@Thâm hụt tài khoản vãng lai 2008 khoảng 13% GDP
Theo Bản đánh giá tình hình kinh tế Đông
Á và Việt Nam của Ngân hàng thế giới
(WB), mức thâm hụt tài khoản vãng lai
năm nay của Việt Nam chiếm khoảng
13% GDP.
Hai đại diện của WB là ông Vikram Nehru - chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á và
ông Ivailo Izvorski -chuyên gia kinh tế cao cấp về khu vực Đông Á-Thái Bình Dương đã
đưa ra một số nhận xét về tình hình kinh tế Việt Nam năm 2008 trong một cuộc gặp gỡ báo
giới tại Hà Nội ngày 10-12.
Theo hai chuyên gia này, sau 3 năm đạt mức tăng trưởng GDP thực tế trên 8%, tốc độ mở
rộng kinh tế của Việt Nam đã đi chậm lại trong 10 tháng đầu năm 2008, và phản ánh tác
động từ gói giải pháp bình ổn kinh tế của Chính phủ. Cụ thể, tăng chi tiêu đầu tư chậm lại
khi xuất hiện các điều kiện thắt chặt tín dụng cùng với việc hạn chế ngân sách.
Tiêu dùng cá nhân bị ảnh hưởng mạnh, phản ánh tác động của lạm phát tăng và điều kiện
tiếp cận tín dụng khó khăn hơn. Giá trị bán lẻ tăng 6% từ tháng 1 đến tháng 8, nhưng chỉ
bằng một nửa tốc độ của cả năm 2007.
Chính sách thắt chặt tiền tệ trước đó để đối phó với lạm phát đã tạo ra những áp lực đối với
các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất tiền gửi, nhưng lãi suất cho vay
bị giới hạn ở mức 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ấn định, do đó biên lợi
nhuận hẹp.
Khối doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng lớn do lãi suất ngân hàng tăng đáng kể trong 6
tháng đầu năm 2008 và do điều chỉnh giá cả bất động sản theo hướng đi xuống.
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam đã bắt đầu giảm sau khi đột ngột tăng cao vào 6
tháng đầu năm 2008, điều này phản ánh tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chậm lại do các biện
pháp thắt chặt của Chính phủ và sự tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ.
Tuy nhiên, tính cả năm, thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn có thể tăng từ mức 10% GDP năm
2007 lên 13% GDP năm 2008 trước khi sút giảm vào năm 2009.
Cho đến nay các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn rất lớn.
Giá trị các dự án vốn FDI được phê duyệt trong 10 tháng đầu năm 2008 đã đạt mức kỷ lục
là 59,3 tỉ đô la Mỹ, bằng khoảng 2/3 GDP. Giá trị giải ngân trong năm 2008 dự kiến sẽ đạt
khoảng 11 tỉ đô la Mỹ, tăng so với 8,1 tỉ đô la Mỹ năm 2007.
“Giá trị phê duyệt lẫn giá trị giải ngân đều được dự báo sẽ giảm trong năm 2009”, các
chuyên gia e ngại.
WB cũng đánh giá rằng, nhìn chung, cân bằng tài khóa của Việt Nam vẫn có thể quản lý
được nhờ các chính sách tài khóa thận trọng, biện pháp thắt chặt tài khóa trong gói giải
pháp bình ổn kinh tế.
Thâm hụt tài khóa chung của năm 2008, kể cả các hạng mục ngoài bảng và các hoạt động
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được dự báo sẽ xấp xỉ ở mức 6,2% GDP, nghĩa là tăng
so với mức 5,6% GDP của năm 2007.
Tuy nhiên, WB nhận xét rằng các dự báo thường ghi chi tiêu cơ bản dựa trên kế hoạch, mà
trong năm 2008, chi tiêu thực tế bị cắt giảm nhiều so với kế hoạch do các biện pháp thắt
chặt, chống lạm phát. Trên cơ sở những thông tin này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã điều
chỉnh và giảm bớt quy mô hoặc tạm dừng 1.145 dự án công với tổng giá trị hơn 30 ngàn tỉ
đồng, chiếm 12,7% giá trị đầu tư theo kế hoạch.
