Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

khảo sát một số bệnh sinh sản trên bõ sữa ở cần thơ, long an, sóc trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRÊN BÕ SỮA
Ở CẦN THƠ, LONG AN, SÓC TRĂNG VÀ LỰA
CHỌN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Th.S PHẠM HOÀNG DŨNG

LÊ HỮU TRÍ

Th.S NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT

MSSV: LT11673
LỚP: THÚ Y LT K37

Cần Thơ, 12/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





LÊ HỮU TRÍ

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRÊN BÕ SỮA
Ở CẦN THƠ, LONG AN, SÓC TRĂNG VÀ LỰA
CHỌN PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 12/2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Khảo sát một số bệnh sinh sản trên bò sữa chọn phác đồ điều trị hiệu quả.
Do sinh viên Lê Hữu Trí thực hiện tại TP Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng từ
tháng 6 đến tháng 10 năm 2013.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Duyệt giáo viên hƣớng dẫn

Phạm Hoàng Dũng


Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƢD

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, các kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kì công trình
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Lê Hữu Trí

iii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ gia đình đã ủng hộ, động viên động viên tinh thần vật chất trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận văn này.
Vô cùng cảm ơn thầy Phạm Hoàng Dũng đã tận tâm giúp đỡ, dìu dắt, động viên trong
suốt quá trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết - Trưởng phòng Chăm Sóc Khách Hàng Công ty CP
SXKD Vật Tư và Thuốc Thú Y Vemedim. Đã nhiệt tình giúp đở tạo điều kiện cho tôi
được học tập và hoàn thành luận văn này. Đồng gửi lời cảm ơn đến anh Bùi Hoàng
Huy, anh Võ Duy Thanh các anh chị trong phòng kinh doanh, anh Huỳnh Minh Trí
cùng tất cả các anh chị phòng vi sinh – Trung Tâm Nghiên Cứu & Phát Triển Cty

Vemedim đã giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.....
Xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong Bộ Môn Thú Y đặc biệt là thầy chủ
nhiệm Trần Ngọc Bích đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức vô cùng quý báo,
động viên để tôi hoàn thành luận văn như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn tất cả anh, chị em ở hộp tác xã Evergrowth đặc biệt là anh
Huỳnh Nhật Lam đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ trong suốt thời gian thực tập tại cơ
sở.
Cuối cùng xin chân thành biết ơn mọi người giúp đỡ tôi và nó sẽ mang theo tôi trong
suốt cuộc đời.

Cần Thơ, tháng 12 năm 2013

Lê Hữu Trí

iv


TÓM LƢỢC
Đề tài: “Khảo sát một số bệnh sinh sản trên bò sữa ở Cần Thơ, Long An, Sóc
Trăng và lựa chọn phác đồ điều trị hiệu quả”. Thực hiện từ 06/2013 đến 10/2013.
Qua quá trình khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh sinh sản tại một số nông hộ, trang trại chăn
nuôi bò sữa ở thành phố Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng. Qua phân loại bệnh sinh sản
trên bò và thử hiệu điều trị một số thuốc cho bò bị bệnh sinh sản.
Tỷ lệ nhiễm bệnh sinh sản của bò sữa ở một số nông hộ và trang trại nuôi ở thành phố
Cần Thơ, Long An, Sóc Trăng là 32,96%.
Trong đó bò sữa nuôi theo hình thức nông hộ mắc bệnh sinh sản với tỷ lệ bệnh là
36,33% cao hơn nhiều so với hình thức nuôi trang trại là 20%. Tỷ lệ bệnh sinh sản xảy
ra nhiều nhất ở giai đoạn bò sữa không mang thai chiếm 70,83% so với tổng số con
bệnh. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn này là bệnh viêm tử cung, viêm âm đạo, chậm
lên giống, rối loạn lên giống chiếm tỷ lệ cao.

Đối với bệnh chậm động dục, rối loạn động dục. Chúng tôi đưa ra bốn phác đồ điều trị,
Kết quả phác đồ chứa: Clotenol2++ O.S.T fort của công ty vemedim ( tỷ lệ động dục là
100% ), tỷ lệ phối giống có chửa đạt 88,89% tỷ lệ này cao nhất trong tổng số ba lô thí
nghiệm.
Đối với bệnh viêm tử cung. Chúng tôi đưa ra ba phác đồ điều trị, kết quả phác đồ
chứa: Clotenol2+ + Oxytocin + Viêm đặt tử cung + Vitamin C 1000 ( tỷ lệ khỏi bệnh
90,9%, tỷ lệ động dục lại là 80%, tỷ lệ phối đậu là 87,5% ). Tỷ lệ này cao nhất trong
tổng số ba lô thí nghiệm.
Đối với bệnh sẩy thai, sát nhau. Chúng tôi đưa ra hai phác đồ điều trị. kết quả phác đồ
chứa: Oxytocin + Vimekat + Viêm đặt tử cung 1000 ( tỷ lệ khỏi bệnh 85,71%, tỷ lệ
động dục lại là 83,33% ), tỷ lệ phối đậu là 80%. Tỷ lệ này rất cao so với pháp đồ còn
lại.

v


MỤC LỤC
Trang tựa........................................................................................................................ i
Trang duyệt ................................................................................................................... ii
Lời cam đoan ............................................................................................................... iii
Lời cảm ơn ................................................................................................................... iv
Tóm lược ...................................................................................................................... v
Mục lục ........................................................................................................................ vi
Danh sách chữ viết tắt .................................................................................................. x
Danh mục bảng ............................................................................................................ xi
Danh mục hình............................................................................................................ xii
Danh mục sơ đồ ......................................................................................................... xiii
CHƢƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
CHƢƠNG II:CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................... 2
2.1. Sơ lược về tình hình chăn nuôi bò sữa trên thới giới cũng như ở Việt Nam ........ 2

2.1.1 Sơ lược tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới................................................. 2
2.1.2. Sơ lược tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam ................................................ 2
2.1.2.1 Tiến trình hình thành công tác nghiên cứu bò sữa ở Việt Nam ....................... 2
2.1.2.2 Những thành tựu về nghiên cứu lai tạo bò lai hướng sữa ở Việt Nam............. 4
2.2. Những đặc điểm chính về cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục bò cái ............ 6
2.2.1. Buồng trứng (Ovarium) ...................................................................................... 6
2.2.2. Ống dẫn trứng (Ovidustus) ................................................................................. 7
2.2.3. Tử cung (Uteus) .................................................................................................. 7
2.2.4. Âm đạo (Vagina) ................................................................................................ 8
2.2.5. Các bộ phận khác................................................................................................ 8
2.3. Đặc điểm sinh lý, sinh sản của bò cái .................................................................... 8
2.3.1. Sự thành thục về tính .......................................................................................... 8
vi


