Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng stapimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHAN THỊ THÙY NINH

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG STAPIMEX

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Mã ngành: D340301
Lớp: KT1120L2

Tháng 12 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHAN THỊ THÙY NINH

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THỦY SẢN SÓC TRĂNG STAPIMEX

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Mã ngành: D340301
Lớp: KT1120L2

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐÀM THỊ PHONG BA

Tháng 12 năm 2013



II


LỜI CẢM TẠ
Đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, xã hội không ngừng phát triển,
con người Việt Nam không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành những con
người hữu ích cho xã hội, xuất sắc trong công việc. Đặc biệt trong thời đại
toàn cầu hóa như hiện nay, con người phải không ngừng học tập, trau dồi kiến
thức, nắm bắt cơ hội vươn đến thành công.
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã nhận
được sự dạy dỗ tận tình của tất cả quý thầy cô, trau dồi cho em nhiều kinh
nghiệm quý báu và những kiến thức bổ ích. Đó là cơ sở, là nền tảng cho con
đường sự nghiệp của em sau này.
Nhân đây, em xin gửi đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng tất cả quý
thầy cô lời cảm ơn chân thành nhất. Và em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
cô Đàm Thị Phong Ba đã tận tình giúp đỡ, cung cấp những ý kiến quý báu và
trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ của Trung tâm học liệu trường Đại
học Cần Thơ, thư viện khoa Kinh tế - quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tư liệu để
em hoàn thành tốt luận văn của mình.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản
Sóc Trăng – STAPIMEX đã tạo điều kiện cho em thực tập và tận tình giúp đỡ
em thực hiện đề tài này trong suốt quá trình thực tập. Giúp em học tập được
những kinh nghiệm quý báu, em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 2 tháng 12 năm 2013.
Người thực hiện

Phan Thị Thùy Ninh


I


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 2 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện

Phan Thị Thùy Ninh

II


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013
Thủ trưởng đơn vị

III


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên người nhận xét: ..............................................................................
Học vị: ...........................................................................................................
Chuyên ngành: ...............................................................................................
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn.
Cơ quan công tác: ...........................................................................................

Họ và tên sinh viên: ........................................................................................
Mã số sinh viên: .............................................................................................
Lớp: ...............................................................................................................
Tên đề tài: ......................................................................................................
Cơ sở đào tạo: ................................................................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
....................................................................................................................
....................................................................................................................
2. Hình thức trình bày

....................................................................................................................
....................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp bách của đề tài
....................................................................................................................
....................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
....................................................................................................................
....................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu)
.....................................................................................................................

IV


.....................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa, ...)
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013
Người nhận xét

V


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

VI


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu từ viết tắt

Chữ viết tắt

CVP

Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận


SDĐP

Số dư đảm phí

TL SDĐP

Tỷ lệ số dư đảm phí

PTGĐ

Phó tổng giám đốc

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CPBB

Chi phí bất biến

CPKB

Chi phí khả biến

NVL


Nguyên vật liệu

CP NVL

Chi phí nguyên vật liệu

CP NCTT

Chi phí nhân công trực tiếp

CP SXC

Chi phí sản xuất chung

GTGT

Giá trị gia tăng

CCDV

Cung cấp dịch vụ

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

Đvt

Đơn vị tính


TP

Thành phố

ĐBKD

Đòn bẩy kinh doanh

Đvsp

Đơn vị sản phẩm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

VII


1. Lê Phước Hương, 2010. Giáo trình Kế toán quản trị - Phần 1. Khoa Kinh tế
và Quản trị kinh doanh - Trường ĐH Cần Thơ.
2. Phạm Văn Dược, Đào Tất Thắng, 2002, Bài tập Kế toán quản trị. TP. Hồ
Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
3. Huỳnh Lợi, Hiệu Đính, Võ Văn Nhị, 2007. Kế toán quản trị. TP. Hồ Chí
Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
4. Đàm Thị Phong Ba, 2010. Giáo trình kế toán chi phí. Trường Đại học Cần
Thơ. Cần Thơ.
5. Nguyễn Thị Thúy An, 2012. Giáo trình kế toán quản trị - Phần 1. Trường
Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
Một số trang Wedsite tham khảo
1. />san%20Soc%20Trang.pdf.

2. />3. />4. />/source/2012/20121210/toanlonely1990/cdtn_phan_tich_cvp_mssv_09241701
_tailieuvn_5944.pdf.

