Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

skkn nâng cao hiệu quả một số tiết dạy thơ đường luật ở bộ môn ngữ văn lớp 7,8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.73 KB, 40 trang )

Nâng cao hiệu quả một số tiết dạy thơ đường luật ở bộ môn Ngữ văn lớp 7,8
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO ĐỀ XUẤT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lớp 7, lớp 8 một số giáo viên thường
cho rằng dạy và học thơ Đường luật là rất khó – ngay cả khi trước đây đưa vào
chương trình lớp 9 – với lý do: Thơ Đường luật phức tạp về niêm – luật, đặc biệt là
có rất nhiều điển tích, điển cố, yếu tố Hán Việt. Việc đưa một số bài thơ Đường luật
vào chương trình SGK lớp 7, lớp 8 hiện hành phải chăng là quá tải đối với học sinh?
Đây là nỗi băn khoăn, trăn trở của rất nhiều giáo viên khi giảng dạy thơ Đường luật ở
khối lớp này. Thông qua thực tiễn giảng dạy và qua trao đổi với một số đồng nghiệp
có kinh nghiệm trong trường chúng tôi nhận thấy rằng ý kiến trên đây là chưa thỏa
đáng. Tất nhiên, khi mới tiếp xúc và tìm hiểu thơ Đường luật, học sinh cũng không
khỏi bỡ ngỡ, lúng túng nhưng nếu được sự dẫn dắt, gợi ý của giáo viên một cách có
nghệ thuật thì học sinh sẽ rất hào hứng tham gia “cuộc đột phá” để bước đầu cảm
nhận được cái hay, cái đẹp của thơ Đường luật. Vì qua thơ Đường luật, học sinh sẽ
rút ra rất nhiều điều bổ ích, từ việc làm giàu vốn từ ngữ Hán Việt cho đến việc nắm
bắt nội dung – một nội dung chứa đựng nhân sinh quan đầy thẩm mỹ của các thi sĩ
thuở trước. Hơn nữa, nguyên tắc tích hợp và tích hợp hóa hoạt động của các học sinh
được thực hiện rất cụ thể trong chương trình học hiện nay (phân môn văn - Tiếng
Việt –Tập làm văn được gọi theo một cái tên rất thích hợp là NGỮ VĂN) mà thơ
Đường luật có thể xem là một chất liệu không chỉ để khắc họa kiến thức mà còn là
để luyện tập. Đây là một thuận lợi để học sinh từ việc hiểu ý nghĩa của từ, biết dùng
từ Hán Việt khi lập văn bản cũng như sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
Khi dạy thơ Đường luật, giáo viên cần cho học sinh thấy được rằng thơ văn cổ
là một bộ phận rất quan trọng, chiếm một vị trí đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam –
mặc dù là thể thơ bắt nguồn từ thơ ca Trung Quốc. Do đó, việc phân tích thơ Đường
luật quả là phức tạp, cần có sự đối chiếu nguyên bản chữ Hán, với bản dịch nghĩa,


dịch thơ, để hiểu một cách tường tận ý nghĩa bài thơ và đánh giá tác phẩm một cách
đúng đắn. Muốn dạy thơ Đường luật ở lớp 7, lớp 8 có hiệu quả, chúng ta nên dạy như


thế nào cho phù hợp với nội dung chương trình SGK, phù hợp với việc đổi mới dạy
và học theo hướng tích cực hóa do BGD & ĐT đề ra.
Với những kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân tôi đã đúc rút được trong những
năm qua khi giảng dạy ngữ văn 7 và 8, tôi xin trình bày một số suy nghĩ của mình đối
với chuyên đề : “NÂNG CAO HIỆU QUẢ MỘT SỐ TIẾT DẠY THƠ ĐƯỜNG
LUẬT Ở BỘ MÔN NGỮ VĂN LỚP 7, 8 ”
II/MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Đối với môn Ngữ văn, Hán Việt là lớp từ quan trọng. Vì vậy, việc học tập, tìm hiểu
từ Hán Việt là một hoạt động không thể thiếu – ngoài việc học về yếu tố Hán Việt
qua phân môn Tiếng Việt thì việc hiểu chữ Hán, từ Hán Việt trong các bài thơ là điều
không kém quan trọng. Đây chính là bước đầu học tập cách vận dụng từ ngữ, yếu tố
Hán Việt vào văn bản (thơ). Vì vậy, học thơ Đường luật là một nhu cầu cần thiết đối
với học sinh.
- Từ việc đọc và hiểu văn bản (thơ Đường luật), học sinh nắm được một số vốn từ
Hán Việt và dùng nó để thực hành – sáng tạo văn bản – điều này thể hiện rõ nguyên
tắc tích hợp, đảm bảo cung cấp hệ thống kiến thức và kỹ năng cho học sinh. Như vậy,
có thể nói rằng, dạy thơ Đường luật cũng là một cách truyền thụ mang nhiệm vụ kép:
vừa cung cấp những tri thức mới vừa là dùng những tín hiệu này để giúp người học
bước đầu vận dụng trong quá trình học tập.
- Học thơ Đường luật, học sinh sẽ được giới thiệu và tìm hiểu kỹ một mẫu thể loại
nhất định ở trên lớp và qua một số bài tương tự. Học sinh vừa học để rèn luyện, phân
tích và đánh giá tác phẩm. Điều này cũng là để tăng cường tính thực hành ứng dụng
phù hợp với nguyên tắc tích hợp.
- Những tác phẩm thơ Đường luật được đưa vào chương trình giảng dạy ở lớp
7, lớp 8 đã được các nhà soạn sách nghiên cứu chọn lọc khá kỹ với những tác phẩm
tiêu biểu. Đó là những bài thơ thực sự có giá trị về nội dung và nghệ thuật trong kho


tàng văn học của dân tộc cũng như của nước ngoài. Song, trong quá trình giảng dạy,
giáo viên vẫn còn cảm thấy lúng túng, chưa nhất quán trong phương thức giảng dạy,

cần được bàn bạc, để đi đến một sự thống nhất chung trong giảng dạy thơ Đường luật
ở lớp 7 (dung lượng truyền thụ sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh,
phù hợp với thời gian theo phân phối chương trình, phù hợp với phương pháp tích
cực hóa hiện nay…) Đây chính là vấn đề nổi cộm được nhiều giáo viên, nhiều trường
quan tâm và đề cập đến khi thực hiện chương trình dạy Ngữ văn 7.
- Chất lượng học tập môn Ngữ văn nhìn chung chưa cao, đặc biệt đối với
những tác phẩm văn chương cổ cụ thể là thơ Đường luật vì khi tiếp xúc với những tác
phẩm này, học sinh THCS quá bỡ ngỡ với cách cảm, cách nghĩ của người xưa, nhất là
cách diễn đạt ngôn ngữ cổ, bằng những từ Hán Việt mà ngày nay ít được dùng và phổ
biến trong thời đại “chữ quốc ngữ làm bá chủ” thay cho thời nho học thuở xưa.
- Thời gian quy định còn quá eo hẹp cho một số tác phẩm, vì phải dạy như thế
nào để đảm bảo việc phân bố chương trình hiện nay? Phù hợp với nguyên tắc tích
hợp trong quá trình dạy Ngữ văn? Đây chính là mục đích tôi thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm này.
III. CƠ SỞ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở nghiên cứu:
- Những bài thơ Đường luật tuy chiếm một thời lượng không lớn trong chương trình
ngữ văn trung học cơ sở nhưng do đặc điểm riêng biệt của thể loại, thơ Đường luật
thực sự là đối tượng thách thức khả năng chiếm lĩnh của người dạy văn và người học
văn. Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trong giảng dạy theo cảm nhận của cá nhân
tôi thì thực sự giáo viên rất sợ khi thao giảng về thơ Đường luật bởi vì bản thân có
những giáo viên chưa cảm nhận hết được cái hay của những bài thơ Đường luật, nắm
bắt luật thơ còn mơ màng cho nên gặp phải khó khăn khi dạy trên lớp. Đối với giáo
viên còn hạn chế thì việc yêu cầu học sinh tiếp thu và lĩnh hội những nét tinh hoa của
thơ Đường luật như theo mục tiêu bài học quả là một vấn đề còn khó khăn đối với