2.3.2. Chu kỳ tính (Chu kỳ động dục) .......................................................................... 9
2.3.3. Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục .................................... 10
2.3.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bò cái .......................... 13
2.4. Một số bệnh sản khoa thường gặp trên đàn bò hướng sữa .................................. 15
2.4.1. Bệnh trong giai đoạn mang thai........................................................................ 15
2.4.2. Bệnh trong thời gian gia súc sinh đẻ ................................................................ 15
2.4.3. Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai ................................................. 17
2.4.3.1. Bệnh thường gặp sau khi đẻ .......................................................................... 17
2.4.3.2. Hiện tượng rối loạn sinh sản ở bò sữa ........................................................... 18
2.5. Các hormone sinh sản chính ................................................................................ 18
2.5.1. Oestrogen .......................................................................................................... 18
2.5.2. GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone ) .................................................... 19
2.5.3. Các hormone Gonadotropin ............................................................................. 19
2.5.4. Progesterone ..................................................................................................... 20
2.5.5. Prostaglandin .................................................................................................... 20

2.6. Một số vi khuẩn gây bệnh sinh sản .................................................................... 21
2.6.1. Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) ............................................................. 21
2.6.2. Streptococcus agalactiae (liên cầu khuẩn)........................................................ 23
2.6.3. Escherichia coli (E. coli) .................................................................................. 24
CHƢƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................... 28
3.1. Thời gian và địa điểm .......................................................................................... 28
3.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 28
3.2.1. Khảo sát một số bệnh sinh sản ......................................................................... 28
3.2.2. Lấy mẫu lập phác đồ điều trị ............................................................................ 28
3.3. Phương tiện nghiên cứu ....................................................................................... 29
3.3.1. Dụng cụ và hóa chất ......................................................................................... 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 29
vii


3.4.1. Chẩn đoán lâm sàng.......................................................................................... 29
3.4.3. Các bệnh cần theo đỏi chẩn đón ....................................................................... 30
3.5. Phương pháp thí nghiệm..................................................................................... 31
3.5.1. Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................... 31
3.5.1.1. Chuẩn bị dụng cụ ........................................................................................... 31
3.5.1.2. Tiến hành ....................................................................................................... 31
3.5.2. Nuôi cấy phân lập vi khuẩn .............................................................................. 32
3.6. Kháng sinh đồ ...................................................................................................... 36
3.7. Các thuốc của dùng trong phác đồ ...................................................................... 39
3.8. Phác đồ điều trị .................................................................................................... 39
3.8.1. Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục .......................................................... 39
3.8.2. Bệnh viêm tử cung............................................................................................ 39
3.8.3. Bệnh sẩy thai, sót nhau ..................................................................................... 40
3.9. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 40
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 41

4.1. Tổng quát về tình hình chăn nuôi tại các tỉnh ..................................................... 41
4.1.1. Phương thức chăn nuôi ..................................................................................... 41
4.1.2. Phương thức vắt sữa. ........................................................................................ 41
4.1.3. Tình hình vệ sinh .............................................................................................. 41
4.2. Kết quả Tỷ lệ bệnh sinh sản ở bò sữa ................................................................. 42
4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên bò sữa................................................................. 42
4.2.2. Tình hình mắc bênh sinh sản theo hình thức chăn nuôi ................................... 42
4.2.3. Tỷ lệ bệnh sinh sản trong các thời gian nuôi dưỡng ........................................ 43
4.3. Kết quả phân lập vi khuẩn ................................................................................... 45
4.4. Kết quả kháng sinh đồ ......................................................................................... 46
4.5. Kết quả điều trị thí nghiệm bệnh sinh sản ........................................................... 47
4.5.1. Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục sử dụng bố trí 4 phác đồ điều trị ...... 47
viii


4.5.2. Phác đồ điều trị thí nghiệm bệnh viêm tử cung ................................................ 49
4.5.3. Phác đồ điều trị thí nghiệm sát nhau, sẩy thai .................................................. 50
4.5.4. Đặt thuốc viên đặt tử cung cho bò mới đẻ........................................................ 50
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 52
5.1. Kết luận................................................................................................................ 52
5.2. Đề nghị ................................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM THẢO ........................................................................................ 53
PHỤ LỤC

ix


DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu


Diễn giải

BA

Blood Agar

EMB

Eosin Methylene Blue Agar

GnRH

Gonadotropin Realising Hormone

HF

Holstein Friesian

HTNC

Huyết thanh ngựa chữa

HCG

Human Chorionic Gonadotropin

LBK

Lang trắng đen Bắc Kinh


LS

Lai Sind

LH

Lutein hormone

LRH

Lutein Realising Hormone

LTH

Lutein tropin hormone

MC

MacConkey Agar

MSA

Mannitol Salt Agar

MHA

Mueller Hinton Agar

MR


Methyl Red

VP

Voges ProsKauer

NA

Nutrient Agar

NB

Nutrient Borth

PRH

Prolactin Realising Hormone

PMSG

Pregnant Mare Serum Gonadotropin

S.aureu

Staphylococcus aureu

TSA

Tryptycase Soy Agar


FRH

Folliculin Realising Hormone

FSH

Folicullin Stimulating Hormone
x


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1

Số lượng mẫu bệnh phẩm

2

Đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn Staphylococcus

3

Đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn E.coli

36


4

Bảng đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số kháng sinh đối với vi
khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus spp (NCCLS, 2004;
CLSI, 2012)

37

5

Đường kính vòng vô khuẩn chuẩn của một số loại kháng sinh đối với
vi khuẩn E. coli (NCCLS, 2004; CLSI, 2012)

