Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chu văn an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.67 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
--------------------------

NGUYỄN THỊ NGA

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
THƠ CHU VĂN AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ NHÀN

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình và chu đáo của TS. Nguyễn Thị Nhàn và các thầy cô trong tổ văn
học Việt Nam cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP
Hà Nội 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Thị Nhàn cùng toàn thể các
thầy cô trong khoa đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Nga


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị Nhàn, kết quả
này không trùng với kết quả của tác giả khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 6
8. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. TÁC GIẢ CHU VĂN AN .......................................................... 8
1.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội thời vãn Trần .................................................. 8
1.2. Tác giả Chu Văn An. ............................................................................ 10
1.2.1. Cuộc đời .......................................................................................... 10
1.2.2. Sự nghiệp ........................................................................................ 12
1.2.2.1. Sự nghiệp làm quan của Chu Văn An ...................................... 13
1.2.2.2. Sự nghiệp trước tác của Chu Văn An ....................................... 15
1.2.2.3. Sự nghiệp làm thầy của Chu Văn An…………………………15
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG THƠ CHU VĂN AN ............................ 20
2.1. Đề tài về thiên nhiên ............................................................................. 20

2.1.1. Thiên nhiên trong thơ Chu Văn An là khách thể thẩm mỹ. ............ 20
2.1.2. Thiên nhiên trong thơ Chu Văn An còn giúp tác giả gửi gắm tâm
trạng “cái tôi” nhà thơ ............................................................................. 30
2.2. Đề tài về đời sống nhà thơ nơi ẩn dật ................................................... 33
2.2.1. Tâm hồn nhà thơ giao hòa cùng thiên nhiên, cảnh vật .................. 33
2.2.2. Những khoảnh khắc quên tục lụy ưu phiền .................................... 34


2.2.3. Một tâm sự về nỗi niềm thế cuộc .................................................... 36
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT THƠ CHU VĂN AN ...................... 40
3.1. Thể thơ và cấu trúc bài thơ ................................................................... 40
3.1.1. Thể thơ ............................................................................................ 40
3.1.2. Cấu trúc bài thơ .............................................................................. 41
3.2. Hình ảnh thơ.......................................................................................... 44
3.2.1. Hình ảnh con người ........................................................................ 45
3.2.2. Hình ảnh thiên nhiên cảnh vật ........................................................ 47
3.3. Ngôn ngữ thơ ........................................................................................ 51
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học trung đại Việt Nam trải qua hành trình mười thế kỉ.
Những thăng trầm, biến động của lịch sử thường để lại dấu ấn lớn, sâu sắc
qua những sáng tác văn học mỗi thời. Văn học giai đoạn thế kỉ X – XIV là
chặng đầu tiên. Những cảm hứng chính, những sáng tác tiêu biểu đã làm nên
diện mạo văn học thời đó. Cảm hứng yêu nước hào hùng, cảm hứng tôn giáo,
cảm hứng về thiên nhiên là những sắc thái riêng biệt trong dòng văn học của

cha ông ta.
Cuối thế kỉ XIV, xã hội Việt Nam xảy ra nhiều biến động, triều đại nhà
Trần dần dần suy yếu. Giai cấp thống trị ăn chơi sa đọa, đời sống nhân dân
cực khổ, nhân dân khởi nghĩa nhiều nơi. Thời vãn Trần đã phai nhạt hào
quang “Đông A”. Trong tình hình lịch sử - xã hội như thế xuất hiện khá nhiều
sáng tác mang khuynh hướng “cảm thời”.
Là một nhân chứng xã hội, chịu những tác động sâu sắc. Thơ ca của
Chu Văn An vừa khắc họa chân dung một kẻ sĩ “lỗi thời” nhưng cốt cách
thanh cao “ngạnh trực”, vừa phản chiếu phần nào hoàn cảnh thời đại của ông.
1.2 Hơn sáu thế kỷ đã trôi qua, biết bao thăng trầm của lịch sử và sự
khốc liệt của chiến tranh, nhưng con người và sự nghiệp văn học của Chu Văn
An vẫn là những giá trị trường tồn. Chu Văn An xứng đáng là danh nhân văn
hóa dân tộc, xứng đáng được tìm hiểu sâu sắc hơn về con người và sự nghiệp.
Đó là sự nghiệp của một nhà giáo mẫu mực của muôn đời, là tấm gương sáng
cho hậu thế noi theo.
1.3 Bên cạnh những công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp
Chu Văn An, việc sưu tầm và nghiên cứu các bài thơ còn lại của ông cũng
được quan tâm. Tuy nhiên sự quan tâm ấy phần nhiều là giới thiệu văn bản.
Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Chu Văn An chưa được đề cập hệ

1


thống, toàn diện. Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào khám phá mảng
thơ ca này của thi nhân. Đó là lý do khích lệ tác giả luận văn lựa chọn đề tài
Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Chu Văn An. Qua luận văn giúp chúng ta có
cái nhìn toàn diện hơn về con người, sự nghiệp sáng tác của Chu Văn An đồng
thời khẳng định vị trí, vai trò, đóng góp của tác giả với nền văn học dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Văn bản thơ Chu Văn An

Sáng tác của Chu Văn An còn lại số lượng không nhiều. Mặc dù theo
một số thư tịch cũ, ông sáng tác hai tập thơ chữ Hán và chữ Nôm là Tiều Ẩn
thi tập và Quốc ngữ thi tập, nhưng đã bị thất lạc, hiện chỉ còn một số bài thơ
chữ Hán được các học giả đời sau sưu tập để lại.
Cuốn sách sớm nhất lưu giữ các bài thơ của ông là Việt âm thi tập,
trong đó Phan Phu Tiên ghi lại được 12 bài thơ, gồm hai bài ngũ ngôn (1 bài
thuộc cổ thể), 4 bài thất ngôn tứ tuyệt, 6 bài thất ngôn bát cú. Đó là các bài:
1. Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính
2. Đề Dương Công Thủy Hoa đình
3. Linh Sơn tạp hứng
4. Thôn Nam Sơn tiểu khệ
5. Cung họa ngự chế động chương
6. Thanh Lương giang
7. Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân
8. Xuân đán
9 .Miết trì
10. Giang đình tác
11. Sơ hạ
12. Vọng Thái lăng

