Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KHÁI QUÁT văn học dân GIAN VIỆT NAM 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.94 KB, 14 trang )

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Về kiến thức :
- Hiểu và ghi nhớ những đặc trưng, thể loại và giá trị to lớn của VHDG
2. Về kỹ năng :
- Đọc hiểu văn bản thuyết minh về bộ phận VH
- Vận dụng tri thức VHS để lí giải, phân tích các hiện tượng VH cụ thể trong VHDG và
mối liên hệ mật thiết của VHDG với VH viết
3. Về thái độ :
- Biết yêu mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy di sản văn hóa tinh thần to lớn của dân tộc, từ
đó học tập tốt hơn phần VHDG trong chương trình.
B. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG :
I. CHUẨN BỊ :
1. GV :
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Máy chiếu, tranh ảnh, clip minh họa
2. HS :
- SGK, vở ghi, vở soạn
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH :
- Đặc điểm bài học :
+ Đây là kiểu bài đọc hiểu văn học sử, những tri thức trong bài được viết 1 cách cô đọng;
trong mỗi mục, tiểu mục là những nhận xét, nhận định về các vấn đề khác nhau. Nếu như
chỉ sử dụng phương pháp dạy học truyền thống : GV thuyết trình, nêu những khái niệm thì
HS sẽ rất khó nắm bắt được nội dung kiến thức. Vì vậy, khi dạy bài này, GV cần sử dụng
những phương pháp dạy học tích cực : trao đổi, thảo luận nhóm để HS tự chiếm lĩnh kiến
thức, tự nghiên cứu SGK, từ đó hình thành những năng lực cho HS : năng lực tự học, tự
nghiên cứu tài liệu, năng lực trình bày 1 vấn đề, năng lực hợp tác ….
+ Những nội dung kiến thức trong bài HS đã được học từ THCS thông qua những tác
phẩm văn học dân gian, ở bài này, những kiến thức đó được khái quát thành những nhận
định, nhận xét. Vì thế khi dạy bài này GV cần chú ý nêu những câu hỏi tích hợp dọc giúp
HS nhớ lại những kiến thức đã học, khiến những nhận định, nhận xét trong bài không quá


trừu tượng, khái quát, khó hiểu với HS.
+ Vì 1 số trang trong SGK bị hạn chế, người viết sách không nêu được những dẫn chứng
cụ thể để làm rõ nhận định, Chính vì vậy, bài học dễ khơ khan, tẻ nhạt, vì thế GV cần sử
dụng những câu hỏi khơi gợi, gợi mở, huy động những kiến thức về VHDG của HS, sử
dụng những trò chơi, những tranh ảnh, clip minh họa để bài học trở nên sinh động , hấp
dẫn.
- Dự kiến phương pháp dạy học : thuyết trình, nêu vấn đề, trao đổi thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động 1 : Tạo tâm thế tiếp nhận (5 – 7’):
- GV phân chia lớp thành 3 nhóm, tổ chức cho HS chơi trị chơi Giải ơ chữ
Luật chơi : Có tất cả 6 hàng ngang, mỗi hàng ngang có 1 gợi ý để trả lời. Lần lượt các
nhóm lựa chọn hàng ngang trả lời. Nhóm nào trả lời sai nhường quyền trả lời cho nhóm
tiếp theo. Sau khi trả lời được tất cả hàng ngang, GV sẽ nêu ra câu hỏi dẫn đến đáp án của
từ khóa. Mỗi hàng ngang đúng được 2 điểm, trả lời đúng từ khóa được 10 điểm.
Ô hàng ngang :


Từ chìa khóa :

1. Tên một trong những phương thức lưu truyền của văn học nói chung ?
2. Tên gọi của những sự kiện văn hóa sau ?
GV trình chiếu hình ảnh của những sự kiện văn hóa
3.Bản sao khác với bản gốc 1 cách kì lạ được gọi là ?
4. “Thể loại tự sự bằng văn xuôi , kể lại sự tích các vị thần sáng tạp thế giới tự nhiên và
văn hóa, phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và
đời sống con người” là thể loại nào ?
5. Yếu tố kì ảo có từ các truyện cổ tích ( có ở nhân vật Bụt, Tiên…) ?
6. Cho biết thể loại của những tác phẩm sau ?
GV trình chiếu các tác phẩm :
1.