học sinh lớp 7. Đây cũng là một vấn đề hết sức trăn trở đối với mỗi giáo viên khi
đứng lớp.
- Như vậy cơ sở nghiên cứu: Nghiên cứu qua việc dạy và học ở trường THCS Lê Lợi

trên địa bàn phường Lê Lợi thị xã Lon Tum.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Những văn bản thơ Đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp 7, lớp 8 mà đối
tượng để nghiên cứu cụ thể đó là đặc điểm thơ Đường luật, những vấn đề lưu ý về
khai thác kiến thức cũng như phương pháp để có thể hướng dẫn học sinh cảm nhận
một bài thơ Đường luật theo yêu cầu của tinh thần đổi mới.
- Học sinh khối 7, khối 8 Trường THCS Lê Lợi.
IV. PHẠM VI THỰC HIỆN
- Tìm hiểu về:
( 1 ) Đặc điểm thể thơ Đường luật
( 2 ) Cách dạy một số văn bản thơ Đường luật ở Ngữ văn 7, 8 ( thể bát cú
Đường luật, thể thơ tứ tuyệt ).
- Thực hiện cho đối tượng HS khối 7, 8 khi học thơ Đường luật ở trường trung học
cơ sở Lê Lợi trên địa bàn thị xã Kon Tum.


B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Quá trình thực hiện
1. Những việc đã làm:
a/ Ưu điểm:
Trong những năm qua 2005-> 2008 bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp
trong tổ chuyên môn đã tổ chức rất nhiều chuyên đề về việc nâng cao chất lượng dạy
thơ Đường luật trong nhà trường ở khối lớp 7 và lớp 8. Ngoài ra còn làm những
chuyên đề hội thảo về nắm bắt đặc điểm thơ Đường luật và cách dạy những bài thơ
Đường luật khó trong chương trình. Trong những chuyên đề đó chúng tôi đã chú ý tới
vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan như tranh ảnh minh họa và bảng phụ để tạo hứng
thú học tập cho học sinh nhưng hiệu quả chưa cao vì tranh vẽ minh họa cho nên chưa
đảm bảo độ chính xác cao.
- Trong quá trình giảng dạy về thơ Đường luật giáo viên cũng đã có gắng kết hợp giải
nghĩa từ, hình ảnh, điển cổ, điển tích,… để HS hiểu rõ ý nghĩa của từng câu thơ.

Hướng dẫn HS phát hiện, phân tích cái hay của nhãn tự trong bài thơ. Phân tích nghệ
thuật (so sánh, tượng trưng, ,… và các biện pháp nghệ thuật khác nếu có). Liên hệ so
sánh (nếu cần). Qua các hoạt động suy luận , phân tích, phát hiện, thảo luận, nhận
định, GV giúp HS tổng hợp, khái quát bài thơ. Giáo viên giúp học sinh bình luận
đánh giá bài thơ về cách miêu tả cảnh, cách nghĩ, cách diễn tả tình cảm, cảm xúc của
tác giả.
b/ Tồn tại:
Thông qua dự giờ đồng nghiệp và thực tế giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy
có một số vấn đề tồn tại trong quá trình giảng dạy những bài thơ Đường luật như sau:
- Giáo viên chưa chú ý tích hợp với phân môn Tiếng Việt dù có rất nhiều khả năng
để tích hợp bồi dưỡng vốn từ Hán Việt cho học sinh, trong khi đó vốn từ Hán Việt
của học sinh còn rất nhiều hạn chế.
- Nội dung bài giảng còn hời hợt chưa có chiều sâu chủ yếu giáo viên còn mang tính
chất diễn xuôi nội dung của bài thơ.


- GV chưa khai thác hết được ý nghĩa của bài thơ, cho nên có những bài giảng trên
lớp thừa thời gian theo quy định chỉ có ba mươi phút đã hết nội dung bài thơ không
biết khai thác cái gì. Tiết học trở nên nhạt nhẽo đơn điệu thời gian thì thừa mà nội
dung khai thác kiến thức thì chưa hết. Học sinh cảm nhận nội dung văn bản rất mơ
màng một cách bị động.
- Một thực tế xảy ra là đa số giáo viên chưa chú ý vào phần giải thích ý nghĩa của các
từ Hán Việt chỉ chú ý hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ trong phần
dịch thơ. Chính vì thế mà học sinh không thuộc được bài thơ phiên âm chữ Hán cho
nên nắm nội dung của bài học rất lơ mơ, không có kỹ năng phân tích thơ Đường luật ,
không biết so sánh đối chiếu giữa phần nguyên tác với bản dịch thơ, không nắm được
nghệ thuật cơ bản ( nghệ thuật đối qua các cặp câu thực, cặp câu luận , chưa chú ý
phân tích được các từ quan trọng làm nổi bật lên cái thần của bài thơ, học sinh không
nắm được luật trong thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cho nên ảnh hưởng đến phần
văn thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật mà học sinh sẽ tiếp tục học

lớp 8 ).
- Khi hướng dẫn học sinh khác văn bản thơ Đường luật bản thân giáo viên vẫn còn có
sự nhần lẫn giữa thơ Đường luật với những bài thơ thuộc thể thơ cổ phong Trung
Quốc.
Trước khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy tôi có tiến hành khảo sát
việc học sinh nắm bắt kiến thức về thơ Đường luật bằng một số bài kiểm tra một tiết,
mười lăm phút ( nội dung khảo sát chủ yếu là về nội dung, nghệ thuật, đặc điểm của
thể thơ Đường luật ). Thời gian khảo sát đối với học sinh khối 7 vào tuần 9 của
chương trình ( giữa học kỳ I ) khi học sinh đã học hai thể loại thơ thất ngôn bát cú và
thất ngôn tứ tuyệt.
Kết quả cụ thể như sau: Đối với khối 7 ( năm học 2008- 2009 ):


Lớp

Sĩ số

Điểm trên trung bình
Giỏi

7A
7B
7C

23
27
28

01


Khá
05
04

Trung
bình
06
07
07

Điểm dưới trung bình
Cộng

Yếu Kém Cộng

6 =26,1% 10
13=48,1% 9
11=32,5% 10

7
5
07

17=73,9%
14=51,9%
17=60,7%

Đối với khối 8 cùng một nội dung và hình thức khảo sát như đối với khối 7 nhưng ở
thời điểm vào đầu năm học 2008 -2009 ( vì các em đã được học toàn bộ thơ Đường
luật ở lớp 7) thì kết quả cụ thể như sau:


Lớp

Sĩ số

Điểm trên trung bình
Giỏi

8A
8B
8C

30
23
30

Khá
03
04

Trung
bình
06
07
09

Điểm dưới trung bình
Cộng

Yếu Kém Cộng


09 =30% 15
7=30,4% 9
13=43,3% 10

6
7
07

21= 70%
16=69,6%
17=56,7%

Qua kết quả khảo sát cho thấy dù khảo sát ở thời điểm nào (rất thuận lợi đối với HS
lớp7 kiến thức vừa học, hay khó khăn đối với HS lớp 8 vì đã qua thời gian hè kiến
thức đã bị lãng quên) nhưng một thực tế cho thấy kết quả học tập rất thấp , ít em cảm
nhận được cái hay của thơ Đường luật . Sự cảm nhận văn bản thơ Đường luật của học
sinh rất nông cạn đa số học sinh chỉ nêu được đề tài nói đến trong bài thơ và một khía
cạnh nội dung rất nhỏ, còn nghệ thuật và đặc điểm cơ bản thơ Đường luật như nghệ
thuật đối, bố cục, cách gieo vần ngắt nhịp, dấu hiệu nhận biết thể thơ, và cách khai
thác hình ảnh từ ngữ trong thơ Đường luật hầu như các em còn rất bỡ ngỡ. Nhiều học
sinh vốn từ rất hạn chế, dùng từ mà không hiểu nghĩa nhất là nghĩa của các từ Hán
Việt. Phải chăng ngoài cái khó của bản thân thơ Đường luật thì kết quả của học sinh


cũng phản ánh một phần cách dạy của giáo viên còn hời hợt nông cạn chưa hướng
dẫn các em tìm hiểu văn bản một cách cặn kẽ. Chính vì thế bản thân tôi là giáo viên
luôn trăn trở trước kết quả giảng dạy thơ Đường luật cho nên từ hạn chế của học sinh
cũng như của giáo viên khi dạy và học về thơ Đường luật tôi xin mạnh dạn đưa ra
một số ý kiến của mình về vấn đề khai thác thơ Đường luật như thế nào cho hiệu quả.

