Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, lớp 7 nhằm phát triển
tư duy học sinh bậc THCS
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
1
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Chương trình Lịch sử mới THCS được thể hiện ở sách giáo khoa, là tài liệu cơ bản
phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Việc biên soạn sách giáo khoa
Lịch sử trung học cơ sở có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa
Lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà cũng
là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh theo định hướng mới. Đó là, học sinh
không phải học thuộc lòng sách giáo khoa mà cần phải tìm tòi, nghiên cứu những sự
kiện có trong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó,
các em tự hình thành cho mình những hiểu biết mới về Lịch sử. Do đó, những thông tin
trong sách giáo khoa một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy
nghĩ. Mặt khác, kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh
thực hiện các hoạt động học tập khác nhau, trong đó đặc biệt là sự giảm tải 25% số
lượng kênh chữ, tăng đáng kể số lượng kênh hình. Kênh hình trong sách giáo khoa
không chỉ minh họa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng Lịch sử mà còn là một nguồn
cung cấp kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó, một số bài viết trong sách giáo khoa
cũng có nhiều nội dung để ngỏ, chưa viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với
tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, lược đồ, sẽ tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên
quan đến nội dung bài học mà tác giả sách giáo khoa muốn truyền tải đến học sinh. Vì
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
2
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
vậy, người giáo viên phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ và nội dung sách giáo khoa
để sử dụng có hiệu quả trong dạy học Lịch sử. Với việc đổi mới nội dung, chương trỡnh
và phương pháp biên soạn sách giáo khoa Lịch sử như hiện nay, đũi hỏi giỏo viờn và
học sinh phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, giáo viên với tư cách là người tổ
chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trỡnh học tập,
giúp các em hứng thú hơn, nhớ lâu hơn. Làm được điều đó, tức là đã thực hiện theo
định hướng đổi mới phương pháp dạy học được xác định trong Nghị quyết TƯ 4 khóa
VII và được cụ thể hóa ở Luật giáo dục: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của
từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tư tưởng, tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh”. Sử dụng sách giáo khoa như thế nào để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy
lich sử lại là một vấn đề càng khó khăn hơn. Đó cũng chính là vấn đề mà mỗi một giáo
viên Lịch sử đó và đang quan tâm hiện nay. Với hy vọng nghiên cứu kĩ “Phương pháp
sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
sẽ giúp cho việc dạy học theo phương pháp mới và thực hiện chương trỡnh giỏo dục
mới sẽ đạt hiệu quả cao hơn mong muốn. Qua bốn năm trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử
cấp THCS theo tinh thần đổi mới, bằng những kinh nghiệm ít ỏi tích lũy được, tôi mạnh
dạn đưa ra sáng kiến:“Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, lớp 7
nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
3
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
Với việc nghiên cứu đề tài này, tụi hy vọng sẽ gúp phần giỳp cho giỏo viờn giảng dạy
môn Lịch sử ở trường THCS nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học.
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trong đề tài này tôi tập trung nghiờn cứu mụn Lịch sử lớp 6, lớp 7 và cú thể ỏp dụng
cho tất cả cỏc khối 8, khối 9 học Lịch sử. Để thực hiện tốt đề tài nghiờn cứu bản thõn phải
thực hiện cỏc nhiệm vụ:
- Nghiên cứu các tài liệu về “ Phương pháp dạy học lịch sử”.
- Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy.
- Nghiờn cứu tài liệu gõy hứng thỳ về dạy học lịch sử.
- Nghiờn cứu kĩ sỏch giỏo khoa, sỏch giỏo viờn Lịch sử lớp 6, lớp 7.
- Kiểm tra đánh giá bài làm và kết quả của học sinh để từ đó có điều chỉnh và bổ sung
hợp lý.
- Tài liệu chuẩn kiến thức - kĩ năng mụn Lịch sử.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đề tài tập trung vào việc nghiờn cứu giảng dạy và học tập với :“Phương pháp sử
dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc
THCS”
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
4
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
- Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là lớp 6A, 6C,7D của trường
Trung học cơ sở Hồng Thủy.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
Như chúng ta biết, do Lịch sử là hiện thực quá khứ nên học sinh không được trực tiếp
tiếp xúc với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật, quá trỡnh lịch sử. Mặt khỏc, do lịch sử là
quỏ khứ gần hoặc xa và nội dung của những thời đại xa xưa ấy lại có nhiều điều khác với
thời đại hiện nay, nên học sinh không dễ gỡ hỡnh dung và cắt nghĩa được những gỡ đó
từng xảy ra trước kia. Học sinh không hiểu những cơ sở nào xác định quá khứ đó xảy ra là
cú thực và có thể nhận thức được. Đặc biệt, trong hướng dạy học mới hiện nay, “hướng
tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều
kiện cho học sinh tự tỡm tũi, khai thỏc kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của
mỡnh bằng các phương tiện và đồ dùng dạy học. Chính vỡ thế mà đồ dùng dạy học trong
đó có sách giáo khoa, đó trở thành một nhõn tố quan trọng trong hoạt động dạy học vỡ nú
vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong
phỳ. Tuy nhiên sử dụng như thế nào để dựng lại lịch sử đúng như nó tồn tại thỡ lại là một
vấn đề khó khăn. Các nhà giáo dục đó nhận xột rằng, nếu giỏo viờn chỉ đọc, nói lại sách
giáo khoa (đôi khi không đầy đủ, sai sót) sẽ làm cho học sinh mất hứng thú học tập, không
phát huy tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo của các em. Đây là một nguyên nhân làm
giảm chất lượng dạy học bộ môn; bởi vỡ sỏch giỏo khoa là tài liệu học tập cơ bản của học
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
5
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
sinh. Hơn nữa, khi làm việc với sách giáo khoa, học sinh vừa kết hợp nghe giảng ở lớp và
tự học ở nhà để nắm sâu hơn kiến thức cơ bản, bổ sung, làm phong phú kiến thức đó học.
