Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động đúc đồng, tại làng nghề đúc đồng đại bái, xã đại bái, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 79 trang )

1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp
cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng.
Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển
với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu
trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn. Bắc Ninh là một trong những
tỉnh có nhiều làng nghề nhất ở nước ta. Hiện nay, toàn tỉnh có 62 làng nghề,
trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới với những sản
phẩm nổi tiếng như sắt thép (Đa Hội, Châu Khê, Từ Sơn), giấy (Phong Khê,
Phú Lâm), nấu rượu (Đại Lâm, Tam Đa), đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ)...
Hàng năm, các làng nghề đã đóng góp rất lớn vào ngân sách Nhà nước,
tạo việc làm tại chỗ cho gần 35 nghìn lao động và thu hút hàng nghìn lao
động nông thôn ở các vùng phụ cận. Việc khôi phục các làng nghề cũ, xây
dựng các làng nghề mới, hình thành các cụm công nghiệp theo ngành nghề
xuất phát từ nhu cầu cuộc sống; là mục tiêu, động lực thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, phù hợp với
chủ trương của Đảng và Chính phủ về công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp và nông thôn.
Song cùng với sự giàu lên nhanh chóng là nạn ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, sản xuất nông nghiệp
và cảnh quan. Kết quả điều tra khảo sát chất lượng môi trường tại một số làng
nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong các năm gần đây từ 2005 đến 2011 cho
thấy các mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác
nhau; môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản
xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng
nguyên liệu hóa thạch, đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn
nước suy giảm mạnh.


Đại Bái là một làng nghề truyền thống với nghề đúc đồng nổi tiếng nằm
ven sông Đuống. Đây là một làng nghề truyền thống với các nghề chính: đúc
đồng, đúc nhôm, gò nhôm nhưng gò đúc đồng là chủ yếu. Do sự phát triển


2

thiếu bền vững cùng công nghệ sản xuất lạc hậu… đã làm suy giảm chất
lượng môi trường làng nghề và khu vực xung quanh ảnh hưởng xấu đến môi
trường sinh thái và sức khoẻ người dân.
Trước tình hình môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng
tôi đã thực hiện khóa luận: “Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước
từ hoạt động đúc đồng, tại làng nghề đúc đồng Đại Bái, xã Đại Bái, huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”Song cùng với sự giàu lên nhanh chóng là nạn ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, sản
xuất nông nghiệp và cảnh quan. Kết quả điều tra khảo sát chất lượng môi
trường tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong các năm gần đây
từ 2005 đến 2011 cho thấy các mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô
nhiễm với mức độ khác nhau; môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ
tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép và ô
nhiễm do sử dụng nguyên liệu hóa thạch, đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất
lượng các nguồn nước suy giảm mạnh.
Đại Bái là một làng nghề truyền thống với nghề đúc đồng nổi tiếng nằm
ven sông Đuống. Đây là một làng nghề truyền thống với các nghề chính: đúc
đồng, đúc nhôm, gò nhôm nhưng gò đúc đồng là chủ yếu. Do sự phát triển
thiếu bền vững cùng công nghệ sản xuất lạc hậu… đã làm suy giảm chất
lượng môi trường làng nghề và khu vực xung quanh ảnh hưởng xấu đến môi
trường sinh thái và sức khoẻ người dân.
Trước tình hình môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng
tôi đã thực hiện khóa luận: “Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước

từ hoạt động đúc đồng, tại làng nghề đúc đồng Đại Bái, xã Đại Bái, huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” dưới sự hướng dẫn của giảng viên ThS. Dương
Thị Thanh Hà - giảng viên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
1.2. Mục Đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước từ hoạt động đúc đồng của làng
nghề đúc đồng Đại Bái.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng do sản xuất đúc đồng gây ra đối với môi
trường nước và sức khỏe của người dân.


3

1.3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại làng nghề đúc đồng Đại Bái.
- Xác định mức độ ô nhiễm nguồn nước tại làng nghề
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường nước làng nghề tới sức
khỏe người dân.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiếu ô nhiễm môi trường nước tại
làng nghề đúc đồng Đại Bái.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập
- Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn,
vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân
tích số liệu
- Quá trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một cán bộ
tập sự, làm bước đệm chuẩn bị cho công việc trong tương lai.
* Ý nghĩa trong quản lý môi trường.
- Nâng cao công tác quản lý môi trường làng nghề tại địa phương.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu vấn đề môi trường nước, một vấn đề bức xúc của

người dân địa phương.
- Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được phải chính xác có thể
sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong các làng
nghề nói chung và người dân tại làng nghề đúc đồng Đại Bái nói riêng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Một số khái niệm về môi trường, nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước
và Làng Nghề.
* Khái niêm về môi trường
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự
nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên
nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người”
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm
2005 quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
* Ô nhiễm môi trường
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ) thì “ Ô nhiễm môi
trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến
mức ảnh hưỏng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm
suy thoái chất lượng môi trường”.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không

phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật.(Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, 2005)[4].
* Khái niệm tiêu chuẩn môi trường
Là các giá trị được ghi nhận trong các quy định chính thức, xác định
nồng độ tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nước uống, không khí;
hoặc giới hạn chịu đựng của con người và sinh vật với các yếu tố môi trường
xung quanh.
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường .(Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, 2005) [4]
* Khái niệm bảo vệ môi trường