2.

3.
4.
5.

Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.
Làm trai cho đáng nên trai,
Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.
Qua đình ngả nón trơng đình,
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bơng trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn.

+ Từ chìa khóa : Một bộ phận hợp thành của văn học VN.
Đáp án :
1 : TRUYỀN MIỆNG
2 : LỄ HỘI
3 : DỊ BẢN
4 : THẦN THOẠI
5 : PHÉP LẠ
6 : CA DAO
Từ chìa khóa : VĂN HỌC DÂN GIAN

- Sau khi tổ chức trò chơi, GV dùng lời dẫn , dẫn vào bài mới :


Nếu nói văn học là tâm hồn dân tộc thì văn học dân gian là cội nguồn của tâm hồn ấy. Bài
Khái quát văn học dân gian Việt Nam sẽ cho ta cái nhìn sâu sắc về bản chất 1 trong 2 bộ
phận hợp thành của VHVN.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2
Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của văn học
dân gian
- GV dẫn dắt : VHDG là những tác phẩm
nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm
của quá trình sáng tác tập thể nhằm phục vụ
mục đích trực tiếp cho các sinh hoạt khác
nhau trong đời sống sinh hoạt cộng đồng.
- GV hỏi : VHDG có mấy đặc trưng cơ
bản ? Đó là những đặc trưng nào ?
-> HS trả lời : VHDG có 2 đặc trưng cơ bản
+ VHDG là những tác phẩm nghệ thuật
ngơn từ truyền miệng ( tính truyền miệng )
+ VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác
tập thể ( tính tập thể )
- GV hỏi : Nhận định đầu tiên của SGK có
thể phân tích thành mấy ý ? Đó là những ý
nào ?
-> HS trả lời : Nhận định này có thể phân
tích thành 2 ý :

+ VHDG là những tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ
+ VHDG tồn tại và lưu hành theo phương
thức truyền miệng.
- GV dẫn dắt , nêu câu hỏi : Nghệ thuật dân
gian của dân tộc là 1 chỉnh thể phong phú,
đa dạng. Mỗi loại hình nghệ thuật dân gian
đều có chất liệu đặc trưng. Em chỉ ra sự
khác nhau giữa tác phẩm văn học dân gian
với tác phẩm nghệ thuật điêu khắc dân
gian, hội họa dân gian, sân khấu dân gian ?
-> HS phân biệt
Nếu kiến trúc, điêu khắc dân gian đặc
trưng bởi hình khối, đường nét, họa tiết; hội
họa dân gian đặc trưng bởi màu sắc, đường
nét; âm nhạc dân gian đặc trưng bởi âm
thanh thì văn học dân gian được đặc trưng
bởi ngôn từ.
GV dẫn dắt : Tất cả những đặc trưng ấy đã
hợp thành bức tranh đa dạng về các loại

I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật
ngơn từ truyền miệng (tính truyền miệng)

a) VHDG là những tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ :



hình nghệ thuật dân gian của dân tộc. Để
hiểu hơn về nghệ thuật ngôn từ của VHDG,
chúng ta sẽ cùng phân tích 2 ngữ liệu sau
- GV nêu câu hỏi : Dân gian có 2 bài ca dao
quen thuộc ( GV chiếu trên máy hoặc chép
trên bảng phụ) :
+ Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
+ Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng,
mênh mơng bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng,
bát ngát mênh mơng
Thân em như lúa chẽn địng địng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Ở bài ca dao thứ nhất, 2 hình tượng thuyền
và bến nên được hiểu như thế nào ? Bài ca
dao này diễn tả tâm trạng gì , của ai ?
-> HS phân tích :
+ Thuyền : là loại phương tiện giao thông
nhỏ trên mặt nước
+ Bến : nơi neo, đậu của tàu , thuyền
+ Trong bài ca dao này, thuyền và bến là
những hình ảnh ẩn dụ chỉ người con trai,
người con gái. Bài ca dao là lời của người
con gái nói với người con trai về tình cảm
nhớ thương, chờ đợi, thủy chung, gắn bó
của mình.
- GV hướng dẫn HS liên hệ, so sánh : So với
cách nói thơng thường, quen thuộc trong
cuộc sống, cách nói của dân gian trong bài

