Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.57 KB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------

TRẦN NHƢ ĐẶNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ HỌC
MÃ SỐ NGÀNH: 52310101

Tháng 11 năm 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------

TRẦN NHƢ ĐẶNG
4104028

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ HỌC
MÃ SỐ NGÀNH: 52310101



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN HỔNG DIỄM

Tháng 11 năm 2013


LỜI CẢM TẠ
------------------

Những năm tháng ngồi trên giảng đƣờng với sự chỉ dạy của thầy cô
trƣờng Đại Học Cần Thơ là khoảng thời gian mà em đƣợc học hỏi rất nhiều
kinh nghiệm, tích lũy đƣợc khá nhiều kiến thức và đó sẽ là nền tảng cho em
hoàn thành tốt bài luận văn này và hơn nữa sẽ giúp em vững bƣớc trên con
đƣờng tƣơng lai.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế và Quản
trị kinh doanh – Trƣờng Đại Học Cần Thơ, đã truyền đạt cho em những kiến
thức bổ ích về chuyên ngành , giúp em nền tảng vững chắc hỗ trợ đắc lực cho
việc làm của em sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô
Nguyễn Hồng Diễm, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
tốt quyền luận văn này.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may
mắn trong cuộc sống.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Ngƣời thực hiện

Trần Nhƣ Đặng

i



LỜI CAM KẾT
------------------

Tôi tên Trần Nhƣ Đặng, hiện đang là sinh viên khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh, Trƣờng Đại Học Cần Thơ. Tôi xin cam kết luận văn này là do
chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là
trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Ngƣời thực hiện

Trần Nhƣ Đặng

ii


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
------------------

 Họ và tên ngƣời nhận xét: Nguyễn Hồng Diễm
 Học vị: Thạc Sĩ
 Chuyên ngành: Kinh tế
 Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hƣớng dẫn
 Cơ quan công tác: Bộ môn kinh tế, khoa kinh tế & QTKD, Trƣờng Đại
Học Cần Thơ

 Tên Ssinh viên: Trần Nhƣ Đặng
 MSSV: 4104028
 Chuyên ngành: kinh tế
 Tên đề tài: Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

thành phố Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2012
 Cơ sở đào tạo: Khoa kinh tế & QTKD, Đại Học Cần Thơ

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………......
.…………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc ( Theo mục tiêu nghiên cứu):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

iii


6. Các nhận xét khác:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
7. Kết luận:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ……..tháng……..năm 2013
Ngƣời nhận xét

iv


MỤC LỤC
------------------

Trang
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................... i
LỜI CAM KẾT ............................................................................................ ii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ............................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ x
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.3.1 Không gian ................................................................................................. 2
1.3.2 Thời gian .................................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3.4 Lƣợc khảo tài liệu ...................................................................................... 3
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 5
2.1.1 Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 5

2.1.2 Sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................. 7
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................................... 8
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 10
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................... 10
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................. 10
CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................................................. 12
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ....................................................................... 12
3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................... 12

v


3.1.2 Khí hậu ..................................................................................................... 12
3.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ............................................................. 13
3.2.1 Tài nguyên đất và nƣớc............................................................................ 13
3.2.2 Tài nguyên thuỷ sản ................................................................................. 15
3.2.3 Tài nguyên khoáng sản ............................................................................ 15
3.2.4 Tài nguyên du lịch ................................................................................... 16
3.3 DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG .................................................................... 16
3.3.1 Quy mô dân số ......................................................................................... 16
3.3.2 Lao động và việc làm ............................................................................... 17
3.4 CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ CHO VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ..................................................................... 18
3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TÊ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ...................................... 18
3.6 ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ........................... 21
3.6.1 Thuận lợi .................................................................................................. 21
3.6.2 Khó khăn .................................................................................................. 22
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ......... 24
4.1 TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƢỚC KHI
THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP .......... 24
4.1.1 Trồng trọt ................................................................................................. 25
4.1.2 Chăn nuôi ................................................................................................. 27
4.1.3 Thủy sản ................................................................................................... 28
4.2 TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 ......................................................... 31
4.2.1 Nội bộ ngành trồng trọt ............................................................................ 36
4.2.2 Nội bộ ngành chăn nuôi ........................................................................... 39
4.2.3 Nội bộ ngành thủy sản ............................................................................. 41
4.2.4 Thực hiện chƣơng trình nông nghiệp công nghệ cao .............................. 46
4.2.5 Đầu tƣ xây dựng cơ bản và quản lý thủy nông ........................................ 48
4.2.6 Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. .................................................. 50
4.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 ................ 53
4.3.1 Thuận lợi và những mặt làm đƣợc ........................................................... 53
4.3.2 Khó khăn và hạn chế ................................................................................ 54