38

6

Bệnh chậm động dục, rối loạn động dục sử dụng bố trí 4 phác đồ điều trị

39

7

Phác đồ điều trị thí nghiệm bệnh viêm tử cung

39

8


Phác đồ điều trị thí nghiệm bệnh sẩy thai, sát nhau

40

9

Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản

42

10

Tỷ lệ nhiểm bệnh theo hình thức chăn nuôi

42

11

Bệnh trong thời gian gia súc mang thai và trong quá trình sinh đẻ

43

12

Bệnh trong thời gian gia súc không mang thai

44

13


Kết quả phân lập vi khuẩn đối với mẫu bệnh phẩm

45

14

Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Staphlococcus aureus

46

15

Kết quả kháng sinh đồ đối với vi khuẩn Escherichia coli

47

16

Kết quả phác đồ điều trị bệnh chậm động dục, rối loạn động dục

48

17

Kết quả phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung

49

18


Kết quả điều trị bệnh sát nhau, sẩy thai

50

19

Kết quả đặt thuốc viêm đặt tử cung cho bò mới đẻ

51

32

xi

32


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tựa hình

Trang

1

Bò sữa ở nông hộ sát nhau

16


2

Bò sữa ở nông hộ trượt té sẩy thai

16

3

Dịch mủ chảy ra từ âm hộ

17

4

Dịch mủ chảy ra xuống nền chuồng

17

5

Vi khuẩn Staphylococcus

21

6

Vi khuẩn Staphylococcus trên MSA

21


7

25

8

Vi khuẩn E. Coli
Trang trại tập trung

9

Hộ nông gia đình

28

10

Cách lấy mẫu dịch viêm

31

11

Phản ứng sinh hóa vi khuẩn E. Coli

36

12

Kháng sinh đồ vi khuẩn Staphylococcus aureus


38

13

Kháng sinh đồ vi khuẩn E. Coli

38

28

xii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Tựa sơ đồ

Trang

1

Cơ chế điều hòa động dục

12

2

Quy trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn Staphylococcus aureus


33

3

Quy trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn Streptococcus spp

34

4

Quy trình nuôi cấy phân lập vi khuẩn E.coli

35

xiii


CHƢƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam trong những năm gần đây đang dần dần trở thành ngành
sản xuất chính ở nhiều vùng nông thôn, nó đã góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nông nghiệp theo hướng bền vững. Để có thể chăn nuôi bò sữa hiệu quả bên cạnh các
vấn đề về giống, dinh dưỡng, thức ăn, vấn đề chăm sóc thú y rất được coi trọng. Trong
đó việc quản lý và điều trị các bệnh sinh sản cần được quan tâm thực hiện thường
xuyên. Trên thới giới tỉ lệ bò sữa loại thải do nguyên nhân bệnh về sinh sản chiếm 1314% tổng đàn hàng năm. Tại Việt Nam, các vấn đề về bệnh sinh sản xuất hiện ngày
càng gia tăng, song song nhiều cùng với sự phát triển của đàn bò sữa. Bệnh gây ra
nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi từ việc giảm khả năng sinh sản, giảm năng xuất
sữa, cho đến việc loại thải khỏi đàn, chi phí điều trị bệnh sinh sản cao nhưng hiệu quả
lại thấp.

Xuất phát từ thực tế trên được sự chấp thuận của Bộ môn Thú Y, Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ, sự hỗ trợ của công ty cổ phần sản
xuất kinh doanh vật tư và thuốc thú y Vemedim, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát
một số bệnh sinh sản trên bò sữa ở Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng và lựa chọn
phác đồ điều trị hiệu quả ”.
Mục đích của đề tài
Điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra phác đồ điều
trị nhằm nâng cao khả năng sinh sản của đàn bò sữa.

1


CHƢƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Sơ lƣợc về tình hình chăn nuôi bò sữa trên thới giới cũng nhƣ ở Việt Nam
2.1.1 Sơ lƣợc tình hình chăn nuôi bò sữa trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có 1.500 triệu con bò sữa nhưng được phân bố không đều giữa
các châu lục. Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và địa lý tự nhiên của
mỗi nước, tập trung chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Úc. Các nước có nền kinh tế
kém phát triển ở Châu Phi và Châu Á chủ yếu chăn nuôi bò hướng thịt và cày kéo.
Trong những năm gần đây, một số nước đã chú trọng và có nhiều dự án để phát triển
ngành chăn nuôi bò sữa, đặc biệt một số nước ở Châu Á nhất là Trung Quốc, Triều
Tiên, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, có một số nước đã thành công với
tốc độ này như Trung Quốc, năm 2002 có 5.66 triệu con bò sữa, tổng sản lượng sữa
sản xuất trong nước đạt 11,23 triệu tấn đáp ứng được 70-80% nhu cầu tiêu dùng trong
nước. Đài Loan đã tự sản xuất và đáp ứng được trên 70% nhu cầu về sữa. Thái Lan đã
sản xuất được 40% nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước...
Khác với các nước ở Châu Âu là khu vực có ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa
lâu đời, các nước Châu Á có 2 loại hình sản xuất sữa:
+ Loại hình 1: sản xuất sữa chủ yếu dựa trên giống (River Baffalo) và bò U (Bos

Indicus) với yêu cầu đầu tư và kỹ thuật không cao, sữa tiêu thụ rộng rãi ở nông thôn và
thành thị. Nhóm này chủ yếu gồm các nước ở Nam Á: Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađet,
Nepan, Xrilanca, là các nước có nghề sản xuất sữa truyền thống.
+ Loại hình 2 : gồm các nước có nghề sản xuất sữa chưa phải là truyền thống, chỉ nuôi
bò hạn chế ở một số vùng với giống bò có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Mỹ, nên đòi
hỏi đầu tư và trình độ kỹ thuật cao, lao động lành nghề. Nhóm này gồm các nước Thái
Lan, Malaixia, Philippin, Indonexia, Việt Nam ( Nguyễn Văn Thiện, 2000).
Một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển ngành chăn nuôi trâu bò sữa nói chung
và bò sữa nói riêng là khối lượng sữa tính trên đầu người. Đứng hàng đầu là Tây Tây
Lan (1902kg sữa/đầu người). Lượng sữa đạt trên 500kg/đầu người là Đan Mạch, Hà
Lan, Pháp, Úc, Thuỵ Sĩ, Ba Lan. Từ 300-500kg sữa/đầu người là Nga, Đức, Canada,
Nhật, Thuỵ Điển. Các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Mehico, Thổ Nhĩ Kỳ... chỉ
đạt 4-71 kg sữa/đầu người.
2.1.2. Sơ lƣợc tình hình chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
2.1.2.1 Tiến trình hình thành công tác nghiên cứu bò sữa ở Việt Nam
Sữa và các sản phẩm sữa luôn luôn là nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống con
người kể từ khi mới chào đời. Thế nhưng ở nước ta từ ngàn xưa do nền kinh tế lạc hậu
2