Như đã biết, mục tiêu môn học Lịch sử ở trường THCS là cung cấp những kiến thức cơ
bản cần thiết về lịch sử dân tộc và một phần về lịch sử thế giới. Trên cơ sở ấy bước đầu
hình thành có hệ thống cơ sở thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất
nước, truyền thống dân tộc, tạo cho học sinh năng lực tư duy, hành động, có thái độ ứng xử
trong đời sống xã hội. Từ mục tiêu môn học như vậy, việc biên soạn sách giáo khoa Lich
sử được đổi mới. Sách giáo khoa do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức biên soạn và duyệt trên
cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đã sử dụng chính thức,
thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. Sách
giáo khoa mới đã đảm bảo những nguyên tắc cơ bản, đó là: Phù hợp với nội dung chương
trình đã ban hành; Đảm bảo quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về mặt Lịch sử
và giáo dục; Đảm bảo những nguyên tắc sư phạm như tính vừa sức, trực quan, thể hiện đổi
mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh; Đảm bảo tính thẩm
mĩ. Sách giáo khoa đã chú ý phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, học tập thông minh cho
học sinh. Cấu trỳc sỏch giỏo khoa Lịch sử gồm cú cỏc phần: Phần kờnh chữ (phần chữ to,
chữ nhỏ); phần kờnh hỡnh (được coi là một đơn vị kiến thức quan trọng) ngoài ra cũn cú
một số cõu hỏi, tài liệu tham khảo để củng cố và bổ sung kiến thức cần thiết mà học sinh
cần nắm vững. Đây là tài liệu cơ bản cho học sinh học tập, giúp các em “làm việc” với
sách để nắm kiến thức, chứ không phải để học thuộc lòng. Các em biết đặt và giải quyết
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
6
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; biết làm các loại bài tập, biết liên hệ, vận dụng
kiến thức đã học…Với giáo viên, dựa vào đó để lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất để
khắc sâu cho học sinh, giải quyết những câu hỏi, bài tập trong sách, nêu và cùng trao đổi,
giải quyết những vấn đề được đặt ra. Hướng dẫn học sinh tự học nội dung sách giáo khoa,
biết tự kiểm tra, đánh giá nhận thức của mình. Vỡ vậy, trong quỏ trỡnh dạy học, đũi hỏi
giỏo viờn phải linh hoạt, sỏng tạo để giúp cho các em nắm chắc nội dung bài học mà tỏc
giả sách giáo khoa muốn chuyển tải đến học sinh. Nhưng sử dụng sách giáo khoa như thế
nào cho hiệu quả là một vấn đề trăn trở mà nhiều giáo viên bộ môn quan tâm hiện nay.
Tỡnh hỡnh trên đặt ra một nhiệm vụ cho các thầy cô giáo dạy học lịch sử ở trường trung
học cơ sở là phải tạo được sự đột biến trong phương pháp dạy học, tạo ra được sự hứng thú
học tập cho các em học sinh, sự nhận thức của gia đỡnh và cả cộng đồng về bộ môn Lịch
sử. Có rất nhiều biện pháp, cách thức nhằm nâng cao chất lượng giờ học lịch sử mà giỏo
viờn cần thực hiện. Để nõng cao quỏ trỡnh tiếp thu và tạo sự hưng phấn của các em trong
quá trỡnh học lịch sử lớp 6, lớp 7 tụi tiến hành nghiờn cứu “Phương pháp sử dụng
sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong những năm gần đây, chương trỡnh sỏch giỏo khoa mới của Bộ giáo dục và đào
tạo đó cú rất nhiều những thay đổi về nội dung của bài học, về số lượng câu hỏi, bài tập,
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
7
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
bài thực hành, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ…Những sự thay đổi đó nhằm mục đích nâng cao
chất lượng giáo dục ở đối tượng học sinh, mà chất lượng của học sinh phụ thuộc chủ yếu
vào phương phỏp dạy học của giỏo viờn. Chương trỡnh học ở cỏc bậc học đó ỏp dụng
phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh đóng vai trũ chủ đạo trong
tiết học thỡ người giáo viên soạn giảng phải có những phương pháp dạy học mới. Trong
lớp học thường có học sinh giỏi - khá - trung bỡnh - yếu. Trong nội dung bài học cú tiểu
mục cú nội dung dễ nhận biết, nhưng có tiểu mục có nội dung trừu tượng… khó nhận biết,
mà để phát huy tính tư duy của học sinh thỡ giỏo viờn là người hướng dẫn, giúp đỡ các em
khai thác kiến thức, không nên tự giải thích, thuyết trỡnh kiến thức cho cỏc em. Để làm
được việc này (đưa học sinh đóng vai trũ chủ đạo trong giải quyết kiến thức) thỡ nờn cho
cỏc em cựng nhau trong một tổ, nhóm đọc sách giáo khoa cùng bàn bạc - phân tích - mổ xẻ
- so sánh một nội dung ở tiểu mục giáo viên cho câu hỏi thảo luận rồi các em đánh giá,
nhận xét và đưa ra câu trả lời cho nội dung đó.
1. Đối với học sinh
Nguồn kiến thức mà học sinh tiếp nhận rất phong phú, đa dạng: bài giảng của thầy cô,
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cần thiết, các loại đồ dùng trực quan (trong sách giáo
khoa, tranh, ảnh, bản đồ giáo khoa, tự tạo…) và các hoạt động ngoại khóa, thực hành.
