Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT mối QUAN hệ GIỮA LAO ĐỘNG và VIỆC làm ở HUYỆN TRIỆU sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 77 trang )

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Nông thôn Việt Nam là một bộ phận hợp thành chủ yếu của đất
nước, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nước
ta. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bắt đầu từ công
nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Nguồn nhân
lực nông thôn là bộ phận cơ bản trong nội lực của đất nước. Phát triển
và sử dụng có hiệu quả nguồn lực nông thôn không chỉ có ý nghĩa là
quan trọng mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội trọng đại.
Ngày nay dân tộc ta, nhân dân ta đang bước vào một cuộc chiến
đấu mới vì cuộc sống Êm no hạnh phúc, vì công bằng xã hội. Đất nước
ta, thời cơ lịch sử của sự phát triển đã đến. Công cuộc đổi mới đang diễn
ra nhanh chóng và vững chắc. Chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo ra động lực và môi
trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình tổ chức sản
xuất-kinh doanh thật sự bình đẳng trước pháp luật và hoạt động có hiệu
quả. Nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hoá hiện đại hoá được tạo
ra. Nhưng thách thức lớn với nước ta là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh
tế so với nhiều nước trong khu vực là nguy cơ nổi lên rất gay gắt do điểm
xuất phát của ta quá thÊp kéo theo hiệu quả xấu về công ăn việc làm.
Lao động và việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất
toàn cầu là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia. Việc làm ở nước
ta là một trong những vấn đề xã hội gốc rễ căn bản nhất. Giải quyết đủ
việc làm cho người lao động tiến tới việc làm ổn định có hiệu quả được
tự do lựa chọn việc làm chính là giải quyết tận gốc những căn nguyên,

1



Luận văn tốt nghiệp

nguồn gốc sâu xa nhất của các vấn đề xã hội gay cấn, đảm bảo giữ gìn
trật tự kỷ cương và an toàn xã hội.
Triệu Sơn là huyện có dân số khá đông đứng thứ sáu trong tỉnh, và
là huyện có tập quán canh tác thuần nông kinh tế chậm phát triển, hàng
năm có một số lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động song chất
lượng nguồn lao động còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc giải
quyết việc làm cho người lao động. Do đó việc đưa ra các chính sách
nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm là cần
thiết và rất quan trọng.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về tầm quan trọng và cấp thiết của
vấn đề lao động và việc làm trong giai đoạn hiện nay cùng với sự hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS Mai Quốc Chánh
Chú: Nguyễn Xuân Khâm trưởng phòng lao động TB XH huyện
Triệu Sơn
Chú: Lê Ngọc Long phụ trách công tác lao động việc làm phòng
LĐ TBXH huyện Triệu Sơn.
Cùng các bác các chú phòng lao động TBXH huyện Triệu Sơn.
Nên tôi đã đi sâu nghiên cứu thực hiện đề tài: “Nguồn lao động và
việc làm ở huyện Triệu Sơn -Thanh Hoá” làm luận văn tốt nghiệp.
Nội dung luận văn gồm có ba phần:
Phần I : Mối quan hệ giữa lao động và việc làm.
Phần II : Thực trạng nguồn lao động và việc làm ở huyện Triệu
Sơn.
2


Luận văn tốt nghiệp


Phần III : Các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa lao động và
việc làm ở huyện Triệu Sơn.

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

3


Luận văn tốt nghiệp

Huyện Triệu Sơn hiện nay, hàng năm có khoảng trên 5 nghìn người
bước vào độ tuổi lao động cùng với số học sinh, sinh viên tốt nghiệp các
trường phổ thông chuyên nghiệp dạy nghề và đại học chưa tìm việc làm
tồn tại qua nhiều năm, cộng với một số lượng thanh niên hết nghĩa vụ
quân sự xuất ngũ và những người dôi dư do sắp xếp lại cơ quan, doanh
nghiệp đã tạo thành một lực lượng khá đông những người có nhu cầu làm
việc.
Trước một thực tế như trên đòi hỏi phải có một giải pháp toàn diện và
đồng bộ cho vấn đề giải quyết việc làm ở huyện Triệu Sơn. Tuy nhiên do
tính chất phức tạp và khó khăn của nền kinh tế, chúng ta chưa thể giải
quyết một cách triệt để tất cả các vấn đề mấu chốt trong đó lấy chính sách
phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm là trọng tâm để từng bước giải
quyết vấn đề việc làm ở huyện Triệu Sơn trong giai đoạn năm 2000-2010
Mục đích của đề tài :
Đánh giá được nguồn nhân lực trên địa bàn huyện về:
- Thực trạng nguồn nhân lực
- Thực trạng thiếu việc làm, nguyên nhân và cơ cấu lao động thiếu
việc làm
- Tác động về chính sách và giải pháp về lao động việc làm
- Những vấn đề cần quan tâm về chính sách và giải pháp nhằm nâng

cao hệ số sử dụng thời gian lao động, tư vấn việc làm, dạy nghề cho người
lao động ở địa bàn huyện.

