Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

phân tích thực trạng buôn bán trên vỉa hè ở địa bàn quận ninh kiều thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.52 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ BÉ NGOAN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BUÔN BÁN TRÊN
VỈA HÈ Ở ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kinh tế học
Mã số ngành: 523401

Tháng 12 – năm 2013

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ BÉ NGOAN
MSSV: 4104066

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BUÔN BÁN TRÊN
VỈA HÈ Ở ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ HỌC
Mã số ngành: 523401



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
BÙI THỊ KIM THANH

Tháng 12 - năm 2013

ii


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Kim Thanh, Cô đã tin tưởng và
tạo cơ hội để em hoàn thành bài nghiên cứu này. Nhờ sự hướng dẫn và quan
tâm nhiệt tình của Cô đã giúp em hoàn thành tốt bài luận văn của mình. Em
xin chân thành cảm ơn Cô.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Kinh tế - Quản trị
Kinh doanh đã tận tình truyền thụ kiến thức cho em trong những năm học qua
để em có cơ sở lý luận, có kiến thức để thực hiện luận văn của mình.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị buôn bán trên vỉa
hè ở địa bàn quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ đã trả lời thật và nhiệt tình cung
cấp thông tin để thuận tiện cho con trong việc lấy số liệu làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc tất cả mọi người luôn dồi dào sức khỏe, gặt
hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống.

Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bé Ngoan

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào khác.

Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Bé Ngoan

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.4.1 Không gian nghiên cứu .............................................................................. 2
1.4.2 Thời gian .................................................................................................... 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5 Lược khảo tài liệu ......................................................................................... 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................. 5
2.1 Phương pháp luận ......................................................................................... 5

2.1.1 Một số khái niệm ....................................................................................... 5
2.1.2 Các khái niệm cá nhân hoạt động thương mại, buôn bán rong, buôn bán
vặt, bán quà vặt, kinh doanh lưu động ................................................................ 8
2.1.3 Phân loại hàng hóa của người buôn bán trên vỉa hè .................................. 9
2.1.4 Phương pháp thống kê mô tả ..................................................................... 9
2.1.5 Hàm hồi quy tuyến tính ........................................................................... 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ....................................................... 10
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ...................................................... 11
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 11
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................... 12
3.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Cần Thơ ................................................ 12
3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................... 12

iii


3.1.2 Địa hình.................................................................................................... 12
3.1.3 Khí hậu ..................................................................................................... 12
3.1.4 Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................ 12
3.1.5 Đặc điểm về dân số, diện tích, lao động .................................................. 13
3.1.6 Về cơ sở hạ tầng....................................................................................... 14
3.1.7 Các đơn vị hành chính của Thành phố Cần Thơ ..................................... 15
3.1.8 Tình hình kinh tế thành phố Cần Thơ ...................................................... 15
3.2 Giới thiệu khái quát về quận Ninh Kiều ..................................................... 16
3.3 Những quy định về việc sử dụng vỉa hè ở quận Ninh kiều, TP. Cần Thơ
........................................................................................................................... 18
3.4 Khái quát về tình hình buôn bán trên vỉa hè ở các khu đô thị Việt Nam
........................................................................................................................... 18
Chương 4: THỰC TRẠNG BUÔN BÁN TRÊN VỈA HÈ TẠI QUẬN NINH

KIỀU, TP. CẦN THƠ....................................................................................... 20
4.1 Tình hình chung về buôn bán trên vỉa hè tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
........................................................................................................................... 20
4.2 Mô tả mẫu quan sát ..................................................................................... 21
4.2.1 Thông tin chung về gia đình của đối tượng nghiên cứu .......................... 22
4.2.2 Điều kiện sống hiện tại của người buôn bán trên vỉa hè ......................... 22
4.2.3 Đặc điểm của người buôn bán trên vỉa hè ............................................... 25
4.2.4 Đặc điểm của công việc buôn bán trên vỉa hè ......................................... 28
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người buôn bán trên vỉa
hè ....................................................................................................................... 35
4.3.1 Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 35
4.3.2 Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 37
4.4 THÁI ĐỘ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
BUÔN BÁN TRÊN VỈA HÈ Ở QUẬN NINH KIỀU, TP. CẦN THƠ ........... 39
Chương 5: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CHO HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN TRÊN VỈA HÈ ......................................... 41
5.1 Thuận lơi và khó khăn của hoạt động bán hàng trên vỉa hè ....................... 41

iv


5.1.1 Thuận lợi .................................................................................................. 41
5.1.2 Khó khăn .................................................................................................. 41
5.2 Một số giải pháp ......................................................................................... 42
5.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước ...................................................................... 42
5.2.2 Giải pháp từ phía người buôn bán trên vỉa hè ......................................... 42
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 43
6.1 Kết luận ....................................................................................................... 43
6.2 Kiến nghị..................................................................................................... 44
6.2.1 Về phía nhà nước ..................................................................................... 44

