Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

một số chỉ tiêu huyết học của giống gà nòi nuôi tại hộ gia đình thuộc xã xuân hiệp, huyện trà ôn tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CỦA
GIỐNG GÀ NÒI NUÔI TẠI HỘ GIA ĐÌNH
THUỘC XÃ XUÂN HIỆP, HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THÚ Y

Cần Thơ, 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH THÚ Y

MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CỦA
GIỐNG GÀ NÒI NUÔI TẠI HỘ GIA ĐÌNH
THUỘC XÃ XUÂN HIỆP, HUYỆN TRÀ ÔN
TỈNH VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện


ThS. CHÂU THỊ HUYỀN TRANG

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG
MSSV: LT11662
LỚP: LT THÚ Y K37

Cần Thơ, 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
---Đề tài: Một số chỉ tiêu huyết học của giống gà Nòi nuôi tại hộ gia đình
thuộc xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Do sinh viên: …………………… thực hiện tại.............................................
từ …………………………. đến………………………….

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …


Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt Giáo viên hƣớng dẫn

Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƢD

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi đến Ba Mẹ, ngƣời đã cho tôi một cơ thể khỏe mạnh, nuôi dạy tôi
nên ngƣời, giúp tôi luôn lạc quan trƣớc mọi khó khăn bằng tấm lòng biết ơn
sâu sắc nhất.
Quý thầy cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi Thú y đã cung cấp những
kiến thức quý báu trong quá trình tôi học tập.
Chân thành biết ơn cô Châu Thị Huyền Trang đã hết lòng dạy dỗ, động
viên, nhiệt tình hƣớng dẫn trong quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Chân thành biết ơn Thầy Trần Ngọc Bích, cố vấn học tập đã tận tình dạy
bảo, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và
luôn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cám ơn gia đình anh Trần Trọng Nhân đã tận tình giúp đỡ tôi
trong việc thu thập mẫu.
Cám ơn các bạn lớp TYLT K37 và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, chia sẽ
những kinh nghiệm trong thời gian tôi học tại trƣờng.

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

iii



MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
TRANG DUYỆT ............................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG ...................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH ...................................................................................... viii
Chƣơng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 1
Chƣơng 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................ 2
2.1. Tình hình nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý máu trên gà ........................... 2
2.2. Sơ lƣợc về giống gà nghiên cứu .............................................................. 3
2.3. Đại cƣơng về máu ................................................................................... 4
2.3.1. Thành phần và tính chất lý hóa của máu........................................... 5
2.3.2. Một số chỉ tiêu sinh lý máu theo dõi ................................................. 6
Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 16
3.1. Nội dung ................................................................................................ 16
3.2. Phƣơng tiện nghiên cứu......................................................................... 16
3.2.1. Thời gian, địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu ................................. 16
3.2.2. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất .......................................................... 16
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 17
3.3.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................. 17
3.3.2. Phƣơng pháp thu thập mẫu ............................................................. 17
3.3.3. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý...................................... 18

iv



3.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................... 22
3.3.5. Xử lý số liệu .................................................................................... 22
Chƣơng 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN .............................................................. 23
4.1. Kết quả các chỉ tiêu huyết học trên giống gà Nòi nuôi tại xã Xuân Hiệp,
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long .................................................................. 23
4.2. Ảnh hƣởng của lứa tuổi đến các chỉ tiêu huyết học trên giống gà Nòi
nuôi tại xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ........................... 24
4.3. Ảnh hƣởng của giới tính đến các chỉ tiêu huyết học trên giống gà Nòi
nuôi tại xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long ............................. 25
4.4. Ảnh hƣởng của giới tính và lứa tuổi đến các chỉ tiêu huyết học trên
giống gà Nòi nuôi tại xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long........ 26
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 28
5.1. Kết luận ................................................................................................. 28
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 29
PHỤ CHƢƠNG ............................................................................................... 31

v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
M.C.V: Mean Corpuscular Volume.
M.C.H: Mean Corpuscular Hemoglobin.
M.C.H.C: Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration.
EDTA.K3: EthyleneDiamineTetraaceticAcid.

vi



DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Theo dõi các chỉ tiêu huyết học.