2. Điều kiện thực hiện:
a, Thuận lợi:
* Thuận lợi chung:
- Nhà trường luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện để giúp giáo viên nâng cao chất
lượng dạy và học.
- Những phương tiện phục vụ cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh
cũng khá phong phú (tranh ảnh, bảng phụ, trong năm học 2008 trở lại đây đã có máy
chiếu để UDCNTT làm cho giờ học sinh động, kích thích hứng thú học tập của học
sinh trong giờ dạy) điều đó có tác động tích cực đến việc dạy và học trong nhà
trường.
- Hơn nữa học sinh lớp 7đã được làm quen với phương pháp mới từ lớp 6.
* Đối với bộ môn: ( đối với việc dạy và học thơ Đường luật)
- Những bài thơ Đường luật được các nhà biên soạn đã chọn lọc khá kĩ lưỡng mới
đưa vào chươg trình nên đa số các bài thơ có ngôn ngữ dễ hiểu, hàm súc, cô đọng
giúp HS dễ phân tích, cảm nhận.
- Phần lớn các bài thơ Đường luật đã giải nghĩa các yếu tố Hán Việt rất cụ thể, rõ
ràng trong SGK, có sự tích hợp với phân môn Tiếng việt "Từ Hán Việt" điều đó cũng
giúp HS dễ khai thác, nắm bắt kiến thức.
- Dung lượng kiến thức bài học không quá nhiều đối với một tiết dạy, đảm bảo tính
vừa sức.
- Nhiều từ Hán việt có trong văn bản sử dụng rất gần gũi trong đời sống hằng ngày
của các em. Ví dụ văn bản "Nam quốc sơn hà"
- Giáo viên và một số HS có từ điển Hán Việt, từ điển Tiếng việt cũng tạo điều kiện
thuận lợi trong quá trình dạy học.


b, Khó khăn:
* Khó khăn chung:
- Chất lượng HS không đồng đều do một số em chưa có ý thức học tập tốt, điều này
cũng gây khó khăn cho giáo viên tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học để nâng

cao hiệu quả tiết dạy. Từ đây, có khi giáo viên phải xử lí một số tình huống bất ngờ
xảy ra trong giờ học.
- Một số gia đình có hoàn cảnh tương đối khó khăn, đặc biệt là HSDTTS, phụ huynh
chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc
nâng cao chất lượng dạy và học.
- Ngoài những kiến thức SGK, một số HS rất hạn chế trong việc tìm tòi, mở rộng
vốn hiểu biết văn học qua những phương tiện thông tin khác.
- Trong những năm 2008 trở về trước đồ dùng dự án cung cấp còn thiếu thốn rất
nhiều đặc biệt với bộ môn văn : Hầu như tranh ảnh minh họa không đủ phục vụ cho
giảng dạy, không có máy chiếu để ứng dụng công nghệ thông tin. Giáo viên phải tự
bỏ kinh phí để vẽ tranh minh họa.
* Đối với bộ môn:
- Thơ Đường luật là một nội dung kiến thức rất khó nhất là về đặc điểm nghệ thuật
có niêm luật chặt chẽ, gò bó, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, một số bài ngôn ngữ bác
học, trang trọng, cổ xưa, lại mới đưa vào chương trình NV7 điều đó gây không ít khó
khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
- Một số bài thơ Đường luật viết bằng chữ Hán nhưng vốn hiểu biết về từ Hán Việt
của các em còn hạn chế, lại ít sách tham khảo. Bên cạnh đó, học sinh chưa có thói
quen tự giác trong việc tìm, giải nghĩa các yếu tố Hán Việt để hỗ trợ cho việc học thơ
Đường luật.
3. Những vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy thơ Đường luật
3.1 Để có thể giảng dạy tốt thơ Đường luật thì bản thân mỗi giáo viên phải hiểu được
nguồn gốc của thơ Đường luật và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật:
a/ Nguồn gốc của thơ Đường luật:


Ở Trung Quốc, trước đời Đường (618 – 907 ) thơ chỉ cần có vần là được. Từ đời
Đường trở đi, người ta bày ra niêm, luật, đối chặt chẽ cho thơ. Đó là thơ Đường luật
cũng còn gọi là “cận thể” để phân biệt với thơ không cần luật trước đó là thơ “cổ
phong”. . Đặc trưng cơ bản của thơ “cổ phong” là không có sự hạn định chặt chẽ về

số câu, số tiếng trong câu thơ, số câu trong bài thơ, về quan hệ bằng trắc, về cách gieo
vần và cách đối ngẫu. Đây là lối thơ tương đối tự do hơn thơ cận thể đời Đường. Ví
dụ cụ thể như bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” Đỗ Phủ ( Ngữ Văn 7/ Tập I ) là
một bài thơ Đường (Trung Quốc) thuộc thể thơ “cổ phong” chứ không phải thơ
Đường luật. Như vậy thơ Đường luật đó là thể thơ được làm theo luật đặt ra từ thời
nhà Đường ở Trung Quốc ( 618 – 907 ) có quy định chặt chẽ về luật thơ, số câu, số
chữ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp.
Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, là thời đại hoàng kim của thơ
ca cổ điển phương Đông. Chính vì thế mà ở Việt Nam, từ đời Lý trở về sau, thơ
Đường được ông cha ta tiếp thu rất nhiều. Mặc dù làm thơ chữ Hán hay chữ nôm, các
thi nhân của chúng ta thời xưa đa số đều vận dụng theo thể Đường luật.
b/ Đặc điểm thể thơ Đường luật:
Các thể thơ Đường luật chủ yếu được học trong chương trình ngữ văn THCS gồm thể
thơ thât ngôn bát cú Đường luật, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, thể thơ ngũ
ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thực tế trong quá trình giảng dạy rất nhiều giáo viên còn
mơ màng về đặc điểm của thể thơ chính vì thế mà dẫn đến dạy sai hoặc khai thác
không đúng hướng của một bài thơ Đường luật. Cho nên nắm chắc dược đặc điểm cơ
bản của thể thơ là điều hết sức cần thiết khi dạy thơ Đường luật.
* Cách luật ở một số bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật như sau:
- Số câu, chữ: Mỗi bài thơ gồm có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ.
- Về gieo vần: Cả bài thơ chỉ có một vần ( độc vận ) gieo ở cuối các câu 1. 2. 4. 6. 8
( chính lệ ) hoặc 2. 4. 6. 8 ( ngoại lệ ).
- Về đối ngẫu: Thực hiện ở bốn câu giữa( cặp câu thực, cặp câu luận), gồm đối ý, đối
thanh và đối từ loại.
- Về luật bằng trắc: Luật là luật của tiếng trong câu thơ, chữ nào phải luật bằng
( B ) , chữ nào phải luật trắc ( T ) nên gọi là âm luật hay luật bằng trắc. Một bài thơ


theo luật bằng hay luật trắc là tùy theo chữ thứ hai của câu số một là bằng hay trắc.
Nếu chữ thứ hai ở câu số một ( gọi là câu phá ) là một tiếng bằng thì người ta gọi là

một bài thơ phá bằng, nếu trắc là phá trắc.
Trong câu thơ thì các tiếng “ Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” nghĩa là ở
mỗi câu, các tiếng đứng ở vị trí thứ nhất, thứ ba và thứ năm thì có thể bằng hoặc trắc,
còn các tiếng nằm ở vị trí thứ hai, thứ tư, thứ sáu thì phải tuân thủ nghiêm ngặt như
sau: Trong một câu thơ thất ngôn, nếu chữ thứ tư là một tiếng bằng thì những chữ hai
và sáu phải là trắc và ngược lại:
2

