Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN MỨC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.51 KB, 18 trang )

CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ẢNH
HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN MỨC SINH
I/ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Giáo dục, trình độ học vấn
Con người trong lịch sử phát triển của mình là cả một quá trình từng
bước, liên tục truyền đạt những kinh nghiệm sống (Tri thức, kỹ năng lao động,
thái độ ứng xử với con người, với thiên nhiên). Lênin coi giáo dục là một phạm
trù vĩnh cửu “Giáo dục sinh ra cùng loài người và tồn tại phát triển cùng loài
người”. Nó cũng chính là đặc trưng cơ bản để loài người tồn tại và phát triển.
Với cách nhìn ngày nay, giáo dục được coi là cực kỳ quan trọng đặc biệt
trong điều kiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của nước ta hiện nay. Có nhiều
quan niệm về giáo dục, song một quan niệm chung nhất: Giáo dục là tất cả các
dạng học tập của con người, ở đâu có sự hoạt động và giao lưu nhằm truyền
đạt lại và lĩnh hội những giá trị và kinh nghiệm xã hội thì ở đó có giáo dục
(Giáo trình tâm lý xã hội học)
Theo một định nghĩa hẹp hơn thì giáo dục là hoạt động nhằm tác động
một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tượng nào
đó, làm cho đối tượng ấy dần có được những phẩm chất và năng lực do yêu
cầu đề ra. Điểm nổi bật quan trọng nhất đối với giáo dục là sự tác động của xã
hội vào từng đối tượng một cách có mục đích, có kế hoạch giúp cho mỗi thành
viên nắm được những tri thức, kỹ năng và phương pháp để phát triển nhân
cách của mình, có khả năng hội nhập và tham gia vào các hoạt động kinh tế xã
hội, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Giáo dục được biểu hiện qua trình độ học vấn, trình độ dân trí. Nhằm
phản ánh các cấp độ hiểu biết, các kỹ năng đạt được của con người sau một
quá trình tiếp nhận các luồng thông tin khác nhau và từ đó tạo ra khả năng
nhận thức tác động đến hành vi của họ. Vì vậy trong quá trình phân tích đánh
giá ở của bài viết này ta sử dụng khái niệm trình độ học vấn.
Giáo dục là một trong những lĩnh vực hoạt động xã hội nhằm kế thừa,
duy trì và phát triển văn hoá xã hội một cách liên tục. Đảng và nhà nước ta
quan niệm rằng: Giáo dục nhằm “Nâng cao dân trí, tạo nguồn lực, bồi dưỡng


nhân tài”, thúc đẩy xã hội phát triển. Do đó việc tồn tại và phát triển giáo dục
là tất yếu, vốn có trong đời sống xã hội loài người từ xưa đến nay.
Giáo dục thực hiện chức năng xã hội cơ bản là sự truyền đạt những
kinh nghiệm lịch sử, xã hội được tích luỹ trong quá trình phát triển xã hội loài
người nhằm đảm bảo quá trình sản xuất xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội.
Nơi tổ chức giáo dục có hệ thống, có kế hoạch chặt chẽ nhất đó là nhà
trường, ở đó việc tổ chức các quá trình giáo dục chủ yếu là do những người có
kinh nghiệm, có chuyên môn đảm nhiệm đó là những thầy giáo, cô giáo, những
nhà giáo dục.
Tuy nhiên giáo dục còn được tiến hành ở ngoài nhà trường như giáo
dục trong gia đình, giáo dục do các tổ chức và các cơ sở khác nhau thực hiện
như: Các tổ chức sản suất, kinh doanh; các tổ chức tôn giáo, đoàn thể, xã hội,
các cụm dân cư .v.v...
 Phân loại giáo dục:
Người ta chia giáo dục ra làm hai loại là: Giáo dục chính quy và Giáo
dục không chính quy.
Giáo dục chính quy là: Những lớp học theo một chương trình đã đợc
nhà nước chuẩn hoá, nó thường được tổ chức trong các nhà trường.
Giáo dục không chính quy là: Những lớp học có chương trình tuỳ thuộc
vào mục đích và yêu cầu của người học, nó thường được tổ chức ở ngoài nhà
trường.
 Chỉ tiêu đánh giá:
Một nền giáo dục hiện đại, tiến bộ thường được xem xét bởi các đặc
trưng sau:
 Tính đại chúng: Nền giáo dục cho mọi người vì mọi người.
 Tính nhân văn dân tộc và nhân loại.
 Sự bình đẳng về cơ hội học tập và giá trị học vấn giữa các nhóm xã
hội.
Để đánh dấu những tiêu thức này người ta thường dùng hệ thống các