ca dao có gì khác ?
-> HS so sánh : So với cách nói trong đời
thường, cách nói dân gian trong bài ca dao
thú vị hơn, hay hơn bởi nó giàu hình ảnh,
vừa thể hiện được tình cảm sâu nặng của cơ
gái dành cho chàng trai, vừa ý nhị, kín đáo
mà thiết tha rất nữ tính
- GV gợi ý phân tích : Bài ca dao thứ 2 vẽ
lên 1 bức tranh như thế nào ? Vẻ đẹp và
tâm trạng ủa cô gái được thể hiện ra sao
trong bài ca dao ? ( không gian, hình ảnh,
thủ pháp nghệ thuật )
-> HS thảo luận theo bàn :
Đó là 1 bức tranh đẹp, rộng mở, khống đạt.
Qua thủ pháp liên tưởng, so sánh với hình
ảnh “chẽn lúa đòng đòng”, tác giả dân gian


đã gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh 1
người thiếu nữ đương thì xuân sắc. Cái thế
đứng và sự nhìn ngắm Đứng bên ni đồng,
ngó bên tê đồng - Đứng bên tê đồng, ngó
bên ni đồng , cái khơng gian mênh mông bát
ngát – bát ngát mênh mông cộng với hình
ảnh chẽn lúa địng địng – Phất phơ dưới
ngọn nắng hồng ban mai cho thấy 1 tâm
hồn thảnh thơi, tâm trạng náo nức, rạo rực
phơi phới của người con gái vào tuổi dậy
thì.
- GV hướng dẫn HS đánh giá : Từ việc tìm

hiểu 2 ngữ liệu trên, em có nhận xét gì về
ngơn từ trong tác phẩm văn học dân gian ?
-> HS đánh giá : Ngôn ngữ đa nghĩa, giàu
hình ảnh, màu sắc biểu cảm.
- GV khái quát, nhấn mạnh : Đây chính là
những đặc trưng của ngơn ngữ văn học. Đó
là thứ ngơn ngữ đã được lựa chọn, gia công,
tổ chức 1 cách khéo léo, tinh vi, khác với
những văn bản hành chính, khoa học.
- GV hỏi : Thế nào là phương thức truyền
miệng ?
-> HS trả lời : truyền miệng là lưu truyền từ
người này sang người khác, từ đời trước đến
đời sau bằng lời nói hoặc trình diễn… chứ
khơng phải bằng chữ viết.
- GV diễn giảng để HS hiểu rõ hơn khái
niệm :
+ Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu
nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc
trình diễn cho người khác nghe, xem.
VHDG khi được phổ biến lại , đã thơng qua
lăng kính chủ quan của người truyền tụng
nên thường sáng tạo thêm.
+ Tác phẩm VHDG truyền miệng theo 2
hướng : không gian ( nơi này -> nơi khác ),
thời gian ( thời này -> thời khác ).
- GV hỏi : Tác phẩm VHDG làm thế nào có
thể truyền qua bao nhiêu khơng gian, thời
gian mà vẫn bảo lưu được giá trị của nó?
-> HS trả lời : Tác phẩm VHDG truyền

miệng thơng qua diễn xướng dân gian
- GV hỏi : Hãy kể 1 vài hình thức diễn
xướng dân gian mà em biết ?

- Ngơn từ trong tác phẩm VHDG đa nghĩa,
giàu hình ảnh và màu sắc biểu cảm.

b) VHDG tồn tại và lưu hành theo
phương thức truyền miệng :
- Truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập
tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn
cho người khác nghe, xem.
- Truyền miệng theo :
+ Không quan
+ Thời gian
- Truyền miệng thông qua diễn xướng dân
gian.


