Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.15 KB, 19 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN ĐỊA VĂN HÓA

Đề tài: Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
của người Nga.

1:Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, con người không còn phụ thuộc vào tự
nhiên nữa, mà chuyển sang giai đoạn cải tạo, chế ngự tự nhiên và chung sống hòa đồng cùng với
tự nhiên. Tận dụng thiên nhiên và chống chọi với tự nhiên luôn là vấn đề huyết mạch trong văn
hóa ứng xử. Có thể nói, tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Tự
nhiên không chỉ là môi trường sống, mà đó còn là môi trường để con người thích ứng, sáng tạo
ra những giá trị vật chất, tinnh thần.
Nước Nga, hay còn gọi là Liên Bang Nga, là một trong những nước trên thế giới có vị trí
địa lý vô cùng đặc biệt, trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á-Âu. Nga chiếm phần lớn
khu vực Bắc cực và cận Bắc cực. Đại hình đa dạng, khí hậu phức tạp, phân bố trải dài theo
đường kinh tuyến đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống lao động của nhân dân Nga.
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa ứng xử môi trường tự nhiên của con người Nga
dưới góc nhìn địa văn hóa, chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi, địa lý, điều kiện tự nhiên có vai trò
như thế nào, chúng ảnh hưởng và chi phối ra sao đối với một nền văn hóa. Phải chăng điều kiện
địa lý là yếu tố tiên quyết và chủ đạo trong việc hình thành bản sác, phạm trù văn hóa của một
dân tộc?


2: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và con người Nga:
2.1:Điều kiện địa lý của nước Nga:
2.1.1:Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ:
Liên Bang Nga là một đất nước có diện tích lớn nhất thế giới với 17,1 triệu ki lô mét
vuông. Lãnh thổ trải dài từ Đông Âu đến Bắc Á. Liên Bang Nga có 11 múi giờ, giáp với 14 quốc
gia, cụ thể: Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương; phía tây bắc giáp với Na Uy, Phần Lan; phía tây
giáp với Ba Lan, Belaruts, Litva, Extonia; phía tây nam giáp với Ucraina; phía nam giáp với
Grudia, Adecbaigian, Cadăcxtan; phía đông nam giáp với Trung Quốc, Mông Cổ, Cộng hòa Dân


chủ Nhân dân Triều Tiên; phía đông giáp với biển Beerinh và gần với bang Alaxca của Mỹ.
Đặc biệt Liên Bang Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương,
Thái Bình Dương, biển Bantich, biển Caxpi và biển Đen. Nga có nhiều quần đảo và hàng nghìn
đảo giáp với quần đảo của Nhật ở Thái Bình Dương.
2.1.2: Đặc điểm tự nhiên nước Nga:
Về địa hình: Địa hình của Liên Bang Nga chủ yếu là đồng bằng thấp và các miền đất cao,
địa hình cao dần từ tây sang đông, loại địa hình chủ yếu là bình nguyên với 2 bình nguyên lớn là
bình nguyên Đông Âu, Tây Xiabia, và các vùng núi. Trong đó, các bình nguyên và vùng thấp
chiếm tới 70% diện tích nước Nga. Các bình nguyên này chủ yếu là gồm thảo nguyên về phía
Nam, rừng rậm về phía Bắc, và các lãnh nguyên dọc theo bờ biển phía Bắc. Các dãy núi chủ yếu
nằm ở biên giới phía nam và phía đông, có các dãy núi lớn: dãy Capa, Antai, Xian,
Veckhoian,..đặc biệt là dãy Uran. Nước Nga có khoảng 120 nghìn con sông và trên 2 triệu hồ lớn
nhỏ. Nhiều con sông lớn chảy qua nước Nga và đóng vai trò không hề nhỏ trong việc hình thành
các đặc điểm địa lý, khu dân cư của nước Nga, các con sông lớn nhất đất nước như: Sông
Emitxay, sông Vonga, Obi, sông Xibia,…
Sông Xibia chia đất nước Nga thành hai phần: Phía Tây và phía Đông. Phía Tây chủ yếu là
đồng bằng, bao gồm: Đồng bằng Đông Âu cao, màu mỡ, phù hợp phát triển lương thực, thực
phẩm và chăn nuôi; đồng bằng Tây Xibia, tuy nhiều đầm lầy nhưng có nhiều dầu mỏ và khí đốt,
ngoài ra phía Tây còn có dãy Uran trù phú. Phía Đông Liên Bang Nga chủ yếu là núi và cao
nguyên.
Về tài nguyên thiên nhiên: Đất nước Nga có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và
dồi dào như: dầu mỏ, than đá, sắt, đồng, khí tự nhiên,vv… Nga được coi là siêu cường năng
lượng, có trữ lượng khí tự nhiên đứng đầu thế giới, đứng thứ hai về trữ lượng than, thứ tám về
trữ lượng dầu mỏ.
Nga còn diện tích rừng lớn nhất thế giới với 886 triệu ha, chiếm 40% diện tích đất nước,
tức là khoảng ¼ tổng diện tích thế giới. Các loại rừng chủ yếu là rừng lá kim, taiga…VÌ thế, Nga


còn được coi là “lá phổi của thế giới”, chỉ xếp sau rừng Amazon về khả năng lọc khí CO2. Vì
thế, động thực vật ở Nga rất phong phú và đa dạng.

Với lợi thế về nhiều sông hồ sâu và rộng nhất thế giới, kinh tế, đời sống nhân dân Nga gắn
bó sâu sắc với sông hồ và việc phát triển, khai thác mạnh mẽ các nguồn tài nguyên nước: Thủy
điện, nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt, nuôi trai lấy ngọc, trồng trọt, chăn nuôi… nên các tuyến
định cư, khai khẩn kinh tế mới đều được bố trí xây dựng bên bờ sông.
Về đặc điểm khí hậu, khí hậu Nga nhìn chung là khắc nghiệt, phân biệt rõ mùa đông kéo
dài, thậm chí đến nửa năm, mùa hạ mát mẻ nhưng ngắn ngủi. Tháng lạnh nhất thường vào tháng
1, nóng nhất thường ở tháng 7. Có sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các vùng. Vào màu đông,
nhiệt độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Mùa hè có thể khá nóng
và ẩm, thậm chí tại Siberia và những vùng nội địa lại có khí hậu khô nhất.
Nguyên nhân là do khí hậu ở Nga được hình thành và ảnh hưởng dưới nhiều yếu tố xác
định. Khí ôn đới chiếm phần lớn diện tích. Diện tích to lớn của lãnh thổ và sự xa cách biển của
nhiều vùng dẫn tới kiểu khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực, cụ thể: Phía Bắc có khí hậu cận cực,
phần lớn Xibia nằm trong vùng băng giá lâu năm, còn phía Nam có khí hậu cận nhiệt, tuy nhiên,
khí hậu ở lục địa lại nóng, ấm do sự xa tách khỏi biển.
Tóm lại, đặc điểm tự nhiên của đất nước Nga có tính phân vùng, thể hiện rất rõ ở các bình
nguyên. Từ bắc xuống nam lần lượt thay đổi từ vùng hoang mạc Bắc cực, đài nguyên, rừng đài
nguyên, rừng taiga, rừng hỗn hợp, đến rừng thảo nguyên và bán sa mạc. Khí hậu thì dần về phía
đông càng mang tính chất lục địa hơn. Mặc dù gặp phải một số khó khăn do khí hậu khắc nghiệt,
cực giá vào mùa đông, trong khi lại khô hạn ở vùng nội địa, nhưng nhìn chung, nước Nga vẫn là
một nước siêu cường về lợi thế tự nhiên, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế đa ngành: luyện
kim, hóa dầu, nông, lâm, ngư nghiệp,…
2.2:Chủ thể văn hóa (con người) Nga:
Dân số đông: 143 triệu người (2010), đứng thứ 8 thế giới với 160 sắc tộc. Nhìn chung, dân
số Liên Bang Nga có bốn đặc điểm sau:
-Dân số phân bố không đều, mật độ dân số ở các vùng có sự chênh lệch rất lớn. Khu vực
lãnh thổ thuộc châu Âu thì mật độ dân số dày đặc, còn dân số ở phần lãnh thổ thuộc châu Á thì
mật độ lại thưa thớt 3,5 người/k𝑚2 , trong khi đó, mật độ ở tây Bolia là 1 người/k𝑚2 . Khu vực có
dân số thưa thớt nhất ở Nga là ở vành đai hàn đới Bắc Băng Dương, mật độ dân số là 0,1 – 0,3
người/k𝑚2 .
-Tỷ trọng dân số thành thị lớn, chiếm 74%, dân số nông thôn chiếm tỷ trọng ít, khoảng