2


Bộ sách đồ sộ hơn là công trình Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn.
Trong đó, bản A.1262 chép 10 bài. Ở đây không thấy có bài Thứ vận tặng
Thủy Vân đạo nhân và bài Giang đình tác; bản A.132 chép 11 bài, trong đó
không có bài Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân.
Ngoài ra, sách Trích diễm thi tập và Hoàng Việt thi tuyển chỉ tuyển
chọn một số bài của Chu Văn An.
Trước tình hình văn bản quá ít của tác giả Chu Văn An, nhà nghiên cứu

Trần Thị Băng Thanh đã nhận xét: “Chỉ với 12 bài thơ còn sót lại đến nay để
tìm hiểu một con người, quả là vấn đề khó. Cả cuộc đời hơn 70 năm đã sống,
cả tư tưởng, cả những nỗi niềm tâm sự của một con người, một nhân cách lớn
lao dường ấy lẽ nào có thể gói gọn trong vẻn vẹn 12 bài thơ đó chăng?
Huống nữa, nếu Tiều Ẩn thi tập chỉ là tên gọi của các nhà sưu tập đời sau mà
không phải là do chính Chu Văn An đặt cho tập thơ của mình thì chưa hẳn đó
đã là toàn bộ thơ được viết trong thời gian ông về ở ẩn ở Chí Linh và cũng sẽ
không phải chỉ thể hiện tâm trạng ông trong giai đoạn này” [12, tr.49].
Trong công trình Thơ văn Lý Trần (Tập III) (1978), Nxb khoa học xã
hội, có in 12 bài thơ chữ Hán của Chu Văn An. Ở đó có cả phần nguyên tác
chữ Hán, phần phiên âm Hán Việt, phần dịch nghĩa và dịch thơ. Đây cũng là
nguồn tư liệu để luận văn của chúng tôi lấy làm cơ sở khảo sát.
Như vậy, qua các tài liệu cũng như các ý kiến nhận định về Chu Văn
An, chúng ta thấy được số lượng tác phẩm của ông hiện còn lại rất ít. Chúng
ta chỉ biết đến sự nghiệp của ông qua 12 bài thơ chữ Hán. Để tìm hiểu và
đánh giá về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Chu Văn An qua tư liệu ít ỏi
vậy cũng là một khó khăn của tác giả luận văn.
2.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lâu nay, nghiên cứu về Chu Văn An, người đời biết đến ông với tư
cách là danh nhân văn hóa, tư cách là người thầy - “vạn thế sư biểu” nhiều
hơn là một nhà thơ.

3


Tuy vậy, khi nghiên cứu về con người, cuộc đời, sự nghiệp Chu Văn
An lại thường liên quan đến thơ văn của tác giả này.
Qua sự tìm hiểu hạn hẹp, trong phần lịch sử vấn đề này chúng tôi xin
nêu ra một số tiểu luận, ý kiến của một số tác giả có liên quan đến đề tài:
Tác giả Hồ Nguyên Trừng trong Nam ông mộng lục đã ghi lại giấc

mộng của Nam Ông. Hồ Nguyên Trừng viết về Chu Văn An với nhan đề: Văn
Trinh ngạnh trực (Khí cốt cứng cỏi và cương trực của Văn Trinh). Chính
nhan đề trong sáng tác này đã cho thấy khá rõ cách nhìn, sự ngưỡng mộ của
Hồ Nguyên Trừng về nhân vật Chu Văn An [11, tr.695 – 696].
Nhà bác học Phan Huy Chú sống cách chúng ta gần một thế kỉ từng nhận
xét về Chu Văn An: “…học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, được thời
ấy suy tôn, thời sau ngưỡng mộ, tìm trong nhà Nho nước Việt ta, từ trước đến
nay chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được” [Theo 12, tr.44].
Trong phần “Văn tịch chí”, Phan Huy Chú có mấy lời ngắn gọn, khái
quát phong cách thơ Chu Văn An: “Lời thơ rất trong sáng u nhàn” [3, tr.424].
Nguyễn Huệ Chi, trong bài viết “Chu Văn An ngạnh trực”, có những
nhận xét khái quát về sáng tác thơ chữ Hán của tác giả. Nhà nghiên cứu viết:
“Mười hai bài thơ còn lại của Chu Văn An không đủ để nhận diện một Chu
An nhà thơ, tuy nhiên cũng góp phần soi vào một thế giới khác trong tâm hồn
còn chứa nhiều bí ẩn của ông […]. Ở đây là một Chu Văn An tìm vui trong lẽ
sống ẩn dật – sự thanh thản của chữ nhàn [2, tr.364].
Ý kiến nhận định của hậu thế về nhân cách cao đẹp của Chu Văn An
khá nhất trí nhưng một số điểm chính trong cuộc đời ông thì ngày nay chúng
ta vẫn không có cách gì để làm sáng tỏ hơn nữa. Ngay số lượng thơ ít ỏi của
ông còn truyền lại có thể bị sai lạc, nhưng cũng chưa thống nhất ở sách này
hay sách khác.

