Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện châu thành tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THANH NHIỀU

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU NHẬP CỦA
HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Học
Mã số ngành: 52310101

Tháng 11 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THANH NHIỀU
MSSV: 4104075

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU NHẬP CỦA
HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Học
Mã số ngành: 52310101


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU

Tháng 11 năm 2013


LỜI CẢM TẠ

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô Khoa Kinh Tế và
Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền
đạt kiến thức vô cùng quý giá cho em trong suốt thời gian qua để giúp em có
đủ hành trang để vững bước trong con đường học tập và làm việc sau này.
Tiếp theo em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phạm Lê Đông Hậu đã
tận tình chỉ dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Em cũng xin cảm ơn đến ban lãnh đạo, anh, chị trong Phòng Thống Kê,
Phòng Lao Động – Thương Binh và Xã Hội Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho
luận văn này.
Em xin kính chúc quý thầy, cô luôn có sức khỏe dồi dào, gặt hái nhiều
thành công trong công tác giảng dạy và nghiên cứu cũng như anh, chị trong
Phòng Thống Kê, Phòng Lao Động – Thương Binh và Xã Hội Huyện Châu
Thành, Tỉnh Hậu Giang hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp huyện ngày
một phát triển đi lên về mọi mặt.
Và em cũng xin chúc tất cả bạn bè, người thân có nhiều sức khỏe, có kết
quả tốt trong quá trình học tập và làm việc của mình.
Cần Thơ, Ngày 27 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Lê Thanh Nhiều


i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 27 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

Lê Thanh Nhiều

ii


BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
 Họ và tên người nhận xét: PHẠM LÊ ĐÔNG HẬU
 Học vị: Cử nhân
 Chuyên ngành:................................................................................................
 Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
 Cơ quan công tác: Bộ môn Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh
 Tên sinh viên: LÊ THANH NHIỀU MSSV: 4104075
 Lớp: Kinh Tế Học – KT1088A1


Tên đề tài: Phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu

nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang



Cơ sở đào tạo: Khoa Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Cần
Thơ

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Hình thức trình bày
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

iii


4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa,…)
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng … năm 2013
Ký và ghi rõ họ tên

Phạm Lê Đông Hậu

iv


BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
 
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Ký và ghi rõ họ tên

v


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 3
1.4.1 Phạm vi về thời gian ........................................................................ 3
1.4.2 Phạm vi về không gian ..................................................................... 3
1.4.3 Phạm vi về nội dung......................................................................... 3
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................ 4
2.1.1. Các khái niệm về nghèo đói ............................................................ 4
2.1.2. Các khái niệm về thu nhập .............................................................. 6
2.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 10
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 12
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .............................................. 12
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 13
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 13
CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU
THÀNH TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2012 ................................. 18
3.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ........................................ 18
3.2. ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH .......................................................................... 18
3.3. GIAO THÔNG ......................................................................................... 19
3.4. KINH TẾ................................................................................................... 19
3.5. VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI .......................................................................... 21
3.5.1. Giáo dục ........................................................................................ 21
3.5.2. Y tế ................................................................................................ 22
3.5.3. Du lịch ........................................................................................... 22
vi


CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO............................................. 23

4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN CHÂU
THÀNH TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2012 ................................. 23
4.1.1. Khái quát chung về tình hình nghèo đói ....................................... 23
4.1.2. Đánh giá kết quả công tác xóa đói giảm nghèo ............................ 35
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU NHẬP CỦA HỘ
NGHÈO ........................................................................................................... 40
4.2.1. Mô tả mẫu ..................................................................................... 40
4.2.2. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ....................................... 47
4.2.2. Kết quả mô hình hồi quy đa biến .................................................. 50
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THU NHẬP HỘ NGHÈO
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH HẬU GIANG ...................................... 56
5.1. TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ NGHỀ NGHIỆP.......................................... 56
5.1.1. Trình độ học vấn ........................................................................... 56
5.1.2. Nghề nghiệp và trình độ tay nghề chuyên môn ............................ 57
5.2. HÌNH THỨC CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT .................................... 57
5.3. NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH ........................................... 58
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 60
6.1. KẾT LUẬN............................................................................................... 60
6.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 61
6.2.1. Đối với các cấp chính quyền ......................................................... 61
6.2.2. Đối với người dân ......................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
KẾT QUẢ HỒI QUY TỪ PHẦN MỀM STATA