26%.
-Sự gia tăng dân số đang ở mức âm. Hiện nay, tỉ lệ tử vong ở Nga cao gấp 1,5 lần so với tỉ
lệ sinh. Điều này sẽ dẫn tới hiện tượng dân số già nghiêm trọng trong tương lai, gây tác động xấu


đến nguồn lực lượng lao động, hệ quả là mâu thuẫn với nhu cầu lao động trong các nghành khai
khoáng, luyện kim, hóa dầu, lâm nghiệp… ngày càng lớn.
-Tố chất người dân Nga cao, đặc biệt họ rất chú ý việc bồi dưỡng, nâng cao đời sống văn
hóa. Việc quảng bá tố chất, văn hóa dân tộc Nga ra quảng trường thế giới luôn được chính phủ
quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện phát triển. Điều này đang tạo điều kiện và động lực tốt cho phát
triển kinh tế.
Do đa dạng về sắc tộc- 160 dân tộc- ngôn ngữ Nga phân thành 4 nhóm, đó là ngữ hệ Ấn –
Âu, ngữ hệ Artai, ngữ hệ Caucasus, ngữ hệ Ural. Tiếng Nga là quốc ngữ, thuộc ngữ tộc Slavs
của ngữ hệ Ấn – Âu.
Các nước cộng hòa có quyền quy định ngôn ngữ riêng và ngôn ngữ đó được sử dụng cùng
với tiếng Nga.
3: Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến văn hóa ứng xử của con người Nga:
3.1:Con người tận dụng môi trường tự nhiên để ăn uống:
Thực phẩm từ thịt rất đa dạng và đóng vai trò rất quan trọng trong thói quen ẩm thực của
người Nga. Các món ăn chính thường được chế biến từ thịt bò, thịt cừu, heo, các loại gia cầm...
Khí hậu Nga thuộc vành đai hàn đới, mùa đông kéo dài là nguyên nhân hình thành thói
quen ăn các món ăn có nhiệt lượng cao trong ẩm thực của người Nga. Do đó, kĩ thuật chế biến
thịt nguội của người Nga đã sớm phát triển, ban đầu xuất phát từ việc dự trữ, dùng dần sau dần
trở thành một món ăn chính, nguyên liệu chế biến trong thực đơn thường ngày, có thương hiệu
trên thế giới, như: lạp xưởng, xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, thịt lợn muối, thịt băm viên, pa
tê,..vv.
Bên cạnh sử dụng nguồn thịt, người dân Nga đã sớm bổ sung, làm giàu thêm cho bữa ăn
hằng ngày của mình với hàng loạt các nguồn nguyên vật liệu tận dụng từ những cánh rừng rậm,
sông hồ rộng lớn, trù phú, như: Các loại cá, thủy hải sản, các loại rong, thịt thú rừng, các loại
nấm, rau củ quả rừng, dâu, mật ong, vv… Một ví dụ tiêu biểu nhất minh họa cho sáng tạo của

người Nga, vừa đối phó tính khắc nghiệt, vừa tận dụng nguồn lợi dồi dào từ tự nhiên trong ẩm
thực, chính là món trứng cá hồi. Có thể nói, món trứng cá hồi đã trở thành điểm nhấn sáng tỏa,
một trong những biểu tượng của ẩm thực Nga- luôn tươi lành,bổ dưỡng, hài hòa vị béo và đạm.
Các món ăn từ cá hồi và trứng cá hồi đã được người dân Nga sử dụng từ rất sớm. Trứng cá
hồi có hai loại, trứng cá hồi đỏ và trứng cá hồi đen. Cá hồi vốn luôn được người dân Nga mệnh
danh là “ Hoàng đế” của biển, hàm ý nói về tầm quan trọng, vai trò của nó đối với ẩm thực Nga.
Trứng cá sau khi được lấy từ bụng cá sẽ được bảo quản thận trọng. Sau đó được ướp muối và
phân loại cẩn thận. Người ta chia trứng cá theo dạng và độ béo của trứng. Trứng cá đen được
chia theo độ tuổi, độ đàn hồi của nó và mỗi loại có tên riêng. “King Black caviar” là loại trứng cá
tầm đã 20 tuổi, thường được đặt trên bàn của những vị vua chúa và những nhà triệu phú. Những


loại trứng cá 45 năm tuổi được gọi là “Rogen Osietra”, còn những loại trứng cá 85 tuổi được gọi
là “Caviar Imperial” thì được rót ra nhẹ nhàng như vàng. Trứng cá được chế biến thành nhiều
món ăn khác nhau, thường thì trứng cá sẽ dùng kèm bánh mì nướng, hoặc làm món bánh xèo
kếp, bên trong gói trứng cá hồi, ít sốt sữa đặc hoặc sốt phó mát, ít thịt lợn thái lựu. Người Nga
cũng có những nguyên tắc khi ăn trứng cá. Đó là những quy tắc về nghệ thuật. Trứng cá hồi sau
khi lấy ra sẽ được bảo quan ngay trong dụng cụ chuyên thiết kế để bảo quản trứng cá làm từ
băng. Người ta sẽ đựng trứng cá bằng vỏ sò, chén, đĩa bằng gỗ, gốm, sứ… nhưng tuyệt đối cấm
kị đựng trứng cá hồi bằng vật dụng bằng bạc hay kim loại, vì bạc hay kim loại sẽ nhanh chóng
làm trứng cá bị oxi hóa, mất đi độ tươi ngon của sản phẩm. Trứng cá hồi khi ăn vào miệng sẽ
cảm nhận từng trái trứng vỡ lụp bụp trong vòm họng, trứng có vị hơi tanh của cá và hơi dầu.
Trứng cá béo, săn tròn, bóng láng, không bết vào nhau, ít vị muối luôn có giá trị cao nhất, còn
trứng mềm và nhiều dầu là loại trứng chất lượng thấp. Người dân Nga luôn tự hào về cá hồi và
trứng cá hồi Nga luôn là một món ăn bổ dưỡng, có giá trị kinh tế cao và có thương hiệu trong
làng ẩm thực thế giới.
Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới -20 độ C, vì thế, các thức ăn béo, giàu năng lượng
như bánh mì, trứng, bơ hay sữa là rất cần thiết. Bởi vậy, trong khẩu phần ăn của người Nga,
không thể thiếu các sản phẩm chế biến từ bơ, sữa.
Do đặc điểm khí hậu, cảnh quan tự nhiên, người dân Nga luôn chú ý tận dụng, bổ sung tối