kém phát triển, người dân hoàn toàn không có khái niệm về sữa, do đó không có tập
quán uống sữa và cũng không bao giờ nghĩ đến việc nuôi bò lấy sữa.
Dưới thời Pháp thuộc nhà kinh tế học Pháp Havard Duclos (1939) nhận xét có sự khác
nhau về mục đích chăn nuôi giữa người Pháp và người Việt Nam. Người Việt Nam có
tổ chức chăn nuôi gắn liền với nghề trồng lúa, nên chú trọng nuôi lợn để có chi tiêu
trong gia đình và phân bón cho trồng trọt. Còn người Pháp chăn nuôi nhắm lấy phân
bón cho chè, cà phê, cao su,... với tính toán nuôi ít đầu con gia súc mà có nhiều phân
bón, nên họ nuôi bò. Như vậy, người Pháp tổ chức chăn nuôi gắn liền với phát triển
cây công nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu thịt sữa cho những địa bàn có người Pháp
và kiều dân Pháp.

Năm 1923: 80 bò Sind thuần được nhập vào Việt Nam, trước đó, đã nhập một số
giống bò ôn đới châu Âu: Normand, Hollandais, Terentais, Charolais,... Từ khi nhận
thêm bò Sind của Ấn Độ, người chăn nuôi nhận thấy giống bò Sind dễ nuôi hơn nhiều
so với các giống bò ôn đới, đã nuôi vắt sữa ở Sài Gòn, Hà Nội và vùng phụ cận.
Vào những năm 1962 - 1968 ta đã nhập một số bò sữa Lang trắng đen Bắc Kinh về
nuôi ở các nông trường Sa Pa, Than Uyên, Tam Đường, Ba Vì, riêng ở Ba Vì có 30
con, nuôi ở đây bò thường mắc bệnh ký sinh trùng đường máu, sốt cao, chết đột ngột,
sản lượng sữa thấp, trong 3 lứa đầu (I, II, III) chỉ đạt bình quân 1982  62,9; 1921 
81,9; 1937  111,8 kg sữa/chu kỳ 300 ngày. Chuyển lên nuôi ở Mộc Châu, lượng sữa
tăng lên đạt tương ứng 2376  52; 2999  79 và 3258  65 kg sữa/chu kỳ.
Năm 1970 ta đã nhập đợt đầu 130 bò sữa Holstein Friesian (HF) Cu Ba nuôi ở Trung
tâm giống bò sữa Hà Lan Sao Đỏ. Đàn bò nhập vào nuôi ở đây qua 10 năm thích nghi,
sinh trưởng phát triển tốt, sản lượng sữa đạt 3800 - 4200 kg sữa/chu kỳ, một số con đạt
6000 kg sữa, đặc biệt có con đạt 9000 kg sữa/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,1 - 3,2%,... Từ đó,
ta đã kết luận giống bò sữa cao sản Holstein Friesian có thể nuôi được ở Việt Nam và
thích hợp nhất là ở những vùng có nhiệt độ bình quân năm dưới 210C như Mộc Châu
(Sơn La), Đức Trọng (Lâm Đồng). Do đó, năm 1976 ta đã nhập thêm 746 con của Cu
Ba về nuôi ở Mộc Châu và năm 1978: 255 con về nuôi ở Đức Trọng, tính đến thời
điểm này, ta đã nhập của Cu Ba tất cả khoảng 1900 bò giống HF nuôi ở Mộc Châu và
Lâm Đồng, còn bò đực giống nuôi ở Trung tâm Moncada để sản xuất tinh viên đông
lạnh. Tháng 12 năm 2001 dự án phát triển giống bò sữa Quốc Gia nhập 99 bò cái HF
và 5 đực giống HF, 80 bò cái Jersey từ Mỹ để làm giống. Năm 2002 các địa phương đã
nhập 3000 bò cái HF từ australia để sản xuất sữa.
Song song với nhập và nuôi thuần giống bò sữa Lang trắng đen Bắc Kinh (LBK). Năm
1964, ta dùng đực giống LBK lai với bò cái Lai Sind (LS) tạo đàn bò lai F1, sản lượng
sữa đạt bình quân 1800 kg sữa/chu kỳ 300 ngày, tăng gấp 2 lần so với sản lượng sữa
đàn bò cái LS. Đến năm 1970, khi có giống bò sữa HF Cu Ba, ta dùng đực giống bò
này lai với bò cái LS, sản lượng sữa của bò lai F1 đạt 2081  118 kg/chu kỳ, cao hơn
3



so với bò lai F1 (LBK x LS). Cho lai cấp tiến tạo đàn bò lai hướng sữa F2 3/4 HF, sản
lượng sữa bình quân đạt 2428  122 kg sữa/chu kỳ.
Từ những kết quả trên, chúng ta thấy muốn có đàn bò sữa nuôi rộng rãi ở nhiều vùng
khác nhau của đất nước, ngoài giống bò sữa HF nhập nội và nuôi ở Mộc Châu, Lâm
Đồng, chúng ta phải dùng bò đực giống Holstein Friesian cho lai với đàn bò cái Lai
Sind, tạo đàn bò lai hướng sữa có 50 - 75% máu bò HF, đạt sản lượng sữa ban đầu
2200 - 2500 kg sữa/chu kỳ 305 ngày với tỷ lệ mỡ sữa 3,8 - 4,2%.
Để đạt được mục tiêu trên, trong gần 40 năm qua, chúng ta đã tiến hành một cách có
hệ thống theo từng thời gian những nội dung cần thiết như điều tra khảo sát tình hình
dùng bò Zebu giống Red Sindhi cải tạo nâng cao tầm vóc, khối lượng và khả năng sản
xuất của bò Vàng Việt Nam, theo dõi tổng kết khả năng thích nghi giống bò HF nuôi
tại Việt Nam, nghiên cứu so sánh một số công thức lai để chọn công thức lai tối ưu,
xây dựng sơ đồ tạo giống theo dòng và theo dõi năng suất đời con của các dòng để
chọn những dòng có năng suất cao dùng cho nhân đàn và xây dựng đàn bò hạt nhân.
Đề tài triển khai ở nông trường Ba Vì từ năm 1964 (nay là Trung tâm nghiên cứu Bò
và Đồng cỏ Ba Vì). Sau năm 1970 mở rộng nghiên cứu ở nông trường Phù Đổng (nay
là Trung tâm Giống bò sữa Hà Nội) và nuôi thử nghiệm lấy sữa ở hợp tác xã Từ Đình Gia Lâm. Đề tài được triển khai một cách đồng bộ, có hệ thống từ năm 1975 khi có đề
án lai tạo bò sữa và nông trường Ba Vì chuyển về Viện Chăn Nuôi quản lý, nhất là từ
năm 1980 đến nay khi có chương trình KHCN cấp nhà nước 02.08 giai đoạn 19811985; 02.B giai đoạn 1986 - 1990 và KN.02 giai đoạn 1991 - 1995.
Trong chương trình này, đề tài về bò sữa được tiến hành tập trung triển khai nghiên
cứu và ứng dụng vào sản xuất ở cả 2 miền đất nước, nhất là ở Tp. Hồ Chí Minh, thủ đô
Hà Nội và vùng phụ cận.
2.1.2.2 Những thành tựu về nghiên cứu lai tạo bò lai hướng sữa ở Việt Nam
a. Giống bò vàng địa phương của ta do chăn nuôi thiếu dinh dưỡng lâu đời, từ thế hệ
này qua thế hệ khác, nên nhỏ con, năng suất thấp, số liệu điều tra hai năm 1977 - 1978
trên 3000 bò cái sinh sản thuộc 8 tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An, Nghĩa Bình,
Phú Khánh, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, còn ở các tỉnh khác số lượng không nhiều,
khối lượng bò cái trưởng thành giao động từ 180 kg (bò Lạng Sơn) đến 220 kg (bò
Sông Bé). Bình quân khối lượng đàn bò trong diện điều tra là 200 kg với chiều cao vây