5

Bo v mụi trng l hot ng gi cho mụi trng trong lnh sch x,
phũng nga hn ch cỏc tỏc ng xu ti mụi trng, ng phú s c mụi
trng , khc phc ụ nhim, suy thoỏi, phc hi v ci thin mụi trng , khai
thỏc s dng hp lớ v tit kim ti nguyờn thiờn nhiờn, bo v a dng sinh
hc.(Lut Bo V Mụi Trng Vit Nam, 2005)[4]
* Khỏi nim ụ nhim mụi trng nc
S ụ nhim mụi trng nc l s thay i thnh phn v tớnh cht ca
nc gõy nh hng n hot ng sng bỡnh thng ca con ngi v sinh vt.
Theo hin chng Chõu u ễ nhim mụi trng nc l s bin i
ch yu do con ngi gõy ra i vi cht lng nc lm ụ nhim nc v
gõy nguy hi cho vic s dng, cho nụng nghip, cho cụng nghip, nuụi cỏ,
ngh ngi, gii trớ, cho ng vt nuụi cng nh cỏc loi hoang dó.
* Khỏi nim v nc ngm
Nc ngm l mt dng nc di t, tớch tr trong cỏc lp t ỏ trm

tớch b ri nh cn, sn, cỏt bt kt, trong cỏc khe nt, hang caxt di b mt
trỏi t, cú th khai thỏc cho cỏc hot ng sng ca con ngi
* Khỏi nim nc thi
Nc thi l cht lng c thi ra sau quỏ trỡnh s dng ca con
ngi v ó b thay i tớnh cht ban u ca chỳng.
* Mt s khỏi nim v lng ngh.
Khái niệm làng nghề đợc hiểu theo nhiều cách thức khác nhau. Các nhà
nghiên cứu đã đa ra nhiều quan niệm về làng nghề, dới đây là một số quan
niệm.
- Lng ngh l hỡnh thc phõn cụng gia cụng nghip v nụng nghip
sm nht trong nụng thụn. T ú phỏt huy ni lc, huy ng tim nng cỏc h
trong nụng thụn phỏt trin l u th ca lng ngh, l mt gii phỏp c bn
nhm chuyn dch c cu kinh t nụng thụn.(ng Kim Chi v cng s, 2006)
[2]
- Lng ngh l cỏc lng nụng thụn Vit Nam ang tn ti hot ng ca
cỏc ngh tiu th cụng, phi nụng nghip cú ớt nht 30% so vi tng s h v
lao ng lng ngh cú ớt nht 300 lao ng nhng úng gúp ớt nht 50%


6

tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng, doanh thu hàng năm từ
nghành nghề ít nhất 300 triệu đồng.(Đặng Kim Chi và cộng sự, 2006)[2]
- Làng nghề được phân thành làng một nghề, làng nhiều nghề, làng
nghề truyền thống và làng nghề mới...
+ Làng một nghề là những làng ngoài nghề nông ra chỉ còn thêm một
nghề thủ công nghiệp duy nhất chiếm ưu thế tuyệ đối ví dụ như: làng gốm bát
tràng, lụa vạn phúc…
+ Làng nhiều nghề là những làng ngoài nghề nông ra thì còn có thêm
một số nghề thủ công nghiệp như: Ninh Hiệp, Đình Bảng…

+ Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong
lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm
năm thậm chí hàng nghìn năm.
+ Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa
của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời
kỳ đổi mới, thời kỳ chuyển dịch sang kinh tế thị trường.(Đặng Kim Chi,
2005)[3]
* Tiêu chí công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống.
Theo thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của
BNN&PTNT hướng dẫn một số nội dung của Nghị Định số 66/2006/NĐ-CP
ngày 07/07/2006 của chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, một tiêu
chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống như sau:
 Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
 Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một
nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này.


7

Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn của tiêu chí công nhận làng
nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định
của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
2.2. Cơ sở pháp lý

- Luật BVMT do Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam thông qua mgày 29/11/2005.
- Luật Tài nguyên nước do Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.
- Luật Quy Chuẩn và Quy chuẩn kĩ Thuật do Quốc Hội Nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 29/6/2006.
- Nghị Định số 179/1999/ NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thi hành
Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Thủ Tướng
Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn kĩ thuật.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/08/2006 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường về việc áp dụng các tiêu chuẩnViệt Nam về Môi
Trường.
- Quyết định 18/2008QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về
môi trường (QCVN 08/2008/BTNMT).
* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam.
- TCVN 5942:1995 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước mặt.
- TCVN 5992:1995 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn kĩ thật lấy
mẫu.


8


- TCVN 5993:1995 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản
và xử lý mẫu.
- TCVN 6001:1995 (ISO 5815:1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu
cầu oxi hóa sau 5 ngày (BOD5).Phương pháp cấy và pha loãng.
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu
cầu oxi hóa học (COD).
- QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia nước thải
sinh hoạt.
- QCVN 24:2009/BTNMT Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước
thải công nghiệp.
2.3. Cơ sở lý luận
Nước là khởi nguồn của sự sống của vi sinh vật trên Trái Đất, không có
nước thì không có sự sống. Tài nguyên nước là tài nguyên quan trọng hàng
đầu phục vụ cho con người nhưng cùng với đó nước cũng kéo theo những
mối nguy hiểm hàng đầu với các thảm họa tự nhiên như lũ lụt, bão, hạn hán…
Vấn đề tài nguyên nước là vấn đề không chỉ của một quốc gia vì nước
không chỉ chảy trong phạm vi một quốc gia mà là vấn đề liên quốc gia hay thế
giới. Bảo vệ tài nguyên nước là vấn đề liên quan tới chính trị, ngoại giao và
nhân văn. Vì vậy các quốc gia phải có cách cư xử đúng mực trong việc sử
dụng và bảo vệ tài nguyên nước vì quyền lợi chung.
Hện nay trên phạm vi toàn cầu con người đã sử dụng 8% trong tổng số
nước ngọt được khai thác cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp, 63% cho nông
nghiệp. Ở Việt Nam theo chiến lược cấp nước đến năm 2010, để phục vụ cho
nông nghiệp cần khoảng 80 triệu m3, cho sinh hoạt cần 6-8 triệu m 3 và 15
triệu m3 cho công nghiệp. Tổng số nước cần từ 90 đến 105 triệu m 3 chiếm
khoảng 30% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam.(Sở Tài nguyên và
Môi trường Bắc Ninh, 2010)[9]
Tài nguyên nước là một trong bốn nguồn lực cơ bản và đóng vai trò

quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của bất kì quốc gia nào trên thế
giới. Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế thì nhu cầu về sử dụng