VIII


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nền kinh tế nước ta đang vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết
vĩ mô của Nhà nước và chịu sự tác động của các quy luật như: quy luật cạnh
tranh, quy luật cung cầu,… Trong đó, quy luật cạnh tranh có tác động chi
phối. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải luôn
phấn đấu để có thể tồn tại và phát triển. “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả
không? Doanh thu có trang trải được chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để
giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận” – Tất cả đều là những vần đề mà doanh
nghiệp luôn băn khoăn, lo lắng. Bất cứ doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt
động kinh doanh đều muốn thu được lợi nhuận, tuy nhiên không phải doanh
nghiệp nào cũng làm được điều đó. Trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh
kịch liệt, bất kỳ một quyết định sai lầm nào cũng đều dẫn đến hậu quả không
lường hoặc phá sản. Do đó việc ra quyết định một cách đúng đắn là vô cùng
cần thiết, nhằm mục tiêu chỉ đạo hướng dẫn công ty để đạt được lợi nhuận cao
nhất bằng cách phân tích đánh giá và đề ra những dự án chiến lược trong
tương lai.
Nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức,
thông tin kịp thời, chính xác và thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự
thành công của một tổ chức. Kế toán quản trị đã và đang giúp các nhà quản trị
đưa ra những thông tin thích hợp cho quản trị, đưa ra những quyết định kinh
doanh nhanh, chuẩn xác và có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ của

mọi tổ chức. Khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu hay điều chỉnh về
sản xuất của nhà quản trị, bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của
phương án mang lại, vì vậy kế toán quản trị phải tìm cách tối ưu hoá mối quan
hệ giữa chi phí và lợi ích của phương án lựa chọn. Tuy nhiên, không có nghĩa
là mục tiêu duy nhất là luôn luôn hạ thấp chi phí. Phân tích mối quan hệ giữa
chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) là một kỹ thuật phân tích mà kế toán
quản trị dùng để giải quyết những vấn đề nêu trên. Kỹ thuật này không những
có ý nghĩa quan trọng trong khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh
nghiệp, cơ sở cho việc ra các quyết định lựa chọn hay quyết định điều chỉnh về
sản xuất kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận, mà còn mang tính dự báo
thông qua những số liệu phân tích nhằm phục vụ cho nhà quản trị trong việc
điều hành hiện tại và hoạch định cho tương lai. Đó là lý do mà em quyết định
chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) tại
1


công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX”. Thông qua đề tài này, em
có thể nghiên cứu các lý thuyết được học, áp dụng vào điều kiện kinh doanh
thực tế nhằm rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho việc điều hành, sản
xuất và kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
(CVP) tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX nhằm đề ra giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí trong sản xuất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí – khối lượng –
lợi nhuận để xác định nguyên nhân, nhận định xu hướng và sự ảnh hưởng của
chúng đến lợi nhuận của công ty 6 tháng đầu năm 2013.
- Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận nắm được

phương pháp phân tích điểm hòa vốn và ứng dụng phân tích điểm hòa vốn để
xác định được vùng lời, lỗ. Từ đó, định hướng những chiến lược kinh doanh
hợp lý cho 6 tháng đầu năm 2014.
- Ứng dụng việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
6 tháng đầu năm 2013, đưa ra giải pháp tiết kiệm chi phí và đưa ra cơ cấu chi
phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Luận văn được thực hiện tại công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng –
STAPIMEX, thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Luận văn được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
Số liệu sử dụng để phân tích là số liệu được thu thập trong 3 năm (2010,
2011, 2012) và 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến
để làm căn cứ phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP)
tại công ty. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ chi phí - khối
lượng - lợi nhuận của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng.

2


Dựa vào mối quan hệ đó đưa ra dự báo về tình hình tiêu thụ của công ty
và có những biện pháp giúp công ty khắc phục những yếu kém trong hoạt
động kinh doanh.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Qua tìm hiểu các đề tài có liên quan đến “Phân tích mối quan hệ chi phí
– khối lượng – lợi nhuận” đề tài có tham khảo một số tài liệu đã có kết quả
nghiên cứu cụ thể sau:

- Trần Nguyễn Minh Toàn (2012). Phân tích mối quan hệ chi phí - khối
lượng - lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn tin học Á Đông VINA.
Khoa kế toán - kiểm toán, Đại học công nghiệp, TP Hồ Chí Minh. Bài viết
phân tích sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh
giá sự hiệu quả đối với cơ cấu chi phí đó và đưa ra những biện pháp giải quyết
nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty, đồng thời dự báo tình hình tiêu
thụ của công ty trong tương lai. Bài viết sử dụng các phương pháp thu thập số
liệu, phương pháp thống kê, so sánh.
- Trần Tất Thuần (2012). Phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng - lợi
nhuận tại Công ty cổ phần quảng cáo Đồng Nai. Khoa kế toán, Đại học kinh tế
TP Hồ Chí Minh. Bài viết vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí - khối
lượng - lợi nhuận trong các tình huống ra quyết định vào điều kiện thực tế của
công ty. Đưa ra những biện pháp nhằm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tận
dụng năng lực của máy móc thiết bị để tăng lợi nhuận của công ty. Khai thác
những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm trong bộ máy quản lý của
công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Đề tài sử dụng các
phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và phương pháp so sánh đối
chiếu.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tác giả hay bài viết nào nghiên cứu cụ
thể đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty
cổ phần thủy sản Sóc Trăng - STAPIMEX năm 2013”. Vì vậy, dựa trên cơ sở
lược khảo các tài liệu có liên quan và số liệu thực tế tại công ty em tiến hành
thực hiện đề tài này.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP)
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là xem xét mối
quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí
bất biến và kết cấu chi phí, xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi
nhuận của công ty.
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một nhân tố
chủ yếu trong nhiều quyết định, gồm chọn các dây chuyền sản xuất, định giá
sản phẩm, chiến lược khuyến mãi và sử dụng các điều kiện sản xuất kinh
doanh thuận lợi mà doanh nghiệp hiện có… Việc phân tích mối quan hệ chi
phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ tốt nhất của người quản lý để khai
thác khả năng tiềm tàng trong công ty.
2.1.2. Mục đích của phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận (CVP)
Mục đích phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là phân
tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí
này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động công ty đưa ra cơ cấu chi
phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Mô hình C – V – P rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề về giá
bán và doanh thu khi công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm hoặc muốn thêm
hay loại đi một dòng sản phẩm, hoặc để quyết định xem có nên chấp nhận đơn
đặt hàng nữa hay không.
Tuy nhiên để phân tích được mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi
nhuận cần phải phân loại toàn bộ chi phí của công ty thành chi phí khả biến,
chi phí bất biến và phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng
thời phải biết và nắm vững những khái niệm cơ bản trong cách phân tích.
2.1.3. Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
Để các nhà quản trị sử dụng cho việc ra quyết định trong nội bộ của một
doanh nghiệp thì mẫu báo cáo có thể làm đơn giản hóa quá trình thực hiện
nhiệm vụ của các nhà quản trị, đó là báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí. Một

khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố khả biến và bất biến,
nhà quản trị sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí để lập ra một báo cáo kết quả
4


kinh doanh gọi là báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, báo cáo này sẽ được
sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định.
Việc lập các báo cáo mà chú trọng đến cách ứng xử của chi phí sẽ làm đơn
giản hóa quá trình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.
Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:
Doanh thu:
Chi phí khả biến:
Số dư đảm phí:

xxxxxxxxx
xxxxxxx
xxxxx

Chi phí bất biến:

xxxx

Lợi nhuận:

xxx

2.1.4. Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí –
khối lượng – lợi nhuận (CVP)
2.1.4.1. Số dư đảm phí (SDĐP)
Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư

đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính
là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại
sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.
Số dư đảm phí = Doanh thu – Chi phí khả biến

(2.1)

Nếu gọi x: Sản lượng tiêu thụ.
g: Giá bán.
a: Chi phí khả biến đơn vị.
b: Chi phí bất biến.
Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau:
Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập dạng tổng quát
TT

Chỉ tiêu

Tổng số

Tính cho 1 đơn vị sản phẩm

1

Doanh thu bán hàng

x*g

G

2


Chi phí khả biến

a*x

a

3

Số dư đảm phí

(g-a)*x

g-a

4

Chi phí bất biến

b

5

Lợi nhuận (P)

