Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ẢNH HƯỞNG của VIỆC SỬDỤNG THUỐC TRỪSÂU đến các LOÀI THIÊN ĐỊCH của sâu đục THÂN mía

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.18 KB, 5 trang )

Báo cáo Hội nghị Côn trùng học toàn quốc Lần thứ 5, Hà Nội 11-12/04/2005, trang 363-366

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU ĐẾN CÁC
LOÀI THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU ĐỤC THÂN MÍA
TS. Cao Anh Đương
Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát
GS.TS. Hà Quang Hùng
Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quy trình canh tác mía nói chung hiện nay ở vùng Bến Cát, tỉnh Bình
Dương và phụ cận, việc sử dụng từ 20-25 kg thuốc trừ sâu dạng hạt (phổ biến như thuốc
Diaphos 10 H, Padan 4 H, Regent 0.3 G,…) bón lót xuống rãnh khi trồng thành yêu cầu
không thể bỏ qua (Cao Anh Đương, 2003). Vì nếu không sử dụng thuốc bón lót khi
trồng, hom mía giống sẽ bị các sâu hại dưới đất như mối, kiến tấn công gây hại, làm
giảm mật độ cây, ảnh hưởng đến năng suất mía sau này (Đỗ Ngọc Diệp 2002). Mặt khác
thuốc còn có tác dụng phòng trừ các loài sâu đục thân gây hại ở giai đoạn mọc mầm như
sâu đục thân 5 vạch đầu nâu, sâu đục thân 4 vạch,… Để xác định được mức độ ảnh
hưởng của các loại thuốc trừ sâu dạng khác nhau đang sử dụng phổ biến trong sản xuất
mía đến các loài côn trùng ký sinh và thiên địch sâu đục thân mía, chúng tôi đã tiến hành
bố trí thí nghiệm, tiến hành điều tra và thu được kết quả trình bày trong phạm vi báo cáo
này.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của việc bón lót thuốc trừ sâu dạng hạt
Tiến hành điều tra theo phương pháp định kỳ 2 tháng 1 lần, điều tra trên ruộng
mía tơ, cả trong vụ hè thu và đông xuân, liên tục qua 2 năm (2001 – 2002). Mỗi vụ
điều tra trên 5 ruộng mía, cùng trồng giống VN84-4137, mỗi ruộng có diện tích > 0,5
ha, tương ứng với 4 công thức có bón lót thuốc trừ sâu Diaphos 10 H, Marshal 5 G,
Padan 4 H hoặc Regent 0.3 G và 1 công thức đối chứng không bón lót thuốc. Liều
lượng sử dụng các loại thuốc trên đồng đều là 25 kg/ha. Trên mỗi ruộng mía, tiến hành
điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, không cố định điểm, tịnh tiến không lặp


lại, mỗi điểm điều tra 10 m2.
Theo dõi và tính toán các chỉ tiêu tỷ lệ trứng bị kí sinh trung bình (%), tỷ lệ sâu
non bị kí sinh trung bình (%), tỷ lệ nhộng bị kí sinh trung bình (%) và mật độ bọ đuôi
kìm Euborellia annulipes trung bình trên từng ruộng thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm được xử lí thống kê so sánh theo kiểu Student - Newman Keul’s Test ở mức xác suất tin cậy 95%.
- Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của việc phun thuốc trừ sâu
Thời gian thực hiện và phương pháp điều tra tương tự như thí nghiệm trên. Mỗi
vụ mía điều tra trên 5 ruộng mía, tương ứng với 4 công thức có phun thuốc trừ sâu
Diaphos 50 ND, Marchal 200 SC, Padan 95 SP, Regent 5 SC và 1 công thức đối chứng
không phun thuốc.
161


