Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non vân sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.95 KB, 16 trang )

1. LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, giáo dục Mầm non là một bộ phận trong hệ thống
giáo dục Quốc dân thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ 3 - 72
tháng tuổi. Đây là giai đoạn khởi đầu, đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách trẻ. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng: Nhân
cách của con người được hình thành tương đối đầy đủ trong năm năm đầu tiên
của cuộc đời.
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tâm thế
cho trẻ vào học lớp một. Chính vì thế việc chăm lo cho thế hệ trẻ có tầm quan
trọng đặc biệt và trách nhiệm không phải của riêng ai mà là trách nhiệm chung
của toàn xã hội.
Xã hội hoá công tác giáo dục là một trong những chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy sự nghiệp giáo dục. Chủ trương này không chỉ
thực hiện ở một thời điểm mà diễn ra lâu dài. Xã hội hoá giáo dục là huy động
toàn xã hội làm công tác giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức
xây dựng nền giáo dục Quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Xã hội hoá
giáo dục cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Xã hội hoá công tác giáo dục Mầm non nghĩa là huy động mọi nguồn lực
xã hội cùng làm công tác giáo dục Mầm non dưới sự quản lý thống nhất của Nhà
nước [2]. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ Mầm non là nhiệm vụ
chung của các trường lớp Mầm non, của gia đình trẻ và cộng đồng. Tạo điều
kiện để cộng đồng và gia đình tham gia vào các hoạt động giáo dục Mầm non.
Ngược lại, giáo dục Mầm non phải đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng và xã
hội. Có thực hiện xã hội hoá giáo dục Mầm non chúng ta mới thực hiện được
mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết các
trẻ em trong độ tuổi. Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình.
Thực hiện dân chủ hoá giáo dục Mầm non nhằm thực hiện tốt phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” các hoạt động của nhà trường.


Đây là điều kiện quan trọng để người dân tham gia ý kiến vào sự nghiệp giáo
dục, đóng góp công sức, tiền của xây dựng sự nghiệp giáo dục và có cơ hội được
hưởng những quyền lợi chính đáng từ giáo dục [2]. Đồng thời nhằm phát huy
tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên góp phần xây dựng “nề nếp, kỷ
cương, tình thương, trách nhiệm” và ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong
nhà trường.
Tuy nhiên, trong thực tế tại địa phương ba năm gần đây thì việc đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho trường Mầm non hầu như
không có. Bởi vì địa phương tập trung đầu tư tổng thể từ xã đến thôn để đảm
bảo các tiêu chí xây dựng xã Nông thôn mới. Hiện nay xã đã được công nhận
xã Nông thôn mới nhưng vẫn còn “nợ lại” chuẩn trường Trung học cơ sở nên
mọi nguồn lực đang tập trung xúc tiến hoàn thiện để được công nhận chuẩn
trong năm 2017 theo kế hoạch của địa phương. Chính vì thế việc đầu tư cho
1


trường Mầm non chuẩn mức độ II chưa thực hiện được và việc tu sửa, bổ sung
cơ sở vật chất hàng năm đều từ sự nổ lực của nhà trường trong việc đẩy mạnh
công tác xã hội hóa.
Là một Phó hiệu trưởng nhà trường, tôi đã nhận thức được thế nào là xã hội
hoá và xã hội hoá công tác giáo dục. Tầm quan trọng của công tác này đối với
sự phát triển bậc học Mầm non nói chung và đối với trường Mầm non Vân Sơn
nói riêng. Tôi cũng đã nhìn thấy thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục ở địa
phương, đơn vị và xác định rõ nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện xã hội
hoá công tác giáo dục. Cũng chính vì điều này mà tôi đã lựa chọn đề tài “Một số
biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non
Vân Sơn ” để nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2016-2017.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tại đơn vị trong thời
gian qua, đề xuất một số biện pháp hữu ích để nâng cao hiệu quả công tác xã hội

hóa giáo dục trong năm học 2017-2018.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục tại trường
mầm non Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng phối hợp một số
phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tham khảo các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về chủ trương xã
hội hóa công tác giáo dục.
Học tập, nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng trường xuyên năm học 2016-2017
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Điều tra, khảo sát thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương và
nhà trường. Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, khảo sát sự nhận thức của đội
ngũ cán bộ, giáo viên và một số phụ huynh về chủ trương xã hội hóa công tác
giáo dục.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Sau khi điều tra, khảo sát thực tế và thu thập thông tin thì lập biểu thống kê
xử lý đơn các số liệu làm cơ sở để đối chiếu với các số liệu của kết quả thu được
sau khi ứng dụng thực hiện các biện pháp mới của đề tài.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Sáng kiến nêu lên cụ thể mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu đề tài này.
- Bổ sung thêm biện pháp 1 “Làm tốt công tác tuyên truyền dưới mọi hình
thức” và biện pháp 6: Tạo “thương hiệu” cho trường, lớp Mầm non
- Trình bày rõ hiệu quả của sáng kiến này đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường.