4


Luận văn tốt nghiệp

Trên cơ sở đó cung cấp những căn cứ có thực tiễn, đề xuất nhứng giải
pháp thích hợp phục vụ cho công việc lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ Đảng
chính quyền địa phương về chiến lược phát triển nguồn lao động giải
quyết việc làm giai đoạn 2000-2010.
Phương pháp tiến hành :
- Tham khảo nghiên cứu số liệu về lao động việc làm các năm 19971998 ở huyện
- Chọn địa bàn điểm, đại diện cho tính đặc thù các vùng về lao động
việc làm ở huyện Triệu Sơn là:
+ Thị trấn Triệu Sơn: Đại diện cho vùng trung tâm văn hoá dịch vụ
thương mại
+ Xã Bình Sơn: Đại diện cho 4 xã miền núi
+ Xã Dân Quyền: Đại diện cho các xã đồng bằng trồng lúa
+ Xã Thọ Vực: Đại diện cho các xã có tập quán canh tác cây màu
chăn nuôi gia súc và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
Từ đó điều tra khảo sát, thu nhập tình hình lao động việc làm nhằm
rut ra các yêu cầu cần thiết để phục vụ đề tài.

PHẦN I
MỐI QUAN HỆ GIỮA LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

5



Luận văn tốt nghiệp

I-Khái niệm cơ bản
1-Khái niệm nguồn lao động
1.1- Khái niệm về lao động
Theo giáo trình Tổ chức lao động khoa học:
Lao động là hoạt động có mục đÝch của con người, nhằm thoả mãn
những nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và
phát triển của xã hội loài người.
1.2- Khái niệm nguồn lao động
Nguồn lao động gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và
những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, nhưng đang
thất nghiệp, những người đang đi học đang làm nội trợ trong gia đình
mình, hoặc không có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng
khác (người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của Bộ luật lao động)
Quy mô về nguồn lao động phụ thuộc vào 3 yếu tố sau đây:
- Quy mô phát triển dân số: Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân
số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn
và ngược lại
- Tỷ lệ nguồn lao động trong dân số
- Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước
Dân số và nguồn lao động là hai phạm trù có tính tương đối độc lập
với nhau. Quy mô và cơ cấu dân số quyết định đến quy mô và cơ cấu của
nguồn lao động, dân số đông tỷ lệ nguồn lao động trong dân số lớn và
6


Luận văn tốt nghiệp


ngược lại. Nguồn lao động trong dân số bao gồm toàn bộ những người
nằm trong độ tuổi lao động không kể đến tình trạng có việc làm hoặc
không có việc làm. Có nghĩa là tất cả những người có khả năng lao động
trong dân số, tính theo tuổi lao động quy định đều thuộc nguồn lao động.
Tuỳ theo đặc điểm dân số từng nước mà tỷ lệ nguồn lao động trong
dân số có khác, nhưng nhìn chung tỷ lệ này thường lớn hơn 50% dân số
(xấp xỉ 52%)
Xuất phát từ đặc điểm dân số của từng nước như vậy mà số người
trong độ tuổi lao động của mỗi nước cũng khác. Các nước có nền kinh tế
chậm phát triển tỷ lệ nguồn lao động thấp (khoảng 55 - 57%) so với các
nước công nghiệp phát triển (khoảng 64 - 66%) chính vì thế mà gánh
nặng về số người không lao động ở các nước nghèo càng nặng hơn, sức
Ðp về lao động và việc làm ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển
ngày càng nặng nề. Đối với những người trong độ tuổi lao động theo quy
định của nhà nước ta là: 15 - 55 tuổi đối với nữ và 15 - 60 tuổi đối với
nam.
Để xác định khả năng lao động của xã hội, người ta quy định ra loại
lao động chính theo tỷ lệ 1: 3 đối người dưới tuổi và 1: 2 đối với người
trên tuổi lao động
Tiềm năng nguồn lao động và việc sử dụng hợp lý nguồn lao động ở
mỗi quốc gia, mỗi hình thái kinh tế xã hội khác thì có quan điểm khác về
lao động từ đó xây dựng tiềm năng về nguồn lao động là toàn bộ những
người trong độ tuổi lao động đã được giới hạn độ tuổi trong dân số tuỳ
theo từng nước mà nó được bao gồm nguồn lao động đang tham gia vào
hoạt động kinh tế và nguồn lao động có khả năng lao động nhưng vì