102,2 cm, dài thân chéo 113,3 cm và vòng ngực 140,6 cm, tương ứng với đàn bò vàng
Thanh Hoá.
b. Dùng bò đực Zebu giống Red Sindhi phối với bò cái vàng địa phương đã đưa khối
lượng đời con (bò Lai Sind) khi trưởng thành từ 200 kg lên đạt 275  2,09 kg tăng 3540% với chiều cao vây 112,11  0,30 cm; dài thân chéo119,02 cm; vòng ngực 156,82
 0,55 cm, sản lượng sữa tăng gấp 2 lần, từ 300 - 400 kg sữa ở bò vàng Việt Nam lên
4


đạt 790 - 950 kg sữa ở bò Lai Sind, tỷ lệ thịt xẻ tăng 5% từ 44% lên 49%. Sức kéo
cũng tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên vẫn chưa có sữa hàng hoá. Từ kết quả này đã xây dựng
luận chứng kinh tế kỹ thuật cho triển khai vào sản xuất từ năm 1985, nhưng cho đến
năm 1995 nhờ có dự án khuyến nông chăn nuôi CR.2561-VN kết quả công trình mới
được triển khai trên diện rộng.
c. Theo dõi nuôi thích nghi giống bò sữa Holstein Friesian Cu Ba và dùng đực giống
bò này cho lai với bò cái vàng địa phương có chọn lọc (công thức Hà - Việt) bò cái Lai
Sind (công thức Hà - ấn) và với bò cái Sind thuần (HF x Sind) để chọn công thức lai
tốt nhất.
Từ kết quả xác định công thức lai nhận thấy: Dùng bò cái Lai Sind cho lai với bò đực
giống HF và cho lai cấp tiến để đạt 75% HF, có bò lai F1 1/2, F2 3/4, F2 5/8 HF lấy
sữa, sản lượng sữa cao hơn hẳn so với lai với bò nội (Hà Việt). Nếu đàn bò cái nền là
bò Sind thuần thì hiệu quả lai tạo và cho sữa còn cao hơn. Từ đó đã đề xuất với cơ
quan quản lý và các nông trường, Trung tâm có nuôi bò Sind và bò Sahiwan thuần,
dành một tỷ lệ đàn cái nhất định cho lai với đực giống HF tạo bò lai hướng sữa năng
suất cao để nhân đàn và xây dựng đàn hạt nhân.
d. Sử dụng 4 dòng: International, Ceiling, Tauro và Rocky giống bò Holstein Friesian
phối giống với 4 nhóm bò cái lai Sind và theo dõi năng suất con sinh của chúng.
Chúng tôi nhận thấy dòng Ceiling cho sản lượng sữa (2215,71  198,75 kg/sữa/chu kỳ
305 ngày) và gia trì giống PD cao nhất và cao hơn sản lượng sữa bình quân (1840,56 
171,82 kg sữa/kg chu kỳ) của 4 dòng gộp lại. Sau đó là dòng Tauro nhưng sản lượng
sữa cũng chỉ đạt 1702,85  163,16 kg sữa/chu kỳ. Từ đó ta đã chọn được đực giống

222 (giá trị giống PD 331,48) đực giống số223 (PD 277,57) và đực giống số 109 (PD
218,02) dòng Ceiling và đực giống số 205 (PD 106,61) dòng Tauro nuôi sản xuất tính
đông lạnh dùng trong phối giống tạo đàn bò lai hướng sữa. Kết quả nghiên cứu này có
ý nghĩa khoa học và sản xuất rất lớn, dùng bò đực giống HF, nhưng dùng dòng Ceiling
(thiếu thì bổ sung dòng Tauro với tỷ lệ thấp) để phối giống đã tạo được đàn bò lai
hướng sữa năng suất cao hơn hẳn so với trước đây.
e. Ngay từ đầu, nhất là từ những năm 70 cùng với nghiên cứu về lai giống ta đã nghiên
cứu thích nghi nhiều giống cỏ trồng, chọn được một số giống có năng suất cao như cỏ
voi Napier (pennisetum purpureum) cỏ voi lai Kingrass, cỏ Ghine (Panicum
Maximum), cỏ Pangola Pa32 (Digitaria descumbens) cỏ Ruzi (Brachiaria ruziziensis)
cỏ Stylo (Stylosanthes gracilis) và cây keo dậu (Leucanaleucocephala) dùng cho ăn tại
chuông, cắt ủ chua, phơi khô dự trữ và đã một thời (19971-1974) có cả cải bắt cây
mạch ba góc là nguồn thức ăn xanh thô và nhiều nước rất tốt cho nuôi bò sữa.
Cùng giải quyết nguồn thức ăn, đã nghiên cứu xác định chế độ dinh dưỡng cho bò lai:
- 7425 Kcal NLTĐ (tương ứng 3,17 ĐVTA), 427 g protein, 18g Ca và 14 g P/ngày cho
bê lai từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, bê đạt khối lượng 107 - 116 kg.
5


