Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

phân tích tình hình cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN NGỌC HƯƠNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI HỌC SINH SINH VIÊN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201

Tháng 12 – 2013
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN NGỌC HƯƠNG
MSSV: LT11121

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI HỌC SINH SINH VIÊN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS: NGUYỄN PHÚ SON

Tháng 12 – 2013
ii


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học ở trường Đại Học Cần Thơ, em đã được quý
thầy cô của trường nói chung và quý thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh
Doanh nói riêng đã truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên
môn vô cùng quý giá. Trải qua hơn 2 tháng thực tập tại phòng giao dịch
NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, nay em đã có kết quả mong đợi là
hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể vận
dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế tại ngân hàng. Đặc biệt, em xin
chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Phú Son đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn
thành bản luận văn này.
Em cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cô,
chú, anh, chị trong ngân hàng đã tận tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Trân trọng!
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Trần Ngọc Hương

iii


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện

Trần Ngọc Hương

iv


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................

Ngày …. tháng …. năm …
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)

v


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................1
GIỚI THIỆU .................................................................................................1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.........................................................................2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................3
1.4.1 Phạm vi không gian ................................................................................3
1.4.2 Phạm vi thời gian....................................................................................3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU..........................................................................3
1.5.1 Thực trạng cho HSSV vay ......................................................................3
1.5.2 Những khó khăn trong quá trình cho HSSV vay .....................................3
1.5.3 Những giải pháp giải quyết khó khăn trong việc cho HSSV vay .............4
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................5
2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng NHCSXH......................................................5
2.1.2 Ngân hàng Chính sách xã hội và các chương trình tín dụng chủ yếu tại

ngân hàng........................................................................................................7
a) Đối với hộ gia đình ...................................................................................12
h) Lưu trữ hồ sơ vay vốn ...............................................................................17
2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tín dụng học sinh sinh viên
của ngân hàng ...............................................................................................17
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................19
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................19
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................19
CHƯƠNG 3 .................................................................................................21
GIỚI THIỆU PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE .......................................21
3.1 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ..........................21
3.2 GIỚI THIỆU VỀ PGD NHCSXH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN
TRE ..............................................................................................................21
3.2.1 Sơ lược về môi trường hoạt động của PGD NHCSXH huyện Châu
Thành tỉnh Bến Tre .......................................................................................21
3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN TỪ 2010 ĐẾN 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2013 CỦA PGD NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE...........................................24
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG ..............30
3.4.1 Thuận lợi ..............................................................................................30
3.4.2 Khó khăn ..............................................................................................30
3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA NGÂN
HÀNG...........................................................................................................31
vi


CHƯƠNG 4 .................................................................................................34
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TÍN DỤNG HỌC SINH -SINH
VIÊN CỦA PGD NHCSXH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE .34

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA PGD NHCSXH HUYÊN
CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2013 ....................................................................................................34
4.1.1 Tình hình huy động vốn........................................................................34
4.1.2 Tình hình sử dụng vốn..........................................................................38
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN CỦA
PGD NHCSXH HUYÊN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE TỪ NĂM 2010
ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ................................................................46
4.2.1 Tình hình cho vay HSSV ......................................................................46
4.2.2 Dư nợ cho vay HSSV theo trình độ và theo ngành đào tạo....................50
4.2.3 Hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình cho vay ưu đãi tín dụng HSSV
tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre ...............................................................55
CHƯƠNG 5 .................................................................................................61
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC
SINH SINH VIÊN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CSXH
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE................................................61
5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP ....................................................................61
5.1.1 Về tình hình nguồn vốn ........................................................................61
5.1.2 Về hoạt động cấp tín dụng học sinh sinh viên .......................................61
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỌC
SINH SINH VIÊN TẠI PGD NHCSXH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH BẾN
TRE ..............................................................................................................63
5.2.1 Giải pháp cho huy động vốn .................................................................63
5.2.2 Giải pháp cho hoạt động cấp tín dụng HSSV ........................................65
CHƯƠNG 6 .................................................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................67
6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................67
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................68
6.1.1 Kiến nghị với nhà nước ........................................................................68
6.1.2 Kiến nghị với UBND các cấp ...............................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................70

