ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HUYỀN
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG
NHÀ TRƯỜNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HOC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HUYỀN
ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG
NHÀ TRƯỜNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI HÀ
NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Văn Tùng
HÀ NỘI - 2013
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
NỘI DUNG
BGH
Ban giám hiệu
CNH -HĐH
Công nghiệp hoá –hiện đại hoá
CĐ
Cao đẳng
ĐH
Đại học
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
GDHN
Giáo dục hƣớng nghiệp
HS
Học sinh
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
THCN
Trung học chuyên nghiệp
UBND
Ủy ban nhân dân
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn 7
2.1. Ý nghĩa khoa học 7
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 7
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài. 8
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu. 8
3.2. Khách thể nghiên cứu. 8
3.3 Phạm vi nghiên cứu: 8
4. Mục đích nghiên cứu 8
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 8
6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 9
6.1 Câu hỏi nghiên cứu 9
6.2 Giả thuyết nghiên cứu 9
7. Phƣơng pháp nghiên cứu: 9
7.1 Phƣơng pháp luận nghiên cứu. 9
7.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. 11
7.2.1 Phƣơng pháp phân tích tài liệu 11
7.2.2 Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến qua bảng hỏi 12
7.2.3 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu cá nhân 13
7.2.4 Phƣơng phát quan sát 13
7.2.5 Phƣơng pháp thảo luận nhóm 13
8 . Khung lý thuyết 14
NỘI DUNG CHÍNH 15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 15
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 15
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới: 15
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam: 17
2
1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 20
1.2.1. Trƣờng THPT Yên Hoà - Cầu giấy 20
1.2.2. Trƣờng THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm 21
1.3 Những khái niệm công cụ 23
1.3.1. Khái niệm vai trò 23
1.3.2. Khái niệm định hƣớng 25
1.3.3. Khái niệm lựa chọn 25
1.3.4. Khái niệm nghề nghiệp 26
1.3.5. Khái niệm giáo dục hƣớng nghiệp 27
1.4. Cơ sở lý luận 29
1.4.1. Thuyết lựa chọn duy lý 29
1.4.2. Lý thuyết hành động xã hội 30
1.4.3. Lý thuyết xã hội hóa 31
1.4.4. Lý thuyết vai trò 32
1.4.5. Lý thuyết mạng xã hội 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP TẠI TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 34
2.1 Một số vấn đề phổ biến công tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông 34
2.1.1. Thời điểm học sinh đƣợc giáo dục hƣớng nghiệp 34
2.1.2. Thời gian dành cho GDHN trong nhà trƣờng 36
2.2. Mục đích của hoạt động GDHN trong trƣờng THPT 37
2.3. Nội dung của GDHN trong trƣờng THPT 40
2.4. Hình thức của GDHN trong trƣờng THPT 43
2.4.1. Hình thức giáo dục hƣớng nghiệp qua việc lồng ghép vào các môn học 44
2.4.2. Giáo dục hƣớng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt lớp 48
2.4.3. Giáo dục hƣớng nghiệp thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên 49
2.4.4. Giáo dục hƣớng nghiệp thông qua các buổi tập trung toàn trƣờng 50
2.4.5. Giáo dục hƣớng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khoá 51
2.4.6. Giáo dục hƣớng nghiệp thông qua các giờ học nghề 51
3
2.5. Thái độ và hành vi của học sinh THPT khi tham gia vào các giờ học
hƣớng nghiệp 53
2.5.1 Thái độ của học sinh khi tham gia vào hoạt động GDHN 53
2.5.2. Về hành vi tham gia của học sinh vào hoạt động hƣớng nghiệp
của nhà trƣờng 57
Chƣơng 3. TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP TỚI XU
HƢỚNG LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA HỌC SINH THPT 59
3.1. Đánh giá của học sinh về mức độ quan trọng của GDHN 59
3.2. Xu hƣớng lựa chọn ngành nghề của HS sau khi tốt nghiệp THPT 63
3.2.1 Thời điểm xuất hiện nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của học sinh 63
3.2.2 Những nhu cầu và hứng thú của học sinh THPT hiện nay 65
3.3 Các kênh tác động đến xu hƣớng lựa chọn ngành nghề của học sinh
THPT tại Hà Nội 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
KẾT LUẬN 89
KHUYẾN NGHỊ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 97
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN 98
4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thời điểm học sinh đƣợc GDHN phân theo địa bàn cƣ trú 35
Bảng 2.2: Mục đích của họat động giáo dục hƣớng nghiệp phân theo địa bàn
cƣ trú 39
Bảng 2.3 : Thứ tự ƣu tiên của học sinh về các nội dung GDHN trong nhà
trƣờng THPT 41
Bảng 2.4: Thái độ của học sinh khi tham gia vào hoạt động hƣớng nghiệp của
nhà trƣờng 53
Bảng2.5: Đánh giá của học sinh về hiệu quả của các hoạt động hƣớng nghiệp
trong nhà trƣờng phân theo địa bàn cƣ trú 56
Bảng2.6: Mức độ tham gia của học sinh vào hoạt động hƣớng nghiệp của
nhà trƣờng 57
Bảng3.1 : Đánh giá của học sinh về mức độ quan trọng của giáo dục hƣớng
nghiệp phân theo khối lớp 62
Bảng 3.2: Những vấn đề HS THPT có nhu cầu và hứng thú 66
Bảng 3.3: Dự định của HS sau khi tốt nghiệp THPT 68
Bảng 3.4 : Xu hƣớng lựa chọn ngành nghề của học sinh 71
sau khi tốt nghiệp THPT 71