2



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận của công tác xã hội hóa giáo dục
Xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dụcđào tạo mà Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII Đảng ta đã khẳng định: “Giáo
dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước” [2]. Đồng thời xuất phát từ mục tiêu chung của giáo
dục là “Hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực công dân Việt Nam tự
chủ, năng động, sáng tạo, có kiến thức văn hoá, có sức khoẻ, có tinh thần yêu
nước và yêu chủ nghĩa xã hội” [3].
Xuất phát từ vị trí của giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ
thống giáo dục Quốc dân. Mục tiêu của giáo dục đến năm 2020 là “ Xây dựng
hoàn chỉnh và phát triển bậc học Mầm non cho hầu hết các trẻ em trong độ tuổi.
Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình [2].
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần
phải phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật
chặt chẽ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với nhau. Trường học
phải liên hệ chặt chẽ với gia đình và xã hội, các đoàn thể, cơ quan chính quyền
và các cấp uỷ Đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của
con em mình” [1].
Xã hội hoá công tác giáo dục ở địa phương đặc biệt là giáo dục Mầm non
thì người lãnh đạo là một hạt nhân quan trọng, là nhân tố quyết định tích cực, là
người tham mưu, đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện phối hợp các lực lượng
xã hội, nhà trường, gia đình tham gia vào giáo dục. Chính vì vậy vai trò của
người lãnh đạo, quản lý trường Mầm non trong công tác xã hội hoá giáo dục có
ý nghĩa rất lớn trong sự ổn định và phát triển trường, lớp Mầm non ở địa
phương. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục sẽ tạo điều kiện để ai cũng được
học hành, người nghèo cũng như người tàn tật đều phải được Đảng, Nhà nước,
xã hội, cộng đồng giúp đỡ để học tập.
2.2. Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Vân

Sơn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này
2.2.1. Đôi nét khái quát về tình hình nhà trường
Sau bao nhiêu năm phấn đấu của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên đi trước. Sự
cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay. Cùng với sự quan tâm chỉ
đạo của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành và sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân trong xã. Đến hôm nay, trường mầm non Vân Sơn đã có một điểm trường
tương đối khang, được công nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ I
Trường có diện tích 3.250m 2, có 10 phòng học kiên cố rộng rãi, thoáng
mát. Có công trình bếp ăn một chiều đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ công tác bán
trú cho 100% số trẻ tới trường. Có đủ các phòng chức năng, khu hiệu bộ. Sân
chơi rộng rãi, thoáng mát và có đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời. Đồ dùng, trang
thiết bị trong các nhóm, lớp đảm bảo điều kiện tối thiểu theo chuẩn phổ cập.

3


Nhà trường có Chi bộ đảng với 13 đảng viên. Nhiều năm liền đạt danh hiệu
chi bộ trong sạch vững mạnh. Có tổ chức công đoàn và chi đoàn thanh niên hoạt
động tích cực.
Năm học 2016 – 2017 nhà trường có tổng số 274 học sinh ở tất cả các độ,
tuổi được chia thành 10 nhóm lớp:
Mẫu giáo: 8 lớp
Nhóm trẻ: 2 nhóm
Trong đó:
2 nhóm trẻ
= 40 cháu
2 lớp mẫu giáo bé = 50 cháu
3 lớp mẫu giáo nhỡ = 90 cháu
3 lớp mẫu giáo lớn = 94 cháu
100% số trẻ được sinh hoạt bán trú, được tiêm chủng đầy đủ, được khám

sức khoẻ định kỳ, được theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường với tổng số 23 đ/c đều đạt
trình độ chuẩn trở lên, trong đó:
Trình độ đại học:
14/23 đ/c, tỷ lệ 61%
Trình độ cao đẳng: 02/23 đ/c, tỷ lệ 9%
Trình độ trung cấp: 07/23 đ/c, tỷ lệ 30%
* Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên trẻ hóa, có năng lực chuyên môn, yêu nghề, yêu trẻ,
nhiệt tình trong công tác.
Đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà trường hoạt động.
Lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận
lợi để nhà trường giữ chuẩn mức độ I.
Lãnh đạo nhà trường năng động, luôn cố gắng trong công tác công tác tham
mưu, tuyên truyền, công tác xã hội hoá giáo dục nên cơ sở vật chất nhà trường
từng bước được thay đổi.
* Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận trên, ba năm gần đây nhà trường cũng còn gặp
phải những khó khăn nhất định nên chưa đủ điều kiện xây dựng chuẩn mức độ II
vào năm học 2015-2016 theo kế hoạch mà chỉ đảm bảo giữ chuẩn mức độ I.
Sự đầu tư của xã về cơ sở vật chất cho nhà trường đang bị tạm dừng.
Một số ít các bậc phụ huynh, người dân chưa hiểu hết vai trò của bậc học
Mầm non và ý nghĩa của việc đến trường đúng độ tuổi của trẻ Mầm non nên
việc huy động trẻ cũng còn gặp nhiều khó khăn (nhất là trẻ nhà trẻ). Và cũng
vì lý do này mà công tác xã hội hoá giáo dục chưa thực sự đạt kết quả như
mong muốn.
Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn cao nhưng chất lượng không được đồng đều có
phần do nhu cầu đào tạo, nhu cầu bằng cấp.