Nhưng tài liệu quan trọng nhất, chỗ dựa đáng tin cậy nhất của học sinh chính là sách giáo
khoa.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
8
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
Nhưng do quan tâm đến tính chính xác, hệ thống, lôgic của khoa học, chương trình, nên
sách giáo khoa viết hơi dài; quá nhiều khái niệm, nhiều kết luận chính trị- xã hội khó hiểu
đối với học sinh Trung học cơ sở, nhất là sách Lich sử lớp 6. Nặng về cung cấp lý thuyết,
nhẹ và ít có điều kiện thực hành và tổ chức các hoạt động thực tiễn liên quan đến môn học.
Điều này làm cho việc học của học sinh trở nên nặng nề, ít gây hứng thú cho học sinh. Nói
tóm lại, nội dung sách giáo khoa môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở vừa thừa, nhưng
vừa thiếu, thừa những phần lý thuyết nặng nề, xa lạ với học sinh, thiếu những nội dung gắn
bó với hiểu biết đã có của học sinh, những nội dung giúp học sinh phát triển năng lực tự
học, năng lực vận dụng hiểu biết vào việc phát hiện và giải quyết những vấn đề học tập,
vấn đề cuộc sống. Vỡ vậy, người giáo viên cần phải cung cấp những kiến thức cơ bản được
chọn phù hợp với yêu cầu, trỡnh độ học sinh, giúp các em suy nghĩ, hiểu sự kiện một cách
sâu sắc và do đó nhớ lâu, bền vững.
2. Đối với giáo viên
Về phía giáo viên, chương trình và sách giáo khoa chưa tạo điều kiện cho việc tiến hành
dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, giúp học sinh hình thành
phương pháp tự học, học một cách thông minh, sáng tạo. Xuất phát từ thực tiễn dạy học ở
các địa phương nhiều năm qua, giỏo viờn cũn thụ động trong việc xác định mục tiêu bài
học, chưa có khả năng xác định được chuẩn kiến thức kĩ năng tối thiểu dẫn đến việc dạy
học dưới chuẩn, vượt chuẩn cho các em học sinh cú trỡnh độ khác nhau. Hiện nay, với tài
liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo viên sẽ có điều kiện để dạy học
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
9
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
đúng hơn, sát hơn, linh hoạt hơn và phù hợp với đối tượng học sinh của mỡnh. Nhưng
trong hoàn cảnh hiện nay, dạy học phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa, giáo viên chỉ
lo truyền đạt cho hết nội dung chính của sách giáo khoa là đã hết thời gian quy định, ít có
cơ hội để tổ chức hoạt động tìm tòi, sáng tạo cho học sinh. Vì vậy, người giáo viên cần
phải đổi mới thật sự về phương pháp dạy học Lịch sử nhằm phù hợp với chương trình,
chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa mới. Điều này đòi hỏi sự nhận thức đúng về bộ
môn, nắm vững chương trình môn học ở từng khối lớp, vì chương trình có tính pháp lệnh
cần được quán triệt đầy đủ, sáng tạo trong quá trình dạy học. Do đó, người giáo viên tiến
hành giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình môn học, những gì trong sách giáo khoa
có nhưng trong chương trình không có thì giáo viên không cần dạy; nhưng nếu trong
chương trình yêu cầu những nội dung mà sách giáo khoa không có thì giáo viên phải
nghiên cứu, tìm tòi và truyền đạt cho học sinh. Tuy nhiờn hiện nay vẫn cũn một số ớt giỏo
viờn khi dạy vẫn phụ thuộc nhiều vào sỏch giỏo khoa, chưa biết sử dụng sách giáo khoa
như thế nào cho thật hiệu quả.
3. Thực trạng dạy học môn Lich sử ở trường THCS Hồng Thủy
3.1. Về phớa giỏo viờn
Hiện nay, ở trường THCS Hồng Thủy vẫn cũn một số ớt giỏo viờn chưa mạnh dạn thay đổi
phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy nờn chưa tích cực hóa hoạt động của học
sinh nhằm giỳp cỏc em suy nghĩ chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức. Một bộ phận giỏo viờn
vẫn cũn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói trũ nghe, thầy đọc trũ chộp”. Một số giáo
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
10
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
viên chưa thật quan tâm đến bài giảng của mỡnh ở trờn lớp. Vỡ vậy, bài giảng của những giáo
viên này thường chỉ tóm tắt sách giáo khoa, làm cho tiết học khô khan, thiếu sinh khí, không
thu hút được hứng thú học tập của học sinh. Ngược lại, một số giáo viên lại tiến hành bài học
rất ôm đồm, nhồi nhét, thể hiện nhiều khiến thức, tức là làm khó kiến thức lên đó làm cho
tiết dạy nặng nề và không phát huy được hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của học sinh.
Trong giờ học, giáo viên làm việc là chủ yếu, học sinh thụ động nghe và ghi. Đồng thời một số
giáo viên biến bài giảng lịch sử thành giờ kể chuyện tràn lan. Tiến hành giờ dạy như vậy có
thể thu hút chú ý bên ngoài của học sinh, nhưng không kích thích được tư duy trong học tập
của các em. Học sinh không nắm được bài.
- Một số giáo viên chưa nhận thức sâu rộng, chính xác nội dung sách giáo khoa để trình
bày, hướng dẫn học sinh tự học, đã vấp phải tình trạng “đọc lại”, tóm tắt theo nội dung sách
giáo khoa. Ngược lại, có tình trạng “thoát ly” sách giáo khoa, để “cháy giáo án” tức là giáo
viên trình bày những vấn đề không phù hợp với trình độ, yêu cầu học tập của học sinh, sa vào
những chi tiết không cơ bản, làm loãng nội dung, trọng tâm bài giảng.