4


Tóm lại, những ý kiến đánh giá, nhận xét về giá trị thơ Chu Văn An
phần nhiều lẻ tẻ, hoặc mang tính khái quát gợi mở, chưa hệ thống, chưa đầy
đủ. Như vậy, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
những sáng tác của Chu Văn An một cách hệ thống, toàn diện hơn.
3. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu, nhận diện Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Chu Văn An,
nhằm khẳng định tài năng của nhà thơ.
Tìm hiểu sâu sắc hơn về con người, tâm tư thái độ của Chu Văn An qua
thơ ca của ông – một nhân vật văn học lỗi lạc thế kỉ XIII – XIV.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Tư liệu khảo sát
Luận văn khảo sát 12 bài thơ của Chu Văn An in trong công trình Thơ
văn Lý – Trần, Tập III, Nxb Khoa học xã hội (1978). Đó là các bài thơ sau:
1. Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính (Đêm trăng dạo bước trên
đường thông ở núi Tiên Du).
2. Đề Dương Công Thủy Hoa đình (Đề đình thủy hoa của Dương
Công).
3. Linh Sơn tạp hứng (Tạp hứng ở Linh Sơn).
4. Thôn Nam Sơn tiểu khệ (Tạm nghỉ ở núi thôn Nam).
5. Cung họa ngự chế động chương (Kính họa thơ vua).
6. Thanh Lương giang (Sông Thanh Lương).
7. Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân (Họa vần tặng Thủy Vân đạo nhân)
8. Xuân đán (Sáng mùa xuân).
9. Miết trì (Miết trì).
10. Giang đình tác (Làm thơ ở Giang Đình).
11. Sơ hạ (Đầu mùa hè).
12. Vọng Thái lăng (Trông về Thái lăng).

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tìm hiểu, nhận diện Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Chu
Văn An qua những sáng tác được khảo sát.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu bối cảnh lịch sử xã hội thời vãn Trần.
- Tìm hiểu về cuộc đời nhà thơ, những yếu tố thời đại có ảnh hưởng
đến phong cách, tâm hồn thơ Chu Văn An.
- Khảo sát những sáng tác thơ Chu Văn An trên phương diện Giá trị
nội dung và nghệ thuật.
6. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu
sau:
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp hệ thống.
+ Phương pháp so sánh.
Ngoài ra, để hoàn thành tốt khóa luận, người viết còn kết hợp các thao
tác như: phân tích, bình giảng, chứng minh, miêu tả…
7. Đóng góp của khóa luận
- Khóa luận tìm hiểu, phân tích Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Chu
Văn An một cách hệ thống, toàn diện. Từ đó, có cái nhìn sâu sắc hơn về con
người và sự nghiệp của nhà thơ.
- Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn
giảng dạy ở trường phổ thông, giúp người giáo viên Ngữ Văn có kiến thức bổ
trợ khi nghiên cứu, giảng dạy sâu sắc hơn một tác giả văn học trung đại của
dân tộc.
- Bài học giáo dục từ nhân cách Chu Văn An với lớp trẻ hôm nay.

6


8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội
dung của luận văn được cấu trúc theo ba chương:
Chương 1: Tác giả Chu Văn An

Chương 2: Giá trị nội dung thơ Chu Văn An
Chương 3: Giá trị nghệ thuật thơ Chu Văn An

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TÁC GIẢ CHU VĂN AN
1.1. Hoàn cảnh lịch sử xã hội thời vãn Trần
Chu Văn An (?– 1370) sống vào những năm nửa cuối thế kỉ XIV. Sử
thường gọi đó là thời vãn Trần. Thời đại Chu Văn An sống là thời đại triều
đình quá độ trong bước từ thịnh đến suy của vương triều nhà Trần, một thời
đại “bể dâu”, nhiều biến động để lại dấu ấn trong lịch sử. Lúc này, triều chính
rối ren, nhiễu loạn. Người đứng đầu triều đình là vua nhu nhược như Trần
Nghệ Tông, có ông vua lại ăn chơi phá phách như Trần Dụ Tông. Bọn gian
thần thừa cơ khuynh loát triều đình, khiến trăm họ lầm than điêu đứng.
Xã hội Đại Việt cuối thế kỉ XIV thời ấy, giai cấp quý tộc củng cố địa vị
thống trị. Họ tăng thêm số lượng nông nô, nô tỳ, mở rộng thêm nhiều điền
trang thái ấp lớn.
Hãy dừng lại đôi chút để quay về quá khứ, để nhìn vào bức tranh xã hội
nhà Trần những năm cuối thế kỉ XIV. Sử sách nói nhiều nhất đến cái tên Trần
Dụ Tông. Đấy là ông vua nhà Trần cầm quyền từ năm 1341 đến năm 1369.
Vua Dụ Tông nổi danh bởi ăn chơi sa đọa: “Có lần Dụ Tông đi chơi
đêm ở xa đến canh ba mới trở về bị kẻ cướp chặn đường lấy mất cả gươm báu
lẫn ấn báu. Nhà vua cho đó là sự chẳng lành, khó mà sống lâu hơn nữa nên lại
càng thả sức chơi bời…” [14, tr67]. Lúc này, Quốc tử giám tư nghiệp Chu
Văn An đã khẳng khái viết sớ lên cho Dụ Tông, nêu đích danh 7 tên nịnh thần
phải đáng trị tội chém đầu để chấn hưng đất nước. Việc dâng sớ của Chu Văn
An làm chấn động dư luận đương thời. Đó là một việc làm động trời mà
không phải nhà Nho nào cũng dám làm. Bởi vì ông đã nêu ra đích danh tên

tuổi và tội trạng của những tên nịnh thần có thế lực nhất lúc bấy giờ. Chúng
lại được vua sủng ái. Thất trảm sớ của thầy Chu Văn An nêu rõ tên tuổi 7 tên
quan sau:

8


1. Mai Thọ Đức – hoạn hoan chi hậu cục
2. Trâu Canh – ngự y
3. Bùi Khoan – chính trưởng phụng ngự
4. Văn Hiến Hầu
5. Nguyễn Thanh Lương – hành khiển tả ty lang trung
6. Tâm Đức Ngưu – hành khiển hữu ty, hữu bộc xạ
7. Đoàn Nhữ Cẩu – đồng bình chương sự
Viết về thời Trần Dụ Tông, sử gia bàn như sau: “Thời mà dân thường
bị cướp là thời loạn, còn như thời mà cả Hoàng đế cũng bị cướp thì phải gọi là
đại đại loạn. Nịnh thần lũng đoạn, Chu Văn An dâng Thất trảm sớ mà Dụ
Tông vẫn làm ngơ để Chu Văn An ôm thất vọng ê chề xuống suối vàng. Ôi,
triều đình bất ổn, bảo sơn hà yên làm sao được” [14, tr.67].
Vua như vậy nên quan lại càng hoành hành. “Quan lại nhân đó thả sức
bắt dân xây dựng dinh thự, chùa chiền, nuôi con hát chơi bời. Xuất hiện hang
loạt tên nịnh thần và triều chính bị chúng lũng đoạn” [15, tr.247]. Triều đình
hỗn loạn, quan lại kéo bè cánh, hãm hại, giết hại lẫn nhau. Năm 1369 Dụ
Tông chết, Dương Nhật Lễ là con của một nhà phường hát được Minh Tông
đưa lên ngai vị. Lúc này, ngai vàng nhà Trần, thành của họ Dương. Rồi,
Dương Nhật Lễ cũng bị giết, nhà Trần lấy được ngai vị nhưng từ đó triều
Trần suy vong không thể chống đỡ được tình thế.
Về tình hình đối ngoại, các nước láng giềng như nước Ai Lao, nước
Chiêm Thành nhân đó không thuần phục. Các vua nhà Trần lại đi chinh phạt
họ để lấy lại uy quyền. Vua Duệ Tông phải tử nạn trong đám loạn quân bại

chiến tại Chiêm Thành năm1377, vua Minh Tông đi dẹp Ai Lao hai lần từ
1334 đến1335.
Xã hội loạn lạc, đời sống nhân dân đói khổ. Họ khổ do mất mùa đói
kém, do chiến tranh xảy ra liên miên. Người dân còn phải chịu nhiều tầng áp

9


bức, xã hội rối ren, nhiễu loạn. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất của
nhân dân, thiên tai phá hoại đê điều, thủy lợi. Nửa cuối thế kỉ XIV có 9 lần vỡ
đê, lụt lớn, có những năm vừa hạn hán vừa lũ lụt. Người dân còn khổ cực do
bị bọn địa chủ, quý tộc bóc lột. Họ khổ cực do chiến tranh xảy ra, xã hội rối
ren, loạn lạc càng rối ren loạn lạc. Đó là các năm 1348, năm 1355, năm 1393.
Chỉ tính trong khoảng từ đầu thế kỉ XIV đến năm 1379 có 10 nạn đói lớn.
Ngân khố nhà nước trống rỗng.
Nguyên nhân trên, đã dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô
tỳ nổ ra. Tiêu biểu phải kể đến các cuộc khởi nghĩa sau: Năm 1343, nhân dân
khắp nơi nổi dậy khởi nghĩa, năm 1344 khởi nghĩa Ngô Bệ ở Hải Dương, năm
1354 khởi nghĩa của Tề ở Hải Dương, năm 1379 nổ ra cuộc khởi nghĩa của
Nguyễn Thang ở Thanh Hóa, năm 1399 nổ ra cuộc khởi nghĩa của Nguyễn
Nhữ Cái ở Sơn Tây.
Như vậy, nhìn vào hoàn cảnh lịch sử nước nhà thời bấy giờ, chúng ta
có thể thấy Chu Văn An đã sống trọn trong khoảng thời gian cuối thế kỉ XIV.
Việc ông trực tiếp sống và chứng kiến cảnh nhà Trần đang trên đường đi
xuống đã có ảnh hưởng lớn đến tâm sự, cảm hứng và sự nghiệp sáng tác văn
học của ông.
1.2. Tác giả Chu Văn An.
1.2.1. Cuộc đời
Chu Văn An (?– 1370) hiệu là Tiều Ẩn tên chữ là Linh Triệt, tên thụy
là Văn Trinh, sinh năm nào chưa rõ. Ông người làng Văn Thôn, xã Quang

Liệt, huyện Thanh Đàm, nay là huyệnThanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Ngay từ
nhỏ, tuy xuất thân trong gia đình bình thường nhưng Chu Văn An đã được mẹ
lo cho ăn học chu đáo. Vốn có lòng hiếu học, coi việc học làm đầu nhưng
không cầu danh lợi, thú vui lớn nhất của Chu Văn An ngay từ nhỏ là ở nhà
đọc sách. Chu Văn An rất giỏi, “học vấn tinh thuần, tiếng đồn gần xa”. Sách

10


Đại Việt sử ký toàn thư đã nêu: “Khi đỗ Thái học sinh (học vị tiến sĩ thời nhà
Trần), ông không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà, mong mỏi
đào tạo nên những thế hệ học trò có đủ tài đức để đóng góp cho đất nước”.
Cuộc đời và con người Chu Văn An vừa được chính sử ghi chép vừa
được lưu truyền bằng các giai thoại. Chính vì vậy cho đến nay, giới nghiên
cứu vẫn chưa có kết luận thống nhất, chính xác về cuộc đời ông. Năm sinh,
năm mất của ông cũng chỉ là ước đoán theo phương pháp loại trừ hay so sánh
với một số tác giả, một số sự việc đương thời.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chu Văn An mất ngày 26 tháng 11 năm
Canh Tuất (1370). Thọ 78 tuổi (1292 – 1370). Về năm mất của ông, các tài
liệu xưa nay vẫn dựa theo cuốn chính sử đó.
Ở bài “Chu Văn An cuộc đời và sự nghiệp” trong sách Chu Văn An với
di tích Phượng Hoàng, cho biết: Chu Văn An nguyên có tên là Chu An tự là
Linh Triệt. Sinh tại quê mẹ ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn niên hiệu Trùng
Hưng thứ 2 (1292) tại thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc
thành phố Hà Nội). Cha là Chu Công Thiện, mẹ là Lê Thị Chiêm.
Trong bài “Chu Văn An - thầy dạy học và nhà trí thức nổi tiếng đời
Trần” (Danh nhân Hà Nội), ông vũ Tuấn Sán cho biết, bản thân Thần tích ở
Thanh Liệt chép Chu Văn An mất ngày 28/11 năm Canh Tuất, nghĩa là chênh 2
ngày so với Toàn Thư chép. Lý do của ông nêu ra là: “Theo sử, ngày 15/11 âm
lịch năm 1370, Nghệ Tông lên Ngôi vua ở phủ Kiến Hưng (tức huyện Nghĩa