4


Do trẻ hoá đội ngũ nên có nhiều giáo viên trong độ tuổi sinh con và nuôi
con nhỏ còn khó khăn trong sự phân công công việc và có phần làm ảnh hưởng
đến chất lượng hoạt động.
2.2.2. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tại đơn vị
Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục ở đơn vị trước khi áp dụng thực
hiện các biện pháp của đề tài này :
Đảng ủy đã có chủ trương, đường lối đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo
dục nhằm thực hiện mục tiêu “Giáo dục con người” và thực hiện chủ trương
“Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp
giáo dục của địa phương.
Tuy vậy, ba năm gần đây địa phương tập trung đầu tư tổng thể từ xã đến
thôn để đảm bảo các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới. Hiện nay xã đã được
công nhận xã Nông thôn mới nhưng vẫn còn “nợ lại” chuẩn trường Trung học cơ
sở nên mọi nguồn lực đang tập trung xúc tiến hoàn thiện để được công nhận
chuẩn trong năm 2017 theo kế hoạch của địa phương. Chính vì thế việc đầu tư
cơ sở vật chất cho trường Mầm non chuẩn mức độ II chưa thực hiện được. Việc
tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất hàng năm đều do nhà trường nỗ lực thực hiện
công tác xã hội hóa.
Đội ngũ giáo viên nhà trường được trẻ hóa, có trình độ trên chuẩn cao song
vẫn còn có những đồng chí chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của công tác xã
hội hoá giáo dục, đặc biệt là xã hội hoá giáo dục đối với bậc học Mầm non.
Lãnh đạo nhà trường năng động, nhiệt tình và cũng đã thực hiện chủ trương
xã hội hóa giáo dục trong những năm qua. Thế nhưng cũng có lúc chưa thực sự
đầu tư thời gian, công sức để tiếp cận với các nhà hảo tâm, chưa có tầm nhìn
chiến lược trong công tác xã hội hoá giáo dục.
Đa số người dân trong địa bàn và các bậc phụ huynh học sinh cũng đã có
những nhìn nhận tiến bộ đối với bậc học Mầm non, cụ thể là đối với công tác xã

hội hóa giáo dục. Thế nhưng nhà trường chưa sử dụng các biện pháp hữu ích
mang tính khả thi để khai thác tối đa sức mạnh của cộng đồng. Bên cạnh đó
cũng còn có một số người dân chưa thực sự thấy được lợi ích của công tác xã
hội hóa giáo dục đối với con em mình. Họ cho rằng cơ sở vật chất các nhà
trường là trách nhiệm của chính quyền địa phương phải lo, chất lượng giáo dục
là trách nhiệm của các Thầy, Cô giáo. Thậm chí có người còn nghĩ rằng trẻ 2-3
tuổi không cần phải đi học Mầm non khi nào 5 tuổi ra lớp học một năm rồi lên
lớp một là được.
Công tác tuyên truyền cũng đã thực hiện nhưng chưa có chiều sâu, có lúc
còn mang tính hình thức.
Cơ sở vật chất trong nhà trường tuy đảm bảo điều kiện tối thiểu cho trường
chuẩn mức độ I nhưng chưa có đồ dùng và thiết bị hiện đại. Một số hạng mục
công trình theo thời gian cũng đã bị xuống cấp, một số đồ dùng cũng bị hư hỏng.
Qua điều tra, khảo sát thực tế về các vấn đề liên quan đến công tác xã hội
hóa giáo dục Mầm non tại đơn vị và địa phương cho thấy:

5


* Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đối với công
tác xã hội hoá giáo dục
Mức độ
STT

Nội dung

TS
CBGV

Rất quan

trọng
SL
TL
4 17%

SL
14

Không quan
trọng
TL
SL
TL
61%
5
22%

Quan trọng

1

Góp phần nâng cao
chất lượng GD & ĐT

23

2

Tạo ra một xã hội học
tập góp phần nâng cao

dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài

23

3

13%

16

70%

4

17%

3

Phục vụ đắc lực cho sự
phát triển kinh tế - xã
hội của đia phương

23

2

9%

15


65%

6

26%

4

Là con đường để thực
hiện dân chủ hoá công
tác giáo dục

23

3

13%

15

65%

5

22%

* Nhận thức của giáo viên về vai trò của lãnh đạo nhà trường, của giáo
viên, các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục


STT

Nội dung

TS
CB
GV

Mức độ
Rất quan
trọng
SL
TL
5 22%

SL
18

Không quan
trọng
TL
SL
TL
78%
0
0%

Quan trọng

1


Vai trò của lãnh đạo
nhà trường trong công
tác xã hội hoá giáo dục

23

2

Vai trò của giáo viên
trong công tác xã hội
hoá giáo dục

23

3

13%

18

78%

2

9%

3

Vai trò của các tổ chức

đoàn thể trong công tác
xã hội hoá giáo dục

23

3

13 %

18

78%

2

9%

6


* Nhận thức của các bậc phụ huynh và nhân dân về công tác xã hội hoá
giáo dục Mầm non (khảo sát trên 30 người)

STT

Nội dung

Mức độ

Số

người
khảo
sát

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Rất quan
trọng

Quan
trọng

Không quan
trọng

1

Góp phần nâng cao
chất lượng GD & ĐT


30

4

13%

18

60%

8

27%

2

Tạo ra một xã hội học
tập góp phần nâng cao
dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài

30

3

10%

18

60%


9

30%

3

Phục vụ đắc lực cho
sự phát triển kinh tế xã hội của đia phương

30

2

7%

21

70%

7

23%

4

Là con đường để thực
hiện dân chủ hoá công
tác giáo dục


30

3

10%

19

64%

8

26%

* Thực trạng kết quả của công tác xã hội hoá giáo dục huy động được
Kết quả huy động
Năm học

Tên nhà tài trợ

2011-2012 Ông Nguyễn Đại Du
2012-2013 Ông Lê Quang Đức

Bà Lê Thị Tâm

Địa chỉ

Tiền mặt

Xóm 6, 1.000.000đ

Vân Sơn
Xóm 10,
Vân Sơn

Xóm 3,
500.000đ
Vân Sơn
2013-2014 Ông Nguyễn Đại Du Xóm 6,
Vân Sơn
Ông Lê Đình Thành Xóm 9, 1.000.000đ
Vân Sơn
Ông Lê Văn Hiếu
Xóm 3,
500.000đ
Vân Sơn
Tổng

Hiện vật

02 ghế đá(Trị
giá 800.000đ)
Làm giàn hoa
giấy khu hiệu
bộ khung
sắt(Trị giá
7.000.000đ)
10 bộ váy
biểu diễn cho
trẻ(Trị giá
1.000.000đ)


Tổng giá
trị trong
năm hoc
1.800.000đ
7.500.000đ

2.500.000đ

12.800.000đ

2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở
trường mầm non Vân Sơn
7


* Biện pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền dưới mọi hình thức
Phối hợp với đài truyền thanh xã để viết bài đưa tin tuyên truyền trên hệ
thống loa truyền thanh của xã.
Tuyên truyền qua các hội nghị tại địa phương, qua các hội thi của cô, của
trẻ hoặc qua các buổi giao lưu
Tranh thủ tâm tư, trò chuyện với những người xung quanh khi có cơ hội
Mục đích tuyên truyền là để mọi người biết và hiểu được chủ trương đẩy
mạnh xã hội hóa công tác giáo dục là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng
ta. Đồng thời để các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể trong xã và bà con
nhân dân hiểu rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của bậc học Mầm non. Hiểu được
những khó khăn mà trường - lớp gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tuyên truyền giúp họ hiểu được sự
nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Mọi người trong xã hội đều có quyền
được học tập, được hưởng lợi từ việc học tập và cần phải có nghĩa vụ trong việc

xây dựng xã hội học tập.
* Biện pháp 2: Khảo sát, thăm dò ý kiến
Trước khi đưa ra ý tưởng xây dựng kế hoạch xã hội hoá công tác giáo dục
Ban giám hiệu thường tranh thủ một khoảng thời gian nhất định khi cơ hội cho
phép để tâm tư, trò chuyện với lãnh đạo địa phương, Ban đại diện cha mẹ học
sinh và giáo viên trong trường. Mục đích để xem phản ứng của họ về vấn đề xã
hội hóa như thế nào. Họ hưởng ứng hay không hưởng ứng và mức độ hưởng ứng
ở cấp độ nào.
* Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch
Từ việc thăm dò ý kiến thấy có chiều hướng khả thi nhà trường vạch ra kế
hoạch trước mắt cũng như kế hoạch lâu dài. Muốn thực hiện tốt công tác xã hội
hoá giáo dục thì việc xây dựng kế hoạch rất quan trọng, là khâu định hướng,
hoạch định cho những công việc cụ thể cần làm trong từng giai đoạn, từng năm
hay trong tháng. Căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tiễn của đơn vị, Chi bộ họp
bàn bạc thống nhất xây dựng Nghị quyết và chỉ đạo nhà trường xây dựng kế
hoạch thực hiện công tác xã hội phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
* Biện pháp 4: Triển khai thực hiện kế hoạch
Lãnh đạo nhà trường tham mưu trực tiếp với cấp uỷ Đảng, chính quyền
bằng việc trình ra kế hoạch đã được xây dựng để lãnh đạo góp ý, bổ sung hoàn
thiện kế hoạch.
Sau đó tổ chức hội nghị cán bộ, giáo viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Mục đích giúp giáo viên và cha mẹ trẻ hiểu được thế nào là xã hội hoá và tầm
quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục đối với công tác huy động trẻ và
việc tạo dựng cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ trong nhà trường. Hiểu được trách nhiệm của mỗi người là gì và lợi
ích của việc làm tốt công tác xã hội hóa.
Chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường họp, triển khai nhiệm
vụ và phối hợp thực hiện kế hoạch.