đa các nguồn rau quả tươi đến các loại trái cây trong chế biến món ăn: Cà rốt, cà chua, khoai tây,
cải trắng, bí đỏ, củ cải đỏ, dưa chuột, hành, dâu, việt quất, mâm xôi, táo, các loại rau, lá cây
rừng... Để kết hợp, người Nga rất hay dùng súp, và ẩm thực Nga có tới hàng chục loại súp khác
nhau, và trong một bữa ăn truyền thống, dù là trưa hay tối, món súp luôn luôn được dọn lên đầu
tiên, vừa có tác dụng không chỉ khai vị, bổ sung chất mà còn để sưởi ấm, xua lạnh, kích thích
tiêu hóa, tăng cảm giác ngon miệng. Trong các món súp, nổi tiếng và cổ điển nhất là món súp củ
cải đỏ. Với màu sắc tươi tắn của củ cải, món này thường được ăn lạnh vào mùa hè, ăn nóng vào
mùa đông, đôi khi, người ta thêm thịt hay nấm vào món súp này.
Bên cạnh súp, salad và món trộn cũng trở thành món ăn đặc sắc mang hình ảnh của nhà bếp
Nga. Món này, người ta thường cho thịt lợn, thịt bò, thịt gà xé nhỏ, lạp xưởng thái miếng vuông,
rồi cho thêm khoai tây chin, táo, cà chua, dưa chuột, hành tây, cà rốt, trứng gà chín, thêm dầu và
gia vị rồi trộn lên.
Khoai tây là một loại củ chứa tinh bột, dễ bảo quản, có thể lưu trữ được lâu với số lượng
nhiều mà vẫn đảm bảo được độ tươi, hơn nữa, cây khoai tây lại dễ sinh trưởng, thích ứng với đặc
điểm đất đai, khí hậu nước Nga, cho nên, khoai tây đã trở thành loại thực phẩm gắn liền với cuộc
sống của người dân Nga. Người dân thường dùng khoai tây để làm ra nhiều món ăn khác nhau,
cũng như dùng nó như một thứ nguyên liệu chính để chế biến: súp, hầm, luộc, slad, nghiền, rán
vàng,… Nhưng được ưa thích nhất vẫn là món khoai tây rán vàng với thịt bò. Món ăn này vừa dễ
làm, lại vừa nóng sốt, đủ chất béo, đạm, tinh, rất lý tưởng cho khí hậu lạnh ở Nga.


Với đặc điểm khí hậu ôn đới lục địa là chủ yếu, địa hình cao nguyên, đồng bằng rộng lớn,
màu mỡ, rất thích hợp cho việc trồng và phát triển cây lúa mì. Do đó, lúa mì, yến mạch.. trở
thành lương thực chính của nhân dân Nga. Hàng loạt các món ăn chế biến từ bột mì: mì sợi, nui,
sủi cảo, bánh nướng pirgo, bánh ngọt, Vatrushka, bánh quế, bánh Blin, bánh mì… Trong đó,
bánh mì, đặc biệt là bánh mì đen là phổ biến và có vai trò chủ đạo hơn cả, không chỉ trên bàn ăn
mà bánh mì đen với muối đã trở thành biểu tượng, lòng mến khách, tình yêu quê hương đất nước
của con người Nga.
Bánh mì đen được làm từ mạch đen, tiểu mạch, bột mì, là món ăn mà người Nga yêu thích
và thường được sử dụng để bày tiệc. Khi có khách, chủ nhà sẽ mang đến cho khách những chiếc

bánh mì nóng hổi, vừa ra lò, và người khách sẽ phải hôn lên chiếc bánh, rồi dùng dao cắt ra một
miếng nhỏ, rắc lên ít muối rồi ăn, để bày tỏ thành ý cảm ơn của mình.
Sủi cảo Nga được làm từ bột mì cũng là món ngon được ưa chuộng. Bánh sủi cảo có nguồn
gốc từ Tây Bolia. Người Tây Bolia nổi tiếng với nghề săn bắn, khi đi săn, họ thường mang theo
ít bánh sủi cảo. Trong khí hậu rét mướt, tuyết rơi lạnh lẽo, những người thợ săn thường nhóm
lửa, nấu một nồi bánh sủi cảo lớn với nước sôi, vừa để sưởi ấm, vừa để no bụng. Cho đến nay,
bánh sủi cảo Nga vẫn được gọi là bánh Tây Bolia.
Về thức uống, tận dụng những nguyên liệu có sẵn xung quanh, người dân Nga đã chế biến
ra một loại đồ uống truyền thống, không cồn, có tác dụng giải nhiệt rất tốt, đó là Kvas. Kvas
được làm từ bột lúa mạch đen, sau khi lọc lấy những chất tan trong nước, người ta bổ sung nước
củ cải, men bánh mì, pha thêm đường rồi ủ lên men. Người Nga chế biến và sử dụng Kvas đã
hơn 1000 năm. Đây là một loại nước uông có mùi thơm, vị dễ chịu và có gas. Kvas ttacs động tốt
đến quá trình tiêu hóa nhờ có các vi khuẩn tạo ra axit hữu cơ, vitamin và các chất khoáng khác
trong thành phần của nó. Hơn nữa, Kvas lại ít lượng đường nên không gây béo phì. Có thể nói,
thức uống Kvas như một sản phẩm “men tiêu hóa” tích cực, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn,
trong chế độ ăn giàu đạm và chất béo hằng ngày.
Nhân dân Nga còn dùng mầm lúa mạch, lúa mì trong việc chưng cất nên các loại đồ uống
có cồn như: Sbiten, Yuri Dolgoruki, Russky Standart, Putinka… và rượu Vodka trứ danh.
Nhưng nhìn chung, thức uống hằng ngày của người dân Nga vẫn là trà và cà phê. Vì khí hậu
lạnh và khô, cho nên dù là trà hay cà phê, khi uống đều được pha rất loãng và dùng ngay khi còn
nóng. Người Nga dùng trà kèm với một vài lát chanh xắt mỏng, hoặc cho thêm sữa. Bên cạnh đó
còn có một đồ uống nổi tiếng là Sbiten, được làm từ mật ong và thêm chút hương liệu khác như
dâu.
Có thể thấy, ẩm thực Nga là sự kết hợp hoàn hảo giữa nguồn tài nguyên dồi dào sẵn có
trong tự nhiên, sự ưu ái của địa lý, bàn tay khéo léo, tấm lòng cởi mở hồn hậu. Vượt trên sự
khắc nghiệt của thời tiết, người Nga đã tạo ra một nền văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc.
3.2:Con người đối phó với tự nhiên qua trang phục:


Do khí hậu khắc nghiệt, trang phục thường ngày của nhân dân Nga không thể thiếu những