vii


DANH SÁCH BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 2.1 Chuẩn nghèo của WB ......................................................................... 5
Bảng 2.2 Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 ............................. 6
Bảng 2.3 Số mẫu điều tra chia theo các xã điểm ............................................. 13
Bảng 2.4 Kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình .................................... 16
Bảng 3.1 Các đơn vị hành chính ...................................................................... 19
Bảng 4.1 Dân số chia theo xã, thị trấn ............................................................. 24
Bảng 4.2 Tổng hộ nghèo chia theo thành thị và nông thôn ............................. 27
Bảng 4.3 Hộ nghèo chia theo giới tính chủ hộ ................................................ 28
Bảng 4.4 Hộ nghèo chia theo thành phần dân tộc ........................................... 28
Bảng 4.5 Hộ nghèo và người nghèo chia theo xã năm 2010 ........................... 29
Bảng 4.6 Hộ nghèo và người nghèo chia theo xã năm 2011 ........................... 31
Bảng 4.7 Hộ nghèo và người nghèo chia theo xã năm 2012 ........................... 33
Bảng 4.8 Giới tính và dân tộc chủ hộ .............................................................. 40
Bảng 4.9 Quy mô hộ gia đình .......................................................................... 42
Bảng 4.10 Diên tích đất canh tác ..................................................................... 42
Bảng 4.11 Nghề nghiệp chủ hộ....................................................................... 43
Bảng 4.12 Trình độ học vấn chủ hộ ................................................................. 45
Bảng 4.13 Số người phụ thuộc trong hộ .......................................................... 46
Bảng 4.14 Chi tiêu hộ nghèo ........................................................................... 46
Bảng 4.15 Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo ................................ 47
Bảng 4.16 Dân số và thu nhập cộng dồn ......................................................... 49
Bảng 4.17 Bảng tính hệ số GINI ..................................................................... 50
Bảng 4.18 kết quả phương sai.......................................................................... 51
Bảng 4.19 Kết quả hồi quy .............................................................................. 51
Bảng 4.20 Kết quả ước lượng các biến mô hình hồi quy ................................ 52

viii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH

Trang

Hình 2.1 Đường cong Lorenz ............................................................................ 8
Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang .......................... 20
Hình 4.1 Dân số và hộ dân cư huyện Châu Thành .......................................... 23
Hình 4.2 Tổng dân số theo giới tính ................................................................ 25
Hình 4.3 Thu nhập bình quân đầu người ......................................................... 26
Hình 4.4 Thu nhập hộ nghèo theo giới tính chủ hộ ......................................... 41
Hình 4.5 Nghề nghiệp của các thành viên trong hộ......................................... 44
Hình 4.6 Trình độ học vấn của lao động ......................................................... 45
Hình 4.7 Đường cong Lorenz tại huyện Châu Thành...................................... 49

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

GDP (Gross Domestic Product)

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND


Hội đồng nhân dân

LĐTB&XH

Lao động Thương binh và Xã hội

THCS

Trung học Cơ sở

THPT

Trung học Phổ thông

UBND

Ủy ban Nhân dân

WB (WorldBank)