Hưng tỉnh Nam Hà ngày nay ), ngày 21 mới về đến bến Đông của kinh thành
Thăng Long. Sau khi được tin này, Chu Văn An mới lên được đến kinh đô
mừng vua. Sau đó, ông lại trở về Chí Linh rồi “không bao lâu ốm chết ở nhà”.
Song, theo giả thiết của Trần Lê Sáng, thì Chu Văn An sinh năm1292
mất 1370, sinh tại xóm Văn, làng Quang (xưa gọi là làng Voi), huyện Thanh
Đàm, nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Gia đình

11


ông nghèo, thân phụ ông tên là gì, người ở đâu, hiện nay chưa biết. Mẹ ông là
bà Lê Thị Chiêm chính gốc làng Quang.
Trong cuốn Những nghĩ suy từ văn học trung đại [12, tr.44] của nhà
nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh, bà cũng bỏ trống phần năm sinh của ông.
Hay trong cuốn Thơ văn Lý Trần [13, tr.52] cũng bỏ trống phần năm
sinh của ông và chỉ cho biết ông mất năm 1370.
Căn cứ vào các tài liệu và những sáng tác của Chu Văn An, có thể nhận
thấy, ông sống ở cuối thời Trần. Đó là một giai đoạn lịch sử có nhiều biến
động.
Chu Văn An mất năm Thiệu Khánh thứ nhất đời Trần Nghệ Tông
(1370), được vua làm lễ tế và đặt tên thụy là Văn Trinh.
Tóm lại, cuộc đời Chu Văn An khá gắn bó với các sáng tác của mình.
Thơ ông là đời, là cá tính, lá số phận của ông. Ông là con người của một thời
đại rối ren, nhiễu loạn. Ở đó có sự tàn phai thật nhiều của hào quang quân chủ
nhà Trần. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, nhưng bản thân Chu Văn
An là một người thông minh, có cá tính, nghị lực nhưng ông không gặp được
minh quân. Mặc dù vậy, ông vẫn luôn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, thể
hiện một Chu Văn An bản lĩnh cứng cỏi, mạnh mẽ.
Về cuối đời, Nhà giáo Chu Văn An đã dồn tâm lực đào tạo các học trò.
Nhiều danh sĩ tài danh sau này xuất môn nơi Chu Văn An như Lê Quát, Phạm

Sư Mạnh. Ngày nay, khu di tích Phượng Hoàng còn tôn thờ người thầy mẫu
mực đó. Mộ của thầy Chu Văn An cũng ở giữa thiên nhiên núi rừng có thông
reo vi vút. Bao lớp học trò vẫn tìm về nơi ấy kính cẩn trước anh linh con
người cao khiết, bản lĩnh thuở xưa.
1.2.2. Sự nghiệp
Cuộc đời và sự nghiệp Chu Văn An là cuộc đời một nhà giáo, một thầy
thuốc, một đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam là một danh nhân được
suy tôn là người thầy của muôn đời:

12


Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc
Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong.
(Cuối Trần đó là thời nào, ngâm vịnh rong chơi đâu phải thú vui hiền giả.
Non phượng còn dấu nơi ẩn, núi sông mãi mãi ngắm nhìn phong cách triết nhân).
Đó là đôi câu đối mà người đời mãi mãi còn truyền tụng để tỏ lòng mến
phục đối với Chu Văn An – nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực
cuối thời Trần.
1.2.2.1. Sự nghiệp làm quan của Chu Văn An
Chu Văn An là một người có hoài bão lớn lao. Ông xuất thân trong một
gia đình bình thường, nhưng ông đã được mẹ lo cho ăn học chu đáo. Ngay từ
nhỏ ông đã chuyên cần học tập và học rất giỏi. Chu Văn An còn hiếu thảo với
cha mẹ và rất lễ độ với mọi người xung quanh, nghiêm khắc sửa mình, cương
trực thẳng thắn. Chu An từng nói: “Làm người, chữ “Hiếu” là gốc của tất cả
đức hạnh, hiếu thảo với cha mẹ và tôn kính anh em là thuận với đạo đức”.
“Hiếu là cái đức cao nhất mà vua, tôi, kẻ sĩ, thứ dân đều phải đề cao và thi
hành”. Khi trưởng thành, Chu Văn An đạt đến mức thông kinh, bác sử, tài
năng, đức độ hơn hẳn các nho sĩ đương thời. Chu Văn An đã từng đi thi và đỗ
Tiến sĩ. Mặc dù đỗ đạt cao nhưng ông không ra làm quan mà ở nhà đọc sách

và dạy học ở quê nhà. Sự nghiệp làm quan của Chu Văn An bắt đầu khi vua
Minh Tông mời ông ra kinh đô nhận chức Tư Nghiệp Quốc tử dám, dạy dỗ
các Thái tử và phò giúp nhà vua khi triều đình rối ren.
Chu Văn An còn là một nhân cách cứng cỏi, là một con người cương
trực, bản lĩnh. Điều này thể hiện rõ trong những ngày ông ở triều đình. Bằng
chứng chính là sự kiện ông dâng Thất trảm sớ. Dưới thời Trần Dụ Tông trị vì
từ 1341 đến 1369. Vua Trần Dụ Tông lơ là, bỏ bê việc triều chính, Việt Nam
sử lược có chép về vua Dụ Tông: “suốt ngày lo rượu chè, chơi bời, xây cung
điện, đào hồ, đắp núi, rồi lại cho người giàu vào cung đánh bạc”.