bộ được may từ dạ, len, lông thú. Chất liệu vải chủ yếu được làm từ lanh, vải gai, lông thú, vải
pha len, lụa, sợi bông, gấm…. Những trang phục truyền thống của người Nga, của đàn ông lẫn
phụ nữ, nhìn chung đều có thiết kế hình dáng cắt thẳng, khỏe khoắn, nhiều lớp, ống tay rộng,
hoặc có thể buộc túm lại, phù hợp với môi trường lao động, sản xuất nông nghiệp, khai thác
trong điều kiện khí hậu giá rét. Các trang phục thường có màu sắc sặc sỡ, tươi sáng, đặc biệt là
chiếc váy phụ nữ, thường được thêu trang trí nhiều hình ảnh về thiên nhiên, con vật, họa tiết
sinh động. Có lẽ do ảnh hưởng từ quang cảnh những khu rừng, ngọn núi quanh năm bao bọc,
chìm trong tuyết trắng u tịch mà nhân dân Nga luôn muốn thổi vào đời sống hằng ngày những
luồng gió ấm nóng, lạc quan, vui tươi, sôi nổi.
Tuy hiện nay, các trang phục truyền thống của người Nga dần bị ảnh hưởng bởi các trào
lưu thời trang trên thế giới, nhưng nhìn chung, tuy có thay đổi về kiểu cách, hoa văn, nhưng chức
năng giữ ấm để đối phó với thời tiết vẫn không thay đổi và luôn được hoàn thiện.
Có hai loại trang phục chính mà phụ nữ Nga thường mặc trong đời sống sinh hoạt là
Poneva và Sarafan.
Poneva là trang phục truyền thống của Nga, có tay áo dài, áo liền với váy. Poneva ở phía
Nam, có khí hậu ôn đới và ôn đới lục địa là chủ yếu, nên kiểu dáng đơn giản, cổ áo có xếp nếp,
nửa dưới là váy ống, độ dài vừa phải. Trong khi Povena ở phía Bắc có khí hậu cận Bắc cực, nên
có thân dài, phần áo trên rộng để có thể mặc chèn nhiều lớp bên trong. Tuy phải kèm thêm chức
năng giữ ấm do phải thiết kế để chèn nhiều lớp, nhưng Povena ở phía Bắc vẫn thanh thoát, tôn
dáng người mặc.
Đính thêm các họa tiết là điểm độc đáo của Poneva. Poneva ở
Matxcơva và những khu vực phía Bắc, vốn luôn có cảnh quan băng giá,
u buồn, thì thường có màu hồng tươi tắn, vai áo có hai màu vàng, đen,
màu sắc phối hợp hài hòa, bắt mắt, nhưng không quá sặc sỡ, cổ áo trang
trí nhiều hoa văn, bên dưới là chân váy dài, màu trắng, tô điểm bằng
những hình thêu hoặc tạp dề, túi đeo nhiều màu. Kiểu dáng này luôn
được người Nga ưa thích, và trở thành một trang phục không thể thiếu ở
các lễ hội nông thôn Nga. Poneva ở các địa phương khác nhau có
những đặc trưng khác nhau. Vùng Smolesk coi màu trắng là chủ đạo, ở
hai vai áo xen kẽ màu hồng, trắng, ống tay áo có hình cánh bướm. Còn

ở Vlamishen thì có đặc điểm các họa
tiết phức tạp, màu sắc rực rỡ hơn,
nhưng cũng không làm mất đi sự hài hòa.
Sarafan là kiểu áo liền váy, rất phổ biến ở Nga. Phổ biến
đến độ người dân dùng nó cho cả năm, do đó, tùy mùa mà
Sarafan sẽ có thay đổi, biến chế cho phù hợp. Mùa đông,


Sarafan dày, có lớp da hoặc lông thú. Người Nga thường mặc áo bông bên trong và mặc thêm
Saragan ở bên ngoài, sau đó còn choàng thêm khăn lông dày ở cổ, vì thế, Sarafan có tác dụng
chống lạnh rất tốt. Khi thời tiết trở nên ấm áp và mát dịu hơn, phụ nữ Nga sẽ mặc Sarafan dệt
bằng bông.
Bề mặt Sarafan thường được in hoa, có họa tiết điểm xuyến, ngoài ra còn có thêm dải lụa
hài hòa, khiến trang phục thêm sinh động, tự nhiên. Đây cũng là trang phục phụ nữ nông dân
Nga thời xưa.

Do ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu mà trang phục Sarafan ở các vùng khác nhau về kiểu
dáng. Ở phía Bắc giá rét, Sarafan được thiết kế có liệu dày, lớp bông lót bên trong, và thường dệt
thủ công, dùng loại bông dày để dệt, thường có màu xanh, xanh da trời, trắng. Sarafan ở
Matxcơva thì cầu kì hơn, người ta dùng da dê, chất liệu và màu sắc tương đối cao cấp và cầu kỳ.
Nếu xét về sự đối lập của Sarafan và Poneva, thì có lẽ là ở công năng sử dụng. Ở miền Bắc,
Sarafan ( áo ấm dày) đóng vai trò chủ chốt, còn ở miền Nam nước Nga, Poneva ( váy ống dài )
lại phổ biến và quan trọng hơn. Poneva là trang phục ở các tỉnh phía Nam, gần Châu Âu:
Voronezzh, Kaluga, Kursk, Riazan, Tambov, Tula, Orlov, Smolensk,... Áo Sarafan thường sử
dụng ở các vùng thuộc châu Âu của nước Nga, trên dãy Ural, Siberi, dãy Altai, Arkhalelsk,
Vologod, Novogorod, Olonets,…
Bên cạnh đó còn có Suba (còn gọi là áo khoác da), là trang phục chống lạnh không thể
thiếu vào mùa đông của người Nga. Suba có thể dùng chất liệu da chồn, da dê, da chó, da
thỏ,…để may thành. Từ rất lâu, Suba của người Nga còn được gọi là áo da dê. Sau này còn xuất
hiện trang phục bằng lông vũ. Nhưng chất liệu may mặc bằng da vẫn được người Nga ưa chuộng

nhất.
Trong bộ trang phục nữ giới Nga, bên cạnh khăn tay, yếm, tạp dề, khăn mũ đội đầu là chi
tiết không thể thiếu, bởi theo truyền thống, phụ nữ đã lấy chồng phải luôn che kín mái tóc của
mình, còn các thiếu nữ mới có quyền khoe tóc. Chính nét phong tục này đã tạo nên muôn hình
vạn trạng cho đồ đội đầu của nữ giới. Các cô thiếu nữ thường dùng bờm hoặc một dải hoa văn
buộc vào đầu, quanh mái tóc. Tận dụng tài nguyên thiên nhiên, xứng đáng với ý nghĩa quan
trọng của mình, các khăn, mũ đội đầu của phụ nữ luôn được chú ý trang trí tinh xảo bằng các
chất liệu như ngọc trai, cườm, hổ phách, san hô, chuỗi hạt, khuyên vàng, bạc… nhằm gây chú ý,
thể hiện địa vị, khả năng kinh tế, danh thế của người dùng.
Trang phục cho nam giới nói chung đều giống nhau. Nó bao
gồm có áo dài lửng thắt ngang lung, quần không quá rộng, ủng da
hoặc bện bằng vỏ cây, mũ có hoặc không có vành. Như một nguyên
tắc chung, áo. Cũng như trang phục nữ giới, theo điều kiện tự nhiên
của từng vùng mà trang phục nam giới có sự khác nhau. Ví dụ, tại


các làng ven bờ Bạch Hải, đàn ông mặc áo dệt từ lông thú, áo được bỏ vào trong quần. Còn ở
miền Nam, nam giới đa phần chỉ khoác thêm áo gile bên ngoài trang phục chính.
Người Nga mang các loại giày truyền thống: giày da ngắn cổ, koty có mũi cong bằng dạ
hay nỉ, giày đan, bện bằng sợi da thuộc hoặc vỏ cây. Đất nước Nga càng phát triển, càng nhanh
chóng tiếp thu các trào lưu văn hóa, thời trang trên thế giới, nên các loại giày cổ dần bị thay thế
bởi các loại sản phẩm khác đẹp hơn, thời thượng và mang giá trị thương hiệu hơn, nhưng đều
đáp ứng công năng sử dụng, khả năng giữ ấm, phù hợp với môi trường lao động của nhân dân
Nga.
3.3:Con người thích ứng với điều kiện tự nhiên qua nhà ở:
Được thiên nhiên ưu ái với những cánh rừng giàu có, bạt ngàn, tự bao đời nay, gỗ luôn là
một chất liệu xây dựng chính của người Nga. Suốt quãng thời gian dài thời Trung Cổ, người
Nga đã có những kiểu kiến trúc bằng gỗ riêng biệt. Có thể nói, gỗ là một chất liệu xây dựng đặc
biệt, mang tính di sản của nước Nga, nhất là trong những làng nghề truyền thống ở miền Bắc
nước này. Trong suốt thế kỉ 18, tất cả mọi công trình bao gồm nhà ở, nhà kho, nhà máy, cung