4

6

B

T

B

làm khác đi là thất luật.
- Về niêm: “ Niêm” có nghĩa là dính với nhau. Nếu luật là quy định bằng trắc theo
chiều ngang, thì niêm là quy định bằng trắc theo chiều dọc để gắn liền các cặp câu lại
và tránh đơn điệu. Do có luật “ Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh” nên
người ta chỉ quy định tiếng thứ hai ở câu 1 phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 8,
tiếng thứ hai ở câu hai phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 3, tiếng thứ hai ở câu 4
phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 5, tiếng thứ hai ở câu 6 phải cùng thanh với
tiếng thứ hai ở câu 7.
Tóm lại, niêm là tiếng thứ hai của các câu sau đây phải cùng thanh:
1 – 8; 2 – 3; 4 – 5;

6 – 7 -> nếu làm sai quy định này gọi là thất niêm.


- Nhịp trong câu thơ thất ngôn Đường luật là 4/ 3:
“ Bước tới đèo Ngang / bóng xế tà
Cỏ cây chen đá / lá chen hoa ”
( Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang )
- Về bố cục: Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có bố cục gồm bốn phần : Đề,
thực, luận, kết.
Phần đề ( cặp câu 1 – 2 ) nêu một cách tổng quát chủ đề tư tưởng của bài thơ.
Phần thực ( cặp câu 3 - 4 ) trình bày thực trạng, thực chất của vấn đề , của sự vật
được nói đến.


Phần luận ( cặp câu 5 – 6 ) bình luận vấn đề, giải thích sự vật để bổ sung ý nghĩa cho
cặp câu thực.
Phần kết ( cặp câu 7 – 8 ) là phần tóm tắt ý nghĩa toàn bài, bộc lộ cảm nghĩ của nhân
vật trữ tình trong bài thơ.
Trên đây là những đặc điểm cơ bản của một bài thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Trong thơ Đường luật ngoài thể thơ trên thì một thể thơ rất phổ biến đó là thể thơ tứ
tuyệt Đường luật
* Đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt :
Kết cấu của một bài thơ thuộc thể thơ này gồm bốn phần: Khai, thừa, chuyển, hợp.
Các yếu tố khác như vần, luật, niêm, đối đều phải tuân thủ theo quy định chặt chẽ
như ở thể thơ thất ngôn bát cú vừa nêu ở trên.
Dựa vào những đặc điểm của thể thơ Đường luật đã nêu trên kết hợp với thực tế
giảng dạy tại trường THCS bản thân tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số vấn đề cần lưu
ý khi giảng dạy các bài thơ Đường luật trong chương trình THCS để giúp cho học
sinh có một cách tiếp nhận nội dung bài học một cách tương đối đầy đủ và có kỹ
năng phân tích một bài thơ Đường luật đúng hướng.
3.2 Những lưu ý cụ thể khi dạy thơ Đường luật.
a. Dạy thơ Đường luật phải đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Vì

có một số bài hoàn cảnh ra đời có ảnh hưởng rất lớn đến ý nghĩa của bài thơ. Nếu
giáo viên không hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm là một
điều rất đáng tiếc chưa đủ toát lên được tinh thần ý nghĩa của bài thơ.
Ví dụ khi dạy bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” ( Phan Bội Châu ) và bài
“ Đập đá ở Côn Lôn” ( Phan Châu Trinh ) ( Ngữ văn 8/ tập I ) để giúp học sinh
cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sỹ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang
chí lớn cứu nước, cứu dân dù họ có ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ được phong
thái ung dung, khí phách hiên ngang, bất khuất và niềm tin không dời đổi vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Chính vì thế mà việc cho học sinh xác định hoàn cảnh ra
đời của bài thơ là điều cần thiết.


GV có thể hỏi: Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” ra đời trong một hoàn
cảnh đặc biệt nào ? Với hoàn cảnh ra đời đó của bài thơ góp phần thể hiện rõ phẩm
chất gì của tác giả?
HS có thể trả lời một cách ngắn gọn theo chú thích SGK như sau: Bài thơ được ra đời
khi tác giả đang ở trong nhà tù. Lúc này giáo viên có thể bổ sung kỹ hơn về hoàn
cảnh ra đời của bài thơ để học sinh thấu hiểu thấm thía hơn sự gian khổ của những
nhà chí sỹ yêu nước nhưng họ vẫn không sờn lòng đổi chí một lòng trung thành với
cách mạng . Từ đó lồng ghép giáo dục học sinh ý chí nghị lực vượt lên hoàn cảnh
khắc phục khó khăn trong cuộc sống: Cụ thể hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Vào nhà
ngục Quảng Đông cảm tác” – Phan Bội Châu đã từng bị kết án tử hình vắng mặt từ
năm 1912, cho nên khi bị bọn quân phiệt Quảng Đông bắt giam và biết chúng có ý
định trao trả cho Pháp, ông nghĩ rằng mình khó có thể thoát chết. Bởi thế ngay từ
những ngày đầu vào ngục ( đầu năm 1914 ) Phan Bội Châu đã viết tác phẩm “Ngục
trung thư” nhằm để lại một bức thư tuyệt mệnh tâm huyết cho đồng bào, đồng chí.
Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là một bài thơ nôm nằm trong tác
phẩm “ Ngục trung thư”, ông viết tác phẩm này là để tự an ủi mình và cũng là để
động viên khích lệ ý chí cách mạng của đồng chí mình. Có người kể lại “khi làm
xong ông đã ngâm nga lớn tiếng rồi cả cười, vang động cả bốn vách, hầu như không

biết thân mình đang bị nhốt trong ngục”. Qua dòng cảm xúc của tác giả, chúng ta có
thể cảm nhận được một hình ảnh tuyệt đẹp về tư thế của người cách mạng lúc sa cơ,
rơi vào vòng tù ngục. Họ đã bất chấp mọi gian khổ, hi sinh, thậm chí khi phải đối
diện với cái chết, họ cũng không hề sờn lòng nản chí. Như vậy chỉ với hoàn cảnh ra
đời của bài thơ bản thân nó đã chứa đựng sức mạnh làm rung động lòng người.
Hoặc khi dạy bài “ Tụng giá hoàn kinh sư” của Trần Quang Khải ( Ngữ Văn 7/ tập
I ). Thực chất “ Tụng giá hoàn kinh sư” là một bài ca khải hoàn bộc lộ niềm sảng
khoái của người chiến thắng. Khi học bài thơ này thì học sinh phải biết được hoàn
cảnh lịch sử lúc bấy giờ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được viết khi Trần
Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về
Thăng Long ngay sau chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng kinh đô
(1285 ). Hơn thế nữa bản thân tác giả bài thơ lại là người có công lớn trong hai cuộc


kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ( 1284- 1285; 1287 – 1288 ), đặc biệt là hai
trận Hàm Tử và Chương Dương. Như vậy khi dạy bài thơ này tái hiện lại hoàn cảnh
lịch sử là điều rất cần thiết để tạo tâm thế tiếp nhận tốt nội dung của bài thơ.
Hoặc bài thơ “ Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan ( Ngữ văn 7/ tập I ) để
học sinh có thể hiểu được tâm trạng u buồn nặng lòng hoài cổ của tác giả được gửi
gắm trong cặp câu luận :
“ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
thì đến phần này giáo viên có thể cung cấp thêm cho các em biết được đôi chút hoàn
cảnh ra đời của bài thơ. Bài thơ được viết khi bà đang từ Thăng Long vào Phú Xuân,
theo chỉ dụ của triều đình Nguyễn làm bà giáo dạy cung nữ. Chính vì thế mà tâm
trạng của tác giả được gửi gắm trong bài thơ là tâm trạng thương nhà – đó là tình
cảm tha thiết của đứa con tha hương lữ thứ; tâm trạng nhớ nước trong một tâm thế cụ
thể ở đây là hoài niệm chung về một thời dĩ vãng cụ thể là triều đại nhà Lê mà gia
đình bà đã hưởng lộc, cho nên sự phủ định nước của chính quyền triều Nguyễn lúc
bấy giờ là điều dễ hiểu, một triều đại mà đối với bà cũng như đối với nhiều sĩ phu