- 17250 Kcal NLTĐ (tương ứng 6,9 ĐVTĂ), 924 g protein, 36 g Ca và 18 g P/ngày
cho bê hậu bị 7 - 24 tháng tuổi, bê đạt khối lượng phối giống lứa đầu (280 - 300 kg).
- 29.125 KCal NLTĐ (tương ứng 11,65 ĐVTA), 1467 g protein, 85 g Canxi, 36g
P/ngày cho bò cái vắt sữa có khối lượng 350 - 400 kg.
Kết quả sản lượng sữa của bò lai hướng sữa đã đạt: F1 1/2; HF 2788 - 3414 kg; F2 3/4
HF 3008-3615 kg sữa/chu kỳ ở miền Bắc và F1 1/2 HF 3643  135; F2 3/4 HF 3795 
109; F3 7/8 HF 3414  86 kg sữa/chu kỳ ở phía Nam, không thua kém Cu Ba (3565
kg/chu kỳ) và các nước Châu Mỹ La Tinh: Verezuela (3235 kg/chu kỳ), cao hơn các
nước Châu á: ấn Độ (3097 kg/chu kỳ). Pakistan (3113 kg/chu kỳ), Thái Lan (2745
kg/chu kỳ) và các nước Châu Phi: Ecthiopia (2079 kg/chu kỳ).
f. Công tác quản lý giống bò sữa bước đầu đã được triển khía trong dự án phát triển

giống bò sữa Quốc gia. Từ năm 2001 để tăng cường công tác quản ký giống bò sữa, dự
án chú trọng công tác giám định, bình tuyển, làm hồ sơ lý lịch và gắn số tai cho đàn
bò. Đến nay dự án đã ghi phiếu các thể và gắn số tai cho 14413 con bò cái lai hướng
sữa (F1 HF; F2 HF; F3HF) và Holstein thuần. Ngoài ra, dự án đã bấm số tai cho 4226
bò lai Sind để lai tạo bò hướng sữa.
Như vậy, ở nước ta trước đây chưa có bò sữa, đến năm 2015 chúng ta đã có khoảng
64.000 bò sữa, với sản lượng sữa bình quân 3200 - 3400 kg sữa/cái vắt sữa/năm đã đáp
ứng trên 10% nhu cầu sữa trong nước. Đạt được thành quả trên là do có sự đóng góp
hết sức to lớn của đội ngũ cán bộ khoa học chăn nuôi trong cả nước, trong đó có đội
ngũ cán bộ khoa học của Viện Chăn nuôi.
Năm 2000, nhân dịp kỷ niệm 55 năm quốc khánh 2/9 và 990 năm Thăng Long Hà Nội,
"Công trình nghiên cứu bò lai hướng sữa " đã được nhà nước trao tặng giải thưởng
khoa học công nghệ Nhà Nước”. Đó là sự ghi nhận thành tựu nghiên cứu của các nhà
khoa học về bò sữa của Việt Nam trong suốt 40 năm qua. (Trần Trọng Thêm, 2004)
2.2. Những đặc điểm chính về cấu tạo và chức năng cơ quan sinh dục bò cái
Cơ quan sinh dục bò cái gồm những bộ phận chủ yếu sau: Buồng trứng, ống dẫn trứng,
tử cung, âm đạo, và âm hộ.
2.2.1. Buồng trứng (Ovarium)
Buồng trứng của bò gồm một đôi treo ở cạnh trước dây chằng rộng gần một sừng tử
cung, cạnh trước của xương ngồi hay ở phía dưới sừng tử cung. Buồng trứng thường
nằm trong xoang chậu khi chưa sinh sản.
Hình dáng của buồng trứng rất đa dạng, nhưng phần lớn có hình bầu dục hoặc hình ô
van dẹt, không có lõm rụng.
Bên ngoài buồng trứng là một lớp màng liên kết, bên trong được chia làm hai miền:
miền vỏ và miền tuỷ. Hai miền này được cấu tạo bằng líp mô liên kết sợi xốp tạo cho
6


buồng trứng một chất đệm. Trên buồng trứng của bò có từ 70.000-100.000 noãn bào ở
các giai đoạn phát triển khác nhau. Tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp được phân bố

tương đối đồng đều. Tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng. Noãn
bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là các tế bào noãn. Khi noãn bào chín sẽ được
nổi lên trên bề mặt buồng trứng. Đến một giai đoạn nhất định, noãn bào vỡ ra, tế bào
trứng theo dịch noãn bào đi vào loa kèn và đi vào ống dẫn trứng. Nơi noãn bào sẽ vỡ
ra hình thành thể vàng và thể vàng tồn tại phụ thuộc vào tế bào trứng được thụ tinh hay
không thụ tinh. Nếu tế bào trứng không được thụ tinh thì thể vàng tồn tại không lâu,
rồi tan biến mất. Còn trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại tới khi sinh đẻ. Thể vàng
tồn tại sẽ tiết ra Progesterone.
Buồng trứng ngoài chức năng sinh ra tế bào trứng còn tiết ra dịch nội tiết (trong đó có
hormone Oestrogen)
2.2.2. Ống dẫn trứng (Ovidustus)
Ống dẫn trứng của bò nằm trên màng treo ống dẫn trứng, một đầu thông với xoang
bụng gần sát buồng trứng và có hình loa kèn. Đầu kia thông với một sừng tử cung.
Có thể chia ống dẫn trứng thành 4 đoạn chức năng: Đoạn tua diềm, phễu, ống dẫn
trứng và đoạn eo của ống dẫn trứng (Nguyễn Tấn Anh,1995).
Ống dẫn trứng được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài là lớp sợi liên kết
- Lớp giữa là lớp cơ
- Lớp trong là lớp niêm mạc
Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau
và đồng thời một lúc. Dịch ống dẫn trứng cung cấp điều kiện thích hợp cho sự thụ tinh
và phân chia của phôi bào gồm chất dinh dưỡng và bảo vệ cho tinh trùng, noãn bào và
hợp tử, phôi sau đó.
Ngoài ra niêm mạc ống dẫn trứng và tử cung còn tiết ra men hyaluronidaza tham gia
vào quá trính thụ tinh (Xukhaep, 1975, V.S.Sipilep, 1976).
2.2.3. Tử cung (Uteus)
Tử cung của bò hình sừng cừu, nhìn từ ngoài vào trong gồm cổ tử cung, thân tử cung
và sừng tử cung. Đối với bò cái tơ thì toàn bộ tử cung nằm trong xoang chậu, khi đẻ
nhiều lứa thì tử cung nằm trong xoang bụng.
a. Cổ tử cung

Là phần cuối cùng của tử cung, cổ tử cung tròn thông với âm đạo và luôn đóng, chỉ mở
khi hưng phấn cao độ, lúc sinh đẻ hay khi bị bệnh lý.