Ngân hàng Thế giới

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

x



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hậu Giang, tỉnh thành nằm ở vị trí trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) được chia cắt từ tỉnh Cần Thơ theo quyết định số 22/2003/QH.11
của Quốc Hội ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP
ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính Phủ, là tỉnh có phần lớn người dân
sống trong khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, Hậu Giang cũng là tỉnh có tỉ lệ hộ
nghèo khá cao như năm 2010 là 22,80% chiếm 42.992 hộ trên tổng 188.567
hộ (theo chuẩn năm 2011-2015).
Huyện Châu Thành, huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Hậu Giang, người
dân tập trung phần lớn vào khu vực nông thôn với hơn 76% tổng dân số toàn
huyện, sản xuất chủ yếu là các mặt hàng nông nghiệp. Đây cũng là nơi có tỉ lệ
hộ nghèo ở mức cao như cuối năm 2010 là 19,14% chiếm 3.867 hộ trên tổng
số 20.203 hộ, cuối năm 2011 còn 15,50% chiếm 3.181 hộ trên 20.522 hộ và
đến cuối năm 2012 trên toàn huyện vẫn còn 2.353 hộ trên tổng số 20.650 hộ
dân chiếm đến 11,39%. Tuy công tác phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là
công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều thành công, đã giúp được nhiều hộ gia
đình thoát nghèo với nhiều chương trình chính sách như hỗ trợ vốn sản xuất
kinh doanh, xây nhà ở cho người nghèo khó khăn,… nhưng công tác xóa đói
giảm nghèo vẫn có nhiều khó khăn thách thức và tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức
cao. Bên cạnh đó, thu nhập của hộ gia đình là một trong những yếu tố quan
trọng trong việc giúp hộ vượt qua khó khăn, nghèo khó, giúp hộ có thể nâng
cao điều kiện sống về vật chất lẫn tinh thần như các dịch vụ về y tế, giáo dục,
tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất
nâng cao chất lượng nông sản, sản phẩm nâng cao thu nhập của hộ. Đặc biệt,
thu nhập của hộ gia đình còn là số vốn giúp hộ có thể tái sản xuất, kinh doanh
và đầu tư sản xuất tiểu thủ công nghiệp mới và có cơ hội tham gia học hỏi
thêm nhiều kinh nghiệm mới, áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình sản
xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện còn khá nhiều hộ nghèo và

cận nghèo không có đủ điều kiện để nâng cao thu nhập, điều kiện sống cho gia
đình và không đủ khả năng để tiếp cận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong quá trình sản xuất. Vậy đâu là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp
đến thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo và cần có những giải pháp nào có thể
cải thiện thu nhập cho người dân trong huyện?
Do đó, đề tài: “Phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng
thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang” một phần
Trang 1


nhìn lại thực trạng tình hình xóa đói giảm nghèo của huyện, một phần phân
tích một số yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo để tìm ra những yếu tố
ảnh hưởng lớn trong thu nhập của các hộ nghèo trong huyện, đề ra một số biện
pháp nhằm nâng cao thu nhập của hộ nghèo để giúp họ có thể vượt qua khó
khăn, ổn định cuộc sống và có thêm điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài có mục tiêu chung là tìm hiểu thực trạng tình hình xóa đói giảm
nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nhằm nắm bắt được tình hình
nghèo đói của huyện cũng như khoảng cách nghèo, bất bình đẳng về nghèo đói
và đánh giá mức độ hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
tại Huyện. Bên cạnh đó, đề tài còn đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập hộ nghèo và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ nghèo để từ đó có thể đưa ra các giải pháp góp phần giảm tình trạng nghèo
đói giúp cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo và hộ có hoàn
cảnh khó khăn trong huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình nghèo đói và công tác xóa đói giảm
nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu 2: Đánh giá mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và

phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo.
Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp nhằm giảm bớt tình trạng nghèo đói và
cải thiện thu nhập cho hộ nghèo trong huyện.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình hình nghèo đói của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang giai đoạn
2010 – 06/2013 như thế nào?
Kết quả của công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2010 – 06/2013 tại
huyện ra sao?
Trong huyện có sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập của các hộ
nghèo hay không? Nếu có thì bất bình đẳng có ở mức cao hay thấp?
Đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang?
Cần có những biện pháp gì để giảm bớt tình trạng nghèo đói và nâng cao
thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang?

Trang 2


1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 05 tháng 08 đến 27 tháng 11 năm 2013.
Số liệu thứ cấp được sử dụng trong đề tài thu thập từ năm 2010 đến cuối
tháng 06 năm 2013.
Số liệu sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp 75 hộ nghèo và cận nghèo tại 4
xã Đông Thạnh, Đông Phú, Đông Phước và Đông Phước A của huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang từ 24 tháng 09 đến ngày 09 tháng 10 năm 2013.
1.4.2. Phạm vi về không gian
Do đề tài phân tích tình hình nghèo đói và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập
của hộ nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nên chỉ lấy số liệu tại địa
bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