Bảng 4.1

Kết quả các chỉ tiêu huyết học trên giống gà Nòi

16

nuôi tại xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long.
Bảng 4.2

23

Ảnh hƣởng của lứa tuổi đến các chỉ tiêu huyết học
trên giống gà Nòi nuôi tại xã Xuân Hiệp, huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Bảng 4.3

24


Ảnh hƣởng của giới tính đến các chỉ tiêu huyết học
trên giống gà Nòi nuôi tại xã Xuân Hiệp, huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

Bảng 4.4

25

Ảnh hƣởng của giới tính và lứa tuổi đến các chỉ tiêu
huyết học trên giống gà Nòi nuôi tại xã Xuân Hiệp,
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

vii

26


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Gà Nòi

4


Hình 2.2

Hồng cầu ở gia cầm

7

Hình 2.3

Bạch cầu hạt trung tính (Neutrophil)

11

Hình 2.4

Bạch cầu ái toan, Eosinophil

12

Hình 2.5

Bạch cầu ái kiềm, Basophil

13

Hình 2.6

Bạch cầu đơn nhân (Monocyte)

13


viii


TÓM LƢỢC
Đề tài “ Một số chỉ tiêu huyết học của giống gà Nòi nuôi tại hộ gia đình
thuộc xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm
mục đích xác định các chỉ tiêu huyết học của giống gà Nòi tại tỉnh Vĩnh Long,
cụ thể trên gà nuôi tại xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Thời gian
thực hiện đề tài từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013. Chúng tôi đã tiến hành
phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu của 43 gà Nòi ở 2 lứa tuổi 3-4 tháng tuổi và
9-10 tháng tuổi. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu sinh lý máu biến động trong
giới hạn sinh lý bình thường, cụ thể như sau: số lượng hồng cầu: 3,39±0,39
(106/mm3), số lượng bạch cầu: 21,64±1,51 (103/mm3), hàm lượng huyết sắc tố:
9,45±0,69 (g%), tỷ lệ huyết cầu: 30,63±3,68 (%) và các chỉ số Wintrobe:
M.C.V: 91,18±13,07 (μ3), M.C.H: 28,13±2,97 (pg), M.C.H.C: 31,26±4,05 (%).
Chúng tôi ghi nhận được độ tuổi gà Nòi ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý
gồm có số lượng hồng cầu, huyết sắc tố ở giai đoạn 3-4 tháng tuổi thấp hơn
giai đoạn 9-10 tháng tuổi (p<0,05). Kết quả cũng cho thấy, giới tính ảnh
hưởng lớn đến một số chỉ tiêu huyết học; cụ thể trên gà trống số lượng hồng
cầu (3,53±0,38) cao hơn gà mái (3,26±0,36). So sánh giữa giới tính và lứa
tuổi thì ở gà mái lứa tuổi 9-10 tháng có số lượng hồng cầu (3,42±0,26) cao
hơn lứa tuổi 3-4 tháng tuổi và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

ix


Chƣơng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nƣớc ta là nƣớc nông nghiệp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, địa hình đồi
và những khu đất trống, vƣờn cây ăn trái rất thích hợp để chăn nuôi gà thả

vƣờn. Trong các giống gà thả vƣờn, gà Nòi là giống gà có khả năng thích nghi
và chịu đựng khá tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam nói chung và Đồng Bằng
Sông Cửu Long nói riêng. Ƣu điểm lớn của giống gà này là có khả năng chống
chịu cao với một số loại bệnh. Chất lƣợng thịt đƣợc thị trƣờng chấp nhận và
tiêu thụ ngày càng nhiều (Lê Văn Liễn và Phạm Ngọc Uyển, 1985). Hiện tại,
đã có nhiều nghiên cứu về các giống gà địa phƣơng nhằm mục đích khảo sát
khả năng sinh trƣởng, sinh sản (Lê Văn Luyễn và Phạm Ngọc Uyển, 1985,
Nguyễn Duy Hoan và ctv, 2001). Tuy nhiên, chỉ có một số ít nghiên cứu về
chỉ tiêu sinh lý máu trên giống gà Nòi (Nguyễn Thanh Duyên, 2012), (Lê Thị
Bé Ngoan, 2012). Việc nghiên cứu những chỉ tiêu này không những biết đƣợc
tình trạng sinh lý bình thƣờng mà còn giúp chẩn đoán tình trạng bệnh lý của
vật nuôi. Từ đó để ngƣời chăn nuôi có những biện pháp chăm sóc nuôi dƣỡng
và phòng trị bệnh tốt hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đƣợc sự đồng ý của Bộ môn Thú Y và dƣới sự hƣớng dẫn của cô Châu Thị
Huyền Trang - khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học
Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Một số chỉ tiêu huyết học của
giống gà Nòi nuôi tại hộ gia đình thuộc xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long”.
Mục tiêu của đề tài
Xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu trên giống gà Nòi đƣợc nuôi tại hộ gia
đình thuộc xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Xác định mức độ ảnh hƣởng của tuổi và giới tính đến các chỉ tiêu khảo sát.