7


Luận văn tốt nghiệp


nhiều lý do khác nhau chưa tham gia vào hoạt động kinh tế (nguồn lao
động dự trữ).
Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế hay còn gọi là dân
số hoạt động kinh tế. Đây là số người có công ăn việc làm, đang hoạt
động trong các ngành kinh tế và văn hoá xã hội.
Như vậy, giữa nguồn nhân lực sẵn có trong dân số và nguồn nhân lực
tham gia vào hoạt động kinh tế có sự khác nhau. Sự khác nhau này là do
có một bộ phận những người trong độ tuổi có khả năng lao động, nhưng
vì nhiều nguyên nhân khác nhau chưa tham gia vào hoạt động kinh tế
(thất nghiệp, có việc làm nhưng không muốn làm việc, còn đang học tập,
có thu nhập khác không cần đi làm...)
Nguồn nhân lực dự trữ: Các nguồn nhân lực dự trữ trong nền kinh tế
bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng vì các lý do
khác nhau, họ chưa có công việc làm ngoài xã hội. Số người này đóng
vai trò của một nguồn dự trữ về nhân lực gồm có:
+ Những người làm công việc nội trợ trong gia đình: Khi điều kiện
kinh tế xã hội thuận lợi nếu bản thân họ muốn tham gia lao động ngoài
xã hội, họ có thể nhanh chóng rời bỏ hoạt động nội trợ để làm công việc
thích hợp ngoài xã hội. Đây là nguồn nhân lực đáng kể, tuyệt đại bộ
phận là phụ nữ, hằng ngày vẫn đảm nhiệm những chức năng duy trì bảo
vệ, phát triển gia đình về nhiều mặt. Đó là những hoạt động có Ých và
cần thiết. Công việc nội trợ gia đình đa dạng, vất vả đối với phụ nữ ở
các nước chậm phát triển (do còn phải làm bằng chân tay nhiều). Từ đó
dẫn đến mức năng suất lao động thấp so với những công việc tương tự
được tổ chức ở quy mô lớn hơn, có trang bị kỹ thuật cao hơn.

8



Luận văn tốt nghiệp

+ Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông và các trường
chuyên nghiệp được coi là nguồn nhân lực dự trữ quan trọng và có chất
lượng. Đây là nguồn nhân lực ở độ tuổi thanh niên, có học vấn, có trình
độ chuyên môn (nếu độ tuổi này được đào tạo tại các trường dạy nghề và
các trường trung cấp, đại học). Tuy nhiên, khi nghiên cứu nguồn nhân
lực này cần phân chia tỷ mỷ hơn.
- Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, tốt nghiệp trung học phổ
thông, không tiếp tục học nữa, muốn tìm việc làm.
- Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, chưa học hết phổ thông,
không tiếp tục học nữa, muốn tìm việc làm.
- Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động đã tốt nghiệp ở các trường
chuyên nghiệp (trung cấp, cao đẳng, đại học) thuộc các chuyên môn
khác nhau tìm việc làm.
+ Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự cũng thuộc nguồn
nhân lực dự trữ, có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế. Số người
thuộc nguồn nhân lực dự trữ này cũng cần phân loại để biết rõ có nghề
hay không có nghề, trình độ văn hoá sức khoẻ ... để từ đó tạo công ăn
việc làm thích hợp.
+ Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (có nghề
hoặc không có nghề) muốn tìm việc làm cũng là nguồn nhân lực dự trữ
sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế. Đây là nguồn lao động dự trữ
quan trọng có trình độ văn hoá, có chuyên môn khoa học kỹ thuật khi có
điều kiện tham gia lao động xã hội họ sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu
quả sản xuất.

9



Luận văn tốt nghiệp

Qua nghiên cứu người ta đưa ra kết luận: ở các nước có nền kinh tÕ
chậm phát triển tiềm năng về nguồn lao động là hết sức to lớn, nguồn lao
động dự trữ có khả năng lao động, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động
kinh tế đòi hỏi các quốc gia phải tạo nhiều việc làm để đảm bảo mọi
người lao động đều có quyền làm việc.
Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động thực chất là việc phân bố
nguồn lao động một cách hợp lý sao cho việc sử dụng các nguồn lao
động này đạt được mục đích là tăng trưởng và phát triển nền kinh tế xã
hội.
Phân bố nguồn lao động chính là việc phân phối, bố trí hình thành
các nguồn lao động theo quy luật, xu hướng tiến bộ vào các lĩnh vực
hoạt động, các ngành kinh tế các vùng lãnh thổ, xét về bản chất thì đó
chính là sự đổi mới tình trạng phân công lao động xã hội ngày càng tiến
bộ hơn và đạt trình độ ngày càng cao hơn.
Phân bố nguồn lao động hợp lý phải phối hợp, kết hợp hài hoà nhiều
biện pháp: Phân bố theo từng lĩnh vực sản xuất từng ngành và từ nội bộ
ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ trong phạm vi toàn quốc gia. Mét xu
hướng có tính quy luật là lực lượng lao động được phân bổ vào lĩnh vực
không sản xuất vật chất ngày một tăng và lực lượng lao động phân bổ
vào lĩnh vực sản xuất vật chất ngày càng giảm. Vì khi nền kinh tế phát
triển thì nhu cầu hưởng thụ về văn hoá và tinh thần ngày một cao đây là
nhu cầu vô hạn.
Mặt khác lao động sản xuất trong lĩnh vực không sản xuất vật chất
nếu đạt được hiệu quả cao sẽ có vai trò hết sức to lớn để nâng cao năng
suất lao động cho lĩnh vực sản xuất vật chất. Như đào tạo nâng cao trình