1.4.3. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung phân tích tình hình nghèo đói, đánh giá qua trình công
tác và kết quả của các chương trình xóa đói giảm nghèo trong huyện. Bên cạnh
đó, đề tài còn phân tích, đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập của hộ nghèo và các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo trong địa
bàn cũng như tìm ra các yếu tố chính làm tăng mức chi tiêu cũng như giảm
nguồn thu nhập gây ra tình trạng nghèo.
1.4.4. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nghèo, cận nghèo sống định cư tại các xã, Thị trấn trong địa bàn
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Trang 3


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm về nghèo đói
2.1.1.1. Các khái niệm
Hộ gia đình là một đơn vị kinh tế mà trong đó bao gồm những thành
viên có chung nguồn ngân quỹ và tổ chức làm việc cùng nhau.
Chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được
dùng làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người
hoặc hộ có thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn
nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo.
Chuẩn nghèo theo Tổng cục Thống kê được xác định dựa trên cách tiếp
cận của Ngân hàng Thế giới (WB), gồm 2 mức:

Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm: được xác dịnh bằng giá trị
của một rổ hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần ăn duy

trì với năng lượng tiêu dùng một người một ngày là 2.100 kcal/ngày đêm.

Chuẩn nghèo chung: tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối
thiểu, được xác định bằng cách ước tính tỷ lệ: 70% chi tiêu dùng dành cho
lương thực, thực phẩm và 30% chi tiêu cho các khoản còn lại như các mặt
hàng phi lương thực, thực phẩm, nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học tập,
văn hóa giải trí, y tế, đi lại, thông tin liên lạc,…
Nghèo là tình trạng thiếu thốn về nhiều phương diện như: thu nhập thiếu
những nhu cầu cơ bản hang ngày của cuộc sống, thiếu tài sản để tiêu dùng lúc
bắt trắc xảy ra và dễ bị tổn thương trước những mất mát.
Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa sau:
“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu
cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy
theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tạp quán của địa phương”.
Hộ đói là hộ gia đình có mức sống dưới mức tối thiểu không đủ đảm bảo
nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là hộ gia đình
hàng năm phải thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng
trả nợ. Hiểu đơn giản là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái thất
học, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà ở rách nát.

Trang 4


Hộ nghèo là tình trạng của hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu
tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của
cộng đồng xét trên mọi phương diện. Nghĩa là hộ thiếu ăn nhưng không đứt
bữa, mặc không lành và không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản
xuất…
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân không được hưởng và thỏa mãn

những nhu cầu con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển
kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
2.1.1.2. Phân loại nghèo
Hiện nay, nghèo được chia thành hai loại sau:
Nghèo tuyệt đối:
Nghèo tuyệt đối là cá nhân hoặc một hộ gia đình không được hưởng và
thỏa mãn nhu cầu cơ bản của cuộc sống như: ăn mặc, ở, dịch vụ chăm sóc sức
khỏe và giáo dục cơ bản và được hưởng các dịch vụ cần thiết khác mà nhu cầu
đó được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia.
Là một người hoặc một hộ gia đình khi mức thu nhập của họ thấp hơn
chuẩn tối thiểu (mức thu nhập tối thiểu) được quy định bởi một quốc gia, tổ
chức quốc tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Trên thế giới, các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn của WB để đưa ra
phân tích tình trạng nghèo của Quốc gia.
Bảng 2.1 Chuẩn nghèo của WB
ĐVT: USD/người/ngày
Khu vực

Thu nhập tối thiểu

Các nước đang phát triển

1

Các nước phát triển khác

14,4

(Nguồn: World Bank)


Theo Quyết Định số 09/2011/QĐ-TTg của Bộ Lao Động Thương Binh –
Xã hội (LĐTB&XH), chuẩn nghèo của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015
được thể hiện chi tiết trong bảng 2.2:

Trang 5


Bảng 2.2 Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Đồng
Tiêu chuẩn
Khu vực
Thu nhập/người/tháng

Thu nhập/người/năm

Nông thôn

400.000

4.800.000

Thành thị

500.000

6.000.000

(Nguồn Bộ Lao Động Thương Binh – Xã Hội)