1


Chƣơng 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý máu trên gà
Theo nghiên cứu gần đây của tác giả Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Hằng
(2012), số lƣợng hồng cầu, bạch cầu và hàm lƣợng Hemoglobin trên gà kiểm

tra ở thời điểm 42 ngày tuổi thì cao hơn rõ rệt lúc giai đoạn 28 ngày tuổi.
Tƣơng tự Nguyễn Thanh Duyên (2012) và Lê Thị Bé Ngoan (2012), khi
tiến hành kiểm tra hồng cầu, bạch cầu, hàm lƣợng Hemoglobin trên giống gà
Nòi ở tỉnh Kiên Giang. Bằng phƣơng pháp thông dụng thƣờng áp dụng trong
nghiên cứu sinh lý máu gia cầm nhƣ đếm số lƣợng hồng cầu bằng buồng đếm
huyết hồng cầu, đếm số lƣợng bạch cầu gián tiếp, định hàm lƣợng
Hemoglobin bằng huyết sắc kế Sahli, thu đƣợc kết quả là số lƣợng hồng cầu,
hàm lƣợng Hemoglobin ở gà lúc 3-4 tháng tuổi thấp hơn gà lúc 7-8 tháng tuổi
nhƣng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thƣờng.
Nguyễn Duy Hoan và ctv (2001), theo dõi các chỉ tiêu sinh lý máu của
giống gà Mèo đƣợc nuôi ở 540 hộ tại huyện Hòa An, Hà Quảng, Quảng Hòa
(Cao Bằng) cho thấy hàm lƣợng hồng cầu và Hemoglobin tăng dần theo tuổi,
phù hợp với quy luật biến thiên chung của gia cầm và các nghiên cứu trƣớc đó
cũng có kết quả tƣơng tự. Lúc thành thục (28-29 tuần tuổi), lƣợng hồng cầu
đạt 3,07 triệu/ml và Hemoglobin: 11,13g% tƣơng ứng với các giống gà nội
khác. Bạch cầu tổng số tăng từ 26,17 ngàn/ml ở 21 ngày lên 29,17 ngàn/ml lúc
thành thục. Theo tác giả Trịnh Xuân Cƣ (1997), bạch cầu ở gà Ác 32,44
ngàn/ml, gà Hổ 33,64 ngàn/ml, tác giả Trịnh Hiến Thắng (1995), bạch cầu ở
gà là 30 ngàn/ml và tác giả Nikintin V.N (1978), bạch cầu tổng số ở gà trƣởng
thành là 30 ngàn/ml.
Nguyễn Quế Côi và ctv (2000), nghiên cứu trên gà Ri, gà Hồ, gà Đông Tảo
đƣợc nuôi tại Trại thí nghiệm chăn nuôi An Khánh – Hoài Đức – Hoài Tây về
các chỉ tiêu sinh lý máu. Kết quả thu đƣợc số lƣợng hồng cầu của gà Ri và gà
Hồ trƣởng thành cao hơn hẳn lúc 8 tuần tuổi (3,38; 2,8; 3,25 và 2,5), gà Đông
Tảo bạch cầu gà trƣởng thành cao hơn hẳn lúc 8 tuần tuổi.