điện hay nhà thờ đều được làm từ chất liệu này. Bàn tay sáng tạo, trí tuệ, khả năng ứng dụng của
dân tộc Nga đã khiến cho kiến trúc gỗ đạt đến một trình độ huy hoàng, đến mức mà có những
khu kiến trúc phức hợp chỉ được thiết kế, xây dựng bằng duy nhất chất liệu gỗ. Các công trình
nguy nga, diễm lệ, độc đáo, độc nhất từ gỗ, ví dụ: nhà thờ Kizhi, Suzdal, Peredki, St.George,…
đã phản ánh phần nào về nguồn tài nguyên rừng đồ sộ ở đây.
Ngoài gỗ, người Nga còn dùng gạch, đá, vôi. Khoa học hiện đại càng tạo điều kiện cho
kiến trúc Nga phát triển với nhiều chất liệu xây dựng tiên tiến, hiện đại.
Các nhà thờ, lâu đài, thánh đường… với kiểu mái vòm đặc trưng, dáng như những ngọn
đuốc, được xây dựng bằng những bức tường đá trên nền một không gian thoáng đạt. Những
công trình tôn giáo, chính trị luôn được thiết kế nổi bật với những mái vòm cong hùng vĩ, tường
thành cao vút, những tòa tháp trập trùng xếp cạnh nhau, màu sắc trang nhã, điềm đạm, các công
trình này đều nhấn mạnh tính bề thế, tạo cảm giác choáng ngợp về không gian cho người nhìn.
Rõ ràng, hình ảnh tự nhiên với những ngọn núi cao trùng điệp, phủ nhòa tuyết trắng đã trở thành
nguồn cảm hứng xuyên suốt cho những người nghệ nhân thiết kế, xây dựng những công trình vĩ
mô của mình. Do đó mà những công trình kiến trúc độc đáo này đã hòa hợp tài tình với khung
cảnh xung quanh, biến thiên nhiên trở thành tấm phông nền cho công trình tỏa sáng.
Để ứng phó với cuộc sống mưu sinh trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cần phải có sức
mạnh cộng đồng, do đó, ở Nga đã hình thành thôn trang, một hình thức sinh sống chủ yếu của
người Nga. Thôn trang là một thôn rộng lớn, có một nhà thờ làm trung tâm, các căn nhà gỗ của
cư dân phân bố, quây quần xung quanh.
Tận dụng những vật liệu dễ kiếm, người dân Nga đã tạo nên những ngôi nhà gỗ độc đáo.
Nhà gỗ tuy đa dạng, nhưng xét về kết cấu thì có hai loại: chỉ dùng gỗ để xây dựng khung giàn,


vách tường dùng chất liệu khác và kiểu nhà dùng gỗ hoàn toàn. Những ngôi nhà hoàn toàn xây từ
gỗ có một phương pháp xây dựng đặc biệt khiến cả thế giới ngưỡng mộ, đó là không hề có một
vết búa, một dấu đinh trong kiến trúc, đặc biệt một số ngôi nhà ở miền Bắc nước Nga.
Kiểu xây dựng nhà ở bằng khung giàn gỗ vẫn phổ biến hơn, cho đến tận ngày nay, một số
tỉnh hẻo lánh ở miền núi vẫn còn sử dụng kiểu nhà này. Thời gian từ thế kỷ 12-19, kiểu kết cấu
khung giàn bằng gỗ và phần tường bằng hỗn hợp dăm, đá vụn, đất sét trét vữa bên ngoài phổ

biến khắp nước Nga, cùng bước chân những người khai phá vùng đất mới.
Nhà kết cấu khung giàn bằng gỗ là phương pháp được người dân tạo ra một giàn khung
bằng các thanh gỗ cứng, thường là gỗ sồi hoặc gỗ dẻ (tại những nơi dồi dào nguồn cây lá kim
người ta dùng gỗ thông thay thế), nối với nhau bằng mộng và khớp chịu lực cho cả ngôi nhà.
Vật liệu cho tường nhà đều là những thứ dễ kiếm như dăm bào, gỗ vụn, đá vụn trộn với đất
sét đào ngay tại địa phương. Nhiều nơi dùng cả cành liễu sẵn có. Sau đó trét ngoài bằng thạch
cao và sơn vôi trắng hoặc sáng màu để làm nổi bật những thanh gỗ sơn màu sẫm.
Các ngôi nhà khung gỗ thời cổ đại thường xây dựa trên bốn cột gỗ chính và có một tầng.
Mỗi tầng nhà là một môđun riêng, chồng lên nhau và tầng trên thường nhô ra diện tích lớn hơn
tầng trệt, có mái hiên lớn để tránh mưa, tuyết. Giữa đầu các kèo, thanh xà được thiết kế cách
nhau khoảng 2,5 cm, để phòng ngừa hiện tượng giãn nở khi thời tiết chuyển mùa, bởi nước Nga
tuy nửa năm là mùa đông lạnh lẽo cực độ, nhưng vẫn có những tháng mùa hè dù ngắn ngủi
nhưng rất nóng bức.
Ưu điểm nổi trội của kỹ thuật xây dựng lâu đời này đó là những ngôi nhà khung gỗ có khả
năng chịu lực tuyệt vời, do đó, đây là một thiết kế hữu ích trong việc chống chọi lại thời tiết có
tuyết rơi quanh năm, hạn chế tình trạng nhà sập do lượng tuyết rơi trên mái quá dày.
Bên trong các ngôi nhà đều được thiết kế với lò
sưởi ở trung tâm với ống khói thông thẳng lên nóc,
như một chiếc xương sống của ngôi nhà. Điều này sẽ
giúp cho hơi ấm từ lò sưởi sẽ lan tỏa đều khắp căn
nhà, giúp không khí ấm áp hơn, kể cả tầng lầu trên lẫn
phần mái và gác mái. Hơn nữa, điều này sẽ giúp giảm
thiểu sức nặng của tuyết trên mái, giúp bảo vệ mái
nhà tốt hơn.
Đồ nội thất trong nhà thường trải thêm thảm dày
bằng lông, da thú hoặc thảm dệt từ sợi dưới sàn, trước
hoặc gần lò sưởi, hay treo các vật trang trí có lông,
dày... Điều này không chỉ có tác dụng thẩm mĩ, lại
vừa giữ nhiệt, vừa tạo cảm giác ấm cúng, thoải mái cho người dùng.
Nhiều người vẫn thích làm nhà khung gỗ trong xây dựng dân dụng với sự trợ giúp của công

nghệ hiện đại như máy cắt gỗ công nghiệp điều khiển bằng phần mềm máy tính. Ở trong ngôi
nhà khung gỗ dùng các vật liệu tự nhiên không có chất phụ gia có cảm giác ấm cúng hơn, không
bức bối khó chịu như trong nhà bêtông và đặc biệt tốt cho người mẫn cảm, dễ bị dị ứng.
3.4:Con người chinh phục địa hình,khoảng cách địa lý bằng phương tiện đi lại:


Với sức mạnh kinh tế, khoa học kĩ thuật, dân tộc Nga không gặp nhiều trở ngại khi di
chuyển trong điều kiện khí hậu bất lợi của đất nước mình. Cụ thể, giao thông vận tải ở Nga rất
phát triển, hệ thống đường sắt ở Nga có tổng chiều dài là 149.000km, đường cao tốc 952km, tàu
điện ngầm là phương tiện vận chuyển chủ yếu ở các vùng đô thị, Matxcơva đứng đầu thế giới về
lượng vận chuyển hành khách, mỗi năm có đến 2,5 tỉ lượt người sử dụng tài điện ngầm, bởi vì
tàu điện ngầm vừa nhanh chóng, tiện lợi lại vừa có thể tránh tuyết lạnh do chạy sâu dưới lòng
đất.
Do đặc điểm khí hậu lạnh giá, tuyết bao phủ nhiều nên các phương tiện công cộng luôn là
giải pháp di chuyển được người dân chọn lựa: xe buýt, tàu cao tốc, tàu điện, taxi… Bên cạnh các
phương tiện cá nhân có động cơ: ô tô, mô tô, xe điện…người Nga thường chọn những phương
tiện cá nhân nhỏ gọn, dễ di chuyển trong điều kiện tuyết rơi như: xe đạp, ván trượt cá nhân,..
Hơn nữa, việc sử dụng những phương tiện sử dụng sức người này sẽ giúp xua đi cái rét hiệu quả.
Nga có vị trí tiếp giáp với nhiều biển lớn nhỏ, vì vậy Nga có rất nhiều cảng và hải cảng, đội
thương thuyền của Nga là một phương tiện quan trọng để kết nối Nga với các quốc gia khác trên
thế giới.
Đường hàng không Nga có khoảng trên 300 công ty hàng không với 2.743 sân bay, chỉ
riêng thành phố Matxcơva đã có đến 4 sân bay quốc tế, vì thế tiềm lực phát triển kinh tế, thông
thương, du lịch ở Nga là vô cùng thuận lợi.
Để đối phó với tình trạng băng tuyết rơi dày, gây cản trở giao thông, nước Nga luôn chú ý
phát triển đội ngũ xe dọn tuyết trên đường phố, tàu phá băng, thậm chí là robot điều khiển từ xa.
Con người Nga luôn nỗ lực sử dụng mọi cách để vượt lên, chống chọi lại những bất lợi của thiên
nhiên.
Bên cạnh việc sử dụng phương tiện giao thông hiện đại, nhân dân Nga còn di chuyển bằng
ngựa, xe ngựa, cỗ xe tam mã, tứ mã, đôi chỗ dùng bò. Nhưng những phương tiện bằng sức kéo

này hiện phổ biến nhiều nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi nước Nga.
Với địa thế nhiều sông hồ lớn nhỏ đóng băng vào mùa đông, nhân dân Nga không thể thiếu
những chiếc xe trượt tuyết, ván trượt tuyết, hài đi trên băng trong các công cụ di chuyển của
mình. Xe trượt tuyết do động vật kéo: hươu, lừa, ngựa, tuần lộc… xe do chó kéo thì thông dụng
hơn cả. Phương tiện này tuy bất tiện là không thể chuyên chở đồ nặng hay giữ ấm cho người lái,
nhưng nó có ưu điểm là thuận tiện, dễ chinh phục địa hình các ngọn đồi, thung lũng, núi tuyết
cao. Xe trượt tuyết hiện đại với thiết kế bộ mã lực lớn ở đầu xe đang dần thay thể cho loại sử
dụng lực động vật, do sức kéo của chúng thường kém bền.
Ván trượt tuyết có nhiều kiểu da dạng, có thể chia thành hai loại: Loại dùng ván và loại
dùng hài, sử dụng kèm hai chiếc gậy chống. Để có thể mở rộng phạm vi lao động, nhân dân Nga
phải đối mặt với tình trạng tuyết lún sâu, do đó, ván trượt tuyết được ra đời như một đôi hài đi
trên tuyết. Có thể nói, đây quả là một phương tiện di chuyển thích ứng tuyệt vời trong điều kiện
địa hình không bằng phẳng, độ nghiêng cao dần, dốc núi cao, tuyết phủ quanh năm như nước
Nga.


Ngoài ván trượt tuyết, để thuận tiện cho việc đi bộ trong quãng đường ngắn, người Nga còn
sử dụng một phương tiện di chuyển khác cũng không kém phần hiệu quả, gọn nhẹ, đó là giày
trượt băng. Giày trượt băng được thiết kế như một đôi giày cao cổ bình thường, ôm sát chân, cổ
chân, may bằng da hoặc chất liệu vải dày, không thấm nước, điểm đặc biệt là phía dưới đôi dày
là một thanh sắt mỏng, dẹt, chỉ rộng chừng 0,5-0,8 cm,rất sắc, thường dài hơn 3cm so với hai đầu
mũi, gót giày. Thanh sắt này có nhiệm vụ làm giảm diện tích tiếp xúc giữa bàn chân tới mặt
băng, diện tích tiếp xúc càng nhỏ, lực ma sát càng bé, do đó, người dùng có thể lướt trên mặt
băng nhẹ nhàng như lướt trên lớp dầu mỡ.
Tùy vào thiết kế, cấu tạo mà mỗi vùng ở nước Nga lại chuộng một kiểu phương tiện di
chuyển cá nhân riêng. Ví dụ như ở phía Đông nước Nga, địa hình chủ yếu là đồi, núi, nên vào
màu đông, ván trượt tuyết đóng vai trò chủ yếu, rất được ưa chuộng, trong khi đó, ở phía Tây, do
địa hình chính là các bình nguyên, xen kẽ nhiều sông hồ, đầm lầy, cho nên, mùa đông tới, giày
trượt băng luôn là lựa chọn tối ưu nhất, từ người lớn đến trẻ em đều đặc biệt ưa thích công cụ
này.

Do ưu thế có tự nhiên nhiều sông hồ đóng băng suốt mùa đông dài làm môi trường tập
luyện, người Nga làm quen với bộ môn thể thao trượt băng từ bé, Đội tuyển Nga luôn là một đối
thủ đáng ghờm, thống lĩnh bảng xếp hạng của bộ môn trượt băng nghệ thuật thế giới.
3.5:Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến các hoạt động khác của con người:
3.5.1: Tư duy, tính cách dân tộc:
Điều kiện tự nhiên, nhân tố thời tiết đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tư duy, tính
cách của con người Nga. Sinh sống trên lãnh thổ nơi mùa đông kéo dài đến gần nửa năm, người
Nga đã tạo cho mình một sức mạnh ý chí lớn lao, tính kiên trì trong tranh đấu vì sự sống còn
trong điều kiện khí hậu giá lạnh. Nhiệt độ thấp trong suốt phần lớn của năm đã ảnh hưởng đến
khí tính dân tộc.
Mùa đông Nga khắc nghiệt ảnh hưởng đến truyền thống hiếu khách của người Nga. Từ
chối người đi đường trong điều kiện khí hậu mùa đông có nghĩa là đẩy họ vào cái chết lạnh. Vì
vậy, tính hiếu khách được người Nga hiểu là nghĩa vụ.
Tính khắc nghiệt và hà khắc của thiên nhiên dạy cho người Nga tính chịu đựng và biết
lắng nghe. Để có đủ sức mạnh để vượt lên hoàn cảnh, phải kể đến tinh thần lạc quan, niềm tin
cuộc sống vô bờ của nhân dân Nga. Người Nga quý những ngày làm việc sáng sủa, vì những
ngày này không nhiều. Lòng yêu lao động là một phẩm chất nổi bật ở người Nga.
Ta có thể khẳng định, khí hậu,điều kiện tự nhiên đã góp phần không nhỏ, đã ảnh hưởng đa
diện đến tư duy, phẩm chất của dân tộc Nga.
3.5.2: Lễ hội, vui chơi:
Khí hậu tuy gây nhiều trở ngại, nhưng bù lại, sản lượng tài nguyên trong tự nhiên lại rất
phong phú, dồi dào, cộng với tinh thần luôn lạc quan, yêu đời, sôi nổi và mến khách, người Nga
rất thích những buổi tiệc, những ngày lễ hội và luôn hết mình trong những dịp ấy.


Bên cạnh các lễ hội truyền thống và các ngày lễ chính thức của Nhà nước Nga, như: Ngày
lễ Năm mới, Giáng sinh, ngày Bảo vệ Tổ quốc, Phục sinh, ngày Kiến thức,… có một số lễ hội
dân gian truyền thống, thể hiện ước mong của nhân dân Nga trước sức mạnh thiên nhiên ngày
ngày tác động vào cuộc sống lao động của họ. Tiêu biểu là lễ hội Tiễn mùa đông-một trong
những lễ hội khó quên của đất nước Nga.