Nghèo tương đối:
Tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm người có
thu nhập thấp nhất trong xã hội theo nhưng địa điểm cụ thể và thời gian nhất
định.
Do luôn có nhóm người thu nhập thấp nhất trong xã hội nên theo khái
niệm này thì người nghèo tương đối luôn hiện diện trong xã hội bất kể trình độ
phát triển thế nào.
2.1.2. Khái niệm cơ bản về thu nhập.
2.1.2.1. Các khái niệm
Theo Tổng cục Thống Kê, thu nhập được định nghĩa như sau:
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng
thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12
tháng.
Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau
khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong
một thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Thu nhập của hộ bao gồm:
Thu nhập từ tiền công, tiền lương bình quân đầu người 1 tháng được tính
bằng tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương trong 12 tháng qua của những
người làm công làm thuê chia cho tổng số người điều tra và chia cho 12.
Thu nhập từ tiền công, tiền lương là toàn bộ số tiền công, tiền lương và
giá trị hiện vật quy thành tiền mà người lao động nhận được từ hoạt động làm
công ăn lương trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí
và thuế sản xuất) bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng tổng thu nhập từ

Trang 6


sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của hộ gia đình tự làm trong 12 tháng qua

chia cho tổng số người điều tra và chia cho 12.
Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của hộ là toàn bộ số
tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà
hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản hộ tự làm trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau
khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất): Thu nhập từ phi nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng tổng thu nhập từ hoạt động
sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ của hộ gia đình tự làm
trong 12 tháng qua chia cho tổng số người điều tra và chia cho 12.
Thu nhập từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ của
hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và
chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất công nghiệp,
xây dựng, thương mại và dịch vụ hộ tự làm trong một thời gian nhất định,
thường là 1 năm.
Thu khác được tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm…
Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ,
bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do
liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh,…
2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập
Trong kết quả nghiên cứu của Trần Trọng Tín (2010). Luận văn Thạc sĩ
“Phân tích các yếu tố tác động thu nhập hộ nghèo Vình Long”. Tác giả tìm ra
được 03 yếu tố có tác động mạnh đến thu nhập của hộ nghèo:

Diện tích đất canh tác của hộ có tác động lớn đến thu nhập của
hộ nghèo do đất canh tác của hộ thường trồng trọt, chăn nuôi mang lại thu
nhập cao hơn cho hộ.

Tổng tiền nợ vay có mối liên hệ ngược chiều với thu nhập của
hộ nghèo. Khi tổng tiền vay càng tăng thì thu nhập sẽ giảm và ngược lại khi

tiền vay giảm thì thu nhập của hộ sẽ tăng lên do khi vay nợ, người vay cần
phải trả thêm một khoảng tiền lai cho các ngân hàng, đoàn hội,…

Tỷ lệ lao động có đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập
của hộ gia đình. Khi số lao động tăng thêm tức có người tham gia vào trong
quá trình sản xuất và canh tác cho hộ gia đình vì vậy khi có thêm người tham
gia vào lao động, sản xuất thì hộ sẽ nhận được thêm tiền lương của cá nhân
này góp phần nâng cao thu nhập của cả hộ.
Trang 7


Trong kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đông (2012). Luận văn Thạc
sĩ “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu nhập nông hộ xã Phước Long huyện
Long Hồ tỉnh Vĩnh Long”, tác giả đã tìm thêm được sự ảnh hưởng của trình độ
học vấn đến thu nhập của nông hộ. Khi trình độ nhận thức, kinh nghiệm của
chủ hộ và cả lao động cao hơn một bậc thì hộ có thu nhập cao hơn do lao động
chủ yếu dùng đến kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để áp dụng vào lao động
sản xuất sẽ mang lại kết quả cao hơn so với các cá nhân có trình độ thấp hơn.
Ngoài các yếu tố về trình độ học vấn, nghề nghiệp, tiền vay và diện tích
đất canh tác ta cần xem xét đến các yếu tố như:
Giới tính chủ hộ để tìm hiểu sự khác biệt về thu nhập của hộ nghèo khi
chủ hộ là nam hay nữ do chủ hộ là trụ cột của gia đình, chủ hộ cũng là người
có quyết định và trách nhiệm cao nhất trong gia đình, khả năng gánh vác công
việc, tạo thu nhập là rất lớn. Vì vậy, ta cần xem xét có sự khác biệt về thu nhập
của các hộ có chung điều kiện, hoàn cảnh khi chủ hộ là Nam hay Nữ.
Dân tộc chủ hộ xem xét giữa các hộ nghèo, cận nghèo có sự khác biệt về
thu nhập hay không nếu chủ hộ là người thuộc các dân tộc Khmer, Hoa và một
số dân tộc khác.
Số người trong hộ hay quy mô hộ gia đình để tìm hiểu khi quy mô hộ
càng lớn thì thu nhập hộ có cao hơn hay không do sức ép của người ăn theo,