2


Năm 1985, tác giả Lê Văn Liễn và Phạm Ngọc Uyển nghiên cứu trên các

đối tƣợng: gà Ri thuần chủng nguồn gốc từ Trung Tâm Nghiên Cứu Gia Cầm
Vạn Phúc – Viện Chăn Nuôi, gà Ri có nguồn gốc trong dân, gà H’ mông
nguồn gốc từ Sơn La nuôi tại Trại Nghiên Cứu Thực Nghiệm Thức Ăn Chăn
Nuôi – Viện Chăn Nuôi, gà Tè (chân lùn), gà Tam Hoàng, gà Kabir. Kết quả
cho thấy số lƣợng bạch cầu là một trong những chỉ tiêu để xét đoán phản ứng
đề kháng của cơ thể vật nuôi, với biến động rất lớn về số lƣợng bạch cầu trên
cả năm giống gà. Sự dao động lớn nhất là ở gà H’mông. Bạch cầu tổng số của
các giống gà nhập ngoại có xu hƣớng dao động hẹp hơn có lẽ do chúng đƣợc
nuôi theo phƣơng thức khác và đƣợc tiêm đầy đủ các loại vacxin theo quy
trình tiêm phòng.
2.2. Sơ lƣợc về giống gà nghiên cứu
Gà thả vƣờn gồm những giống nhƣ gà nội: Ri, Ripha, Lƣơng Phƣợng, Tàu
vàng, gà Tre, gà Nòi, v.v... có lịch sử hàng nghìn năm gắn liền với phƣơng
thức sản xuất tự cấp tự túc của ngƣời nông dân Việt Nam. Gà đƣợc nuôi thả
quảng canh tự kiếm mồi là chính và cho ăn thêm một phần phế phụ phẩm
nông nghiệp. Ngày nay, gà thả vƣờn có thể nuôi theo hƣớng công nghiệp hoặc
bán công nghiệp nhƣng vẫn giữ đƣợc những ƣu điểm nhƣ khả năng chống chịu
bệnh tốt, tăng trọng khá, nhu cầu tiêu thụ loại gà này trên thị trƣờng ngày càng
tăng. Tuy nhiên, vẫn có nhƣợc điểm năng suất trứng thấp chỉ đạt 60 – 100
quả/mái/năm vì tính ấp cao, gà nuôi thịt sau 3,5 – 4,5 tháng tuổi chỉ đạt 1,3 –
1,5 kg/con.
Nếu so với gà công nghiệp thì gà nuôi thả vƣờn có những ƣu điểm
+ Rất dễ nuôi, có sức đề kháng cao, có khả năng tận dụng thức ăn, thịt gà
thơm, ngon.
+ Đầu tƣ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi thấp, phù hợp với điều kiện nuôi
nông hộ, kể cả tại các vùng sâu, vùng xa là những nơi mà điều kiện đầu tƣ vốn
liếng khó khăn.

3



● Gà Nòi

Hình 2.1. Gà Nòi
Giống gà này thƣờng có ở khắp các miền Việt Nam, thƣờng gọi là gà Chọi,
gà Đá thƣờng nuôi để chọi nhau, lai với gà ta nuôi thịt.
Trọng lƣợng
+ Gà mái: 2,0 – 2,5 kg.
+ Gà trống: 3,0 – 4,0 kg.
Thời gian đạt trọng lƣợng thịt: 5 tháng.
Thời gian gà mái bắt đầu đẻ là 7 tháng, đẻ trứng ít, trứng màu hồng.
2.3. Đại cƣơng về máu
Trong cơ thể máu có nhiệm vụ cung cấp dƣỡng chất cho các tế bào và tổ
chức hoạt động. Máu đƣa những chất thải đến các cơ quan bài tiết, là mối liên
hệ bên trong giữa các tổ chức và các khí quan. Ngoài ra, máu còn có chức
năng bảo vệ cơ thể nhƣ thực bào, hình thành kháng thể, giữ thăng bằng áp lực
kéo của tế bào, điều tiết nƣớc và xúc tiến quá trình tản nhiệt trong cơ thể. Với
chức năng nhƣ vậy, có thể nói máu là một dung môi sống của các cơ quan, tổ
chức và các tế bào của cơ thể, nó tạo hoàn cảnh ổn định cho các tế bào hoạt
động. Vì vậy, trong trạng thái sinh lý bình thƣờng thì thành phần tính chất của
máu có những chỉ tiêu tƣơng đối ổn định và chỉ thay đổi trong một phạm vi
nhất định. Khi cơ thể bị bệnh thì tính chất, thành phần của máu có những thay
đổi tƣơng ứng, đặc trƣng mà chúng ta có thể dựa vào để chẩn đoán bệnh (Hồ
Văn Nam, 1982).
4


2.3.1. Thành phần và tính chất lý hóa của máu
Máu là một mô liên kết đặc biệt gồm hai thành phần:
- Phần đặc là hồng cầu chiếm 45% thể tích.