vi


CHƢƠNG 5 NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH
PHỐ CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................ 58
5.1 MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................... 58
5.1.1 Mục tiêu chung về phát triển kinh tế nông nghiệp .................................. 58
5.1.2 Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới .......... 59
5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP TỔNG THỂ NHẰM KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN

VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2015............................. 60
5.2.1 Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm ............... 61
5.2.2. Phát triển nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu .................... 63
5.2.3 Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo .............................................. 65
5.2.4 Đảm bảo an sinh xã hội vùng nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện mức
sống và điều kiện sống dân cƣ nông thôn ......................................................... 66
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 67
6.1 KẾT LUẬN .......................................................................................... 67
6.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 69

vii


DANH MỤC BẢNG
-----------------Trang

Bảng 3.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn Ƣớc 6 tháng đầu năm 2013
so với cùng kỳ năm 2012 ................................................................................. 21
Bảng 4.1: Cơ cấu giá trị nông-lâm-ngƣ của Cần Thơ năm 2007 ..................... 24
Bảng 4.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt thành phố Cần Thơ giai đoạn
2005 – 2008 theo giá hiện hành ....................................................................... 25
Bảng 4.3: Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi của TP. Cần Thơ năm 2007 .......... 27
Bảng 4.4: Cơ cấu giá trị ngành thủy sản của Cần Thơ năm 2007 ................... 29
Bảng 4.6: Cơ cấu giá trị GDP ngành nông nghiệp TP Cần Thơ (2010 – 2012)
.......................................................................................................................... 31
Bảng 4.7: Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm - ngƣ nghiệp của Cần Thơ ....... 34
Bảng 4.8: Cơ cấu giá trị nội bộ ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ ........ 35
Bảng 4.9: Cơ cấu giá trị nội bộ ngành trồng trọt Cần Thơ giai đoạn

2008 - 2012 ...................................................................................................... 37
Bảng 4.10: Biến động lƣợng gia súc, gia cầm thành phố Cần Thơ giai đoạn
2008 – 2012 ..................................................................................................... 40
Bảng 4.11: Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng thủy sản thành phố Cần Thơ theo
hình thức sản xuất giai đoạn 2008 – 2012 ....................................................... 43
Bảng 4.12: Cơ cấu vốn đầu tƣ ở thành phố Cần Thơ 2005 – 2012 ................. 48
Bảng 4.13: Tổng số vốn của công trình xây dựng cơ bản một số danh mục
trong sáu tháng đầu năm 2012 ......................................................................... 49
Bảng 4.14: Tình hình thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế thành phố Cần
Thơ năm 2011 - 2012 ....................................................................................... 55
Bảng 4.15: Giá trị sản xuất của các ngành trong cơ cấu thành phần kinh tế
thành phố Cần Thơ năm 2011 - 2012 .............................................................. 56
Bảng 5.1: Sản lƣợng nông-lâm nghiệp và thủy sản Cần Thơ năm 2012 – 2015
.......................................................................................................................... 59

viii


DANH MỤC HÌNH
-----------------Trang

Hình 4.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm-ngƣ Cần Thơ năm 2007 .............. 24
Hình 4.2 Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt thành phố Cần Thơ năm 2007 ......... 26
Hình 4.3 Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi thành phố Cần Thơ năm 2007 ........ 28
Hình 4.4 Cơ cấu giá trị ngành thủy sản Cần Thơ năm 2007 ........................... 29
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trƣởng của sản lƣợng thủy sản thành phố Cần Thơ
giai đoạn 2003 – 2007 ...................................................................................... 30
Hình 4.5 Sự tăng trƣởng sản lƣợng thủy sản Cần Thơ giai đoạn 2003-2007 .. 30
Hình 4.6: Cơ cấu GDP nông nghiệp Cần Thơ (2010 – 2012) ......................... 33
Hình 4.7 Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp Cần Thơ