tinh thần trách nhiệm của bản thân về gia đình tạo động lực làm việc nâng cao
thu nhập cho hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo có thu nhập
thấp.
2.1.2.3 Đánh giá tình trạng bất bình trong phân phối thu nhập
a. Đường cong Lorenz
Lorenz, nhà thống kê người Mỹ, đã xây dựng được biểu đồ chỉ ra mối
quan hệ giữa các nhóm dân số khác nhau tương ứng tỉ lệ thu nhập khác nhau.

Nguồn: Đinh Phi Hổ, 2006. Kinh tế phát triển, lý thuyết và thực tiễn.

Hình 2.1 Đường cong Lorenz
Trang 8


Đường 450 trong hình 2.1 cho biết bất kỳ điểm nào nằm trên đường này
đều phản ánh tỉ lệ phần trăm dân số đúng bằng tỉ lệ phần trăm dân số.
Đường cong Lorenz cho thấy mối quan hệ giữa tỉ lệ phần trăm dân số và
tỉ lệ phần trăm trong tổng thu nhập.
Khoảng cách từ đường cong Lorenz đến đường 450 cho biết mức độ bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:
Công bằng tuyệt đối (không xảy ra bất bình đẳng) trong phân phối thu
nhập khi đường cong Lorenz trùng với đường 450.
Bất bình đẳng tuyệt đối trong phân phối thu nhập khi đường Lorenz nằm
trùng với góc tọa độ OCD.
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập khi đường Lorenz có dạng như
trong hình vẽ và nằm giữa đường 450 và OCD.
Ý nghĩa về vị trí của đường cong Lorenz:
Khi đường Lorenz dịch chuyển về đường 450, tình trạng bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập tại vùng nghiên cứu có xu hướng giảm hay bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập là thấp.

Khi đường Lorenz càng dịch chuyển xa đường 450 và càng gần OCD thì
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng ngày càng tăng.
b. Hệ số GINI
Hiện nay, hệ số GINI được sử dụng rộng rãi do nó thể lượng hóa mức bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập bằng con số thông qua đường Lorenz.
Dựa vào đường Lorenz, hệ số GINI được xác định bằng công thức:
RGini =

SA

(1)

SA + SB

Trong đó:
RGini: hệ số GINI.
SA: diện tích nằm giữa đường 450 và đường Lorenz.
SB: diện tích nằm giữa đường Lorenz và OCD hay diện tích tam giác
dưới đường 450 trừ đi diện tích nằm giữa đường 450 và đường Lorenz.
Theo Tổng cục Thống kê, hệ số GINI được tính theo công thức:
G=1- ∑ni=1 (Fi -Fi-1 )(Yi + Yi+1 )

(2)

Trong đó, Fi là dân số cộng dồn đến người thứ i và Yi là thu nhập/chi tiêu
trung bình đầu người hàng tháng. Do trong mẫu số liệu điều tra dân số được
Trang 9


tính theo hộ dân cư nên Fi trong công thức (2) được tính theo đơn vị là hộ và

Yi thu nhập của hộ bình quân hàng tháng.
Giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 đến 1 với các ý nghĩa:
RGini = 0, đường Lorenz trùng với đường 450 nói lên không có bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập.
RGini = 1, đường Lorenz nằm trùng với OCD, bất bình đẳng hoàn toàn
trong thu nhập của người dân.
0 < RGini < 1, đường Lorenz nằm giữa đường 450 và OCD, có tình trạng
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Theo kết quả nghiên cứu của WB, giá trị của RGini biến động từ 0,2 đến
0,6. Đối với các nước có thu nhập thấp thì RGini dao động trong khoảng 0,3 đến
0,5 và những nước có thu nhập cao thì RGini nằm trong khoảng 0,2 đến 0,4.
Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nghèo và cận nghèo, hộ có
thu nhập dưới 600.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn và dưới
700.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị, nên giá trị của RGini có
thể nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,5. Kỳ vọng rằng tại huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang sẽ có hệ số RGini < 0,3 hay bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập ở mức thấp.
c. Tiêu chuẩn “40” của WB
World Bank (2002) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập: Tỉ lệ thu nhập chiếm trong tổng thu nhập dân cư của
40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội. Theo chỉ tiêu này, có 3
mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập:
Khi thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm
tỷ lệ lớn hơn 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao.
Khi thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm
tỷ lệ từ 12% đến 17% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng tương đối.
Khi thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm
tỷ lệ nhỏ hơn 12% của tổng thu nhập thì tình trạng bất bình đẳng cao.
2.2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trần Trọng Tín (2010) Luận văn thạc sĩ “Phân tích các yếu tố tác động