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả chương trình cho vay chính sách giai đoạn 2010 - 2012 ...26
Bảng 3.2: Kết quả chương trình cho vay chính sách giai đoạn 6 tháng đầu năm
2011 - 2013 ...................................................................................................28
Bảng 4.1: Nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre
giai đoạn 2010 - 2012....................................................................................35
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2010 - 2012 ....39
Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn giai đoạn 6 tháng đầu năm
2011 - 2013 ...................................................................................................40
Bảng 4.4: Tình hình dư nợ cho vay ủy thác 6 tháng đầu năm 2012 ................42
Bảng 4.5: Tình hình dư nợ cho vay ủy thác 6 tháng đầu năm 2013 ................44
Bảng 4.6: Báo cáo tình hình cho vay HSSV giai đoạn 2010 - 2012 ...............46
Bảng 4.7: Báo cáo tình hình cho vay HSSV giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 2013 ..............................................................................................................49
Bảng 4.8: Báo cáo dư nợ cho vay HSSV theo trình độ và ngành đào tạo năm
2012 ..............................................................................................................52
Bảng 4.9: Báo cáo dư nợ cho vay HSSV theo trình độ và ngành đào tạo 6
tháng đầu năm 2013 ......................................................................................54
Bảng 4.10: Hệ số thu hồi nợ chương trình cho vay HSSV giai đoạn 2010 2012 ..............................................................................................................55
Bảng 4.11: Hệ số thu hồi nợ chương trình cho vay HSSV 6 tháng đầu năm
2012 - 2013 ...................................................................................................56
Bảng 4.11: Tình hình HSSV vay vốn thoát khỏi khó khăn.............................57
giai đoạn 2010 - 2012....................................................................................57
Nợ quá hạn cho ta thấy được chương trình cho vay tín dụng HSSV có được
thực hiện tốt hay không, HSSV ra trường có trả nợ có tốt hay không. Để thấy
rõ hơn ta nhìn vào bảng 4.13 thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn trong 3 năm 2010 2012 ..............................................................................................................58

Bảng 4.13: Tình hình nợ quá hạn chương trình cho vay HSSV giai đoạn 2010 2012 ..............................................................................................................59
Bảng 4.14: Tình hình nợ quá hạn chương trình cho vay HSSV giai đoạn 6
tháng đầu năm 2012 - 2013 ...........................................................................59

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NHCSXH............................6
Hình 3.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH BẾN TRE .................................................................23

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục tiếng việt
TW

Trung ương

NHTW

Ngân hàng trung ương

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM


Ngân hàng thương mại

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHNo&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHCSXH

Ngân hàng chính sách xã hội

PGD

Phòng giao dịch

PGD – NHCSXH

Phòng giao dịch – ngân hàng chính sách xã hội

HĐQT – NHCSXH

Hội đồng quản trị - ngân hàng chính sách xã hội

NHCS – TDNN

Ngân hàng chính sách – tín dụng người nghèo


UBND

Ủy ban nhân dân

TK&VV

Tổ tiết kiệm và vay vốn

CVHN

Cho vay hộ nghèo

HSSV

Học sinh sinh viên

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

GQVL

Giải quyết việc làm

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

NS&VSMT


Nước sạch và vệ sinh môi trường

KT – XH

Kinh tế - xã hội

KT – QTKD

Kinh tế - quản trị kinh doanh

N – L – T Nghiệp

Nông – lâm – thương nghiệp

KTCN

Kỹ thuật công nghiệp

VHNT

Văn hóa nghệ thuật

KFW

Ngân hàng tái thiết Đức

VIETIN BANK

Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt


Nam
x


Danh mục tiếng anh
IFAD ( International Fund for Agricultural Development ) Quỹ phát
triển nông nghiệp quốc tế.
OPEC ( Organization of the Petroleum Expoting Countries ) Tổ chức các
nước xuất khẩu dầu mỏ.
VBSP ( Vietnam Bank for Social Policies ) Ngân hàng chính sách xã hội.

xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Không giống với các
doanh nghiệp khác, ngân hàng không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông
hàng hóa nhưng lại góp phát triển nên kinh tế xã hội thông qua việc kinh
doanh “quyền sử dụng vốn”. Điều này có nghĩa là các ngân hàng sẽ tiến hành
huy động tiền gửi từ các tầng lớp trong xã hội và cấp tín dụng với điều kiện
ràng buộc phải trả lại vốn gốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thỏa thuận. Vì
vậy, ta có thể thấy hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận
cho ngân hàng. Nhưng có một ngân hàng được xây dựng không vì lợi nhuận
mà nhằm thực hiện chính sách ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng
chính sách khác đó là ngân hàng Chính Sách Xã Hội được thành lập theo
quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng chính phủ
trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Từ sau ngày thành lập

ngân hàng chính sách đã thực hiện nhiều chương trình hoạt động vì người
nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn như: chương trình tín dụng hộ nghèo,
cho vay giải quyết việc làm, …và tín dụng học sinh sinh viên mảng tín dụng
đang được nhiều quan tâm của các hộ nghèo có con em đang theo học hiện
nay. Chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là một
kênh tín dụng quen thuộc, hoạt động với mục tiêu đảm bảo đời sống vật chất
cho học sinh sinh viên giúp các bạn yên tâm trong quá trình học tập hướng tới
mục tiêu lâu dài của Đảng nhà nước đề ra là nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển nền kinh tế xã hội, kinh tế thị trường.
Thực hiện đúng với Chỉ thị và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,
phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre đã khẩn trương
triển khai thực hiện chương trình cho vay ưu đãi đối với HSSV có hoàn cảnh
khó khăn, hơn 3 năm thực hiện cùng với các chi nhánh của NHCSXH trên
toàn quốc, phòng giao dịch NHCSXH huyện Châu Thành đã góp phần không
nhỏ vào việc hỗ trợ nguồn vốn cho những HSSV không có điều kiện trang trải
kinh phí trong quá trình học tập, tiếp bước cho các em trên con đường đi tìm
tri thức. Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạt động này lại gặp phải
không ít khó khăn đòi hỏi phải có một số biện pháp để tiếp tục hỗ trợ HSSV
có hoàn cảnh khó khăn được cắp sách đến trường.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình
cho vay tín dụng đối với học sinh sinh viên của phòng giao dịch Ngân
1


hàng Chính sách Xã hội huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre” làm luận văn
tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá tình hình tín dụng học sinh sinh viên của phòng giao
dịch ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre qua 3

năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để thấy được điểm mạnh, điểm
yếu từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng học sinh sinh viên tại
ngân hàng này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích, đánh giá tổng quá kết quả hoạt động cho vay và
tình hình nguồn vốn của phòng giao dich ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện
Châu Thành tỉnh Bến Tre qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Mục tiêu 2: Phân tích hoạt động tín dụng học sinh sinh viên của ngân
hàng từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Mục tiêu 3: Phân tích nhu cầu vay tín dụng của học sinh sinh viên hiện
nay tại phòng giao dịch ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Châu Thành tỉnh
Bến Tre.
- Mục tiêu 4: Tìm ra những mặt còn hạn chế từ đó đề ra giải pháp nâng
cao tín dụng để ngân hàng có thể tham khảo và nghiên cứu áp dụng trong thời
gian tới.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Kết quả hoạt động cho vay của phòng giao dịch ngân hàng Chính Sách
Xã Hội huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 như thế nào?
- Tình hình nguồn vốn cùa ngân hàng ra sao?
- Hoạt động tín dụng học sinh sinh viên qua 3 năm 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 biểu hiện như thế nào thông qua các chỉ tiêu đánh giá
hoạt động tín dụng?
- Nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên hiện nay là như thế nào?
- Các giải pháp nào cần được đưa ra để nâng cao hoạt động tín dụng học
sinh sinh viên trong thời gian tới?