13


Giữa buổi loạn lạc ấy, Thất trảm sớ đã trở thành sự kiện chấn động cả
Đại Việt mà không phải nhà nho nào cũng dám làm, vì lúc bấy giờ chỉ có
những bậc đại quan mới có quyền can gián vua. Chu Văn An đã nêu đích
danh tên tuổi và tội trạng của những tên nịnh thần có thế lực nhất lúc bấy giờ
và bọn chúng lại được vua yêu quý.
Chu Văn An còn là một người bất đắc chí, sớ dâng nhưng vua không
chấp thuận, Chu Văn An đã treo mũ tại cửa Huyền Vũ và tìm về núi Phượng
Hoàng – Chí Linh ở ẩn. Không còn ai thúc ép, Dụ Tông càng đi sâu vào con
đường sa đọa, cơ đồ nhà Trần dần suy sụp. Vua tin dùng bọn quan lại chuyên
đục khoét, bòn rút của dân lành. Chúng đã đặt ra vô vàn các loại tô thuế vô lý,
đắp đê, xây hào, xây cất cung điện làm chết hàng vạn người. Giờ đây cung
điện đã trở thành nơi vui chơi của vua quan. Lúc này, quân đội của triều đình
trở nên nhút nhát, biên cương dường như bỏ trống khiến vua nước Chiêm
Thành nhỏ bé phía nam là Chế Bồng Nga đã hai lần mang quân vào tận kinh
thành Thăng Long đốt phá, cướp của hoành hành như vào chỗ không người.
Thất trảm sớ của Chu Văn An cho thấy việc làm của thầy Chu đã nói
lên phẩm chất tốt đẹp của một chính quan. Làm quan phải có đảm khí, chính

trực, phải nói ra sự thật, phải giúp ích cho dân. Làm quan nhỏ mà có ích cho
dân, cho đất nước thì càng đáng quý hơn chức tước lớn nhưng không làm
được gì. Như vậy, chúng ta thấy Chu Văn An là một vị quan liêm khiết,
cương trực và đầy bản lĩnh.
Như thế, quãng đời làm quan ngắn ngủi của Chu Văn An đã không
thuận lợi. Mặc dù vậy, khi ông mất, vua Nghệ Tông được tin liền cho quan
đến dụ tế, đặt tên Thụy là Văn Trinh và cho thờ tại Văn Miếu. Ngoài ra, vua
còn ban tiền làm đền thờ ở 27 xã có học trò của thầy Chu thời ấy. Sau này, tại
nơi thầy làm nhà dạy học và sống những năm tháng thoái triều đã được dựng

14


ngôi đền thờ thầy gọi là đền Phượng Hoàng nay là đền Chu Văn An, thuộc địa
phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
1.2.2.2. Sự nghiệp trước tác của Chu Văn An
Theo thư tịch cũ thì Chu Văn An viết nhiều sách. Chu Văn An đã để lại
cho đời sau những tác phẩm có giá trị.
Về văn học có hai tập thơ Quốc ngữ thi tập bằng chữ Nôm và Tiều Ẩn
thi tập bằng chữ Hán. Thất trảm sớ dâng lên vua là một văn kiện để đời.
Ông còn viết một cuốn sách biện luận giản ước về Tứ thư nhan đề Tứ thư
thuyết ước.
Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì Chu Văn An còn là một nhà
đông y đã biên soạn quyển Y học yếu giải tập Chu di biên gồm những lý luận
cơ bản về chữa trị bệnh bằng đông y.
Như vậy, theo thư tịch xưa, Chu Văn An đã viết ở nhiều lĩnh vực khác
nhau như: Y học, Nho học, Văn chương… nay phần lớn đã bị thất lạc. Người
ta chỉ thấy 12 bài thơ chữ Hán và tập Y học yểu giải của ông.
1.2.2.3. Sự nghiệp làm thầy của Chu Văn An
Cả một đời, Chu Văn An chỉ mong đào tạo được những người tài đức,

cống hiến cho đất nước. Trong sự nghiệp làm thầy, Chu Văn An vừa là bậc
thầy của xã hội, vừa là thầy dạy vua và là người thầy của muôn đời.
Trước hết, Chu Văn An là người thầy của xã hội. Nơi khởi đầu sự
nghiệp dạy học của Chu Văn An, là ở làng Huỳnh Cung giáp với làng Quang
quê mẹ. Tuy là trường ở làng quê nhưng cũng có thư viện, thầy Chu dạy học
trò từ bậc vỡ lòng, tiểu học, trung học và đại học, tùy theo mỗi bậc mà thầy có
cách dạy khác nhau. Tài liệu cơ bản vẫn là những sách kinh điển của Nho gia:
Tứ thư, Ngũ Kinh.
Chu Văn An một lòng tin vào giáo lý đạo Nho của Khổng Tử, song
cũng là người tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo. Ông đã soạn Tứ thư thuyết ước

15


gồm 10 quyển. Đây là cuốn sách biện luận giản ước về Tứ thư, sách kinh điển
của đạo Nho: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử, để làm tài liệu
giảng dạy. Sách này đến nay không còn. Với tấm lòng trong sáng của một nhà
nho chân chính, Chu Văn An cho rằng: Đất nước thanh bình và thịnh trị điều
cơ bản là phải có minh quân; muốn trở thành minh quân thì phải có học vấn;
mà phải học theo đạo Nho để có đạo đức và hiểu biết trị quốc, bình thiên hạ.
Ông được giới sĩ phu đương thời ngưỡng mộ.
Nghe danh thầy Chu tài năng và đức độ, học trò khắp nơi tìm về trường
Huỳnh Cung theo học rất đông. Thầy Chu rất nghiêm khắc trong việc dạy bảo
môn sinh, ngoài việc giảng dạy về kiến thức, thầy còn chú trọng rèn luyện học
trò về đạo lý sống, nhân cách làm người và hơn cả là giúp môn sinh thấy được
trách nhiệm của mình với dân, với nước.
Về phương pháp dạy học của thầy Chu, ông có một phong cách dạy đặc
biệt hấp dẫn, khiến cho mọi người đều phải kính nể và tôn phục.
Quan điểm giáo dục của Chu Văn An là hữu chi vô loại, nghĩa là nền
giáo dục đi tới muôn dân và không từ chối dạy bất cứ loại người nào. Thầy

