Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

phân tích tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần nhựa cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.84 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------&----------

NGUYỄN THỊ NGÂN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301

Tháng 08 Năm 2013

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------&----------

NGUYỄN THỊ NGÂN
MSSV: LT11325

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNHLỢI NHUẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ DIỆU

Tháng 08 Năm 2013

2


LỜI CẢM ƠN
Qua 2 năm học tại Trƣờng Đại Học Cần Thơ em xin trân thành cảm ơn
các thầy, cô đã truyền dạy cho em những kiến thức vô cùng quý báo để em hoàn
thành chuyên đề của mình.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên Nguyễn Thị Diệu đã trực tiếp và tận
tình hƣớng dẫn cũng nhƣ truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá nghiên cứu
chuyên đề.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các anh chị trong ban lãnh đạo của
Công ty Cổ Phần Nhựa Cần Thơ đã cung cấp cho em những tài liệu thực tế, để
em có thể thu thập thông tin và học hỏi kinh nghiệm trong thời gian thực tập tại
Công ty.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý thầy, cô trực tiếp
giảng dạy cũng nhƣ quý thầy, cô Trƣờng Đại Học Cần Thơ, ban lãnh đạo cùng
các anh, chị trong Công ty Cổ Phần Nhựa Cần Thơ.
Cuối lời em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và hoàn thành tốt
công tác. Kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Công ty Cổ Phần Nhựa Cần Thơ
luôn hoàn thành tốt công việc và ngày một phát triển hơn.

Em xin chân thành cảm ơn

i



LỜI CAM ĐOAN
-----Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày tháng

năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngân

ii


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
-----

Họ và tên ngƣời hƣớng dẫn: Nguyễn Thị Diệu



Học vị: Thạc Sĩ



Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán




Cơ quan công tác: Khoa kinh tế - QTKD Trƣờng Đại học Cần Thơ



Tên sinh viên: Nguyễn Thị Ngân



Mã số sinh viên: LT11325



Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp - K37



Tên đề tài: Phân tích lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Nhựa Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
......................................................................................................................................
2. Hình thức trình bày
......................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
......................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
......................................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc (theo mục tiêu nghiên cứu,…)
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
......................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa,…)
......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2013

NGƢỜI NHẬN XÉT

Nguyễn Thị Diệu

iii


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................................ 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................... 1
1.3.1 Không gian nghiên cứu ................................................................................................ 1
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................................... 1
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................................... 2

1.5 Lƣợc khảo tài liệu ........................................................................................................... 2
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp luận .......................................................................................................... 4
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản và lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ..................................... 4
2.1.2 Kết cấu lợi nhuận ......................................................................................................... 5
2.1.3 Phƣơng pháp xác định lợi nhuận.................................................................................. 6
2.1.4 Ý nghĩa của lợi nhuận .................................................................................................. 9
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 9
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................................................... 9
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................................................... 9
Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA CẦN THƠ ........................ 12
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty ...................................................................... 12
3.1.1 Cơ sở pháp lý và quyết định thành lập ....................................................................... 12
3.1.2. Quá trình phát triển và những bƣớc ngoặc quan trọng của công ty .......................... 13
3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mục tiêu hoạt động ............................................ 14
3.2.1 Chức năng .................................................................................................................. 14
3.2.2 Nhiệm vụ .................................................................................................................... 15
3.2.3 Quyền hạn .................................................................................................................. 15
3.2.4 Mục tiêu hoạt động .................................................................................................... 15
3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty ............................................................................. 15
3.3.1 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................... 15
3.3.2 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty .................................................................... 18
3.3.3 Hình thức kế toán áp dụng ......................................................................................... 18
3.3.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty......................................................................... 19
iv


3.4 Phân tích khái quát tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Nhựa Cần Thơ ........... 22
3.5 Thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng hoạt động của Công ty .................................... 26
3.5.1 Thuận lợi .................................................................................................................... 26

3.5.2 Khó khăn .................................................................................................................... 27
3.5.3 Phƣơng hƣớng hoạt động của Công ty. ...................................................................... 27
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NHỰA CẦN THƠ ........................................................................................... 29
4.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010-2012 ............................. 29
4.1.1 Phân tích tình hình doanh thu .................................................................................... 29
4.1.2. Phân tích tình hình chi phí ........................................................................................ 31
4.1.3 Phân tích tình hình lợi nhuận. .................................................................................... 33
4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua 6 tháng đầu năm 2012- 2013 .......... 35
4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu ................................................................................... 35
4.2.2 Phân tích tình hình chi phí ........................................................................................ 36
4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận .................................................................................... 37
4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình lợi nhuận tại Công ty Cổ phần nhựa
Cần Thơ. ............................................................................................................................. 38
4.3.1 Yếu tố chủ quan ................................................................................................... 38
4.3.2 Yếu tố khách quan ............................................................................................... 43
Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NHỰA CẦN THƠ
5.1. Tăng cƣờng quảng cáo dƣới mọi hình thức ................................................................. 44
5.2. Tìm kiếm khách hàng, ký các hợp đồng đại lý, tổng đại lý ......................................... 44
5.3. Đầu tƣ xây dựng thêm các kho, cửa hàng ................................................................... 45
5.2. Định hƣớng cho công tác kế toán tại Công ty.............................................................. 46
5.5. Mở rộng mạng lƣới kênh phân phối............................................................................. 46
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận ........................................................................................................................ 51
6.2. Kiến nghị ...................................................................................................................... 52