- Một số giáo viên chưa cũn thụ động trong việc xác định mục tiêu bài học, chưa có khả
năng xác định được chuẩn kiến thức kĩ năng tối thiểu dẫn đến việc dạy học dưới chuẩn,
vượt chuẩn cho các em học sinh có trỡnh độ khác nhau.
- Một số giỏo viờn chưa nghiờn cứu, tham khảo, sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu lịch sử
có liờn quan đến tiết dạy để minh họa trờn lớp. Do vậy giỏo viờn chưa phỏt huy được tớnh
tớch cực, chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức. Một số giáo viên đôi khi
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
11
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
soạn bài cũn chưa thật sự đầu tư nên bài giảng cũn đơn điệu. Phương pháp truyền đạt chưa
phù hợp, lười biếng sưu tầm tài liệu và phương tiện dạy học. Một số giỏo viờn do trỡnh độ
chuyên môn chưa vững chắc. Với những nguyên nhân đó dẫn đến học sinh cảm thấy không
hứng thú với mụn học. Ngoài ra một số ít giáo viên chưa tạo được mối quan hệ thân thiện
với học sinh.
3.2.Về phớa học sinh
3..2. 1. Ưu điểm
- Đa số học sinh đều có những kĩ năng cơ bản trong việc khai thác các nguồn tư liệu
ở sách giáo khoa như: Hỡnh ảnh, tư liệu (phần chữ nhỏ) và một vài tư liệu ở sách bài tập,
sỏch tham khảo, sưu tầm sách báo, những tranh ảnh liên quan đến bài học mà các em đó
đọc trước.
- Hầu hết học sinh đều tích cực thảo luận nhóm, trao đổi và bổ sung kiến thức cho
nhau nên đó đưa lại hiệu quả cao trong quỏ trỡnh lĩnh hội kiến thức. Cỏc em được giao
những công việc cụ thể, đa số hoàn thành tốt và học tập một cách độc lập, sáng tạo.
- Một số học sinh yếu kộm cũng đó và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm
cơ bản thông qua các hoạt động học như: thảo luận nhóm, vấn đáp, học sách giáo khoa,
trỡnh bày túm tắt diễn biến, đọc và chỉ bản đồ. Các em đó mạnh dạn khi trả lời cỏc cõu hỏi
hoặc ghi nhớ cỏc sự kiện, nhõn vật lịch sử.
- Ở nhà nhiều học sinh cố gắng tự học theo nội dung mà giáo viên đó giao cho cỏc
em; đồng thời các em cũng tích cực sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
12
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
3. 2. 2. Hạn chế
- Một số học sinh chưa có ý thức học, chưa có sự đam mê môn học, một số bộ phận
học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không học bài củ, không làm bài tập đầy đủ, trên
lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ. Cho nên, việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân
vật lịch sử… cũn yếu.
- Một số học sinh không chịu đọc sách giáo khoa, không thể tóm tắt những kiến thức
cơ bản của sách giáo khoa theo hướng dẫn của giỏo viờn. Khi trả lời cõu hỏi của giỏo viờn,
học sinh chưa thể diễn đạt ngắn gọn, rừ rang mà phần lớn học sinh đều đọc lại trong sách
giáo khoa. Học sinh chưa có sự liên hệ kiến thức đó học với thực tế cuộc sống, hoặc nờu
những vấn đề chưa hiểu khi tiếp nhận tri thức lịch sử.
- Phần lớn học sinh chỉ được tiếp cận với những hỡnh ảnh, những tư liệu ở sách giáo
khoa, cũn những tư liệu lịch sử khác học sinh rất ít tiếp xúc và cũng không hề tỡm kiếm để
khai thác nó. Một số học sinh ngoài việc làm bài tập và học ở nhà, các em không sưu tầm
thêm sách báo, những tài liệu tham khảo khỏc.
- Vẫn cũn tỡnh trạng một số học sinh thiếu kiến thức cơ bản, không được trang bị
những kiến thức kĩ năng tối thiểu, lại có học sinh bị nhồi nhét, quá tải trong học tập bộ mụn
(đặc biệt là đối tượng yếu, kém).
* Điều tra cụ thể:
Bản thõn tụi đó trực tiếp giảng dạy mụn Lịch sử lớp 6, lớp 7 qua nhiều năm. Trong quỏ
trỡnh giảng dạy, với ý thức vừa nghiờn cứu đặc điểm tỡnh hỡnh học tập bộ mụn của học
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
13
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
sinh vừa tiến hành rỳt kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy. Kết quả điều tra cụ thể: Các em đều
sử dụng sách giáo khoa một cách đối phó, chưa có sự phân tích, đánh giá, chưa có sự thích
thú môn học.Việc đọc sách giáo khoa để soạn bài, làm bài tập mang tính chiếu lệ, chưa có
sự đầu tư, nghiờn cứu bài học. Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực yếu vẫn cũn nhiều. Học sinh
chưa có sự yêu thích, say mê bộ môn. Nên bản thân không tránh khỏi băn khoăn, trăn trở.
Chính vỡ vậy tụi luụn tỡm cỏch hạn chế tỡnh trạng này và từng bước áp dụng những biện
phỏp khắc phục ở những lớp mỡnh giảng dạy. Tuy nhiờn kết quả vẫn chưa được khả quan.
Đồng thời, để tỡm hiểu xem khả năng khai thác kiến thức của các em như thế nào khi học
bộ môn lịch sử. Tôi đó phỏt phiếu điều tra với nội dung sau: Em thấy học Lịch sử khú hay
dễ?