Chu thường nói với các học trò rằng: “Ta chỉ dạy cho các học trò làm người
chứ không dạy cho các trò làm quan”. Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao
và học vấn uyên bác của thầy được gần xa ngợi ca và trở thành huyền thoại
nên cả vua Thủy tề cũng cho con trai mình hóa thân người phàm đến học.
Thầy Chu Văn An đã xem vấn đề giáo dục là cốt lõi để đào tạo nhân tài
cho đất nước. Trường Huỳnh Cung đã đào tạo lên rất nhiều trò giỏi. Khoa thi
năm 1314, dưới thời vua Trần Minh Tông, trường có hai học trò đỗ Thái học
sinh là Lê Quát và Phạm Sư Mạnh. Cả hai đều làm quan dưới triều Trần (Lê
Quát được thăng lên chức Thượng Thư).
Một trong những nguyên tắc cốt yếu để cảm hóa học trò của thầy Chu
Văn An chính là: Muốn dạy bảo trò tốt thì thầy phải nghiêm, phải luôn là tấm

16


gương đạo đức cho học trò. Những môn sinh do thầy Chu Văn An đào tạo, dù
làm quan to hay vinh hiển đến mức độ nào cũng luôn dành cho thầy một sự
tôn kính và lễ độ. Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã chép lại việc các đại quan
trong triều là học trò của thầy vẫn giữ lễ, khi đến thăm thầy thì lạy, được tiếp
chuyện với thầy thì lấy làm vui mừng. Suốt cuộc đời, thầy Chu Văn An luôn
là người thầy giáo lỗi lạc, ông xứng đáng là bậc “Vạn thế sư biểu”, như cách
gọi của các sử gia Việt Nam.
Lịch sử dân tộc tôn vinh Chu Văn An là nhà nho có đức nghiệp lớn
nhất. Sử thần Ngô Sĩ Liên có lời bàn: “Văn Trinh Công thờ vua thì nói thẳng
trước mặt; việc xuất hay xử đều có lí lẽ, rèn đúc nhân tài thành cônh khanh;
cao thượng, tiết tháo, thiên tử cũng không bắt nổi làm tôi, nét mặt nghiêm
nghị mà đạo làm thầy được tôn; lời nói lẫm liệt mà kẻ nịnh phải sợ. Đáng là
bậc tôn sư của nhà nho nước Nam ta”.
Trong cuộc đời làm thầy, Chu Văn An có vinh dự lớn là thầy dạy của
hai vị vua. Làm thầy dạy cho Thái tử - người kế vị ngai vàng, Chu Văn An

thấy rõ trọng trách của mình, ông đã đem tinh hoa tích lũy được từ mấy chục
năm trong đời cùng học vấn thông tuệ và nhân cách cao đẹp để truyền dạy
cho Thái tử. Thượng hoàng Trần Minh Tông rất coi trọng Chu Văn An. Nhà
vua còn hay hỏi ông việc chính sự. Chu Văn An lấy nghĩa trả ơn vua, đem hết
tâm lực dạy Thái tử học tập.
Người học trò đầu tiên trong cung thất của Chu Văn An là Thái tử Trần
Vượng (tức là Trần Hiến Tông), con vua Trần Minh Tông. Hiến Tông học giỏi,
lại biết kính thầy, song vì còn nhỏ tuổi đã bị bọn quan lại gian thần lôi kéo.
Trần Hiển Tông là một vị vua “tư trời tinh anh sáng suốt, vận nước thái bình,
nhưng hưởng thọ không dài” của thời Trần. Trong cái tinh anh sáng suốt đó,
không thể thiếu sự dạy dỗ của thầy Chu Văn An. Chỉ tiếc rằng người học trò đó
chỉ trị vì được 12 năm, đến năm 1341 đã rời ngôi báu, tạ thế khi mới 23 tuổi.

17


Người học trò thứ hai là Trần Hạo (tức là Trần Dụ Tông sau này), là
người con trai thứ mười của vua Trần Minh Tông, lúc đó mới 6 tuổi lên ngôi.
Những năm đầu trị vì do có thượng hoàng và thầy Chu rèn cặp nên chính sự
tốt đẹp. Năm 1357, thượng hoàng Minh Tông qua đời, không còn người điều
khiển chính sự, không còn áp lực từ phía vua Minh Tông. Nhân khi nắm
quyền lực trong tay, Dụ Tông thỏa sức thể hiện cái độc lập của người đứng
đầu nhà nước. Ông vua trẻ tuổi ngày càng mải mê chơi bời, nghe theo bọn
gian thần ăn chơi sa đọa, bỏ quên việc học hành và triều chính của mình.
Thầy Chu vẫn gạn chắt những lời vàng, ý ngọc trong kinh sử để dạy vua, thầy
đặt vào lòng tay Dụ Tông những viên ngọc quý nhưng vua để tuột mất.
Những lời tâu bày thẳng thắn, cương trực của thầy Chu không lay chuyển
được lối sống sa đọa của nhà vua nhưng lại khiến không ít kẻ gian thần ghen
ghét và lo sợ. Bọn gian thần dò xét từng hành động và việc làm của thầy Chu,
chúng đã ra sức lôi kéo vua vào con đường ăn chơi vô độ. Dụ Tông ngày càng

ham chơi bời, rượu chè, suốt ngày cờ bạc trong cung thất, mở tiệc bắt các
quan thi nhau uống rượu…
Chu Văn An làm thầy dạy cho xã hội ông thành công, nhưng làm thầy
của vua ông thất bại. Bởi vì, vua ham chơi không chịu học hành. Theo sử sách
Dụ Tông không chịu học, lúc cáo ốm, lúc chơi. Cho nên, khi dạy thầy Chu
Văn An thất bại. Dụ Tông chỉ mải chơi không lo học hành điều này khiến Chu
Văn An rất buồn.
Sinh thời Chu Văn An luôn luôn được dân chúng ngợi ca về phẩm chất
thanh cao tuyệt vời của ông. Chu Văn An được tôn là Vạn thế sư biểu - người
thầy của muôn đời. Chính vì vậy ông được tôn thờ trong Văn Miếu.
Trần Nguyên Đán đánh giá về những đóng góp của ông, nhận xét như
sau: Nhờ có ông mà “bể học xoay làn sóng, phong tục trở lại thuần hậu”.
Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đời Lê Thánh Tông đã phải khen: “… Những
nhà Nho ở nước Việt ta được dùng ở đời không phải không nhiều, có kể chỉ