6.2.2 Về phía người buôn bán trên vỉa hè ......................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 45
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 47
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... 51

v


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Dân số trung bình và mật độ dân số TP. Cần Thơ ............................ 13
Bảng 3.2 Dân số trung bình TP. Cần Thơ phân theo giới tính và thành
thị, nông thôn năm 2012 ................................................................................... 13
Bảng 3.3 Lao động TP. Cần Thơ phân theo giới tính và thành thị, nông
thôn năm 2012 .................................................................................................. 14
Bảng 4.1 Thông tin gia đình người buôn bán trên vỉa hè ................................. 22
Bảng 4.2 Thiết bị nhà ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu.............................. 24
Bảng 4.3 Dịch vụ công cộng được người buôn bán trên vỉa hè sử dụng.......... 25
Bảng 4.4 Thống kê độ tuổi của người buôn bán trên vỉa hè ............................. 25
Bảng 4.5 Thống kê trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu....................... 27
Bảng 4.6 Thời gian bán hàng buôn bán của đối tượng nghiên cứu .................. 29
Bảng 4.7 Thời điểm bán hàng của đối tượng nghiên cứu ................................. 32
Bảng 4.8 Nguồn vốn và thu nhập của người buôn bán trên vỉa hè ................... 33
Bảng 4.9 Mức độ hài lòng đối với công việc của đối tượng nghiên cứu.......... 34
Bảng 4.10 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính ......... 36
Bảng 4.11 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
người buôn bán trên vỉa hè ............................................................................... 37

vi



DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1 Số người buôn bán trên vỉa hè năm 2007 và 2012 ......................... 20
Hình 4.2 Số lao động tham gia buôn bán trên vỉa hè năm 2007 và 2012 ......... 21
Hình 4.3 Điều kiện nhà ở của người buôn bán trên vỉa hè năm 2013 ............. 23
Hình 4.4 Phân bổ giới tính của người buôn bán trên vỉa hè ............................. 26
Hình 4.5 Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu ................................. 27
Hình 4.6 Hình thức buôn bán của đối tượng nghiên cứu ................................. 29
Hình 4.7 Địa điểm buôn bán của đối tượng nghiên cứu ................................... 30
Hình 4.8 Loại hàng hóa buôn bán ..................................................................... 30
Hình 4.9 Sự thay đổi hàng hóa buôn bán trong năm ........................................ 31
Hình 4.10 Dự định đổi nghề ............................................................................. 34

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TP

:

Thành Phố

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội


ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

KTVH

:

Kinh tế vỉa hè

KTPCT

:

Kinh tế phi chính thức

PCT

:

Phi chính thức

USD

:

Đô la Mỹ


UBND

:

Ủy ban nhân dân

ILO

:

Tổ chức lao động quốc tế

OECD

:

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

SNA

:

Hệ thống tài khoản quốc gia

Ha

:

Đơn vị Hécta


ĐVT

:

Đơn vị tính

DVD, CVD

:

Loại đĩa sử dụng trong các loại máy tính, tivi,..

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh hội nhập của nước ta hiện nay, quá trình đô thị hóa diễn
ra là tất yếu, đòi hỏi có những chính sách quy hoạch rõ ràng và cứng rắn. Nền
kinh tế nông thôn của nước ta lại là nền nông nghiệp lạc hậu, người dân không
có nhiều đất sản xuất, kinh tế gia đình khó khăn. Cũng chính vì vậy làn sóng
nhập cư ồ ạt từ nông thôn về các khu đô thị, thành phố lớn ngày càng nhiều
làm cho quá trình đô thị hóa diễn ra hết sức khó khăn.
Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đi đôi với mở rộng đô thị, ruộng
đất làm nông nghiệp bị thu hẹp, áp lực việc làm ngày càng lớn đối với lao
động nông thôn, người di cư ra thành phố càng đông đúc. Số người này nếu
không có vốn, không đủ trình độ học vấn, không kiếm được việc làm dù là
đơn giản trong các khu chế xuất - khu công nghiệp thì không còn sự chọn lựa

nào khác là trở thành lao động phi chính thức ở nhiều khu vực kinh tế.
Những người nhập cư vào các khu đô thị với hy vọng sẽ có công ăn việc
làm ổn định hơn, và quá trình nhập cư này đã dẫn đến thiếu việc làm. Đại đa
số những người nhập cư là lao động nông nghiệp từ vùng sâu, vùng xa, trình
độ học vấn thấp, không có trình độ chuyên môn, nên không thể có nhiều loại
hình kinh tế nào tại các khu đô thị nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) nói riêng đáp ứng nhu cầu thực tế của họ. Chính vì vậy, họ phải
tham gia vào bộ phận “kinh tế vỉa hè” một bộ phận của khu vực kinh tế phi
chính thức có thể nói là giải quyết tốt tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm,
góp phần đáng kể vào đời sống của những người kinh doanh nó cũng như góp
phần vào phát triển của đất nước. Những nghiên cứu mới đây của tổng cục
Thống kê và Viện Nghiên cứu phát triển công bố tại hội thảo quốc tế về khu
vực phi chính thức và việc làm phi chính thức diễn ra ngày 6.5.2010 đã chỉ ra
rằng khu vực kinh tế phi chính thức đã thu hút 11 triệu lao động trong tổng số
46 triệu lao động và ước tính đóng góp 20% GDP (Trần Minh Đức, 2011).
Điều này nói lên tầm quan trọng của kinh tế phi chính thức nói chung và buôn
bán trên vỉa hè nói riêng.
Thành phố Cần Thơ là điểm đến lý tưởng của họ bởi vì đây được xem là
thủ đô của ĐBSCL, có nhiều ngành nghề thích hợp với người dân không có
tay nghề và đây cũng là nơi thu hút rất nhiều lao động, khách du lịch, sinh viên
học sinh tạo cơ hội cho kinh tế vỉa hè phát triển mạnh hơn.
Tuy vậy, việc buôn bán trên vỉa hè có phần tự phát và thiếu những hoạch
định chính sách có tính hệ thống, bài bản đã gây ra nhiều tác động tiêu cực cho
1