10



Luận văn tốt nghiệp

độ lành nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật, chăm sóc sức khoẻ cho
người lao động, nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức
sản xuất. Trong lĩnh vực tổ chức sản xuất vật chất trong điều kiện kỹ
thuật phát triển ở trình độ tiên tiến sẽ có điều kiện thuận lợi để nâng cao
năng suất lao động, lao động giảm nhưng sản phẩm sản xuất ra ngày
càng tăng. Nhu cầu của con người trong lĩnh vực này là có hạn. Trong
lĩnh vực phi sản xuất vật chất phân bố tỷ trọng lớn lao động vào các
ngành nghiên cứu khoa học, y tế, giáo dục, thể thao văn hoá, giảm lao
động hành chính lao động quản lý. Trong sản xuất vật chất tăng tỷ trọng
phân bố lao động vào các ngành công nghiệp giao thông vận tải, xây
dựng giảm lao động trong ngành nông nghiệp vì điều kiện tăng năng suất
lao động thuận lợi hơn các ngành khác.
Mỗi vùng lãnh thổ đều có những mặt mạnh, mặt yếu khác nhau trong
phát triển kinh tế, phân công sử dụng lao động hợp lý giữa các vùng lãnh
thổ là điều kiện để phát huy các thế mạnh, khắc phục điểm yếu đối với
từng vùng lãnh thổ.
Đối với Việt Nam: Trình độ sản xuÊt còn ở mức thấp khoa học kỹ
thuật chưa phát triển, đời sống của nhân dân còn nghèo nàn, nhu cầu
hưởng thụ về vật chất còn đòi hỏi cao hơn nhu cầu về tinh thần. Do vậy,
nguồn lao động được phân bố vào lĩnh vực sản xuất vật chất phải lớn
hơn rất nhiều so với lĩnh vực không sản xuất vật chất (lĩnh vực sản xuất
vật chất phân bổ chủ yếu vào hai ngành là công nghiệp và nông nghiệp).
Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu của sản xuất phát triển phải giảm mạnh
nguồn lao động ở lĩnh vực này.
2-

Khái niệm việc làm


11


Luận văn tốt nghiệp

2.1-Việc làm
Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp
người lao động được coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận, trân
trọng là người làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực
nhà nước và kinh tế tập thể. Trong cơ chế đó Nhà nước bố trí việc làm
cho người lao động từ A đến Z. Do đó trong xã hội không thừa nhận có
hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động dư thừa, việc làm không
đầy đủ... Nay chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, quan
niệm về việc làm thay đổi một cách căn bản. Trên cơ sở vận dụng khái
niệm việc làm của ILO và nghiên cứu điều kiện cụ thể của Việt Nam,
chóng ta có thể hiểu được khái niệm việc làm mới được nhiều người
đồng tình: Người có việc làm là người đang làm việc trong lĩnh vực,
ngành nghề, dạng hoạt động có Ých, không bị pháp luật ngăn cấm, đem
lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời góp một phần
cho xã hội.
Với khái niệm nêu trên sẽ cho nội dung của việc làm được mở rộng
và tạo ra khả năng to lớn giải phóng tiềm năng, giải quyết việc làm cho
người lao động. Điều này thể hiện trên hai góc độ sau:
- Thị trường việc làm đã được mở rộng rất lớn bao gồm tất cả các
thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, tư nhân... ) trong mọi hình thức
và cấp độ của tổ chức sản xuất kinh doanh (kinh tế hộ gia đình, tổ hợp,
hợp tác tự nguyện, doanh nghiệp...) và sự đan xen giữa chúng. Nó cũng
không bị hạn chế về mặt không gian (vùng, trong và ngoài nước, các
tầng sinh thái...)


12


Luận văn tốt nghiệp

- Người lao động được tự do hành nghề, tự do kinh doanh liên kÕt, tù
do thuê mướn lao động theo luật pháp và theo sự hướng dẫn của Nhà
nước để tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo
quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường lao động.
Chính từ khái niệm trên về việc làm trong cơ chế thị trường, trong bộ
luật lao động của Việt Nam ban hành năm 1994 được Quốc hội phê
duyệt, đã khẳng định:
“Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn
cấm đều được thừa nhận là việc làm “
(Nguồn: Điều 13 Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam trang 11
nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 1994)
Để hiểu rõ hơn khái niệm việc làm cần làm sáng tỏ khái niệm việc
làm đầy đủ và thiếu việc làm.
Từ khái niệm việc làm của nước ta thì có thể hiểu người có việc làm
là người làm việc trong lĩnh vực ngành nghề hoạt động có Ých, không bị
pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình
đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Tuy nhiên, việc xác định người
có việc làm theo khái niệm trên chưa phản ánh đầy đủ quá trình sử dụng
lao động xã hội, vì chưa đề cập đến số lượng chất lượng của việc làm.
Bởi vì thực tế có nhiều người đang làm việc nhưng chỉ làm việc nửa
ngày, làm việc cho năng suất thấp và mang lại mức thu nhập dưới mức
tối thiểu (180.000đồng / tháng). ở nước ta nói chung số lượng việc làm
Ýt hơn nhu cầu làm việc đồng thời chưa có chế độ trợ cấp thất nghiệp thì
việc làm có chất lượng thấp là khá phổ biến. Để tồn tại nhiều người phải