-> HS trả lời : các hình thức diễn xướng dân
gian : nói, hát, kể , diễn.
- GV cho HS xem 1 đoạn của bài dân ca
quan họ Bắc Ninh : Người ở đừng về hoặc
cho HS xem 1 trích đoạn chèo Thị Mầu lên
chùa trích vở chèo Quan âm Thị Kính.
- GV hỏi : Đoạn chèo (hát) các em vừa xem,
ngồi phần lời ( ngơn từ truyền miệng, tác
phẩm VHDG) còn kết hợp với những chất
liệu nghệ thuật nào khác ?
-> HS phát hiện :

- Ở bài dân ca quan họ Bắc Ninh : phần lời
ca dao kết hợp với âm nhạc, trang phục, đạo
cụ.
+ Ở trích đoạn chèo : phần lời kết hợp với
âm nhạc, nghệ thuật múa, diễn xuất của diễn
viên, trang phục, đạo cụ…
- GV nhấn mạnh : Như vậy, tác phẩm
VHDG không tách rời với nghệ thuật DG
mà nó chính là 1 phần gắn bó hữu cơ với
chỉnh thể ấy. Nó chỉ thực sự là nó khi sống
trong diễn xướng DG hào hứng, sinh động.
- GV có thể u cầu HS tự tìm các ví dụ
minh họa để hiểu rõ hơn về quá trình truyền
miệng được thực hiện qua các diễn xướng
dân gian
-> HS tìm ví dụ minh họa :
+ Bài đồng dao :
• Nhong nhong nhong , ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ơng ăn
• Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
+ Câu tục ngữ, câu nói có vần :
• Nhất nước , nhì phân, tam cần, tứ
giống
• Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn in mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tơi đồng giềng.
Hoặc GV gọi HS biết hát , ngâm 1 vài làn
điệu nào đó : Cị lả, Dân ca quan họ Bắc

Ninh.
- GV dẫn dắt : Tác phẩm VHDG vận động
qua các khơng gian, thời gian khác nhau
chính là bởi được truyền từ người này sang
người khác, cho nên đặc trưng thứ 2 của

2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng
tạo tập thể ( tính tập thể )
- Q trình sáng tác tập thể : 1 người -> tập
thể
-> tác phẩm VHDG ngày càng hoàn thiện
- Tập thể là nhân dân lao động, sáng tác
trong những sinh hoạt khác nhau của cộng
đồng : lao động, vui chơi, ca hát tập thể, lễ
hội….
- Sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh
thành, lưu truyền, biến đổi của VHDG
+ VHDG gây không khí, kích thích hoạt
động, gợi cảm xúc, cảm hứng cho người


VHDG là tính tập thể.
trong cuộc.
- GV cho HS xem 1 đoạn hị chèo thuyền + VHDG đóng vai trị phối hợp hoạt động
trên sơng Mã – Thanh Hóa và nêu yêu cầu : theo nhịp điệu của chính hoạt động đó.
Qua đoạn hị vừa xem hãy cho biết :
+ Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như
thế nào ?
+ Tập thể đó là ai ? Họ sáng tác trong
những hồn cảnh nào ?

+ Vai trị của VHDG trong sinh hoạt cộng
đồng ?
-> HS lắng nghe và trả lời câu hỏi :
+ Quá trình sáng tác tập thể diễn ra : lúc đầu
1 người khởi xướng, tác phẩm hình thành và
được tập thể tiếp nhận, sau đó những người
khác có thể từ những địa phương khác nhau
hoặc từ các thế hệ khác nhau tiếp tực lưu
truyền, bổ sung, sửa chữa làm các tác phẩm
phong phú, hoàn thiện hơn về hình thức
nghệ thuật.
- GV có thể trình chiếu những hình ảnh lễ
hội, những sinh hoạt cộng đồng khác nhau
để HS hiểu hơn về hoàn cảnh sáng tác tác
phẩm VHDG.
- GV nêu tình huống, hướng dẫn HS phân
biệt đặc trưng của VHDG với VH viết
* Tình huống 1 ( Dành cho HS trung
bình) :
Chỉ ra sự khác nhau về mặt hình thức giữa 2
văn bản sau :
a) Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
Hay
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng.
b)
Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ

Con cò Đồng Đăng
( Chế Lan Viên, Con cò )
-> HS phát hiện
+ Ở 2 văn bản a : không biết tác giả cụ thể
là ai, được sáng tác khi nào
Văn bản b : tác giả là Chế Lan Viên, sáng
tác năm 1962 in trong tập Hoa ngày thường
– Chim báo bão.