7


b. Thân tử cung
Ở bò thân tử cung ngắn, và được nối giữa sừng tử cung và cổ tử cung
c. Sừng tử cung
Sừng tử cung ở bò gồm 2 sừng : trái và phải, 2 sừng này gắn với thân tử cung và dính
lại với nhau tạo thành một lõm hình lòng máng phía trên của tử cung gọi là rãnh đầu tử
cung.
Tử cung cũng được cấu tạo bởi 3 lớp:
- Lớp ngoài cùng là lớp liên kết sợi mỏng
- Lớp giữa là lớp cơ trơn: đây là lớp cơ khoẻ nhất trong cơ thể, nó giữ vai trò quan
trọng trong việc đẩy thai ra ngoài.
- Lớp trong cùng là lớp niêm mạc: niêm mạc tử cung bò gấp nếp nhiều lần làm cho tử
cung không đồng đều tạo thành những thuỳ, gọi là thuỳ hoa nở.
Tử cung là nơi làm tổ của hợp tử, ở đây hợp tử sau này là thai và phát triển được là
nhờ dưỡng chất từ cơ thể mẹ thông qua lớp nội mạc tử cung cung cấp. Giai đoạn đầu
phần hợp tử sống được một phần dựa vào noãn hoàng, một phần dựa vào "sữa tử cung"
thông qua cơ chế thẩm thấu. Sau này giữa mẹ và con hình thành hệ thống nhau thai.
Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ một vai trò chủ chốt trong qúa trình sinh sản như
vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hoà chức năng của thể vàng, đảm nhận
sự làm tổ, mang thai và đẻ.
2.2.4. Âm đạo (Vagina)
Âm đạo là cái ống tròn để chứa cơ quan sinh dục khi giao phối, đồng thời là bộ phận
cho thai đi ra ngoài trong quá trình sinh đẻ.
Trước âm đạo là tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh (hymen) che lỗ âm đạo.
Cấu tạo âm đạo cũng được chia làm 3 lớp: tổ chức liên kết ở ngoài, cơ trơn ở giữa, lớp

niêm mạc ở trong.
2.2.5. Các bộ phận khác
Ngoài các bộ phận trên thì cơ quan sinh dục bò cái còn có : âm môn, âm vật, âm đạo.
Đây là những bộ phận sinh dục bên ngoài, có thể nhìn, sợ và quan sát được.
2.3. Đặc điểm sinh lý, sinh sản của bò cái
2.3.1. Sự thành thục về tính
Khi cơ quan sinh dục của gia súc cái phát triển đến mức độ hoàn thiện, buồng trứng có
noãn bào chín, có trứng rụng và trứng có khả năng thụ thai, tử cung cũng biến đổi theo
và đủ điều kiện cho thai phát triển trong tử cung. Những dấu hiệu động dục trên xuất
hiện với gia súc ở tuổi như vậy gọi là thành thục về tính. Trong thực tế, sự thành thục
8


về tính thường sớm hơn sự thành thục về thể vóc. Sự thành thục về tính và thể vóc phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như giống, dinh dưỡng, ngoại cảnh... Nếu bò lai hướng sữa
nuôi dưỡng tốt thì sự thành thục về tính lúc 12 tháng tuổi, còn thể vóc đảm bảo cho
cho sự phối giống thì từ 15 tháng tuổi trở lên (Theo Sipilop, 1967) và (TXL,1999). Đối
với bò Holstein Friesian nếu cho ăn đầy đủ, chăm sóc tốt thì có thể thành thục lúc 1012 tháng tuổi.
2.3.2. Chu kỳ tính (Chu kỳ động dục)
Khi đã thành thục về tính thì những biểu hiện tính dục của bò được diễn ra liên tục và
có tính chu kỳ. Các noãn bào trên buồng trứng phát triển đến độ chín nổi cộm lên trên
bề mặt buồng trứng gọi là nang Graaf. Khi nang Graaf vỡ thì trứng rụng gọi là sự rụng
trứng. Mỗi lần rụng trứng con vật có những biểu hiện tính dục ra bên ngoài gọi là chu
kỳ động dục. Trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng có chu kỳ, 1 chu kỳ động
dục của bò thường là 21 ngày và dao động 17-24 ngày. Quá trình trứng chín và rụng
chịu sự điều hoà chặt chẽ của hormone. Trên cơ sở đó có nhiều tác giả chia chu kỳ
sinh dục ra làm 2 pha:
- Pha Folliculin: gồm toàn bộ biểu hiện trước khi rụng trứng.
- Pha Lutein: Gồm những biểu hiện sau khi rụng trứng và hình thành thể vàng.
Trong các chu kỳ động dục của bò có nhiều tác giả đã đề cập đến các đợt sóng nang

(Foliculas Ware).
Sóng nang là sự phát triển đồng loạt của một số bao noãn ở cùng một thời gian. Các
công trình nghiên cứu theo dõi sự phát triển buồng trứng Invivo bằng phương pháp nội
soi và siêu âm được nhiều tác giả công bố. Các tác giả cho thấy ở bò trong một chu kỳ
thường có 2-3 sóng nang phát triển (một số ít có 4 đợt). Đợt 1 bắt đầu diễn ra sau khi
rụng trứng, vào ngày thứ 3-9 của chu kỳ. Đợt 2 vào ngày 11-17 và đợt 3 vào ngày 1820. Mỗi đợt sóng nang có thể huy động tới 15 nang, kích thước từ 5-7mm. Sau này có
một số nang phát triển hơn gọi là nang trội (nang khống chế), kích thước của nang
khống chế ở đợt 1, 2, 3 có thể đạt tới 12-15mm và các kích thước nang tương ứng
quan sát thấy vào ngày thứ 6,13,21 (Salin,1987,Monget,Inter-Ag,1994)
Đặc điểm quan trọng trong các đợt phát triển nang là sự phát triển có tính tự điều khiển
và cạnh tranh giữa các nang. Mỗi đợt có 1-2 nang trội, vài nang lớn phát triển và sự
phát triển của các nang khác bị kìm hãm. Tuy vậy, khi thể vàng còn tồn tại thì nang
không chế và nang lớn sẽ bị thoái hoá, chỉ có đợt cuối cùng khi thể vàng không còn thì
nang khống chế mới phát triển tới chín và quá trình rụng trứng mới được xảy ra. Do
đặc điểm này các đợt phát triển nang gọi là sóng phát triển. Trong mỗi đợt sóng như
vậy sự tồn tại của các nang không phải nang khống chế dao động 5-6 ngày
(Irelan,1987; Forture và cs, 1988). Riêng nang khống chế có thể phát triển nhanh sau
ngày 18 của chu kỳ, tốc độ phát triển của nang khống chế ở thời điểm này có thể đạt
9