Bắc Hà vẫn còn có phần xa lạ ! Như vậy nỗi buồn thầm lặng của tác giả là nỗi buồn
trước cảnh non sông biến đổi, triều đại hưng phế. Nhưng điều làm bà không hề hổ
thẹn là bà vẫn nặng lòng thương tiếc cựu triều xưa.
Qua các ví dụ trên cho ta thấy rõ khi phân tích thơ Đường luật cần tạo tâm thế cho
học sinh khi tiếp nhận nội dung của bài thơ thì việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và hoàn
cảnh lịch sử là điều hết sức cần thiết mà nội dung này rất nhiều giáo viên khi dạy đã
bỏ qua vì nghĩ rằng hoàn cảnh ra đời của bài thơ không quan trọng. Cho nên khi phân
tích bài thơ học sinh cảm nhận sẽ rất hời hợt nông cạn.
b/ Khi phân tích thơ Đường luật, giáo viên vận dụng tính tích hợp
Tại sao lại phải vận dụng phương pháp tích hợp khi dạy thơ Đường luật ? Nếu tích
hợp thì tích hợp ở chỗ nào và tích hợp như thế nào cho hiệu quả ?
Như chúng ta đã biết đa số các bài thơ Đường luật là làm bằng chữ Hán chính vì vậy
mà khi tiếp cận văn bản học sinh rất là bỡ ngỡ và dường như không hiểu nên không
có hứng thú khi học thơ Đường luật mà ngược lại rất sợ học những bài thơ này đặc


biệt là đối với học sinh dân tộc. Một lý do rất dễ hiểu đó là vốn từ vựng Hán Việt của
học sinh rất nghèo nàn. Bên cạnh đó một thực tế đã từng xảy ra có một số giáo viên
khi dạy những bài thơ Đường luật chỉ lo chăm chú khai thác nội dung phần dịch thơ
mà không cho học sinh giải nghĩa các yếu tố Hán Việt ( có nghĩa là giáo viên đã bỏ
qua khâu tìm hiểu chú thích giải nghĩa các yếu tố Hán Việt đã có trong SGK ) vì nghĩ
rằng phần chú thích không quan trọng miễn làm sao cho học sinh hiểu được phần
dịch thơ. Đây là một sai lầm lớn khi dạy các bài thơ Đường luật bằng chữ Hán. Vì
nếu học sinh không giải nghĩa được các yếu tố Hán Việt có trong các câu thơ của bài
thì việc nắm bắt nội dung của bài thơ chỉ là học vẹt theo sự áp đặt của giáo viên mà
thôi. Mà như thế thì học sinh sẽ rất nhanh quên và không có kỹ năng nào để phân tích
một bài thơ Đường luật. Cho nên theo suy nghĩ của bản thân tôi nhận thấy khi ta dạy
một bài thơ Đường luật viết bằng chữ Hán thì việc cho học sinh tìm hiểu chú thích
phần giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt là điều cần thiết nên làm vừa có tác dụng
giúp học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức, nắm chắc và có chiều sâu kiến thức nhưng

đồng thờiHánH bồi dưỡng vốn từ Hán Việt cho học sinh làm phong phú thêm vốn từ
cho các em và từ việc hiểu nghĩa của từ, các em bước đầu vận dụng từ Hán Việt trong
thực hành giao tiếp và trong việc tạo lập văn bản . Như vậy đó chính là sự tích hợp
giữa phân môn văn với tiếng Việt. Cách để ta có thể lồng ghép tìm hiểu phần chú
thích giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong văn bản như sau:
Cách 1: Ta có thể yêu cầu học sinh trả lời giải thích nghĩa của các yếu tố Hán Việt
ngay sau khâu đọc văn bản ( GV có thể kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng việc
tổ chức hoạt động thi giải nghĩa từ trong học sinh )
Cách 2: Ta có thể lồng phần giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong khi phân tích
văn bản. Phân tích đến đâu giáo viên có thể lồng ghép cho học sinh đọc phần giải
thích các yếu tố Hán Việt có liên quan. Ví dụ khi phân tích câu 1 của bài thơ “ Nam
quốc sơn hà” ( Sông núi nước Nam ) ( Ngữ văn 7 / tập I):
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
Giáo viên có thể hỏi học sinh như sau:


? Ở dạng phiên âm, câu thơ này có nghĩa như thế nào? ( Buộc học sinh phải giải
nghĩa được các từ Hán Việt có trong câu thơ, để rồi từ đó nêu lên được ý nghĩa của cả
câu thơ ).
? Dựa vào chú thích số ( 1 ) trong SGK, hãy làm rõ nghĩa chữ “đế” trong “Nam đế”?
Cách dùng từ “ đế” trong trường hợp này có tác dụng gì?
- Đế là vua, vương cũng là vua.
- Nhưng đế được coi là lớn hơn vương.
- Vậy chữ đế trong lời thơ này có ý tôn vinh vua nước Nam sánh ngang với các
hoàng đế Trung Hoa thể hiện rõ thái độ tự tôn, niềm tự hào dân tộc.
Như vậy khi phân tích câu thơ giáo viên đã lồng ghép giải nghĩa các yếu tố Hán Việt
đó chính là cách tích hợp văn bản với tiếng Việt. Không chỉ có bài “ Nam quốc sơn
hà ” mà còn rất nhiều bài khác nội dung tích hợp được chú ý tới bút pháp sáng tác
và cách sử dụng ngôn từ của nhà văn, nhà thơ. Ví dụ khi dạy bài “Bạn đến chơi nhà ”
của Nguyễn Khuyến và bài “ Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan ( Ngữ văn

7/ tập I ) ta vừa tích hợp kiến thức về đại từ “ta” được sử dụng ở cuối mỗi bài thơ.
Vừa tổng hợp nâng cao kiến thức về việc vận dụng sáng tạo từ tiếng Việt ở bài “ Bạn
đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Cụ thể khi dạy bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” Giáo
viên có thể hỏi :
? Theo em, trong lời thơ cuối: “Bác đến chơi đây, ta với ta” chi tiết ngôn từ nào đáng
chú ý?
? Trong hoàn cảnh gặp gỡ bạn bè ở đây “ ta với ta” có ý nghĩa gì?
? Theo em, có gì khác nhau trong cụm từ “ta với ta” ở bài thơ này so với bài “ Qua
đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan các em đã học?
- Trong bài “ Bạn đến chơi nhà” đại từ “ta” chỉ sự hòa hợp của hai con người
trong một tình bạn chan hòa vui vẻ.
- Trong bài “ Qua đèo Ngang” là chỉ sự lặng lẽ cô đơn tuyệt đỉnh không người
chia sẻ.
Tóm lại dạy văn rất cần thiết tích hợp giữa văn bản với tiếng Việt đặc biệt dạy thơ
Đường luật thì điều đó lại càng cần thiết vì muốn học sinh hiểu được ý nghĩa của văn


bản thì học sinh phải nắm vững được nghĩa của từ. Mà khi nắm được nghĩa của từ thì
học sinh sẽ hoàn toàn chủ động khai thác kiến thức.
c/ Khi phân tích tác phẩm thơ Đường luật, được làm bằng chữ Hán thì một công
việc hết sức quan trọng không thể bỏ qua đó là giáo viên giúp học sinh so sánh đối
chiếu nguyên tác với bản dịch nghĩa, bản dịch thơ để có điều kiện hiểu rõ, hiểu
chính xác nội dung, dụng ý của tác giả. Thực tế trong quá trình giảng dạy có rất nhiều
giáo viên không chú ý đến khâu này, ở trên lớp chỉ bám vào phần dịch thơ để hướng
dẫn học sinh khai thác mà quên đi bản nguyên âm. Cho nên việc khai thác nội dung
nghệ thuật của văn bản rất hời hợt. Qua thực tế giảng dạy một số năm trước tôi thấy
không phải bài thơ Đường luật nào bằng chữ Hán cũng có phần dịch thơ sát nghĩa với
phần phiên âm, lột tả hết được ý nghĩa của phần phiên âm. Ví dụ như những trường
hợp cụ thể sau: Văn bản “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh ( Ngữ văn 8- tập II ). Ở
phần phiên âm câu thơ thứ hai trong bài thơ:

“ Đối thử lương tiêu, nại nhược hà”
( Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? )
Với câu thơ này ta có thể cảm nhận được sự xốn xang, sự bối rối của Hồ Chí Minh
trước một đêm trăng đẹp từ kiểu câu nghi vấn . Qua đó ta mới thấy được tâm hồn rất
nghệ sĩ rất nhạy cảm của Bác trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Nhưng ở bản dịch thơ “ Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” từ một câu hỏi đã biến
thành câu cảm thậm chí biến thành câu tả, kể đã làm mất đi cái xốn xang, cái bối rối
được thể hiện ở lời tự hỏi “ nại nhược hà” ( biết làm thế nào ?) mà chính cái đó mới
cho ta thấy được tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm của Bác trước thiên nhiên. Dịch là “khó
hững hờ” thì lại cho thấy nhân vật trữ tình quá bình thản, thậm chí có phần hững hờ,
chứ không còn sự rung động mạnh mẽ như trong nguyên tác. Nếu giáo viên dạy bài
này mà không cho học sinh so sánh giữa bản dịch thơ với phần phiên âm thì sẽ không
làm nổi bật được ý nêu trên mà như thế thì không đủ sức đi đến kết luận phẩm chất
của người tù Hồ Chí Minh là một người yêu thiên nhiên tha thiết dù trong hoàn cảnh
tù ngục.
Không chỉ ở câu thơ thứ hai mà ở câu thơ thứ ba và thứ tư bản dịch thơ cũng chưa thể
hiện rõ được ý đồ của bản phiên âm:


Ở bản phiên âm: “ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia ’’.
Hai câu thơ trên có kết cấu đăng đối đáng chú ý, đối trong từng câu và đối hai câu với
nhau. Ở mỗi câu, chữ chỉ người ( nhân, thi gia ) và chữ chỉ trăng ( nguyệt ) đặt ở hai
đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song ). Hình ảnh cái song sắt biểu tượng cho sức mạnh tàn
bạo và lạnh lùng của nhà tù sừng sững ngăn cách giữa người tù và vầng trăng cũng
trở nên bất lực vô hiệu hóa trước sự giao hòa tuyệt đối giữa Bác với vầng trăng.
Nhưng ở câu thơ dịch : “ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” làm mất đi cấu trúc
đăng đối, không còn thâý hình ảnh song sắt tàn bạo của nhà tù chắn giữa vầng trăng
và Bác. Như vậy thì nó không còn rõ được sự giao cảm tuyệt diệu giữa Bác và trăng,

đồng thời cũng chưa đủ sức khái quát đây là một cuộc vượt ngục về tinh thần của Hồ
Chí Minh nếu giáo viên chỉ cho học sinh khai thác ở phần dịch thơ.
Tương tự ở bài thơ “ Đi đường” của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 8- tập II ), trong bản dịch
thơ vẫn có đôi chỗ chưa hoàn toàn trung thành với nguyên tác . Cụ thể trong nguyên
tác viết thể thơ thất ngôn, ở bài dịch lại dịch sang thơ lục bát; câu lục bát của bài dịch
tuy khá mềm mại, tự nhiên nhưng phần nào giảm đi cái chắc chắn, chặt chẽ, gân guốc
phù hợp với nội dung tư tưởng của bài thơ. Không những thế mà từ ngữ dịch trong
bài thơ cũng chưa sát như câu thứ hai ( câu thừa ) .
Ở bản phiên âm : “ Trùng san chi ngoại hựu trùng san”
( Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác )
Câu thơ nói lên cái vất vả gian lao của người đi đường phải vượt qua rất nhiều lớp
núi, dãy núi, vừa đi hết dãy núi này lại tiếp ngay đến dãy núi khác, tức là gian nan
tiếp liền gian nan, gian nan cứ chồng chất, dường như bất tận để thử thách ý chí và
nghị lực của người tù.
Nhưng trong bản dịch thơ thì lại dịch hai chữ trùng san ( lớp núi, dãy núi ) là núi
cao thì rõ ràng không sát vì Hồ Chí Minh đâu có chủ ý nói đến núi cao hay thấp. Như
thế mà trong quá trình giảng dạy giáo viên không cho học sinh đối chiếu so sánh giữa
bản dịch thơ với phiên âm thì sẽ không khai thác đúng hướng dụng ý của tác giả và
cũng sẽ không lột tả hết được cái hay, ý nghĩa của bài thơ.


Ngoài một số bài thơ vừa nêu trên thì một trong những bài thơ cũng hết sức nổi tiếng
và quen thuộc đó là bài “ Vọng lư sơn bộc bố” của Lý Bạch ( Ngữ văn 7- tậpI ) cũng
không ngoại lệ. Khi dạy bài này giáo viên cũng phải cho học sinh so sánh đối chiếu
giữa bản phiên âm với bản dịch thơ vì có những chỗ dịch không sát so với phiên âm
mà chính những chỗ đó nó làm nên cái “thần” của bài thơ. Ví dụ như ở câu thơ đầu
của phiên âm:
“ Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên”
( Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía )
Quan hệ về ý nghĩa giữa hai vế trong câu trên là quan hệ nhân quả : Mặt trời chiếu

( nhân ) , sinh làn khói tía ( quả ), chủ thể xuyên suốt là “mặt trời”. Với động từ
“sinh” ở nguyên tác, ánh sáng mặt trời xuất hiện như chủ thể làm cho mọi vật sinh sôi
nảy nở, cảnh vật trở lên sống động, lung linh huyền ảo. Nhưng trong bản dịch thơ lại
dịch vế sau thành một cụm chủ vị “ khói tía bay” ( chủ thể: khói tía ), mối quan hệ
nhân quả nói trên đã bị xóa bỏ, không khí huyền ảo đã bị xua tan không còn được
thấy ở bản dịch.
Không những ở câu thơ thứ nhất mà ở câu thơ thứ hai giáo viên cũng cần hướng dẫn
cho học sinh sự so sánh câu thơ dịch với câu thơ trong nguyên tác.
Trong nguyên tác: “ Dao khan bộc bố quải tiền xuyên” ở bản dịch “ Xa trông dòng
thác trước sông này” người dịch đã bỏ đi mất chữ “ quải ” có nghĩa là treo. Chính chữ
đó mới có cơ sở để cho người đọc liên tưởng dòng thác như một dải lụa trắng rủ
xuống yên ắng và bất động được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông. Động
từ “ quải ” đã biến cái động (sự xối xả ầm ầm của thác nước) thành cái tĩnh lặng ( dải
lụa ).Câu thơ bao hàm một ý vị ngợi ca thiên nhiên kỳ vĩ, phi thường, và cho thấy sự
liên tưởng độc đáo phong phú bất ngờ của “thi tiên” đời Đường ( Trung Quốc ). Đáng
tiếc là câu thơ dịch đã bỏ mất chữ “ Treo” thần tình đó. Ở bản dịch thơ, vì lược bớt
chữ “ treo” nên ấn tượng do hình ảnh dòng thác gợi ra trở nên mờ nhạt và ảo giác về
giải Ngân hà ở câu cuối cũng trở lên thiếu cơ sở.
Như vậy thao tác so sánh không phải nhằm chê người dịch thơ mà là bước đầu tập
dượt một thao tác khoa học nhỏ để rèn kỹ năng khi phân tích một bài thơ Đường luật
và đồng thời để học sinh thấy được bất cứ một cảm nhận văn học nào cũng phải dựa