Và kết quả thu được là:
Mức độ
Rất khú
22 HS cú lực
số
Bỡnh thường
Khú
%
lượng
số
số
%
lượng
%
lượng
học yếu, kộm
1
4,5
3
13,6
18
82
Qua bảng điều tra trờn và kết hợp với quỏ trỡnh tiếp xỳc với cỏc em tụi nhận thấy rằng
đa số các em cho rằng đây là môn học khô khan khó hiểu do các em ít được tiếp xúc trực
tiếp với các đối tượng học, mặt khác giáo viên bộ môn chưa sử dụng triệt để các phương
tiện dạy học, học sinh đọc sách thấy dài và chưa có phương pháp học tối ưu… nên đó
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
14
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
khụng gõy được hứng thú học tập bộ môn cho các em, đặc biệt là những em không có tính
chuyên cần, ham hiểu biết sẽ dẫn đến thái độ không đúng đối với môn học. Từ đó dẫn đến
kết quả học tập môn lịch sử yếu là lẽ thường tỡnh.
Từ thực tiễn trên cho thấy, tuy có nhiều thay đổi, tiến bộ, song chất lượng dạy học bộ
môn Lịch sử hiện nay ở phổ thông vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Rõ ràng vấn đề
nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nói chung, hiệu quả của từng tiết dạy nói riêng đang
đặt ra cấp thiết. Đặc biệt, trong hướng dạy học mới hiện nay, “hướng tích cực hóa hoạt
động học tập của học sinh”, yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự
tỡm tũi, khai thỏc kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của mỡnh. Chớnh vỡ thế
mà “sỏch giỏo khoa” đó trở thành một nhõn tố quan trọng trong hoạt động dạy học vỡ nó
vừa là phương tiện giúp giỏo viờn và học sinh khai thỏc kiến thức.
Dựa vào lý luận dạy học hiện đại và kinh nghiệm giảng dạy, tôi mạnh dạn cải tiến nội
dung đưa ra sáng kiến “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, lớp 7
nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC “SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA
LỊCH SỬ LỚP 6, LỚP 7 NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH BẬC THCS”
Đó cú nhiều cỏch giải đáp khác nhau trong việc sử dụng sách giáo khoa trong dạy học
Lịch sử ở trường trung học cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả giờ học. Hầu hết chúng ta đều
thống nhất rằng; chỉ có thể sử dụng sách giáo khoa khi cả giáo viên và học sinh hiểu sâu
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
15
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
sắc bài viết (kênh chữ) cũng như tranh, ảnh, biểu đồ, sơ đồ của sách giỏo khoa. Chỳng ta
mới chỉ chỳ ý đến kênh chữ của sách giáo khoa mà khụng thấy rằng kờnh hỡnh cũng là
nguồn kiến thức quan trọng, cung cấp một lượng thông tin đáng kể, mà cũn là phương tiện
trực quan có giá trị giúp bài học Lịch sử trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, gây hứng thú
học tập hơn cho học sinh. Vỡ thế trong giờ giảng, giỏo viờn khụng khai thỏc hết nội dung
kiến thức lịch sử mà bức tranh, ảnh chứa đựng, trong khi đó kênh chữ không đề cập đến.
Từ đó dẫn đến không tạo được biểu tượng cho học sinh, không cụ thể hóa các sự kiện,
không khắc phục được tỡnh trạng “hiện đại hóa” Lịch sử của học sinh. Học sinh học xong
một sự kiện lịch sử chỉ là thuộc lũng kiểu học gạo, khụng hiểu bản chất sõu sắc sự kiện lịch
sử, khụng nắm vững cỏc quy luật của sự phỏt triển xó hội. Kết quả của những giờ học trờn
dẫn đến không giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hỡnh ảnh, những kiến thức lịch sử,
đồng thời không hỡnh thành được khái niệm lịch sử, không giúp các em phát triển khả
năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy về ngụn ngữ của học sinh. Trong hệ thống phương
pháp sử dụng sách giáo khoa, chúng ta cũng cần chú ý đến những kỹ năng khi khai thỏc
kờnh hỡnh trong sỏch giỏo khoa Lịch sử. Không ít giáo viên chưa hiểu rừ xuất xứ, nội
dung ý nghĩa của kờnh hỡnh trong sỏch giỏo khoa. Có những giáo viên nhận thức đầy đủ
giá trị, nội dung kênh hỡnh nhưng lại ngại sử dụng, sợ mất thời gian, hoặc sử dụng mang
tính hỡnh thức, minh họa cho bài giảng. Đó là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức được in
kèm theo câu hỏi để học sinh tự “làm việc” với sách giáo khoa dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, nhằm rút ra những kiến thức Lịch sử nhất định. Vỡ vậy, phải xem đó là một phương
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
16
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
pháp quan trọng trong dạy học Lịch sử. Vấn đề này tôi sẽ đề cập trong một chuyên đề
khác, đó là: Phương pháp khai thỏc kờnh hỡnh sỏch giỏo khoa Lịch sử lớp 6 bậc THCS”.
Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử, chúng ta cần chú ý đến việc tìm
hiểu, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa. Có thể phân ra ba phương pháp sử dụng sách
giáo khoa: Sử dụng sách giáo khoa để chuẩn bị bài giảng; phương pháp sử dụng sách giáo
khoa trong quá trình dạy học ở trên lớp; phương pháp sử dụng sách giáo khoa để học tập ở
nhà của học sinh.
1. Sách giáo khoa để chuẩn bị bài giảng
Thực tế dạy học hiện nay, một số giáo viên chưa chú trọng nhiều đến việc xác định mục
tiêu dạy học. Thường họ chỉ xem qua phần này ở sách giáo viên, sách thiết kế và chép lại
một cách hình thức, vì thế họ không biệt đâu là mục đích, đâu là phương tiện của giờ học.