2



1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại phòng giao dịch ngân hàng Chính Sách Xã Hội
huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Đề tài được thực hiện từ ngày 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nên đề tài nghiên cứu chỉ tập trung khai thác số
liệu liên quan đến hoạt động cho vay tín dụng học sinh sinh viên của phòng
giao dịch ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1 Thực trạng cho HSSV vay
Theo một nghiên cứu của Huỳnh Thị Mai lý (2010) đã chỉ ra những thực
trạng cho vay HSSV vào năm 2007 – 2009 đây là những năm đầu của chương
trình cho vay HSSV nên quy trình và cách thức thực hiện cho vay chưa được
phổ biến rộng rãi, nhu cầu vay vốn của HSSV ở thời điểm này rất cao và chưa
nắm bắt được quy định cho vay nên có một số HSSV không thuộc viện vay
vốn cũng đăng ký vay vốn. Đến năm 2012 thì có một số nghiên cứu của Ngô
Thị Thanh Tâm, Trần Ngọc Phú cho thấy thực trạng cho vay HSSV đã chuyển
biến theo chiều hướng khác ổn định hơn không khó khăn như lúc đầu triển
khai chương trình vì quy trình và cách thức thực hiện đã được phổ biến rộng
rãi. Theo nghiên cứu của Nguyễn Phương Chi năm 2012 thì tình hình tín dụng
HSSV cũng có sự chuyển biến đồng bộ giống như của 2 nghiên cứu trên.
1.5.2 Những khó khăn trong quá trình cho HSSV vay
Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Mai Lý (2010) đã chỉ ra những khó
khăn trong quá trình cho vay HSSV bao gồm: khó khăn về danh sách HSSV
vay vốn, khó khăn trong quá trình vay vốn. Đến năm 2012 thì có một số
nghiên cứu của Ngô Thị Thanh Tâm, Trần Ngọc Phú thì khó khăn là làm sao
để nâng cao chất lượng cho vay HSSV trong khi nhu cầu vay vốn của HSSV

ngày càng tăng và số tiền cho vay không đủ đáp ứng nhu cầu của HSSV vì tiền
học phí ở các trường ngày càng tăng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Phương
Chi năm 2012 thì có một số khó khăn như nguồn vốn cho vay của NHCSXH
đến với HSSV chưa đúng đối tượng vì có một số trường hợp quen biết phường
xã nên được thông qua cho vay nhưng không phải là HSSV thuộc viện chính
3


sách, gây khó khăn mất đi số vốn cho vay cho những em HSSV nghèo làm
cho chính sách chính phủ đề ra không được tiến triển tốt…
1.5.3 Những giải pháp giải quyết khó khăn trong việc cho HSSV vay
Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Mai Lý (2010) thì có một số giải pháp
như: cần kiểm tra theo dõi các hồ sơ trước khi cho vay một cách chặt chẽ để
đảm bảo cho vay đúng đối tượng và mục đích sử dụng vốn vay, phải phổ biến
quy trình cho vay HSSV rộng rãi để mọi người dân có thể nhận thức vầ thực
hiện đúng theo quy định của chương trình… Đến năm 2012 thì có một số
nghiên cứu của Ngô Thị Thanh Tâm, Trần Ngọc Phú thì giải pháp là NHNN
đã tăng vốn cho vay HSSV qua các năm để nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của
các em, mở rộng cho vay quản lý chặt chẽ các đối tượng vay vốn, đề ra giải
pháp để xử lý thu hồi nợ đến hạn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Phương Chi
năm 2012 từ những khó khăn nêu trên thì giải pháp mà nghiên cứu đề ra là
phải có một bộ phận kiểm soát và giúp các cán bộ phường xã phụ trách về mặt
chính sách dành cho HSSV hiểu rõ vì sao phải làm tốt trách nhiệm của mình
và làm đúng theo những nguyên tắc mà NHCSXH đưa ra….