1,6mm/ngày (Forture và cs,1998, Savio và ctv, 1998) (trích Hoàng Kim Giao và
Nguyễn Thanh Dương, 1997)
Ở bò chu kì động dục thường kéo dài 21 ngày, thời gian động dục thường kéo dài 25 36 giờ (V.S. Sipilop, 1967), chu kì động dục ở gia súc mang tính đặc trưng theo loài.
Chu kì động dục của bò được chia làm 4 giai đoạn :
- Giai đoạn trước động dục
- Giai đoạn động dục
- Giai đoạn sau động dục
- Giai đoạn cân bằng sinh học
2.3.3. Sự điều tiết thần kinh thể dịch đến hoạt động sinh dục

Hoạt động sinh sản chịu sự điều tiết chặt chẽ của hệ thần kinh và thể dịch. Hệ thần
kinh thông qua các cơ quan nhạy cảm là nơi tiếp nhận tất cả các xung động của ngoại
cảnh vào cơ thể, trước tiên là đại não và vỏ não mà trực tiếp là vùng dưới đồi
(Hypothalamus) tiết ra các chất kích thích (yếu tố giải phóng) kích thích thuỳ trước
tuyến yên tiết FSH (Folicullin Stimulating Hormone) và LH. Hai hormone này theo
mạch máu tác động vào buồng trứng làm nang trứng phát triển đến mức độ chín và tiết
ra oestrogen.
Trong quá trình sinh lý bình thường khi gia súc đến tuổi trưởng thành, buồng trứng đã
có nang phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ thể đã có sẵn một lượng nhất
định về oestrogen. Chính hormone này tác động lên trung khu vỏ đại não và ảnh
hưởng đến vỏ đại não tạo điều kiện cho sự xuất hiện và lan truyền các xung động thần
kinh gây tiết GnRH chu kỳ (Gonadotropin Realising Hormone hay là hormone giải
phóng FRH và LRH)
FRH (Folliculin Realising Hormone)
LRH (Lutein Realising Hormone)
FRH và LRH gọi chung là GnRH
FRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết FSH (Folicullin Stimulating Hormone). Kích
tố này kích thích sự phát triển của noãn nang buồng trứng, noãn nang phát triển trứng
chín, lượng oestrogen tiết ra nhiều hơn, Oestrogen tác động vào các bộ phận sinh dục
thứ cấp đồng thời tác động lên trung tâm Hypothalamus, vỏ đại não gây nên hiện
tượng động dục, LRH kích thích thuỳ trước tuyến yên tiết ra hormone kích thích hoàng
tố LH (Lutein hormone). LH tác động vào buồng trứng làm trứng chín muồi. Kết hợp
với FSH làm noãn bào vỡ ra va gây ra hiện tượng thải trứng, hình thành thể vàng và
PRH (Prolactin Realising Hormone) kích thích thuỳ trước tuyến yên phân tiết LTH
(Lutein tropin hormone), LTH tác động vào buồng trứng duy trì sự tồn tại của thể
10


vàng, kích thích thể vàng phân tiết Progesterone. Progesterone tác động lên tuyến yên,
ức chế tuyến yên phân tiết FSH và LH làm cho quá trình động dục chấm dứt.

Progesterone tác động vào tử cung làm cho tử cung dày lên tạo cơ sở tốt cho việc làm
tổ hợp tử - phôi lúc ban đầu (tạo sữa tử cung), nên con vật có chửa thể vàng tồn tại
suốt thời gian mang thai, có nghĩa là lượng progesteron được duy trì với nồng độ cao
trong máu. Nếu không có chửa thì thể vàng tồn tại đến ngày thứ 15-17 của chu kỳ sau
sau đó teo dần, cũng có nghĩa là hàm lượng Progesterone giảm dần , giảm đến mức
nhất định nào đó rồi nó lại cùng với một số nhân tố khác kích thích vỏ đại não,
Hypothalamus, tuyến yên, lúc này tuyến yên ngừng phân tiết LTH, tăng cường phân
tiết FSH và LH, chu kỳ sinh dục mới lại hình thành.
Sự liên hệ giữa Hypothalamus, tuyến yên và tuyến sinh dục để điều hoà hoạt động sinh
dục của gia súc cái không chỉ theo chiều thuận mà còn theo cơ chế điều hoà ngược. Cơ
chế điều hoà ngược đóng vai trò quan trọng trong việc giữ "cân bằng nội tiết"
Lợi dụng cơ chế điều hoà ngược này người ta sử dụng một lượng Progesterone hay
một lượng hormone khác đưa vào cơ thể để điều khiển chu kỳ tính hay chu kỳ động
dục ở gia súc cái.
Khi đưa một lượng Progesterone vào cơ thể làm cho hàm lượng Progesterone trong
máu tăng lên. Theo cơ chế diều hoà ngược, trung khu điều khiển sinh dục ở
Hypothalamus bị ức chế, kìm hãm sự tiết các kích tố của tuyến yên, làm cho noãn bao
tạm ngừng phát triển, do đó làm cho chu kỳ động dục tạm thời ngừng lại. Sau khi kết
thúc sử dụng Progesterone, hàm lượng này trong máu sẽ giảm xuống đột ngột,sự kìm
hãm được giải toả, trung khu điều khiển sinh dục được kích thích, kích tố FSH lại
được bài tiết đã kích thích sự phát triển của noãn bao làm cho chu kỳ động dục của gia
súc được trở lại hoạt động. Hiệu quả tác động sẽ cao hơn nếu có sự kết hợp của một số
loại hormone khác như HTNC, Oestrogen, LH ....

11


×