v



DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu đạt đƣợc từ năm 2010-2012 ...................................................... 14
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012 ................. 24
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 6 tháng đầu năm 2012-2013 ......... 26
Bảng 4.1: Doanh thu của Công ty qua 3 năm 2010-2012 ................................................... 30
Bảng 4.2: Tổng hợp chi phí của Công ty qua 3 năm 2010-2012 ........................................ 32
Bảng 4.3: Lợi nhuận của Công ty qua 3 năm 2010-2012 ................................................... 34
Bảng 4.4: Doanh thu của Công ty qua 6 tháng đầu năm 2012-2013 .................................. 36
Bảng 4.5: Chi phí của Công ty qua 6 tháng đầu năm 2012-2013 ....................................... 36
Bảng 4.6: Lợi nhuận của Công ty qua 6 tháng đầu năm 2012-2013 ................................... 37
Bảng 4.7: Chi phí cho hoạt động chiêu thị năm 2011 ......................................................... 12
Bảng 5.1: Doanh thu tại các cửa hàng đại lý năm 2011...................................................... 47
Bảng 5.2: Doanh thu tại các cửa hàng đại lý năm 2012...................................................... 47

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Nhựa Cần Thơ .............................. 17
Sơ đồ 3.2: Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ..................................................................... 19
Sơ đồ 3.3: Cơ cấu tổ chức phòng kế toán – tài chính của Công ty .................................... 20
Sơ đồ 5.1: Các kênh phân của Công ty ............................................................................... 49

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tổng doanh thu và chi phí của Công ty qua 3 năm 2010-2012 ..................... 35
Biểu đồ 4.2: Lợi nhuận trƣớc và sau thuế của Công ty từ 2010-6T2013........................... 36
Biểu đồ 4.3: Chi phí cho hoạt động chiêu thị năm 2012..................................................... 41

Biểu đồ 5.1: Doanh thu tại các cửa hàng và đại lý năm 2011 ............................................. 47
Biểu đồ 5.1: Doanh thu tại các cửa hàng và đại lý năm 2012 ............................................. 47

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.
BH: Bán hàng.
BTC: Bộ tài chính.
BLĐTBXH: Bộ lao động thƣơng binh xã hội.
CCDV: Cung cấp dịch vụ.
DN: Doanh nghiệp.
EVA: Ethylenne Vinyl Acetate Copolymer, là hợp chất giữa Ethylen và Acetate.
GVHB: Giá vốn hàng bán.
HĐKD: Hoạt động kinh doanh.
KCS: Ban kiểm tra chất lƣợng.
LN: Lợi nhuận.
NĐ-CP: Nghị định – chính phủ.
PVC: Polyvinylclorua, là một loại nhựa nhiệt dẻo đƣợc tạo thành từ phản ứng trùng hợp
vinylclorua.
PE: Polyetylen, là một loại nhựa dẻo.
QĐ: Quyết định.
QLDN: Quản lý doanh nghiệp.
TT: Thông tƣ.
TSCĐ: Tài sản cố định.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
UBND: Ủy ban nhân dân .

ix



Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh
doanh, là chỉ tiêu chất lƣợng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh
nghiệp, vì thế mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng, mức lợi nhuận cao
là sự cần thiết cho việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đảm
bảo cho đời sống của ngƣời lao động cũng nhƣ khuyến khích họ tận tụy với công
việc. Mặt khác, mức lợi nhuận cao thể hiện khả năng tài chính của doanh nghiệp,
từ đó tạo đƣợc uy tín và lấy đƣợc lòng tin từ khách hàng; và lợi nhuận là chỉ tiêu
cơ bản nhất đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Chính vì vậy việc nâng cao các chỉ tiêu lợi nhuận luôn là mối quan
tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Làm thế nào để một doanh nghiệp hoạt động
có lợi nhuận và có các biện pháp tăng lợi nhuận? Đó là một vấn đề bức bách và
có tính thời sự cho bất kỳ ai muốn đi vào lĩnh vực kinh tế. Và việc phân tích lợi
nhuận của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị nhìn nhận lại kết quả hoạt động
kinh doanh của mình, cũng nhƣ việc đƣa ra các giải pháp để nâng cao lợi nhuận.
Em muốn tìm hiểu vấn đề trên nên em quyết định chọn đề tài “Phân tích lợi
nhuận tại Công ty Cổ phần Nhựa Cần Thơ ” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Mục tiêu chung.
Phân tích tình hình lợi nhuận tại Công ty Cổ phần nhựa Cần Thơ, từ đó đề ra
một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Phân tích lợi nhuận của Công ty Cổ phần Nhựa Cần Thơ từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013.
- Đánh giá tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Nhựa Cần Thơ từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Công ty Cổ phần Nhựa

Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần
Nhựa Cần Thơ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.3.1. Không gian nghiên cứu.
Đề tài đƣợc thực hiện tại Công ty Cổ phần Nhựa Cần Thơ
1.3.2. Thời gian nghiên cứu.
1


Số liệu dùng trong bài đƣợc lấy trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013.
1.4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại
Công ty Cổ phần Nhựa Cần Thơ.
1.5. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU.
Mục tiêu lợi nhuận là một mục tiêu quan trọng hàng đầu trong doanh nghiệp, vì
thế đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu phân tích về lợi nhuận. Các đề tài nghiên
cứu rất tốt về vấn đề lợi nhuận và các giải pháp gia tăng lợi nhuận, đều đã đƣa ra
đƣợc nhiều hƣớng giải quyết mang tính quản trị cho doanh nghiệp.
Với đề tài: “ Phân tích lợi nhuận và những biện pháp nâng cao lợi nhuận tại
công ty Công ty Hoá chất vật liệu điện và vật tƣ khoa học kỹ thuật (CEMACO )”
của tác giả Nguyễn Thị Ngân – Đại học kinh tế quốc dân, tác giả đã đƣa ra nội
dung phân tích lợi nhuận rất cụ thể và đầy đủ: phân tích chung tinh hình lợi
nhuận của doanh nghiệp, phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động kinh doanh, lợi
nhuận hoạt động tài chính, lợi nhuận khác, phân tích lợi nhuận các đơn vị trực
thuộc và phân tích tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Bài luận văn tiến hành phân tích theo phƣơng pháp thay thế liên hoàn, phƣơng
pháp so sánh, phƣơng pháp cân đối, và phƣơng pháp số chênh lệch.
- Về phần giải pháp tác giả đã đƣa ra các giải pháp về tăng doanh thu nhƣ : mở

rộng thị trƣờng, quảng cáo tiếp thị sản phẩm, thay đổi tỷ trọng các mặt hàng kinh
doanh,…các biện pháp tiết kiệm chi chí nhƣ: quản lý công tác chi phí tiết kiệm
hiệu quả hơn, bố trí lao động hợp lý, tạo môi trƣờng tốt nhất cho cán bộ công
nhân viên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,…
Với đề tài: “Phân tích lợi nhuận và một số biện pháp nâng cao lợi nhuận tại
Công ty Nutifood” – tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hoàng – Trƣờng Đại học Kinh tế
Hồ Chí Minh, tác giả cũng phân tích nội dung rất cụ thể, tuy nhiên ở mặt giải
pháp tiết kiệm chi phí, tác giả đƣa các giải pháp chƣa thật sự thuyết phục, chƣa
có ứng dụng cao trong thực tiễn. Việc tiết kiệm chi phí kinh doanh là khâu khó
thực hiện nên để thực sự tiết kiệm đƣợc chi phí kinh doanh và tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp cần đƣa ra các biện pháp về nâng cao doanh thu tiêu thụ hàng hóa,
tìm kiếm thị trƣờng mới, mở rộng đối tƣợng ngƣời tiêu dùng,…
Tại đơn vị em thực tập là Công ty Cổ phần Nhựa Cần Thơ chƣa có đề tài nào
nghiên cứu về phân tích tình hình lợi nhuận của công ty nên em đã chọn đề tài
này để nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp nhằm tăng lợi nhuận. Đây là các giải
pháp mang tính chất khách quan, dƣới sự nhìn nhận tổng hợp của một cá nhân
nên cũng không thể tránh khỏi thiếu xót. Tuy nhiên, các nhà quản trị doanh
2


nghiệp có thể tham khảo và đƣa ra các giải pháp phù hợp và khả thi với đơn vị
nhất.