Liều lượng sử dụng các loại thuốc trên đồng đều là 1,5 lít hoặc kg/ha. Phun
thuốc 2 lần vào thời điểm mía 2 và 4 tháng tuổi. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xử lí
số liệu tương tự như thí nghiệm 1.
- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của cách sử dụng thuốc trừ sâu
Điều tra trên ruộng mía tơ, cả trong vụ hè thu và đông xuân, liên tục trong 2
năm (2001-2002). Mỗi vụ mía điều tra trên 2 ruộng, tương ứng với 2 công thức sử
dụng thuốc trừ sâu theo 2 cách khác nhau là:
+ Sử dụng không chọn lọc: Phun thuốc trừ sâu trên toàn diện tích thí nghiệm,
không chừa vị trí nào.
+ Sử dụng có chọn lọc: Chỉ phun thuốc trừ sâu ở những chỗ, đoạn mía bị sâu
hoặc nghi bị sâu đang gây hại.
Thuốc trừ sâu thí nghiệm là Diaphos 50 ND, liều lượng và thời gian sử dụng
thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất SPC.
Theo dõi các chỉ tiêu tương tự như thí nghiệm 1. Kết quả thí nghiệm được xử lí
thống kê T-test bằng phần mềm MSTAT-C trên máy vi tính ở mức xác suất tin cậy
95%.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bảng 1. Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ sâu dạng hạt đến các loài
thiên địch của sâu đục thân mía (2001 - 2002)
Chỉ tiêu theo dõi

Đối
chứng

Các loại thuốc trừ sâu
Diazinon
Carbosulfan
Cartap
Fipronil
CV%
(Diaphos 10 H) (Marshal 5 G) (Padan 4 H) (Regent 0.3 G)

Tỷ lệ trứng sâu đục thân
18,51 a
bị kí sinh (%)

18,21 a

15,65 a

16,47 a

16,76 a

6,95

Tỷ lệ sâu non sâu đục

thân bị kí sinh (%)

7,92 a

7,38 a

6,78 a

6,69 a

7,13 a

5,41

Tỷ lệ nhộng sâu đục
thân bị kí sinh (%)

1,50 a

1,32 a

1,36 a

1,38 a

1,43 a

4,08

12,15 ab


9,73 b

10,48 ab

11,88 ab

9,17

Mật độ bọ đuôi kìm
13,54 a
E. annulipes (con/100m2)

Ghi chú: Trong cùng 1 hàng, những số có cùng chữ số a, b, c khác nhau không có ý
nghĩa ở mức xác suất 95%.

Qua Bảng 1 ta thấy, việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt như Diazinon
(Diaphos 10 H), Cartap (Padan 4 H) và Fipronil (Regent 0.3 G) để bón lót khi trồng
tuy có làm giảm tỷ lệ kí sinh và mật độ loài bọ đuôi kìm E. annulipes song không có
sự khác biệt rõ rệt so với ruộng đối chứng không sử dụng thuốc. Riêng trường hợp sử
dụng thuốc Carbosulfan (Marshal 5 G) thì có làm giảm mật độ bọ đuôi kìm E.
annulipes rõ rệt so với đối chứng (9,73 con/100m2 so với 13.54 con/100m2). Ruộng
162


mía sử dụng thuốc Carbosulfan cũng có tỷ lệ kí sinh pha trứng, pha sâu non và pha
nhộng thấp nhất trong số các ruộng điều tra (nhưng khác biệt không rõ rệt).
Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng nước phun lên cây mía trừ sâu đục
thân mặc dù không được đưa vào quy trình canh tác mía bắt buộc phải áp dụng ở các
vùng nguyên liệu, song ở một số nơi như Tây Ninh, Đồng Nai,… do bị sâu đục thân

mía gây hại quá nặng, người ta đã thử nghiệm sử dụng một số loại thuốc trừ sâu thông
thường phun phòng cho mía (bằng máy cơ giới) từ 1 - 3 lần ở giai đoạn cây con. Về
hiệu quả phòng trừ của biện pháp này đến nay vẫn chưa được ghi nhận, song để xác
định được mức độ ảnh hưởng của nó đến các loài thiên địch của sâu đục thân mía,
chúng tôi đã tiến hành bố trí thí nghiệm, điều tra và thu được kết quả trình bày trong
Bảng 2.
Bảng 2. Ảnh hưởng của các loại thuốc trừ sâu phun dạng nước đến các
loài thiên địch của sâu đục thân mía (2001 - 2002)
Các loại thuốc trừ sâu

