò quan trọng. Hoạt động nghiên cứu công chúng TTÐC gắn liền với lịch sử
nghiên cứu TTĐC nói chung và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận từ
đầu thế kỉ XX.
Các hướng nghiên cứu được tiến hành đều có điểm chung là nhằm làm rõ
chân dung công chúng, các nhóm công chúng với các dấu hiệu quan trọng nhất,
như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, đặc điểm nghề nghiệp, khu vực cư trú
và thị hiếu… Nghiên cứu công chúng còn là để nắm bắt tâm lí tiếp nhận sản
phẩm báo chí: Báo chí đến với họ từ nguồn nào? Họ quan tâm nội dung gì ở báo
chí? Vì sao họ quan tâm? Ý kiến của công chúng về nội dung, chuyên trang,
chuyên mục… Mặt khác, nghiên cứu công chúng còn nhằm tìm ra quy luật về
tâm lí, thói quen tiếp nhận thông tin của các nhóm đối tượng khác nhau. Lí
thuyết xem công chúng báo chí là khách hàng cũng đang là hướng nghiên cứu
thu hút sự quan tâm của nhiều nghiên cứu từ góc độ báo chí học, nhất là báo chí
trong thời đại bùng nổ về thông tin, đa dạng các sản phẩm truyền thông. Trong
các hướng nghiên cứu công chúng, các phương pháp nghiên cứu thường được sử
dụng là:
- Điều tra (survey)

- Phỏng vấn nhóm tập trung (focus group interview)
- Phỏng vấn sâu (in-depth interview)
- Nghiên cứu trường hợp điển hình (case-study)
- Nghiên cứu (ethnography)
16


1.1.

Lịch sử nghiên cứu truyền thông trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu truyền thông trên thế giới

Lịch sử nghiên cứu TTĐC thường được chia làm bốn giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: từ đầu thế kỉ XX tới cuối những năm 40 của thế kỉ
này. Đây là giai đoạn có những quan niệm cho rằng các phương tiện truyền
thông có một sức tác động to lớn đối với suy nghĩ và cách ứng xử của công
chúng. Tiêu biểu cho giai đoạn này là các học giả của trường phái Frankfurt,
những người cho rằng công chúng là người tiêu thụ thụ động không có khả năng
đề kháng trước sự thuyết phục của các phương tiện TTĐC. Các nhà nghiên cứu
như Theodor Adorno và M. Horkheimer có cái nhìn khá bi quan về vai trò của
công chúng khi cho rằng truyền thông có sức tác động to lớn tới đám đông và
công chúng thông thường phải chấp nhận những quan điểm mà nhà sản xuất áp
đặt, các lựa chọn về truyền thông với họ chỉ được xem như là một “ảo ảnh” và vì
vậy họ không thể có cơ hội cưỡng lại sức mạnh của truyền thông đã được áp đặt
lên bản thân. (1991:85, 87). Năm 1922, tờ báo St. Louis Post Dispatch đã tiến
hành điều tra bằng bảng hỏi đối với cư dân của thành phố St. Louis để tìm hiểu
quan điểm của họ về tờ báo. Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu này đã
đánh dấu bước phát triển mới trong phương pháp nghiên cứu truyền thông.
Học thuyết ‘mũi kim tiêm’ (hypodermic-needle model/ magic bullet theory) ra
đời trong thời kì này hình thành trên cơ sở lí luận là các phương tiện TTĐC đã

‘chích’ các thông điệp đi kèm giá trị, quan điểm, cách nghĩ và cách đối xử trực
tiếp vào đầu của khối đại chúng không có óc phê phán và khả năng ‘chống đỡ’.
Theo J. Gripsrud (2002), sự phát triển của một số phương tiện TTĐC thời đó
như phim ảnh, đĩa ghi âm, tạp chí, ti vi đã góp phần hình thành một bản sắc
17


‘thanh niên’ thời thượng: quần jean, áo khoác da, kiểu tóc đuôi vịt
(ducktail), và đi xe mô tô. Các phương tiện TTĐC do đó từng được đánh
giá là ‘phương tiện của thượng đế’ (Gripsrud 2002).
Giai đoạn thứ hai: từ sau thập niên 40 tới đầu thập niên 60 của thế kỉ
XX: quan điểm chủ đạo của thời kì này là truyền thông không có quyền lực vạn
năng mà chỉ có ảnh hưởng hạn chế (limited media effects paradigm) và chỉ
củng cố thêm những xu hướng xã hội có sẵn. Học thuyết ‘Dòng hai bước của
truyền thông’ còn được gọi là học thuyết về “Ảnh hưởng hạn chế của truyền
thông” (Limited-Effects Theory) (Lazarsfeld và Katz) xuất hiện với quan
điểm cơ bản là bên cạnh kênh TTĐC, từng cá nhân người tiếp nhận còn có
các mối quan hệ liên cá nhân với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp… Và vì vậy, tác động của các phương tiện TTĐC không mang
tính trực tiếp như học thuyết ‘mũi kim tiêm’ đã chỉ ra, mà luôn thông qua bộ
lọc của các bước trung gian - những người có uy tín trong cộng đồng. Nói
cách khác, chính môi trường (gia đình, nhà trường, các nhóm quan hệ xã
hội,…) của người tiếp nhận thông tin quyết định quá trình người đó
tiếp nhận thông tin từ các phương tiện TTĐC, chứ không phải bản thân
các phương tiện TTĐC quyết định điều đó. Giai đoạn này được đánh dấu
bằng một phát minh của Paul Lazasfeld, đó là việc ông chế tạo ra chiếc máy
đo thái độ yêu ghét của thính giả nghe đài bằng cách ấn nút xanh hoặc nút
đỏ. Ông là người hoàn thiện phương pháp phỏng vấn nhóm tập trung với
mục đích phác thảo ý tưởng trước khi tiến hành các phương pháp điều tra
định lượng trên diện rộng.