9

nguồn nước cũng tăng cao kéo theo những vấn đề mới như ô nhiễm môi
trường nước.
Việc tăng lượng nước sử dụng không đồng nghĩa với chất lượng nước
gia tăng mà ngược lại. Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đã làm gia tăng
lượng nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt mà đa phần trong số
chúng không được sử lý trước khi thải ra môi trường mà thải trực tiếp nên gây
ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng xấu tới đời sống con người, ảnh hưởng tới
quá trình phát triển bền vững và môi trường.
Như vậy có thể thấy rằng, nước là nguồn tài nguyên có vai trò rất lớn
trong cuộc sống của con người và sinh vật. Tuy nhiên hiện nay nguồn nước
cũng đang bị suy thoái và bị ô nhiễm ảnh hưởng tới trữ lượng và chất lượng
nước, ảnh hưởng tới bản thân chúng ta. Vì vậy bảo vệ tài nguyên nước là
nhiệm vụ rất cần thiết, là trách nhiệm chung của toàn thể nhân loại không
phân biệt quốc gia, màu da, lứa tuổi…
2.4. Vài nét về làng nghề và môi trường làng nghề Việt Nam
2.4.1. Lịch sử phát triển và vai trò của làng nghề Việt Nam
* Lịch sử phát triển các làng nghề Việt Nam.
Sự thành lập và phát triển của làng nghề tại Việt Nam phụ thuộc vào
từng thời kỳ phát triển kinh tế. Trong lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam,
sản xuất giấy tại Yên Thái, làng lụa Vạn Phúc, sản xuất gốm sứ Bát Tràng và
làng tranh Đông Hồ đóng vai trò quan trọng trong nền văn minh của người
Việt Nam.
 Quá trình phát triển làng nghề gồm các giai đoạn sau
Thời Phùng Nguyên: khoảng thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên,

người Việt cổ đã phát minh và sáng chế ra hầu hết các kỹ thuật chế tác đá,
gốm mà đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi như: khoan, mài đá,…
Thời Đông Sơn: từ gần 3000 năm đến 258 trước Công nguyên, người
Việt Đông Sơn đã phát minh ra công thức đồng thau, đồng thanh, và một số
sản phẩm độc đáo của nghề đúc đồng đương thời.
Thời kỳ Bắc thuộc: tuy bị cấm đoán, một số yếu tố kỹ thuật vẫn tiếp tục
vươn lên và kinh nghiệm sản xuất của người Hán vẫn được du nhập vào Việt


10

Nam như nghề làm gốm, rèn sắt,…Khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam
Hán, nghề của Việt Nam mới dần dần được khôi phục và phát triển.
Thời kỳ độc lập tự chủ (thế kỷ XI-XIV) dưới triều đại nhà Lý và nhà
Trần, nghề thủ công truyền thống có điều kiện phát triển cả về chất lượng và
chủng loại như nghề gốm, chạm khắc gỗ và đá, giấy dó, làng kim hoàn….
Thời hậu Lê và thời Mạc (thế kỷ XV-XVIII) làng nghề thủ công tiếp
tục ra đời và sản xuất ổn định.
Thời cận đại (từ 1858 trở về trước), thủ công nghiệp và làng nghề
truyền thống ở nông thôn tiếp tục phát triển. Nghề thủ công có vai trò hết sức
quan trọng, thường được gắn với tên làng tên xã của nông thôn Việt Nam như
gốm Thổ Hà, gạch Bát Tràng, tranh dân gian Đông Hồ,…Sự phát triển của
làng nghề truyền thống thời kỳ này khá phong phú và đa dạng, thể hiện sự
phân công lao động và chuyên môn hoá theo nghề ngày càng cao.
Thời Pháp thuộc (1945-1958): chính quyền Pháp ở Đông Dương đóng
vai trò chủ đạo trong việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam.
Chúng cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát, đầu tư phát triển các ngành thủ
công của Việt Nam.
Thời kỳ hoà bình lập lại ở miền Bắc: đi đôi với chủ trương đẩy mạnh
phát triển sản xuất nông nghiệp, phục hồi và xây dựng công nghiệp,..Đảng và

Nhà nước ta đã đánh giá đúng vai trò của làng nghề truyền thống trong tiến
trình phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy đến những năm 1960 các làng
nghề ở nông thôn thực sự được phục hưng, thực sư góp phần vào công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
có bước phát triển mới.
Trong giai đoạn đổi mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế
thị trường, đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của làng nghề. Giai
đoạn này được đánh dấu bằng bước ngoặt chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao
cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách
kinh tế, đặc biệt là chính sách đổi mới quản lý trong nông nghiệp và chính
sách phát triển các thành phần kinh tế đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ
đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và làng nghề nói
riêng. Trong giai đoạn này nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và


11

phát triển, trong mỗi làng nghề quy mô sản xuất được mở rộng, đầu tư về vốn,
kỹ thuật được tăng cường.(Trần Thị Ninh, 2009)[5]
2.4.2. Phân bố làng nghề
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự
phân bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều,
thông thường tập trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít
đất sản xuất nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn.
Theo thống kê của Hiệp Hội Làng Nghề Việt Nam năm 2010 cả nước
đã có khoảng 2790 làng nghề, làng nghề phân bố tập trung chủ yếu ở đồng
bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%); còn lại là miền Trung (chiếm khoảng
30%) và miền Nam (khoảng 10%).


Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ làng nghề theo khu vực ở Việt Nam

Theo ước tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt Nam
đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8% năm, tính theo giá trị
đầu ra. Sản phẩm và phương thức sản xuất của các làng nghề rất phong phú
và đa dạng với hàng trăm loại nghề khác nhau.
Việc phân loại nhóm ngành như trên dựa trên các yếu tố tương đồng về
công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu, sản phẩm và thị trường tiêu thụ của các
làng nghề. Ta thấy, đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) là vùng tập trung nhiều
làng nghề nhất, tiếp theo là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.


12

2.4.3. Phân loại làng nghề
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo một số
dạng như sau:
- Theo làng nghề truyền thống và theo làng nghề mới
- Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm
- Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ
- Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm
- Theo mức độ sử dụng nguyên nhiên liệu
- Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục
đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề
môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản
phẩm là phù hợp hơn cả, vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm
đều có những yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất
khác nhau, nguồn và dạng chất thải khác nhau, và vì vậy có những tác động
khác nhau đối với môi trường.

Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị
trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề
nước ta ra thành 6 nhóm ngành nghề chính (Hình 2.2), mỗi ngành chính có
nhiều ngành nhỏ. Mỗi nhóm ngành làng nghề có các đặc điểm khác nhau về
hoạt động sản xuất sẽ gây ảnh hưởng khác nhau tới môi trường.

Hình 2.2: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất

(Bộ TN&MT, 2008) [1]
* Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ:
Có số làng nghề lớn, chiếm 20% tổng số làng nghề, phân bố khá đều
trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu


13

trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình
sản xuất so với thời điểm hình thành làng nghề. Phần lớn các làng nghề chế
biến lương thực, thực phẩm nước ta là các làng nghề thủ công truyền thống
nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu
xanh, bánh gai,… với nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu và
thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô gia đình
* Làng nghệ dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da:
Nhiều làng có từ lâu đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa,
mang đậm nét địa phương. Những sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt
may,…không chỉ là những sản phẩm có giá trị mà còn là những tác phẩm
nghệ thuật được đánh giá cao. Quy trình sản xuất không thay đổi nhiều, với
nhiều lao động có tay nghề cao. Tại các làng nghề nhóm này, lao động nghề
thường là lao động chính (chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nông nghiệp)
* Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá:

Hình thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở vùng có khả năng cung
cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng. Lao động gần như hoạt động
thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, ít thay
đổi. Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu về xây dựng nhà cửa, công trình
ngày càng tăng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng phát triển nhanh và tràn
lan ở các vùng nông thôn. Nghề khai thác đá cũng phát triển ở những làng gần
các núi đá vôi được phép khai thác, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động
sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng.
* Làng nghề tái chế phế liệu:
Chủ yếu các làng nghề mới hình thành, số lượng ít nhưng lại phát triển
nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải kim loại, giấy, nhựa, vải đã
qua sử dụng). Ngoài ra, các làng nghề cơ khí chế tạo và đúc kim loại với
nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu cũng được xếp vào loại hình
làng nghề này. Đa số các làng nghề nằm ở phía Bắc, công nghệ sản xuất đã
từng bước được cơ khí hóa.
* Làng nghề thủ công mỹ nghệ:
Bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ thủy tinh mỹ nghệ; chạm khắc đá,
mạ bạc vàng, sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt


14

chiếu, thêu ren. Đây là nhóm làng nghề chiếm tỷ trọng lớn về số lượng (gần
40% tổng số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao,
mang đậm nét văn hóa, và đặc điểm địa phương, dân tộc. Quy trình sản xuất
gần như không thay đổi, lao động thủ công, nhưng đòi hỏi tay nghề cao,
chuyên môn hóa, tỉ mỉ và sáng tạo.
* Các nhóm ngành khác:
Bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa, cuốc xẻng,
liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng, đan vó, đan lưới,

làm lưỡi câu,…Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ
trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động phần lớn là
thủ công với số lượng và chất lượng ổn định.(Bộ TN&MT, 2008) [1]
2.4.4. Hiện trạng kinh tế - xã hội làng nghề ở Việt Nam
 Dân số và lao động
Dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính khoảng 86,93 triệu
người. Trong đó dân số khu vực nông thôn là 60,92 triệu người chiếm 70,1%
tăng 0,63% so với năm 2009. Dân số tham gia lao động tại các làng nghề
khoảng hơn 10 triệu lao động thường xuyên và khoảng hơn 4,5 triệu lao động
thời vụ chiếm khoảng 29% lực lượng lao động nông thôn.
Số cơ sở sản xuất trong các làng nghề là khoảng 50.800 cơ sở trong đó
80,05% là cơ sở quy mô hộ gia đình, 6,0% cơ sở quy mô hợp tác xã và còn lại
là hình thức xí nghiệp tư nhân, công ty TNHH…
- Quan hệ sản xuất - lực lượng lao động: Quan hệ tư hữu gắn với quan
hệ gia đình, dòng tộc và bà con trong làng là chủ yếu, một số làng nghề phát
triển có sử dụng nhân công từ các nơi khác đến.
- Hiện trạng quy hoạch làng nghề: Mô hình tự phát các cơ sở sản xuất
nhỏ xen lẫn khu dân cư hoặc tập trung thành từng cụm. Phần lớn không còn
ranh giới rõ ràng giữa khu sản xuất làng nghề theo hướng công nghiệp hóa
nông thôn. Nhiều địa phương đã quy hoạch, sắp xếp lại sản xuất, xây dựng
các khu công nghiệp làng nghề tập trung để tránh sự phát triển tự phát, thiếu
quy hoạch sẽ tạo điều kiện phá hủy môi trường sinh thái.
- Trình độ công nghệ và thiết bị: Công nghệ đã được cải thiện đáng kể
những năm gần đây nhưng phần lớn công nghệ vẫn lạc hậu, thủ công, thiết bị


15

cũ chắp vá, thiếu đồng bộ. Trình độ tay nghề khơng đồng đều trong các loại
hình sản xuất, thiếu cơng nhân lành nghề được đào tạo tồn diện, thiếu nghệ

nhân. Truyền nghề qua kinh nghiệm và tự học hỏi. Chính sự yếu kém này đã
hạn chế năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất do đó đã làm
giảm khả năng cạnh tranh.
- Cơ sở hạ tầng tại các làng nghề: Chính tính phân tán, tự phát, quy mơ
nhỏ sẽ hạn chế việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ( đường xá trạm điện cấp
thốt nước…) cà đặc biệt khó khăn trong việc quản lý chất thải (xử lý, thu
gom…) để giảm thiểu ơ nhiễm, caiir thiện mơi trường. Tuy nhiên cùng với sự
phát triển của nơng thơn Việt Nam, đa số các làng nghề tập trung ở đồng bằng
đều đã có “điện, đường, trường, trạm” tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
sản xuất, giao thơng và thơng tin.
- Vấn đề xã hội tại các làng nghề: Phát triển sản xuất tại các làng nghề
đã mang lại lợi ích khơng chỉ về kinh tế mà còn là mối quan hệ tình làng
nghĩa xóm tốt lên do tao cơng ăn việc làm cho bà con láng giềng. Mọi người
gắn bó với nhau hơn. Nhiều phong tục truyền thống được phục hồi như hội
làng, giỗ tổ của nghề… đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, nghĩa trang,
trường học. Tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều tiêu cực như cờ bạc, rượu chè
hay cạnh tranh mối hàng trong sản xuất.
2.5. Tác động của các chất thải ơ nhiễm đến 2.4.5. Hiện trạng mơi trường
làng nghề Việt Nam
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm
và làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe
người dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trường
làng nghề có một số đặc điểm sau:
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong
phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã,...). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân
tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy
hoạch và kiểm soát.
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt
động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực
tiếp tới môi trường nước, khí, đất trong khu vực.