Lễ hội Tiễn mùa đông bắt nguồn từ nền nông nghiệp đồng áng của người nông dân Nga.
Mùa đông nước Nga đầy tuyết, tuyết phủ kín mặt đất, khắp ruộng đồng khiến cây cối tàn rũ,
không thể gieo trồng bất kì thứ gì được. Bởi vậy, với suy nghĩ thực tế, người nông dân mong
mùa đông chóng qua, mùa xuân nhanh đến. Ý nghĩa của lễ Tiễn mùa đông ở nước này chính là vì
mục đích như vậy. Hơn nữa, mùa đông thường kéo dài đến nửa năm, cho nên đây chính là dịp
rảnh rỗi lý tưởng nhất để mọi người vui chơi, thoải mái giao lưu, kết bạn với nhau. Thời điểm tổ
chức lễ tiễn mùa đông không được cố định vì nó phụ thuộc thời điểm bắt đầu của kỳ lễ ăn chay
của người Cơ Đốc giáo . Tuy nhiên, theo truyền thống, nó được tổ chức trong một tuần, bắt đầu
từ thứ hai và kết thúc vào ngày chủ nhật. Khoảng thời gian thường là vào cuối tháng 2 hoặc đầu
tháng 3.
Lễ hội Tiễn mùa đông chính thức bắt đầu khi người dân cầm đuốc đốt hình nộm bện bằng
rơm, giẻ quần áo, đây là hình ảnh tượng trưng của băng tuyết trong mùa đông lạnh giá.Mọi
người vui vẻ reo hò, ca hát, nhảy múa xung quanh hình nộm bốc cháy, coi như đã tiễn chân, xua
đuổi mùa đông, hân hoan chào đón mùa xuân tươi đẹp, khởi đầu khí thế cho một vụ mùa mới.
Lễ hội Tiễn mùa đông sẽ kéo dài cả tuần, mỗi ngày
lại có một tên riêng, ý nghĩa riêng, nhưng đều mang tính
chất là thăm viếng, chúc tụng người thân, bạn bè với
nhau. Suốt một tuần, nhân dân Nga hào hứng mặc những
bộ trang phục truyền thống đẹp đẽ, bắt mắt, thỏa sức vui
chơi, ăn uống, đàn hát, nhảy múa, khiêu vũ với nhau, vô
số những món ăn truyền thống được dọn ra, trong số đó,
không thể thiếu món bánh xèo Blin, một loại bánh kếp mỏng nướng, kẹp trứng cá hồi, bơ lỏng và
một ít sốt chua. Miêu tả không khí lễ hội này, người dân Nga thường hô “khẩu hiệu” này với
nhau một cách say sưa, vui vẻ: “Ăn đến no, uống đến say mềm, hát đến khản giọng, nhảy múa
đến kiệt sức”.
Lễ hội kết thúc vào Ngày tiễn đưa-ngày cuối cùng cuả tuần.Lúc này, đây là dịp để người
dân Nga gửi đến nhau những lời xin lỗi chân thành, gồm cả người đã khuất.
Tương tự, ứng với từng mùa, nhân dân Nga sẽ có những lễ hội khác nhau, mang những đặc
trưng riêng, như: Lễ Ivan Kupala mùa đông (khác với lễ tiễn mùa đông được tổ chức chung với
nhiều bạn bè và những người sống xung quanh, Ivan Kupala mùa đông thường được tổ chức

ngay trong gia đình để tiễn mùa đông, đón mùa xuân), Lễ hội mùa xuân, Lễ Chăn cừu vào mùa
xuân, lễ hội Ivan Kupala mùa hạ .


Bắt đầu buổi lễ Ivan Kupala, người ta trải cuộn rơm lên bàn, phủ tấm khăn trải bàn lên
trên, đặt lên đó một hũ cháo đại mạch trộn mật ong theo phong tục. Khi chủ và khách ăn xong,
phần còn lại đem để ra ngoài sân cho thần băng giá, mọi người hát bài hát cầu xin thần đừng làm
hại hoa màu. Tiếp đó, các em nhỏ xuất hiện, chúng đeo mặt nạ, đội lốt con dê, con sếu, con gấu...
những con vật gần gũi với người nông dân Nga. Những đứa trẻ cùng nhau hát những lời cầu
mong mùa màng bội thu và nhận những đồng tiền nhỏ từ người lớn.
Hội Ivan Kupala mùa hạ thì khác. Trong ngày hội, các cô gái bói tìm người yêu bằng cách
bện các vòng hoa, thả chúng xuống sông trong đêm Ivan Kupala. Trên các bãi cỏ trong rừng,
những người mạnh bạo nhất nhảy qua đống lửa trong tiếng cười và tiếng hò hét, khích lệ của
người xem. Trong đêm hội mùa hè ngắn ngủi, nam nữ thanh niên rủ nhau vào rừng, họ tin rằng,
trong những cánh rừng âm u, điều huyền bí nhất có thể xảy ra.
Lễ hội Chăn cừu là một hội có từ thời xa xưa, hội diễn ra vào mùa xuân. Sau những ngày
mùa đông, tuyết bắt đầu tan, cây cỏ, thảo nguyên bừng thức.
Những con cừu bị nhốt trong chuồng, ăn cỏ khô suốt mùa đông, giờ đây được đưa lên các
thảo nguyên, hít thở khí trời trong lành, ăn cỏ non. Những người chăn cừu phải tạm biệt gia đình
đi theo, chăm sóc, quản lý đàn cừu. Do vậy, người ta tổ chức ngày hội chăn cừu để tiễn những
người chăn cừu lên núi. Ngày hội mở đầu bằng tiếng kèn hiệu trembita lớn. Người chăn cừu ăn
mặc quần áo dân tộc sặc sỡ nhiều màu sắc, mang kèm theo những nhạc cụ truyền thống. Theo
sau họ là những chiếc xe ngựa chở đồ trang trí bằng những tấm thảm thêu. Một số người đóng
vai chăn cừu đứng trên thùng xe biểu diễn những tiết mục hài, vui nhộn, hoặc tái hiện những
cảnh tượng sinh động phản ánh sinh hoạt của người chăn cừu như vắt sữa, nấu pho-mát từ sữa
cừu. Ở một bãi cỏ gần nhất trên sườn núi, người ta đã chuẩn bị sẵn một đống củi lớn để đốt.
Người chăn cừu nhiều tuổi nhất nhóm lửa dùng roi chăn cừu dài, vung lên vài lần, đập vào đống
lửa ra hiệu lệnh bắt đầu buổi lễ hội. Người ta nhảy các điệu nhảy dân tộc, điệu nhảy rồng rắn,
mời nhau nếm pho-mát cừu, uống rượu sữa cừu, ăn bánh ngọt. Sau đêm hội là những ngày làm
việc bình thường của người chăn cừu.