giai đoạn 2008-2012 ........................................................................................ 34
Hình 4.7 Cơ cấu giá trị nội bộ ngành nông nghiệp Cần Thơ giai đoạn
2008 -2012 ....................................................................................................... 35
Hình 4.8 Diễn biến tỷ trọng giá trị ngành thủy sản Cần Thơ giai đoạn
2008 - 2012 ...................................................................................................... 42
Hình 4.9: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp ở
Cần Thơ so với năm 2005 ................................................................................ 44
Hình 4.10: Doanh thu thuần về nông nghiệp – thủy sản của các doanh nghiệp
.......................................................................................................................... 45

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
------------------

1. ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long.
2. KHKT: Khoa học – Kỹ thuật.
3. GSGC: Gia súc gia cầm.
4. NNCNC: Nông nghiệp công nghệ cao.
5. LMLM: Lở mồm lông móng.
6. ĐHCT: Đại học Cần Thơ.
7. SNN&PTNN: Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. UBNN: Ủy ban nhân dân.

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cũng nhƣ các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng phải công nhận
khoa học công nghệ đã có tác động tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp. Những tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi
nhƣ: công nghệ thụ tinh nhân tạo, lai tạo giống giúp cải tạo đàn gia súc, gia
cầm về năng suất cũng nhƣ chất lƣợng thịt. Trong trồng trọt, việc lai, ghép
những giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, chăm sóc ở nƣớc ta đã
tạo ra những giống cây trồng, rau màu có khả năng kháng bệnh và phẩm chất
ngon hơn. Bên cạnh đó, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến đã tạo
ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp và thủy sản.
Nhờ đó, hàng nông sản Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng tạo đƣợc thị
trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Chúng ta không chỉ xuất khẩu ra nƣớc ngoài
các sản phẩm thô và sơ chế mà các sản phẩm qua chế biến ngày càng nhiều
góp phần làm gia tăng giá trị xuất khẩu.
Cũng nhƣ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ cũng đƣợc thiên
nhiên ƣu đãi với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Lƣợng đất phù sa màu mỡ, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cung cấp
nguồn nƣớc tƣới phục vụ cho trồng trọt cũng nhƣ nuôi trồng và khai thác thủy
sản. Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nằm ở vị trí trung tâm của
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vốn đƣợc mệnh danh là Tây Đô –
Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trƣớc, giờ đây Cần Thơ đã trở
thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của
vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tƣ của Việt
Nam. Qua các năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nền
nông nghiệp đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, giá trị sản xuất nông
nghiệp tăng, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả đã đƣợc áp dụng thành công
góp phần cải thiện một bộ phận đời sống ngƣời dân. Đồng thời ngƣời dân cần
cù, chăm chỉ ham học hỏi- đây là lực lƣợng lao động dồi dào phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, cùng với sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, hỗ trợ của các cấp, ban,
ngành thành phố đã góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp thành công bƣớc đầu. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thực hiện chuyển
dịch vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại.

1


Nhận thức đƣợc những thuận lợi và thách thức, trên cơ sở đó, đề xuất
một số giải pháp để phát huy những thế mạnh, tiềm năng và khắc phục những
yếu kém nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời
gian tới. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ” nhằm góp phần giải quyết
những vấn đề nêu trên.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài phân tích tình hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Cần
Thơ trong giai đoạn 2008 – 06/2013, để từ đó đề ra những định hƣớng và một
số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ trong
những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích tình hình cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ trong giai
đoạn 2008 – 06/2013 qua các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và sơ lƣợc
tình hình nông nghiệp của thành phố Cần Thơ trƣớc khi thực hiện chuyển
dịch.
(2) Đánh giá kết quả đạt đƣợc từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ
ngành ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ.
(3) Đề ra những định hƣớng và giải pháp tổng thể trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Cần Thơ theo hƣớng tích cực trong
những năm tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian

Đề tài đƣợc nghiên cứu trong phạm vi địa bàn thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
- Các số liệu để sử dụng nghiên cứu trong đề tài đƣợc thu thập trong giai
đoạn từ năm 2008 – 06/2013.
- Đề tài đƣợc nghiên cứu, thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8
năm 2013 đến tháng 11 năm 2013

2


1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lợi thế, hạn chế và thực trạng cơ cấu kinh
tế nông nghiệp của thành phố Cần Thơ trong hơn 5 năm (2008 – 06/2013) qua
các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Qua đó, xây dựng kế hoạch và
đƣa ra một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ
trong những năm tới.
1.3.4 Lƣợc khảo tài liệu
Với đề án Nghiên cứu về hiện trạng rau củ quả của thành phố Cần Thơ
và đặc biệt phân tích chuỗi giá trị rau củ quả cho thành phố, công ty Nghiên
Cứu Thị Trƣờng Axis Research với Chƣơng trình phát triển kĩ thuật Đức GTZ,
Metro Việt Nam và Bộ Thƣơng Mại đã tiến hành nghiên cứu với 3 mục tiêu:
1) Phân tích tính hình kinh tế và nông nghiệp thành phố Cần Thơ trong
việc trồng trọt rau củ quả;
2) Phân tích chuỗi giá trị rau củ quả của thành phố Cần Thơ;
3) Kết luận và hƣớng hỗ trợ cho chuỗi giá trị này.
Đây là một dự án khá quan trọng, không chỉ giúp cho thành phố Cần Thơ
có một sự bao quát và hệ thống về sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ mà còn
giúp các tổ chức trong nƣớc và quốc tế có thể có các chƣơng trình giúp đỡ phù
hợp cho nông sản Cần Thơ phát triển trong thời gian tới thông qua kết quả
phân tích chuỗi giá trị này, các cơ cấu trong chuỗi giá trị, các quan hệ gắn kết,

ảnh hƣởng trong từng cơ cấu, các điểm yêu cầu thay đổi và hƣớng hỗ trợ cũng
nhƣ các phƣơng pháp tiếp cận cần thiết.
Luận văn thạc sỹ - Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
Lê Văn Lộc (2008 - ĐHSPTPHCM ). Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
khoa học chung nhƣ phƣơng pháp thu thập và xử lí tài liệu, phƣơng pháp
thống kê, toán học, phân tích, so sánh…Vì đề tài này có ý nghĩa rất tích cực,
khái quát lên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, giúp cho các cá nhân, cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc có cái nhìn sâu hơn và thông tin hữu
ích về tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhằm đề ra các dự án hay những
chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm góp phần đƣa kinh tế nông nghiệp của

3


tỉnh phát triển hơn nữa, cũng nhƣ một trong những cơ sở thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh khác trong khu vực và trên cả nƣớc.
Thông qua đó, đã giúp cho tác giả nắm đƣợc một số vấn đề và nội dung
cần thực hiện, cũng nhƣ bổ sung thêm những thiếu sót, cung cấp cái nhìn sâu
hơn, cụ thể nhƣ sự phát triển kinh tế một nơi nào đó thì yếu tố bên ngoài cũng
cần quan tâm, cần khai thác rõ những thế mạnh phát triển nông nghiệp của
vùng; cung cấp một số gợi ý về nghiên cứu những giải pháp thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; Cơ cấu nông nghiệp là một hệ thống hoàn
chỉnh gồm các hợp phần tạo thành, đồng thời mỗi hợp phần lại là một hệ thống
nhỏ hơn bao gồm nhiều hợp phần khác. Chính vì vậy, cơ cấu nông nghiệp
thành phố Cần Thơ hay cơ cấu nông nghiệp của một tỉnh thành nào trong khu
vực đều liên quan chặt chẽ với cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL và cả nƣớc.

4



CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Kinh tế nông nghiệp
a) Nông nghiệp
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Trong nông nghiệp có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp
thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
 Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi ngƣời nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông
nghiệp sinh nhai.
 Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thƣơng mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trƣờng
hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là
sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc,
các sản phẩm đƣợc chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi.