- Phần lỏng là huyết tƣơng chiếm 55% thể tích.
- Thành phần hữu hình gồm có hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
- Thành phần hóa học của huyết tƣơng có thể tóm tắt theo sơ đồ sau:
HUYẾT TƢƠNG
Nƣớc 90-92%

Vật chất khô 8-10%

Chất hữu cơ 9%

Chất chứa Nitrogen

Protein

Chất khoáng 1%

Chất không chứa Nitrogen

Phi Protein

Albumin

Amino acid tự do

Glucose, acid béo

Na, Ca, K,

Globulins


Urea, acid uric

Glycerol, mỡ

Mg, Fe, Cu,

Fibrinogen

Creatinine

Cholesterol, các

Zn,Cl, P, S,

Polypeptide

Bilirubin

sản phẩm trung

I.....

Enzyme

gian khác, các

Kháng thể

vitamin, hormone


Hormone

steroide

5


Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu (2009), cho rằng
- Huyết tƣơng là một chất lỏng có màu vàng nhạt, độ pH khoảng 7,35, tỷ
trọng 1,023. Màu vàng của huyết tƣơng do sắc tố mật Billirubin tạo nên. Ở
loài nhai lại, màu này do sắc tố Carotene, ở gia cầm do sắc tố Xantophylle.
- Trong huyết tƣơng nƣớc chiếm 90%-92%, vật chất khô 8%-10%.
- Trong vật chất khô gồm có protid, glucid, lipid và chất khoáng, các sản
phẩm phân giải protid, glucid, lipid, các men, kích thích tố, vitamin, các thể
miễn dịch và các sắc tố.
- Tỷ trọng máu chủ yếu phụ thuộc vào hàm lƣợng hồng cầu. Tỷ trọng máu
của gia súc thƣờng vào khoảng 1,042-1,062. Ở gà tỷ trọng máu là 1,064
(Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2009).
2.3.2 Một số chỉ tiêu sinh lý máu theo dõi
2.3.2.1. Hồng cầu
● Hình dạng và số lƣợng
- Hình dạng: đối với gia cầm, lƣỡng thê, cá, bò sát, hồng cầu bầu dục có
nhân, lồi hai mặt, kích thƣớc lớn hơn ở loài hữu nhũ.
Đối với hữu nhũ, hầu hết hồng cầu hình tròn, không nhân, lõm ở giữa tăng
diện tích tiếp xúc với O2 và CO2.
Từng hồng cầu riêng lẻ có màu vàng, từng đám hồng cầu màu đỏ.
- Số lƣợng hồng cầu: của các loài gia súc biến thiên tùy tình trạng cơ thể,
tùy thuộc vào tuổi tác, phái tính, duy truyền nòi giống, tình trạng dinh dƣỡng,
tình trạng hoạt động của gia súc, mang thai, tiết sữa, cao độ. Về tuổi, gia súc
mới sinh có số hồng cầu khá cao rồi giảm nhanh, sau đó số lƣợng đạt mức ổn

định lúc trƣởng thành. Gia súc đực có số lƣợng hồng cầu cao hơn cái khoảng
5-10%.

6


Hình 2.2. Hồng cầu ở gia cầm
●Cấu tạo hồng cầu
Hồng cầu đƣợc bọc bởi một màng mỏng ở ngoài, bên trong là sƣờn tế bào
chất, còn gọi là cốt huyết cầu, là lipoprotein. Cốt huyết cầu có hình mạng lƣới,
xốp, ngấm đầy hemoglobin.
Thành phần hóa học
-

H20: 65-68% .

-

Chất khô: 32-35% .

-

Chất hữu cơ: 95-98%.