13


Luận văn tốt nghiệp

chấp nhận làm đủ mọi công việc để kiếm sống tạm thời. Do vậy, cần
phải chia ra:
Việc làm đầy đủ: Là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm bất cứ ai có
khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Hay nói cách khác, việc
làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm
việc thì có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn.
(Nguồn: Trần Đình Hoan - Lê Mạnh Khoa - Sử dụng nguồn lao động
và giải quyết việc làm ở Việt Nam - NXB sự thật 1991 trang 23)
Đương nhiên, để đạt được mức độ đảm bảo việc làm đầy đủ phải có
một quá trình nhất định. Quá trình đó là ngắn hay dài là phụ thuộc vào
trình độ, hoàn cảnh khác nhau chủ quan của mỗi nước. Một nước có
điểm xuất phát càng thấp, trong quá trình phát triển, vấn đề đảm bảo việc
làm đầy đủ cho người lao động càng khó khăn và cấp thiết.
Thiếu việc làm: Được hiểu là việc làm không tạo điều kiện (không
đòi hỏi) cho người lao động sử dụng hết thời gian lao động theo chế độ
và mang lại mức thu nhập dưới mức tối thiểu, muốn tìm thêm việc làm
bổ sung.
Thiếu việc làm có thể được hiểu là trạng thái trung gian giữa có việc
làm đầy đủ và thất nghiệp.
Tình trạng thiếu việc làm được chia thành hai loại:
- Thiếu việc làm hữu hình: Khi thời gian làm việc thấp hơn mức bình
thường.

14



Luận văn tốt nghiệp

- Thiếu việc làm vô hình: Khi thời gian sử dụng cho sản xuất kinh
doanh không có hiệu quả, dẫn đến thu nhập thấp, không đủ sống người
lao động muốn tìm thêm việc làm bổ xung.
Tình trạng thiếu việc làm (vô hình hay hữu hình) là khá phổ biến ở
nước ta hiện nay. Vì vậy cần từng bước tạo việc làm đầy đủ cho người
lao động, góp phần cải thiện đời sống cho người lao động.
Việc làm đầy đủ chủ yếu nói lên sự có việc làm về mặt số lượng, còn
việc làm hợp lý không những hàm chứa nội dung việc làm đầy đủ mà
còn nói rõ việc làm đó phải phù hợp với khả năng và nguyện vọng của
người lao động. Do vậy việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu
qủa kinh tế xã hội cao hơn so với việc làm đầy đủ. Tuy nhiên khái niệm
việc làm đầy đủ và việc làm hợp lý cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối. Vì
trong nền kinh tế thị trường có điều tiết thì việc làm đầy đủ và việc làm
hợp lý thì không có ý nghĩa là không có người thất nghiệp. Đối với
những nước kinh tế phát triển, có điều kiện phát triển sản xuất là có hạn
nguồn lao động dồi dào, dẫn đến một bộ phận lao động muốn làm việc
nhưng không có việc làm nghĩa là thất nghiệp.
Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm làm các
công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
- Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu
nhập cho gia đình mình, nhưng không được trả công bằng tiền hoặc hiện
vật cho công việc đó.
2.2- Khái niệm thất nghiệp

15



Luận văn tốt nghiệp

Đối với mọi quốc gia, việc nghiên cứu vấn đề thất nghiệp có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong thị trường lao động và giải quyết việc làm
Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, thất nghiệp được
hiểu là “Thất nghiệp là hiện tượng người lao động trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng chưa có việc làm và
đang tìm việc làm”.
Nguồn: Cao Minh Châu chủ nhiệm đề tài: Hiện trạng lao động chưa
có việc làm tại Hà Nội 1997
2.3- Người thất nghiệp:
Là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong
thời điểm điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc.
2.4- Tỷ lệ người có việc làm:
Là tỷ lệ phần trăm của số người có việc làm so với tổng dân số hoạt
động kinh tế .
2.5- Tỷ lệ người thất nghiệp:
Là tỷ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với tổng dân số hoạt động
kinh tế.
Những người này bao gồm: Công nhân viên ở các cơ quan xí nghiệp
nhà nước bị dôi ra trong quá trình sắp xếp sản xuất hiện đang tìm việc
làm nhưng chưa có việc làm . Học sinh tốt nghiệp các trường chuyên
nghiệp và học nghề trong nước, người đi làm việc ở nước ngoài về đang
tìm việc làm. Những người lao động hết hạn hợp đồng lao động đang
liên hệ tìm việc làm mới... những người đến tuổi lao động.
16