Chỉ tiêu theo dõi

Đối
chứng

Tỷ lệ trứng sâu đục
thân bị kí sinh (%)

18,21 a

2,80 bc

Tỷ lệ sâu non sâu đục
7,38 a
thân bị kí sinh (%)
Tỷ lệ nhộng sâu đục
thân bị kí sinh (%)

Diazinon
Carbosulfan

(Diaphos 50ND) (Marshal 200SC)

Cartap
(Padan 95SP)

Fipronil
(Regent 5SC)

CV%

0,36 c

1,17 c

5,93 b

14,02

1,64 bc

0,67 c

1,23 bc

2,60 b

9,48

1,32 a


0,18 bc

0,05 c

0,21 bc

0,52 b

11,75

Mật độ bọ đuôi kìm E.
12,15 a
annulipes (con/100m2)

6,54 b

4,83 bc

7,75 b

7,94 b

6,34

Ghi chú: Trong cùng 1 hàng, những số có cùng chữ số a, b, c,... khác nhau không có ý
nghĩa ở mức xác suất 95%.

Kết quả Bảng 2 cho thấy, việc sử dụng các loại thuốc Diazinon (Diaphos 50
ND), Carbosulfan (Marshal 200 SC), Cartap (Padan 95 SP) và Fipronil (Regent 5 SC)
hòa với nước để phun theo kiểu thông thường đã có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động

của các loài thiên địch sâu đục thân mía. Cụ thể, tỷ lệ kí sinh trứng, sâu non và nhộng
sâu đục thân của các công thức có phun thuốc Diazinon, Carbosulfan, Cartap và
Fipronil tương ứng biến động từ 0,36 - 5,93%; 0,67 - 2,60%; 0,05 - 0,523%, thấp hơn
rất nhiều so với các chỉ tiêu đó ở công thức đối chứng, tương ứng là 18,21%; 7,38% và
1,32%. Trong các loại thuốc trừ sâu thí nghiệm, loại thuốc Fipronil (Regent 5 SC) tỏ ra
an toàn nhất, còn loại Carbosulfan (Marshal 200 SC) thì tỏ ra là loại độc hại nhất. Điều
này cũng được thể hiện rõ trên Bảng 2 khi ta so sánh về mật độ loài bị đuôi kìm
Euborellia annulipes trên các ruộng phun thuốc với ruộng đối chứng.
Trên đây ta đã xét về ảnh hưởng của các loại thuốc trừ sâu đối với các loài côn
trùng kí sinh và bắt mồi sâu đục thân mía, tuy nhiên trong tất cả các thí nghiệm đó,
thuốc đều được sử dụng theo cách thông thường, tức là không chọn lọc, phun hoặc rải
163


thuốc trên toàn bộ diện tích trồng mía, cả chỗ có sâu và không có sâu gây hại, không
chừa lại vị trí nào, đó có thể là nguyên nhân khiến cho việc sử dụng các loại thuốc trừ
sâu phổ biến trong sản xuất mía (theo Bảng 2) đều thấy có ảnh hưởng đến các loài thiên
địch của sâu đục thân mía.
Nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của 1 trong số các loại thuốc trừ sâu này
(thuốc Diazinon) đến các loài thiên địch sâu đục thân mía khi sử dụng theo cách chọn
lọc (hay cục bộ theo cách gọi của Đỗ Ngọc Diệp, 2002) [3], chúng tôi đã bố trí và tiến
hành điều tra liên tục qua 2 năm 2001 – 2002, trên cả vụ hè thu và đông xuân, mỗi vụ
mía điều tra trên 2 ruộng tương ứng với 2 công thức áp dụng 2 cách phòng trừ khác
nhau là cách cũ (hay cách không chọn lọc) và cách mới (hay cách có chọn lọc), tức chỉ
tập trung phun hoặc rải thuốc ở những chỗ, đoạn mía có sâu gây hại hoặc nghi bị sâu
gây hại. Kết quả thu được chúng tôi trình bày trong Bảng 3.
Bảng 3. Ảnh hưởng của cách sử dụng thuốc trừ sâu đến các loài côn trùng
thiên địch của sâu đục thân mía (2001 - 2002)
Chỉ tiêu theo dõi