chỉ tiêu sau:
 Về số lượng:
 Tỷ lệ học sinh đến trường: Bao gồm cả học sinh phổ thông, học nghề,
sinh viên. Các chỉ tiêu này có thể dùng ở dạng tuyệt đối.
 Tỷ lệ người lớn thất học (mù chữ), tỷ lệ người có học.
 Số học sinh, sinh viên trên 1000 dân.
 Số năm đi học trung bình.
 Về những điều kiện đảm bảo chất lượng:
 Số lượng học sinh, sinh viên trên một giáo viên.
 Trình độ giáo viên.
 Tình hình trang thiết bị dạy học và phương tiện dạy học.
 Chi phí bình quân cho một học sinh, sinh viên.
Hai chỉ tiêu, tỷ lệ học sinh đến trường (đặc biệt là học sinh phổ thông)
và tỷ lệ người lớn thất học (mù chữ) là những chỉ tiêu mà nước ta đang rất
quan tâm. Chỉ tiêu người lớn thất học ta thay bằng tỷ lệ người biết chữ.
2. Vai trò của trình độ học vấn
Giáo dục là một ngành kinh tế xã hội quan trọng của đất nước. Nó
quyết định tương lai cuả một đất nước phồn vinh hay trì trệ. Ngành giáo dục
yêu cầu tái sản xuất không ngừng sức lao động - Lao động giản đơn thành lao
động phức tạp (lao động có kỷ luật), cũng như yêu cầu phát triển của xã hội,
chấn hưng văn hoá, điều đó khiến cho giáo dục luôn luôn có quy mô đồ sộ, lớn
lao nhất cũng như cần thiết nhất cho mọi cá nhân, mọi gia đình, mọi cộng
đồng.
Giáo dục hay nói cách khác là trình độ học vấn giúp cho mỗi cá nhân
thực hiện và áp dụng các năng lực, tài năng của mình, giúp cho mỗi người
nâng cao địa vị xã hội của mình. Trong xã hội công nghiệp với cơ cấu nghề
nghiệp đa dạng và phong phú như hiện nay, đòi hỏi trình độ khoa học và
chuyên môn cao và giáo dục sẽ mang lại khả năng vượt qua chướng ngại, khả
năng cơ động trong công việc hơn. Trong điều kiện cách mạng khoa học - kỹ
thuật tính cơ động xã hội cao chỉ có thể dựa trên trình độ học vấn cao.

Trình độ học vấn làm tăng năng suất lao động, cải thiện sức khoẻ và
dinh dưỡng, bởi nhờ có giáo dục mà ta có được những chuyên gia lành nghề
hơn, những tiến bộ của khoa học công nghệ được đưa vào cuộc sống, năng
suất lao động tăng lên, đới sống ổn định hơn.
Ngoài ra, học vấn còn có một vai trò quan trọng hơn là làm giảm quy
mô gia đình. Qua nhiều kết quả điều tra thì trình độ học vấn của người phụ nữ
càng cao thì quy mô gia đình càng nhỏ, bởi đòi hỏi về chất lượng con cái ngày
càng lớn (Đặc biệt là yêu cầu về sự học hành của con cái). Quy mô gia đình
giảm điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia
đình nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Về vai trò của giáo dục ở tầm vi mô thì trường học chính là nơi truyền
đạt lại những kiến thức đặc biệt, phát triển các kỹ năng, tạo ra những giá trị
làm thay đổi, làm tăng khả năng tiếp cận những ý tưởng mới. Và đặc biệt là
làm thay đổi quan niệm về việc làm và xã hội. Vai trò này vô cùng quan trọng
đối với mỗi phụ nữ nói riêng và mỗi gia đình bởi nó tạo ra sự bình đẳng trong
gia đình và xã hội.
Vì vậy giáo dục và nâng cao trình độ học vấn không thể thiếu được cho
dù ở bất cứ quốc gia nào, cộng đồng nào, cá nhân nào.
3. Cách yếu tố ảnh hưởng đến trình độ học vấn ở nông thôn Việt
Nam
Nông thôn là một khu vực lãnh thổ dân cư chủ yếu là những người làm
nông nghiệp và những nghề khác có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông
nghiệp. Người ta vẫn thường lấy xã hội đô thị để so sánh sự khác biệt và đối
lập với nông thôn để nhằm tìm ra những đặc trưng và tính chất của nó. Những
nét đặc trưng cơ bản của nông thôn như: đại đa số các ngành nghề của người
lao động là nông nghiệp, đòi hỏi nhiều lao động phổ thông. Điều kiện cơ sở hạ
tầng còn ở mức thấp, các phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại... Điều đó
dẫn đến môi trường xã hội ở nông thôn đã ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ
học vấn ở đây.
Từ góc độ kinh tế người ta thường khái quát xã hội nông thôn là xã hội

