Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

phân tích báo cáo bộ phận tại công ty cổ phần dược hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG THỊ THÚY AN

PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301

Tháng 9/ 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRƯƠNG THỊ THÚY AN
MSSV/HV: LT11179

PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


NGUYỄN THU NHA TRANG

Tháng 9 - 2013


LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh Tế- Quản trị kinh doanh
trường Đại học Cần Thơ, và sau thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Dược
Hậu Giang, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Quý Thầy Cô cùng
các anh chị trong công ty và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc
biệt trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tâm của Cô Nguyễn Thu
Nha Trang. Cô đã hướng dẫn và tạo điều kiện tốt cho em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo công ty, đặc biệt các anh chị
trong phòng Quản trị tài chính đã khuyến khích, động viên, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại đơn vị.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Thúy An

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Sinh viên thực hiện
Trương Thị Thúy An

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Cần Thơ, ngày…, tháng…. Năm 2013
Thủ trưởng đơn vị

iii


MỤC LỤC
Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài..................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
1.4 Lược khảo tài liệu..................................................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................4
2.1.1 Khái quát về bộ phận trong doanh nghiệp ....................................4
2.1.2 Khái quát về báo cáo bộ phận.......................................................5
2.1.3 Phân tích số dư bộ phận ...............................................................8
2.1.4 Phân tích báo cáo bộ phận............................................................9

2.1.5 Một số vấn đề về chi phí ..............................................................9
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................14
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .....................................................14
2.2.2.Phương pháp phân tích số liệu....................................................15
Chương 3 : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển............................................17
3.1.1 Thông tin chung .........................................................................17
3.1.2 Lịch sử hình thành .....................................................................18
3.1.3 Quá trình phát triển ....................................................................18
iv


3.1.4 Một số danh hiệu cao quý ..........................................................19
3.2 Ngành nghề kinh doanh.......................................................................20
3.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty...................................................20
3.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán........................................................23
3.5 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010,
2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................24
3.5.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 ..24
3.5.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 ..28
3.6 Thuận lợi và khó khăn .........................................................................33
3.7 Phương hướng mục tiêu kinh doanh và giải pháp thực hiện.................34
Chương 4 : THIẾT LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
4.1 Tổng hợp và phân loại chi phí theo ứng xử chi phí tại công ty.............36
4.2 Thiết lập và phân tích báo cáo bộ phận của công ty cổ phần Dược Hậu
Giang ......................................................................................................41
4.2.1 Báo cáo bộ phận năm 2010 ......................................................41
4.2.2 Báo cáo bộ phận năm 2011 ......................................................48
4.2.3 Báo cáo bộ phận năm 2012 .......................................................54

4.3 Phân tích số dư bộ phận qua 3 năm 2010- 2012 .................................60
4.3.1 Phân tích số dư bộ phận phân xưởng 1 qua 3 năm .....................60
4.3.2 Phân tích số dư bộ phận phân xưởng 2 qua 3 năm......................63
4.3.3 Phân tích số dư bộ phận phân xưởng 3 qua 3 năm .....................66
4.3.4 Phân tích số dư bộ phận phân xưởng 4 qua 3 năm......................68
4.4 Thiết lập và phân tích báo cáo bộ phận cho 6 tháng đầu năm 2013 ......70
Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG CÔNG TY
5.1 Tăng doanh thu....................................................................................74
v


5.2 Kiểm soát tình hình chi phí từng bộ phận ............................................75
5.2.1 Quản lý bằng định mức ..............................................................75
5.2.2 Tăng cường hiệu quả quản lý chi phí..........................................76
5.3 Giải pháp khác ....................................................................................76
Chương 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận...............................................................................................77
6.2 Kiến nghị.............................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................79
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Mẫu báo cáo bộ phận---------------------------------------------------- 8
Bảng 3.1 Một số danh hiệu cao quý ---------------------------------------------19
Bảng 3.2 Ngành nghề kinh doanh------------------------------------------------20

Bảng 3.3 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2010-2012 tại công
ty cổ phần Dược Hậu Giang------------------------------------------------------25
Bảng 3.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Dược Hậu Giang
6 tháng đầu năm 2013 -------------------------------------------------------------28
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp sản lượng sản xuất theo từng phân xưởng --------36
Bảng 4.2 Bảng tổng hợp doanh thu ----------------------------------------------37
Bảng 4.3 Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí-------------------38
Bảng 4.4 Bảng tập hợp và phân loại chi phí theo từng phân xưởng năm 2010
----------------------------------------------------------------------------------------42
Bảng 4.5 Bảng báo cáo bộ phận theo phân xưởng năm 2010 ----------------44
Bảng 4.6 Bảng tập hợp và phân loại chi phí theo từng phân xưởng năm 2011
----------------------------------------------------------------------------------------48
Bảng 4.7 Bảng báo cáo bộ phận theo phân xưởng năm 2011 ----------------50
Bảng 4.8 Bảng tập hợp và phân laoij chi phí theo từng phân xưởng năm 2012
----------------------------------------------------------------------------------------54
Bảng 4.9 Bảng báo cáo bộ phận theo phân xưởng năm 2012 ----------------57
Bảng 4.10 So sánh số dư bộ phận của phân xưởng 1 qua 3 năm 2010-2012-----------------------------------------------------------------------------------------62
Bảng 4.11 So sánh số dư bộ phận của phân xưởng 2 qua 3 năm 2010-2012-----------------------------------------------------------------------------------------65
Bảng 4.12 So sánh số dư bộ phận của phân xưởng 3 qua 3 năm 2010-2012-----------------------------------------------------------------------------------------67
vii


Bảng 4.13 So sánh số dư bộ phận của phân xưởng 4 qua 3 năm 2010-2012-----------------------------------------------------------------------------------------69
Bảng 4.14 Bảng tổng hợp và phân loại chi phí theo phân xưởng 6 tháng đầu
năm 2013 ----------------------------------------------------------------------------70
Bảng 4.15 Bảng báo cáo bộ phận theo phân xưởng 6 tháng đầu năm 2013 ------------------------------------------------------------------------------------------72

viii



DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 3.1Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Dược Hậu Giang ----------- 21
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Quản trị tài chính --------------------- 23
Hình 3.3 Biểu đồ doanh thu thuần-giá vốn-lợi nhuận sau thuế tại công ty cổ
phần Dược hậu Giang 2010-2012 ------------------------------------------------ 26
Hình 3.4 Biểu đồ doanh thu thuần- gí vốn- lợi nhuận sau thuế tại công ty cổ
phần Dược Hậu Giang 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 ------------------ 30
Hình 4.1 Sơ đồ bộ phận theo hướng phân tích --------------------------------- 36
Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu doanh thu và cơ cấu số dư bộ phận năm 2010---- 45
Hình 4.3 Biểu đồ cơ cấu doanh thu và cơ cấu số dư bộ phận năm 2011---- 52
Hình 4.4 Biểu đồ cơ cấu doanh thu và cơ cấu số dư bộ phận năm 2012---- 58

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DHG

Dược Hậu Giang

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

GMP

Thực hành tốt sản xuất thuốc ( Good Manufacturing Practices)


GSP

Thực hành tốt bảo quản thuốc (Good Storage Practices)

GLP

Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (Good Laboratory Practices)

HĐQT

Hội đồng quản trị

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

TP

Thành phố

ĐVT

Đơn vị tính

x


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Kinh tế Việt Nam năm 2012 gặp nhiều khó khăn, kinh doanh trong cơ
chế thị trường có nhiều biến động và rủi ro như chi phí đầu vào tăng, lạm phát
tăng cao, cạnh tranh, giảm sút sức mua của người tiêu dùng… các doanh
nghiệp phải đối đầu với nhiều sóng gió trên thị trường, đa số gặp khó khăn về
giải quyết hàng tồn kho và nổ lực không nằm trong danh sách hàng ngàn
doanh nghiệp phá sản, ngưng hoạt động hoặc kết quả kinh doanh lỗ. Trên thực
tế các nhà quản lý đã vận dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau để thúc
đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.Trong đó, kế toán được xem là một công
cụ quản lý kinh tế hiệu quả. Song bên cạnh kế toán tài chính thì kế toán quản
trị sẽ giúp cung cấp một lượng lớn thông tin hữu ích cho nhà quản lý một cách
chi tiết, tỷ mỷ theo yêu cầu quản lý nhưng chưa được áp dụng phổ biến ở nước
ta. Hiện nay, kế toán quản trị xuất phát từ mục tiêu quản lý mang tính đặc thù
nên không mang tính bắt buộc. Tuy không bắt buộc, các báo cáo quản trị lại
là cơ sở để ra quyết định quản lý và cung cấp thông tin để nhà quản lý ra quyết
định và quản lý tốt chi phí. Đối với doanh nghiệp sản xuất, hiểu và quản lý chi
phí là một phần rất quan trọng để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Trong đó,
báo cáo bộ phận là báo cáo so sánh doanh thu và chi phí của từng bộ phận
nằm trong cơ cấu tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, nó nhằm xác định kết
quả kinh doanh của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Phân tích báo cáo bộ
phận có thể đánh giá được mức sinh lời dài hạn của từng bộ phận và phát hiện
ra những bộ phận yếu kém để có cách giải quyết thích hợp. Doanh nghiệp có
qui mô càng lớn thì báo cáo bộ phận càng cần thiết. Bởi vì lợi nhuận nhiều
hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi doanh thu và những chi phí đã chi ra của
từng bộ phận.
Dược Hậu Giang là công ty cổ phần có quy mô lớn, dẩn đầu Ngành Công
nghiệp dược Việt Nam liên tiếp nhiều năm liền. Ngành dược phẩm Việt Nam
là một trong số các ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và
đời sống xã hội. Mặc dù thị trường khá rộng nhưng là một ngành có mức cạnh
tranh gay gắt. Yếu tố giúp doanh nghiệp thành công là có chiến lược phù hợp,

hiệu quả. Do vậy, để có đủ thông tin để đề ra các chiến lược kinh doanh hay có
các quyết định phù hợp hiệu quả thì nguồn thông tin từ các báo cáo quản trị
rất cần thiết. Không những thiết lập mà kế toán cần phân tích báo cáo bộ phận
để đánh giá thành quả bộ phận và thành quả quản lý bộ phận. Để cung cấp
thông tin kịp thời công tác kế toán quản trị nói chung và báo cáo bộ phận nói
riêng sẽ giúp so sánh được các bộ phận khác nhau, thấy được mức đóng góp
của bộ phận vào kết quả kinh doanh chung. Đồng thời là kế toán quản trị
nhưng tính linh hoạt của kế toán quản trị rất cao phụ thuộc vào đặc điểm kinh
doanh của từng ngành.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó và nhận thức được tầm quan trọng của

1


báo cáo bộ phận đối với doanh nghiệp nói chung và với công ty Cổ phần
Dược Hậu Giang nói riêng nên tôi chọn đề tài “Phân tích báo cáo bộ phận
tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của
mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Thiết lập và phân tích báo cáo bộ phận tại công ty cổ phần Dược Hậu
Giang để thấy được bộ phận hoạt động có hiệu quả hơn và tìm ra giải pháp
giúp nhà quản lý có quyết định phù hợp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Hệ thống hóa các lý thuyết về báo cáo bộ phận.
- Mục tiêu 2: Tập hợp và phân loại chi phí cho từng bộ phận, thiết lập
báo cáo bộ phận.
- Mục tiêu 3: Thực hiện phân tích đánh giá hoạt động của từng bộ phận
- Mục tiêu 4: Tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục những
tồn tại.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang, chủ yếu tại
phòng Quản trị tài chính của công ty.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Nghiên cứu về báo cáo bộ phận qua 3 năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng
đầu năm 2013
- Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 11/2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là công ty vừa sản xuất vừa kinh
doanh có nhiều công ty con và công ty liên kết có mạng lưới phân phối rộng
khắp nhưng do thời gian và kinh nghiệm thực tế có hạn nên đề tài chỉ tập trung
vào thiết lập và phân tích báo cáo bộ phận theo từng phân xưởng. Công ty có
5 phân xưởng gồm xưởng 1(sản xuất các dạng bào chế rắn Non Beta-lactam),
Xưởng 2 (sản xuất các dạng bào chế rắn Beta-lactam), Xưởng 3 (sản xuất các
dạng bào chế lỏng Non beta – lactam), Xưởng 4 (sản xuất các dạng bào chế
viên nang mềm Non Beta- lactam), Xưởng 5 (đóng gói Non beta- lactam).
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
* Dương Thị Cẩm Tú (2007) Luận văn tốt nghiệp “Thiết lập và phân
tích các báo cáo bộ phận tại xí nghiệp Mitagas Cần Thơ”.
Trong luận văn này, tác giả đã trình bày và phân tích các nội dung sau:

2


-Thực hiện phân loại và tổng hợp các chi phí theo cách ứng xử của
chúng (khả biến hay bất biến) tiến hành lập ra các báo cáo cho từng bộ phận
qua các năm
- Phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo đưa ra nhận xét đánh giá về từng
bộ phận

- Luận văn cũng đã phân tích, so sánh cơ cấu doanh thu và cơ cấu số dư
bộ phận trong tổng thể để thấy được kết quả của từng bộ phận.
* Dương Kim Loan (2011) Luận văn tốt nghiệp “Thiết lập và phân
tích các báo cáo bộ phận tại công ty TNHH Q&K”
Trong bài luận văn này, tác giả đã nêu lên sự cần thiết của báo cáo bộ
phận phân loại các chi phí tại công ty TNHH Q&K. Từ đó thiết lập báo cáo bộ
phận tại đơn vị trực thuộc công ty. Sau đó tiến hành phân tích báo cáo bộ phận
qua 3 năm 2008-2010. Đánh giá hiệu quả các trung tâm trách nhiệm tại công
ty TNHH Q&K
Mục tiêu cụ thể của luận văn là
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 20082010 và 6 tháng đầu năm 2011
- Tập hợp và phân loại chi phí cho từng bộ phận, thiết lập và phân tích
báo cáo thu nhập bộ phận theo các hướng thích hợp để thấy được bộ phận hoạt
động hiệu quả hơn. Đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm trách nhiệm
- Tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại,
nâng cao hiệu quả hoạt động công ty.

3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về bộ phận trong doanh nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm bộ phận
Bộ phận là một phần, một khía cạnh hoạt động, một đơn vị hay một
phòng ban thuộc cơ cấu hoạt động của tổ chức và hoạt động vì mục tiêu chung
của tổ chức. ( Lê Phước Hương, 2011, trang 82)
Ví dụ như công ty hàng không Vietnamairline chia ra làm 2 bộ phận:
các chuyến bay nội địa và các chuyến bay quốc tế. Công ty thủy sản chia làm

5 bộ phận: cá da trơn, tôm, mực, cua, ghẹ. Công ty dược phẩm chia ra 3 bộ
phận: thị trường miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Từ các ví dụ trên cho
thấy bộ phận có thể là sản phẩm dòng sản phẩm, thị trường, cửa hàng, phân
xưởng, khách hàng… Đây là bộ phận cấp 1, sau đó doanh nghiệp có thể chia
nhỏ thành cấp 2, cấp 3 và hoán đổi với nhau. Ví dụ như Ngân hàng phân
doanh số cho vay theo thời hạn gồm có ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, sau đó
chia theo mục đích vay gồm có vay tiêu dùng, vay sản xuất, vay xây lắp; sau
đó chia theo địa bàn gồm 5 phường. Tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp
mà người quản lý có cách phân chia bộ phận cho phù hợp.
2.1.1.2 Đặc điểm bộ phận
Theo chuẩn mực kế toán thì bộ phận phân theo lĩnh vực kinh doanh,
sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ, một nhóm các sản phẩm
hoặc các dịch vụ có liên quan mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác
với bộ phận kinh doanh khác. Các nhân tố cần xem xét để xác định sản phẩm
và dịch vụ có liên quan hay không, gồm:
 Tính chất của hàng hóa và dịch vụ
 Tính chất của quy trình sản xuất
 Kiểu hoặc nhóm khách hàng sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ
 Phương pháp được sử dụng để phân phối sản phẩm hoặc cung cấp dịch
vụ;
 Điều kiện của môi trường pháp lý như hoạt động nhân hàng, bảo hiểm
hoặc dịch vụ công cộng.
Bộ phận theo khu vực địa lý có thể phân biệt được của một doanh
nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẫm, dịch vụ trong
phạm vi một môi trường kinh tế cụ thể mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích
kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh trong môi trường kinh tế khác. Các
nhân tố cần xem xét để xác định bộ phận theo khu vực địa lý, gồm:
 Tính tương đồng của các điều kiện kinh tế và chính trị
 Mối quan hệ của những hoạt động trong các khu vực địa lý khác nhau
 Tính tương đồng của hoạt động kinh doanh


4


 Rủi ro đặc biệt có liên quan đến hoạt động trong một khu vực địa lý cụ
thể
 Các quy định về kiểm soát ngoại hối
 Các rủi ro về tiền tệ. ( Lê Phước Hương, 2011, trang 83)
2.1.2 Khái quát về báo cáo bộ phận
2.1.2.1 Khái niệm báo cáo bộ phận
Báo cáo bộ phận là một báo cáo so sánh doanh thu và chi phí của từng
bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
nhằm xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận trong tổ chức.
Tổng hợp số liệu từ các báo cáo bộ phận sẽ hình thành báo cáo tổng
hợp trên phạm vi toàn doanh nghiệp.
( Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm, 2001, trang 149)
2.1.2.2 Đặc điểm báo cáo bộ phận
- Báo cáo bộ phận được lập theo phương pháp biến phí, nghĩa là toàn bộ
các chi phí phát sinh của bộ phận đều phải được tách ra thành biến phí định
phí. Doanh thu của bộ phận sẽ được so sánh lần lượt với biến phí rồi đến định
phí.
- Chi phí của bộ phận cần phải được tách thành chi phí kiểm soát được
và chi phí không kiểm soát được. Cách trình bày này thuận lợi cho việc đánh
giá về trách nhiệm của người quản lý bộ phận.
- Báo cáo bộ phận phải phản ánh kết quả kinh doanh của toàn bộ tổ chức
và các bộ phận chủ yếu trong tổ chức.
- Báo cáo bộ phận có thể được lập theo các khu vực, các đơn vị hoặc
theo các loại sản phẫm chủ yếu.
- Báo cáo bộ phận được lập nhằm mục đích sử dụng trong nội bộ của tổ
chức.

- Bộ phận có thể là một phần, một khu vực, một đơn vị, một phòng ban
hay một mặt hoạt động nào đó trong tổ chức, cho nên kết quả kinh doanh ở
từng bộ phận không phải lúc nào cũng gắn liền với trách nhiệm của giám đốc
bộ phận.
- Trong báo cáo bộ phận những chi phí liên quan trực tiếp đến tạo ra lợi
ích của từng bộ phận riêng biệt thì được tính trực tiếp cho bộ phận đó. Trường
hợp có những chi phí phát sinh liên quan đến việc tạo ra lợi ích của nhiều bộ
phận liên quan, thì việc xử lý các khoản chi phí này được thực hiện như thế
nào? Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi và có hai ý kiến được đưa ra vả trái
ngược nhau
Một là, nên phân bổ chi phí chung này cho các bộ phận được xác định
được kết quả kinh doanh cuối cùng ở từng bộ phận và tổng hợp kết quả hoạt
động toàn bộ tổ chức.
Hai là, không nên phân bổ chi phí chung này cho các bộ phận vì họ cho
rằng đây là những chi phí gián tiếp nên rất khó tìm ra một tiêu thức hợp lý để
phân bổ các khoản chi phí này. Nếu phân bổ dựa trên các cơ sở tùy tiện sẽ làm
sai lệch kết quả kinh doanh ở từng bộ phận, làm cho kết quả kinh doanh ở

5


từng bộ phận chỉ là hình thức, không có ý nghĩa để đánh giá kết quả cuối cùng
này. Do vậy, tốt hơn hết là không nên phân bổ chi phí chung này.
Chúng ta biết rằng báo cáo bộ phận được lập nhằm mục đích sử dụng
trong nội bộ của tổ chức, nên tùy thuộc vào tình hình cụ thể, đặc điểm, yêu cầu
quản lý đánh giá trách nhiệm của từng doanh nghiệp, mà có thể sử dụng thích
hợp, có thể phân bổ hoặc không phân bổ các chi phí chung này. Việc xác định
kết quả kinh doanh cuối cùng ở từng bộ phận là cần thiết, nên phân bổ chi phí
chung nếu có thể xác định được một hoặc một số tiêu thức thích hợp để phân
bổ các khoản chi phí này. Nếu không tìm ra các tiêu thức phân bổ hơp lý thì

không nhất thiết phải phân bổ chi phí này. ( Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm
2001, trang 150,151)
2.1.2.3 Các yếu tố trong báo cáo bộ phận
 Doanh thu bộ phận
Doanh thu bộ phận được tính trực tiếp hoặc phân bổ cho bộ phận, bao
gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài và doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ cho bộ phận khác của doanh nghiệp. Doanh thu bộ
phận không bao gồm:
- Thu nhập khác
- Doanh thu từ tiền lãi hoặc cổ tức, kể cả tiền lãi thu được trên các
khoản ứng trước hoặc các khoản tiền cho các bộ phận khác vay, trừ khi hoạt
động của bộ phận chủ yếu là hoạt động tài chính.
- Lãi từ việc bán các khoản đầu tư hoặc lãi từ việc xóa nợ trừ khi hoạt
động của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính
- Doanh thu của bộ phận bao gồm cả phần lãi hoặc lỗ do đầu tư vào
công ty liên kết, công ty liên doanh hoặc các đầu tư tài chính khác hoặc hạch
toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu khi cáckhoản doanh thu đó nằm trong
doanh thu hợp nhất của tập đoàn. (Lê Phước Hương, 2011, trang 85)
 Chi phí bộ phận
Chi phí bộ phận là chi phí phát sinh từ hoạt động kinh doanh của bộ
phận được tính trực tiếp cho bộ phận đó và phần chi phí của doanh nghiệp
được phân bổ cho bộ phận đó, bao gồm cả chi phí bán hàng ra bên ngoài và
chi phí có liên quan đến những giao dịch với bộ phận khác của doanh nghiệp.
Chi phí bộ phận không bao gồm:
- Chi phí khác
- Chi phí tiền lãi vay, kể cả tiền lãi phải trả phát sinh đối với các khoản
tiền ứng trước hoặc tiền vay từ các bộ phận khác, trừ khi hoạt động của bộ
phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính.
- Lỗ từ việc bán các khoản đầu tư hoặc lỗ từ việc xóa nợ, trừ khi hoạt
động của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính.


6


- Phần sở hữu của doanh nghiệp trong khoản lỗ của bên nhận đầu tư do
đầu tư vào các công ty liên kết, công ty liên doanh hoặc các khoản đầu tư tài
chính khác được hạch toán theo hương pháp vốn chủ sở hữu.
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Chi phí hành chính chung và các chi phí khác phát sinh liên quan đến
toàn bộ doanh nghiệp. Các chi phí doanh nghiệp chi hộ bộ phận được coi là
chi phí bộ phận nếu chi phí đó liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của bộ phận và những chi phí này có thể được tính trực tiếp hoặc phân bổ vào
bộ phận đó một cách hợp lý. (Lê Phước Hương, 2011, trang 85)
 Số dư bộ phận
Số dư bộ phận là toàn bộ số tiền còn lại sau khi dùng doanh thu trang
trải tất cả chi phí do bộ phận đó phát sinh. Chi phí khả biến luôn được đánh
giá là chi phí trực tiếp vì chỉ khi có hoạt động mới phát sinh chi phí này. Chi
phí khả biến tăng giảm về giá trị phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ hoạt động
của bộ phận là phát sinh nó. Khác với chi phí khả biến, chi phí bất biến cần
được nghiên cứu kỹ hơn để xác định chi phí trực tiếp hay gián tiếp.
+ Chi phí bất biến trực tiếp là chi phí bất biến phát sinh liên quan trực
tiếp đến một bộ phận, số tiền phát sinh sẽ chuyển thẳng vào bộ phận này. Khi
bộ phận này không tồn tại thì chi phí bất biến trực tiếp biến mất hoàn toàn.
+ Chi phí bất biến chung là chi phí gián tiếp phát sịnh cho tổng thể. Chi
phí này sẽ chuyển cho các bộ phận thông qua quá trình phân bổ. Do đó, người
quản lý bộ phận không thể kiểm soát được loại chi phí này. Đứng ở gốc độ
toàn doanh nghiệp, chi phí này không thể loại bỏ khi ngưng hoạt động một hay
một vài bộ phận.(Lê phước Hương, 2011, trang 86,87)
 Kết quả kinh doanh của bộ phận
Là doanh thu bộ phận trừ chi phí bộ phận, kết quả kinh doanh của bộ

phận được xác định trước khi tính đến lợi ích của cổ đông thiểu số.
( Lê Phước Hương, 2011, trang 86)
2.1.2.4 Các hình thức báo bộ phận
- Báo cáo theo sản phẩm
- Báo cáo theo đơn vị
- Báo cáo theo khu vực. ( Phan Đức Dũng, 2009, trang 205)
Sau đây là hình thức báo cáo thu nhập theo bộ phận. Báo cáo này được
thực hiện tương tự như báo cáo thu nhập dạng đảm phí.

7


Bảng 2.1 MẪU BÁO CÁO BỘ PHẬN

Chỉ tiêu

Toàn
công ty

Bộ
phận….

Các bộ phận
Bộ
phận…

Bộ
phận…

Doanh thu

Chi phí khả biến
Số dư đảm phí
Chi phí bất biến trực thuộc
Số dư bộ phận
Chi phí bất biến chung
Lợi nhuận
(Lê Phước Hương, 2011, trang 84)

2.1.2.5 Tác dụng báo cáo bộ phận
Báo cáo bộ phận rất cần thiết cho người quản lý trong việc phân tích
hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, đánh giá thành quả bộ phận và người
quản lý ở từng bộ phận cũng như trên phạm vi hoạt động toàn doanh nghiệp.
Thông qua phân tích báo cáo bộ phận có thể xác định được các mặt tồn
tại và các khả năng còn tiềm ẩn ở từng bộ phận trong tổ chức, tư đó đề ra các
biện pháp khắc phục, các phương án hoạt động,cũng như quyết định kinh tế
thích hợp. ( Huỳnh Lợi và Nguyễn Khắc Tâm , 2001, trang 153)
2.1.3 Phân tích số dư bộ phận
- Số dư bộ phận = Doanh thu bộ phận- chi phí trực tiếp
- Số dư đảm phí bộ phận = Doanh thu bộ phận – chi phí khả biến
- Số dư bộ phận = Số dư đảm phí – Chi phí bất biến trực thuộc
Nhìn vào số dư bộ phận ta thấy số dư bộ phận là lợi nhuận trước khi bù
đắp các chi phí bất biến chung do tổng thể phát sinh. Chỉ tiêu này dùng để đo
lường kết quả hoạt động của bộ phận trong dài hạn. Khi doanh nghiệp có
nhiều bộ phận tương tự nhau thì số dư bộ phận càng lớn càng tốt. Hay nói
cách khác bộ phận nào có số dư bộ phận lớn hơn là đóng góp vào lợi nhuận
chung tốt hơn. Tuy nhiên dùng số dư bộ phận để đánh giá các bộ khác quy mô
thì chưa hợp lý lắm nên có thể xem xét chỉ tiêu tỷ lệ số dư bộ phận.
- Tỷ lệ số dư bộ phận = Số dư bộ phận / Doanh thu bộ phận

8



Tỷ lệ số dư bộ phận được tính trên doanh thu thể hiện mức đóng góp
của bộ phận vào tổng thể. Chỉ tiêu này giúp so sánh hiệu quả sinh lợi của các
bộ phận trong dài hạn có quy mô khác nhau. Khi tổng thể có nhiều bộ phận
với các tỷ lệ số dư bộ phận khác nhau thì người quản lý sẽ tập trung phát huy
bộ phận có số dư lớn nhất vì trong dài hạn, bộ phận nào có tỷ lệ số dư bộ phận
cao hơn sẽ có mức sinh lời cao hơn. Đồng thời người quản lý nên tìm biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận có tỷ lệ số dư bộ phận thấp.
(Lê Phước Hương, 2011, trang 87)
2.1.4 Phân tích báo cáo bộ phận
Phân tích báo cáo bộ phận để thấy được mức độ đóng góp của các bộ
phận vào kết quả chung của doanh nghiệp. Trong báo cáo này có ba mức lợi
nhuận được xem xét bao gồm lợi nhuận trước khi bù đắp chi phí bất biến (số
dư đảm phí) để đánh giá vai trò của bộ phận trong ngắn hạn; lợi nhuận trước
khi bù đắp chi phí chung (số dư bộ phận) để đánh giá vai trò của bộ phận trong
dài hạn và lợi nhuận cuối cung của doanh nghiệp. Kết quả trình bày trên báo
cáo bộ phận có cung cấp nhiều thông tin hay không là phụ thuộc vào mức độ
chi tiết của các loại chi phí bất biến. chi phí bất biến trực tiếp cần được tách ra
chính xác để xác định số dư bộ phận. Như chúng ta đã phân tích để tăng hiệu
quả người quản lý cần quan tâm đến tiềm năng sinh lời ngắn hạn thông qua
việc sử dụng các yếu tố khả biến và sử dụng hợp lý nguồn lực dài hạn. (Lê
Phước Hương, 2011, trang 88)
2.1.5 Một số vấn đề về chi phí
Để thiết lập báo cáo bộ phận, trước hết phải tập hợp, phân loại chi phí
trong doanh nghiệp, vì vậy ta cần phân biệt các loại chi phí và hiểu rõ nội
dung ý nghĩa của các loại chi phí.
2.1.5.1 Khái niệm chi phí
Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Chi phí có
thể hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động

sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh; hoặc chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những nhận thức chi phí có thể khác
nhau về quan điểm, hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thừa nhận một
vấn đề chung: chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát
sinh gắn liền với mục đích kinh doanh. Đây chính là bản chất kinh tế của chi
phí. .(Lê Phước Hương, 2011, trang 18)
2.2.5.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Dựa vào các căn cứ phân loại khác nhau, chi phí được phân thành các
loại khác nhau
Phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Có 3 loại chi phí


Biến phí
9


Biến phí là chi phí thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi.
Quan hệ giữa biến phí và mức độ hoạt động thường là quan hệ tỷ lệ
thuận, quan hệ tuyến tính.
Chi phí của một đơn vị hoạt động không đổi- trường hợp sản xuất công
nghiệp hàng loạt
- Có 2 loại biến phí
 Biến phí thực thụ: là chi phí thay đổi theo tỷ lệ với sự thay đổi
mức độ hoạt động.
Ví dụ
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp- trả lương khoán theo sản phẫm
- Chi phí dầu nhớt cho máy sản xuất

- Chi phí nhân công gián tiếp – trả lương theo sản phẫm gián tiếp
- Chi phí nhân viên bán hàng trả lương khoán theo doanh thu
- Chi phí hoa hồng – chi theo một tỷ lệ theo doanh thu
Nếu ta gọi:
A: giá trị chi phí khả biến tính theo một đơn vị mức độ hoạt động
X: biến số thể hiện mức hoạt động đạt được
Ta có tổng giá trị chi phí khả biến (y) sẽ là hàm số có dạng y = ax
Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của chi phí khả biến theo mức độ hoạt
động như sau:
y
( biến phí)

Y = ax

x (mức độ hoạt động)
 Biến phí cấp bậc: Biến phí cấp bậc là chi phí thay đổi khi mức
mức hoạt động thay đổi nhiều
Ví dụ
10


- Chi phí nhân viên bán hàng trả theo từng mức doanh thu.
Đồ thị biểu diễn chi phí cấp bậc
y

chi phí khả biến cấp bậc

x
Mức độ hoạt động



Định phí

Định phí là chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay
đổi trong một phạm vi (hoặc thay đổi nhưng không tỷ lệ với mức hoạt động
thay đổi)
Ví dụ
- Chi phí khấu hao nhà xưởng máy móc
- Chi phí nhân viên quản lý trả cố định (theo thời gian)
- Chí phí nhân công trực tiếp – trả cố định (theo thời gian)
- Chi phí văn phòng phẩm
- Chi phí bảo hiểm tài sản…
Không nên quan niệm là định phí sẽ luôn cố định, mà nó có thể tăng
giảm trong tương lai, tuy không ảnh hưởng bởi tăng giảm mức hoạt động.
Đồ thị biểu diễn chi phí bất biến
y chi phí bất biến

Y= b
x
Mức độ hoạt động

11


- Có 2 loại định phí
 Định phí bắt buộc: là chi phí liên quan đến máy móc, thiết bị,
cấu trúc tổ chức..
Ví dụ
- Chi phí khấu hao nhà xưởng máy móc
- Chi phí nhân viên quản lý cấp cao trả cố định theo thời gian

- Chi phí điện thắp sáng cho bảo vệ
- Chi phí bảo hiểm cho tài sản
 Đặc điểm của định phí bắt buộc
+ Có bản chất lâu dài
+ Không thể giảm đến 0
 Yêu vầu quản lý
+ Phải thận trọng khi quyết định đầu tư
+ Tăng cường sử dụng những phương tiện hiện có
 Định phí không bắt buộc: là chi phí liên quan đến nhu cầu từng
kỳ kế hoạch
Ví dụ
- Chi phí quảng cáo
- Chi phí đào tạo
- Chi phí thuê tư vấn quản lý
 Đặc điểm của định phí không bắt buộc
+ Kế hoạch cho định phí không bắt buộc là kế hoach nhắn hạn
+ Có thể cắt giảm khi cần thiết
 Yêu cầu quản lý
Phải xem xét lại mức chi tiêu cho mỗi kỳ kế hoạch


Chi phí hỗn hợp

Chi phí hỗn hợp là chi phí gồm có 2 yếu tố định phí và biến phí (chi phí
điện trong xưởng sản xuất)
+ Định phí: phần chi phí tối thiểu
+ Phần chi phí theo mức sử dụng
Ví dụ
- Chi phí điện thoại cố định trong dịch vụ viễn thông - phí thuê bao là
định phí, phí trả theo thời gian sử dụng là biến phí


12


- Chi phí nhân công trực tiếp, trường hợp trả lương vừa bao gồm theo
thời gian và sản phẩm – phần trả theo thời gian là định phí, phần trả theo sản
phẩm là biến phí (Bùi văn Trường, 2008, trang 17,18,19,20)
Đường biểu diễn của chi phí hỗn hợp là đường thẳng như chi phí khả
biến nhưng nó không xuất phát tại gốc tọa độ vì khi không có hoạt động doanh
nghiệp vẫn phải chi phần cố định.
Y= ax+b
Y: Chi phí hỗn hợp
A: chi phí khả biến / căn cứ ứng xử - mức cố định
X: số lượng căn cứ ứng xử - Mức độ hoạt động
B: Tổng chi phí bất biến
y chi phí
y=ax+b

x
Mức độ hoạt động
Phương pháp phân tích chi phí
Nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn
hợp trong doanh nghiệp cần phải phân tích nhằm tách riêng các yếu tố khả
biến và bất biến. Có ba phương pháp để xác định mối quan hệ giữa chi phí và
mức hoạt động thường được sử dụng là:
- phương pháp cực đại- cực tiểu
Phương pháp này đòi hỏi phải quan sát các chi phí phát sinh cả ở mức
hoạt động cao nhất và thấp nhất của hoạt động trong phạm vi phù hợp. Dựa
trên một dãy quan sát của một khoản mục chi phí hỗn hợp chúng ta chọn ra hai
quan sát có mức độ hoạt động (x) cao nhất và thấp nhất. Tỷ số giữa mức chênh

lệch của tổng chi phí (y) và chênh lệch của mức độ hoạt động (x) là hệ số b,
thay vào công thức y= ax+b để tìm ra a. Theo phương pháp này phạm vi phù
hợp của công thức chi phí được giới hạn ở mức cao nhất và thấp nhất của mức
hoạt động .
Phương pháp này tuy đơn giản, dễ áp dụng nhưng có nhược điểm lớn là
chỉ sử dụng hai điểm để thành lập phương trình biến thiên của chi phí, do đó
chưa đủ để cho kết quả phân tích chi phí chính xác, trừ khi hai điểm được

13


×