Vì thế họ cứ rập khuôn máy móc theo sách giáo viên, sách hướng dẫn mà không cần biết
nội dung đó có phù hợp với đối tượng học sinh, của lớp, của địa phương, của vùng miền
mình hay không. Chính điều này đã dẫn đến kết quả học tập của học sinh chưa cao. Muốn
xác định được mục tiêu bài học, giáo viên cần phải đọc và hiểu rõ sách giáo khoa. Để hiểu
rõ sách giáo khoa, trước hết phải nắm mục tiêu, chương trình môn học, cấu tạo, nội dung
sách giáo khoa. Giáo viên phải nhận thức sâu, rộng, chính xác sách giáo khoa để trình bày,
hướng dẫn học sinh tự học, tránh tình trạng “đọc lại” hay “thoát ly” nội dung sách giáo
khoa.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
17
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
Về sử dụng sách giáo khoa, chúng ta có thể vận dụng một cách hợp lý, phù hợp với điều
kiện cụ thể của địa phương nhằm phát huy tính tích cực của thầy và trò, dựa theo sơ đồ
Đai- ri (nhà lí luận về phương pháp dạy học Lịch sử nổi tiếng của Liên Xô trước đây)
Sách giáo khoa
1
2
2
3
Bài giảng giỏo viờn
Con số 1(trong sơ đồ) chỉ phần nội dung sách giáo khoa mà giáo viên để học sinh tự
học, vì phần này không khó hay không quan trọng.
Con số 2 là phần cơ bản của sách giáo khoa cũng là của bài giảng mà giáo viên hướng
dẫn học sinh tiếp thu. Nắm vững vấn đề này một cách sâu sắc, vững chắc là nhiệm vụ được
đặt ra hàng đầu.
Con số 3 là phần không có trong sách giáo khoa, giáo viên và học sinh tìm hiểu, bổ
sung cho bài học phong phú. Giáo viên có thể đưa phần này vào bài giảng, nhằm nâng cao
tính khoa học, sự trong sáng, tính vừa sức của sỏch giỏo khoa.
Sơ đồ Đai-ri không chỉ tiết kiệm thời gian dạy học trên lớp mà chủ yếu tích cực hóa
việc dạy và học lịch sử để học sinh hiểu sâu hơn.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
18
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
Theo sơ đồ này, giáo viên sẽ tùy theo yêu cầu của chương trình, căn cứ vào trình độ
của học sinh mỗi năm, mỗi lớp mà xác định nội dung những vấn đề cơ bản cần hướng dẫn
các em tự học, nghe giảng, bổ sung tài liệu. Điều này nhằm phát huy tính tích cực trong
việc dạy và học của thầy và trò, đảm bảo được chất lượng giáo dục bộ môn.
Như vậy, bài viết trong sỏch giỏo khoa khụng phải là bài giảng của giỏo viờn. Việc
soạn bài giảng cần dựa vào những nguyờn tắc sau:
- Thứ nhất: Dựa vào nội dung sách giáo khoa để xác đinh những kiến thức cơ bản,
truyền đạt cho học sinh; tức là những kiến thức không thể thiếu được khi học bài, cần trỡnh
bày, trao đổi sâu sắc cho các em nắm vững.
- Thứ hai: Những phần nào mà học sinh có thể tự học ở nhà , hoặc đọc to ở lớp thỡ cú
thể lướt qua, hoặc hướng dẫn, gợi ý cho học sinh tự học.
- Những phần quan trọng trong sỏch giỏo khoa không có điều kiện viết chi tiết, hoặc
là những phần về đồ dùng trực quan (kênh hỡnh), những cõu hỏi, bài tập, tài liệu tham
khảo cần thiờt và vừa sức với học sinh thỡ giỏo viờn bổ sung, gợi ý, hướng dẫn học sinh hiểu sâu
hơn.
1.1.1. Phương pháp sử dụng
Trước khi soạn giáo án, cần nghiên cứu nội dung toàn bài trong sách giáo khoa, xác
định kiến thức cơ bản của bài, hiểu rõ nội dung, tinh thần mà tác giả mong muốn ở học
sinh về từng mặt kiến thức, tư tưởng, kĩ năng. Khi đã có cái nhìn khái quát, cần đi sâu từng
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
19
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
mục nhằm tìm ra kiến thức cơ bản của mục đó, sự liên quan của kiến thức đó với kiến thức
của toàn bài. Mỗi bài có từ hai đến ba mục nhỏ, có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Song
không nên dàn đều về mặt thời gian cũng như khối lượng kiến thức của từng phần mà xác
định phần nào là lướt qua, phần nào là trọng tâm. Mỗi bài cần xác định rõ phần đóng góp
cụ thể về mặt nội dung, tư tưởng, kỹ năng, kỹ xảo, tức là ở cuối bài giáo viên phải xác định
được cần cung cấp kiến thức gì, giáo dục tư tưởng, tình cảm gì, kỹ năng nào cần rèn luyện
cho học sinh?
1.2.2. Ví dụ:
Khi chuẩn bị dạy bài 17: “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng”(Sách giáo khoa Lịch sử lớp
6) cần làm rõ các khái niệm: “Khởi nghĩa”, “ách đô hộ”, “Thứ sử”, “Thái thú”, “đồng
hóa”…Đương nhiên, các khái niệm này khi dạy cho học sinh lớp 6 chỉ ở mức độ đơn giản,
như giải thích khái niệm “Khởi nghĩa”, giới hạn ở chỗ làm cho học sinh hiểu đây là cuộc
nổi dậy của một lực lượng quần chúng nhân dân dùng bạo lực để chống lại các thế lực
phản động, xâm lược, nô dịch; “ách đô hộ” là áp đặt ách áp bức, bóc lột lên một nước
khác; “Thứ sử” là chức quan cai trị của phong kiến Trung Hoa áp đặt ở nước ta thời kỳ Bắc
thuộc; “Đô úy” là viên quan phụ trách về quân sự trong quận; “Thái thú” là viên quan phụ
trách về dân sự, về chính trị trong quận. Những khái niệm này cần phải được chuẩn bị để
giải thích cho học sinh.
* Lưu ý:
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
20
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
Giáo viên cần xác định loại bài và vị trí bài trong từng chương, từng phần của khối lớp
để có nội dung và phương pháp dạy học phù hợp. Ví dụ: Khi dạy bài 2: Cách mạng tư sản
Pháp (Lịch sử lớp 8). Đây là bài trình bày và tiếp nhận kiến thức mới. Trong trào lưu cách
mạng tư sản thời kì đầu của lịch sử cận đại, năm 1789, một cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra
ở Pháp mà Lênin gọi là cuộc “Đại cách mạng”. Bài này có một vị trí quan trọng giúp học
sinh hiểu sâu hơn khái niệm “cách mạng tư sản”, “cách mạng dân chủ tư sản”; hiểu sâu sắc
vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng này. Ở tiết một, giáo viên cần giảng
cả ba mục trong sách giáo khoa, nhưng đi vào một số trọng điểm. Trình bày ngắn gọn
phần kinh tế, tư tưởng ở mục 1 và giành thời gian đi sâu vào phần chính trị, xã hội. Mục 2
giành ít thời gian hơn mục 3, song cần phải tường thuật ngắn gọn, sinh động sự kiện 14-71789. Ở tiết hai, cần giành nhiều thời gian cho mục 4 “Đỉnh cao của cách mạng”. Trong đó
phải đi sâu vào các sự kiện thúc đẩy cách mạng lên tới đỉnh cao, việc thực hiện các nhiệm
vụ dân tộc, dân chủ của nền chuyên chính dân chủ cách mạng Giacobanh. Ở mục 5 “Thoái
trào của cách mạng”, giáo viên nói lướt qua và hướng dẫn học sinh về nhà đọc. Ở mục 6,
cần đi sâu giúp học sinh hiểu rõ tính chất, ý nghĩa của cách mạng Pháp, song thời gian cần
ít hơn mục 4, vì khối lượng kiến thức ít hơn. Để có kiến thức phân tích sâu những phần
quan trọng, tư liệu để tường thuật, miêu tả… giáo viên nên tham khảo thêm một số tài liệu
cần thiết . Về đồ dùng trực quan, giáo viên nên tìm hiểu kĩ nội dung bức tranh đả kích
trong sách giáo khoa “Tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mạng”, chuẩn bị sơ đồ
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
21
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
diễn tả về chế độ đẳng cấp ở Pháp, sơ đồ về tổ chức chính quyền chuyên chính Giacobanh,
bản đồ bảo vệ nước Pháp chống liên minh phong kiến do Anh cầm đầu.
Như vậy, sách giáo khoa là điểm tựa để giáo viên xác định kiến thức cơ bản, xác định
các khái niệm cần hình thành cho học sinh trong giờ học, là sự gợi ý để lựa chọn phương
pháp dạy học vừa phù hợp với đối tượng, vừa phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của
học sinh. Khi sử dụng sách giáo khoa, giáo viên cần bám sát chương trình, tham khảo thêm
tài liệu nhưng đảm bảo lao động sư phạm sáng tạo, độc lập để soạn bài và tiến hành bài
giảng có hiệu quả.
1.2. Sử dụng sách giáo khoa trong quá trình dạy học trên lớp
Mục tiêu học tập là kết quả mà học sinh phải đạt được sau giờ học, bài học kết thúc.
Đây là nội dung rất khó trong công tác chuẩn bị bài giảng của giáo viên. Để xác định được
mục tiêu học tập giúp học sinh chiếm lĩnh được, giáo viên phải căn cứ vào nội dung bài
học và đặc điểm của học sinh. Giáo viên có thể theo nội dung của sách giáo khoa mà thiết
kế lại nội dung cần cung cấp cho học sinh theo sự sáng tạo của mình như đã xác định ở
mục tiêu bài học.
Trong giờ học, học sinh chăm chú theo dõi bài giảng, tái tạo lại hình ảnh của sự kiện
lich sử, biết ghi chép, làm cho tư duy của các em phát triển. Tính tích cực hoạt động học
tập của học sinh sẽ được biểu hiện qua nét mặt, ánh mắt, các thao tác của các giác quan.
Qua quan sát lớp học, theo dõi thái độ của học sinh, giáo viên sẽ phát hiện được học sinh
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
22
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
đó có tích cực hoạt động tư duy hay không, từ đó mà điều chỉnh các thao tác sư phạm cho
phù hợp. Học sinh thường theo dõi bài giảng của giáo viên rồi đối chiếu, so sánh với sách
giáo khoa, thậm chí nhiều học sinh không ghi theo bài giảng của giáo viên mà lại chép
trong sách giáo khoa. Vì vậy, bài giảng của giáo viên không nên lặp lại ngôn ngữ trong
sách giáo khoa mà nên diễn đạt bằng lời của mình.
* Ví dụ:
Khi dạy bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Lịch sử 6) Khi giảng mục 1- Nước
Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay? Giáo viên vừa chỉ trên Bản đồ, vừa
phân tích: “Khi bọn phong kiến Trung Quốc chiếm được Âu Lạc, chúng đã tìm mọi cách
để sáp nhập nước ta vào đất của Trung Quốc. Chúng chia Âu Lạc thành ba quận: Giao Chỉ,
Cửu Chân, Nhật Nam. Chúng đưa người của chúng sang trực tiếp cai trị, đứng đầu mỗi
quận là một Thứ sử, người Trung Hoa. Chúng thực hiện chính sách bóc lột hết sức dã man,
hà khắc như bắt nhân dân Âu Lạc xuống biển mò ngọc trai, lấy đồi mồi, lên rừng lấy ngà
voi, sừng tê giác… Chúng cũng đưa người Hán đến ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo
phong tục, tập quán của người Hán, từ cách ăn mặc đến ma chay, cưới hỏi…Xâm chiếm
đất đai gắn liền với đồng hóa về văn hóa là âm mưu, thủ đoạn của bọn phong kiến Trung
Quốc.
Khi học sinh vừa quan sát bản đồ, phân biệt đõu là Giao Chỉ, Cửu Chân, đâu là Nhật
Nam, đâu là nước Trung Quốc; đồng thời được nghe giảng về ách áp bức, bóc lột của
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
23
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
phong kiến Trung Quốc, trong tư duy của các em xuất hiện những hình ảnh về nước Âu
Lạc xa xưa, những hình ảnh về cuộc sống cơ cực của nhân dân ta dưới ách thống trị của
bọn phong kiến phương Bắc. Những kiến thức lịch sử mới được hình thành, đó chính là cơ
sở để tư duy học sinh phát triển.
Một biện pháp thường hay sử dụng khi giảng dạy ở trên lớp là cho học sinh đọc sách
giáo khoa rồi tự các em tóm tắt, kể lại những nội dung cơ bản. Thông thường những kiến
thức ít phức tạp, không đòi hỏi phải giải thích hay phân tích nhiều của giáo viên thì nên sử
dụng biện pháp này. Đó là các kiến thức về diễn biến của một cuộc khởi nghĩa, một trận
đánh hay tiểu sử của một nhân vật mà các em quen biết. Điều này góp phần giúp các em
rèn luyện kĩ năng đọc được tốt hơn.
* Ví dụ: Khi dạy bài 17 (Lịch sử lớp 6): Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, mục 3 “Cuộc
khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ” giáo viên có thể yêu cầu các em đọc sách giáo khoa
hoặc một em đọc to cho cả lớp cùng theo dõi. Từ đó, yêu cầu một hoặc hai em kể lại diễn
biến của cuộc khởi nghĩa hoặc lên trình bày ở Lược đồ “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng”.
Đương nhiên, các em sẽ không trình bày hay kể lại một cách đầy đủ, trọn vẹn. Song cần
rèn luyện cho các em từng bước, thông qua đó mà ngôn ngữ sử học của các em phát triển.
Trong sách giáo khoa, phần lớn các bài đều có những đoạn in chữ nhỏ. Kiến thức
được thể hiện trong những đoạn này nhiều khi rất quan trọng. Thường nó là nguồn tư liệu
làm nổi bật nội dung cơ bản của bài.
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
24
Năm học 2010-
Sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp
6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS”
* Ví dụ: Khi dạy bài 15 (Lịch sử lớp 6): Nước Âu Lạc ( tiếp theo), mục 4- Thành Cổ
Loa và lực lượng quốc phòng. Giáo viên có thể sử dụng đoạn sau đây để miêu tả và kể cho
học sinh quá trình xây thành Cổ Loa và cấu trúc của thành Cổ Loa: “Lệnh vua ban ra, dân
Cổ Loa phải bồng bế nhau đi ở nơi khác để vua lấy đất xây thành. Hàng nghìn thợ khéo từ
mọi vùng đất nước được điều về Cổ Loa. Hàng vạn người dân phải thay nhau đi phu, phục
dịch. Công trường Cổ Loa tấp nập ngày đêm. Thành đắp ngày một cao; hào rộng và sâu.
Nhưng đến mùa mưa, lũ lụt xói mòn, thành lại sụt lở. Qua nhiều lần thất bại, người ta phải
lấy đá tảng kê chân thành ở những chỗ vực sâu, nước xoáy, lấy mảnh gốm vỡ rải giữa các
lớp đất đắp thành, thành mới vững. Sử cũ chép: “Thành rộng hơn nghìn trượng (mỗi trượng
bằng 4m) như hình trôn ốc”. Truyền thuyết kể rằng: Dân Âu Lạc đắp thành 18 năm ròng,
cứ đắp rồi lại lở. Sau đó nhờ có thần Rùa vàng (Kim Quy) giúp, vua mới xây xong.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ thì Thành Cổ Loa có độ cao trung bình
5m, mặt trên thành rộng từ 6 đến 12m, chân thành rộng đến 20 hoặc 30m. Phía ngoài thành
đắp thẳng đứng, dốc thoai thoải. Trên các vòng thành, từng quãng một, lại đắp một ụ đất
cao và nhô ra làm đồn canh. Riêng vòng thành ngoài có đến 18 ụ như thế. Bên ngoài mỗi
vòng thành đều có hào sâu bao quanh. Các vòng hào nối với nhau, thông với sông Hoàng,
đầm Cả. Đường đi, lối lại trong thành quanh co, khuất khúc. Doanh trại quân đội đóng ở
bên ngoài vòng thành giữa; khu vực giữa thành trong và thành giữa là nơi ở của các quan.
Vòng thành trong bao bọc nơi ở của vua và hoàng gia. Cung cấm xây trên gò đất cao nhất.
Bên trái cung cấm là điện Ngự triều (nay dựng đình Cổ Loa).
Giáo viên: Hoàng Thị Hiền
2011
25
Năm học 2010-