thu nhập hộ nghèo Vĩnh Long” tìm hiểu thực trạng tình hình hộ nghèo, đưa ra
một số yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nghèo và đề ra các giải pháp để hỗ
trợ cho hộ nghèo trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Tác giả đã thực hiện phân tích

Trang 10


định tính trên số liệu thống kê của Cục Thống kê, Sở Lao động Thương binh
và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, tác giả còn phỏng vấn 220 hộ nghèo trong địa bàn
tỉnh. Qua mẫu điều tra, tác giả phân tích hồi quy tương quan đa biến để đưa ra
yếu tố tác động trực tiếp đến thu nhập của hộ nghèo. Qua mô hình hồi quy đa
biến, tác giả đã tìm ra tuổi của chủ hộ, diện tích đất canh tác, tiền vay nợ, tỷ lệ
lao động, tỷ lệ ngày lao động, tiền công làm việc có ảnh hưởng đến thu nhập
của hộ nghèo, trong đó, diện tích đất canh tác và ngày lao động có ảnh hưởng
lớn đến thu nhập và tiền vay nợ làm giảm thu nhập của hộ nghèo. Ngoài ra, tác
giả còn đề xuất một số biện pháp hỗ trợ cho hộ nghèo như cho vay tiền tại các
ngân hàng chính sách trả nợ vay cá thể, cho mướn bò chăn nuôi, tạo công ăn
việc làm cho lao động, tư vấn kỹ thuật trồng trọt chăn nuối cho các hộ làm
nông nghiệp, hộ có đất canh tác để nâng cao kiến thức để giúp hộ thoát nghèo,
có cuộc sống ổn định bền vững.
Nguyễn Văn Đông (2012) Luận văn thạc sĩ: “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng thu nhập của nông hộ tại xã Long Phước huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh
Long” tìm hiểu về thực trạng và yếu tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộ tại xã
Phước long để xây dựng các giải pháp nhằm tăng thu nhập của nông hộ. Đề tài
đã thực hiện phỏng vấn 120 hộ và thực hiện hồi quy tương quan đa biến để tìm
ra mức ảnh hưởng của các yếu tố như diện tích đất sản xuất, số lao động, trình
độ học vấn, kinh nghiệm, tuổi tác chủ hộ và tham gia hội nông dân. Tác giả đã
tìm ra được diện tích đất sản xuất, số lao động và học vấn trung bình của các
thành viên có ảnh hưởng đến tổng thu nhập của hộ, trong đó số lao động phi
nông nghiệp có mức ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của cả nông hộ. Bên

cạnh đó, tác giả đã tìm ra một số khó khăn và thuận lợi trong quá trình sản
xuất, tạo ra thu nhập cho hộ gia đình. Tuy nhiên, đề tài chưa tìm hiểu về các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ nếu hộ đó thuộc diện nghèo và
cận nghèo.
Phạm Thị Ngọc Đào (2012) Luận văn thạc sĩ “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng thu nhập hộ nông dân tỉnh Đồng Tháp” tìm hiểu về thực trạng sản xuất
và thu nhập của nông dân, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
bình quân đầu người của hộ nông dân. Đề tài được thực hiện từ tháng 03 đến
tháng 09 năm 2011 nhờ vào số liệu từ Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại Đồng Tháp. Ngoài ra,
tác giả còn thực hiện phỏng vấn trực tiếp 312 hộ nông dân trong địa bàn
huyện. Qua các phương pháp mô tả, thống kê suy luận và hồi quy đa biến về
các yếu tố anh hưởng thu nhập hộ nông dân. Tác giả đã tìm ra trình độ học
vấn, kinh nghiệm chủ hộ, diện tích đất bình quân đầu người, tiền vay,…. Có
ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ nông dân. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa
Trang 11