Bảng 3.5: Xu hƣớng lựa chọn ngành nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp
THPT phân theo giới tính 73
Bảng 3.6: Các kênh thông tin giúp HS có đƣợc định hƣớng lựa chọn ngành nghề 78
Bảng 3.7: Yếu tố quan trọng giúp học sinh có đƣợc lựa chọn ngành nghề 79
Bảng 3.8: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ và đánh giá của học sinh
về mức độ ảnh hƣởng của GDHN đến lựa chọn ngành nghề 83
Bảng 3.9: Tƣơng quan giữa địa bàn cƣ trú và đánh giá của học sinh về mức độ
ảnh hƣởng của GDHN đối với lựa chọn ngành nghề 85
Bảng 3.10: Tƣơng quan giữa năm học và đánh giá của học sinh về mức độ ảnh
hƣởng của GDHN đối với lựa chọn ngành nghề 86
Bảng 3.11: Tƣơng quan giữa kết quả học tập và đánh giá của học sinh về mức
độ ảnh hƣởng của GDHN đối với lựa chọn ngành nghề 87
5
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Thời điểm học sinh đƣợc GDHN trong nhà trƣờng 34
Biểu đồ 2.2: Thời gian dành cho giáo dục hƣớng nghiệp ở trƣờng trong một tuần 36
Biểu đồ 2.3: Mục đích của hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp trong trƣờng
trung học phổ thông 37
Biểu đồ 2.4: Các hình thức giáo dục hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông 43
Biểu đồ 2.5: GDHN thông qua các bộ môn khoa học 44
Biểu đồ 2.6: Đánh giá của học sinh về hiệu quả của hoạt động hƣớng nghiệp
trong trƣờng THPT 55
Biểu đồ 3.1: Kì vọng của học sinh vào hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp của
nhà trƣờng 59
Biểu đồ 3.2: Đánh giá của học sinh về mức độ quan trọng của giáo dục
hƣớng nghiệp 61
Biểu đồ 3.3: Thời điểm học sinh có nhu cầu về lựa chọn nghề nghiệp 64
Biểu đồ 3.4: Dự định về tƣơng lai của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT phân
theo địa bàn cƣ trú 70
Biểu đồ 3.5 : Lí do chính khiến HS có dự định lựa chọn ngành nghề 75
Biểu đồ 3.6: Đánh giá của học sinh về mức độ ảnh hƣởng của hoạt động giáo
dục hƣớng nghiệp đối với lựa chọn ngành nghề 80
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định hai nhiệm vụ chiến
lƣợc gồm: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nƣớc. Mục tiêu của công nghiệp hoá là xây
dựng đất nƣớc thành một nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ
cấu kinh tế hợp lý quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển lực lƣợng
sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc,
dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Phấn đấu đến năm 2020
nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, chúng ta cần có một đội ngũ lao động có đủ năng
lực, phẩm chất tri thức và trình độ. Vì vậy, bồi dƣỡng và phát huy nguồn nhân lực
con ngƣời trên nền tảng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài là
một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH - HĐH. Việc điều chỉnh phân
bổ nguồn nhân lực cho phù hợp với quy luật cung cầu của xã hội đang là một bài
toán khó giải. Thực tế hiện nay có nhiều học sinh trung học phổ thông (THPT) đã
gặp một số sai lầm trong việc chọn nghề nghiệp tƣơng lai của mình do chƣa có sự
định hƣớng đúng đắn về nghề nghiệp.
Cụ thể sau khi tốt nghiệp THPT hầu hết HS lựa chọn con đƣờng thi đại học,
cao đẳng thay vì đi học trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề, rất nhiều em cho
rằng để có cuộc sống ổn định, một nghề nghiệp chính thức, thu nhập cao phải bằng
con đƣờng học thức, phải thi đỗ đại học, coi “đại học là con đƣờng duy nhất để lập
nghiệp” cho dù năng lực có hạn vẫn cố thi ĐH, thậm chí thi đến ba, bốn năm mới
đỗ trong khi xã hội còn đang thiếu đội ngũ công nhân có chuyên môn cao. Ngoài ra,
khi lựa chọn nghề nghiệp học sinh có xu hƣớng lựa chọn ngành nghề chủ yếu dựa
vào giá trị nghề nghiệp tức là những ngành tạo thu nhập cao và dễ xin việc mà
không quan tâm đến những ngành nghề đang thiếu nguồn nhân lực. Hậu quả để lại
rất nhiều sinh viên ra trƣờng bị thất nghiệp hoặc làm trái nghề “Theo điều tra của
Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2011, cả nước có tới 63% sinh viên tốt nghiệp ĐH-
7
CĐ ra trường không có việc làm, 37% có việc làm nhưng nhiều sinh viên phải làm
trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại”[28] đồng thời nó cũng gây mất cân bằng
trong đào tạo và cơ cấu lao động đòi hỏi Nhà nƣớc phải có những điều chỉnh và
khắc phục. Có thể lí giải điều đó bằng nhiều lí do khác nhau nhƣ: do mạng lƣới đào
tạo đại học ngày càng mở rộng khiến học sinh có nhiều cơ hội hay do chất lƣợng
đào tạo đại học chƣa cao mặt khác với tâm lí trọng bằng cấp của các bậc phụ huynh
đã ảnh hƣởng phần nào đến học sinh và điều quan trọng hơn cả là do hiệu quả của
hoạt động GDHN trong trƣờng chƣa cao.
Nhƣ vậy, công tác giáo dục hƣớng nghiệp (GDHN) cho học sinh trong nhà
trƣờng là một giải pháp quan trọng ảnh hƣởng không nhỏ đến định hƣớng nghề
nghiệp cho các em học sinh từ giai đoạn sớm để sau này các em có sự lựa chọn
đúng đắn.
Chính vì lý do trên đã gợi mở cho chúng tôi thực hiện đề tài "Ảnh hưởng
của giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường đến việc lựa chọn ngành nghề của
học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp tại
Trường THPT Yên Hoà và Trường THPT Cao Bá Quát Hà Nội) để qua đó đƣa ra
khuyến nghị và giải pháp giúp hoạt động hƣớng nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.
2. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này đi sâu vào phân tích cho các lý thuyết xã hội học nhƣ: lý
thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết nhu cầu và lý thuyết
hành vi lựa chọn để từ đó tìm ra cơ sở thực tiễn giải thích cho các lý thuyết. Việc
kiểm định những lý thuyết này sẽ góp phần đem lại một cái nhìn thực tiễn, đầy đủ
hơn với hệ thống tri thức của khoa học Xã hội học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đề tài hƣớng đến tìm hiểu ảnh hƣởng GDHN của nhà trƣờng
trong việc lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT từ đó giúp cho một số trƣờng,
cơ quan quản lý có thêm một số dữ liệu và giải pháp trong việc nâng cao định
hƣớng chọn ngành nghề cho học sinh đồng thời giúp cho học sinh có cái nhìn đúng
đắn hơn về việc lựa chọn ngành nghề của mình.
8
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Ảnh hƣởng của GDHN trong nhà trƣờng đến việc lựa chọn ngành nghề của
học sinh THPT.
3.2. Khách thể nghiên cứu.
Học sinh hai trƣờng:
+ THPT Yên Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội
+ THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm - Hà Nội
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi lĩnh vực nghiên cứu.
Tìm hiểu ảnh hƣởng của GDHN trong nhà trƣờng đến việc lựa chọn ngành
nghề của học sinh THPT
+ Phạm vi không gian và thời gian.
- Không gian: Trƣờng THPT Yên Hoà - Hà Nội
Trƣờng THPT Cao Bá Quát - Hà Nội
- Thời gian: Từ tháng 8/2011 - Tháng 1/2013
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài ảnh hƣởng của GDHN trong nhà trƣờng đến lựa chọn
ngành nghề của HS THPT tại Hà Nội hiện nay nhằm tìm hiểu mức độ ảnh hƣởng
của GDHN đến xu hƣớng lựa chọn ngành nghề của HS. Từ đó, đề tài góp phần đƣa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDHN đồng thời giúp HS THPT có cái
nhìn đúng đắn hơn trong lựa chọn ngành nghề.
5. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng giáo dục hƣớng nghiệp ở một số trƣờng THPT trên địa
bàn Hà Nội.
- Tìm hiểu nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của GDHN
- Tìm hiểu xu hƣớng lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT hiện nay.
- Tìm hiểu mức độ ảnh hƣởng của GDHN trong nhà trƣờng đến lựa chọn
ngành nghề cho tƣơng lai học sinh.
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả GDHN
9
trong trƣờng THPT.
6. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng GDHN ở các trƣờng THPT trên địa bàn Hà Nội đang diễn ra
nhƣ thế nào?
- Học sinh đánh giá nhƣ thế nào về vai trò GDHN của nhà trƣờng?
- Sau khi tốt nghiệp học sinh có xu hƣớng lựa chọn ngành nghề gì? Lí do
chính khiến học sinh có lựa chọn nhƣ vậy?
- GDHN có ảnh hƣởng nhiều hay ít đến lựa chọn ngành nghề của học sinh?
Mức độ ảnh hƣởng của GDHN đến học sinh có cha mẹ làm nghề nghiệp khác nhau,
giữa học sinh nông thôn và thành thị, giữa HS lớp 10 và 12 khác nhau nhƣ thế nào?
6.2 Giả thuyết nghiên cứu
- GDHN đã đƣợc phổ biến rộng rãi đối với học sinh THPT, đƣợc triển khai
dƣới nhiều nội dung và hình thức khác nhau.
- Phần lớn học sinh cho rằng GDHN có vai trò to lớn trong việc định hƣớng
ngành nghề cho học sinh.
- Sau khi tốt nghiệp THPT phần lớn học sinh lựa chọn thi ĐH, CĐ và lựa
chọn ngành nghề dựa vào giá trị nghề nghiệp. Hầu hết học sinh lựa chọn ngành
nghề theo cảm tính chƣa đƣợc định hƣớng rõ ràng, giáo viên chƣa đƣa ra đƣợc lời
khuyên cho HS với tính cách, sức khỏe và năng lực nhƣ vậy các em nên chọn ngành
nghề gì cho phù hợp.
- GDHN có ảnh hƣởng đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT
nhƣng mức độ ảnh hƣởng không cao. Sự ảnh hƣởng đó có sự khác nhau giữa HS có
cha mẹ làm nghề nghiệp khác nhau, học sinh nông thôn và học sinh thành thị, giữa
HS ở khối lớp 10 và 12.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1 Phƣơng pháp luận nghiên cứu.
7.1.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chủ nghĩa Mác - Lênin giúp chúng ta có cách nhìn đúng đắn và toàn diện về
thế giới khách quan. Trong đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
10
lịch sử đã phát hiện những quy luật cơ bản thể hiện sự luận giải và là nguyên tắc
cho nhiều khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng. Con ngƣời với tƣ
cách là “tổng hoà các mối quan hệ xã hội" không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn
là chủ thể cải tiến xã hội. Từ đó, chiến lƣợc phát triển con ngƣời là điểm mấu chốt
để phát triển kinh tế - xã hội. Luận điểm về phát triển nhân tố con ngƣời có một vị
trí quan trọng trong lý luận triết học Mác - Lênin.
Vận dụng quan điểm trên vào đề tài, có thể thấy rằng GDHN cho học sinh
phổ thông là một vấn đề rất cấp thiết. Nó không chỉ đơn thuần là giúp cho các em
chọn nghề phù hợp với nguyện vọng và sở trƣờng của cá nhân mà còn góp phần
phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý trên cơ sở đó tăng năng suất lao động xã
hội. Để vận dụng một cách có hiệu quả lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin trong vấn đề
này thì việc đƣa ra những hoạch định, những chính sách cụ thể về giáo dục và đào
tạo con ngƣời là một yêu cầu cơ bản hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã
hội hiện nay.
7.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
Để có sự định hƣớng đúng cho tuổi trẻ khi lựa chọn nghề, khắc phục tình
trạng xuống cấp của giáo dục trong bƣớc đi ban đầu vào kinh tế thị trƣờng chúng ta
không thể để cho công tác hƣớng nghiệp bị coi nhẹ (nếu không nói là lãng quên)
trong giáo dục toàn diện hiện nay của các trƣờng phổ thông. Tình trạng trên đây đòi
hỏi phải làm sao cho hàng chục triệu HS ra trƣờng hàng năm đƣợc định hƣớng về
nghề nghiệp, đƣợc chuẩn bị về nhận thức, kỹ năng lao động cần thiết để chủ động đi
vào các lĩnh vực nghề nghiệp. Làm đƣợc điều đó, chúng ta mới có thể sử dụng hợp
lý nguồn nhân lực trẻ, gắn đƣợc trách nhiệm của ngƣời thanh niên với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mƣời năm trở lại đây, mạng lƣới các trƣờng Đại học,
Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp ( ĐH, CĐ, THCN) và dạy nghề có sự gia tăng
đột biến. Đây vừa là cơ may cho nhiều học sinh tốt nghiệp THPT nhƣng cũng tạo ra
những khó khăn trong việc phân luồng nguồn nhân lực này một cách hợp lý. Từ
thực tiễn của hoạt động giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) trong mối quan hệ với phát
triển bền vững nền kinh tế xã hội, Đảng và nhà nƣớc ta đã có những chủ trƣơng kịp
11
thời và đúng đắn đối với giáo dục hƣớng nghiệp. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản
Việt Nam lần thứ IX đã ghi rõ : Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng
học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp
phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương. [16].
Luật Giáo dục cũng đã khẳng định : Giáo dục trung học phổ thông nhằm
giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của trung học cơ sở, hoàn thiện
học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để
tiếp tục học ĐH, CĐ, THCN, học nghề và đi vào cuộc sống lao động [16]. Khoản 1
Điều 20 Bộ Luật lao động của nƣớc ta đã ghi: "Mọi người có quyền tự do chọn nghề
và học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình"
Thủ tƣớng Chính phủ đã ra chỉ thị số 14/2001/CT - TTg về việc : "Đổi mới
chƣơng trình giáo dục phổ thông để thực hiện nghị quyết số 40/2001/QH 10 của
Quốc hội khoá X". Trong chỉ thị chỉ rõ : trƣớc yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ đất nƣớc, sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của khoa học - công nghệ nói
chung và khoa học giáo dục nói riêng, chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thông.
Trong chỉ thị đã đề ra bốn mục tiêu, đó là : "a) nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn
diện ; b) Đổi mới phƣơng pháp dạy và học, phát huy tƣ duy sáng tạo và năng lực
tự học của học sinh ; c) Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nƣớc trong khu
vực và trên thế giới ; d) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phân luồng sau
trung học cơ sở và trung học phổ thông, chuẩn bị tốt cho học sinh học tập tiếp ở bậc
sau trung học và tham gia lao động ngoài xã hội ". Chỉ thị cũng đề ra nguyên tắc
cần phải đảm bảo khi đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thông, trong đó
có nguyên tắc : Chọn lọc, đƣa vào chƣơng trình các thành tựu khoa học công nghệ
hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh ; hết sức coi trọng tính thực
tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với hoạt động sản xuất, nhà trƣờng gắn
với xã hội [16].
7.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể.
7.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm phân tích một số tài liệu đã có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ: các công trình nghiên cứu, bài tạp chí, số liệu
12
của tổng cụ thống kê…có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua đó, bổ sung thêm
cho những thiếu sót trong việc phân tích các số liệu định lƣợng thu đƣợc từ điều tra
thông qua bảng hỏi.
7.2.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến qua bảng hỏi
Phiếu trƣng cầu ý kiến sẽ đƣợc sử dụng nhằm mục đích thu thập những thông
tin định lƣợng cho đề tài nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu đƣợc lựa chọn theo phƣơng
pháp ngẫu nhiên, có cân nhắc đến một số yếu tố nhƣ giới tính, địa bàn cƣ trú, năm
học, kết quả học tập, nghề nghiệp của bố mẹ.
Chúng tôi đã tiến hành phát 368 phiếu trƣng cầu ý kiến, trong đó mỗi trƣờng là
184 phiếu. Kết quả chúng tôi đã thu lại đƣợc 350 phiếu với cơ cấu mẫu nhƣ sau:
Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo tiêu chí giới tính
Giới tính
Số ngƣời
Tỷ lệ %
Nam
184
52.6
Nữ
166
47.4
Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo tiêu chí năm học
Năm học
Số ngƣời
Tỷ lệ %
Lớp 10
175
50
Lớp 12
175
50
Cơ cấu mẫu theo tiêu chí địa bàn cƣ trú
Địa bàn cƣ trú
Số ngƣời
Tỷ lệ %
Thành thị
175
50
Nông thôn
175
50
Cơ cấu mẫu theo tiêu chí kết quả học tập
Kết quả học tập
Số ngƣời
Tỷ lệ %
Giỏi/xuất sắc
40
11.4
Khá
213
60.9
Trung bình/yếu
97
27.7
13
Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp của cha mẹ
Nghề nghiệp của cha mẹ
Số ngƣời
Tỷ lệ %
Viên chức NN
87
24.9
Nông nghiệp
54
15.4
Lao động tự do
73
20.9
Kinh doanh
116
33.1
Nghề khác
20
5.7
Đề tài sử dụng các thông tin định lƣợng thu đƣợc từ bảng hỏi dƣới dạng
thông tin đã xử lý bằng chƣơng trình SPSS 16.0.
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Phỏng vấn sâu 16 ngƣời trong đó có 12 học sinh, 4 giáo viên và thông tin
phỏng vấn sâu mang tính chất định tính, tập trung vào các khía cạnh liên quan đến
hƣớng nghiệp cho HS THPT của nhà trƣờng.
7.2.4 Phương phát quan sát
Đối với HS lớp 10 chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động GDHN thông qua
tiết sinh hoạt lớp để xem GDHN đạt hiệu quả nhƣ thế nào. Quan sát đƣợc diễn ra tại
2 lớp 10 Trƣờng THPT Yên Hoà và 2 lớp10 Trƣờng THPT Cao Bá Quát (mỗi lớp
quan sát 2 lần)
Đối với HS lớp 12: Chúng tôi tiến hành quan sát học sinh làm hồ sơ thi vào
các trƣờng Cao đẳng, Đại học. Quan sát diễn ra tại 3 lớp 12 Trƣờng THPT Yên Hoà
và 3 lớp12 Trƣờng THPT Cao Bá Quát (mỗi lớp quan sát 2 lần). Quá trình quan sát
cho chúng ta thấy xu hƣớng lựa chọn ngành học cũng nhƣ nghề sau khi tốt nghiệp
của học sinh THPT. Tham dự sinh hoạt có nội dung GDHN để thu đƣợc thông tin
về chƣơng trình GDHN. Trên cơ sở đó tiến hành ghi chép và hình thành phiếu trƣng
cầu ý kiến. Trong quá trình phỏng vấn quan sát thái độ ngƣời đƣợc phỏng vấn nhằm
đánh giá mức độ tin cậy của thông tin ngƣời đó trả lời.
7.2.5 Phương pháp thảo luận nhóm
Chúng tôi tổ chức hai thảo luận nhóm cho học sinh khối lớp 10 và12 tại hai
trƣờng vào thời điểm học sinh chuẩn bị làm hồ sơ thi vào các trƣờng ĐH, CĐ và
14
THCN. Cuộc thảo luận có sự tham gia của nhà nghiên cứu và học sinh lớp10 và 12.
Trong đó, nhà nghiên cứu có vai trò đƣa ra các câu hỏi liên quan đến xu hƣớng lựa
chọn sau khi tốt nghiệp của HS THPT và học sinh sẽ dẫn dắt các câu hỏi và trả lời.
Cuộc thảo luận có vai trò giúp nhà nghiên cứu có đƣợc thông tin cụ thể hơn về vấn
đề nghiên cứu.
8 . Khung lý thuyết
Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của GDHN
Thời điểm HS
đƣợc GDHN
Thời gian dành
cho GDHN
Mục đích
của GDHN
Hình thức
của GDHN
Nội dung
của GDHN
Những đặc điểm cá nhân:
Giới tính, năm học, kết quả
học tập
Các môi trƣờng xã hội hoá:
Gia đình, nhà trƣờng, bạn
bè, truyền thông đại chúng
Điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội
Thực trạng GDHN ở trƣờng THPT
Xu hƣớng lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT
15
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề đƣợc nghiên cứu, chúng tôi sẽ
trình bày tóm tắt một số nghiên cứu, các bài viết, sách, tƣ liệu có liên quan đến quá
trình lựa chọn nghề nghiệp của học sinh.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới:
Có thể nói, những tƣ tƣởng về định hƣớng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có
từ thời cổ đại, tuy nhiên ở dƣới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc phân
chia, phân cấp lao động tuỳ thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân của mỗi ngƣời
trong xã hội. Điều này thể hiện rõ tính áp đặt của giai cấp thống trị và sự bất bình
đẳng trong phân công lao động xã hội. Đến thế kỷ XIX, khi nền sản xuất xã hội phát
triển cùng với những tƣ tƣởng tích cực về giải phóng con ngƣời trên khắp thế giới
thì khoa học hƣớng nghiệp mới thực sự trở thành một khoa học độc lập.
Cuốn sách “Hƣớng dẫn chọn nghề” xuất bản năm 1949 ở Pháp đƣợc xem là một
trong những cuốn sách đầu tiên nói về hƣớng nghiệp [11]. Nội dung cuốn sách đã đề
cập đến sự phát triển đa dạng của các ngành nghề trong xã hội do sự phát triển của
công nghiệp từ đó đã rút ra những kết luận coi GDHN là một vấn đề quan trọng không
thể thiếu khi xã hội ngày càng phát triển và cũng là nhân tố thúc đẩy xã hội phát triển.
Vào những năm 1940, nhà tâm lý học Mỹ J.L. Holland đã nghiên cứu và thừa
nhận sự tồn tại của các loại nhân cách và sở thích nghề nghiệp. Tác giả đã chỉ ra rằng,
tƣơng ứng với mỗi kiểu nhân cách nghề nghiệp là một số những nghề nghiệp mà cá
nhân có thể chọn để có đƣợc kết quả làm việc cao nhất. Lý thuyết này của J.L.
Holland đã đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn hƣớng nghiệp trên thế giới.
Trên cơ sở các luận điểm về hƣớng nghiệp của C.Mác và V.I Lênin, các nhà
giáo dục Liên xô nhƣ B.F Kapêep, X.Ia Batƣsep, X.A Sapôrinxki, V.A Pôliacôp
trong các tác phẩm và công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra mối quan hệ giữa
hƣớng nghiệp và các hoạt động sản xuất xã hội. Họ cho rằng, nếu sớm thực hiện
16
giáo dục hƣớng nghiệp cho thế hệ trẻ thì đó sẽ là cơ sở để họ chọn nghề đúng đắn,
có sự phù hợp giữa năng lực, sở thích cá nhân với nhu cầu xã hội [11]. Đồng thời,
các tác giả này cũng đã trình bày những nguyên tắc, phƣơng pháp thực hành lao
động nghề nghiệp cho HS phổ thông tại các cơ sở học tập - lao động liên trƣờng.
Mei Tang, Wei Pan và Mark D.Newmeyer [25] đã áp dụng mô hình lý
thuyết phát triển xã hội nghề nghiệp (SCCT, Lent, Brown và Hackett, 1994) để
khảo sát các yếu tố tác động đến xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS trung học.
Những phát hiện của nghiên cứu này chứng minh tầm quan trọng của các yếu tố
nhƣ: kinh nghiệm học tập, tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, lợi ích, và kết quả
mong đợi trong quá trình phát triển nghề nghiệp của học sinh trung học. Mối quan
hệ của các yếu tố này có tính chất động. Vì vậy, để can thiệp thành công cần phải
xem xét mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố và kết hợp một loạt các biện pháp can
thiệp ở mức độ đa hệ thống. Các nhà tƣ vấn nên góp phần vào sự phát triển và thực
hiện một chƣơng trình phát triển nghề nghiệp toàn diện giúp HS phát triển năng lực
nghề nghiệp thông qua hoạt động học tập thiết thực.
Nghiên cứu của Bromley H. Kniveton [23] đƣợc tiến hành trên cơ sở khảo
sát 384 thanh thiếu niên (trong đó có 174 nam và 174 nữ) từ 14 đến 18 tuổi đã đã
đƣa ra kết luận: Cả nhà trƣờng và gia đình đều có thể cung cấp những thông tin và
hƣớng dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của
thanh niên. Giáo viên có thể xác định những năng khiếu và khả năng qua đó khuyến
khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá, tham gia lao động hƣớng nghiệp
hoặc tham quan những cơ sở sản xuất. Phụ huynh HS có ảnh hƣởng rất lớn đến việc
cung cấp những hỗ trợ thích hợp nhất định cho sự lƣa chọn nghề nghiệp, ngoài ra
còn có sự tác động của anh chị em trong gia đình, bạn bè.
Michael Borchert [22], trên cơ sở khảo sát 325 học sinh trung học của trƣờng
Trung học Germantown, bang Wisconsin đã đƣa ra nhận xét: trong ba nhóm yếu tố
chính ảnh hƣởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp là: Môi trƣờng, cơ hội và đặc điểm
cá nhân thì nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân có ảnh hƣởng quan trọng nhất đến sự
chọn lựa nghề nghiệp của HS trung học.
17
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, giáo dục hƣớng nghiệp tuy đƣợc xếp ngang tầm quan trọng với
các mặt giáo dục khác nhƣ đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục nhƣng bản thân nó lại
rất non trẻ, mới mẻ cả về nhận thức, lý luận và thực tiễn, rất thiếu về lực lƣợng,
không mang tính chuyên nghiệp. Vì vậy, việc thực hiện không mang lại nhiều hiệu
quả. Vấn đề hƣớng nghiệp chỉ thực sự nóng lên và đƣợc xã hội quan tâm khi nền
kinh tế đất nƣớc bƣớc sang cơ chế thị trƣờng với sự đa dạng của các ngành nghề và
nhu cầu rất lớn về chất lƣợng nguồn nhân lực.
Đảng và Nhà nƣớc ta cũng rất quan tâm đến công tác hƣớng nghiệp. Điều
này đƣợc thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết, văn kiện, các nguyên lý giáo dục của
Đảng và nhà nƣớc. Có thể lấy ví dụ nhƣ nghị định 126/CP ngày 19/03/1981 của
Chính phủ về công tác hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông và việc sử dụng hợp lý
HS các cấp THCS và THPT tốt nghiệp ra trƣờng. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần
thứ IX đã ghi rõ “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung
học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”.
Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định: “Giáo dục THPT nhằm giúp cho học
sinh củng cố và phát triển những kết quả của THCS, hoàn thiện học vấn để tiếp tục
học đại học, cao đẳng, trung học nghề nhiệp, học nghề, và đi vào cuộc sống lao
động”. Chiến lƣợc phát triển giáo dục năm 2001 - 2010 đã xác định rõ: “Thực hiện
chƣơng trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ
bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực
của mỗi học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hƣớng
nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi tiếp sau khi tốt nghiệp”.
Về mặt nghiên cứu khoa học hƣớng nghiệp ở Việt Nam, theo các chuyên gia
thì ngành hƣớng nghiệp Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ vào những
năm 1970, 1980. GS.TS. Phạm Tất Dong là ngƣời có những đóng góp rất lớn cho
GDHN Việt Nam. Tác giả này đã dày công nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực
tiễn cho GDHN nhƣ xác định mục đích, ý nghĩa, vai trò của hƣớng nghiệp; hứng
18
thú, nhu cầu và động cơ nghề nghiệp; hệ thống các quan điểm, nguyên tắc hƣớng
nghiệp, các nội dung, phƣơng pháp, biện pháp giáo dục hƣớng nghiệp Điều này
đƣợc thể hiện ở rất nhiều các báo cáo, bài báo, sách, giáo trình của ông nhƣ bài:
“Hƣớng nghiệp cho thanh niên”, đăng trên tạp chí Thanh Niên số 8 năm 1982; Báo
cáo: “Một con đƣờng hình thành lý tƣởng nghề nghiệp cho học sinh lớn”; các tác
phẩm nhƣ: “Nghề nghiệp tƣơng lai - giúp bạn chọn nghề” hay cuốn “Tƣ vấn hƣớng
nghiệp - sự lựa chọn cho tƣơng lai”. Trong một công trình nghiên cứu gần đây, tác
giả đã chỉ ra rằng: “Công tác hƣớng nghiệp góp phần điều chỉnh việc chọn nghề của
thanh niên theo hƣớng chuyển đổi cơ cấu kinh tế”. Bởi vì theo tác giả, đất nƣớc
đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH , cơ cấu kinh tế sẽ chuyển
theo hƣớng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ. Xu hƣớng
chọn nghề của thanh niên phù hợp với xu hƣớng chuyển cơ cấu kinh tế là một yêu
cầu của công nghiệp.
GS.TS. Nguyễn Văn Hộ cũng là một trong những ngƣời rất tâm đắc và
nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục hƣớng nghiệp [11]. Trong luận án tiến sĩ của
mình, tác giả đã đề cập đến vấn đề: “Thiết lập và phát triển hệ thống hƣớng nghiệp
cho học sinh Việt Nam”. Tác giả đã xây dựng đƣợc luận chứng cho hệ thống giáo
dục hƣớng nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Gần đây
(2006), ông cũng đã cho xuất bản cuốn sách: “Hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp và
giảng dạy kĩ thuật trong trƣờng THPT”. Cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống
về cơ sở lí luận của GDHN, vấn đề tổ chức GDHN trong trƣờng THPT và giảng dạy
kĩ thuật ở nhà trƣờng THPT trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và sự nghiệp CNH -
HĐH đất nƣớc hiện nay. Trong thời gian gần đây, nhằm hiện thực hoá những
phƣơng hƣớng, mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra về GDHN
và phân luồng học sinh phổ thông, đã có rất nhiều những nghiên cứu về hƣớng
nghiệp ở nhiều cách tiếp cận khác nhau tạo nên một giai đoạn mới với sự đa dạng
trong nghiên cứu khoa học hƣớng nghiệp ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của giảng viên Khoa Tâm lý (Đại học Sƣ phạm Hà Nội)
đã rút ra kết luận: (1) Các hình thức hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phổ thông hiện
19
tại chƣa thực sự phong phú và đƣợc tổ chức thƣờng xuyên. Nhiều hình thức hấp
dẫn, có sức thuyết phục tốt nhƣ tham quan thực tế các cơ sở sản xuất địa phƣơng,
nghe các nghệ nhân nói chuyện về nghề … ít đƣợc thực hiện. (2) Nhu cầu tìm hiểu
nghề là nhu cầu chính đáng của học sinh, nhƣng khi tìm hiểu về nghề thì các em gặp
phải rất nhiều khó khăn nhƣ nhà trƣờng ít tổ chức hƣớng nghiệp, các nội dung
hƣớng nghiệp thực hiện không đồng bộ. (3). Do tác động của nhà trƣờng trong việc
hƣớng nghiệp chƣa cao nên các thông tin về nghề mà học sinh thu nhận đƣợc khi
chọn nghề phần lớn từ các kênh ngoài nhà trƣờng nhƣ từ cha mẹ, ngƣời thân, từ
những ngƣời đang làm trong nghề đó hay từ các sách báo hoặc phƣơng tiện thông
tin đại chúng khác.
Bài viết của tác giả Huỳnh Văn Sơn đƣợc đăng trên tạp chí Khoa học và
công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2(43)2011 “Đánh giá của học sinh về hiệu quả của
hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông tỉnh
Bình Dương” đã nêu lên những đánh giá của học sinh về hiệu quả của các hoạt động
hƣớng nghiệp trong trƣờng phổ thông đồng thời lí giải nguyên nhân tại sao hoạt
động hƣớng nghiệp chƣa đạt hiệu quả cao. Từ đó, tác giả đƣa ra giải pháp nâng cao
chất lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu việc tổ chức tư vấn nghề cho sinh
viên trong trường đại học” của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết và TS. Trịnh Văn
Tùng đề cập tới thực trạng nhận thức về hƣớng nghiệp và tƣ vấn nghề của sinh viên
hiện nay cũng nhƣ những yếu tố tác động đến hƣớng nghiệp hay xu hƣớng chọn
nghề của họ để từ đó tìm ra phƣơng thức tƣ vấn nghề (lời khuyên chọn nghề) phù hợp
nhất; phân tích các mô hình tƣ vấn nghề khác nhau ở một số nƣớc tiên tiến để từ đó rút
ra những bài học quý báu về mặt lí luận cũng nhƣ về mặt thực tiễn nhằm cung cấp
những yếu tố cơ bản cho công tác tƣ vấn nghề. Nghiên cứu này cũng đã đề xuất mô
hình tƣ vấn nghề cho sinh viên các trƣờng đại học thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận án tiến sỹ “Tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ
thông theo tinh thần xã hội hoá” của tác giả Bùi Việt Phú đã làm sáng tỏ các điểm
nhƣ: Tổ chức giáo dục hƣớng nghiệp; xã hội hoá - tinh thần xã hội hoá; Giáo dục
20
hƣớng nghiệp theo tinh thần xã hội hóa; Những quan điểm đổi mới tổ chức giáo dục
hƣớng nghiệp cho học sinh THPT; Tổ chức giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh
THPT theo tinh thần xã hội hoá.
Ngoài ra còn có rất nhiều đề tài các cấp, luận văn cao học, luận án tiến sĩ,
các bài báo, báo cáo khoa học nghiên cứu về giáo dục hƣớng nghiệp đƣợc trình bày
trong nhiều hội thảo. Khi nghiên cứu vấn đề này, các tác giả thƣờng đặt mục tiêu
tìm hiểu về định hƣớng nghề nghiệp, về những dự định việc làm nghề nghiệp và nói
chung, về hiện trạng lao động - việc làm - nghề nghiệp xã hội của giới trẻ.
Đề tài của chúng tôi thực hiện trên địa bàn Hà Nội nhằm tìm hiểu thực
trạngGDHN, ảnh hƣởng của GDHN trong nhà trƣờng tới nhận thức, thái độ và hành
vi lựa chọn ngành nghề của học sinh của 2 trƣờng THPT cụ thể từ đó suy rộng ra
các trƣờng cùng khu vực. Tìm ra những điểm mới trong nhận thức, xu thế chọn
ngành nghề của học sinh THPT trƣớc sự thay đổi của nền kinh tế đất nƣớc cùng với
những yếu tố khác nhƣ : khoa học kĩ thuật, thông tin đại chúng đã tác động tới nhận
thức, tƣ duy của học sinh nhƣ thế nào? Đồng thời, chúng tôi cũng đề xuất những
giải pháp cụ thể và hữu hiệu cho nhà trƣờng nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục
hƣớng nghiệp.
1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này tác giả đã lựa chọn hai trƣờng THPT trên địa bàn
Hà Nội : Trƣờng THPT Yên Hoà và Trƣờng THPT Cao Bá Quát. Hai trƣờng đƣợc
tác giả lựa chọn có lịch sử hình thành gần giống nhau và đại diện cho hai khu vực
khác nhau là khu vực nông thôn và khu vực thành thị.
1.2.1. Trường THPT Yên Hoà - Cầu giấy
Địa chỉ: 251 Nguyễn Khang - Yên Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội
Lịch sử và thành tích của nhà trường
Trƣờng phổ thông cấp II – III Yên Hoà đƣợc thành lập năm 1960 , năm học
đầu tiên trƣờng chỉ có hai lớp 8 đến năm 1961, Trƣờng chính thức mang tên Trƣờng
phổ thông cấp III Yên Hoà.