thành phố trong quá trình phát triển, mặt khác nó lại ảnh hưởng xấu đến bộ
mặt độ thị nước ta như tình trạng lấn chiếm hành lang đường bộ, tình trạng ô
nhiễm môi trường, mất trật tự công cộng. Nhưng đây lại là thành phần kinh tế
mang lại nguồn sống chủ yếu cho đa số bộ phận dân nghèo, không có trình độ,

không có việc làm góp phần nâng cao kinh tế hộ gia đình nên cần có những
chính sách thực hiện thích hợp không gây ảnh hưởng đến đời sống của họ.
Những năm gần đây nhà nước ta rất chú trọng đến những giải pháp giải
tỏa bộ phận kinh tế này để góp phần đô thị hóa và làm đẹp bộ mặt đô thị ở các
thành phố lớn. Nhưng để có những giải pháp thích hợp nhất không gây ảnh
hưởng xấu đến đời sống của người buôn bán và xã hội, chúng ta cần phân tích
và đánh giá diễn biến của việc buôn bán trên vỉa hè diễn ra như thế nào, cách
tổ chức ra sao, nó góp phần vào đời sống những người tham gia như thế nào.
Do đó, đề tài “Phân tích thực trạng buôn bán trên vỉa hè ở địa bàn quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” được thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng buôn bán trên vỉa hè tại quận Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng buôn bán trên vỉa hè tại Quận Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ.
- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người
buôn bán trên vỉa hè.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Người buôn bán trên vỉa hè tại quận Ninh Kiều có những đặc điểm
gì?
(2) Thu nhập của người buôn bán trên vỉa hè bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
nào?
(3) Trong quá trình tham gia buôn bán trên vỉa hè, người lao động gặp
phải những khó khăn gì? Và có những thuận lợi nào?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.


2


1.4.2 Thời gian
- Những thông tin số liệu thứ cấp tác giả cố gắng thu thập từ năm 2010
đến năm 2013.
- Những thông tin về số liệu sơ cấp được thu thập trong quá trình điều
tra thông tin của người buôn bán trên vỉa hè thông qua bảng câu hỏi.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người buôn bán trên vỉa hè tại
quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đặng Văn Rỡ (2009) đã thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng bán hàng
rong tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”. Đề tài cho ta thấy cái nhìn
tổng quan về thực trạng bán hàng rong tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Tác
giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số, phương pháp phân
tích bảng chéo để phân tích những đặc điểm công việc của người bán hàng
rong và các yếu tố quyết định chọn nghề bán hàng rong. Dùng mô hình hồi
quy tuyến tính để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người bán
hàng rong. Kết quả cho thấy có các biến ảnh hưởng đến thu nhập là: tuổi, trình
độ học vấn, số vốn lưu động, số giờ bán hàng trên ngày và các biến giả là loại
hàng hóa được bán là thực phẩm và hình thức bán là cố định. Từ đó, đề ra giải
pháp cho hoạt động này.
Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) đã nghiên cứu “Các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở Đồng bằng sông Cửu
Long”. Nghiên cứu này cho ta thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của người dân tộc thiểu số ở ĐBSCL, thông qua số liệu điều tra từ 150 hộ
Khmer ở tỉnh Trà Vinh, 90 hộ Chăm ở tỉnh An Giang. Tác giả đã sử dụng mô
hình hồi quy tuyến tính để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình

quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở ĐBSCL, kết quả nghiên cứu cho thấy
các nhân tố ảnh hưởng là: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của
lao động trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ,
độ tuổi lao động trong hộ và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ. Trong đó, trình
độ học vấn của chủ hộ và trình độ học vấn của người lao động trong hộ cao
hơn thì thu nhập của hộ sẽ tốt hơn, còn nhân tố số nhân khẩu và độ tuổi lao
động trong hộ tỷ lệ nghịch với thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc, nhân
tố số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ có tác động mạnh nhất đến thu nhập
bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở ĐBSCL.