Trong khi đó, gói kích cầu đầu tư trị giá 1 tỉ đô la Mỹ (tương đương 1% GDP) mới bắt đầu
có những tín hiệu khởi động tuần này.
2 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất
khẩu của doanh nghiệp FDI (vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài) chỉ đạt 2,97 tỉ
USD, giảm 8,8% so cùng kỳ năm 2008.
Nguyên nhân là do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đây là thông tin vụ Xuất nhập khẩu, bộ Công Thương đưa ra tại buổi tọa đàm giữa bộ
Công thương với các doanh nghiệp FDI ngày 3.4.2009.
Theo các chuyên gia, nếu không có những giải pháp giải quyết những khó khăn này, dự
kiến trong năm 2009, mức độ sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI có thể
lên tới 10 - 15%, chỉ đạt khoảng 19-20 tỉ USD.
Theo bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 40% kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2008, xuất khẩu của khối doanh nghiệp này đạt 24,2 tỉ
USD, chiếm 44% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
@Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng ở mức 4,5%
Ngày cập nhật: 31/03/2009
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo: Dù chịu tác động bất lợi của suy thoái kinh
tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng ở mức 4,5% năm 2009 và hồi phục
6,5% trong năm 2010.
ADB rất lạc quan với kinh tế Việt Nam.
Sáng nay 31/3, ADB đã công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2009 (ADO) - báo
cáo thường niên của ADB dự báo về các xu hướng kinh tế ở châu Á.
GDP Việt Nam 2009 vẫn có thể đạt mức 4,5%
Theo dự báo của ADB, tăng trưởng của Việt Nam chậm lại là hiển nhiên và sẽ còn tiếp tục
ở mức thấp hơn nữa, trước khi bắt đầu tăng lên vào năm 2010. Lạm phát dự kiến tương đối
thấp trong cả hai năm 2009 - 2010, còn thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ tăng trong năm 2009
và thu hẹp trong năm 2010.
Triển vọng kinh tế trong ngắn hạn của Việt Nam, theo các chuyên gia ADB, bị hạn chế bởi
hai nguyên nhân. Thứ nhất, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhiều khả
năng làm giảm dòng vốn FDI và lượng kiều hối chuyển về, đồng thời làm giảm xuất khẩu
và dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Khủng hoảng toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa và giảm áp lực lạm phát.
Cường độ và thời gian của các tác động này phụ thuộc vào việc tình hình tài chính toàn cầu
sẽ giảm sút trong bao lâu và suy thoái toàn cầu nặng nề và kéo dài như thế nào.
Thứ hai, theo ông Bahodir Ganiev, chuyên gia kinh tế của ADB, hiện chưa có thêm thông
tin về các biện pháp kích thích tài chính bổ sung mà Chính phủ có thể áp dụng (ngoài các
biện pháp đã được thông qua trong tháng 1 và 2/2009).
“Các biện pháp kích thích có thể hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên các biện pháp này cũng sẽ
làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm thụt tài chính cũng như có thể làm tăng lạm
phát”, ông Bahodir Ganiev nói.
Theo giả định của bản cáo cáo, Chính phủ sẽ thực hiện thêm một số biện pháp kích thích
tài chính (ngoài các biện pháp đã được thông qua trong 2 tháng đầu năm 2009) trong tổng
số 1 tỉ USD năm 2009; Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì chính sách tiền tệ tương đối nới
lỏng, chừng nào lạm phát vẫn được giữ ở mức thấp và sản lượng dầu dự kiến sẽ tăng lên
15,5 triệu tấn trong năm 2009 và duy trì ở mức này trong năm 2010, tăng trưởng GDP dự
tính sẽ đạt ở mức 4,5% trong năm 2009.
Ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam bày tỏ: Chính sách tiền tệ nới
lỏng và các biện pháp kích thích tài chính sẽ hỗ trợ tiêu dùng công và đầu tư từ các nguồn
vốn trong nước, xuất khẩu ròng dự kiến sẽ gia tăng.
Tuy nhiên, tiêu dùng cá nhân tiếp tục giảm do hoạt động kinh tế suy yếu, tỉ lệ thất nghiệp
gia tăng, giá chứng khoán và giá đất đai giảm. Sự suy giảm của dòng vốn FDI được dự
đoán sẽ dẫn tới sự suy giảm đầu tư từ các nguồn vốn nước ngoài.
Với những tiền đề cho sự hồi phục, tăng trưởng dự kiến của Việt Nam có thể phục hồi ở
mức 6,5% trong năm 2010. Lạm phát bình quân theo hàng năm được dự đoán sẽ giảm
xuống mức 4% trong năm 2009, nhưng đến năm 2010, con số này sẽ lên mức 5%. Tương
tự, thâm hụt tài khóa được dự đoán sẽ tăng lên 9,8% GDP và giảm xuống còn 5,3% GDP
vào năm 2010.
“Trong trung hạn, tăng trưởng GDP nhiều khả năng sẽ hồi phục ở mức 7 - 7,5% do dòng
vốn FDI chảy vào mạnh. Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho FDI, dù đã trải qua
những bất ổn kinh tế vĩ mô trong năm 2008 và phải đối mặt với những khó khăn kinh tế
nghiêm trọng trong ngắn hạn.
Quyết định của Chính phủ vào tháng 10/2008 cho phép tư nhân hóa toàn bộ một số doanh
nghiệp nhà nước, đặc biệt thông qua việc bán chúng cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều
khả năng sẽ thúc đẩy dòng vốn FDI chảy mạnh hơn nữa”, ông Ayumi Konishi nhấn mạnh.
Những thách thức
Đề xuất giải pháp giúp Chính phủ Việt Nam hạn chế những tác động xấu của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, nhóm chuyên gia ADB cho rằng: Trong ngắn hạn, Chính phủ có thể thúc
đẩy mức tăng trưởng đang trùng xuống thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô mở rộng.
Tuy nhiên, chính sách tài khóa mở rộng nhiều khả năng sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và
gánh nặng nợ công.
Do đó, “điều quan trọng là Chính phủ phải duy trì sự cân bằng giữa thúc đẩy tăng trưởng
với việc giữ thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách ở mức kiểm soát được, khi
cố gắng khắc phục những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu”.
Để đạt được sự cân bằng này, theo ông Ayumi Konishi, Chính phủ Việt Nam phải đặc biệt
cẩn trọng khi áp dụng những biện pháp kích thích tài chính bổ sung và tránh chi tiêu vào
những dự án đầu tư nhà nước có hiệu suất thu hồi thấp.
Tập trung ưu tiên hỗ trợ xã hội cho người nghèo và người thất nghiệp, hỗ trợ cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành sản xuất có định hướng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thực hiện các dự án FDI và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức, tăng thêm tính linh hoạt của tỉ giá hối đoái... cũng là những gợi ý từ phía
ADB đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
“Chúng tôi nghĩ rằng Ngân hàng nhà nước phải điều chỉnh tỷ giá tham chiếu, nhằm tránh
việc tỷ giá trên thị trường tách rời quá xa so với tỷ giá của ngân hàng trong thời gian dài.
Về trung hạn, thách thức với nền kinh tế Việt Nam là làm sao tăng trưởng được mà không
tăng thêm lạm phát, thâm hụt tài khoản vãng lai. Khuyến nghị của chúng tôi là làm sao
tránh được hệ quả xấu mà chúng ta đã gặp phải trong thời gian trước khi chính sách của
chúng ta chưa kịp thời”, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam đề xuất.
@Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,5% trong năm 2009?
ông Ayumi Konishi
Hai tuần sau khi The Economist đưa ra dự báo về mức tăng trưởng 0,3% của Việt Nam
trong năm 2009, một tuần sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố mức tăng trưởng của
Quý I là 3,1%, hôm nay (31/3/2009), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra thông
báo về dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo đó, cơ quan này nhận định, tăng
trưởng của Việt Nam trong năm nay dự tính đạt mức 4,5% và hồi phục ở mức 6,5% trong
năm 2010.
Mức tăng trưởng cao của khu vực Đông Nam Á
Trong báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á năm 2009 (ADP), báo cáo thường
niên của ADB, dự báo về tăng trưởng toàn bộ khu vực Châu Á sẽ giảm từ 6,3%
trong năm 2008 xuống mức 3,4% trong năm 2009 và sẽ hồi phục ở mức 6% vào
năm 2010.
Trong đó, khu vực Nam Á được ADB dự báo sẽ có mức tăng trưởng cáo nhất
với 4,8% trong năm 2009, khu vực Trung Á dự tính là 3,9%, Đông Á với các
cường quốc của khu vực sẽ đạt mức 3,6%, khu vực Thái Bình Dương là 3%,
trong khi đó, Đông Nam Á sẽ là khu vực có mức tăng trưởng thấp nhất được dự
báo là 0,7%.
ADB cũng đưa ra dự báo mức tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm xuống 7%
trong năm 2009, Azerbaijan sẽ đạt mức tăng trưởng 8%, trong khi đó, Việt Nam
sẽ là quốc gia có mức tăng trưởng cao của Khu vực Đông Nam Á với 4,5% trong
năm 2009, trong điều kiện các nước láng giềng như Singapore dự kiến sẽ bị suy
thoái ở mức -5%, Thái Lan -2%, Malaysia -0,2%.
Dự báo tăng trưởng của Việt Nam là 4,5%, trong khi
Singapore là -5% trong năm 2009
Tăng trưởng vừa phải khi kinh tế toàn cầu phát triển chậm
Mức tăng trưởng của Việt Nam và triển vọng kinh tế mà ADB đưa ra được giả
định trong bối cảnh các yếu tố của môi trường bên ngoài sẽ tiến triển theo các kỳ
vọng mà ADB đưa ra. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng giả định rằng, Chính phủ
sẽ thực hiện thêm một số biện pháo kích thích tài chính trong số 1 tỷ USD của
năm 2009.
Một giả định nữa cũng được đưa ra là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ duy trì
chính sách tiền tệ tương đối nới lỏng, chừng nào lạm phát vẫn được duy trì ở
mức thấp và những yếu kém trong hệ thống ngân hàng cũng sẽ được khắc phục
để không dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính mang tính hệ thống.
Để có được kết quả nói trên, báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2009 đã ghi
nhận rằng triển vọng kinh tế trong ngắn hạn của Việt Nam sẽ bị che phủ bởi tình
trạng không rõ ràng liên quan đến thời gian và mức độ suy thoái kinh tế toàn cầu
và khả năng áp dụng các biện pháp kích thích tài chính bổ sung của Chính phủ
Việt Nam.
ADB cũng cho rằng, sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Việt Nam không
thể tránh khỏi với việc một số lĩnh vực bị tác động nặng nề từ suy thoái kinh tế
thế giới và tình trạng khó khăn của những người mới tham gia vào thị trường lao
động do tăng trưởng giảm sút.
Phát biểu tại lễ công bố sáng nay, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam,
ông Ayumi Konishi cho rằng: “Thách thức trong ngắn hạn đối với Việt Nam là
phải hạn chế sự tăng trưởng chậm chạp trong khi vẫn kiểm soát được thâm hụt
tài chính và thâm hụt tài khoản vãng lai”.