+ Cùng 1 hình tượng con cị, cùng 1 lối diễn
đạt nhưng có sự khác nhau về từ ngữ trong 2
văn bản VHDG : văn bản a1 là cánh đồng,
văn bản a2 là Đồng Đăng. Trong khi đó chỉ
có duy nhất 1 văn bản bài Con cò – CLV.
- GV giảng thêm để HS rõ :
2 bài ca dao nói trên được lưu truyền trong
dân gian ta từ lâu. Không ai biết chúng xuất
hiện khi nào. Nhiều người chỉ biết nó qua
lời ru của bà, của mẹ. Rất có thể, ban đầu 1
trong 2 bài ca dao được 1 người nào đó sáng
tác nhưng sau đó quần chúng lao động đã
tiếp nhận và hồn thiện thêm, thậm chí thay
đổi cho phù hợp với vùng , miền, hoàn cảnh
cảm xúc. Và đến bây giờ chúng đã là sản
phẩm của tập thể.
* Tình huống 2 ( Dành cho HS khá, giỏi) :
- GV nếu vấn đề : Thực ra, trong văn học
viết cũng có những tác phẩm là kết quả của
sáng tác tập thể. Chẳng hạn như : “Hồng

Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái,
“Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần ( 80
hồi đầu) và Cao Ngạc ( 40 hồi sau)… Vậy
đâu là điểm phân biệt giữa những sáng tác
kiểu này của văn học viết và VHDG ? Hãy
thử đi tìm nguyên nhân ?
-> HS trả lời : Ở văn học viết, dù tác phẩm
là sản phẩm của bao nhiêu tác giả thì người
ta vẫn xác định được danh tính của các tác
giả ấy. Trong khi đó chúng ta khơng thể xác
định cụ thể tác giả của tác phẩm dân gian.
Nguyên nhân cơ bản là ở phương thức tồn
tại và lưu hành : Văn học viết tồn tại và lưu
hành bằng chữ viết cho nên có thể ghi chép,
giữ lại theo thời gian, trong khi VHDG tồn
tại và lưu hành truyền miệng , lâu ngày
người ta không nhớ và cũng không cần ghi
nhớ tác giả. Mặt khác thời điểm sáng tác của
văn học viết thường rất rõ trong khi đó các
tác giả VHDG thường sáng tác vào những
thời gian, không gian khác nhau.
- GV diễn giảng : Tính tập thể của VHDG
còn dẫn đến 1 đặc trưng tiêu biểu của
VHDG đó là tính dị bản, có nghĩa là tác
phẩm văn học dân gian trong q trình
truyền miệng đã có sự thay đổi về cách dùng

=> Nhận xét :
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ truyền miệng, là sản phẩm của

quá trình sáng tác tập thể, thể hiện nhận thức
, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động
về tự nhiên, xã hội, nhằm phục vụ trực tiếp
cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống
cộng đồng.