3


Nguyễn Quốc Nghị và cộng sự (2011) đã nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long. Số liệu nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp từ 128 hộ gia đình ở khu
vực nông thôn huyện Trà Ôn. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong
nghiên cứu này là thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính đa biến. Trong đó thu
nhập bình quân/người/tháng là biến phụ thuộc và các biến độc lập bao gồm: số
nhân khẩu trong hộ, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, trình độ học vấn của
chủ hộ, số hoạt động tạo thu nhập, độ tuổi của lao động. Kết quả nghiên cứu
cho thấy thu nhập bình quân của hộ gia đình ở nông thôn tương quan thuận
với biến kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, độ
tuổi lao động, số hoạt động tạo thu nhập và tương quan nghịch với số nhân
khẩu trong hộ.
Nguyễn Thế Duy (2013) đã thực hiện đề tài “Thu nhập và giải pháp
nâng cao thu nhập của nông hộ ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang”. Mục
tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng thu nhập và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng

đến thu nhập của các nông hộ ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, qua đó
đề ra những giải pháp để nâng cao thu nhập của các nông hộ. Các phương
pháp sử dụng trong đề tài là: phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy
tuyến tính bội. Kết quả hồi quy cho thấy, trong 10 biến có ý nghĩa thống kê thì
có 6 biến tác động cùng chiều với thu nhập như: diện tích đất bình quân, vay
chính thức, tuổi chủ hộ, hoạt động tạo thu nhập, học vấn của chủ hộ, khoảng
cách trung tâm huyện, và 4 biến nghịch chiều với thu nhập là: người phụ
thuộc, vay phi chính thức, thời gian sinh sống tại địa phương của chủ hộ và
khoảng cách tổ chức tín dụng.

4


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Kinh tế vỉa hè (KTVH)
Ở mỗi khu vực khác nhau có những đặc điểm kinh tế khác nhau, đặc biệt
ở Việt Nam vỉa hè từ lâu đã là một phần khá đặc trưng ở khu vực đô thị của
các vùng miền Việt Nam. Mỗi ngày từ sáng sớm cho đến tối khuya, cuộc sống
diễn ra nơi đây muôn màu muôn vẻ đó là nơi ăn, uống, nghỉ ngơi, đỗ xe, buôn
bán, làm việc,.. Điều đó làm nổi bật lên và cũng là điểm đặc trưng của vỉa hè
các đô thị Việt Nam, đó là hình thức kinh doanh mua, bán trên vỉa hè.
“Kinh tế vỉa hè” – một bộ phận của khu vực kinh tế phi chính thức, là
một dạng hoạt động buôn bán nhỏ để kiếm sống của một bộ phận người dân
đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ và hàng hóa giá rẻ, tiện lợi, tiết kiệm
thời gian cho cư dân đô thị (Phạm Thanh Thôi, 2005).
Cũng theo Phạm Thanh Thôi (2005) KTVH được chia thành hai nhóm
đối tượng chính: nhóm cố định và nhóm lưu động.

KTVH có một đặc trưng là nó có thể phù hợp với các đối tượng nhập cư
và những người nghèo, không cần phải có trình độ hay vốn lớn, cũng có thể
kinh doanh trên vỉa hè được. Do đó, nó là điểm nổi bật làm thu hút người dân
nghèo không có tay nghề tập trung kinh doanh làm cấu thành nên khu vực
kinh tế không được pháp luật chấp nhận hay còn gọi là khu vực kinh tế phi
chính thức (Phạm Thanh Thôi, 2005).
2.1.1.2 Khu vực kinh tế phi chính thức
Qua nghiên cứu cho thấy, có nhiều quan niệm của các nhà khoa học về
khu vực KTPCT:
- Quan niệm theo tiêu chí thống kê, khu vực KTPCT bao gồm các hoạt
động kinh tế phần lớn không được Nhà nước công nhận, liệt kê vào hệ thống
thống kê, không được điều tiết và bảo vệ. Cũng theo tiêu chí này các nhà kinh
tế Hà Lan khái niệm KTPCT là kinh tế không được giám sát (Phạm Văn Dũng
và cộng sự, 2004, trang 14).
- J. Altman quan niệm khu vực KTPCT là một khu vực kinh tế không
được tính vào hệ thống thống kê chính thống nên cũng không được tính vào
tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân. Người lao động làm việc ở khu

5


vực này cũng không được phản ánh trong số liệu thống kê về lao động (Phạm
Văn Dũng và cộng sự, 2004, trang 15).
- Daniel Kaufmann và Alecksander Kaliberda khái niệm khu vực
KTPCT, một hoạt động được coi là phi chính thức, là giá trị gia tăng không
được ghi nhận, là kết quả của việc các doanh nghiệp, cá nhân cố ý hoặc trốn
tránh không khai báo (Phạm Văn Dũng và cộng sự, 2004, trang 17).

- Theo ILO (1993 và 2002), OECD (2002) và SNA (1993 và 2008) quan
điểm rằng “KTPCT là khu vực mà ở đó tồn tại việc làm phi chính thức, là một

tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ
yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho những người có liên quan,
đóng góp vào GDP mà khu vực kinh tế chính thức không làm được. KTPCT
bao gồm nhiều khu vực, nhiều loại hình, nhiều hình thức và đối tượng hoạt
động” (Lý Quỳnh Anh, 2005).
- Theo quan điểm của Viện Khoa học Thống kê và Đơn vị nghiên cứu
Phát triển, Thể chế và Phân tích Dài hạn được trích dẫn bởi Lý Quỳnh Anh
(2005) định nghĩa kinh tế phi chính thức như sau:
Kinh tế phi chính thức = Khu vực KTPCT + Việc làm PCT
Với KTPCT là kinh tế phi chính thức và PCT là phi chính thức.
+ Khu vực KTPCT được định nghĩa là “tất cả các doanh nghiệp không
có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ
để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh doanh (không có giấy phép kinh
doanh) và không thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản”.
+ Việc làm PCT được định nghĩa là việc làm không có bảo hiểm xã hội,
đặc biệt là bảo hiểm y tế.
2.1.1.3 Đô thị hóa
Khi nước ta tham gia vào quá trình hội nhập toàn cầu thì nhu cầu mở
rộng đô thị cần được chú trọng hàng đầu, nó đòi hỏi có những khái niệm chính
xác để làm tiền đề áp dụng vào thực tế. Nói về vấn đề này Trương Bá Thanh
và Đào Hữu Hòa (2010) quan điểm “Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính
theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân
hay diện tích của một vùng hay khu vực hay một quốc gia. Đô thị hóa đồng
nghĩa với sự gia tăng không gian hoặc mật độ dân cư hoặc thương mại hoặc
các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian”.
Nhưng theo quan điểm của Nguyễn Thế Nghĩa (2005) thì “Đô thị hóa là
xu thế khách quan đã và đang diễn ra ở tất cả các nước trên thế giới. Đó là quá

6



trình làm biến đổi toàn diện, sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội và là một
quá trình hình thành cộng đồng dân cư đô thị”.
Đô thị hóa không những là quá trình biến các khu vực nông thôn thành
khu vưc đô thị mà còn là quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị (Trần Văn
Tấn, 2006).
Theo tác giả Lê Thông và cộng sự (2001) đô thị hóa được định nghĩa là
quá trình lịch sử nâng cao vai trò của thành phố trong việc phát triển xã hội, là
một quá trình đa dạng về mật độ kinh tế - xã hội, dân số, địa lí dựa trên cơ sở
các hình thức phân công lao đông theo lãnh thổ.
Qua nhiều quan điểm khác nhau chúng ta có thể thấy quá trình đô thị hóa
làm ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến số lượng,
chất lượng dân số đô thị. Quá trình này còn làm thay đổi nhu cầu sử dụng đất
đô thị và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của vùng và quốc gia.
Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự
phân bố dân cư. Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập
cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.
Mặt khác, cũng có những ảnh hưởng tiêu cực là đô thị hóa làm sản xuất ở
nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành thị. Thành thị phải chịu áp
lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh
xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội.
2.1.1.4 Thu nhập của người lao động
Theo Đặng Văn Rỡ (2009) khái niệm thu nhập của người lao động như
sau:
- Về kinh tế: Khái niệm thu nhập thường được hiểu trên cơ sở lý thuyết
về nguồn tài sản và lý thuyết về sự tăng thêm tài sản thuần tuý. Theo lý thuyết
về nguồn tài sản, thu nhập là tổng giá trị của những của cải, tài sản được bổ
sung hàng năm cho từng người hoặc từng doanh nghiệp từ những nguồn kinh
doanh hay lao động ổn định mang lại. Theo lý thuyết về sự tăng thêm tài sản

thuần tuý, thu nhập là tổng đại số các giá trị trên thị trường của các nguồn lợi
được hưởng dưới dạng tiêu dùng và những thay đổi giá trị thuộc các nguồn sở
hữu trong một khoảng thời gian nhất định. Đến nay, khái niệm thu nhập theo
lý thuyết thứ hai trên đây được nhiều nhà kinh tế đồng tình, ủng hộ. Vì theo
đó, thu nhập hoàn chỉnh là thu nhập bằng tiền thực tế nhận được và cả thu
nhập tiềm năng như lãi cho vay, lãi từ sự tăng giá tài sản, được đo bằng sự
tăng lên thuần tuý về sức mua của mỗi cá nhân trong một thời kỳ nhất định.

7


- Về thuế: Trong các luật thuế hiện nay ở các nước, thu nhập được hiểu
là các khoản thu bằng tiền và bằng hiện vật có được từ hoạt động kinh doanh,
từ lao động dịch vụ hoặc từ một quan hệ xã hội nào đó mà có. Thông thường
thu nhập từ hoạt động kinh doanh được loại trừ các chi phí cần thiết để xác
định thu nhập tính thuế. Đối với nhiều loại thu nhập khác, thường không được
trừ khoản chi phí nào hoặc được trừ một số khoản theo qui định.
- Tài khoản quốc gia (1993) định nghĩa thu nhập của người lao động từ
sản xuất như sau: “Tổng thù lao bằng tiền và hiện vật mà đơn vị sản xuất phải
trả cho người lao động do người lao động đã làm việc cho đơn vị sản xuất
trong kỳ hạch toán. Thu nhập của người lao động từ sản xuất bao gồm tiền
lương thực nhận (bằng tiền và hiện vật) và phần bảo hiểm xã hội đơn vị sản
xuất nộp thay người lao động”.
- Ngoài ra, thu nhập có thể hiểu một cách đơn giản là khoản tiền mà
người lao động nhận được tương ứng với sức lao động bỏ ra.
2.1.2 Các khái niệm cá nhân hoạt động thương mại, buôn bán rong,
buôn bán vặt, bán quà vặt, kinh doanh lưu động
Theo Điều 2, trang 2 của Nghị Định 39/2007/QĐ-CP về hoạt động
thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh,
khái niệm về cá nhân hoạt động thương mại, buôn bán rong, buôn bán vặt, bán

quà vặt, kinh doanh lưu động như sau:
- Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện
một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là "thương nhân" theo quy định của
Luật Thương mại.
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa
điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm
cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép
kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc
không có địa điểm cố định.
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước)
có hoặc không có địa điểm cố định.
- Kinh doanh lưu động của các tổ chức thương mại là các hoạt động
thương mại không có địa điểm cố định.
8


2.1.3 Phân loại hàng hóa của người buôn bán trên vỉa hè
Thực phẩm: bao gồm thực phẩm đã chế biến như mì, hủ tíu, các loại
bánh; Thực phẩm tươi sống như rau, thịt cá, trái cây,..
Sản phẩm giải trí: những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu giải trí như đồ
chơi trẻ em, đĩa VCD, DVD,..
Sản phẩm tiêu dùng: bao gồm các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt, tiêu dùng cá nhân như quần áo, giầy dép, đồ dùng gia đình,..
Hàng hóa là vé số.
2.1.4 Phương pháp thống kê mô tả
2.1.4.1 Bảng phân phối tần số

Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng
tổ khác nhau. Để lập một bảng phân phối tần số trước hết ta phải sắp xếp dữ liệu
theo một thứ tự nào đó tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó thực hiện các bước sau:
Bước 1: xác định số tổ của dãy phân phối
Số tổ= [(2)* Số quan sát (n)]0.3333
Bước 2: xác định khoảng cách tổ (k)
k= Xmax – Xmin/ số tổ
Xmax: Lượng biến lớn nhất của dãy phân phối
Xmin: Lượng biến nhỏ nhất của dãy phân phối
Bước 3: xác định giới hạn trên và dưới của mỗi tổ.
Một cách tổng quát, giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ
nhất của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tổ
(k) sẽ được giá trị của giới hạn trên, lần lượt cho đến tổ cuối cùng. Giới hạn
trên của tổ cuối cùng thường là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối.
Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào
giới hạn của tổ đó. Cuối cùng trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ.
2.1.4.2 Phân phối tần số tích lũy
Phân phối tần số tích lũy (hay tần số cộng dồn) đáp ứng mục đích khác
của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết tổng số quan
sát mà giá trị của nó thì ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó.

9


2.1.4.3 Một số khái niệm
Giá trị trung bình (Mean, Average): bằng tổng tất cả các giá trị biến quan
sát chia cho số quan sát.
Số trung vị (Median, kí hiệu: Me): là giá trị của biến đứng ở giữa của
một dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia
dãy số làm 2 phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.

Mode (kí hiệu: Mo): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số
hay trong một dãy số phân phối.
Phương sai: là trung bình giữ bình phương các độ lệch giữa các biến và
trung bình của các biến đó.
Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai.
2.1.5 Hàm hồi quy tuyến tính
Mô hình hồi qui có dạng tổng quát như sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + ... + βnXn + e
Trong đó:
- Y là biến phụ thuộc
- X1, X2,...Xn là các biến độc lập
- e: Các sai số
- β0, β1, β2

...

βk là các tham số hồi quy

Sau khi xử lý kết quả từ phần mềm SPSS ta xác định được hệ số R2 thể
hiện tỷ lệ phần trăm biến động của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi các
biến độc lập (Xi).
Tỷ số F trong bảng kết quả dùng để so sánh với F trong bảng phân phối
F ở mức ý nghĩa . Tuy nhiên ta sử dụng kết quả giá trị Sinificance F trong
bảng ANOVA để kết luận mô hình hồi quy có ý nghĩa hay không khi giá trị
này nhỏ hơn mức  nào đó (là cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0).
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Xác định cỡ mẫu:

n


 (1   )  2 / 2
MOE
10

2

(2.1)


Trong đó:
- n: Cỡ mẫu
-  = 0,5 vì V =  (1 -  )  max <=>  = 0,5
- Với độ tin cậy là 95% hay  =5% <=>  /2= 0,025 =>  / 2 = 1,96
- MOE: tỷ lệ sai số. Sai số cho phép là 10%
=> Thế vào công thức (2.1) ta có n=96,04. Với n = 96,04 nên ta lấy cỡ mẫu
là 100.
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua việc lập phiếu
điều tra và phỏng vấn trực tiếp 100 người buôn bán trên vỉa hè ở quận Ninh
Kiều, TP. Cần Thơ.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê tổng kết năm, niên
giám thống kê của Sở cục Thống Kê thành phố Cần Thơ, thu thập những
thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của người buôn bán trên vỉa hè từ
năm 2010 đến năm 2013.
Thu thập những thông tin qua các tài liệu nghiên cứu cũng như những
nhận định đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa
và tham khảo tài liệu, thông tin từ sách, báo, tạp chí, luận văn tốt nghiệp có
liên quan trước đó và mạng internet để mô tả thực trạng hoạt động buôn bán
trên vỉa hè.

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Ứng với mỗi mục tiêu cụ thể đã nêu trên, có những phương pháp phân
tích số liệu tương ứng phù hợp.
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần số để
diễn giải và suy luận để mô tả thực trạng buôn bán trên vỉa hè.
Mục tiêu 2: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính thông qua phần mềm
SPSS 16.0 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người buôn
bán trên vỉa hè.

11


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1.1 Vị trí địa lý
TP. Cần Thơ là đô thị trực thuộc trung ương, nằm ở cửa ngõ của vùng hạ
lưu sông Mê Kông, là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối quan trọng về giao
thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của ĐBSCL, cũng như cả nước. Có
tổng diện tích tự nhiên 1.408,95 km2, chiếm khoảng 3,49% diện tích toàn
vùng. Về ranh giới, TP. Cần Thơ tiếp giáp với sáu tỉnh: phía Bắc giáp với tỉnh
An Giang, phía Nam giáp với tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp với tỉnh Kiên
Giang, phía đông giáp với tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.
3.1.2 Địa hình
Địa hình TP. Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống
Nam, vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ
tháng 9 hàng năm. TP. Cần Thơ là dạng địa hình phù sa châu thổ, độ cao trung
bình 0,6 m trên mực nước biển. Độ cao vài nơi trên đê thiên nhiên là 3m trên
mực nước biển và những chỗ trũng sau đê thiên nhiên thấp hơn 0,5m. Độ dốc
rất nhỏ khoảng 1cm/km, hướng dốc chính là Đông Bắc – Tây Nam và hướng

dốc phụ Tây Bắc – Đông Nam.
3.1.3 Khí hậu
Tọa độ địa lý của TP. Cần Thơ: Từ 9o10’53” đến 10o19’17” độ vĩ Bắc, từ
105o14’13” đến 106o15’57” độ kinh Đông. Với vị trí như thế này thì TP. Cần
Thơ nằm hoàn toàn trong khu vưc nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo nên
có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ở TP. Cần Thơ
không nhiều, trung bình năm khoảng 1.600mm. Nhiệt độ trung bình năm gần
270C và trong năm không có tháng nào nhiệt độ trung bình dưới 250C. Do nền
nhiệt độ cao, nên một trong những đặc điểm nổi bật của khí hậu TP. Cần Thơ
là chất nóng.
3.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: TP. Cần Thơ có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, nhất
là khu vực phù sa ngọt được bồi đắp thường xuyên bởi sông Hậu và các sông
khác, vì vậy mà khu vực này thích hợp cho việc canh tác lúa, cây hoa màu, cây
lương thực, tạo điều kiện để TP. Cần Thơ phát triển nền nông nghiệp theo
hướng toàn diện.

12


Tài nguyên khoáng sản của TP. Cần Thơ không nhiều, chủ yếu là sét
(gạch, ngói), sét dẻo, than bùn và cát sông.
Tài nguyên thiên nhiên sinh vật: thảm thực vật của TP. Cần Thơ tập
trung trên đất phù sa ngọt gồm các loại cỏ, rong tảo, dừa nước, rau má, rau dền
lửa, các loại bèo, rong đuôi chồn,.. Trên vùng đất phèn có các loại tràm, chà là
nước, mây nước, điên điển, sen, súng,.. Về động vật, trên cạn có gà nước, le le,
rắn, rùa,.. Dưới nước có các loại cá như cá lóc, cá linh, tôm càng xanh.
3.1.5 Đặc điểm về dân số, diện tích, lao động
3.1.5.1 Dân số

TP. Cần Thơ có cơ cấu dân số trẻ, có trình độ, dễ tiếp cận với khoa học
công nghệ mới, đây là điều kiện thuận lợi để cung cấp nguồn lao động dồi dào
cho thành phố.
Bảng 3.1 Dân số trung bình và mật độ dân số TP. Cần Thơ
Tiêu chí
ĐVT
Năm 2010 Năm 2011
Dân số trung bình
Người
1.199.817
1.209.192
2
Mật độ dân số
Người/km
852
858

Năm 2012
1.220.160
866

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2012

Qua bảng 3.1 ta thấy dân số TP. Cần Thơ tăng đều qua các năm, năm
2012 là 1.220.160 người và tăng 20.343 người so với năm 2010, tăng 10.968
người so với năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số không cao, trong giai
đoạn 2010-2012 dân số TP. Cần Thơ chỉ tăng 1.7%. Điều này cho thấy người
dân Cần Thơ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm gia tăng dân số
và thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình mà thành phố đề ra.
Bảng 3.2 Dân số trung bình TP. Cần Thơ phân theo giới tính và thành thị,

nông thôn năm 2012
Phân theo giới tính
Phân theo khu vực
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Dân số (nguời)
606.713
613.447
809.207
410.953
Cơ Cấu (%)
49,7
50,3
66,3
33,7
Tổng dân số (người)
1.220.160
1.220.160
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2012

Số liệu thể hiện ở bảng 3.2 cho thấy vào năm 2012 dân số TP. Cần Thơ
là 1.220.160 người, trong đó nam giới chiếm 49,7% và nữ giới chiếm 50,3%,
số dân sống ở thành thị chiếm 66,3%, số dân sống ở nông thôn chiếm gần
33,7%, điều này cho thấy tỷ lệ nam, nữ tương đối gần bằng nhau và tỷ lệ dân
sống ở thành thị tương đối cao hơn so với nông thôn.