trên câu chữ có cơ sở để khẳng định. Thao tác này theo cá nhân tôi thiết nghĩ đó là
thao tác vô cùng quan trọng trong một tiết dạy thơ Đường luật. Nếu giáo viên chưa
làm được điều này thì nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tiết dạy như tôi đã trình bày
ở trên.
d/ Trong quá trình giảng dạy thơ Đường luật , GV cần hướng cho học sinh chú ý
tới các nhãn tự- các từ có tính chất chìa khóa để làm nổi bật cái thần của bài thơ vì
ngôn từ trong thơ Đường luật hết sức hàm súc, cô đọng, giàu chất tưởng tượng, giàu

cảm xúc và hình ảnh.
Ví dụ trong bài thơ “ Vọng lư sơn bộc bố” ( Xa ngắm thác núi lư) .Đặc điểm nghệ
thuật nổi bật của bài thơ là tác giả sử dụng ngôn ngữ tinh luyện, chính xác và giàu
hình ảnh. Trong mỗi câu thơ, Lý Bạch dùng một “thi nhãn” ( mắt thơ ) để miêu tả.
Thi nhãn ở đây là những động từ: “sinh”( phát ra ở câu 1), “quải” ( treo – câu 2). Hai
động từ “ phi lưu” (bay, chảy ) đặt ở đầu câu 3 diễn tả tốc độ mạnh mẽ ghê gớm của
dòng thác. Hai tính từ nối tiếp “ trực há ” ( thẳng xuống ) gọn, dứt khoát, miêu tả tư
thế thiên nhiên của thác núi Lư. Nếu sự bất ngờ, đột biến của từ ngữ được Lý Bạch
thể hiện ở ba câu trên, thì đến câu thơ cuối, động từ “ lạc ” ( rơi tuột ) được tác giả sử
dụng tài tình khéo léo làm nổi bật nội dung của toàn bộ bài thơ. Tất cả các nhãn tự
trên đều lột tả được thần thái của cảnh sắc làm nổi bật được cái cảnh tượng thiên
nhiên hùng vĩ, tráng lệ đẹp huyền ảo. Dưới ngòi bút của Lý Bạch, hình ảnh của thác
núi Lư trở lên sống động, mãnh liệt và kỳ vĩ. Qua đó giúp ta cảm nhận được tâm hồn
phóng khoáng, lãng mạn, tình yêu thiên nhiên say đắm của tác giả.
Chính vì ngôn từ trong thơ Đường luật hết sức hàm súc cô đọng, ý tại ngôn ngoại cho
nên khi khai thác giáo viên luôn hướng dẫn học sinh bám vào từ ngữ đặc sắc độc đáo
trong câu thơ để phân tích tìm ra ý thơ mà tác giả đã gửi gắm trong đó.
đ/ Khi phân tích một bài thơ Đường luật thì giáo viên cần hướng dẫn cho học
sinh chỉ ra được phép đối ngẫu cụ thể và phân tích tác dụng nó vì đây là một đặc
điểm trong thơ Đường luật.
Ví dụ trong bài “ Qua đèo Ngang ” ( Ngữ văn 7/ tậpI ) giáo viên có thể hướng cho
học sinh khai thác nghệ thuật đối ở cặp câu thực và câu luận:
Cặp câu thực: “ Lom khom dưới núi tiều vài chú


Lác đác bên sông chợ mấy nhà ”
Hãy chỉ ra các biểu hiện của phép đối trên các phương diện: Đối về từ loại, đối về cú
pháp, đối ý và cho biết phép đối này có tác dụng như thế nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích:
Đối thanh : Hệ thống thanh điệu câu trên đối lại hệ thống thanh điệu ở câu

dưới.

“ Lom khom dưới núi tiều vài chú
B

B

T

T B

B

T

Lác đác bên sông chợ mấy nhà ”
T
Đối về từ loại:

T B

B

T

Lom khom dưới núi
tính từ
Lác đác

T B

tiều vài chú

trạng ngữ
bên sông

tính từ

danh từ
chợ mấy nhà ”

trạng ngữ

danh từ

Đối ý: Nếu câu trên gợi tả hình dáng vất vả nhỏ nhoi của người tiều phu giữa núi
rừng rậm rạp thì câu dưới gợi ra sự ít ỏi lèo tèo thưa thớt của những quán chợ nghèo.
-> Làm cho cảnh đèo Ngang càng thêm vắng vẻ hoang sơ bộc lộ nỗi buồn man mác
của lòng người trước cảnh tượng đầy vẻ xa lạ.
Hoặc trong bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu ( Ngữ
văn 8/ tập I).
Giáo viên cần cho học sinh khai thác tác dụng của các cặp từ đối được sử dụng trong
cặp câu thực và cặp câu luận:
Cặp câu thực:

Câu 3: .... bốn biển.
Câu 4: .... năm châu.

Cặp câu luận:

Câu 5: .... bồ kinh tế.

Câu 6: .... cuộc oán thù.


-> Những cặp từ đối nhau góp phần tạo âm hưởng, nhịp điệu cho câu thơ, đồng thời
cách chọn những cặp từ đối trên làm cho tầm vóc của nhân vật trữ tình trở lên lớn lao
kỳ vĩ, mạnh mẽ một cách phi thường, phù hợp với giọng điệu lãng mạn hào hùng
mang tính sử thi của bài thơ.
Tương tự như thế ở các bài thơ Đường luật khác thì giáo viên cần phải cho học sinh
phân tích nghệ thuật đối và tác dụng của nó. Sự đăng đối giữa các cặp câu trong bài
làm cho bài thơ không những cân đối hài hòa mà còn tạo chất nhạc vừa tạo họa cho
bài thơ. Tuy nhiên không phải bài thơ Đường luật nào cũng cần khai thác nghệ thuật
đối ( đối chỉ bắt buộc với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật còn thể thơ thất ngôn tứ
tuyệt không bắt buộc). Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chủ động linh hoạt
lựa chọn khai thác nghệ thuật đối cho phù hợp với nội dung yêu cầu bài thơ.
e/ Bên cạnh đó GV cần lựa chọn cách phân tích một bài thơ Đường luật phù hợp
linh hoạt với nội dung của bài thơ ( đó là căt ngang theo bố cục luật thơ hoặc
phân tích theo lối bổ dọc).
Nói chung mọi người đều cho rằng cách phân tích hợp lý nhất là cắt ngang theo bố
cục. Tuy nhiên ở đây có vấn đề cần lưu ý:
- Phải chăng bao giờ “cắt ngang” cũng là một phương pháp tối ưu với một bài thơ
Đường luật?
Thông thường là trong tiết giảng thơ Đường luật trên lớp GV hay phân tích cắt ngang
theo bố cục ( đối với bài thơ tứ tuyệt gồm có bốn phần: khai- thừa – chuyển – hợp ;
đối với bài thơ bát cú cũng có bố cục bốn phần 2/2/2/2 gồm: đề - thực – luận – kết ) .
Nếu giáo viên trong quá trình giảng dạy bài thơ Đường Luật nào cũng phân tích theo
bố cục trên thì có lúc sẽ rơi vào chỗ gượng ép khiên cưỡng.
Thực tế sáng tác, không phải bài thơ nào cũng có kết cấu bốn phần một cách cứng
nhắc như vậy. Do đó khi phân tích kết cấu của một bài thơ Đường luật phải bám sát
vào thực tế của văn bản, không nên áp đặt cái khuôn bốn phần đó vào bất cứ bài nào.
Như vậy có nghĩa là không phải bài thơ thất ngôn bát cú nào cũng phân tích theo bố

cục đề - thực- luận- kết hoặc bài thơ tứ tuyệt nào cũng phải phân tích theo bố cục khai
– thừa – chuyển – hợp mà giáo viên cần phải linh hoạt để làm nổi bật nội dung của
bài thơ.