3


Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN.
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản và lý thuyết của vấn đề nghiên cứu

- Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản
thu nhập thu đƣợc và các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt đƣợc thu
nhập đó trong một kỳ nhất định.
Công thức chung xác định lợi nhuận:
Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
- Lợi nhuận kế toán: Theo chuẩn mực kế toán số 17 ( Thuế thu nhập doanh
nghiệp) Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trƣớc khi trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp, đƣợc xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
- Doanh thu:
Theo chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành theo Quyết
định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính), doanh thu đƣợc
định nghĩa: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thƣờng của doanh
nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản góp vốn
của cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 thì doanh thu
đƣợc định nghĩa: Là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu đƣợc
hoặc sẽ thu đƣợc trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt độngsản xuất kinh doanh
thông thƣờng của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu BH và CCDV là toàn bộ số tiền thu đƣợc hoặc số thu đƣợc từ các
giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu nhƣ bán sản phẩm, hàng hóa, cung
cấp dịch vụ cho khách hàng gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá
bán (nếu có).
- Các khoản giảm trừ doanh thu:
+ Chiết khấu thƣơng mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với số lƣợng lớn. Khoản giảm giá có thể phát sinh trên số
lƣợng từng lô hàng mà khách hàng đã mua, cũng có thể phát sinh trên tổng số
lƣợng lũy kế mà khách hàng đã mua trong một quãng thời gian nhất định tùy
+ Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho ngƣời mua toàn bộ hay một phần

hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Nhƣ vậy giảm giá
4


hàng bán và chiết khấu thƣơng mại có cùng bản chất nhƣ nhau là đều giảm giá
cho ngƣời mua, song lại phát sinh trong hai tình huống khác nhau.
+ Giá trị hàng bán bị trả lại: là giá trị hàng bán đã xác định tiêu thụ bị khách
hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân nhƣ: vi phạm cam kết, vi
phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại,
quy cách,.. Khi doanh nghiệp ghi nhận giá trị hàng bán bị trả lại cần đồng thời
ghi giảm giá vốn hàng bán tƣơng ứng trong kỳ.
- Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá gốc sản phẩm hàng hoá, dịch vụ (bao gồm
cả một số khoản thuế theo quy định nhƣ thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng) đã
đƣợc xác định là tiêu thụ. Khi xác định đƣợc doanh thu thì đồng thời giá trị sản
phẩm hàng hoá xuất khẩu cũng đƣợc phản ánh vào giá vốn để xác định kết quả.
Do vậy việc xác định đúng giá vốn hàng bán có ý nghĩa rất quan trọng.
- Chi phí bán hàng: là một bộ phận của chi phí lƣu thông phát sinh dƣới hình
thái tiền tệ để thực hiện các nghiệp vụ bán hàng hóa kinh doanh trong kỳ báo
cáo. Chi phí bán hàng đƣợc bù đắp bằng khối lƣợng doanh thu thuần đƣợc thực
hiện, xét về nội dung kinh tế của các khoản mục chi phí bán hàng ta có: chi phí
nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi phí khấu hao tài sản cố định của
các khâu bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là một loại chi phí thời kỳ đƣợc tính đến khi
hạch toán lợi tức thuần tuý của kỳ báo cáo, chi phí QLDN là những khoản chi phí
có liên quan đến việc tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nội dung chi phí quản lý cũng bao gồm các yếu tố chi phí nhƣ chi phí bán hàng,
tuy vậy công dụng chi phí của các yếu tố đó có sự khác biệt. Chi phí quản lý
doanh nghiệp phản ánh các khoản chi chung cho quản lý văn phòng và các khoản
chi kinh doanh không gắn đƣợc với các địa chỉ cụ thể trong cơ cấu tổ chức sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1.2. Kết cấu lợi nhuận:
- Lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động sản xuất kinh doanh: hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp là hoạt động đầu tƣ vốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận theo
những mục tiêu đƣợc xác định sẵn, bao gồm hai hoạt động sau:
+ Lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ: theo phân
công lao động xã hội, chức năng chủ yếu của kinh doanh thƣơng mại là mua bán
trao đổi hàng hóa, cung cấp các dịch vụ nhằm đƣa hàng hóa từ sản xuất đến tiêu
dùng. Vì vậy hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp thƣơng mại là tổ
chức lƣu chuyển hàng hóa.
+ Lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đƣợc hình
thành từ việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp, những
nhiệm vụ này đƣợc ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp. Bộ phận lợi
5