18


nghĩ đến công danh, kẻ thì chuyên lo về phú quý, kẻ lại a dua với đời, có kẻ
chỉ biết ăn lộc giữ thân. Người chịu để tâm đến đại đức, suy nghĩ đến việc
giúp Vua nêu đức tốt cho dân được nhờ ơn, Chu Văn An ở đời Trần có lẽ gần
được như thế…”.
Người dân vùng quê Thanh Đàm thờ ông làm Thành hoàng và gọi là
đức Thánh Chu. Việt Nam có những thánh võ như Thánh Trần, Thánh Gióng,
thì cũng phải có cả Thánh văn. Thánh văn là nhà giáo, là thầy Chu Văn An.
Những di tích có liên quan đến ông đều gắn với uy danh người thầy giáo: Đền
Thanh Liệt, Đền Huỳnh Cung, Đền Văn Điển, Đền Phượng Sơn, Linh Đàm…
Vị trí của ông trong lịch sử giáo dục Việt Nam hoàn toàn được khẳng định.
Tấm gương người Thầy thanh cao, mẫu mực chở bao thế hệ qua sông
làm giàu có nền văn hiến của một dân tộc, đáng được tôn vinh đến muôn đời.

Sự liêm khiết, chính trực và công tâm của thầy giáo Chu Văn An cũng nhắc
nhở những thế hệ nhà giáo luôn vì sự tiến bộ của giáo dục, sự nâng cao dân trí
mà không ngừng phấn đấu để làm phong phú và dồi dào nguồn nguyên khí
quốc gia. Không phải chỉ 6 thế kỉ qua, mà hàng thiên nhiên kỷ sau có lẽ người
ta vẫn không thôi nhớ đến vị Thánh văn suốt đời chở đạo này bởi những công
lao và tiếng thơm về ông đã khắc sâu trong tâm tưởng mỗi con dân Việt từ
thủa ấu thơ. Tên tuổi của thầy Chu Văn An đã đi vào lịch sử, giáo dục Việt
Nam như một bậc danh sư, hậu thế luôn nhắc đến ông bằng niềm tôn kính và
sự trìu mến thân thuộc qua tên trường, tên phố phường, tên địa danh lịch sử.
Tiểu kết chương 1
Xã hội vãn Trần chứng kiến sự suy sụp của một trong các triều đại
lừng danh trong lịch sử. Là nhân chứng của thời đại đó, Chu Văn An trải
nghiệm những bi kịch thời đại, bi kịch của kẻ sĩ chân chính. Làm quan bất đắc
chí, làm thầy tận tâm nhưng cũng chưa trọn hoài bão lớn lao, Chu Văn An
chọn con đường từ quan. Chu Văn An là một nhân cách vĩ đại thế kỉ XIV.

19


CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG THƠ CHU VĂN AN
Những sáng tác còn lại của Chu Văn An, phần nào đã tái hiện chân
dung nhà thơ. Ở đó, ta có thể thấy một Chu Văn An tự do tự tại giữa thiên
nhiên, một Chu Văn An đứng ngoài danh lợi… Chương này, luận văn tìm
hiểu nội dung thơ văn Chu Văn An qua hai đề tài: Đề tài về thiên nhiên và đời
sống nhà thơ nơi ẩn dật.
2.1. Đề tài về thiên nhiên
Thiên nhiên là đề tài quen thuộc của thi ca xưa. Với người xưa, thiên
nhiên là thế giới thanh khiết, là nơi giao cảm, là nơi di dưỡng tâm hồn. Chu
Văn An sống giữa thiên nhiên, đến với thiên nhiên, ông cũng cảm nhận về
thiên nhiên và thiên nhiên cũng trở thành niềm thi hứng.

Viết về thiên nhiên, Chu Văn An đã tập trung miêu tả cảnh vật thông
qua các hình tượng như: cỏ, cây, hoa, lá, núi, sông, trăng…
Theo giới nghiên cứu và thực tế sáng tác, có thể thấy, 12 bài thơ có thể
được Chu Văn An viết trong thời gian ông ở ẩn tại Chí Linh với biệt danh
Tiều Ẩn. Chính ở nơi đây Chu Văn An đã có dịp để hưởng cuộc sống nơi núi
rừng hùng vĩ, với những vẻ đẹp của thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng cho
mảnh đất này. Cũng chính tại nơi đây, những bài thơ ông sáng tác phần nào
đã nói hộ ông những tâm tư tình cảm sâu kín của bản thân trước cảnh đất
nước rối ren.
2.1.1. Thiên nhiên trong thơ Chu Văn An là khách thể thẩm mỹ
Nhà thơ đã miêu tả cảnh vật với vẻ đẹp của chính nó, đang hiện hữu.
Đó là vẻ đẹp của núi non, sông nước, cỏ cây, hoa lá, vẻ đẹp của thiên nhiên
mùa xuân, mùa hạ, của buổi chiều của ban đêm…
Trong thơ ông, ta thấy cảnh núi non hùng vĩ đã xuất hiện khá nhiều.
Mỗi lần xuất hiện lại mang các sắc thái khác nhau.

20


×