16

 Hiện trạng ô nhiễm mơi trường không khí tại các làng nghề
 Các làng nghề tái chế phế liệu: ô nhiễm không khí diễn ra khá
nặng nề. Môi trường khu vực sản xuất ở các làng nghề tái chế (đặc biệt là
tái chế kim loại và tái chế nhựa) hiện nay đang bò ô nhiễm nặng nề.
Ngoài ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu, thể hiện ở các thông số ô
nhiễm như bụi, SO2, CO, NOx,...quá trình tái chế và gia công cũng gây
phát sinh các khí độc như hơi axit, kiềm, oxit kim loại (PbO, ZnO, Al2O3)
và gây ô nhiễm nhiệt.(Bộ TN&MT 2008)[1]
 Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: ô
nhiễm không khí diễn ra phổ biến
Trong nhóm làng nghề này, ở các làng nghề vật liệu xây dựng, chất
lượng không khí bò suy giảm chủ yếu do khí thải từ đốt nhiên liệu. Trong
khi đó, ở các làng nghề khai thác đá, bụi phát sinh từ quá trình khai thác
và chế tác đá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm không khí ở đây.
Đặc biệt, hàm lượng các chất ô nhiễm không khí thường rất cao
xung quanh khu vực sản xuất. Kết quả khảo sát ở khu vực sản xuất
làng nghề cho thấy, hàm lượng bụi đều vượt TCVN từ 3-8 lần, hàm
lượng SO2 có nơi vượt đến 6,5 lần.(Bộ TN&MT 2008)[1]
 Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết
mổ: ô nhiễm không khí đặc trưng do sự phân huỷ các chất hữu cơ không
chỉ do sử dụng nhiên liệu mà còn do sự phân hủy các chất hữu cơ trong
nước thải, chất thải rắn tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, NH3, CH4
và các khí ô nhiễm gây mùi tanh thối khó chòu, nhất là ở các cơ sở chăn
nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm.
 Các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da: ô nhiễm không khí
cục bộ. Tại các làng nghề này, khu vực sản xuất của làng nghề dệt nhuộm

thường bò ô nhiễm bởi các thông số như bụi, SO2, NO2, môi trường vi
khí hậu ở các làng nghề dệt thường bò ô nhiễm bởi tiếng ồn do các máy
dệt thủ công. Mức ồn vượt TCVN từ 4 đến 14 dBA.(Bộ TN&MT 2008)[1]
 Các làng nghề thu công mỹ nghệ, thêu ren: ô nhiễm không khí
thường chỉ xảy ra tại một số làng nghề chế tác đá và sản xuất mây tre
đan.


17

Trong số các làng nghề thủ công mỹ nghệ, môi trường không khí
xung quanh khu vực sản xuất của làng nghề chế tác đá bò ô nhiễm
nghiêm trọng do bụi đá và tiếng ồn. Đặc biệt, trong bụi phát sinh từ hoạt
động chế tác đá còn chứa một lượng không nhỏ SiO2 (0,56-1,91% tại làng
nghề đá Non Nước - Đà Nẵng) rất có hại cho sức khoẻ.Trong khi đó, tại
làng nghề sản xuất mây tre đan, không khí thường bò ô nhiễm bởi SO2.
(Bộ TN&MT 2008)[1]
 Hiện trạng mơi trường nước thải sản xuất ở các làng nghề
Kết quả khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề những
năm gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí
còn tăng cao hơn trước. Một phần do quy mơ sản xuất tăng trong khi
nước thải vẫn không được xử lý trước khi thải vào môi trường.
 Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và
giết mổ: Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của những
làng nghề này cũng rất cao, đặc biệt là COD, BOD5, SS, tổng N, tổng P
vượt TCVN hàng chục lần. Đặc biệt, nước thải từ khâu lọc tách bã và
tách bột đen của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn và dong giềng có pH
thấp, độ ô nhiễm rất cao (BOD5, COD vượt TCVN 5945-2005 mức B
trên 200 lần).(Bộ TN&MT 2008)[1]
 Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nước thải sản xuất

có độ màu cao, chứa nhiều hoá chất. Theo các kết quả khảo sát, nước
thải của các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ đều giàu chất hữu cơ: hàm
lượng COD, BOD5 gấp 2-15 lần TCVN. Ngoài ra, nước thải có hàm lượng
SS, tổng N và tổng P khá cao. Đặc biệt Coliform vượt TCVN hàng nghìn
lần Các làng nghề tái chế phế liệu: nước thải sản xuất chứa nhiều hoá
chất độc hại.
Tái chế kim loại: các ngành gia công cơ khí, đúc, mạ, tái chế và
chế tác kim loại có lượng nước thải không lớn, nhưng lại chứa nhiều chất
độc hại như kim loại nặng (Zn, Fe, Cr, Ni…), dầu mỡ công nghiệp. Nước
thải của một số làng nghề có hàm lượng các kim loại nặng như Cr6+,
Zn2+, Pb2+lớn hơn từ 1,5 đến 10 lần TCVN.