nhuận này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp thƣơng
mại.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp còn có thể tham gia vào hoạt động đầu tƣ tài chính. Hoạt động tài
chính là hoạt động đầu tƣ vốn ra bên ngoài doanh nghiệp nhƣ: góp vốn liên
doanh liên kết kinh tế; mua bán trái phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, lãi tiền gửi
và lãi cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh…Các khoản lợi nhuận thu đƣợc từ
hoạt động này góp phần làm tăng tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Lợi nhuận khác: Là các khoản lãi thu đƣợc từ các hoạt động riêng biệt khác
ngoài những hoạt động sản xuất kinh doanh nói trên, những khoản lãi này phát
sinh không thƣờng xuyên, doanh nghiệp không dự kiến trƣớc hoặc có dự kiến
nhƣng ít có khả năng thực hiện. Lợi nhuận khác thƣờng bao gồm: thu đƣợc từ
các khoản phải trả không xác định đƣợc chủ nợ; thu hồi các khoản nợ khó đòi đã
đƣợc duyệt bỏ; các khoản thu từ bán vật tƣ tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt
mất mát, lãi thu từ nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định; tiền đƣợc phạt; đƣợc bồi

thƣờng.
Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp đƣợc xác định bởi các bộ phận nên trên, đó là:
Lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác.
2.1.3. Phƣơng pháp xác định lợi nhuận:
Dựa trên kết cấu lợi nhuận mà mỗi bộ phận kết cấu nên lợi nhuận có phƣơng
pháp xác định khác nhau.
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh:
Lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh
doanh

=

Lợi nhuận hoạt động
kinh doanh hàng hóa và
dịch vụ

+

Lợi nhuận hoạt
động tài chính

Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ đƣợc xác định
phụ thuộc vào phƣơng pháp tính và nộp thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp
theo công thức sau:
Lợi nhuận hoạt
Doanh thu hoạt
Chi phí kinh
động kinh doanh = động kinh doanh - doanh hợp lý, hàng hóa và dịch vụ
hàng hóa và dịch vụ

hợp lệ

Thuế phải nộp ở
khâu tiêu thụ

Trong đó: Doanh thu hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ bao gồm:
- Doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ: là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu( đó là
chiết khấu thƣơng mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại,…) Doanh thu bán
6


hàng không bao gồm thuế GTGT nếu tính thuế theo phƣơng pháp khấu trừ, và
bao gồm cả thuế GTGT nếu tính thuế theo phƣơng pháp trực tiếp.
Doanh thu từ hoạt động đại lý, ủy thác là toàn bộ tiền hoa hồng đƣợc hƣởng từ
việc cung cấp dịch vụ bán hàng đại lý, ủy thác xuất nhập khẩu. Doanh thu hoạt
động gia công là toàn bộ tiền thuê gia công đƣợc hƣởng chƣa trừ đi một khoản
phí tổn nào.
Chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ: là toàn bộ chi phí kinh doanh phân bổ cho
hàng hóa và dịch vụ đã tiêu thự trong kỳ, đƣợc xác định là hợp lệ và nằm trong
phạm vi chi phí kinh doanh Nhà nƣớc đã quy định. Các khoản chi phí kinh doanh
trên sẽ không bao gồm thuế GTGT nếu tính theo phƣơng pháp khấu trừ và bao
gồm cả thuế GTGT nếu tính theo phƣơng pháp trực tiếp. Chi phí kinh doanh hợp
lý, hợp lệ bao gồm:
Trị giá vốn của hàng hóa đã tiêu thụ
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa và dịch
vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
Thuế phải nộp ở khâu tiêu thụ: là những khoản thuế gián thu nhƣ thuế GTGT
(nếu tính theo phƣơng pháp trực tiếp), thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu
doanh nghiệp có sản xuất những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ

đặc biệt).
Lợi nhuận của hoạt động tài chính đƣợc xác định bằng công thức:
Lợi nhuận hoạt
động tài chính

Doanh thu hoạt động
=

Chi phí hoạt động
-

tài chính

tài chính

Trong đó: Thu nhập từ hoạt động tài chính có thể bao gồm:
Lãi đƣợc chia từ hoạt động liên doanh, liên kết kinh tế.
Lợi tức cổ phiếu, trái phiếu.
Lãi từ tiền gửi ngân hàng hoặc lãi cho vay các đối tƣợng khác
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh chứng khoán
Thu nhập từ việc cho thuê tài sản
Hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trƣớc nhƣng
không sử dụng hết
Chiết khấu thanh toán đƣợc hƣởng khi mua hàng
Thu nhập tài chính khác

7


Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí đầu tƣ tài chính ra bên ngoài

doanh nghiệp nhằm sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản chi phí này bao gồm:
Chi phí trả lãi tiền vay
Chi phí thực hiện hoạt động liên doanh, liên kết kinh tế (không bao gồm phần
vốn góp)
Chi phí cho thuê tài sản
Chi phí mua bán các loại chứng khoán, kể cả các loại tổn thất trong đầu tƣ
chứng khoán nếu có.
Chiết khấu thanh toán dành cho khách hàng
Chi phí lập dự phòng giảm giá chứng khoán
Chi phí tài chính khác,…
Đối với hoạt động khác, lợi nhuận từ hoạt động khác đƣợc xác định bằng công
thức:
Lợi nhuận từ
hoạt động khác
Trong đó:

=

Thu nhập từ hoạt
động bất khác

Chi phí từ
-

hoạt động khác

Thu nhập hoạt động khác là những khoản thu phát sinh không thƣờng xuyên từ
những hoạt động riêng biệt nhƣ:
Thu hồi các khoản nợ khó đòi đã đƣợc duyệt bỏ nay thu hồi đƣợc

Thu từ bán vật tƣ, tài sản, phế liệu thừa
Thu từ nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định (giá trị nhƣợng bán thanh lý cao
hơn giá trị còn lại của tài sản cố định)
Các khoản thu nhập bất thƣờng khác nhƣ tiền đƣợc phạt, tiền đƣợc bồi
thƣờng,…
Chi phí hoạt động khác là những khoản chi nhƣ: chi phạt thuế, tiền phạt do
doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, chi cho thanh lý, nhƣợng bán tài sản, giá trị tài
sản bị tổn thất do quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp chi phí kinh doanh...
Trên cơ sở xác định lợi nhuận từ các hoạt động khác nhau, tổng lợi nhuận trƣớc
thuế của doanh nghiệp đƣợc xác định theo công thức sau:
Tổng mức lợi nhuận
của doanh nghiệp

Lợi nhuận từ hoạt
= động sản xuất kinh
doanh

8

+

Lợi nhuận từ hoạt
động khác


2.1.4. Ý nghĩa của lợi nhuận:
- Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; một trong những
mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là lợi nhuận, nếu một doanh nghiệp bị thua
lỗ liên tục, kéo dài thì doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào tình trạng bị phá sản.

- Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp tăng
trƣởng một cách ổn định, vững chắc, đồng thời cũng là nguồn thu quan trọng của
Ngân sách Nhà nƣớc.
- Lợi nhuận còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của ngƣời lao động trong doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh, việc giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm
sẽ làm cho lợi nhuận tăng lên một cách trực tiếp khi các điều kiện khác không
đổi. Do đó, lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
- Việc xác định chính xác lợi nhuận có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh
nghiệp. Nó đảm bảo phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là 1 năm), là cơ sở cho việc đánh giá
năng lực hoạt động của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng, đồng thời là cơ sở cho
việc phân phối đúng đắn lợi nhuận tạo ra để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất
kinh doanh của DN đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên liên tục.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Số liệu đƣợc lấy từ Công ty theo phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp bao
gồm: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo tài chính và một
số tài liệu khác của Công ty Cổ phần nhựa Cần Thơ.
- Bên cạnh đó còn tiến hành tham khảo ý kiến của các anh chị trong phòng kế
toán để tìm hiểu thêm về tình hình hoạt động của Công ty.
- Tìm hiểu những tin tức thu thập đƣợc trên các báo cáo, cùng những thông tin
trên internet và các nghiên cứu trƣớc đây.
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu.
2.2.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phƣơng pháp nghiên cứu để nhận thức đƣợc các hiện tƣợng, sự vật
thông qua quan hệ đối chiếu tƣơng hỗ giữa sự vật, hiện tƣợng này với sự vật hiện
tƣợng khác. Mục đích là thấy đƣợc sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các sự

vật, hiện tƣợng. Phƣơng pháp so sánh sử dụng trong phân tích bao gồm nhiều
9


nội dung khác nhau:
So sánh giữa số thực hiện của kỳ báo cáo với số kế hoạch hoặc số định mức để
thấy đƣợc mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ phần trăm (%) hoặc số chênh lệch tăng
giảm.
Áp dụng phƣơng pháp so sánh vào việc phân tích lợi nhuận của công ty, đó là so
sánh giữa số liệu thực hiện kỳ này với số liệu thực hiện cùng kỳ năm trƣớc. Mục
đích là để thấy đƣợc sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu lợi nhuận qua
những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tƣơng lai.
Điều kiện để áp dụng phƣơng pháp so sánh là các chỉ tiêu đem so sánh phải đảm
bảo tính đồng nhất, tức là phải phản ánh cùng một nột dung kinh tế, phản ánh
cùng một thời điểm hoặc cùng một thời gian phát sinh và cùng một phƣơng pháp
tính toán nhƣ nhau.
Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành để so sánh giữa số liệu kỳ thực hiện với kỳ kế
hoạch hay so sánh giữa kỳ thực hiện của năm nay so với năm trƣớc, hoặc so sánh
giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác để thấy sự so sánh về mức độ và
khả năng phấn đấu của đơn vị.
2.2.2.2 Phương pháp cân đối
Trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế - tài chính của doanh nghiệp có nhiều chỉ tiêu có
liên hệ với nhau bằng những mối quan hệ mang tính chất cân đối. Các quan hệ
cân đối trong DN có hai loại: Cân đối tổng thể và cân đối cá biệt.
Cân đối tổng thể là mối quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp.
Ví dụ: giữa nguồn vốn và tài sản kinh doanh liên hệ với nhau bằng công thức:
Tài sản = Nguồn vốn
Hay mối liên hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận đƣợc thể hiện qua công
thức:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Cân đối cá biệt là quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế cá biệt.
Ví dụ :
Lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh =
doanh