(g-a)*x-b

Nguồn: Nguyễn Thị Thúy An (2012). Giáo trình kế toán quản trị - Phần 1

5



Từ báo cáo thu nhập tổng quát trên ta xem xét như sau:
- Khi không bán được hàng hóa x = 0: P= - b, nghĩa là khi công ty không
bán được hàng hóa thì công ty bị lỗ bằng với khoản chi phí bất biến.
- Khi số lượng hàng hóa bán được xn mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí
bất biến thì lợi nhuận của công ty là P = 0 nghĩa là công ty đạt điểm hòa vốn.
(g - a)xn = b
 xn =

b
ga

Vậy

(2.2)

CPBB

Sản lượng hòa vốn =
SDĐP đơn vị

- Khi số lượng hàng hóa bán ra x2 > x1> xn thì lợi nhuận P = (g - a)x2 – b
Như vậy, khi sản lượng tăng 1 lượng là Δx = x2 - x1 thì lợi nhuận tăng
một lượng là ΔP = P2 - P1= (g - a)*(x2 – x1)
ΔP = (g - a) Δx
Kết luận:
Thông qua khái niệm số dư đảm phí chúng ta thấy được mối quan hệ
giữa sự biến động về lượng với sự biến động về lợi nhuận, đó là: Nếu sản
lượng tăng một lượng thì lợi nhuận tăng thêm một lượng bằng sản lượng tăng

thêm nhân với số dư đảm phí đơn vị.
Chú ý: Kết luận này chỉ đúng khi công ty vượt qua điểm hòa vốn.
Tuy nhiên việc sử dụng khái niệm số dư đảm phí có nhược điểm sau:
- Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát ở góc độ toàn bộ công ty
nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng của
từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn công ty.
- Làm cho nhà quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng
rằng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng
lên, nhưng điều này có khi còn ngược lại.
Để khắc phục nhược điểm của số dư đảm phí, ta kết hợp sử dụng khái
niệm tỷ lệ số dư đảm phí.

6


2.1.4.2. Tỷ lệ số dư đảm phí (tỷ lệ SDĐP)
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh
thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm
(cũng bằng một đơn vị sản phẩm).
Ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí: Tỷ lệ số dư đảm phí cho biết cứ một
đồng doanh thu, doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng số dư đảm phí. Như
vậy, nếu mức tăng doanh thu dự kiến của các loại sản phẩm là như nhau thì
sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao hơn thì sẽ tạo thêm nhiều số dư đảm phí hơn
và như vậy lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn.
Tỷ lệ số dư đảm phí =

g a
*100%
g


(2.3)

Từ những dữ liệu nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:
Tại sản lượng x1 -> Doanh thu: gx1 -> Lợi nhuận: P1 = (g - a)x1- b
Tại sản lượng x2 -> Doanh thu: gx2 -> Lợi nhuận: P2= (g - a)x2 b
Như vậy khi doanh thu tăng 1 lượng: (x1 - x2)g
Thì lợi nhuận tăng thêm 1 lượng:

ΔP = P2 – P1
ΔP = (g - a)(x2 - x1)
ΔP =

(2.4)

ga
[(x2 - x1)g]
g

Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ SDĐP, ta thấy được mối quan hệ
giữa doanh thu và lợi nhuận, cụ thể là: khi doanh thu tăng lên 1 lượng thì lợi
nhuận cũng tăng 1 lượng bằng lượng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ số dư
đảm phí .
Hệ quả: Nếu tăng cùng một lượng doanh thu ở tất cả những sản phẩm,
những lĩnh vực, những bộ phận, những công ty, … thì những công ty nào,
những bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng
nhiều.
2.1.4.3. Kết cấu chi phí
Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến,
chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí của doanh nghiệp.
Phân tích kết cấu chi phí là một nội dung quan trọng trong công ty ảnh

hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Công ty thường hoạt động theo hai dạng kết cấu sau:

7


- Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì chi phí khả biến chiếm tỷ trọng
nhỏ kết quả là tỷ lệ số dư đảm phí lớn. Nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận
tăng, giảm nhiều hơn. Doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn
những doanh nghiệp này có mức đầu tư lớn, vì vậy nếu gặp thuận lợi tốc độ
phát triển của doanh thu sẽ rất mạnh. Ngược lại nếu gặp rủi ro, doanh thu giảm
nhanh, hoặc sản phẩm không tiêu thụ được.
- Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, thì chi phí khả biến chiếm tỷ trọng
lớn, do đó tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi nhuận
tăng, giảm ít hơn. Doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ những
doanh nghiệp này có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng
nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì sự
thiệt hại sẽ thấp hơn.
Mỗi công ty sẽ xác lập một kết cấu chi phí riêng phù hợp với đặc điểm
kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mình. Không có một mô hình kết cấu
chi phí chuẩn nào để các công ty áp dụng. Tuy vậy, khi dự định xác lập một
kết cấu chi phí, phải xem xét những yếu tố tác động như: kế hoạch phát triển
dài hạn và trước mắt của công ty, tình hình biến động doanh số hằng năm,
quan điểm của nhà quản trị đối với rủi ro, …
2.1.4.4. Đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh là làm cách nào để đạt được tốc độ tăng cao về lợi
nhuận với tốc độ tăng nhỏ hơn của doanh thu (tăng khối lượng sản phẩm tiêu
thụ). Hay nói cách khác đòn bẩy kinh doanh chính là một công cụ chỉ ra cách
thức sử dụng biến phí, định phí để tác động đến doanh thu nhằm thay đổi lợi
nhuận.

Đòn bẩy kinh doanh cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của
doanh thu (do sản lượng tiêu thụ tăng, giá bán không đổi) sẽ tạo ra một tốc độ
tăng lớn về lợi nhuận. Một cách khái quát là: Đòn bẩy kinh doanh là một khái
niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh
thu và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.
Tốc độ tăng của lợi nhuận
ĐBKD =

>1

(2.5)

Tốc độ tăng doanh thu (hoặc sản lượng bán)
Giả định có 2 doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng
một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi
nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và đòn bẩy kinh
doanh sẽ lớn hơn. Doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn chi phí

8


khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn hơn và ngược lại. Do vậy, đòn bẩy kinh
doanh cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức
doanh nghiệp, đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn hơn ở các công ty có tỷ lệ định phí
cao hơn biến phí trong tổng chi phí, và nhỏ hơn ở các công ty có kết cấu
ngược lại.
Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ
lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh
nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến
động nhỏ nào của doanh thu cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận.

Với những dữ liệu đã cho ở trên ta có:
- Tại sản lượng x1 -> Doanh thu: gx1 ->

Lợi nhuận: P1 = (g - a)x1 – b

- Tại sản lượng x2 -> Doanh thu: gx1 ->

Lợi nhuận: P2 = (g - a)x2 – b

-> Tốc độ tăng lợi nhuận =

P2 – P1
P1

x 100% =

gx2 – gx1

-> Tốc độ tăng doanh thu =

gx1
-> Độ lớn của ĐBKD =

(g-a)(x2- x1)

(g-a)x1- b

(g -a)(x2- x1)
(g-a)x1- b


x 100
%
gx2 – gx1
=
gx1

(g-a)x1
(g-a)x1- b

Vậy ta có công thức tính độ lớn của ĐBKD:
Tổng SDĐP
Độ lớn của ĐBKD =

Tổng SDĐP
=

Lợi nhuận

Tổng SDĐP – Định phí

(2.6)

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh là một công cụ đo lường ở mức doanh
thu nhất định khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến lợi nhuận. Hay nói cách khác thì doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ
thay đổi bao nhiêu, câu trả lời là 1% nhân với độ lớn của đòn bẩy kinh doanh.
Như vậy, tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được
đòn bẩy kinh doanh, nếu như dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ dự kiến
được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại.
Chú ý: Sản lượng tăng, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng và độ lớn đòn bẩy

kinh doanh ngày càng giảm đi. Đòn bẩy kinh doanh lớn nhất khi sản lượng
vừa vượt qua điểm hòa vốn.

9


Chứng minh:
(g-a)x
ĐBKD =

(g-a)x –b +b
=

b
=1+

(g-a)x -b

(g-a)x –b

(g-a)x -b

Hay:

(2.7)
CPBB
ĐBKD =

1+
Lợi nhuận


Do đó, khi sản lượng tiêu thụ càng tăng sẽ góp phần làm cho mẫu số tức
phần lợi nhuận càng tăng, do đó chi phí bất biến/lợi nhuận sẽ giảm suy ra đòn
bẩy kinh doanh càng giảm.
2.1.5. Phân tích điểm hòa vốn
Việc xác định sản lượng và doanh thu để doanh nghiệp hòa vốn hoặc đạt
được lợi nhuận mục tiêu là một thông tin rất hữu ích cho việc lập kế hoạch và
ra quyết định kinh doanh. Phân tích điểm hòa vốn đã giúp nhà quản trị thực
hiện được vấn đề đó. Phân tích điểm hòa vốn giúp nhà quản trị xác định được
vùng lãi, vùng lỗ, xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích
cực, giúp xác định rõ vào lúc nào hay sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm
thì hòa vốn. Từ đó có biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động kinh doanh đạt
hiệu quả cao.
2.1.5.1. Khái niệm điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu cân bằng tổng chi phí
sản xuất kinh doanh tương xứng. Hay nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm mà
doanh thu cân bằng với biến phí và định phí sản xuất kinh doanh. Tại điểm
doanh thu này, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ, đó là sự hòa
vốn.
Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối
quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận nhằm cung cấp thông tin:
- Sản lượng, doanh thu để đạt sự cân bằng giữa thu nhập và chi phí.
- Phạm vi lãi - lỗ theo cơ cấu chi phí - sản lượng tiêu thụ - doanh thu.
- Phạm vi an toàn về doanh thu để đạt được mức lợi nhuận mong muốn.
2.1.5.2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn
* Thời gian hòa vốn
Thời gian hòa vốn là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn
trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm.

10



Doanh thu (dự kiến) hòa vốn
Thời gian hòa vốn =

(2.8)

Doanh thu bình quân 1 ngày
Trong đó:
Doanh thu (dự kiến) trong kỳ

(2.9)

Doanh thu bình quân 1 ngày =
360 ngày
Nhà quản trị phải quan tâm đến thời gian hòa vốn: sẽ mất bao lâu để một
cuộc đầu tư cụ thể thu hồi lại số vốn đã bỏ ra. Từ đó đưa ra giải pháp quay
vòng vốn nhanh về thời gian, chi phí đầu tư.
* Tỷ lệ hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn còn gọi là tỷ suất hay công suất hòa vốn, là tỷ lệ giữa khối
lượng sản phẩm hòa vốn so với tổng sản lượng tiêu thụ hoặc giữa doanh thu
hòa vốn với tổng doanh thu đạt được trong kỳ kinh doanh (giả định giá bán
không đổi).
Sản lượng hòa vốn
Tỷ lệ hòa vốn =

x 100%

(2.10)


Sản lượng tiêu thụ trong kỳ
Ý nghĩa của thời gian hòa vốn và tỷ lệ hòa vốn nói lên chất lượng điểm
hòa vốn tức là chất lượng hoạt động kinh doanh. Nó có thể được hiểu như là
thước đo sự rủi ro. Thời gian hòa vốn cần phải càng ngắn càng tốt, tỷ lệ hòa
vốn cũng vậy, càng thấp càng an toàn .
* Doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện được với
doanh thu hòa vốn.
Doanh thu an toàn = Doanh thu thực hiện – Doanh thu hòa vốn
(2.11)

Mức doanh thu an toàn
Tỷ lệ số dư an toàn =

x 100%
Mức doanh thu đạt được

Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức
doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể
hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong
kinh doanh càng thấp và ngược lại. Nhiệm vụ của người quản trị là duy trì một
số dư an toàn thích hợp.

11


2.1.5.3. Phương pháp xác định điểm hòa vốn
Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất
kinh doanh trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Xác định đúng điểm hòa vốn sẽ
là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh

như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán khoản chi
phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn.
* Sản lượng hòa vốn
Để tính được khối lượng sản phẩm tại đó tổ chức kinh doanh không thu
được lãi hay gánh chịu lỗ, doanh nghiệp hòa vốn khi doanh thu bằng tổng chi
phí. Ta có:
gx = ax + b
b
x=
(2.12)
g-a
Định phí
Sản lượng hòa vốn =
SDĐP đơn vị
* Doanh thu hòa vốn
Doanh thu hòa vốn là doanh thu có mức tiêu thụ hòa vốn. Vậy doanh thu
hòa vốn là tích của sản lượng hòa vốn với đơn giá bán.
Ta có:
Doanh thu hòa vốn:

b
gx

g-a

Định phí

b
=


(g – a)/g
Định phí

=

Doanh thu hòa vốn =
Tỷ lệ SDĐP
2.1.5.4. Đồ thị điểm hòa vốn
* Đồ thị điểm hòa vốn
Đồ thị tổng quát: Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta có các đường:
- Trục hoành Ox: phản ánh mức độ hoạt động (sản lượng).
- Trục tung Oy: phản ánh số tiền hay chi phí.
- Đường doanh thu: ydt = gx (1).
- Đường tổng chi phí: ytp = ax + b (2).
- Đường định phí: yđp = b.
- Minh họa đồ thị C - V - P tổng quát.