18

Tái chế giấy: nước thải công đoạn ngâm, tẩy, nghiền trong tái chế
giấy chiếm khoảng 50% tổng lượng thải, chứa nhiều hóa chất như xút,
nước giaven, phèn, nhựa thông, phẩm màu, xơ sợi. Nước thải thường
chứa nhiều bột giấy, lượng cặn có thể lên tới 300 - 600 mg/l.(Bộ TN&MT
2008)[1]
 Các làng nghề thủ công mỹ nghệ: Làng nghề sơn mài và mây
tre đan có lượng nước thải không lớn, chỉ khoảng 2- 5 m3/ngày/cơ sở,
nhưng nước thải chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao. Nước thải sản xuất
sơn mài chứa bụi mài nhỏ mòn làm tăng hàm lượng cặn. Nước thải từ quá
trình nhuộm và nhúng bóng sản phẩm mây tre đan chứa nhiều chất gây ô
nhiễm như dung môi, dầu bóng, polyme hữu cơ, dư lượng các hóa chất
nhuộm... Hàm lượng COD và BOD5 trong nước thải của các làng nghề
này thường vượt TCVN từ 2 - 5 lần và từ 5,5 - 8,5 lần. (Bộ TN&MT 2008)
[1]
 Hiện trạng mơi trường nước mặt sông, hồ ở các làng nghề

Nước mặt ở các sông hồ đòa phương, đặc biệt là tại các làng nghề
trong LVS Nhuệ - Đáy, LVS Cầu ở phía Bắc và hệ thống sông Đồng
Nai ở phía Nam, bò ô nhiễm do chòu tác động trực tiếp của nước thải sản
xuất, có nơi đã đến mức báo động.
 Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và
giết mổ: nước mặt bò ô nhiễ m hữu cơ nghiê m trọng. Chất lượng nước mặt
ao, hồ, kênh, ngòi ở các làng nghề này bò ơ nhiễm nghiêm trọng, một số
nơi đang ở mức báo động. Nước mặt ở nhiều nơi có BOD5, COD, NH4,
Coliform vượt TCVN hàng chục đến hàng trăm lần, như làng nghề chế
biến tinh bột Cát Quế, Dương Liễu, Minh Khai (Hà Tây trước đây)...(Bộ
TN&MT 2008)[1]
 Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da
Nước mặt ở các làng nghề này cũng bò ô nhiễm nặng: COD vượt
TCVN từ 2- 3 lần, BOD5 vượt 1,5-2,5 lần. Hàm lượng Coliform trong
nước mặt ở một số làng nghề khá cao, chứng tỏ bên cạnh nước thải sản
xuất, nước mặt đã bò nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt.(Bộ TN&MT
2008)[1]


19

 Các làng nghề thủ công, mỹ nghệ
Nhiều nơi, hàm lượng COD trong nước mặt đã vượt TCVN. Đặc
biệt, đối với làng nghề mây tre đan (ví dụ làng nghề Phú Túc, Hà Tây
trước đây), do mây tre phải ngâm trong nước và quá trình gia công xử lý
gây phát sinh nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ cao, dẫn đến nước mặt ở
đây có hàm lượng COD, BOD5, NH4, Coliform, độ màu đều tăng cao, vượt
TCVN)
 Đặc trưng ô nhiễm nước dưới đất tầng nông ở các làng nghề
Sản xuất ở làng nghề không chỉ tác động đến nước mặt mà còn tác

động đến chất lượng nước dưới đất tầng nông.
 Một số làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi,
giết mổ và làng nghề ươm tơ, dệt vải, thuộc da
Nhìn chung, nước dưới đất tầng nông ở các làng nghề này đã có biểu
hiện ô nhiễm, cá biệt có nơi ô nhiễm nghiêm trọng: hàm lượng NH4 trong
nước dưới đất ở làng nghề sản xuất tinh bột Dương Liễu và làng nghề
dệt nhuộm Phùng Xá rất cao (18,46 mg/l và 17,75 mg/l); hàm lượng H2S
trong nước dưới đất ở làng nghề sản xuất tinh bột Tân Phú Đông, Đồng
Tháp lên tới 28,40 mg/l. Coliform trong nước dưới đất của các làng nghề
đều cao hơn TCVN từ 2-100 lần.(Bộ TN&MT 2008)[1]
mơi trường làng nghề
2.5.1. Tác động đến mơi trường khơng khí
Ơ nhiễm khơng khí chủ yếu tập trung ở các làng nghề sản xuất vật liệu
xây dựng, gốm, sứ, nhựa... Ước tính tải lượng ơ nhiễm khơng khí do đốt than
để nung vơi, nung gốm, sứ từ hàng trăm lò thủ cơng lên tới hàng triệu m 3 khí
độc. Dân cư làng nghề và cả các xã khác đều phải sống chung với khói bụi,
hơi nóng và khí thải độc hại của các làng nghề này.
Kết quả khảo sát tại các làng nghề tái chế nhựa cho thấy: nồng độ hơi
khí ơ nhiễm hầu hết đều vượt TCCP, cụ thể là: Bụi trong khơng khí dao động
trong khoảng 0,45 - 1,33mg/m3, vượt TCCP 0,5 - 4 lần. Hàm lượng THC đo
được ở khu vực các bãi rác của làng nghề tái chế nhựa là 5,36 mg/l vượt
TCCP 1,16 lần.(Bộ TN&MT 2008)[1]


20

Làng nghề tái chế giấy Phong Khê và Phú Lâm: khói thải cuộn lên từ
việc đốt một lượng lớn nhiên liệu than (ước tính khoảng 200 tấn than/ ngày)
được các cơ sở sử dụng cho lò hơi thải ra một lượng khí thải rất lớn bao gồm
rất nhiều thành phần các khí độc hại như SO2, CO, NOx… Ngoài ra,