8



Chỉ đạo giáo viên các tranh thủ trò chuyện với phụ huynh các nhóm, lớp để
triển khai kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như tuyên truyền chủ trương
thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường.
* Biện pháp 5: Tiếp cận các nhà tài trợ trên địa bàn
Lãnh đạo nhà trường chủ động cập nhật thông tin về những tổ chức, cá
nhân thường xuyên hưởng ứng vào công tác xã hội hoá trên địa bàn. Từ đó tìm
cách tiếp cận với họ để trình bày những tâm tư nguyện vọng, những khó khăn
trong việc thực hiện nhiệm vụ, những thiếu thốn về cơ sở vật chất...Có thể tiếp
cận trực tiếp hoặc gián tiếp qua người thân, bạn bè hoặc nhờ lãnh đạo địa
phương tác động. Mục đích giúp họ hiểu được những khó khăn của nhà trường
cần được giúp đỡ. Đồng thời để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối
với sự nghiệp giáo dục.
* Biện pháp 6: Tạo “thương hiệu” cho trường, lớp Mầm non
Để công tác xã hội hoá giáo dục Mầm non thu được nhiều thắng lợi thì
điều quan trọng đặc biệt đó là trường, lớp Mầm non phải nâng cao chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục toàn diện cho trẻ.
Muốn làm được điều này trước hết lãnh đạo nhà trường phải thực sự là tấm
gương sáng về mọi mặt để giáo viên noi theo, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình
độ, có năng lực. Biết đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, biết chia sẻ và
cùng quyết tâm cao để làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình mà Đảng và nhân dân
giao cho.
Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ, bởi vì: “Giáo viên là nhân tố
quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có
đủ đức, đủ tài”[2]. Bản thân mỗi cán bộ, giáo viên phải tự rèn luyện, tự lựa chọn
phương pháp và hình thức để bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên
môn, lý luận chính trị, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho bản thân sao cho đáp
ứng với yêu cầu giáo dục trong từng thời kỳ. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi
để giáo viên tích cực, chủ động học tập nâng cao nhận thức, năng lực, tay nghề.

Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường. Đối xử
công bằng với trẻ, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho mọi trẻ trong quá trình chăm
sóc. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, làm tốt công tác phòng chống ngộ độc
thực phẩm, béo phì, suy dinh dưỡng cho trẻ. Mọi nhân viên nuôi dưỡng cần phải
được khám sức khỏe định kỳ, được bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực
phẩm và có hồ sơ lưu trữ theo yêu cầu. Đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý, cân đối tỷ
lệ các chất, đảm bảo định lượng calo [4].
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chú trọng đổi mới phương pháp
dạy học tích cực theo yêu cầu mới là lấy trẻ làm trung tâm nhằm “Khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng
bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình
dạy học [2].
* Biện pháp 7: Xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và
cộng đồng
Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà
trường, nhà nước, xã hội và công dân. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách
9


nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được học tập, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao
phù hợp với lứa tuổi [5].
Mối quan hệ này chỉ được củng cố khi các lực lượng xã hội tham gia vào
quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Đó chính là giải pháp để
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đồng thời cũng thể hiện được
quyền lợi, trách nhiệm của cộng đồng được tham gia vào quá trình dân chủ hóa
giáo dục. Cụ thể như: Giám sát các hoạt động giáo dục, xây dựng góc thư viện,
xây dựng môi trường hoạt động, trồng cây xanh...Thực hiện tốt mối quan hệ này
nhằm “Thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường và các biện pháp
giáo dục trẻ em và quan tâm đến những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục Mầm non,