từ để phù hợp với mục đích sử dụng, với
đặc điểm văn hóa của những vùng miền
khác nhau. Em hãy nêu 1 vài dị bản trong
VHDG mà em biết?
-> HS nêu ví dụ
- GV hỏi : Từ những đặc trưng trên, em hãy
cho biết : Thế nào là văn học dân gian ?
-> HS khái quát
Hoạt động 3
Tìm hiểu hệ thống thể loại của VHDG
Việt Nam
- GV chuyển ý : Để nắm rõ hơn về tiến trình
phát triển của VHDG VN, chúng ta sẽ cùng
đi tìm hiểu bức tranh đa dạng về các thể
loại.
- GV sử dụng mindmap bằng phần mêm
hoặc bảng phụ, giấy A3, A0 để HS vẽ sơ đồ
tư duy hệ thống thể loại của VHDG Việt
Nam, nhìn vào sơ đồ đó, củng cố lại các
khái niệm, nêu ví dụ, vài đặc trưng thể loại.
-> HS vẽ sơ đồ tư duy, nêu ví dụ và đặc
trưng 1 vài thể loại.
- GV nêu câu hỏi để HS về nhà làm :

+ Thần thoại khác truyện thơ , khác sử thi
thế nào ?
+ Truyện cổ tích khác truyện ngụ ngơn như
thế nào ?
+ Tục ngữ khác ca dao thế nào ?
-> HS ghi lại câu hỏi

II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian
Việt Nam:
- 12 thể loại : thần thoại, sử thi, truyền
thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn,
truyện cười, tục ngữ, ca dao, vè, truyện thơ,
chèo, câu đố.

Hoạt động 4
III. Những giá trị cơ bản của VHDG Việt
Tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG Nam
Việt Nam
1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong
phú về đời sống các dân tộc :
- GV thuyết trình mẫu một giá trị sau đó GV - Tri thức trong VHDG đa dạng, phong phú
chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm thảo
trên mọi lĩnh vực : tự nhiên, xã hội, con
luận trình bày miệng trước lớp, yêu cầu về
người
nhà viết lại trong ½ đến 1 trang giấy:
- Phần lớn là những kinh nghiệm được nhân
+ Nhóm 1 + 3 : Bằng những tác phẩm
dân đúc kết từ thực tiễn : tục ngữ
VHDG đã học, đọc hãy chứng minh nhận

- Tri thức DG thể hiện trình độ và quan
định : VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về điểm nhân thức của nhân dân.
đạo lí làm người.
2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về
+ Nhóm 2 + 4 : Bằng những tác phẩm
đạo lí làm người :
VHDG đã học, đọc hãy chứng minh nhận
- VHDG giáo dục con người tinh thần nhân
định : VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp đạo và lạc quan.


phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho
nền văn học dân tộc.
GV trình bày mẫu giá trị : VHDG là kho tri
thức vô cùng phong phú về đời sống các
dân tộc :
+ Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh : cho
ta biết hiện tượng hằng năm của thiên
nhiên : lũ lụt, đồng thời cho thấy sức mạnh,
ước mơ của cha ơng mn chế ngự thiên tai.
+ Truyện cổ tích Trầu cau : cho thấy 1 nét
phong tục đặc sắc trong văn hóa của người
Việt : tục ăn trầu
+ Tục ngữ : cho ta thấy những kinh nghiệm
được đúc rút từ thực tiễn sản xuất, lao
động : Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống….
+ Sử thi Đăm Săn : cho ta biết tục nối dây
của người Ê đê.
+ Ca dao : Đường vô xứ Nghệ… cho thấy

cảnh sắc của đất nước, niềm tự hào, yêu
mến quê hương.……
-> HS thảo luận theo nhóm trong 7- 10’, cử
ra 1 thư kí ghi lại kết quả thảo luận, 1 đại
diện đứng lên trình bày miệng trước lớp.GV
nhận xét, khái quát. Cả lớp ghi lại những ý
chính, về nhà viết lại vào vở.
* VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo
lí làm người :
+ VHDG giáo dục tinh thần yêu nước :
Truyền thuyết Thánh Gióng : ý thức và sức
mạnh bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại
xâm.
+ VHDG giáo dục tinh thần nhân đạo : tinh
thần đấu tranh bảo vệ, giải phóng con người
khỏi cái ác, bất cơng; niềm tin vào cơng lí,
vào cái thiện : Thạch Sanh, Sọ Dừa…
+ VHDG giáo dục tinh thần lạc quan : Bài
ca dao Mười cái trứng…
+ VHDG góp phần hình thành những phẩm
chất tốt đẹp : yêu đồng loại ( Một con ngựa
đau cả tàu bỏ cỏ…), hiếu thuận với cha mẹ,
tình anh em ruột thịt, sự thủy chung…
…..
* VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp
phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng

- VHDG góp phần hình thành những phẩm
chất tốt đẹp : lòng yêu quê hương đất nước,
tinh thần bất khuất, kiên trung, vị tha, cần

kiệm, óc thực tiễn.
3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp
phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng
cho nền văn học dân tộc :


cho nền văn học dân tộc
- GV thuyết trình mẫu một giá trị, sau đó
cho HS thảo luận trình bày miệng trước lớp,
yêu cầu về nhà viết lại trong ½ đến 1 trang
giấy:
VD : Thẩm mĩ của người Việt là thẩm mĩ
về cái nhỏ, cái xinh ( giày cô Tấm, quả thị
thơm), về cái đẹp hài hòa, thanh cao ( Bài
ca dao về hoa sen), về chiều sâu của cái đẹp
( Cái nết đánh chết cái đẹp). Nhiều hình ảnh
có vai trị như là biểu tượng tồn mĩ cho văn
hóa, văn học dân tộc : biểu tượng trầu – cau
– vơi trong truyện Trầu cau là biểu tượng
cho nghĩa tình sắt son, chung thủy; miếng
trầu têm cánh phượng trong truyện Tấm
Cám là biểu tượng cho tài năng, vẻ đẹp tâm
hồn; những câu ca dao : Hỡi cô tát nước bên
đàng/ sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi? đã
đem đến cho con người vẻ đẹp của văn học,
của ngôn ngữ tiếng Việt , làm say đắm, ngất
ngây lòng người.
Đặc biệt hơn cả, VHDG cịn là nguồn sữa
mát lành, vơ tận cho văn học viết, bồi dưỡng
tâm hồn các nghệ sĩ; là kho tư liệu vô tận để

các nhà thơ nhà văn khai thác. Có thể kể tên
một số tác phẩm đi sâu vào lòng người đọc
nhờ sử dụng những chất liệu dân gian : Việt
Bắc – Tố Hữu, Đất Nước ( trích trường ca
Mặt đường khát vọng ) – Nguyễn Khoa
Điềm…
Hoạt động 5
Tổng kết, luyện tập, củng cố, hướng dẫn
tự học
* Hướng dẫn HS tổng kết :
- GV yêu cầu HS gấp sách vở, trong 1’, mỗi
HS nhớ thầm lại nội dung bài học. GV gọi 1
HS trình bày lại các đặc trưng cơ bản và giá
trị của văn học dân gian.
-> HS hình dung lại kiến thức, phát biểu ý
kiến
- GV gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ SGK
* Hướng dẫn HS luyện tập, củng cố :
- GV vận dụng PISA cho vài CH mở về
VHDG : GV yêu cầu HS làm bài tập 1
-> HS làm bài tập, GV gọi 1 -2 HS trình bày
phần bài làm của mình. Lớp nhận xét. GV

III. Luyện tập :
1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
nêu ở dưới :
THỎ VÀ RÙA
Thỏ một hôm gặp Rùa chế giễu rùa là quá sức
chậm chạp. Nó cười và mỉa mai Rùa:
─ Bạn đã đi được đến những đâu rồi?

Rùa trả lời:
─ Ừ, ấy vậy mà tơi có thể đi nhanh hơn bạn
tưởng đấy. Đua thử một quãng là biết ngay chứ
gì.
Thỏ hết sức buồn cười về cái ý nghĩ chạy đua


đánh giá, cho điểm.