18


Giai đoạn thứ ba từ sau thập niên 60 tới những năm 90 của thế kỉ XX.
Giai đoạn này gắn liền với các học giả thuộc trường phái Birmingham tiêu
biểu như Stuart Hall, Raymond Williams. Những tác giả này nhấn mạnh vào sự
tiếp nhận của công chúng, theo đó nhấn mạnh công chúng có tính chủ động cao
khi tiếp nhận thông điệp truyền thông và có thể diễn giải các thông điệp này theo
những trải nghiệm của riêng họ. Trái ngược với quan điểm trước đây của
Theodor Adorno và M. Horkheimer, những nhà phê bình như John Fiske lại cho
rằng khán giả là những người có quyền lựa chọn những gì họ muốn xem, thậm
chí họ có khả năng tiếp nhận các thông điệp truyền thông theo cách riêng của
mình. Một công trình nghiên cứu của I.Glick và J.S.Levy xuất bản năm 1962 đã
phác thảo được bức tranh loại hình hóa về khán giả khi họ nghiên cứu về thái độ
của công chúng Mỹ đối với truyền hình. Và có 3 loại thái độ sau:
+ Thái độ Chấp nhận: máy truyền hình được xem là công cụ tiêu khiển và
phương tiện để hội nhập vào xã hội (người già, người độc thân, lao động chân
tay, trẻ em dưới 12 tuổi,…)
+ Thái độ Chống đối: có thái độ lo lắng về hậu quả của truyền hình mang lại
(giới trung lưu, và các bậc phụ huynh).
+ Thái độ Thích ứng hay Dung hòa: không xem nhiều mà cũng không xem
không ít. Truyền hình có thể đáp ứng nhiều mục đích khác nhau, từ thông tin đến
giải trí, tuy nhiên cần phải có sự chọn lọc nhất định (lao động tay nghề, tiểu
thương, kinh doanh nhỏ, ...)
Một công trình khác cũng được công bố năm 1972 bởi J. Sousselier (Pháp) về
phân loại công chúng đối với truyền hình:
19



+ Những người xa lánh (8%): chỉ coi ít chương trình (người dân Paris, thanh
niên 15 – 24 tuổi, sinh viên, …)
+ Những người thụ động (29%): thích những chương trình “bình dân” và không
thích xem những chương trình mang tính “trí tuệ” (những người có học vấn tiểu
học, công nhân và nông dân)
+ Những người chọn lọc (30%): quan tâm đến những chương trình mang tính
chất trí thức (học vấn trung học và đại học, cán bộ, ...)
+ Những người hài lòng (33%): thích xem hầu như tất cả các chương trình,
nhưng vẫn thích những chương trình bình dân nhiều hơn là những chương trình
trí tuệ (cư dân các thành phố nhỏ hoặc thị trấn ở nông thôn, nhân viên, người về
hưu,…).
Trong khi đó Stuart Hall đưa ra mô hình mã hóa/giải mã (1973) trong đó
ông cho rằng các thông điệp truyền thông sẽ được “giải mã” bởi khán giả theo
những cách khác nhau không lường được dựa trên bối cảnh xã hội và nhận định
của bản thân họ. (Barker, 1997: 117).Trong nhận định này, cần phải thấy rằng
việc giải mã thông điệp truyền thông luôn được gắn chặt với bối cảnh văn hóa xã
hội rộng lớn và vì vậy việc tiêu thụ các sản phẩm truyền thông không chỉ đơn
thuần diễn ra giữa công chúng và bản thân sản phẩm truyền thông đó. Ngoài ra
việc tiếp nhận truyền thông của công chúng, trong nhiều trường hợp, cũng được
xem là một hoạt động tập thể hơn là một hành động đơn lẻ của cá nhân trong đó
tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng có thể ảnh hưởng lớn tới việc
công chúng đón nhận các sản phẩm truyền thông như thế nào.

20


×