góp phần xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh an
toàn, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
em [6].
* Biện pháp 8: Tăng cường hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học
sinh
Duy trì tốt sự hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh để phát huy vai
trò làm chủ của nhân dân.
Tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia trực tiếp vào việc
thực hiện công tác huy động xã hội hóa, tham gia vào các hoạt động của nhà
trường như: Kiểm tra giám sát hoạt động sư phạm của giáo viên, kiểm tra giám
sát việc ăn uống của trẻ, kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng
ngày...
Lãnh đạo nhà trường gợi ý để họ dấy lên các phong trào như: Phong trào
thu gom phế liệu, tham gia làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ, phong trào nuôi con
khoẻ dạy con ngoan... phối hợp tổ chức các ngày hội, ngày lễ cho cô và trò trong
nhà trường.
Thực hiện điều này chính là để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
theo chủ trương của Đảng ta.
* Biện pháp 9: Tham gia vào Đại hội giáo dục, Đại hội Cựu giáo chức
Tích cực tham gia vào Đại hội giáo dục, Đại hội Cựu giáo chức ở địa
phương. Mục đích góp tiếng nói của mình trong đại hội giúp mọi người hiểu rõ
hơn về mục tiêu, nhiêm vụ của giáo dục Mầm non. Từ đó giúp họ có cách nhìn
nhận, đánh giá đúng mức về bậc học Mầm non .
* Biện pháp 10: Tăng cường công tác tổng kết, đánh giá
Để thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra nhà trường cần chú ý đến công tác
tổng kết, đánh giá nhằm mục đích:
Nhìn nhận được thực chất công việc mình đã làm và hiệu quả của nó đối
với mục tiêu cần đạt.
Phát hiện sớm những bất cập trong khi thực thi kế hoạch để điều chỉnh cho
phù hợp.

Tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra.
Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những thiếu sót còn tồn tại.
10


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Từ việc nắm vững thực trạng của đơn vị, biết phát huy nội lực, tranh thủ
ngoại lực trường chúng tôi đã thu được nhiều kết quả đáng kể trong công tác
xã hội hoá giáo dục, từng bước làm thay đổi và phát triển nhà trường với diện
mạo mới.
* Đối với giáo viên
Giáo viên đã hiểu rõ tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục nhất
là xã hội hóa giáo dục trong trường Mầm non.
Tích cực tuyên truyền, vận động các gia đình có con trong độ tuổi cho trẻ
ra lớp.
Phối hợp tốt với cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo
dục trẻ.
Tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo.
Chủ động, tự giác, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho bản thân.
Nhận thức rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong công tác xã hội
hóa giáo dục.
* Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đối với công
tác xã hội hoá giáo dục
Mức độ
STT

Nội dung

TS

CB
GV

Rất quan
trọng

Quan trọng

Không quan
trọng

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

Góp phần nâng cao
chất lượng GD & ĐT

23


10

43%

13

57%

0

0%

2

Tạo ra một xã hội học
tập góp phần nâng cao
dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài

23

9

39%

14

61%

0


0%

3

Phục vụ đắc lực cho sự
phát triển kinh tế - xã
hội của đia phương

23

7

30%

16

70%

0

0%

4

Là con đường để thực
hiện dân chủ hoá công
tác giáo dục

23


9

39%

14

61%

0

0%

11


* Nhận thức của giáo viên về vai trò của lãnh đạo nhà trường, của giáo
viên, các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục

STT

Nội dung

TS
CB
GV

Mức độ
Rất quan
trọng


Quan trọng

Không quan
trọng

SL

TL

SL

TL

SL

TL

1

Vai trò của lãnh đạo
nhà trường trong công
tác xã hội hoá giáo dục

23

22

96%


1

4%

0

0%

2

Vai trò của giáo viên
trong công tác xã hội
hoá giáo dục

23

16

70%

7

30%

0

0%

3


Vai trò của các tổ chức
đoàn thể trong công tác
xã hội hoá giáo dục

23

15

65 %

8

35%

0

0%

* Đối với trẻ
Trẻ được hưởng lợi từ kết quả làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, cụ thể
đó là:
Sự quan tâm của ông, bà, cha, mẹ nhiều hơn nên số trẻ 2 - 3 tuổi được ra
lớp đông hơn.
Trẻ được hoạt động trải nghiệm trong môi trường vật chất phong phú hơn,
tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng dưới hình thức “ Học bằng chơi, chơi mà học”.
Kết quả học tập, thể lực của trẻ có nhiều tiến bộ được kiểm chứng qua
khảo sát chất lượng trên trẻ:
Tỷ lệ trẻ kênh bình thường 265/274 = 96,7%, kênh suy dinh dưỡng 9/274 =
3,3% (giảm 0,2% so với năm học 2015-2016).
Đánh giá theo các lĩnh vực phát triển trẻ ở mức độ đạt 266/274 = 97%, trẻ

chưa đạt 7/274 = 3%.
Đặc biệt là đối với trẻ 5 tuổi, đánh giá theo các mục tiêu chuẩn 5 tuổi có
93/94 = 99% trẻ ở mức độ đạt và các cháu có kỹ năng hoạt động tốt, đảm bảo
các điều kiện về kiến thức, tâm thế vào học lớp một phổ thông.
* Đối với bản thân
Niềm vui được nhân lên khi những đóng góp của mình dù chẳng lớn lao
nhưng cũng góp phần tạo nên sự thay đổi để phát triển trường, lớp.
Qua giao lưu, trải nghiệm thực tế bản thân có thêm sự tự tin và cũng tích
lũy thêm được nhiều kinh nghiệm trong quá trình công tác.
Được đồng nghiệp tin tưởng, lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành và đặc
biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh ghi nhận sự đóng góp của bản thân trong
quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục ở địa phương cũng như sự cố gắng tạo
nên sự thay đổi để phát triển nhà trường trong những năm qua.
12