với Rùa, nhưng để cho vui, nó cũng đồng ý. Và
thế là Cáo nhận lời đứng ra làm trọng tài, đánh
dấu đoạn đường đua và hô cho hai vận động
viên xuất phát.
Thỏ chỉ một thống thơi đã mất hút, và để chọc
cho Rùa thêm bẽ mặt vì đã dám đua với nó, nó
bèn nằm xuống vệ đường ngủ để chờ cho Rùa
đi đến.
Trong khi đó, Rùa cứ lê từng bước đi, và sau
một lúc, đã đi ngang chỗ Thỏ nằm ngủ. Nhưng
Thỏ nằm ngủ say sưa quá; và nó chẳng hề biết
Rùa đã đi đến chỗ nó, rồi đã qua và đang đến
gần đích. Chợt tỉnh dậy, Thỏ ba chân bốn cẳng
phóng nhanh hết sức, nhưng khơng cịn kịp nữa
rồi, Rùa đã chạm đích.
a) Văn bản trên thuộc thể loại nào ? Nêu
những đặc trưng của thể loại đó ?
b) Em rút ra được những bài học gì sau khi
đọc xong văn bản trên ?

c) Viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 25 – 30

dịng) trình bày ý kiến của em về nhận định
* Hướng dẫn HS tự học :
- Mục đích : Hình thành cho HS năng lực tự sau : Văn học dân gian là pho sách giáo huấn
học, năng lực tìm kiếm tư liệu và xử lí thơng bề thế và cao đẹp về tâm hồn, đạo lí làm
người Việt Nam

tin, năng lực đọc – hiểu
- Phương pháp : GV sử dụng phương pháp
dạy học dự án, dạy học tích hợp, ngoại
khố.
+ GV hướng dẫn HS về nhà tìm đọc những
tài liệu về VHDG : Ca dao, tục ngữ Việt
Nam, Truyện cười Việt Nam, Sử thi Đăm
Săn, Truyện cổ tích Việt Nam….
+ GV chia nhóm, tổ chức cho mỗi nhóm
làm một bài tập:
Nhóm 1 : Tìm hiểu ca dao VN viết về đề tài
con người lao động, thiên nhiên.
Nhóm 2 : Tìm hiểu những ước mơ, khát
vọng của con người trong truyện cổ tích.
Nhóm 3 : Tìm hiểu ý nghĩa sâu sa của tiếng
cười ẩn sau những câu truyện cười dân
gian.
Nhóm 4 : Tìm hiểu về truyền thuyết Việt
Nam.


-> HS huy động những kiến thức về VHDG
đã học ở THCS tự nghĩ ra các chủ đề . GV
hướng dẫn tìm hiểu và thuyết minh về chủ

đề đó.
+ Tổ chức CLB về VHDG…(với lớp chọn,
HSG…); làm tập san về VHDG, tổ chức cho
HS đóng kịch, diễn lại những tác phẩm
VHDG ( truyện cổ tích, chèo…)


+ Thần thoại, truyện thơ, sử thi đều là tác phẩm tự sự dân gian những mỗi thể loại có đặc
trưng riêng :
Về nghệ thuật : ngôn ngữ thần thoại là ngơn ngữ văn xi, ngơn ngữ sử thi có vần , nhịp;
cịn ngơn ngữ truyện thơ là ngơn ngữ thơ ca.
Về nội dung : Thần thoại là truyện kể về các vị thần nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên,
nguồn gốc ra đời của con người hay các dân tộc; sử thi tuy có yếu tố hoang đường, kì ảo,
có sự xuất hiện của thần linh nhưng chủ yếu là kể về những sự kiện, biến cố của cả 1 cộng
đồng người, hoặc kể về người anh hùng điển hình cho vẻ đẹp và sức mạnh của cộng đồng;
trong khi đó nỗi dung của truyện thơ lại chủ yếu là những vấn đề đặt ra của đời sống sinh
hoạt thường nhật của con người với những số phận, khát vọng, ước mơ, hạnh phúc lứa
đôi…
+ Khác với truyện cổ tích, truyện ngụ ngơn bao giờ cũng thơng qua những ẩn dụ ( phần lớn
là hình tượng lồi vật) để kể về các sự kiện, phản ánh các vấn đề của đời sống con người.
+ Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có vần trong khi ca dao là thơ trữ tình dân gian.
Điểm khác biệt cơ bản giữa ca dao và tục ngữ là ca dao thường kết hợp với âm nhạc khi
diễn xướng.



×