Ví dụ cũng là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật bài thơ “ Qua đèo Ngang” giáo
viên có thể phân tích theo bố cục đề - thực – luận – kết nhưng đối với bài “ Bạn đến
chơi nhà” mà giáo viên cứ cứng nhắc bám vào bố cục để phân tích thì nội dung kiến
thức được khai thác và hệ thống câu hỏi sẽ bị trùng lặp rất nhiều như vậy thì bài
giảng trở nên nhàm chán và nhạt nhẽo. Chính vì thế đối với bài này giáo viên cần
phải phân tích theo lối “bổ dọc” tức là theo mạch cảm xúc của nhà thơ cụ thể như
sau:
o

phần thứ nhất: Câu 1 cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

o

Phần thứ hai: Câu 2 -> câu 7 cảm xúc về gia cảnh

o

Phần thứ ba: Câu 8 cảm nghĩ về tình bạn.
Tóm lại phân tích văn bản theo cách nào là tùy thuộc vào thực tế của văn bản không
nên rập khuôn một cách máy móc miễn là làm sao phải làm nổi bật được cái thần thái
của bài thơ.
h/ Khi dạy thơ Đường, GV cần chú ý hướng dẫn HS đọc diễn cảm, đọc đúng về
nhịp điệu, cách ngắt nhịp, các từ cần đọc nhấn (chủ yếu là các từ gieo vần với nhau)
chính cách đọc đúng, đọc diễn cảm này đã giúp học sinh bước đầu cảm nhận nhanh
bài thơ hơn. Hướng dẫn học sinh cách đọc ngay khi dặn dò học sinh soạn bài, chuẩn

bị bài, giúp các em định hướng bài tốt hơn.
g/ Ngoài các lưu ý trên thì trong quá trình phân tích một bài thơ Đường luật để
mang lại hiệu quả và làm cho giờ học trở nên sinh động giáo viên có thể vận dụng
phương tiện hiện đại như ứng dụng công nghệ thông tin. Trong một giờ giảng văn
nói chung và một giờ giảng văn về thơ Đường luật nói riêng ta cần sử dụng công
nghệ thông tin như thế nào để đạt hiệu quả thì đó cũng là một vấn đề hết sức mới mẻ
và khó.
Một thực tế đã diễn ra trong một tiết giảng văn có sử dụng công nghệ thông tin đó là
giáo viên không biết nên chọn lọc đưa nội dung gì nên màn chiếu mà đưa một cách
tràn lan không có sự chắt lọc, sử dụng các hiệu ứng rất rối học sinh khó quan sát, đưa
tranh ảnh một cách tùy tiện không phù hợp với nội dung bài học và cũng không biết
khai thác nội dung bức tranh như thế nào cho hiệu quả. Như vậy rõ ràng việc ứng
dụng công nghệ thông tin lẽ ra phải đem lại một hiệu quả rất rõ rệt, kích thích tư duy,


giờ học sinh động nhưng giáo viên lại chưa làm được điều đó. Xuất phát từ những
thực tế giảng dạy đó tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến cụ thể về việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đặc biệt là dạy thơ Đường luật ở bộ môn
Ngữ văn như sau:
- Giáo viên khi soạn bài cần phải xác định nội dung nào cần trình chiếu và quan trọng
là phải trình chiếu vào lúc nào cho phù hợp.Trình chiếu thì nó mang lại hiệu quả như
thế nào trong giờ học ?
Ví dụ khi dạy bài “ Vọng lư sơn bộc bố ” Lý Bạch (Ngữ văn 7/ tập I )
thì giáo viên cần phải đưa toàn bộ bản nguyên tác, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ lên
màn chiếu vì phần này phục vụ trực tiếp việc học sinh so sánh đối chiếu giữa bản
dịch thơ và nguyên tác để làm nổi bật được nội dung , dụng ý của tác giả nếu trong
bản dịch thơ dịch chưa sát nghĩa. Giáo viên có thể đưa nội dung này khi học sinh đọc
phần văn bản hoặc đưa lồng vào những lúc phân tích. Như khi phân tích câu thơ thứ
hai “ Dao khan bộ bố quải tiền xuyên”, giáo viên hỏi:
Quan sát vào phần nguyên tác và cho biết để miêu tả vẻ đẹp của thác nước tác giả đã

sử dụng từ ngữ nào trong câu thơ, hãy phân tích tác dụng của việc sử dụng từ ngữ đó?
Vậy theo em ở bản dịch thơ đã làm toát lên được vẻ đẹp của thác nước như ở phần
nguyên tác chưa? Vì sao?
Như vậy để trả lời được câu hỏi trên học sinh phải có sự quan sát để so sánh đối
chiếu các câu thơ ở từng phần. Lúc này giáo viên trích ra câu thơ trong mỗi phần
nguyên tác, dịch nghĩa và dịch thơ để học sinh quan sát là hợp lý.
Ngoài nội dung trình chiếu trên thì trong bài này giáo viên có thể sưu tầm một số
tranh ảnh cho học sinh quan sát một số thác nước - Thác Cam Li ở Đà Lạt; Thác Bản
Dốc ở Cao Bằng. Đến với vùng Đông Nam của nước
Vênêruanla thăm thác nước Angét cao nhất thế giới. Toàn bộ các thác nước này được
giáo viên giới thiệu vào phần giới thiệu bài để tạo sự hấp dẫn theo dõi chú ý của học
sinh ngay từ đầu.
Đến phần củng cố giáo viên đưa ra câu hỏi ? Em hãy kể tên một số thác nước trên
quê hương Kon Tum? Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên đưa ra tranh ảnh giới
thiệu thác YaLy, thác Đắc Ke ở Măng Đen ( Gắn với giáo dục ý thức bảo vệ môi


trường) đồng thời cũng để bồi dưỡng thêm niềm tự hào và tình yêu đối với quê hương
trong học sinh.
Ngoài việc sử dụng tranh ảnh thì giáo viên còn sử dụng trình chiếu vào những chỗ
cần thiết như khắc sâu và nhấn mạnh nội dung kiến thức cơ bản ở mỗi phần phân
tích thì giáo viên có thể đưa lên màn chiếu.
Qua tìm hiểu về thơ Đường luật học sinh phải hiểu được nét đặc trưng chính của thơ
Đường luật là tả cảnh vật, vịnh cảnh vật để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người
hay ký thác một tâm sự, một nỗi niềm của con người.
Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân tôi được đúc rút từ sự trải nghiệm thực tế
của bản thân và của đồng nghiệp trong những năm đã dạy về thơ Đường luật về
những vấn đề cần lưu ý để nâng cao hiệu quả trong khi giảng dạy một bài thơ Đường
luật dù còn nhiều thiếu sót song cũng phần nào khắc phục được hạn chế trong việc
giảng dạy thơ Đường luật hiện nay. Tuy nhiên không phải khi dạy bất cứ một bài thơ

Đường luật nào chúng ta cũng phải đưa vào khai thác tất cả các nội dung trên như
vậy nó hơi cứng nhắc mà trước hết giáo viên cần nắm vững kiến thức để lựa chọn
cách khai thác sao cho phù hợp với nội dung bài học để mang lại hiệu quả cao.
3.3 Sau đây là một tiết soạn minh họa cụ thể về một bài thơ Đường luật trong
chương trình Ngữ văn 7/ tập I: (Tiết soạn có thể không thể hiện tất cả các nội
dung nói trên song phần nào thể hiện nội dung cơ bản và cách khai thác của bài
thơ đồng thời bước đầu rèn kỹ năng phân tích thơ Đường luật cho hóc sinh )

Tuần : 9
Tiết : 34
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
( Vọng lư sơn bộc bố )
( Lí Bạch )


×