-

Chất vô cơ: 2-5% .

-


Hàm lƣợng Hb: 75-85%.

Tính chất hồng cầu
+ Đàn hồi: biến dạng đàn hồi để di chuyển trong các mạch máu nhỏ.
+ Nhớt: dính nhau thành từng chuỗi.
+ Tính thấm chọn lọc qua màng tế bào hồng cầu: hấp thu hoặc loại thải các
chất khi cần thiết.
● Hàm lƣợng huyết sắc tố (Hemoglobin)
Huyết sắc tố là một protein phức tạp còn gọi là Cromoproteid.
Huyết sắc tố đảm nhận chức năng chủ yếu của hồng cầu là vận chuyển O2
và CO2. Ngoài ra nó còn có tác dụng điều hòa tính kiềm của máu (Trần Cừ,
1975).
Hàm lƣợng huyết sắc tố trong máu thay đổi tùy theo loài, giống tuổi, tính
biệt, trạng thái dinh dƣỡng và bệnh tật (Trần Cừ, 1975).

7


Sống ở vùng cao hàm lƣợng huyết sắc tố tăng lên nhiều (Hurtado and
S.Pvenski, 1967 – trích dẫn luận văn tốt nghiệp của Cao Thị Minh Thảo,
1994).
Hàm lƣợng huyết sắc tố có thể thay đổi tùy theo phƣơng thức chăn nuôi
khác nhau.
Hàm lƣợng huyết sắc tố tăng: trong các trạng thái mất nƣớc, máu đăc lại
(tiêu chảy, nôn mửa nhiều, ra nhiều mồ hôi), trúng độc cấp tính. Còn giảm thì
thƣờng gặp nhất trong các bệnh thiếu máu (Trần Thị Minh Châu, 2008).
● Tỷ lệ huyết cầu (Hematocrit)
Tỷ lệ huyết cầu cho biết tỷ lệ phần trăm của hồng cầu có trong máu (Trần
Thị Minh Châu, 2008).
Tỷ lệ huyết cầu bao giờ cũng thấp hơn tỷ lệ huyết tƣơng (C.P Sweson, 1970

– trích dẫn luận văn tốt nghiệp của Cao Thị Minh Thảo, 1994).
Tỷ lệ huyết cầu thay đổi theo cao độ vì số lƣợng hồng cầu tăng (Prosser and
Bran, 1961) và nó biến đổi tùy theo sự vận chuyển nƣớc vào trong cơ thể, chỉ
số này tăng lên khi số huyết tƣơng lƣu thông giảm đi hay mất nƣớc, giảm khi
trong máu tăng nhiều nƣớc, khi tăng khối lƣợng máu lƣu thông đặc biệt là
huyết tƣơng (S.Pavelski and Zawaski, 1967 - trích dẫn luận văn tốt nghiệp của
Cao Thị Minh Thảo, 1994).
Tỷ lệ huyết cầu tăng khi có ứ nƣớc trong tế bào hoặc trong trạng thái bị sốc.
Tỷ lệ huyết cầu giảm trong trạng thái thiếu máu (Trần Thị Minh Châu, 2008).
● Đƣờng kính hồng cầu
Việc đo đƣờng kính hồng cầu rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh.
Áp lực không khí thấp làm đƣờng kính hồng cầu tăng lên gây chứng đại
hồng cầu (Hurtado and All - trích dẫn luận văn tốt nghiệp của Cao Thị Minh
Thảo, 1994).
Hồng cầu khổng lồ xuất hiện trong bệnh thiếu máu nhất là bệnh bần huyết.
Hồng cầu thƣờng liên quan đến việc thiếu acid folic, vitamin B12 (Nguyễn
Xuân Hoạt và Phạm Đức Lộ, 1980).