Lợi nhuận hoạt động
kinh doanh hàng hóa và +
dịch vụ

Lợi nhuận hoạt
động tài chính

Từ những mối liên hệ mang tính cân đối nếu có sự thay đổi một chỉ tiêu thì sẽ
dẫn đến thay đổi một chỉ tiêu khác.
Vì vậy khi áp dụng phƣơng pháp cân đối để phân tích chỉ tiêu lợi nhuận có liên
hệ với các chỉ tiêu doanh thu và chi phí, ta phải lập công thức cân đối, thu thập
10


số liệu, áo dụng phƣơng pháp tính số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hƣởng
của các chỉ tiêu doanh thu, chi phí đến chỉ tiêu LN.

11


Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA
CẦN THƠ
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA CẦN THƠ.

3.1.1. Cơ sở pháp lý và quyết định thành lập
Căn cứ nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của chính phủ về việc
chuyển Doanh nghiệp nhà nƣớc thành Công ty Cổ phần.
Căn cứ thông tƣ 76/2002/TT.BTC ngày 09/09/2002 của Bộ tài chính hƣớng dẫn
những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp nhà nƣớc thành công ty Cổ
phần.
Căn cứ thông tƣ 15/2002/TT.LĐTBXH ngày 23/10/2002 của Bộ Lao động
thƣơng binh Xã hội hƣớng dẫn chính sách đối với ngƣời lao động khi chuyển
doanh nghiệp nhà nƣớc thành Công ty Cổ phần.
Căn cứ nghi định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của chính phủ về chính sách
đối vối ngƣời lao động dôi dƣ do sắp xếp doanh nghiệp nhà nƣớc.
Căn cứ các văn bản có liên quan khác của Chính phủ, của các Bộ về sắp xếp các
doanh nghiệp nhà nƣớc.
Căn cứ bảng tổng kết tài sản đến ngày 31/12/2003, biên bản kiểm tra số liệu
quyết toán đến ngày 31 tháng 12 năm 2003.
Căn cứ biên .bản của hội đồng xác định giá trị Doanh nghiệp của Thành phố về
xác định giá trị Doanh nghiệp trƣớc cổ phần hóa đến ngày 31 tháng 12 năm
2003.
Doanh nghiệp đƣợc tiến hành cổ phần hóa theo hình thức (4) tức là bán toàn vốn
nhà nƣớc hiện có tại Doanh nghiệp và phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn để
phát triển Doanh nghiệp.
Tên công ty Cổ phần:
- Công ty Cổ phần nhựa Cần Thơ
- Tên giao dịch: CANTHO PLASTIC JOINT STOCK COMPANY
- Tên gọi tắt: CANTHO PLASTIC.Co
- Trụ sở: Số 288, Cách mạng Tháng 8, phƣờng An Thới, quận Bình Thủy, TP
Cần Thơ.
- ĐT: 07103.821534 – 07103.825710