Luận văn tốt nghiệp


Như vậy, không phải bất kỳ ai có sức lao động, chưa có việc làm đều
được coi là thất nghiệp. Để biết người lao động trong độ tuổi lao động có
thất nghiệp hay là không phải nắm được người Êy có muốn đi làm hay là
không? Trên thực tế tồn tại người có sức lao động, trong độ tuổi lao
động, có trình đé tay nghề song không có nhu cầu đi làm việc. Họ sống
nhờ vào nguồn thu nhập hợp pháp. Giai đoạn không có nhu cầu đi làm
việc là có thời gian nhất định. Vì vậy đối tượng trước hết của vấn đề tạo
việc làm là những người chưa có việc làm.
II- Mối quan hệ giữa lao động và việc làm
Ta biết rằng giữa lao động và việc làm có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Muốn giải quyết được việc làm cho người lao động thì trước hết
phải biết được số lượng người lao động, chất lượng lao động .
Lao động và việc làm có ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Lao
động có ảnh hưởng trực tiếp tới việc bố trí sắp xếp tạo việc làm và ngược
lại.
Trước hết phải hiểu lao động là gì và vai trò của lao động. Theo Mác:
“Lao động trước hết là một quá trình trong đó bằng mọi hoạt động của
chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sù trao đổi
chất giữa họ và tự nhiên”.
Con người phải vận dụng sức lực và tiềm năng trong cơ thể mình sử
dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên một cách có mục đích,
có ý thức nhằm biến đổi những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu
cầu của mình. Vì vậy trong bất cứ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất
hiện đại, lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể
thiếu cho sự tồn tại và phát triển đời sống xã hội loài người, là sự tất yếu
17


Luận văn tốt nghiệp


vĩnh viễn, một điều kiện chung của sự trao đổi chất giữa con người và tự
nhiên.
Trong quá trình lao động diễn ra việc sử dụng lao động. Nói cách
khác sử dụng lao động diễn ra việc sử dụng sức lao động chính là lao
động. Vậy sức lao động là gì? Mác viết “Sức lao động hay năng lực lao
động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồi tại trong cùng
một cơ thể, trong mét con người đang sống và được con người đem ra
vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Như vậy sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong
quá trình lao động. Nó là yếu tố chi phí của qúa trình sản xuất, đồng thời
cũng là yếu tố mang lại lợi Ých cho quá trình lao động sản xuất. Sự phân
công lao động xã hội phát triển càng sâu sắc, sự xã hội hoá nền sản xuất
càng cao thì tính chất xã hội của sức lao động của mỗi người càng nhiều
hơn.
Vai trò của lao động: lao động là hoạt động cơ bản của con người. Xã
hội loài người đã trải qua 5 phương thức sản xuất xã hội khác nhau,
phương thức sản xuất sau ra đời bao giờ cũng tiến bộ hơn phương thức
sản xuất trước nó, phương thức sản xuất là điều kiện tiên quyết để bảo
đảm cho một trật tự xã hội. Trong mỗi phương thức sản xuất thì vai trò
của con người và hoạt động lao động của họ là điều kiện hết sức quan
trọng. Lao động là hoạt động cơ bản của con người, thông qua lao động
và cùng với lao động con người cải tạo tự nhiên và cải tạo chính bản
thân mình làm cho con người ngày càng hoàn thiện hơn. Triết học MácLênin đã chỉ rõ: Ngay từ khi thoát thai khỏi thế giới động vật con người
muốn duy trì sự tồn tại và phát triển thì không thể trông chờ vào tự

18


Luận văn tốt nghiệp


nhiên, cải tạo yếu tố của tự nhiên thành những sản phẩm để duy trì sự
tồn tại và phát triển của mình.
Để đáp ứng yêu cầu này con người phải tiến hành lao động để sản
xuất ra của cải vật chất.
Tạo việc làm cần:
- Tạo tư liệu sản xuất : Biểu hiện rõ nhất là vốn
- Tạo ra sức lao động: Số lượng phù hợp, chất lượng không ngừng
được nâng cao để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, cách thức làm ăn của
các hộ nông dân đồng thời còn bao gồm yếu tố di chuyển di dân giữa các
vùng phù hợp với đòi hỏi phát triển kinh tế của vùng.
- Tạo điều kiện môi trường kinh tế chính trị xã hội như hệ thống
chính sách, các văn bản pháp luật, đảm bảo cơ sở hạ tầng... để kết hợp
hài hoà giữa sức lao động với tư liệu sản xuất.
Trong qúa trình phát triển con người đóng vai trò hai mặt một mặt là
con người hưởng thụ, mặt khác con người cung cấp đầu vào quan trọng
cho qúa trình biến đổi và phát triển sản xuất. Hoạt động lao động ra đời
cùng với sự hình thành và phát triển của loài người. Đó là một hoạt động
thuộc về bản năng sinh tồn, con người chỉ có thể tồn tại, phát triển và
hoàn thiện không ngừng thông qua lao động sản xuất. Do vậy, nhu cầu
có việc làm là tất yếu khách quan và chính đáng của mọi người.
Bất cứ một quốc gia nào đều có nhu cầu sử dụng hợp lý nguồn lao
động của mình để khai thác hết tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế
đất nước. Người lao động là một nguồn lực quan trọng, là một trong
những yếu tố cơ bản để phát triển đất nước. Mọi chủ trương đường lối,
19