* Đối với phụ huynh, cộng đồng
Phụ huynh và cộng đồng hiểu hơn về bậc học Mầm non, nhận thấy được ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc phối kết hợp với nhà trường trong công tác chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với nhà
trường, đối với con em mình trong công tác nuôi, dạy trẻ.
Nhận thức của các bậc phụ huynh, cộng đồng về công tác xã hội hoá giáo
dục Mầm non đã thay đổi đáng kể. Điều này được minh chứng qua việc khảo sát
thực tế trên 30 phụ huynh tại thời điểm tháng 4 năm 2017, kết quả cụ thể được
thể hiện như sau:

STT

Nội dung


Mức độ

Số
người
khảo
sát

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Rất quan
trọng

Quan
trọng

Không quan
trọng

1


Góp phần nâng cao
chất lượng GD & ĐT

30

23

77%

7

23%

0

0%

2

Tạo ra một xã hội học
tập góp phần nâng cao
dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài

30

17

57%


12

40%

1

3%

3

Phục vụ đắc lực cho sự
phát triển kinh tế - xã
hội của đia phương

30

15

50%

14

47%

1

3%

4


Là con đường để thực
30
15 50% 15 47%
0
0%
hiện dân chủ hoá công
tác giáo dục
* Đối với nhà trường
Từ việc vân dụng linh hoạt các biện pháp của sáng kiến này để thực hiện
công tác xã hội hóa giáo dục đã mang lại nhiều kết quả đáng kể đối với nhà
trường:
Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp hàng năm cao hơn, cụ thể năm học
2016-2017 trẻ 2-3 ra lớp tuổi tăng 19 cháu so với năm học 2015-2016.
Tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học từ 09 đồng chí năm học 2015-2016 lên
14 đồng chí năm học 2016-2017.
Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường ngày
càng tiến bộ. Tạo được lòng tin đối với các bậc phụ huynh học sinh, với cộng
đồng và sự ghi nhận của lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành.
Cơ sở vật chất trường, lớp được bổ sung đáng kể. Nhất là trong công tác
nuôi dưỡng hệ thống bếp ga công nghiệp thay thế bếp lò, bếp củi và chấm dứt
hẳn tình trạng khói bụi. Có hệ thống máy lọc nước không còn phải sử dụng nước
mưa, nước giếng khoan như những năm trước.
13


Kết quả của công tác xã hội hoá giáo dục huy động được trong ba năm
gần đây
Kết quả huy động
Năm học


Tên nhà tài trợ

Địa chỉ

2014-2015 Ông Nguyễn Đại Du

Hiện vật

Tổng giá trị

Xóm 6,
Vân Sơn

01 xe đẩy
cơm bằng
inoc(Trị giá
7.000.000đ)

13..250.000.đ

Xí nghiệp mặt đất Nội
Bài

Hà Nội

250 chăn thu
đông(Trị giá
6.250.000đ)

2015-2016 Xí nghiệp mặt đất Nội

Bài

Hà Nội

Ông Lê Quang Mai

Tiền mặt

35.000.000
đ

Đà Nẵng
1.000.000đ

01 tủ nấu
cơm ga(Trị
giá
25.000.000đ)
26 chậu
nhôm(Trị giá
2.080.000đ)

Ông Lê Viết Thông

Hà Nội

2016-2017 Ông Lê Kim Thành

Hà Nội


Làm mái tôn
khu hiệu bộ
trị giá
15.000.000đ)

Nha
Trang

01 máy lọc
nước lớn(Trị
giá
12.000.000đ)

Bà Hà Thị Liên

Xóm 6,
Vân Sơn

01 bình
Tân á chứa
nước(trị giá
3.000.000đ)

Cộng đồng dân cư 4
làng

Xã Vân
Sơn

Lắp đặt 08

chiếc ti vi
cho các
lớp(Trị giá
51.000.000đ)