13



3.1.5.2 Diện tích
Theo niên giám thống kê TP. Cần Thơ năm 2012, diện tích đất tự nhiên
của TP. Cần Thơ là 1.408,95 km2, trong đó Quận Ninh Kiều có diện tích là
29,27 km2, là quận có diện tích nhỏ nhất so với các quận, huyện còn lại của
TP. Cần Thơ, nhưng lại là nơi có dân số cao nhất và chiếm 252.189 người
trong tổng số dân của TP. Cần Thơ. Cờ Đỏ là huyện có diện tích lớn nhất với
311,15 km2, bên cạnh đó thì quận Cái Răng có diện tích là 68,33 km2, quận
Bình Thủy là 70,68 km2, quận Ô Môn là 132,22 km2, quận Thốt Nốt là 118,01
km2, huyện Vĩnh Thạnh là 298,23 km2, huyện Phong Điền là 125,26 km2 và
huyện Thới Lai có diện tích là 255,81 km2.
3.1.5.3 Lao động
Theo tổng kết của Niên giám thống kê thành phố Cần thơ năm 2012 thì
tổng số lao động của TP. Cần Thơ là 663.677 người, trong đó số lao động nam
là 374.494 người chiếm 56,4% trong tổng số lao động, số lao động nữ là
289.183 người chiếm 43,7%. Tỷ lệ lao động nam và nữ không có sự chênh
lệch cao. Còn đối với lao động giữa thành thị và nông thôn thì có sự chênh
lệch khá cao. Cụ thể, lao động ở thành thị là 432.212 người chiếm 65,1%
trong tổng số lao động, trong khi đó thì lao động ở nông thôn chỉ có 231.465
người chiếm 34,9%, lao động nông thôn chỉ chiếm gần bằng một nữa số lao
động thành thị.
Bảng 3.3 Lao động TP. Cần Thơ phân theo giới tính và thành thị, nông thôn
năm 2012
Phân theo giới tính
Phân theo khu vực
Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
Lao động (nguời)

374.494
289.183
432.212
231.465
Cơ cấu (%)
56,4
43,6
65,1
34,9
Tổng lao động (người)
663.677
663.677
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2012

3.1.6 Về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển với nhiều loại hình giao thông đa
dạng như đường bộ, đường thủy, đường hàng không,.. Nhằm đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ nói riêng và của ĐBSCL nói
chung.
Về đường bộ có các tuyến đường liên tỉnh như Quốc lộ 91 và 91b từ Cần
Thơ đi An Giang; Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang; Quốc lộ 1A từ Cần
Thơ đi các tỉnh ĐBSCL như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; Tuyến Nam sông
Hậu nối liền Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu.

14


Về đường thủy có cảng Cần Thơ là cảng lớn nhất ĐBSCL và được công
nhận là cảng Quốc tế, ngoài ra còn có cảng Cái Cui, cảng Trà Nóc.
Về đường hàng không có sân bay Trà Nóc là sân bay lớn nhất khu vực

ĐBSCL với các tuyến bay trong nước và quốc tế.
Với những cơ sở hạ tầng đang có TP. Cần Thơ xứng đáng là thủ đô của
ĐBSCL và điểm đến hấp dẫn của nhiều lao động thất nghiệp các vùng.
3.1.7 Các đơn vị hành chính của Thành phố Cần Thơ
TP. Cần Thơ được chia làm 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện.
Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường và 36 xã.
Trong đó, quận Ninh Kiều có 13 phường, quận Bình Thủy có 8 phường, quận
Cái Răng có 7 phường, quận Ô Môn có 7 phường, quận Thốt Nốt có 9 phường
và huyện Phong Điền có 1 thị trấn, 6 xã, huyện Cờ Đỏ có 1 thị trấn, 9 xã,
huyện Thới Lai có 1 thị trấn, 12 xã, huyện Vĩnh Thạnh có 2 thị trấn, 9 xã.
3.1.8 Tình hình kinh tế thành phố Cần Thơ
3.1.8.1 Tốc độ tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng trưởng GDP của TP. Cần Thơ năm 2012 đạt 11,5%, cao hơn
1,2 lần so với mức tăng của các tỉnh ĐBSCL.
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng công nghiệp thương mại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao. Tổng vốn đầu tư xã hội của
Cần Thơ luôn xếp thứ nhất trong vùng ĐBSCL, cụ thể là năm 2012 đạt 34.498
tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2010, nhiều công trình trọng điểm được
hoàn thành và đưa vào sử dụng như: đường Võ Văn Kiệt, đường nối Cần Thơ
- Vị Thanh; 121 công trình sản xuất, thương mại dịch vụ, giao thông, phúc lợi
xã hội khác đã hoàn thành và đưa vào hoạt động. Thu nhập bình quân đầu
người của Cần Thơ năm 2012 đạt 2.514 USD (tương đương 53,7 triệu đồng )
tăng 174 USD so với năm 2011 (Đỗ Nam, 2013).
3.1.8.2 Nông nghiệp
Theo Niên giám thống kê thành phố Cần thơ năm 2012 thì TP. Cần Thơ
có diện tích đất nông nghiệp là 140.895 ha, được sử dụng để trồng lúa, rau
màu và các loại cây ăn quả. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của TP. Cần Thơ
chuyển dần theo hướng chuyên canh chất lượng cao, cung cấp phần lớn
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Cơ cấu giá trị sản xuất
nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, dịch vụ nông
nghiệp, giảm tỷ trọng trồng trọt.


15


×