4


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề về tín dụng NHCSXH
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng NHCSXH
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị
dưới hình thức là tiền hay hiện vật, từ người sở hữu sang người sử dụng trong
một thời gian nhất định; người sử dụng sẽ hoàn trả người sở hữu một lượng
giá trị cả gốc và lãi. Trên cơ sở đó có khái niệm tổng quát về tín dụng NHTM
như sau:
Tín dụng NHTM là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế giữa
bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (khách hàng). Trong đó bên cho vay
chuyển giao cho bên đi vay sử dụng một lượng giá trị (thường dưới hình thái
tiền tệ) trong một thời gian nhất định theo những điều kiện mà hai bên đã thỏa
thuận (như thời hạn, giá trị, phương thức thanh toán…)
NHCSXH tuy có những điểm khác biệt nhất định với NHTM song về cơ
bản cũng là tổ chức trung gian tài chính hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ. Do
vậy, từ khái niệm tín dụng của NHTM có thể có khái niệm của NHCSXH như
sau:
Tín dụng NHCSXH là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế
giữa bên cho vay là NHCSXH và bên đi vay là khách hàng thuộc diện chính
sách được chính sách xã hội chỉ định. Trong đó bên cho vay chuyển giao cho
bên đi vay sử dụng một lượng giá trị (thường dưới hình thái tiền tệ) trong một
thời gian nhất định theo những điều kiện được quy định bởi cơ quan có thẩm
quyền và bên đi vay phải hoàn trả cả vốn và lãi cho bên cho vay.
2.1.1.2 Nguyên tắc tín dụng của NHCSXH
Tín dụng NHCSXH cũng dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi - cho
dù đã có ưu đãi. Bởi vốn hoạt động của ngân hàng ngoài khoản nhà nước cung
ứng còn lại chủ yếu là huy động vốn từ bên ngoài. Chính vì vậy, sau một thời
gian nhất định ngân hàng phải trả gốc và lãi cho người gửi tiền. Mặt khác, cho
dù là NHCSXH nhưng ngân hàng vẫn phải thực hiện lấy thu bù chi, vẫn phải
bảo toàn và phát triển nguồn vốn để hoạt động theo hướng bền vững.


5


2.1.1.3 Sơ lược quy trình cho vay tại NHCSXH

(Nguồn: Phòng tín dụng- PGD NHCSXH huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, 2013)

Hình 2.1: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NHCSXH
Ghi chú:
(1) Khi có nhu cầu vay vốn, người vay gửi đơn xin vay vốn cho tổ
trưởng Tổ TK&VV.
(2) Tổ họp để bình xét và lập “Danh sách hộ gia đình nghèo xin vay
vốn NHCSXH” (theo mẫu số 03/CVHN) gửi Ban XĐGN và UBND xã xét
duyệt.
(3) UBND xã xét duyệt danh sách 03/CVHN và chuyển danh sách tới
Ngân hàng chính sách xã hội kiểm tra lại hồ sơ xin vay.
(4) Ngân hàng chính sách xã hội thông báo kết quả phê duyệt danh sách
03/CVHN cho UBND xã biết lịch giải ngân và địa điểm giải ngân.
(5) UBND xã thông báo kết quả phê duyệt danh sách 03/CVHN và lịch
giải ngân với Tổ chức chính trị - xã hội.
(6) Tổ chức chính trị - xã hội thông báo tới tổ tiết kiệm và vay vốn biết
thời gian và địa điểm giải ngân.
(7) Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho tổ viên/ hộ gia đình vay vốn
biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.
(8) Ngân hàng cùng tổ tiết kiệm và vay vốn tiến hành giải ngân đến
từng hộ gia đình được vay vốn. Tổ cho vay lưu động sẽ có lịch trình đến từng
xã, phường để giải ngân và thu nợ nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho các
hộ vay.


6


2.1.2 Ngân hàng Chính sách xã hội và các chương trình tín dụng chủ
yếu tại ngân hàng
2.1.2.1 Sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội
Việc thành lập NHCSXH là thực hiện chủ trương chính sách của Đảng
và nhà nước để xây dựng và đổi mới nền kinh tế đất nước, trong đó vấn đề
quan trọng là phải đổi mới hệ thống tài chính - tín dụng. Tại nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “Tiếp tục công cuộc đổi mới và
phát triển nền kinh tế xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của nhà nước, xây dựng chế độ xã hội công bằng dân chủ văn minh, nâng cao
trình độ dân trí”. Tại nội dung của kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa X cũng đã
xác định phải tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại và thành
lập NHCSXH. Tạo điều kiện cơ sở để các tổ chức tín dụng trong nước quan hệ
hội nhập với các tổ chức tín dụng quốc tế.
Ngân hàng nhà nước đã thực hiện đề án đổi mới tổ chức tín dụng từ
những năm 1998 - 1999. Qua nhiều lần tổ chức hội thảo lấy ý kiến và được sự
nhất trí của Đảng, của Quốc hội, Chính phủ đã cho thành lập NHCSXH.
Ngày 4/10/2002 Chính phủ ra Nghị định số 78/2002/NĐ - CP về tín dụng
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tại điều 4 quy định:
“Thành lập NHCSXH để thực hiện chính sách ưu đãi đối với người nghèo và
các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người
nghèo theo Quyết định số 131/2002/QĐ - TTg ngày 04/10/2002. Sau đó Thủ
tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 16/2003/QĐ - TTg ngày
22/01/2003 về việc phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH.
NHCSXH có vốn điều lệ 5 tỷ đồng, có con dấu, có tài khoản mở tại
Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng trong nước và ngoài
nước. Có bản cân đối tài chính, các quỹ theo quy định của pháp luật. Đó là
những cơ sở pháp lý quan trọng cho sự ra đời của NHCSXH và đến ngày

11/03/2003 NHCSXH Việt Nam đã chính thức khai trương đi vào hoạt động
tại Thủ đô Hà Nội.
2.1.2.2 Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội thành lập với mục tiêu giúp người nghèo và
các đối tượng chính sách khác như học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn,
lao động xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ,… vay vốn ưu đãi để phục vụ
sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, mở rộng quy mô doanh nghiệp nhằm tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường, và cải thiện đời sống vật chất tinh thần

7


cho các em đang theo học để các em có thể tập trung vào quá trình học tập của
mình đạt kết quả cao hơn.
Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước
bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham
gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà
nước.
2.1.2.3 Các chương trình tín dụng chủ yếu tại Ngân hàng chính sách
xã hội
Theo nghị định số 78/2002/NĐ - CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về
tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH
thực hiện cho vay đến 6 danh mục đối tượng chính sách như sau:
- Hộ nghèo
- Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
- Các đối tượng vay vốn giải quyết việc làm
- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh các xã đặt biệt khó khăn
thuộc chương trình 135.
- Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Khi thành lập vào năm 2003 trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ
người nghèo, NHCSXH tiếp nhận và tiếp tục chương trình cho vay hộ nghèo
trước đây được ủy thác cho vay bên NHNo&PTNT, chuyển sang cho vay trực
tiếp và ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội, nhận bàn giao chương trình
cho vay từ ngân hàng công thương Việt Nam, nhận bàn giao chương trình cho
vay vốn giải quyết việc làm từ kho bạc nhà nước.
Cho đến nay, NHCSXH đã triển khai thực hiện các chương trình tính
dụng theo quyết định Thủ tướng Chính phủ bao gồm 14 chương trình tín dụng,
trong đó có 10 chương trình trong nước và 4 chương trình nước ngoài là:
- Cho vay hộ nghèo
- Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
- Cho vay chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn
- Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
- Cho vay giải quyết việc làm
- Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn
8


- Cho vay hộ gia đình dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
- Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số di cư thực hiện định canh định cư
giai đoạn 2007 - 2010
- Cho vay cơ sở sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp sử dụng lao động
là người sau cai nghiện ma túy
- Cho vay chương trình trả chậm nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng
bằng sông Cửu Long
- Dự án phát triển ngành lâm nghiệp 4 tỉnh miền trung
- Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (dự án KFW)
- Phần tín dụng dự án toàn dân tham gia quản lý nguồn lực tỉnh Tuyên
Quang (dự án IFAD)
- Dự án tài chính nông thôn cho người nghèo (vay vốn quỹ phát triển

quốc tế OPEC).
2.1.3 Những vấn đề chung về hoạt động cho vay tín dụng học sinh
sinh viên của NHCSXH
2.1.3.1 Sự cần thiết của tín dụng
Sinh viên là lực lượng trí thức trẻ, là trụ cột tương lai của xã hội, Đảng
và Nhà nước ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và tạo điều kiện
giúp đỡ, hỗ trợ cho các HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các
trường Đại học; Cao đẳng; Trung học chuyên nghiệp; và dạy nghề được vay
vốn ưu đãi cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn là một chính sách thiết thực
nhằm thực hiện chủ trương đó, đang được xã hội tích cực hưởng ứng, được
nhân dân đồng tình ủng hộ, cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức
chính trị xã hội từ Trung ương đến địa phương cùng thống nhất thực hiện, giúp
cho những HSSV có hoàn cảnh khó khăn có kinh phí theo học, không phải bỏ
học vì không có tiền đóng học phí.
2.1.3.2 Nội dung chính sách tín dụng
a) Phạm vi áp dụng
Chính sách tín dụng đối với HSSV được áp dụng để hỗ trợ cho HSSV
có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt
của HSSV trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí
mua sắm sách vở; phương tiện học tập; chi phí ăn, ở, đi lại…
b) Đối tượng được vay vốn
9


HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường Đại học (hoặc
tương đương Đại học), Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và tại các sơ sở
đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp luật Việt
Nam gồm:
- HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc me nhưng người
còn lại không có khả năng lao động.

- HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng sau:
+ Hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn quy định hiện hành (số
09/2011/QĐ - TTg)
+ Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150%
mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của
pháp luật.
- HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên
tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thới gian theo học có xác nhận của UBND xã,
phường, thị trấn nơi cư trú.
c) Phương thức cho vay
- Việc cho vay đối với HSSV được thực hiện theo phương thức cho vay
thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có
trách nhiễm trả nợ NHCSXH. Trường hợp HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc
chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động,
được trực tiếp vay vốn tại NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở.
- Giao NHCSXH thực hiện cho vay đối với HSSV
d) Điều kiện vay vốn
- HSSV đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương
nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn về đối tượng được vay vốn.
- Đối với HSSV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác
nhận được vào học của nhà trường.
- Đối với HSSV năm thứ hai trở đi phải có giấy xác nhận của nhà trường
về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các
hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
e) Mức vốn cho vay
- Mức cho vay tối đa hiện hành đối với một HSSV là 1,100,000
đồng/tháng (11,000,000 đồng/năm). NHCSXH nơi cho vay căn cứ vào mức
thu học phí của từng trường, sinh hoạt phí và nhu cầu của người vay để quyết
10



định mức cho vay cụ thể đối với từng HSSV, nhưng tối đa mỗi HSSV không
quá 1,100,000 đồng/tháng. Số tiền cho vay đối với mỗi hộ gia đình căn cứ vào
số lượng HSSV trong gia đình, thời gian còn phải theo học tại trường là mức
cho vay đối với mỗi HSSV.
- Đối với HSSV đang trực tiếp thực hiện hợp đồng vay vốn đối với Ngân
hàng nơi trường đóng trụ sở hoặc đã vay thông qua hộ gia đình theo các cơ
chế cho vay trước đây và đang trong quá trình giải ngân dở dang, thì kể từ
ngày 01/08/2013 được áp dụng theo mức cho vay mới và lãi suất mới.
f)Thời hạn cho vay
- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được
vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi
trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và
thời hạn trả nợ.
- Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được
vay vốn nhận vốn vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khóa học, kể cả
thời gian HSSV được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo
lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ
hạn phát tiền vay do NHCSXH quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được
vay vốn.
- Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay
vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương
trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa
bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời
hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành
các kỳ hạn trả nợ do NHCSXH quy định.
g) Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay ưu đãi đối với HSSV là 0,65%/tháng
- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay
h) Trả nợ gốc và tiền lãi vay

- Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ
gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món
vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
- Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên
ngay sau khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ
ngày HSSV kết thúc khóa học.
11


- Mức trả nợ mỗi lần do NHCSXH hướng dẫn và được thống nhất trong
hợp đồng tín dụng
2.1.3.3 Thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay
a) Đối với hộ gia đình
* Hồ sơ cho vay
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm Giấy
xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc
bản photo có công chứng).
- Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số
03/TD)
- Sổ vay vốn.
- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số 01/ TD)
- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD)
* Quy trình cho vay
- Người vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) kèm theo Giấy
xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho Tổ TK&VV.
- Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ
để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu
với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường
hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn
đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ

mới nếu đủ điều kiện. Nếu chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ sung
vào Tổ cũ kể cả Tổ đã có 50 thành viên. Sau đó, lập Danh sách hộ gia đình đề
nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn, Giấy xác
nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận.
- Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ
đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
- NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH
được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp,
hợp lệ của hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng Tổ tín
dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông
báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã.

12


- UBND cấp xã thông báo cho tổ chức CT - XH cấp xã (đơn vị nhận ủy
thác cho vay) và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch
xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay.
- HSSV phải mở thẻ ATM, Ngân hàng sẽ chuyển thẳng số tiền vay vào
thẻ cho HSSV (hiện nay có loại thẻ đồng thương hiệu VBSP và VIETIN
BANK).
b) Đối với HSSV mồ côi vay trực tiếp tại NHCSXH
* Hồ sơ cho vay
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm Giấy
xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc
bản photo có công chứng).
- Sổ vay vốn.
- Thẻ ATM của HSSV tại Ngân hàng nông nghiệp hoặc Ngân hàng công
thương.
* Quy trình cho vay

- Người vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) có xác nhận của
Nhà trường đang theo học tại trường và là HSSV mồ côi có hoàn cảnh khó
khăn gửi NHCSXH nơi nhà trường đóng trụ sở.
- Nhận được hồ sơ xin vay, NHCSXH xem xét cho vay, thu hồi nợ (gốc,
lãi) và thực hiện các nội dung khác giống như trên.
- HSSV phải mở thẻ ATM, Ngân hàng sẽ chuyển thẳng số tiền vay vào
thẻ cho HSSV (hiện nay có loại thẻ đồng thương hiệu VBSP và VIETIN
BANK)
2.1.3.4 Đối với HSSV và hộ gia đình đã được vay vốn nhưng đang
theo học và đang thực hiện các Khế ước nhận nợ dở dang, nếu có nhu cầu
xin vay theo mức cho vay mới, thì kể từ ngày 01/08/2013 được điều chỉnh
theo mức cho vay mới và lãi suất mới theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ
a) Hồ sơ cho vay
- Người cho vay tiếp tục sử dụng hồ sơ cho vay cũ đã nhận nợ trước đây
để tiếp tục nhận nợ vay theo mức mới ở NHCSXH nơi đã cho vay.
- Thẻ ATM của HSSV tại Ngân hàng nông nghiệp hoặc Ngân hàng công
thương.
13


b) Quy trình cho vay
- Người vay mang Khế ước nhận nợ đã ký trước đây đến NHVSXH nơi
trực tiếp nhận vay trước đây đề nghị xin điều chỉnh mức vay theo mức cho vay
mới. Trên sổ vay và thẻ lưu tại ngân hàng
- Kế toán điều chỉnh số tiền cho vay, lãi suất cho vay mới và thời hạn trả
nợ trên cả sổ khách hàng và sổ lưu ngân hàng trình giám đốc phê duyệt.
- HSSV phải mở thẻ ATM, Ngân hàng sẽ chuyển thẳng số tiền vay vào
thẻ cho HSSV (hiện nay có loại thẻ đồng thương hiệu VBSP và VIETIN
BANK)

- NHCSXH thực hiện việc giải ngân, thu hồi nợ theo quy định.
2.1.3.5 Tổ chức giải ngân
a) Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện một năm 2 lần vào các
kỳ học
- Số tiền giải ngân từng lần căn cứ vào mức cho vay tháng và số tháng
của từng học kỳ.
- Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học được sử dụng
làm căn cứ giải ngân cho 2 lần của năm học đó. Để giải ngân cho năm học tiếp
theo phải có Giấy xác nhận mới của nhà trường.
b) Đến kỳ giải ngân
Người vay mang Chứng minh nhân dân, Khế ước nhận nợ đến điểm giao
dịch quy định của NHCSXH để nhận tiền vay. Trường hợp, người vay không
trực tiếp đế nhận tiền vay được ủy quyền cho thành viên của hộ lĩnh tiền
nhưng phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã. Mỗi lần giải
ngân, cán bộ Ngân hàng ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu người vay ký xác
nhận tiền vay theo quy định.
c) Phương thức giải ngân
NHCSXH giải ngân bằng chuyển khoản cho người vay theo phương thức
NHCSXH nơi cho vay chuyển tiền cho HSSV qua thẻ ATM để đóng học phí
cho nhà trường theo đề nghị của người vay.
2.1.3.6 Định kỳ trả nợ, thu nợ, thu lãi tiền vay
a) Định kỳ hạn trả nợ
- Khi giải ngân số tiền cho vay của học kỳ cuối cùng, NHCSXH nơi cho
vay cùng người vay thỏa thuận việc định kỳ hạn trả nợ của toàn bộ số tiền cho
vay. Số tiền cho vay được phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng/lần, phù hợp với khả
14


×