nông nghiệp. Chính vì vậy nông thôn có quan niệm cho rằng không cần học
nhiều mà cần có nhiều con để có sức lao động, điều đó đã làm cho mối quan hệ
giữa mức sinh và trình độ học vấn rõ hơn ở bất cứ khu vực khác. Tỷ lệ trẻ em
bỏ học sớm và đặc biệt là các em gái phải rời lớp học sớm để giúp đỡ cha mẹ
trông em, lao động, lấy chồng sinh con.
Trên phương diện chính trị thì nông thôn là nơi mà nông dân chiếm ưu
thế, công việc đồng áng là công việc chủ yếu. Giáo dục được đặt vào vị trí thứ
yếu mặc dù tính tự quản của cộng đồng cao. Nông thôn là nơi mà chế độ gia
trưởng còn rất nặng nề, nó biểu hiện ở quyền kiểm soát gia trưởng đối với đời
sống phụ nữ, cha kiểm soát con, chồng kiểm soát vợ. Trong một gia đình nông
dân nặng tinh thần gia trưởng thì phụ nữ trẻ là người có ít quyền hành nhất
đối với mọi quyết định và việc làm hàng ngày của mình. Đó là nguyên nhân
chính của sự ít học ở phụ nữ ở nông thôn và cũng chính là nguyên nhân của
một gia đình đông con.
Xét từ khía cạnh phát triển kinh tế xã hội thì nông thôn còn phát triển
chậm và lạc hậu, kết cấu hệ thống hạ tầng kém, vì vậy chương trình, hệ thống
giáo dục ở nông thôn vừa thiếu lại vừa yếu. Chính những người làm công tác
giảng dạy cũng không được đảm bảo những nhu cầu tối thiểu vì vậy dẫn tới sự
tâm huyết trong nghề nghiệp giảm và người gánh chịu hậu quả nhiều nhất là
trẻ em học sinh ở nông thôn. Đây cũng đang là mối quan tâm rất lớn của Đảng
và nhà nước ta.
Từ góc độ văn hoá thì nông thôn - nơi mà nền văn hoá dân gian truyền
thống chiếm ưu thế và lệ làng tồn tại nhiều khi lấn át cả luật pháp nhà nước. Ở
những vùng nông thôn nghèo thì văn hoá truyền thống càng có ảnh hưởng
mạnh mẽ. Văn hoá truyền thống là một hiện tượng đời sống xã hội tồn tại dai
dẳng, ngay cả khi hạ tầng cơ sở phát sinh ra nó bị phá vỡ. Ở nông thôn, văn
hoá truyền thống lẫn át cả văn hoá học đường mà ở đây thì người bị chi phối
mạnh mẽ nhất là phụ nữ, họ thường được học hành ít hơn nam giới, đến khi
lấy chồng thì điều đó cũng có nghĩa là họ phải thất học, không gian của người
phụ nữ nông thôn lúc này bị khép lại trong không gian gia đình nhà chồng,