Nông nghiệp hiện đại vƣợt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống,
loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lƣơng thực cho con ngƣời hay làm
thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài
lƣơng thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con ngƣời còn các loại khác

5


nhƣ: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học,
ethanol..), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đƣờng, mì
chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và
không hợp pháp nhƣ (thuốc lá, cocaine..)
b) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện cấu trúc bên trong của
nền kinh tế, là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất và lƣợng tƣơng đối ổn
định của các yếu tố do các bộ phận của lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế xã hội nhất
định. Các mối quan hệ đó đƣợc biểu hiện bằng các mối quan hệ giữa các
ngành, các thành phần, cũng nhƣ giữa các vùng lãnh thổ của nền kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể bao gồm các mối quan hệ tƣơng
tác giữa các yếu tố lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông
nghiệp, trong những khoảng thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Cơ
cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm cơ cấu các ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ
cấu thành phần kinh tế (ĐH kinh tế Quốc Dân). Giữa chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, điều đó đƣợc thể hiện qua sự gắn bó giữa nông - lâm - ngƣ
nghiệp cùng với công nghiệp chế biến.
c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Là sự thay đổi quan hệ tỉ lệ về
lƣợng giữa các thành phần, các yếu tố và các bộ phận hợp thành nền kinh tế
nông nghiệp theo xu hƣớng nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng nhƣ

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có thể diễn ra theo hai cách: tự
phát và tự giác.
* Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch
không theo một xu hƣớng mục tiêu định trƣớc mà là chuyển dịch phụ thuộc
vào tác động của qui luật và điều kiện kinh tế khách quan.
* Chuyển dịch tự giác: là sự chuyển dịch theo một xu hƣớng, mục tiêu
sẵn có cả về lƣợng và chất, là sự chuyển dịch có sự can thiệp, tác động của con
ngƣời nhằm thúc đẩy, định hƣớng cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo xu hƣớng
có lợi và hiệu quả hơn.

6


2.1.1.2 Kinh tế nông thôn
- Kinh tế nông thôn: Là một phức hợp những nhân tố cấu thành lực lƣợng
sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông, lâm, ngƣ nghiệp cùng với các ngành
tiểu thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp chế biến và
phục vụ nông nghiệp, dịch vụ tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế
vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn là một quá trình biến đổi thành phần và quan hệ tỉ lệ các ngành kinh tế
nông nghiệp và dịch vụ từ trạng thái này sang trạng thái khác theo những xu
hƣớng nhất định.Cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra theo hai cách: tự phát và tự giác.
2.1.1.3 Phát triển nông nghiệp bền vững
- Phát triển bền vững: Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về phát triển bền
vững, tuy nhiên định nghĩa đƣợc sử dụng phổ biến, rộng rãi hiện nay là “Phát
triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tƣơng lai”.

- Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi
trƣờng sinh thái trên cơ sở đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của con ngƣời trong
hiện tại và tƣơng lai và đƣợc xã hội chấp nhận.
2.1.2 Sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của thành phố là cơ cấu nông –
lâm – ngƣ, trong đó nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất. Chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp của Cần Thơ trong điều kiện ngày nay là hƣớng đến nền nông
nghiệp sạch, an toàn, nền nông nghiệp công nghệ cao và có sự kết hợp của tiến
bộ khoa học kỹ thuật, các viện nghiên cứu, các chuyên gia, cơ sở hạ tầng đƣợc
nâng cấp để đảm bảo an ninh lƣơng thực của vùng nhằm phát triển nền nông
nghiệp theo hƣớng bền vững, ổn định và phát triển lâu dài. Đặc biệt, trong lĩnh
vực ngƣ nghiệp, thành phố đang hƣớng đến mục tiêu đƣa ngành thủy sản trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của Cần Thơ. Đây có thể là bƣớc đột phá mới
của ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới.