8


Việc đo hồng cầu có nhiều khuyết điểm do hồng cầu có tính đàn hồi và kỹ
thuật nhuộm mẫu. Nên Swenson (1970), đề nghị những chỉ số theo công thức
sau
+ Thể tích trung bình của hồng cầu (M.C.V: Mean Corpuscular Volume).
Tỷ lệ huyết cầu (%) x 10
M.C.V = ------------------------------------------Số lƣợng hồng cầu (106/ml máu)
+ Trọng lƣợng trung bình huyết sắc tố (M.C.H: Mean Corpuscular
Hemoglobin).
Hàm lƣợng Hemoglobin (g%) x 10

M.C.H = --------------------------------------------Số lƣợng hồng cầu (106/ml máu)
+ Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong hồng cầu (M.C.H.C: Mean
Corpuscular Hemoglobin Concentration).
Hàm lƣợng Hemoglobin (g%) x 100
M.C.H.C =-------------------------------------------------Tỉ lệ huyết cầu (%)
Nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu thay đổi rất ít trên cùng một loài.
Trong trƣờng hợp thiếu máu nồng độ này có thể rất khác so với nồng độ bình
thƣờng. Nồng độ huyết sắc tố tăng trong hồng cầu hình cầu (Bạch Quốc
Tuyên, 1978 - trích dẫn Nguyễn Văn Tâm, 1994).
2.3.2.2. Bạch cầu
Bạch cầu là những tế bào có nhân đƣợc tạo thành trong tủy xƣơng và các
hạch bạch huyết, bạch cầu giữ chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân
gây hại cho cơ thể. Số lƣợng bạch cầu trong máu gia cầm ít hơn so với số
lƣợng hồng cầu (15 – 35x 106/mm3). Số lƣợng bạch cầu tùy thuộc vào tình
trạng sinh lý, bệnh lý vật nuôi.
● Số lƣợng
Số lƣợng bạch cầu tăng 2-3 giờ sau khi ăn, khi vận động, khi con vật có
chửa, v.v…giảm khi tuổi tăng lên. Trong trƣờng hợp bệnh lý, số lƣợng bạch

9


cầu tăng mạnh khi bị viêm nhiễm, tức khi có sự xâm nhập của vi trùng, vật lạ,
v.v…giảm khi bị suy tụy, bị nhiễm phóng xạ. Vì vậy, xác định số lƣợng bạch
cầu có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán bệnh (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn
Văn Thu, 2009).
● Tính chất của bạch cầu
- Tính xuyên mạch: bạch cầu có thể biến hình để chui qua khe hở các mao
mạch.
- Tính di chuyển: bạch cầu tạo các giả túc di chuyển giữa các khoảng trống

gian bào.
- Tính thực bào: bạch cầu tạo giả túc bao bọc và tiêu hủy vi trùng, các xác
tế bào chết, v.v…
- Tính bài tiết: tiết ra các men tiêu hóa nhƣ maltase, peptidase, trypsin: bạch
cầu thực bào ngay trong tế bào. Ngoài ra, bạch cầu còn bài tiết thrombokinase
giúp sự đông huyết.
- Tính cảm ứng: một số hóa chất trong tế bào và mô có thể thu hút bạch
cầu: các độc tố của vi trùng, chất iod,v.v...Chất làm bạch cầu lánh xa: rƣợu.

● Phân loại và hình thái
Dựa vào hình dạng kích thƣớc và cấu tạo, bạch cầu chia ra làm hai nhóm:
Bạch cầu có hạt, đa nhân: đó là những bạch cầu trong bào tƣơng có các hạt
bắt màu đặc trƣng và nhân chia ra nhiều thùy. Bạch cầu nhóm này chiếm 2/3
tổng bạch cầu trong máu, căn cứ vào sự bắt màu trong máu chúng đƣợc chia
ra.
+ Bạch cầu hạt trung tính (Neutrophil)

10


Hình 2.3. Bạch cầu hạt trung tính (Neutrophil)

Chiếm khoảng 65% tổng số là bạch cầu xuất hiện đầu tiên khi có hiện
tƣợng thực bào (Lƣu Trọng Hiếu, 1987).
Nhân chƣa chia múi hoặc chia nhiều múi màu tím đen. Bào tƣơng có nhiều
hạt rất nhỏ, mịn đều nhau, bắt màu hồng tím. Bạch cầu càng già, càng nhiều
thùy (2-5 thùy). Có loại bạch cầu đa nhân trung tính nhƣng nhân chia đƣợc
chia thùy (tế bào trẻ) có hình hạt đậu, hình gậy. Đƣờng kính trung bình 7-15 μ.
Đây là loại bạch cầu có nhiệm vụ quan trọng trong sự kháng bệnh nhờ tính
thực bào và tính ức chế vi khuẩn (Trần Thị Minh Châu, 2008). Khi vi trùng