12

Tỷ lệ SDĐP
(2.13)


ydt = gx

y

Điểm hòa vốn

ytp = ax + b


yhv

b
yđp = b
O

xh (sản lượng hòa vốn)

x

Nguồn: Nguyễn Thị Thúy An (2012). Giáo trình kế toán quản trị - phần 1

Hình 2.1 Minh họa C - V - P tổng quát
* Đồ thị lợi nhuận
Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa
sản lượng với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phân biệt được mối quan hệ giữa
chi phí với sản lượng.
Đường lợi nhuận

y

Lợi nhuận đạt
được trong kỳ

Điểm hòa vốn
0

Đường doanh thu
y = gx


-b

x (sản lượng)
Nguồn: Nguyễn Thị Thúy An (2012). Giáo trình kế toán quản trị- phần 1.

Hình 2.2 Minh họa C - V - P lợi nhuận
2.1.6. Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối
lượng – lợi nhuận (CVP)
Phân tích mối quan hệ CVP giúp doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể về chi
phí – khối lượng – lợi nhuận trong hoạt động công ty. Việc vận dụng mối quan

13


hệ này vào trong thực tế thường gặp nhiều khó khăn đôi khi không phù hợp
với thực tế.
- Chỉ số giá cả không thay đổi. Đơn giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ
không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.
- Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí
và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi. Tuy nhiên, trong
thực tế điều này thường không xảy ra vì khi mức độ hoạt động thay đổi sẽ làm
thay đổi về đặc điểm kết cấu chi phí, lợi nhuận.
- Sản phẩm sản xuất ra hoặc mua vào phải được tiêu thụ hết trong kỳ.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không thay đổi giữa các kỳ. Số
lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ.
- Công suất máy móc thiết bị, năng suất của công nhân được giả định
không thay đổi trong suốt thời kỳ. Điều này rất khó tồn tại vì công suất máy
móc thiết bị, năng suất lao động phải thay đổi do tuổi thọ của máy móc, trình
độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình độ người lao động thay đổi gắn liền với sự

phát triển xã hội.
- Giá trị của đồng tiền không thay đổi qua thời gian tức là nền kinh tế
không bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Điều này chỉ có thể thực hiện trong thời
gian ngắn, vì nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào tiền tệ trong nước mà còn
phụ thuộc vào tỷ giá tiền tệ của nước ngoài.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Dữ liệu thứ cấp: được thu thập theo 2 nguồn
Dữ liệu bên trong doanh nghiệp: là những số liệu đã qua xử lý như báo
cáo bán hàng, phiếu tính giá thành, sổ chi tiết phát sinh hàng tháng, … những
số liệu được thu thập từ phòng kế toán - tài vụ, phòng hành chính và các
phòng ban khác.
Dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: tham khảo sách báo, trang wedsite và
tài liệu có liên quan đến đề tài.
* Dữ liệu sơ cấp: Thông qua việc gặp trực tiếp nhà quản lý doanh
nghiệp, hoặc quản lý các phòng ban có liên quan.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo các phương pháp sau:

14


- Phương pháp diễn dịch: số liệu được thu thập có thể đưa ra nhận định,
đánh giá và phân tích về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP)
và xem xét ảnh hưởng của mối quan hệ này đến doanh nghiệp.
- Phương pháp mô tả: sử dụng biểu bảng, đồ thị thể hiện các chỉ tiêu cần
nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp: từ kết quả phân tích đưa ra nhận xét chung về
tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Phương pháp so sánh tương đối, so sánh số tuyệt đối:

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với
một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng
nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích
và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Có 2
phương pháp so sánh.
+ Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là hiệu số của chỉ tiêu kỳ phân tích với
chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ: so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh giữa
kết quả thực hiện kỳ này với kỳ trước.
ΔY = Y1 – Y0

(2.14)

Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc)
Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích
ΔY: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
+ Phương pháp so sánh tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ
phân tích với chỉ tiêu kỳ cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số
chênh lệch so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh
lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với
kỳ cơ sở của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của
chỉ tiêu.
Y1 - Y0
ΔY =
* 100%
(2.15)
Y0
Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc).
Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích.

ΔY: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

15


×