7


2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
a) Tăng trƣởng kinh tế
Để đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế có thể dùng mức tăng trƣởng tuyệt đối,
tốc độ tăng trƣởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm trong
một giai đoạn. Mức tăng trƣởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế
giữa hai kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trƣớc chia cho quy mô kinh tế kỳ
trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, ta có công thức:
y = dY/Y × 100(%)

Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trƣởng. Nếu quy
mô kinh tế đƣợc đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng
trƣởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế đƣợc đo bằng
GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trƣởng GDP (hay GNP) thực tế.
Thông thƣờng, tăng trƣởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu
danh nghĩa.
b) Phát triển kinh tế
Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hƣớng tích cực dựa trên sự biến đổi cả
về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế.
Nhƣ vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trƣởng
kinh tế, nhƣng nó đƣợc tăng trƣởng theo một cách vƣợt trội so sự đổi mới về
khoa học công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp
lí và hiệu quả hơn hẳn.
Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm :
+ Trƣớc hết là sự tăng thêm về khối lƣợng của cải vật chất, dịch vụ và sự
tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội.
+ Tăng thêm qui mô sản lƣợng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai
mặt vừa phụ thuộc lại vừa độc lập tƣơng đối của lƣợng và chất.
+ Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố
nội tại của nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là ngƣời dân của quốc gia đó phải

8


là những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nƣớc.
+ Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình
vận động khách quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận
tới các kết quả đó.
Tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công
nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bƣớc đi tất yếu của mọi sự

biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hƣớng biến đổi không ngừng.
c) Giá trị sản xuất
 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp dƣới dạng sản
phẩm vật chất và dịch vụ trong một thời gian nhất định thƣờng là một năm.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bao gồm kết quả hoạt động của các
ngành kinh tế cấp II : trồng trọt; chăn nuôi; các hoạt động dịch vụ sản xuất
nông nghiệp; săn bắt, đánh bẫy, thuần dƣỡng thú và các dịch vụ có liên quan.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đƣợc tính theo phƣơng pháp tổng mức chu
chuyển, nghĩa là đƣợc tính trùng sản phẩm giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Cách tính cụ thể nhƣ sau:

∑ (Số lƣợng sản phẩm từng loại * đơn giá từng loại sản phẩm đó)
Đối với sản phẩm phụ chỉ tính những sản phẩm có thu hoạch và sử dụng.
Chi phí cho quá trình sản xuất dở dang chỉ đƣợc tính chi phí cho những sản
phẩm chƣa thu hoạch cuối kỳ trừ đi đầu kỳ.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm đƣợc tính theo 2 loại giá:
giá thực tế và giá so sánh.
 Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn
bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh do ngành lâm nghiệp tạo ra trong
một thời gian nhất định thƣờng là một năm và đƣợc tính theo nguyên tắc sau:
 Đƣợc tính vào giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp toàn bộ giá trị kết
quả lao động hữu ích do ngành lâm nghiệp sáng tạo ra trong năm báo cáo
không tính những sản phẩm chất lƣợng kém, không đạt yêu cầu kỹ thuật.
 Đƣợc tính vào giá trị sản xuất giá trị sản phẩm chính và giá trị sản
phẩm phụ.

9



 Đƣợc tính vào giá trị sản xuất giá trị sản phẩm cuối cùng trong quá
trình sản xuất lâm nghiệp và đƣợc phép tính trùng một số yếu tố trong khâu
tạo rừng nhƣ: chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
 Giá trị sản xuất tính theo giá thực tế và giá so sánh.
 Giá trị sản xuất ngành thủy sản: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà ngành thủy sản tạo ra trong một
thời gian nhất định, thƣờng là một năm.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản bao gồm:
 Giá trị nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản thuộc các loại mặt nƣớc
khác nhau.
 Giá trị sơ chế thủy sản nhƣ ƣớp muối, ƣớp lạnh, phơi khô các loại
thủy sản.
 Giá trị các công việc ƣơm giống thủy sản.
 Chênh lệch sản phẩm dở dang.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu trong đề tài đƣợc thu thập từ số liệu thứ cấp trên trang web
Tổng cục thống kê và niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, các báo cáo của
Uỷ ban nhân dân thành phố - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng
một số ấn phẩm sách báo, tạp chí và tài liệu có liên quan.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả (số trung bình, số học
giản đơn, số trung bình nhân và các số đo độ biến động) để phân tích, đánh giá
thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Phƣơng pháp này sẽ
đƣợc thực hiện trên số liệu thứ cấp đã thu thập. Đồng thời dùng phƣơng pháp
so sánh số tƣơng đối, số tuyệt đối để đánh giá.
Mục tiêu 2: So sánh hiệu quả việc chuyển dịch giữa các ngành trồng trọt
và thủy sản thông qua phƣơng pháp số trung bình nhân để tính tốc độ phát
triển qua các năm cũng nhƣ dựa trên các chỉ tiêu về tăng trƣởng kinh tế và giá
trị sản xuất đã thực hiện so với kế hoạch đã đề ra, phân tích và đánh giá hiệu

quả của việc ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao nhƣ các mô hình