không khí trong làng nghề còn bị ô nhiễm bởi mùi của hoá chất trong quá
trình ngâm, tẩy phế liệu và phân huỷ chất thải rắn trong quá trình sản xuất.(Bộ
TN&MT 2008)[1]
Một nguồn gây ô nhiễm khác trong làng nghề hiện nay còn bao gồm
khói, bụi từ việc đốt rác tại các bãi rác có chứa các chất nilon, nhựa, băng
dính,.. chứa nhiều khí gây ô nhiễm độc hại, cùng với việc phân huỷ yếm khí
các chất hữu cơ trong hệ thống kênh chứa nước thải và các ao hồ đã bị lấp đầy
bột giấy phát sinh khí H2S, NOx… cũng góp phần làm cho môi trường không
khí trong làng nghề bị ô nhiễm hơn.
2.5.2. Tác động đến môi trường nước
Tại các làng nghề, 100% mẫu nước thải đều có các thông số vượt quá
tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm, như ở
các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm... nước thải cống
chung tại khu vực sản xuất chứa hàm lượng BOD5 rất cao, có khi lên tới
2000mg/ lít, như làng nghề bún thôn Đoài (Bắc Ninh). Hoặc hàm lượng COD
trong nước thải cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép từ 3,2 - 8,93 lần. (Bộ
TN&MT 2008)[1]
Chế biến nông sản thực phẩm là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải
ra một lượng nước thải không nhỏ, giầu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải các làng nghề sản xuất bún, bánh,… đều có BOD vượt quá TCCP
từ 12,8 - 140 lần; COD vượt quá TCCP từ 9,7 - 87 lần.(Bộ TN&MT 2008)[1]
Các chất thải độc hại khó phân hủy cũng là một vấn đề môi trường
nóng bỏng đặt ra cho các làng nghề, nhất là các làng nghề tái chế kim loại và
dệt nhuộm, thuộc da. Các kết quả phân tích chất lượng nước thải cho thấy:
Hàm lượng các chất độc hại đang ở mức đáng báo động, vượt tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần. Tại các làng nghề tái chế kim loại có nơi hàm lượng Pb 2+ vượt
tiêu chuẩn cho phép tới 4,1 lần, Cu 2+ vượt quá 3,25 lần. Hàm lượng Phenol
trong nước thải tại làng nghề tái chế giấy cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép



21

10 lần. Các kết quả khảo sát cho thấy: nước mặt ở các làng nghề có mức độ ô
nhiễm khác nhau. Tại làng nghề ươm tơ Cổ Chất hàm lượng COD trong nước
mặt rất cao, COD = 341 mg/l (gấp 9,7 lần so với TCCP), đặc biệt độ màu lên
tới 2029,5 Pt - Co.(Bộ TN&MT 2008)[1]
Các chất thải đổ vào môi trường nước không qua khâu xử lý không chỉ
làm hủy hoại môi trường nước mà còn làm hủy hoại môi trường sinh thái
giảm đa dạng sinh học vùng.
2.5.3. Tác động đến môi trường đất
Các chất thải không được các làng nghề xử lý hợp lý đang là nguồn gây
ô nhiễm đất. Các loại hóa chất, kim loại nặng… có trong nước thải ở các làng
nghề có thể ngấm sâu xuống lòng đất, chảy ra đồng ruộng. Vì vậy, hầu hết
môi trường đất tại các làng nghề có hiện tượng tích tụ kim loại, làm giảm độ
mùn của đất, từ đó làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Hàng ngày làng nghề tái chế giấy Dương Ô (Bắc Ninh) thải ra 4,5- 5
tấn chất thải rắn như xỉ than, nilon, đinh, ghim; làng nghề tái chế nhựa Trung
Văn (Hà Nội) thải ra 3,5 tấn rác/ngày; làng nghề cơ khí Đa Hội (Bắc Ninh)
thải ra khoảng 11 tấn/ngày gồm xỉ, sắt, kim loại vụn, than, phế liệu; làng nghề
cơ khí Vân Chàng (Nam Định) thải ra 7 tấn/ngày trong đó có các chất thải
chứa kim loại và xỉ than có chứa dầu mỡ khoáng. Trong khi đó, các chất thải
rắn được thu gom rất thủ công và đem chôn lấp đơn giản ở các bãi chôn lấp
hở, thậm chí là bị thải bỏ và đốt bừa bãi ngay trên các con đê làng hoặc đổ
xuống dòng sông… Lượng chất thải này không được quản lý đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước.
Kết quả phân tích chất lượng đất tại làng nghề tái chế nhựa cho thấy:
môi trường đất chưa bị ảnh hưởng nhiều, các thông số như hàm lượng cacbon,
nitơ, photpho, độ chua hay các kim loại nặng đều ở mức trung bình. Tuy
nhiên về mặt lâu dài nếu không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường sẽ gây
ô nhiễm nặng nề hơn nữa, làm giảm sản lượng nông nghiệp nghiêm trọng.

Các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm có nhu cầu lớn về nước
nhưng cũng thải ra một lượng nước không nhỏ, với đặc tính chung là giàu
chất hữu cơ, dễ phân hủy sinh học. Nước thải được xả thẳng ra ngoài mà
không qua bất kỳ khâu xử lý nào, chúng tồn đọng ở cống rãnh, gây ô nhiễm


22

không khí và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất.(Bộ TN&MT
2008)[1]
2.5.4. Tác động tới sức khỏe của con người
Trong thời gian gần đây, tại nhiều làng nghề tỷ lệ người mắc bệnh (đặc
biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng tăng cao. Theo
các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân tại các
làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn
quốc và so với làng không làm nghề tuổi thọ này thấp hơn từ 5 - 10 năm.
(Đặng Kim Chi và cộng sự, 2006)[2]
So sánh giữa các khu vực làng nghề và không làm nghề cho thấy, tỷ lệ
mắc bệnh của các đối tượng làng nghề cao hơn hẳn so với khu vực làng thuần
nông. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường của làng nghề đã có ảnh
hưởng đáng kể tới sức khỏe cộng đồng dân cư. Mỗi nhóm làng nghề thường
có các yếu tố nguy cơ ô nhiễm môi trường đặc trưng, vì vậy ảnh hưởng của
hoạt động làng nghề đến người dân cũng khác nhau .
Trong những năm qua, có rất ít các nghiên cứu liên quan đến mối quan
hệ giữa ô nhiễm môi trường làng nghề và tình hình sức khỏe, bệnh tật của
người dân. Tuy nhiên, kết quả một số ít nghiên cứu điển hình trong thời gian
ngắn cũng đã phản ánh một thực tế khác biệt về tình hình bệnh tật, sức khỏe
cộng đồng giữa làng nghề và làng không làm nghề.
2.6. Vài nét về làng nghề và môi trường làng nghề ở Bắc Ninh
2.6.1. Tổng quan về làng nghề Bắc Ninh

Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được
phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các nghành kinh
tế chủ yếu, được duy trì và phát triển với tốc độ nhanh, đóng góp một phần
không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh
tế của địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân và bảo tồn văn hóa của
làng xã.
Theo thống kê Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ yếu trong các lĩnh vực như
đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu , sản xuất giấy, gốm, sắt, thép tái chế, đúc đồng…; trong
đó 32 làng ngề truyền thống và 30 làng nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số
làng nghề truyền thống của cả nước. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện


23

Từ Sơn, Yên Phong, và Gia Bình (3 huyện này có tới 42 làng nghề chiếm 68% số
làng nghề của tỉnh). Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng kỵ, gốm Phù
Lãng, đúc đồng Đại Bái, Tranh Đông Hồ … có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và
ngoài nước.(Sở Công Thương Bắc Ninh, 2008)[6]
Bảng 2.1: Số lượng làng nghề Bắc Ninh Phân theo huyện
STT

Huyện

Số
Làng

Số LN
Phân chia theo ngành kinh tế
truyền Thủy CN chế Xây Thương Vận
sản

biến dựng
Mại tải
1
Từ Sơn
18
10
14
2
2
2
Tiên Du
4
2
2
2
3
Yên Phong
16
6
15
1
4
Lương Tài
6
3
5
1
5
Gia Bình
8

3
8
6 Thuận Thành
5
4
1
4
7
Quế Võ
5
4
5
Tổng
62
32
1
53
4
3
1
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2008) [7]
Làng nghề Bắc Ninh có vị trí quan trọng trong cuộc sống của nhân dân,
có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương những năm qua
(tính từ năm 2000 tới nay giá trị sản xuất của khu vực làng nghề tiểu thủ công
nghiệp chiếm 75 - 80% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh). Làng nghề phát
triển đã từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, nhiều hộ giàu nhờ có phát
triển nghề truyền thống đã góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế từng
thôn, từng xã, từng huyện và cả tỉnh tạo ra một khối lượng hàng hóa dồi dào
phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu.
Bên cạnh các KCN tập trung CCN làng nghề , Bắc ninh còn có hàng

chục làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển cho tới nay với tốc độ phát
triển nhanh hòa nhập với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Các làng nghề này đã góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu và
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương, nâng cao đời sống của
nhân dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân lao động trong và
ngoài khu vực, bảo tồn vốn quý báu văn hóa làng xã.


24

2.6.1.1. Phân loại làng nghề
Cho đến nay ngành nghề trong nông thôn có thể nói rất phong phú và
đa dạng, có hàng trăm, hàng nghìn ngành nghề khác nhau nên tuỳ theo mục
đích nghiên cứu có thể phân loại làng nghề theo các tiêu thức sau:

Phân loại theo loại hình làng nghề, làng nghề truyền thống và
làng nghề mới

Phân loại làng nghề theo loại hình sản phẩm

Phân loại làng nghề theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm

Phân loại theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu

Phân loại theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và
phát triển
Bảng 2.2: Phân loại làng nghề theo sản phẩm ở Bắc Ninh
STT

Nhóm Sản Phẩm


Số lượng

Tỷ Lệ

làng nghề

(%)

1

Dệt

3

4.8

2

Đan lới vót

1

1.6

3

Chế biến nông sản thực phẩm

14


22.7

4

Đồ dân dụng và mây, tre, nứa

10

10.6

5

Sản xuất giấy

2

3.2

6

Sản xuất tranh dân gian, giấy màu

1

1.6

7

Sản xuất đồ gốm


2

3.2

8

Sản xuất sắt thép

2

3.2

9

Sản xuất tơ tằm

2

3.2

10

Đúc nhôm, đồng

3

4.8

11


Sản xuất công cụ cầm tay bằng kim loại

1

1.6

12

Chế biến gỗ và mộc cao cấp

12

19.5

13

Thủy sản

1

1.6

14

Thương mại

3

4.8


15

Xây dựng

4

6.4

16

Vận tải

1

1.6


25

Cộng

62

100

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2008) [7]
2.6.1.2. Đặc Điểm chung của làng nghề Bắc Ninh
 Lực lượng lao động: Lực lượng lao động trong làng nghề chủ yếu là
người dân trong làng. Các ngành nghề phi nông nghiệp trong làng sẽ tạo ra

những sản phẩm giúp cho người dân tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu sống ở
các làng ít ruộng đất.
 Đơn vị sản xuất: Hộ gia đình là một đơn vị cơ bản của sản xuất với
nguồn nhân lực thành viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có. Do đó nó có
thể huy động mọi người trong gia đình tham gia tích cực vào việc tăng sản
phẩm của gia đình.
 Tính chuyên môn hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau trong các làng nghề:
Thể hiện rõ nhất trong sự phân chia lao động và các quá trình của sản xuất. Nghề
càng phức tạp, càng nhiều công đoạn sản xuất thì tính chuyên môn càng cao.
 Công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất đơn giản, đôi khi còn lạc
hậu, cần nhiều sức lao động với kỹ thuật cũ mang lại lợi nhuận thấp so với
sức lao động bỏ ra.
 Biết vận dụng nguyên vật liệu và nhân lực thông qua kỹ năng lao
động và sự khéo léo để tạo thu nhập trong điều kiện thiếu vốn.
2.6.1.3. Lợi ích kinh tế - xã hội - văn hóa
Sự khôi phục và phát triển của các làng nghề trong những năm gần đây
đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH) của các địa phương, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động phổ
thông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Những ưu
điểm mang tính đặc thù của sản xuất làng nghề như sự linh động trong quản
lý sản xuất - kinh doanh, sự phân công tự nhiên giữa các hộ về cung cấp và
bao tiêu nguyên liệu, sản phẩm, đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cạnh tranh
và hỗ trợ lẫn nhau giữa các hộ sản xuất. Các sản phẩm từ làng nghề chiếm
một tỉ trọng đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời, góp phần
quan trọng trong việc tận dụng phế thải kim loại trên phạm vi toàn quốc.


×