Luận văn tốt nghiệp


chính sách đúng đắn trong lĩnh vực kinh tế phải tập trung phát huy cao
độ khả năng của nguồn lực quan trọng đó. Nếu có những sai phạm về
chủ trương đường lối chính sách và biện pháp mà không sử dụng nguồn
lao động đó thì nguồn lao động rất có thể trở thành một gánh nặng thậm
chí gây tổn thất cho nền kinh tế.
Mặt khác lao động nguồn tài sản đặc biệt, không thể coi là nguồn vốn
ứ đọng, không có đầu ra là giá trị vật chất hay tinh thần cho xã hội,
nhưng phải có nguồn đầu vào như việc chi tiêu hàng hoá công cộng, sử
dụng tài nguyên và vấn đề xã hội khác.
Lao động và việc làm có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Nếu cũng số
lượng Êy mà giải quyết được việc làm cho họ thì sẽ đem lại lợi Ých kinh
tế. Còn không vì chất lượng lao động ... mà không giải quyết được việc
làm cho họ tức là thiếu việc làm sẽ không đủ trang trải chi phí học hành
cho trẻ nhỏ, y tế cho người bệnh, nuôi dưỡng người già, người mất sức
lao động. Sức Ðp thường trực về việc làm góp vào nguyên nhân gây ra
nhiều tiêu cực xã hội trong bộ máy quản lý hạn chế lòng nhiệt tình, lòng
tin của nhân dân gây bất ổn định về đời sống kinh tề xã hội.
Sự phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào vấn đề sử dụng có hiệu
quả nguồn tài nguyên thiên nhiên nguồn lao động và nguồn vốn... Trong
đó việc sử dụng nguồn lao động có vai trò quan trọng và quyết định sự
phát triển đó.
Vấn đề việc làm luôn là một vấn đề kinh tế xã hội mà chúng ta cần
giải quyết hợp lý và đúng đắn. Nếu sử dụng tốt và phát huy tốt khả năng
lao động của con người thì chúng ta sẽ tạo ra được khả năng và sức
mạnh to lớn để phát triển nền kinh tế. Hơn nữa giải quyết tốt việc làm

20


Luận văn tốt nghiệp


cho người lao động, chúng ta cũng góp phần giải quyết tốt các vấn đề
mang tính chất xã hội như nâng cao và cải thiện đời sống về mặt vật chất
và tinh thần cho nhân dân và giảm các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Để tạo được việc làm cho người lao động và khai thác tốt khả năng
của họ cần xem xét kỹ về chất lượng nguồn lao động. Nguồn nhân lực
được xem xét trên các mặt : Trình độ sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ
chuyên môn, năng lực phẩm chất ... Cũng giống như các nguồn lực khác
số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức
quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Trong tất cả các ngành nghề đều cần quan tâm đến trình độ của người
lao động để sắp xếp công việc cho hợp lý. Cùng một công việc nhưng
được bố trí cho người có trình độ, năng lực phẩm chất tốt sẽ đạt được
hiệu quả cao hơn người lao động không có chuyên môn.
Chẳng hạn như tạo việc làm trong nông nghiệp. Từ xưa đến nay ta
thường quan niệm nông nghiệp là cái túi chứa lao động dư thừa của nền
sản xuất xã hội. Mọi người đến tuổi lao động nếu không tìm được việc
làm ở ngành nghề khác thì đương nhiên có việc làm trong nông nghiệp
vì lẽ đó mà năng suất thấp. Điều này chứng tỏ rằng lao động và việc làm
có mối quan hệ mất thiết, nó có tác động qua lại lẫn nhau.

21


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN II
THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở
HUYỆN TRIỆU SƠN
I- Đặc điểm của huyện Triệu Sơn

1-Đặc điểm tự nhiên dân số của huyện Triệu Sơn
Triệu Sơn là huyện bán sơn địa tiếp giáp với miền núi ở phía Tây tỉnh
Thanh Hoá, cách thành phè Thanh Hoá 19 km. Phía Đông giáp huyện
Như Xuân, phía Bắc giáp huyện Thọ Xuân, phía Nam giáp huyện Nông
Cống. Diện tích tự nhiên là 2.920.839 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm
43,7%. Toàn huyện có 35 xã và một thị trấn với 537 xóm, trong đó có 4
xã miền núi là: Thọ Sơn, Thọ Bình, Bình Sơn, và Triệu Thành. Là huyện
có tập quán canh tác thuần nông.
Về khí hậu thời tiết: Triệu Sơn chịu ảnh hưởng của khí hậu miền
trung thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, khô từ tháng 11 đÕn tháng 4 năm sau, có mùa mưa phùn và gió
bắc. Nhiệt độ không khí: nhiệt độ tối đa là 41,5 độ, trung bình 23,1độ,
thấp nhất là 6,5độ. Lượng mưa trung bình trong năm 1864 mm (cao nhất
là 2930mm và thấp nhất là 1326mm)
22


Luận văn tốt nghiệp

Về dân số của huyện: Năm 1965 thành lập huyện Triệu Sơn khi đó
dân số toàn huyên là 106.886 người. Sau 33 năm dân số của huyện tăng
1,99 lần đạt 213.322 người. Mức độ gia tăng dân số nêu trên ở từng giai
đoạn, từng năm một diễn ra theo xu hướng giảm dần. Dân số thời điểm
1/4/1999 có 211.372 người.
Sự phân bố dân cư trên địa bàn, mật độ dân cư:
Trên địa bàn huyện Triệu Sơn có 3 dân tộc anh em chung sống trong
đó dân tộc kinh chiếm 98,13% dân số và sinh sống ở tất cả các xã trong
huyện từ đồng bằng lên miền núi. Các dân tộc Ýt người gồm có Mường,
Thái với khoảng 4000 người chiếm khoảng 1,87% dân số chủ yếu sinh
sống ở các xã miền núi. Nguồn gốc dân cư: Đa số là người gốc Triệu Sơn