Các cách sử dụng thuốc trừ sâu

Chỉ số thống kê

Chọn lọc

Không chọn lọc

Prob.

ttính

Tỷ lệ trứng sâu đục
thân bị kí sinh (%)

13,69

2,80

0,0001 (**)

30,9745

Tỷ lệ sâu non sâu
đục thân bị kí sinh (%)

3,05

1,64


0,0094 (**)

5,9631

Tỷ lệ nhộng sâu đục
thân bị kí sinh (%)

0,86

0,18

0,0006 (**)

15,2231

Mật độ bọ đuôi kìm
E. annulipes con/100m2)

9,23

6,54

0,0008 (**)

14,1765

Ghi chú: t(n-2=14, ∝=0,05)= 2,977;

(**)


Sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 99%.

Qua Bảng 3 chúng tôi nhận thấy khi chúng ta sử dụng thuốc theo cách mới (có
chọn lọc), tỷ lệ kí sinh pha trứng, pha sâu non và pha nhộng sâu đục thân mía đều
được nâng lên một cách rõ rệt so với cách sử dụng cũ (không chọn lọc). Nguyên nhân
theo chúng tôi là do khi sử dụng thuốc theo cách chọn lọc, trên ruộng vẫn còn những
khoảng trống cho các loài thiên địch trú ẩn để tiếp tục kí sinh hoặc bắt mồi các loài sâu
đục thân mía. Còn nếu sử dụng thuốc theo cách cũ (không chọn lọc), các loài thiên
địch hầu như không còn khoảng trống để tồn tại và phát triển, chính vì vậy hoạt động
kí sinh và bắt mồi của chúng bị giảm đi rõ rệt.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt như Diazinon, Cartap, Carbosulfan
và Fipronil để bón lót hoặc phun thuốc trừ sâu Diazinon theo cách chọn lọc đều ít ảnh
hưởng đến các loài thiên địch sâu đục thân mía. Tuy nhiên, cần phải khuyến cáo không
164


sử dụng các loại thuốc trừ sâu nêu trên theo cách không chọn lọc (như hiện nay ở
ngoài sản xuất), vì như vậy chắc chắn sẽ có ảnh hưởng xấu đến các loài thiên địch của
nhóm sâu đục thân mía.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Diệp (2002). Nghiên cứu sâu đục thân mía và biện pháp phòng trừ chúng ở miền
Đông Nam bộ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
2. Cao Anh Đương (2003). Nghiên cứu một số loài thiên địch (côn trùng ký sinh, bắt mồi) và lợi
dụng chúng trong phòng trừ tổng hợp sâu đục thân mía vùng Bến Cát, tỉnh Bình Dương và phụ
cận. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Thẩm định khoa học: PGS.TS. Khuất Đăng Long – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

THE EFFECTS OF PESTICIDE TREATMENT ON NATURAL
ANEMIES OF SUGARCANE BORERS

(Summary)
Dr. Cao Anh Duong
Ben Cat Institute of Sugarcane Research
Prof. Dr. Ha Quang Hung
Ha Noi Agricultural University No. 1

This paper presents the effects of different ways of pesticide application on
natural enemies of sugarcane borers in Ben Cat district, Binh Duong province. The
field experimental tests showed that some sugarcane borer control chemicals such as
Diazinon, Cartap, Carbosulfan and Fipronil treated with manuring and dispersing or
selective application have less effects on natural enemies of sugarcane borers,
meanwhile continuous and uninterrupted spraying may considerably cause a decrease
of density of natural enemies in sugarcane fields.

165



×