ÔngNguyễnTrungThành

Tổng

67.080..000đ

5.000.000đ
81.000.000đ

162.330.000đ

14


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Xã hội hoá công tác giáo dục là việc làm rất quan trọng và cần thiết để xây
dựng xã hội học tập. Đồng thời cũng là để thực hiện công bằng trong giáo dục
giúp cho mọi người được hưởng quyền lợi từ việc học tập và cũng để mọi người
thực hiện nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp giáo dục.
Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền địa
phương và lãnh đạo ngành, từ việc vận dụng linh hoạt các biện pháp của đề tài
cùng tên tôi đã đưa ra năm 2012 và các biện pháp trong đề tài này công tác xã
hội hóa giáo dục ở trường mầm non Vân Sơn trong những năm qua thu được
nhiều kết quả đáng trân trọng. Tôi nghĩ rằng trên cơ sở nghiên cứu mở rộng đề

tài này, vận dụng linh hoạt các biện pháp vào thực tiễn tại địa phương trường
chúng tôi nhất định sẽ thực hiện tốt công tác xã hội hóa ở những năm tiếp theo.
Trong quá trình thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục ở đơn vị, tuy còn có
những khó, thách thức, thậm chí là cả những thất bại nhưng tôi cũng đã rút ra
được một số bài học kinh nghiệm quý báu:
Một là: Tranh thủ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, biết chớp thời cơ,
phát huy nội lực, khai thác ngoại lực.
Hai là: Nắm bắt tình hình thực tiễn của đơn vị, địa phương, cộng đồng để
lập ra kế hoạch có tính khả thi.
Ba là: Đoàn kết, năng động, có sự quyết tâm cao. Thống nhất giữa ý chí và
hành động.
Bốn là: Người cán bộ quản lý nhà trường cần phải dám nghĩ, dám làm,
sẵn sàng chịu trách nhệm và phải biết hy sinh. Biết đứng lên sau mỗi lần thất
bại và biết nhận ra những khuyết điểm còn tồn tại mà khắc phục kịp thời. Đồng
thời phải biết phát huy thế mạnh đang có để thay đổi mà phát triển. Điều này sẽ
quyết định chính đến sự thay đổi của nhà trường trong quá trình phát triển
Năm là: Nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục trẻ xây dựng “thương hiệu” cho nhà trường, tạo được lòng tin đối với
lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh và cộng đồng.
Sáu là: Xác định rõ trách nhiệm của nhà trường và phối hợp tốt với Ban đại
diện cha mẹ học sinh
Bảy là: Thực hiện tốt vấn đề dân chủ hoá trong nhà trường. Biết sử dụng đúng
mục đích và có hiệu quả các nguồn lực huy động được.
3.2.Kiến nghị
Qua nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trong đề tài này vào thực tiễn địa
phương, đơn vị mình tôi thấy mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể. Song
các biện pháp tôi đưa ra có thể đem lại hiệu quả tại thời điểm này với điều kiện
thực tế đơn vị mình. Còn để đáp ứng được hiệu quả cao hơn nữa trong công tác
xã hội hóa thì chúng ta phải cùng nhau suy ngẫm để có những sáng kiến mới,
biện pháp hay hơn áp dụng vào thực tiễn công tác xã hội hoá giáo dục cho từng

địa phương, đơn vị cụ thể. Nhân đây tôi cũng có một số ý kiến xin được đề xuất
với các cấp lãnh đạo:
15


* Đối với lãnh đạo nhà trường
Đề nghị lãnh đạo nhà trường tiếp tục thực hiện và phát triển các biện pháp
mà đề tài này đã nghiên cứu để thu hút cộng đồng tham gia vào phát triển sự
nghiệp giáo dục ở địa phương.
Có thưởng thỏa đáng để động viên, khích lệ kịp thời những sáng kiến mới,
kinh nghiệm hay trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
* Đối với lãnh đạo địa phương
Đề nghị lãnh đạo địa phương phân công người đồng hành cùng lãnh đạo
nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh để thực hiện công tác xã hội hóa.
Đồng thời tiếp tục chăm lo cơ sở vật chất cho nhà trường để thực hiện xây dựng
chuẩn mức độ II vào năm học 2020-2021.
* Đối với lãnh đạo ngành
Hàng năm nên tổ chức hội thảo về công tác viết sáng kiến kinh nghiệm.
Khuyến khích kịp thời những đề tài có sự đầu tư và ứng dụng thực tiễn tại
đơn vị đạt hiệu quả cao.
Trên đây là một số biên pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo
dục của bản thân trong điều kiện thực tế ở địa phương, đơn vị mình. Rất mong
nhận được sự góp ý, động viên của Hội đồng khoa học các cấp để tôi tiếp tục
phát triển đề tài này trong những năm tới. Đồng thời có thêm sức mạnh, sự tự tin
để đầu tư nghiên cứu một số đề tài khác có hiệu qủa. Nhằm vận dụng vào thực tế
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở địa phương để “Mỗi ngày trẻ đến
trường là một ngày vui” và cũng là để góp phần nhỏ bé của mình vào phát triển
sự nghiệp giáo dục nước nhà trong thời kì hội nhập.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép
của người khác. Nếu sai tôi xin chịu
trách nhiệm trước Hội đồng khoa học
các cấp.
Người thực hiện

Lê Thị Thi

16



×