Với nền văn hoá lâu đời, nước Nga nổi tiếng với nhiều lễ hội dân gian đặc sắc. Những lễ hội ấy
đã phản ánh nét sinh hoạt mùa màng của nền nông nghiệp vùng ôn đới, gắn liền với xứ sở của
bạch dương và tuyết trắng, vốn đã tạo nên hình ảnh không thể phai nhòa của nước Nga trong
lòng bạn bè quốc tế.
3.5.3: Sáng tạo nghệ thuật:
Không thể phủ nhận thiên nhiên nước Nga tuyệt đẹp, hùng tráng luôn là đề tài, nguồn cảm
hứng vô cùng tận của giới họa sĩ Nga. Cảnh quang tự nhiên nước Nga đã vô tình dần trở thành
một chuẩn mực, một vị giám khảo khó tính để hội họa chinh phục.
Trong hàng loạt các họa sĩ tên tuổi với chủ đề tranh phong cảnh, như:Kasimir
Malevich,Vaisily Perov, Alexei Savrasov,… không thể không nhắc đến Levitan, một họa sĩ bậc
thầy với tác phẩm “Mùa thu vàng” nổi tiếng, miêu tả mùa thu ở vùng nông thôn với sắc vàng chủ
yếu. Ngoài ra, Levitan còn có những tuyệt phẩm khác: “ Rừng bạch dương” miêu tả cảnh núi


rừng xanh bạt ngàn khi mùa xuân đến; bức “Sự yên tĩnh vĩnh hằng” miêu tả thiên nhiên hung vĩ
nhìn từ ngôi nhà nhỏ giữa lòng sông băng; bức “Mảnh sân nhỏ ở Matxcơva”,vv… Qua nét vẽ
của ông, thiên nhiên làng quê nước Nga hiện lên thật yên bình và đầy chất thơ. Ngoài yếu tố trữ
tình, êm đềm và lãng mạn, tranh của ông còn toát lên niềm tin yêu cuộc sống, tình yêu quê
hương đất nước da diết, chân thành.
Cảnh quan tự nhiên nước Nga đã tác động xuyên suốt, trở thành nguồn lực mạnh mẽ, mục
tiêu mà Levitan nỗ lực, cố gắng lột tả vẻ đẹp chân thực của thiên nhiên trong suốt cả cuộc đời
sáng tác của mình.
Tương tự, văn học Nga cũng bị yếu tố thiên nhiên tác động mạnh mẽ và sâu sắc. Vừa phải
đấu tranh, chống chọi, nhưng vừa lại yêu mến, biết ơn, người Nga đã đem tự nhiên địa lý của đất
nước mình vào từng trang viết, biến những tác động tiêu cực lẫn tích cực của thiên nhiên trở
thành một nguồn mạch cảm hứng sáng tác bất tận, mang đậm dấu ấn độc đáo, cá tính riêng của
đất nước Nga, dân tộc Nga.
Tác động của thiên nhiên trong sáng tác văn học mãnh liệt đến mức độ người đọc có thể
hình dung về khung cảnh thiên nhiên núi rừng, con người, cuộc sống lao động, sinh hoạt cuả dân
tộc Nga với ý chí kiên cường vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt. Ví dụ như hàng loạt các tác phẩm

nổi tiếng trên văn đàn thế giới: “Sông đông êm đềm”, “Số phận con người” của Sôlôkhôp; “Con
đầm bích” của Aleksandr S.Pushkin; “Chiến tranh và hòa bình”, “Chuông nguyện hồn ai” của
Lev N.Tolstoy; “Bút ký người đi săn” của Ivan Turgenev, “Thời thơ ấu” của Maksim Gorky,…
Bên cạnh đó là kho tàng văn học dân gian: truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, thơ, dân
ca,… cũng phản ánh sâu sắc đời sống con người, gắn chặt với với điều kiện địa lý nước Nga.
Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, nhằm đối phó với khí hậu rét mướt, nhân dân Nga
đã có những sáng tạo đồ vật không chỉ đáp ứng hiệu quả công năng sử dụng, mà còn trở thành
biểu tượng văn hóa.
Ấm Samovar thực sự không chỉ là một vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của
người Nga, mà đó còn là một thành quả nghệ thuật, biểu
tượng cho văn hóa độc đáo, khả năng ứng xử với tự nhiên
của cả dân tộc Nga. Đến nay vẫn chưa thể biết chính xác
chiếc ấm Samovar đầu tiên ra đời khi nào, nhưng nhiều
nghiên cứu cho rằng, chiếc ấm được sáng chế vào cuối thế
kỉ 13.
Do tác động tiêu cực của thời tiết buốt giá quanh năm,
thậm chí có lúc, nhiệt độ xuống thấp cực độ là -20𝑜 𝐶,
người Nga có thói quen uống trà, cà phê pha loãng, loãng
đến độ một người có thể uống một lít cà phê là bình thường,
và phải luôn luôn dùng nóng để sưởi nhiệt. Ấm Samovar ra


đời, đây là một loại ấm bằng kim loại có thể giữ nhiệt cho nước để pha trà, đun trà, cà phê.
Người ta có thể đốt than hoặc củi theo một đường ống thẳng đứng giữa ấm, và nhiệt độ của nó sẽ
nhanh chóng làm sôi nước dùng pha trà. Trên đỉnh ấm là một bình nhỏ để trà hoặc cà phê. Trong
bình này này, người ta sẽ để trà hay cà phê đặc, sau đó những tinh chất từ trà, cà phê sẽ được hòa
tan vào nước nóng bốc lên từ ấm Samovar. Thân ấm có một chiếc vòi để chiết nước từ ấm ra
tách.

Tùy theo mục đích sử dụng trong gia đình, bàn tiệc hay công xưởng mà ấm Samovar có

những kích thước khác nhau, nhưng thông thường, ấm cho gia đình sẽ có chiều cao khoảng
45cm, ấm lớn có chiều cao 60cm. Ấm hạng sang được trang trí vô cùng tinh xảo, cầu kì, thậm
chí còn được khảm vàng, bạc, xà cừ, còn loại bình dân thì thường chỉ có họa tiết trơn, không cầu
kì. Không chỉ đi vào phong tục, cuộc sống, thơ ca, ấm Samovar còn là biểu tượng cho sự nồng
ấm trong gia đình, sự hiếu khách, sự thịnh vượng của người dân Nga.
Trải qua hàng trăm năm, những chiếc ấm Samovar dần được cải tiến hơn, nhiều ấm có quai
cầm và đế có thể tháo lắp được để thuận tiện khi di chuyển. Nhiều nhà máy sảm xuất hàng loạt
ấm Samovar với giá thành hợp lý, gây hiệu quả kinh tế tốt. Các ấm công nghiệp được nhà máy
sản xuất đẹp mắt, đường nét, hoa văn trên ấm sắc sảo bằng đồng, bạc và sắt. Với giá trị văn hóa
của mình, ấm Samovar luôn là một trong những món đồ lưu niệm được ưa chuộng khi du khách
đến nước Nga.


4:Kết luận:
Mỗi dân tộc đều có một nét đặc trưng văn hóa riêng, nó tạo thành không gian văn hóa. Bên
cạnh đó, không gian văn hóa gắn liền với lãnh thổ dân tộc, đặc trưng không gian lãnh thổ lại chi
phối đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc, cộng đồng sinh sống trong phạm vi địa lý ấy.
Như vậy, qua nghiên cứu, mối quan hệ của điều kiện tự nhiên đối với các hoạt động văn
hóa của chủ thể văn hóa Nga, ta có thể thấy rõ, đây là một trong những bằng chứng cụ thể nhất
để khẳng định, điều kiện địa lý có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các
nền văn hóa.
Tuy nhiên, điều kiện địa lý chỉ đóng vai trò mật thiết, chứ không phải là vai trò quyết định.
Bởi trong suốt hành trình phát triển đi lên của mỗi nền văn hóa, yếu tố con người vẫn là chủ thể
để quyết định hình thái riêng của các nền văn hóa ấy.


*Tài liệu tham khảo:
-Sách tham khảo:
1: Ts. Nguyễn Thị Phương Liên, Ts. Phùng Tuấn Anh; “Vài nét về nước Nga và văn hóa
Nga”; nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 2010.

2: Huỳnh Đào; “Văn hóa các nước châu Âu”; nxb
3: Trần Trọng Đăng Đàn; “Nước Nga tình yêu và nỗi nhớ: những kỷ niệm sâu và đẹp về
đất nước Nga, con người Nga”; nxb Văn học; 2008.
-Internet:
1: />2: />3: />4: />5: />6: />7: />8: />9: />10: />

1: /> /> /> /> /> /> /> /> /> />


×