điều đó cũng có nghĩa là không gian xã hội cũng bị thu hẹp lại. Các công việc
gia đình đã cuốn hết họ vào đấy và các kiến thức ít ỏi thu lượm được ở trường
học cũng vì thế mà rơi vãi dần.
Như vậy, trong xã hội nông thôn có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
giáo dục và đối tượng chịu hậu quả nhiều nhất chính là phụ nữ. Họ là người
lao động chủ chốt, là người vợ, người mẹ với các công việc gia đình, sinh đẻ,
nuôi dạy con cái - Thế nhưng họ lại là người ít tri thức nhất, bị kiểm soát nhiều
nhất. Điều đó chính là nguyên nhân nghèo đói, ít học và nhiều con ở nông thôn
nước ta hiện nay.
II/ KHÁI NIỆM MỨC SINH VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
1. Khái niệm mức sinh
Mức sinh là biểu hiện thực tế của khả năng sinh sản, nó không những
chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng mà còn chịu ảnh
hưởng bởi một loạt các yếu tố như: Tuổi kết hôn, thời gian chung sống của các
cặp vợ chồng, mong muốn về số con, việc sử dụng các biện pháp tránh thai, địa
vị của người phụ nữ, trình độ phát triển kinh tế xã hội .v.v...
Khả năng sinh sản là nói về khả năng sinh lý của một người nam hay
một người nữ có thể sinh ít nhất một người con và ngược lại là vô sinh. Khả
năng này gắn với một độ tuổi nhất định.
Thí dụ: Một người phụ nữ có khả năng sinh được 10 người con song
thực tế chỉ đẻ được 2 người con. Hai người con đó chính là mức sinh.
2. Các chỉ tiêu đo lường mức sinh
Các thước đo mức sinh cần phải lượng hoá được sự việc sinh đẻ của
dân cư trong một thời kỳ nhất định và nó có thể sử dụng để so sánh các mức
sinh của dân cư trong một khoảng thời gian nào đó để vạch ra xu hướng theo
thời gian, theo nhóm khác nhau về kinh tế xã hội và sắc tộc.
Có hai cách tiếp cận khi nghiên cứu mức sinh: theo thời kỳ và theo đoàn
hệ.
Phân tích mức sinh theo thời kỳ là xem xét sự sinh sản theo sự cắt
ngang, có nghĩa là tất cả những trường hợp sinh xảy ra trong một thời gian

nhất định, thường là 1 năm.
Trái lại, phân tích theo đoàn hệ nghiên cứu sinh sản theo chiều dọc,
nghĩa là tất cả các trường hợp sinh của một nhóm phụ nữ đặc biệt, thường là
tất cả các phụ nữ cùng sinh ra hay cùng lấy chồng vào một năm nhất định. ở
đây ta xem xét lịch sử sinh sản của phụ nữ theo thời gian. Sau đây là các thước
đo mức sinh cơ bản theo thời gian, sắp xếp theo thứ tự về phức tạp và những
dữ kiện cần có.
a.Tỷ suất sinh thô CBR (Crude Birth Rate)
Đây là cách đo mức sinh đơn giản và hay được dùng nhất, nó được xác
định như sau:
Tỷ suất
sinh thô
=
Số sinh trong
năm
x 1000
Dân số giữa
năm
Tỷ suất này luôn được biểu thị theo phần nghìn. lý do tỷ suất này được
gọi là thô bởi trong mẫu số của nó bao gồm tất cả mọi người, thuộc mọi lứa
tuổi của cả hai giới. Trong dân số bình thường thì phạm vi giá trị của CBR từ
10 đến 50 phần nghìn.
Ưu điểm của CBR: Đây là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đo mức sinh
của dân số, được dùng trực tiếp để tính tỷ lệ tăng tự nhiên dân số băng cách
lấy tỷ suất sinh thô trừ đi tỷ suất chết thô. CBR tính toán nhanh, đơn giản và
yêu cầu rất ít số liệu.
Nhược điểm: CBR không phản ánh được sự khác biệt của mức sinh theo
cơ dấu tuổi và sự khác biệt về mức sinh theo cơ cấu tuổi và sự khác biệt về mức
sinh theo từng nhóm tuổi, vì thế nó không phản ánh chính xác mức sinh.
b.Tỷ suất sinh chung GFR (General Fertility Rate):

GFR là số trẻ em sinh ra sống được tính trên 1000 phụ nữ tuổi 15-49
của năm xác định. Công thức tính:

×