xem xét về vấn đề yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các hộ nghèo và
cận nghèo.
Trần Long Châu (2012) luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp
nâng cao thu nhập nông hộ tại tỉnh Bạc Liêu”. Tác giả nghiên cứu, đánh giá
thực trạng thu nhập và thực hiện hồi quy đa biến dựa vào mẫu số điều tra mức
sống dân cư và phỏng vấn trực tiếp tại tỉnh Bạc Liêu để tìm ra các yếu tố ảnh
hưởng thu nhập của nông hộ. Qua kết quả hồi quy đa biến, tác giả tìm ra được
7 yếu tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộ là số nhân khẩu của hộ, học vấn chủ
hộ, đào tạo nghề của các thành viên trong hộ gia đình, số lao động trực tiếp
làm việc, số ngày công sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản và diện tích đất sản xuất có quan hệ chặt chẽ đến thu nhập của hộ gia đình
tại vùng nông thôn. Ngoài ra, tác giả còn đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm

nâng cao thu nhập của người dân tại vùng nông thôn. Tuy nhiên, tác giả vẫn
chưa xem xét đến yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nếu hộ
thuộc diện nghèo và cận nghèo.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Do đề tài phân tích tình hình xóa đói giảm nghèo và các yếu tố ảnh
hưởng thu nhập của hộ nghèo tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nên vùng
nghiên cứu được chọn tại các xã, thị trấn của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang.
Số mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân được chọn ngẫu nhiên 75
hộ nghèo theo danh sách hộ nghèo và cận nghèo cuối năm 2012 của Phòng
LĐTB&XH huyện.
Do huyện có địa bàn tương đối rộng (145,67 hecta tính đến cuối năm
2012) nên chọn ra 4 xã điểm là xã Đông Phú, xã Đông Phước, xã Đông Phước
A và xã Đông Thạnh. Số mẫu từng xã được chia theo bảng sau:

Trang 12


Bảng 2.3 Số mẫu điều tra hộ nghèo chia theo các xã điểm
ĐVT: Hộ


Hộ nghèo cuối năm 2012

Tổng mẫu

Đông Phú

231


19

Đông Phước

252

20

Đông Phước A

285

24

Đông Thạnh

146

12

Tổng

914

75

Nguồn Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, 2012

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các nguồn sách báo, tạp chí, các ấn
phẩm thống kê, báo cáo của phòng Thống Kê và phòng LĐTB&XH huyện
trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp 75 hộ chọn theo danh sách hộ nghèo
của xã, Thị trấn theo báo cáo cuối năm 2012 của phòng LĐTB&XH huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Quá trình thu thập số liệu sơ cấp: Hộ phỏng vấn được chọn ngẫu nhiên
theo danh sách hộ nghèo, cận nghèo của các xã điểm cuối năm 2012 do Phòng
LĐTB&XH cung cấp. Tuy nhiên, các hộ nghèo, cận nghèo nằm rải rác phân
bố không đồng đều thường tập trung tại nơi có điều kiện kinh tế khó khăn,
vùng xâu vùng xa nên chọn phỏng vấn các hộ cách nhau ít nhất 03 hộ và có
khoảng cách xa hơn 20 mét.
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu:
Mục tiêu 1: Thực hiện thống kê mô tả để diễn tả hiện trạng hộ nghèo và
đánh giá mức độ hoàn thành chương trình xóa đói giảm nghèo tại huyện qua
các biểu bảng, biểu đồ,…
Các công thức thống kê mô tả được dùng trong đề tài:
Tỷ lệ hộ nghèo: tỷ số giữa tổng số hộ nghèo trên tổng số hộ của một địa
bàn trong một khoảng thời gian cụ thể:
Tỷ lệ hộ nghèo=

Tổng hộ nghèo

×100%
Tổng số hộ
Tỷ lệ người nghèo: tỷ số giữa tổng số người đang trong tình trạng nghèo
khó trên tổng dân số của một địa bàn trong một khoảng thời gian cụ thể:

Trang 13



×