10


sản xuất lúa tiên tiến: cánh đồng công nghệ sinh thái, triển khai chƣơng trình
VietGAP trên lúa.
Mục tiêu 3: Từ các kết quả đã phân tích, đánh giá tiến hành nhận xét tìm
ra những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó để tìm ra một số giải
pháp nhằm năng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp của thành phố Cần Thơ.

11


CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lƣu của Sông Mê Kông và ở vị trí
trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí
Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá
128 km, cách biển khoảng 100 km theo đƣờng sông Hậu.
Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và
9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu.
Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh
Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện tích
nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là
1.408,95 km² ( năm 2012 ). Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất

của cả vùng hạ lƣu sông Mê Kông.
Về tổ chức hành chính, Thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái
Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh
Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, thị trấn (5 thị trấn,
36 xã, 44 phƣờng).
Về đặc điểm địa hình: địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm
3 dạng địa mạo: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nửa mở và đồng bằng châu
thổ. Cao trình phổ biến từ 0,8 - 1,0 m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam.
Địa bàn đƣợc hình thành chủ yếu từ quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa
của sông Cửu Long.
3.1.2 Khí hậu
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của ĐBSCL với các đặc
điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày - đêm nhỏ; các chỉ tiêu khí
hậu (ánh sáng, lƣợng mƣa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí...) phân hóa thành
hai mùa tƣơng phản mùa mƣa và mùa khô.
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm
nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa

12


khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C,
số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2h, lƣợng mƣa trung bình năm
đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh
hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ
nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.Tuy nhiên, mùa
mƣa thƣờng đi kèm với ngập lũ ảnh hƣởng tới khoảng 50% diện tích toàn
thành phố, mùa khô thƣờng đi kèm với việc thiếu nƣớc tƣới, gây khó khăn cho
sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hƣởng của mặn, phèn làm tăng
thêm tính thời vụ cũng nhƣ nhu cầu dùng nƣớc không đều giữa các mùa của

sản xuất nông nghiệp.
3.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
3.2.1 Tài nguyên đất và nƣớc
a) Tài nguyên đất
Đất ở Cần Thơ có hai nhóm đất chính là nhóm đất phù sa và nhóm đất
phèn.
 Đất phù sa:
Đất phù sa có diện tích chiếm 84% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc
theo sông Hậu, cách sông từ 8-12 km. Đất phù sa bao gồm 5 loại:
- Đất phù sa bồi ven sông chiếm khoảng 1,9%.
- Đất phù sa đốm dĩ có glây chiếm khoảng 58%.
- Đất phù sa đốm dĩ chiếm khoảng 15,3%.
- Đất phù sa loang lổ chiếm khoảng 4,9%.
- Đất phù sa gley chiếm khoảng 4,1%.
Đất phù sa đƣợc hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi holoxen muộn
ven các sông, rạch. Đất có thành phần cơ giới nặng. Thành phần cấp hạt sét và
thịt từ (68-82%), cấp hạt cát cao gần gấp hai cấp hạt limon; tỷ lệ cấp hạt giữa
các tầng không đồng nhất do hậu quả của các thời kỳ bồi đắp phù sa; trị số pH
xấp xỉ 4; Cation trao đổi tƣơng đối cao kể cả Ca2+, Mg2+, Na+, riêng K+ rất
thấp; CEC tƣơng đối cao, đạt trị số rất lý tƣởng cho việc trồng lúa; độ no bazơ
cao. Các chất dinh dƣỡng về mùn, đạm từ khá đến giàu, lân và kali trung bình.
Đây là một loại đất quý hiếm, cần thiết phải đƣợc cung cấp nƣớc tƣới, ƣu tiên

13


×