Giám đốc ADB cũng cho rằng, Chính phủ cần đẩy mạnh các cải cách kinh tế và
mở cửa hơn nữa nền kinh tế theo cam kết WTO nhằm đảm bảo lòng tin của nhà
đầu tư và công chúng. “Những hành động manh tính chính sách này sẽ đảm bảo
dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục chảy vào trong nước”.
Nói về những thách thức của Việt Nam trong năm 2009, ông Ayumi Konishi cho
rằng, cần phải có sự lưu tâm đặc biệt để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu
việc làm, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như người nghèo.
Trong trung hạn, Chính phủ cần phải thúc đẩy tăng trưởng mà không làm tăng
lạm phát hoặc tăng thâm hụt tài khoản vãng lại.
Yếu tố bên ngoài vẫn là nguyên nhân quan trọng làm giảm tăng trưởng
Đánh giá về nguyên nhân làm giảm tăng trưởng theo dự báo,Ông Bahodir
Ganiev, Chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB cho rằng, khủng hoảng tài chính
toàn cầu nhiều khả năng sẽ làm giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
và lượng kiều hối chuyển về trong nước, đồng thời cũng làm giảm xuất khẩu và
dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, điều này sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Thúc đẩy tăng trưởng sẽ tạo ra những nguy cơ về lạm phát và
thâm hụt ngân sách?
Khủng hoảng toàn cầu cũng sẽ tác động tới giá cả hàng hóa và giảm áp lực lạm
phát. Tuy nhiên, ADB cho rằng, cường độ và thời gian của các tác động này phụ
thuộc vào việc tình hình tài chính toàn cầu sẽ giảm sút trong bao lâu và suy thoái
toàn cầu nặng nề và kéo dài như thế nào.
Bên cạnh các tác động từ yếu tố bên ngoài, các chuyên gia ADB cũng cho rằng,
việc không có sự chắc chắn về các biện pháp kích thích tài chính bổ sung mà
Chính phủ có thể áp dụng (ngoài các biện pháp đã được thông qua) cũng là một
nguyên nhân ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế. Bởi các biện pháp kích thích có
thể hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên các biện pháp này cũng sẽ làm tăng thâm hụt
tài khoản vãng lại và thâm hụt tài chính cũng như có thể làm gia tăng trở lại của
lạm phát.
Tăng trưởng và thách thức thâm hụt ngân sách, tài khoản vãng lai và sự
trở lại của lạm phát.
Báo cáo của ADB cũng nhận định rằng, trong ngắn hạn, để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế đang chùng xuống, Chính phủ có thể thực hiện các chính sách kinh tế vĩ
mô mở rộng.
Tuy nhiên, chính sách tài khóa mở rộng nhiều khả năng sẽ làm tăng thâm hụt
ngân sách và tạo ra gánh nặng nợ công. Điều này, sẽ gây ra khó khăn trong việc
kiềm chế thâm hụt tài chính do phải thanh toán các khoản lãi vay lớn hơn bởi
việc tăng thuế và giảm chi tiêu sẽ gặp nhiều khó khăn do sức ép của thực tiễn
nền kinh tế.
Việc bù đắp thâm hụt ngân sách bằng nguồn vốn trong nước sẽ làm tăng lượng
cung tiền hoặc hạn chế đầu tư tư nhân hoặc cả hai vấn đề này sẽ diễn ra đồng
thời, điều này sẽ làm tăng lạm phát và cản trở sự tăng trưởng bởi những khó
khăn về vốn của khu vực kinh tế tư nhân.
Các chuyên gia của ADB cũng cho rằng, để duy trì sự cân bằng giữa thúc đẩy
tăng trưởng với việc giữ thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngan sách ở
mức kiểm soát được đòi hỏi Chính phủ phải đặc biệt cẩn trọng khi áp dụng các
biện pháp kích thích tài chính bổ sung và tránh chi tiêu vào những dự án đầu tư
nhà nước có hiệu suất thấp.
Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện để đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn FDI, ODA để
bổ sung nguồn vốn vào quá trình đầu tư không phải thuộc ngân sách và tăng
tính linh hoạt của tỷ giá hối đoái nhằm ngăn ngừa những kỳ vọng về một sự phá
giá đột ngột có thể xẩy ra do thâm hụt lớn tài khoản vãng lai.
Theo Phan Thanh Tịnh - InfoTV
@Quý I, kim ngạch xuất khẩu khẩu dầu thô giảm 47%
Ngày cập nhật: 03/04/2009
Giá xuất khẩu giảm hơn 1/2 là nguyên nhân làm kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cho biết: Qúy I/2009, kim ngạch xuất khẩu
dầu thô chỉ đạt 1,45 tỷ USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2008.
Mặc dù sản lượng dầu thô khai thác qúy I đạt 4,36 triệu tấn nhưng do giá dầu trung bình
trong qúy I chỉ đạt khoảng 45 USD/thùng, giảm 55USD/thùng so với trung bình quý I/2008
làm giá trị xuất khẩu giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, nhu cầu dầu thô cho các nhà máy lọc hóa dầu trên thế giới giảm, đồng thời
sản lượng từng hợp đồng thấp hơn trước cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến kim ngạch
xuất khẩu dầu thô của Việt Nam.
Theo PVN, do giá dầu giảm nên doanh thu toàn Tập đoàn cũng giảm 20% so với cùng kỳ
năm 2008 và nộp ngân sách đạt 18.600 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2008 và
giảm 33% so với quý IV năm 2008.
Để đảm bảo các chỉ tiêu tài chính trong năm 2009, từ quý 2 Tập đoàn tiếp tục sẽ đẩy mạnh
lĩnh vực dịch vụ dầu khí, chế biến các sản phẩm dầu khí nhằm bù đắp những khó khăn về
tài chính do giá dầu giảm.
Đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm nhằm giảm chi phí.
@Từ kinh tế quí 1, thử nhìn ra cả năm 2009
Ngày cập nhật: 02/04/2009
Chịu tác động nhiều mặt với cường độ khác nhau của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,
kinh tế Việt Nam trong quí 1 vẫn tăng trưởng 3,1%, chỉ số giá chỉ tăng 1,32%, xuất khẩu
tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2008.
Đó là những chỉ tiêu thấp hơn nhiều so với năm 2007 và 2008, nhưng xét trong hoàn cảnh
khó khăn hiện nay đây là những thành tựu đáng trân trọng, tạo điểm xuất phát tích cực cho
ba quí còn lại trong năm 2009.
Trong kết quả này, nổi lên là sự đóng góp quan trọng của nông nghiệp và thị trường nội
địa. Nông nghiệp được mùa, lúa được mua kịp thời vụ, nông dân có lãi, không chỉ bảo đảm
an ninh lương thực của cả nước mà còn cho phép xuất khẩu 5 triệu tấn gạo.
Trong khi xuất khẩu của 12 mặt hàng trong “câu lạc bộ trên 1 tỉ đô la Mỹ ”, chỉ có gạo
tăng, còn tất cả các mặt hàng khác đều giảm mạnh do tác động kép, giảm cả về lượng lẫn
về giá, thì thị trường nội địa vẫn ổn định và không có sự biến động lớn.
Du lịch giảm 16% về lượng khách nước ngoài, song doanh thu của khu vực khách sạn, lưu
niệm giảm từ 20-40% theo trao đổi trực tiếp với giới kinh doanh. GDP của thủ đô Hà Nội
chỉ tăng 3,1%, của TPHCM chỉ tăng 4% - đều thấp hơn 6-7 điểm phần trăm so với mức
tăng của cùng kỳ những năm trước - là những ví dụ điển hình cho thấy tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới đến hai trung tâm kinh tế lâu nay tăng trưởng mạnh nhờ thu
hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu.