Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG THÂN DÂY VÀ LÁ ĐẬU RỒNG HOANG (PSOPHOCARPUS SCANDENS) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA THỎ LAI (NEW ZEALAND x ĐỊA PHƯƠNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.63 KB, 10 trang )


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 32 – Tháng 10 – 2011

42

ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG THÂN DÂY VÀ LÁ ĐẬU RỒNG HOANG
(PSOPHOCARPUS SCANDENS) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA THỎ LAI (NEW ZEALAND x ĐỊA PHƯƠNG)
Nguyễn Văn Thu
Bộ Môn Chăn Nuôi – Khoa Nông Nghiệp & SHUD – Đại Học Cần thơ
Địa chỉ liên hệ : Nguyễn Văn Thu.
Tel: 0710 3835469 / 0918 549 422 ; Fax 0713 3830814 ; Email:


ABSTRACT
Effects of supplementation of Psophocarpus scandens leaf and vines in diets on
reproduction performance of crossbred rabbits (New Zealand x Local)
An experiment was conducted on 60 does and 5 bucks of crossbred rabbits over 3 litters
continuously. Experimental design was a completely randomized arrangement of 5 treatments
(ĐRH9, ĐRH18, ĐRH27, ĐRH36, and ĐRH45) in which Psophocarpus scandens leaf and
vines were supplemented at levels of 9, 18, 27, 36 and 45gDM/rabbit/day, respectively for
does in the first pregnant week and 3 replications to determine the optimum supplementation
level of Psophocarpus scandens leaf and vine in the diet based on reproduction.
The results showed that the number of rabbits at birth, milk production, number of rabbit at
weaning and birth weight of rabbits of ĐRH36 treatment were significantly improved
(P<0.05) as compared to others. These values of reproduction performance also tended to
increase from litter 1 to litter 3 under the present study. The conclusion was that
Psophocarpus scandens could be used to supplement crude protein in the diet of reproductive
rabbits. With the feeding method of this study, the supplementation of 36gDM of ĐRH for
does in the first week of pregnancy gave the optimum reproductive performance.


Key words: Reproductivity, rabbit, milk production, folliages, supplements, crude protein.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nghề nuôi thỏ đã và đang phát triển trong cả nước góp phần cung
cấp thịt cho người tiêu dùng trong tình hình dịch cúm gia cầm và heo tai xanh đang diễn ra phức
tạp. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có nguồn thức ăn phong phú cho thỏ như các
loại cỏ tự nhiên họ hòa thảo và họ đậu, các phụ phẩm công-nông nghiệp. Thỏ là loại gia súc
có khả năng chuyển hóa đạm thực vật thành các sản phẩm của thỏ một cách có hiệu quả tốt
hơn so với các loài gia súc ăn cỏ khác (Lebas và cs, 1986). Đặng Hùng Cường (2008) cũng
cho biết cỏ họ đậu bổ sung trong khẩu phần để nuôi thỏ thịt cải thiện tăng trọng đáng kể và
cho hiệu quả kinh tế cao. Đậu rồng hoang (Psophocarpus scandens) là loại cỏ họ đậu có hàm
lượng đạm thô khá cao khoảng 20% và có thể bổ sung để nâng cao chất lượng khẩu phần và
hiệu quả kinh tế trên thỏ thịt (Nguyen Van Thu and Nguyen Thi Kim Dong, 2008). Tuy nhiên
việc sử dụng dây, lá đậu rồng hoang (ĐRH) làm thức ăn cho thỏ sinh sản chưa được nghiên
cứu trong điều kiện nước ta. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu
ảnh hưởng của các mức độ bổ sung đậu rồng hoang đến năng suất sinh sản của thỏ lai và xác
định mức độ bổ sung dây, lá ĐRH tối ưu trong khẩu phần cho thỏ lai sinh sản để khuyến cáo
kết quả đến người chăn nuôi.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thỏ thí nghiệm

NGUYỄN VĂN THU - Ảnh hưởng của bổ sung thân dây và lá đậu rồng hoang
43

Thỏ được sử dụng trong thí nghiệm là thỏ lai từ 5-7 tháng tuổi, gồm 60 thỏ cái lai (New
Zealand x địa phương) và 5 con thỏ đực giống thỏ lai (New Zealand x địa phương) 8-12 tháng
tuổi. Thời gian tiến hành và theo dõi thí nghiệm là 4 tháng vào mùa khô (tháng 1- tháng
4/2010).
Thức ăn thí nghiệm: Thức ăn dùng trong thí nghiệm gồm có cỏ lông tây, ĐRH, lá rau
muống, thức ăn hỗn hợp hiệu số C225 của công ty liên doanh Việt Pháp Proconco và bã bia.
Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi
đơn vị thí nghiệm bao gồm 4 thỏ cái sinh sản. Năm nghiệm thức là ĐRH9, ĐRH18, ĐRH27,
ĐRH36 và ĐRH45 tương ứng với các mức ĐRH bổ sung là 9,0, 18,0, 27,0 , 36,0 và 45,0 gVCK
ĐRH/con/ngày trong tuần đầu của giai đoạn mang thai. Sự cung cấp thức ăn để nuôi dưỡng như
sau: tuần thứ 2, 3 và 4 của giai đoạn mang thai tăng lượng đậu rồng hoang và thức ăn hỗn hợp
lên 5, 10 và 15 % theo trình tự so với tuần đầu tiên của giai đoạn mang thai. Tuần đầu tiên sau
khi thỏ mẹ đẻ, lượng đậu rồng hoang và thức ăn hỗn hợp tăng 20%, tuần thứ 2 và 3 tăng 30%
và tuần nuôi con cuối cùng tăng 40% so với tuần đầu của giai đoạn mang thai. Trong khẩu
phần thỏ đực cũng có bổ sung 36 g (VCK) ĐRH bên cạnh 40 g lúa, 200 g bã đầu nành, 150 g lá
rau muống và cỏ lông tây cho ăn tự do. Thức ăn được chia ra cho ăn 2 lần trong ngày và sáng
hôm sau thu nhận thức ăn thừa để phân tích dưỡng chất. Sự điều phối lượng ĐRH và thức ăn
hỗn hợp theo từng tuần lễ cho thỏ cái sinh sản và được kiểm soát bằng phần mềm Exel hàng
ngày.
Bảng 1. Khẩu phần thức ăn của thỏ (g vck/con/ngay) ở tuần đầu của giai đoạn mang thai
Thức ăn ĐRH9 ĐRH18 ĐRH27 ĐRH36 ĐRH45
Dây lá Đậu rồng hoang 9 18 27 36 45
Bã bia 12.2 12.2 12.2 12.2 12.2
Lá rau muống 11 11 11 11 11
Thức ăn hỗn hợp 16 16 16 16 16
Cỏ lông tây tự do Tự do tự do tự do tự do
vck: Vật chất khô; ĐRH9, ĐRH18, ĐRH27, ĐRH36 và ĐRH45 lần lượt là 5 mức độ bổ
sung đậu rồng hoang là 9, 18, 27, 36 và 45g vật chất khô/con/ngày.

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 32 – Tháng 10 – 2011

44


Hình 1. Lá đậu rồng hoang (Psophocarpus scandens) trong thí nghiệm

Các chỉ tiêu theo dõi
Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào: vật chất khô, chất hữu cơ, đạm thô, xơ trung tính
(NDF).
Thành phần hoá học của thức ăn gồm: vật chất khô (VCK), vật chất hữu cơ (OM), đạm thô
(CP), khoáng tổng số theo qui trình AOAC (1990); xơ trung tính (NDF) theo phương pháp của
Van Soest và cs (1991).
Các chỉ tiêu sinh sản bao gồm: thời gian mang thai (ngày), số con sơ sinh/ổ (con), khối lượng sơ
sinh/con (g), khối lượng sơ sinh toàn ổ (g), số con sơ sinh sống (con), tỷ lệ thỏ con sống sau
sinh (%), số con cai sữa (con), khối lượng cai sữa (g/con), khối lượng cai sữa toàn ổ (g), lượng
sữa thỏ mẹ (g/ngày), tăng khối lượng (KL) thỏ con (g/ngày).
Cách tiến hành thí nghiệm
Khi thỏ cái lên giống bắt thỏ cái nhẹ nhàng sang lồng thỏ đực, khi phối xong đem thỏ cái trở
về chỗ cũ, thỏ cái được phối 2 lần trong ngày sáng 9 giờ và chiều là 13 giờ Sự phối giống
đảm bảo đồng đều về số lượt của thỏ đực phối ở các nghiệm thức. Thỏ cái khi phối xong ghi
ngày phối và cân khối lượng. Cân thỏ mang thai hàng tuần và cân thỏ con sơ sinh. Theo dõi
lượng sữa bằng cách cân thỏ con trước và sau khi cho bú hằng ngày. Tiến hành khám thai khi
thỏ được phối giống đến tuần thứ 2. Sau khi thỏ mẹ đẻ, tiến hành cân khối lượng thỏ mẹ, đếm
và cân khối lượng thỏ sơ sinh, thỏ con nào chết được ghi nhận lại. Tất cả thỏ con sau khi mở
mắt tiến hành cho tập ăn bằng rau lang và thức ăn hỗn hợp, từ tuần thứ 3 cho ăn thêm cỏ lông
tây và rau muống. Thỏ con được cai sữa ở một tháng tuổi.
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên bảng tính Excel và phân tích phương sai theo mô hình General Linear
Model của chương trình minitab 13.21. So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bởi
phương pháp Tukey của chương trình Minitab13.21. Sự khác biệt về các chỉ tiêu sinh sản giữa
các lứa đẻ được xử lý theo phương pháp Paired-t test của Minitab Release 13.21.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

NGUYỄN VĂN THU - Ảnh hưởng của bổ sung thân dây và lá đậu rồng hoang
45


Thành phần hoá học của thức ăn trong thí nghiệm (%VCK)
Bảng 2. Thành phần hoá học (%VCK) của các thức ăn trong thí nghiệm
Thức ăn VCK Chất hữu cơ

Protein thô Xơ trung tính Khoáng tổng số
Dây lá ĐRH 18,3 91,9 19,4 55,0 8,10
Cỏ lông tây 18,8 87,1 11,0 69,1 12,9
Bã bia 24,4 96,5 23,6 35,3 3,50
Lá rau muống 11,0 90,6 30,3 32,5 9,40
TAHH 80,0 92,0 20,0 23,5 8,00
TAHH: thức ăn hỗn hợp; ĐRH: Đậu rồng hoang
Dây lá Đậu rồng hoang (ĐRH) có vật chất khô là 18,3% tương đương với vật chất khô của cỏ
lông tây là18,8%. Lượng đạm thô của dây lá ĐRH là 19,4% cao hơn lượng đạm thô của cỏ lông
tây (11,2%). Lượng đạm thô của dây lá ĐRH trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Điền (2007) là 23,1%. Lá rau muống có hàm lượng đạm thô cao
(30,3%), cũng là nguồn thức ăn bổ sung đạm trong khẩu phần thí nghiệm. Tỉ lệ CP của dây lá
ĐRH bổ sung trong các nghiệm thức theo thứ tự là 15,6, 27,1, 35,8, 42,6 và 48,1 % trong tổng
số lượng CP được cung cấp bởi thức ăn bổ sung đạm của bã bia, lá rau muống và thức ăn hỗn
hợp, và tương ứng với các nghiệm thức ĐRH9, ĐRH18, ĐRH27, ĐRH36 và ĐRH45.
Lượng dưỡng chất tiêu thụ của thỏ thí nghiệm
Lượng dưỡng chất bao gồm VCK, vật chất hữu cơ, đạm thô và xơ trung tính tiêu thụ của thỏ ở
lứa đẻ 1 giữa các nghiệm thức trong giai đoạn nuôi con cao hơn trong giai đoạn mang thai.
Lượng đạm tiêu thụ được ở nghiệm thức ĐRH36 cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P<0,05) so với nghiệm thức ĐRH9. Lượng vật chất khô ăn vào trung bình của 2 giai đoạn
mang thai và nuôi con ở nghiệm thức ĐRH36 (147 g) cao có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với
nghiệm thức ĐRH18 và ĐRH45 (117 g). Lượng đạm thô tiêu thụ trung bình ở nghiệm thức
ĐRH36 (27,1 g) cao có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với giá trị thấp nhất ở nghiệm thức
ĐRH18 (20,9 g). Kết quả này cho thấy khi ăn nhiều ĐRH làm tăng lượng đạm thô tiêu thụ
đến nghiệm thức ĐRH36 và giảm chút ít ở nghiệm thức ĐRH45. Lượng xơ trung tính tiêu thụ
trung bình của 2 giai đoạn ở nghiệm thức ĐRH9 (75,7 g) cao hơn có ý nghĩa thống kê

(P<0,05) so với nghiệm thức ĐRH45 (58,1 g). Điều này có thể giải thích do ở nghiệm thức
ĐRH9 thỏ ăn lượng cỏ lông tây nhiều hơn các nghiệm thức còn lại, và cỏ lông tây có lượng
xơ trung tính cao hơn đậu rồng hoang (69,1% so với 55%).
Bảng 3. Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày) của thỏ sinh sản ở lứa đẻ 1
Chỉ tiêu ĐRH9 ĐRH18 ĐRH27 ĐRH36 ĐRH45 P SE
Giai đoạn mang thai
Vật chất khô 114 96,3 112 127 109 0,085 6,53
Chất hữu cơ 101 86,2 100 114 98,0 0,076 5,85
Đạm thô 19,0
a
18,0
a
21,0
ab
23,6
b
20,6
ab
0,018 0,97
Xơ trung tính 61,8 47,2 55,2 64,0 54,8 0,062 3,71
Giai đoạn nuôi con

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 32 – Tháng 10 – 2011

46

Vật chất khô 158
ac
138

ab
137
ab
167
c
124
b
0,001 4,75
Chất hữu cơ 140
ac
123
ab
123
ab
150
c
113
b
0,001 4,75
Đạm thô 25,0
a
23,8
a
25,1
a
30,5
b
24,2
a
0,007 1,06

Xơ trung tính 89,7
a
72,5
bc
68,8
b
85,9
ac
61,5
b
0,001 3,31
Trung bình 2 giai đoạn
Vật chất khô 136
ac
117
b
124
bc
147
a
117
b
0,001 3,75
Chất hữu cơ 120
ab
104
a
112
a
132

b
105
a
0,001 3,42
Đạm thô 21,9
a
20,9
a
23,0
ab
27,1
b
22,4
a
0,005 0,89
Xơ trung tính 75,7
a
59,8
b
62,0
b
74,9
a
58,1
b
0,001 1,59
ĐRH9, ĐRH18, ĐRH27, ĐRH36 và ĐRH45 lần lượt là 5 mức độ bổ sung đậu rồng hoang
trong khẩu phần ở mức 9, 18, 27, 36 và 45gVCK/con/ngày. Các chữ cái a, b, c trên cùng một
hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Kết quả vật chất khô, vật chất hữu cơ, đạm thô và xơ trung tính tiêu thụ của thỏ lứa đẻ 2 tương

tự với kết quả ở lứa 1 (Bảng 4). Điều này được giải thích là do trong giai đoạn nuôi con, thỏ
mẹ cần nhiều dưỡng chất cho quá trình sản xuất sữa hơn là giai đoan mang thai (Lebas, 1986).
Lượng vật chất khô tiêu thụ trung bình hai giai đoạn mang thai và nuôi con ở lứa 2 không có
sự khác biệt (P>0,05) giữa các nghiệm thức và giá trị này dao động từ 122-145 g/con/ngày.
Lượng vật chất hữu cơ và đạm thô ăn vào trung bình 2 giai đoạn của các nghiệm thức theo thứ
tự từ 109-128g/con/ngày và từ 22,1-24,8g/con/ngày. Tuy nhiên, không tìm thấy sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (P>0,05) các giá trị này giữa các nghiệm thức.
Bảng 4: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày) của thỏ sinh sản
Chỉ tiêu ĐRH9 ĐRH18 ĐRH27 ĐRH36 ĐRH45 P SE
LỨA ĐẺ 2
Giai đoạn mang thai
Vật chất khô 130 108 122 115 117 0,085 4,84
Chất hữu cơ 116 96,7 109 104 106 0,093 5,85
Đạm thô 21,5 20,0

22,3 22,4 22,1 0,115 0,63
Xơ trung tính 72,5
a
55,3
b
63,2
ab
57,3
ab
59,2
ab
0,050 3,66
Giai đoạn nuôi con
Vật chất khô 159 135 138 144 143 0,344 8,27
Chất hữu cơ 141 121 124 130 129 0,380 7,24

Đạm thô 26,0 24,1 25,6 27,1 27,3 0,272 1,04
Xơ trung tính 89,0 71,4 70,8 73,5 71,8 0,196 5,68
Trung bình 2 giai đoạn
Vật chất khô 145 122 130 130 130 0,172 5,91
Chất hữu cơ 128 109 117 117 117 0,192 5,16
Đạm thô 23,8 22,1 23,9 24,8 24,7 0,122 0,71
Xơ trung tính 80,7 63,3 67,0 65,4 65,5 0,091 4,26
LỨA ĐẺ 3

NGUYỄN VĂN THU - Ảnh hưởng của bổ sung thân dây và lá đậu rồng hoang
47

Giai đoạn mang thai
Vật chất khô 129 116 120 113 121 0,459 6,28
Chất hữu cơ 115 104 108 102 110 0,513 5,47
Đạm thô 22,1 21,6 22,8 22,2 23,8 0,291 0,72
Xơ trung tính 70,4 59,8 61,4 55,6 60,1 0,245 4,31
Giai đoạn nuôi con
Vật chất khô 140 143 135 141 150 0,622 6,50
Chất hữu cơ 125 128 122 128 136 0,535 5,68
Đạm thô 24,4
a
25,4
ab
25,6
ab
26,9
ab
28,7
b

0,041 0,86
Xơ trung tính 75,5 75,8 68,9 72,0 76,1 0,722 4,40
Trung bình 2 giai đoạn
Vật chất khô 135 129 128 127 136 0,733 5,68
Chất hữu cơ 120 116 115 115 123 0,723 4,96
Đạm thô 23,2 23,5 24,2 24,5 26,3 0,069 0,69
Xơ trung tính 71,1 67,8 65,2 63,8 68,1 0,525 3,88
ĐRH9, ĐRH18, ĐRH27, ĐRH36 và ĐRH45 lần lượt là 5 mức bổ sung đậu rồng hoang trong
khẩu phần ở mức 9, 18, 27, 36 và 45gVCK/con/ngày. Các chữ cái a, b trên cùng một hàng là khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Qua Bảng 3 và 4, nhìn chung cho thấy lượng vật chất khô và dưỡng chất tiêu thụ là tương tự
nhau ở cả 3 lứa ở các nghiệm thức. Kết quả lượng dưỡng chất tiêu thụ của thỏ ở lứa 3 không
khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa các nghiệm thức ở các chỉ tiêu vật chất khô, vật
chất hữu cơ, đạm thô và xơ trung tính. Lượng đạm thô ăn vào trung bình ở lứa 3 dao động từ
23,2-26,3 g/con/ngày và cũng không có sự khác biệt (P>0,05) giữa các nghiệm thức. Ở lứa đẻ 1
lượng đạm thô ăn vào khá cao là do thỏ cần một lượng dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu phát triển
cơ thể vì khi sinh sản ở lứa 1 thỏ chỉ đạt 80% khối lượng trưởng thành (Nguyễn Văn Thu và
Nguyễn Thị Kim Đông, 2008).
Kết quả các chỉ tiêu về sinh sản
Thời gian mang thai ở lứa 1 không có sự khác biệt (P>0,05) giữa các nghiệm thức và biến
động trong khoảng 30,3 - 30,7 ngày (Bảng 5). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông (2008) là thời gian mang thai của thỏ cái là 28-32
ngày. Số con sơ sinh/ổ lứa 1 ở nghiệm thức ĐRH36 (7,33 con) cao có ý nghĩa (P<0,05) so
với nghiệm thức ĐRH9 (5,0 con).
Bảng 5. Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của thỏ thí nghiệm ở lứa đẻ 1
Chỉ tiêu ĐRH9

ĐRH18

ĐRH27


ĐRH36

ĐRH45

P SE
Thời gian mang thai (ngày)
30,7 31,0 30,7 30,3 30,3 0,922

0,59

Số con sơ sinh/ổ (con)
5,00
a
5,67
ac
6,67
bc
7,33
b
6,33
ab
0,002

0,29

Số con sơ sinh sống (con)
5,00
a
5,67

ac
6,67
bc
7,00
b
6,33
cb
0,002

0,26

Khối lượng sơ sinh/con (g)
69,0
a
54,5
ab
47,7
b
45,7
b
44,2
b
0,003

3,44

Khối lượng sơ sinh toàn ổ
(g)

345 306 348 349 280 0,157


21,7


VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 32 – Tháng 10 – 2011

48

T
ỷ lệ t
h
ỏ con sống sau
s
inh(%)

100 100 100 95,8 100 0,452

1,68

Số con cai sữa (con)
5,00
a
5,33
ac
5,67
ac
7,00
b
6,00

c
0,001

0,21

Khối lượng cai sữa/con (g)
276 234 292 282 295 0,761

33,4

Khối lượng cai sữa toàn ổ
(g)

1380 1178 1461 1501 1297 0,776

195
Lượng sữa thỏ mẹ (g/ng
ày)
59,2 58,1 64,4 70,6 66,8 0,165

3,66

Tăng trọng thỏ con/ngày (g)
6,90 5,99 8,15 7,89 7,17 0,697

1,14

ĐRH9, ĐRH18, ĐRH27, ĐRH36 và ĐRH45 lần lượt là 5 mức bổ sung đậu rồng hoang trong
khẩu phần ở mức 9, 18, 27, 36 và 45gVCK/con/ngày. Các chữ cái a, b, c trên cùng một hàng
là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Nguyễn Thị Xuân Linh (2008) tường trình là số con sơ sinh của thỏ lai ở lứa 1 dao động từ
5,76 - 7,33 con/ ổ. Số con sơ sinh còn sống ở lứa 1 cao nhất là ở nghiệm thức ĐRH36 là 7,00
con và thấp nhất là ở nghiệm thức ĐRH9 là 5,00 con và có sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (P<0,05). Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức (1999) cũng báo cáo là số con sơ sinh
sống sau 15 giờ lớn hơn hoặc bằng 6,00 con. Lượng sữa thỏ mẹ cung cấp dù không khác biệt
có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05), tuy nhiên trị số cao nhất thuộc về nghiệm
thức ĐRH36. Số con cai sữa khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các nghiệm thức và
số lượng cao nhất ở nghiệm thức D9RH36 so với các nghiện thức còn lại. khối lượng cai sữa
toàn ổ dù không có khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng giá trị cao nhất là ở nghiệm thức
ĐRH36.
Ở Bảng 6 cho thấy thời gian mang thai ở lứa đẻ 2 từ 29,7-30,7 ngày tương đương ở lứa 1. Số
con sơ sinh/ổ ở lứa 2 khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các nghiệm thức, kết quả
này cao nhất ở nghiệm thức ĐRH36 (7,67 con) so với thấp nhất ở ĐRH9 (6,0 con). Arrington
và Kelly (1976) cho biết là là số con sơ sinh/ổ từ 6,00 - 8,00 con. Khối lượng sơ sinh toàn ổ
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa các nghiệm thức và thay đổi từ 273 –
384 g. Số con sơ sinh sống ở lứa 2 từ 6,00 - 7,33 con và không có sự khác biệt (P>0,05) giữa
các nghiệm thức. Không tìm thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) về chỉ tiêu
khối lượng sơ sinh/con ở lứa 2, giá trị này biến động từ 48,5 - 55,4 g/con. Lượng sữa của thỏ
mẹ cao có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở 2 nghiệm thức ĐRH36 và ĐRH45 so với các nghiệm
thức còn lại. Số con cai sữa ở lứa 2 thấp hơn có ý nghĩa (P<0,05) ở nghiệm thức ĐRH9 (5,67
con) so với cao nhất là ở nghiệm thức ĐRH36 (7,33 con). Khối lượng cai sữa toàn ổ có số
lượng cao nhất ở nghiệm thức ĐRH36, tuy nhiên sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có
ý nghĩa thống kê (P>0.05).
Bảng 6. Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của thỏ thí nghiệm ở lứa đẻ 2
Chỉ tiêu
ĐRH
9
ĐRH
18
ĐRH

27
ĐRH
36
ĐRH
45
P SE
Thời gian mang thai (ngày)
30,0 30,7 30,3 29,7 30,0 0,415

0,37
Số con sơ sinh/ổ (con)
6,00
a
6,33
a
7,00
ab
7,67
b
6,67
ab
0,009

0,26
Số con sơ sinh sống (con) 6,00 6,33 6,67 7,33 6,67 0,089

0,30
Khối lượng sơ sinh/con (g)
55,4 51,3 51,3 49,8 48,5 0,795


4,03
Kh
ối l
ư
ợng s
ơ sinh toàn


(g)

384

305

339

319

273

0,592

48,2


NGUYỄN VĂN THU - Ảnh hưởng của bổ sung thân dây và lá đậu rồng hoang
49

Tỷ lệ thỏ con sống sau 100 100 95,2 95,6 100 0,900


4,45
Số con cai sữa (con) 5,67
a
6,00
ab
6,33
ab
7,33
b
6,33
ab
0,027

0,30
Khối lượng cai sữa/con (g)
278
ab
314
a
225
b
318
a
298
a
0,007

14,5
Khối lượng cai sữa toàn ổ (g)
1774 1673 1202 1791 1292 0,053


151
Lượng sữa thỏ mẹ (g/ng
ày)
64,0
a
66,4
a
70,0
ab
82,0
b
83,4
b
0,024

4,17
Tăng trọng thỏ con/ngày (g)
7,43
ab
8,76
a
5,80
b
8,95
a
8,33
a
0,003


0,45
ĐRH9, ĐRH18, ĐRH27, ĐRH36 và ĐRH45 lần lượt là 5 mức độ bổ sung đậu rồng hoang
trong khẩu phần ở mức 9, 18, 27, 36 và 45g (DM) đậu rồng hoang/con/ngày. Các chữ cái a,
b trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Tương tự như ở lứa 1 và 2, thời gian mang thai ở lứa 3 không có sự khác biệt (P>0,05) giữa
các nghiệm thức và biến động từ 30,0-31,0 ngày. Số con sơ sinh/ổ ở lứa 3 có sự khác biệt
(P<0,05) giữa các nghiệm thức, cao nhất là ở nghiệm thức ĐRH36 là 8,67 con và thấp nhất là
ở nghiệm thức ĐRH9 là 6,0 con (Bảng 8). Khối lượng sơ sinh toàn ổ cũng khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa các nghiệm thức. Lượng sữa mẹ cao nhất ở nghiệm thức
ĐRH36 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức ĐRH9, ĐRH18 và
ĐRH27. Số con cai sữa ở lứa 3 cao nhất là ở nghiệm thức ĐRH36 là 7,67 con và thấp nhất là
ở ĐRH9 với 5,33 con và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Khối lượng cai sữa
toàn ổ cao hơn về trị số ở nghiệm thức ĐRH36 và ĐRH45, dù sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê giữa các nghiệm thức. Qua kết quả các chỉ tiêu sinh sản cho phép chúng ta có nhận
xét là ảnh hưởng của sự bổ sung ĐRH đã có hiệu quả rõ hơn ở lứa thứ 3 so với lứa 1 và 2.
Nhìn chung ở nghiệm thức ĐRH36 có ưu thế hơn các nghiệm thức khác về số con sơ sinh,
lượng sữa sản xuất của con mẹ, số con cai sữa và khối lượng cai sữa toàn ổ.
Bảng 7. Kết quả các chỉ tiêu sinh sản của thỏ thí nghiệm ở lứa đẻ 3
Chỉ tiêu ĐRH9

ĐRH18

ĐRH27

ĐRH36

ĐRH45

P SE
Thời gian mang thai (ngày)

30,0 30,7 30,0 31,0 31,0 0,598

0,59
Số con sơ sinh/ổ (con)
6,00
a
7,00
a
7,33
ab
8,67
b
7,00
a
0,003

0,33
Số con sơ sinh sống (con)
5,67 6,33 6,67 8,33 6,33 0,061

0,56
Khối lượng sơ sinh/con (g)
49,7 56,5 50,5 47,1 55,6 0,531

5,09
Khối lượng sơ sinh toàn ổ (g)
291 390 363 390 351 0,429

39,7
Tỷ lệ thỏ con sống sau sinh(%)


94,4 90,5 91,7 96,3 90,5 0,975

7,69
Số con cai sữa (con)
5,33
a
6,33
ab
6,00
ab
7,67
b
6,00
ab
0,042

0,45
Khối lượng cai sữa/con (g)
267 274 246 262 280
0,847

22,7
Khối lượng cai sữa toàn ổ (g)
1239 1816 1322 1473 1570
0,219

171
Lượng sữa thỏ mẹ (g/ng
ày)

64,5
a
67,4
ab
75,9
bc
86,2
c
82,8
c
0,001

2,31

VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi -
Số 32 – Tháng 10 – 2011

50

Tăng trọng thỏ con/ngày (g)
7,23 7,25 6,50 7,22 7,48
0,899

0,73
ĐRH9, ĐRH18, ĐRH27, ĐRH36 và ĐRH45 lần lượt là 5 mức độ bổ sung đậu rồ
ng hoang
trong khẩu phần ở múc 9, 18, 27, 36 và 45g (DM) đậu rồng hoang/con/ngày. Các chữ cá
i a,
b, c trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Ở Bảng 8 trình bày thành tích sinh sản của thỏ cái thí nghiệm qua 3 lứa đẻ.

Bảng 8. So sánh các chỉ tiêu sinh sản qua 3 lứa đẻ của thỏ thí nghiệm
Lứa 1 so với 2 1 so với 3 2 so với 3
Chỉ tiêu 1 2 3 P SE P SE P SE
SC SS (con/ổ) 6,20 6,73 7,20 0,001

0,17 0,001 0,20 0,001 0,17
Lượng sữa thỏ
mẹ (g/ngày)
63,8

73,6 75,4 0,001

2,47 0,001 1,97 0,374 1,93
KL SS (g/con) 52,2 51,3 51,5 0,684

2,28 0,844 3,73 0,953 2,77
SC CS (con/ổ) 5,80 6,33 6,27 0,001

0,17 0,037 0,19 0,786 0,23
KL CS (g/con) 275 285 364 0,623

20,4 0,826 14,4 0,137 13,3
SC là số con; SS là sơ sinh; KL là khối lượng; CS là cai sữa
Số con sơ sinh trên ổ tăng dần từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 3 (Bảng 8) và sự tăng này có ý nghĩa
thống kê (P<0,05), số lượng của lứa 1, 2 và 3 lần lượt là 6,20, 6,73 và 7,2 con/ổ. Kết quả này
phù hợp với kết luận của Arrington và Kelly (1976) số con sơ sinh/ổ có khuynh hướng tăng
dần từ lứa đẻ 1 tới lứa đẻ 3. Số con cai sữa/ổ ở lứa 2 và 3 cao có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so
với lứa 1. Khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con giữa lứa 1 và lứa 2, lứa 1 và lứa
3, lứa 2 và lứa 3 khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa các nghiệm thức, nhưng
có khuynh hướng tăng dần từ lứa đẻ 1 đến 3. Điều này cho thấy từ lứa đẻ 1 đến 3 thỏ mẹ đã

quen với sự sinh sản và nuôi con hiệu quả hơn nên cho thành tích cao hơn.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu qua 3 lứa đẻ cho phép kết luận là có thể sử dụng dây lá đậu rồng hoang
trong khẩu phần để bổ sung thêm nguồn đạm thô cải thiện khẩu phần của thỏ cái sinh sản. Với
phương pháp nuôi dưỡng thỏ sinh sản của thí nghiệm, bổ sung 36 gVCK (khoảng 200 g tươi)
dây lá đậu rồng hoang ở tuần thứ nhất mang thai đã cho kết quả tối ưu về sinh sản. Các chỉ tiêu
liên hệ đến thành tích sinh sản chủ yếu của thỏ cái lai có khuynh hướng tăng lên từ lứa đẻ 1 đến
lứa đẻ 3.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đinh Văn Bình, Nguyễn Quang Sức (1999). Nuôi thỏ và chế biến sản phẩm ở gia đình, NXB
Nông Nghiệp, Hà Nội.
Đặng Hùng Cường (2008). Ảnh hưởng của đậu rồng hoang thay thế cỏ lông tây trên sự tăng
trọng, tỷ lệ tiêu hoá dưỡng chất và tích luỹ nitơ của thỏ lai. Luận văn tốt nghiệp đại
học, Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Điền (2007). Ảnh hưởng của đậu rồng hoang (Spophocarpus scandens) thay thế
cỏ lông tây trên sự tăng trọng và tiêu hóa của thỏ. Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại
Học Cần Thơ.

NGUYỄN VĂN THU - Ảnh hưởng của bổ sung thân dây và lá đậu rồng hoang
51

Nguyễn Thị Xuân Linh (2008). Ảnh hưởng của rau muống (Ipomoea aquatica) trong khẩu
phần cơ bản cỏ lông tây (Brachiaria mutica) trên năng suất thịt và sinh sản của thỏ lai
tại ĐBSCL. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học, Trường Đại Học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông (2008). Chăn nuôi thỏ. Giáo trình điện tử. Bộ
Giáo Dục và Đào Tạo. />
AOAC (1990). Official Methods of Analysis. 13
th
ed. Association of Official Analytical
Chemist. Washington, DC.

Arrington, L. R. and Kelly, K. C. (1976). Domestic rabbit biology and production. A
university of Florida book.
Lebas F, P. Coudert, R. Rouvier & H. de Rochambeau (1986), “The rabbit husbandry, health
and production”, FAO Animal Production and Health Series No. (21), Rome
Nguyen Van Thu and Nguyen Thi Kim Dong (2008). Effect of psophocarpus scandens
replacing para grass in the diets on feed utilization, growth rate and economic return of
growing crossbred rabbits in the Mekong delta in Vietnam. In proceedings of The 9
th

World Rabbit Congress, 10-13 June 2008, Verona, ITALY. Pp 759-764.
Van Soest, P. J., Robertson, J. B. and Lewis, B. A. (1991). Symposium: carbohydrate
methodology, metabolism and nutritional implication in dairy cattle: methods for
dietary fiber and nonstarch polysaccharides inrelation to animal nutrition. J. Dairy Sci.
74, pp. 3585-3597.
Người phản biện: TS. Nguyễn Ngọc Anh và TS. Đỗ Thị Thanh Vân

×