Bƣớc vào những năm chống Mỹ cứu nƣớc đầy thử thách cẳng thẳng, giáo
viên và học sinh Yên Hoà đã nỗ lực thi đua “dạy tốt và học tốt” . Trong 5 năm liền
21
(1965 -1970), Trƣờng liên tục đƣợc công nhận là Trƣờng tiên tiến chống Mỹ cứu
nƣớc của Sở giáo dục Hà Nội. Ngoài ra, Trƣờng còn đƣợc nhận Bằng khen của Bộ
Giáo dục, uỷ ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội và của Thủ tƣớng Phạm
Văn Đồng.
Trong 10 năm (1975 – 1985), Trƣờng liên tiếp 3 lần đạt danh hiệu Trƣờng
tiên tiến xuất sắc, 2 lần đƣợc nhận Cờ thi đua luân lƣu của UBND Thành phố Hà
Nội. Đến 1990, Trƣờng vinh dự đƣợc Hội đồng Nhà nƣớc trao tặng Huân chƣơng
Lao động hạng Ba. Năm 1999, Trƣờng đƣợc tặng Huân chƣơng Lao động hạng Ba
lần thứ hai. Từ năm học 1992-1993 đến nay, Trƣờng liên tục giữ vững ngọn cờ tiên
tiến xuất sắc.
Năm học 2003-2004, cùng với 6 trƣờng trong Thành phố, trƣờng THPT Yên
Hoà đã thực hiện thí điểm phân ban lần 2.
Năm học 2005-2006, trƣờng THPT Yên Hoà đã vinh dự đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc trao tặng Huân chƣơng Lao động hạng Nhì.
Với thành tích trên, trƣờng THPT Yên Hoà năm 2006 đã đƣợc Bộ GD&ĐT
xếp thứ 25/100 trƣờng THPT có chất lƣợng đào tạo tốt nhất toàn quốc. Năm 2007
trƣờng đứng thứ hạng cao của Hà Nội có điểm thi ĐH cao. Năm 2008, Trƣờng đứng
thứ 100/200 trƣờng có điểm thi ĐH cao nhất cả nƣớc và đứng trong top 5 trƣờng
THPT không chuyên của Hà Nội có điểm thi ĐH cao nhất.
Đội ngũ giáo viên và nhân viên của trường
Hiện tại trƣờng có 78 cán bộ trong đó, Ban giám hiệu là 4 và 74 cán bộ phân
ở các bộ môn khác nhau: Tổ toán tin (17 cán bộ); Tổ Văn (9 cán bộ); Tổ Vật lí –
KT- TD (11 cán bộ); Tổ Xã hội (11 cán bộ); Tổ Tự nhiên (14 cán bộ); Tổ Ngoại
ngữ (6 cán bộ); Tổ Hành chính (6 cán bộ).
1.2.2. Trường THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm
+ Địa chỉ: Địa chỉ: Số 57 đƣờng Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội
+ Lịch sử và thành tích của nhà trường
Trƣờng THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm thành lập năm 1961, trải qua chặng
đƣờng 49 năm xây dựng và phát triển, trƣờng THPT Cao Bá Quát - Gia Lâm đã
từng bƣớc trƣởng thành và khẳng định vị thế của mình trong ngành giáo dục và đào
22
tạo Hà Nội: Một ngôi trƣờng có bề dày truyền thống dạy tốt, học tốt và là một địa
chỉ đáng tin cậy của con em nhân dân huyện Gia Lâm và thành phố Hà Nội.
Từ sự chỉ đạo sát sao, đúng đắn của ban giám hiệu (BGH) nhà trƣờng cùng với
sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể giáo viên, 5 năm trở lại đây tỉ lệ đỗ tốt
nghiệp của trƣờng luôn đạt từ 98% đến 100%. Học sinh thi đỗ vào các trƣờng ĐH,
CĐ đạt từ 60 đến 80% (riêng học sinh thi đỗ vào trƣờng đại học nguyện vọng 1 năm
2011-2012 đạt 60%).
Từ năm học 2006-2007 đến nay, trƣờng liên tục đƣợc xếp vào tốp 200 trƣờng
THPT có tỉ lệ thi đỗ đại học cao nhất cả nƣớc. Năm học 2010-2011 tỉ lệ tốt nghiệp
THPT đạt 100%, có 1 giáo viên đạt giải Nhất thi giáo viên dạy giỏi môn Vật Lý cấp
TP, 25 thầy cô đƣợc công nhận là chiến sĩ thi đua. Tại kì thi học sinh giỏi, việc học
sinh khối lớp 12 đạt 14 giải đã biến năm học 2010 - 2011 là năm có số giải cao nhất
từ trƣớc đến nay.
Ngoài bề dày thành tích học tập, Trƣờng THPT Cao Bá Quát còn đƣợc biết đến
bởi nét đặc trƣng về quan điểm xây dựng và thực hiện tốt các phong trao nhƣ: “Học
tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” (đƣợc Huyện ủy Gia Lâm tặng
giấy khen), “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” (đƣợc Chủ tịch
UBND TP.Hà Nội tặng Bằng khen). “Mỗi thày cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức,
tự học và sáng tạo” (đƣợc Giám đốc Sở GD & ĐT tặng Giấy khen). Từ đó, chất
lƣợng giáo dục, hoạt động phong trào, ngoài giờ của trƣờng không ngừng đƣợc
nâng cao và nhận đƣợc sự tín nhiệm của đông đảo phụ huynh, học sinh trên địa bàn.
Sau hơn 50 năm trƣởng thành và phát triển, thầy trò trƣờng THPT Cao Bá
Quát vô cùng tự hào vì đã đạt đƣợc nhiều thành tích đáng trân trọng: Nhiều năm
liên tiếp đƣợc công nhận là: Tập thể lao động xuất sắc, đƣợc UBND thành phố Hà
Nội, Bộ GD & ĐT, Thủ tƣớng Chính phủ tặng Bằng khen và đặc biệt trƣờng đã 2
lần vinh dự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động (hạng Ba
năm 1976 và hạng Nhì năm 1983).
Đội ngũ học sinh
Tổng số lớp: 38 lớp và tổng số học sinh: 1774