Fax: 07103.825710


- Email:
- Biểu tƣợng (logo): sử dụng logo của công ty Nhựa Cần Thơ
12


Vốn điều lệ: 1.800.000.000
- Tỷ lệ vốn nhà nƣớc (0%): 0 đồng
- Tỷ lệ vốn cổ đông lao động trong Doanh nghiệp (100%): 1.800.000.000 đồng.
3.1.2. Quá trình phát triển và những bƣớc ngoặc quan trọng của công ty.
Công ty nhựa Cần Thơ đƣợc thành lập vào ngày 27/09/1984 có tên là Xí nghiệp
Quốc doanh đồ nhựa Thành phố Cần Thơ. Do mặt bằng chật hẹp, tháng 6/1986
đƣợc UBND Thành phố Cần Thơ cho chuyển đổi từ số 12 đƣờng 30/4 thành phố
Cần Thơ đến địa điểm mới số 288 đƣờng Cách Mạng tháng 8, Phƣờng An Thới,
quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ. Mặt bằng mới tuy rộng, nhƣng cơ sở vật
chất nghèo nàn, tre lá lồ ồ, lụp xụp, ap mƣơng trũng thấp. Từ đó, đơn vị vừa sản
xuất vừa xây dựng cơ sở vật chất và trang bị thêm máy móc thiết bị, khuôn mẫu.
Xí nghiệp ra đời từ thời kỳ cơ chế quản lý kinh tế còn bao cấp nhƣng không
đƣợc bao cấp (tự lo). Dù không đƣợc Nhà nƣớc cấp vốn từ khi thành lập Công ty
tháng 9/1984, cũng nhƣ không đƣợc vốn đầu tƣ để mở rộng sản xuất theo nhƣ
luận chứng kinh tế nhƣng với thiết bị lạc hậu, dây chuyền sản xuất cồng kềnh
kém hiệu quả, đơn vị khó tồn tại theo cơ chế mới.
Với suy nghĩ quyết tâm đổi mới, sau khi tính toán chính xác từng vấn đề một
khi vay mƣợn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bằng nguồn vốn vay mƣợn,
Công ty nhựa Cần Thơ từ đơn vị có cơ sở nghèo nàn lạc hậu đến nay hoàn thành
xây dựng cơ bản, nhà xƣởng khang trang, kiên cố kể cả cơ sở hạ tầng để trang
nhựa nóng và tạo cảnh quang xanh, sạch đẹp. Về máy móc thiết bị, đơn vị đã đầu
tƣ nhiều thiết bị hiện đại, điều khiển tự động và nhiều khuôn mẫu nhập ngoại có
số lƣợng cao. Từ đó sản phẩm của đơn vị đƣợc bình chọn Hàng Việt Nam chất
lƣợng cao trong nhiều năm liền. Năm 2003, Công ty tiếp tục đƣợc ngƣời tiêu

dung bình chọn hàng Việt Nam chất lƣợng cao, đƣợc cộng đồng doanh nghiệp
nhựa cao su Việt Nam bình chọn TOP 60 năm (1996/2001) và TOP 50 năm
2002, đạt mức tầm cỡ quy mô trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả
nƣớc.
Hiện nay đơn vị tiếp tục đầu tƣ thêm nhiều máy móc thiết bị tự động và khuôn
mẩu góp phần tăng năng suất chất lƣợng và đa dạng hóa mặt hàng, cụ thể khuôn
Pallet kê hàng, dạt giƣờng, vĩ lót chuồng trại chăn nuôi, vĩ phơi nông sản, giàn sạ
lúa theo hàng, mũ bảo hiểm cho ngƣời đi xe môt, xe gắn máy….nhiều sản phẩm
phục vụ đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy hải sản nhƣ: bao bì đóng gói thủy sản
xuất khẩu, quạt nƣớc ôxy….Nhiều chủng loại sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu.
Từ khi đƣợc thành lập đến nay, Công ty Cổ phần Nhựa Cần Thơ không ngừng
phát triển và lớn mạnh về mọi mặt:
Sản lƣợng và chủng loại: từ 3 mặt hàng nhựa tái sinh cho đến nay có hàng trăm
chủng loại bằng nhiều loại nguyên liệu khác nhau có chất lƣợng cao.
13


Máy móc thiết bị: Đã dần thay thế máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu bằng các loại
máy móc thiết bị hiện đại và công nghệ tự động.
Thị trƣờng: trƣớc kia chủ yếu là Cần Thơ, nay đã mở rộng cả nƣớc và nƣớc
ngoài.
Từ khi thành lập, Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc cấp trên giao
cụ thể chỉ nêu thành tích từ năm 2010 đến năm 2012 nhƣ sau:
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu công ty đạt đƣợc từ năm 2010 đến 2012
Đvt: 1000 đồng
Chỉ tiêu

Năm

Doanh số


Chênh lệch

Chênh lệch

2011/2010

2012/2011

2010

2011

2012

Trị giá

31.219.000

44.895.000

37.056.000

13.676.000

268.000

370.000

315.000


102.000

38,06

-55.000

14,86

3.385.000

4.051.000

3.991.000

666.000

19.68

-54.000

-1.48

%

Trị giá

43,80 -7.893.000

%

-17,46

bán
Lãi ròng
thực hiện
Giá trị
nộp
(Nguồn: Phòng điều hành tổng hợp)

- Năm 2012 so với năm 2010 nhƣ sau:
+ Doanh số bán đạt: 271,48%
+ Lãi ròng đạt: 171,44%
3.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ MỤC TIÊU HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA CẦN THƠ
3.2.1 Chức năng.
Công ty chịu trách nhiệm trong các hoạt động sau:
+ Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa phục vụ cho tiêu dùng, công, nông,
ngƣ nghiệp.
+ Nhập khẩu nguyên liệu, máy móc thiết bị, vật tƣ phục vụ cho sản xuất.
+ Xuất khẩu một số mặt hàng ra nƣớc ngoài.

3.2.2 Nhiệm vụ:

14


×