Thanh Hoá sống thuỷ chung gắn bó với quê hương. Ngoài ra còn có một
bộ phận không nhỏ dân di cư từ các tỉnh đến và từ các huyện trong tỉnh
đến.
Bốn xã miền núi của huyện có tổng dân số là 19.760 người diện tích
tự nhiên là 5.819,9ha, mật độ 340người/k m 2 . Mật độ dân số chung toàn
huyện là 735 người/k m 2 . So với mật độ của cả nước khoảng 240người/k
m 2 , tỉnh 340 người/k m 2 thì mật độ của huyện cao gấp 2 đến 3 lần. Trong

huyện với 826 người/k m 2 , như ở đồng bằng là quá đông còn ở miền núi
với điều kiện canh tác khó khăn lại có mật độ bằng mật độ chung của cả
tỉnh do vậy miền núi của huyện cũng đang tiềm Èn những khó khăn cho
việc đảm bảo giữa vấn đề về di dân với sự cân bằng tài nguyên đất, hệ
sinh thái.

23


Luận văn tốt nghiệp

Tóm lại: Huyện Triệu Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, đất đai đa dạng,
tài nguyên tương đối phong phú, có đồng bằng, trung du và miền núi, hệ
thống giao thông tiện lợi ... Đó là những thuận lợi cơ bản để phát triển
kinh tế xã hội.
2- Đặc điểm về kinh tế
Hơn 10 năm qua với sự phấn đấu vượt bậc của Đảng bộ và nhân dân
huyện Triệu Sơn đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ đạt được thành tựu
quan trọng về kinh tế xã hội.
Từ 1991-1999 nền kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng liên tục
bình quân hàng năm GDP tăng 6,2%. Riêng năm 1999 ước tăng 5,4% cao
hơn mức bình quân của tỉnh 0,4%. Là huyện có cơ cấu kinh tế: Nông

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ nhưng chủ yếu vẫn là thuần nông.
Sản xuất nông nghiệp có bước tiến quan trọng về cả cơ cấu giống, cơ cấu
mùa vụ và cơ cấu cây trồng. Sản lượng lương thực quy thóc năm 1999
ước đạt 103 nghìn tấn (mức cao nhÊt từ trước tới nay) tăng 39 nghìn tấn
so với năm 1990 và tăng 18 nghìn tấn so với năm 1995. Sản xuất công
nghiệp trên địa bàn năm 1999 ước gấp hơn 1,5 lần so với năm 1995.
Mét trong những thắng lợi của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn là chính sách chuyển dân lên vùng kinh tế mới phía
Tây Nam, đã mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội. Ngoài việc khai thác
tiềm năng đất đai, tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, cái được lớn hơn, lâu
dài hơn của vùng kinh tế mới này là đã góp phần tích cực bảo vệ đất, bảo
vệ rừng, cải tạo môi trường sinh thái, góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc
đẩy phát triển kết cấu hạ tầng và sự phát triển của công nghiệp chế biến

24


Luận văn tốt nghiệp

nông sản và dịch vụ ở vùng nông thôn miền núi. Kinh tế phát triển, tạo
điều kiện ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Sau 5 năm
từ 1995 đến 1999 đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Thu nhập
bình quân đầu người năm 1999 ước đạt 2,1 triệu đồng, tăng 300.000 đồng
so với năm 1995. Lương thực quy thóc bình quân đầu người năm 1999 có
khả năng đạt 480 kg tăng 70 kg so 1998 và 100 kg so 1994.
Tình trạng nhà ở của dân cư có sự thay đổi cả về tốc độ và chất
lượng. Phong trào xây dựng nhà mới không chỉ xây nhà ngói mà một bộ
phận nông dân đã xây được nhà mái bằng, nhà tầng. Thời kỳ 1991-1999
có tốc độ xây dựng nhanh chiếm 47,1% trong tổng số nhà kiên cố và có
bán kiên cố. Riêng nhà kiên cố được xây dựng từ 1991 đến 4/1999 là

2.037 cái chiếm 71% còn xây dựng từ 1990 về trước chỉ có 832 cái chiếm
29%.
Như vậy sau gần 9 năm từ 1991-1999, nhân dân Triệu Sơn đã bỏ ra
lượng vốn không nhỏ để xây dựng 16.829 nhà kiên cố và bán kiên cố.
Toàn huyện có 75,8% số hộ được ở nhà kiên cố và bán kiên cố (toàn tỉnh
71,6%)
Tỷ lệ số hộ được dùng điện tăng từ 58%năm 1994 len 93,7% năm
1999( toàn tỉnh 84,1%)
3-Đặc điểm về xã hội :
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế những năm qua có nhiều chuyển
biến về kinh tế, văn hoá giáo dục. Nhưng vấn đế đáp ứng nhu cầu nhất là
ở 4 xã miền núi, vùng đồng bằng công giáo còn hạn chế .

25


×