xâm nhập vào cơ thể thì một tín hiệu hóa học đƣợc gửi đến tủy xƣơng, từ đó
bạch cầu trung tính sẽ đƣợc phóng thích dạng non vào máu, ngƣời ta dùng yếu
tố này để chẩn đoán bệnh.
Bạch cầu trung tính tăng: là một triệu chứng thấy trong xét nghiệm máu gia
súc bệnh tăng sinh lý hoặc tăng bệnh lý, bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi
trùng, trúng độc do độc tố, viêm cấp tính, bệnh nội khoa viêm nhiễm trùng
(Trần Thị Minh Châu, 2008).
Bạch cầu trung tính giảm: bệnh truyền nhiễm do virus, trúng độc do hóa
chất, dị ứng nhiễm độc chì, thủy ngân, viêm phổi, viêm khớp, viêm thận, viêm
hóa mủ, suy tủy (Trần Thị Minh Châu, 2008).
+ Bạch cầu hạt ƣa acid (Bạch cầu ái toan, Eosinophil)

11


Hình 2.4. Bạch cầu ái toan, Eosinophil

Chiếm khoảng 9% tổng số bạch cầu, nhân thƣờng chia hai múi nhƣ hình
mắt kính, bào tƣơng có những hạt to, tròn đều nhau màu da cam (đỏ cam). Số
lƣợng từ 150 - 450 tế bào/1 mm3 máu, đƣờng kính từ 8 - 20 μ, nhân có hai
hoặc nhiều thùy nối hoặc không nối với nhau, đặc biệt ở gà nhân có hình gậy
(Trần Thị Minh Châu, 2008).
Xuất hiện với số lƣợng nhỏ, có khả năng thực bào kém (Swenson, 1970 –
trích dẫn luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Minh Tâm, 1994).
Bạch cầu ái toan tăng: nhiễm ký sinh trùng trong bệnh của da, ái toan xuất
hiện trong các bệnh sốt cao, dị ứng, trúng độc. Ái toan giảm: nhiễm trùng toàn
thân (Trần Thị Minh Châu, 2008).

12



+ Bạch cầu hạt ƣa kiềm (Bạch cầu ái kiềm, Basophil)

Hình 2.5. Bạch cầu ái kiềm, Basophil

Loại này rất hiếm, chiếm khoảng 1% tổng số bạch cầu, nhân bị trói thắt
nhiều chỗ, bào tƣơng có những hạt to nhỏ không đều nhau nằm đè lên nhân,
bắt màu xanh đen, đƣờng kính 8-15 μ nhân hình chữ S, xù xì, không rõ ràng
do các hạt chen lấn, hạt chứa Heparin, Histamin (Trần Thị Minh Châu, 2008).
Theo Bộ môn huyết học Đại Học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh (1986),
bạch cầu ái kiềm tăng trong bệnh bạch cầu tủy, dị ứng phóng xạ, truyền huyết
thanh, giảm khi dị ứng cấp tính, dùng Adenocorticohy hormon.
Theo Trần Thị Minh Châu (2008), cho rằng: bạch cầu ái kiềm tăng phản
ứng do tiêm huyết thanh, tiêm protein lạ, một số bệnh ký sinh trùng, thiếu
vitamin A, ung thƣ.
Nhóm bạch cầu không hạt, đơn nhân gồm:
+ Bạch cầu đơn nhân (Monocyte)

Hình 2.6. Bạch cầu đơn nhân (Monocyte)

13


Chiếm khoảng 2-2,5% tổng số bạch cầu. Đƣờng kính 15-25 μ, là bạch cầu
lớn nhân hình hạt đậu, nằm lệch về một phía, bắt màu kiềm yếu, trong khi bào
tƣơng bắt màu acid yếu, có màu xám tro. Nhân thay đổi do tính di động, thực
bào nhờ gia súc (Trần Thị Minh Châu, 2008).
Bạch cầu đơn nhân là tế bào lƣu động có nhiệm vụ thực bào (Swenson,
1970 – trích dẫn luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Văn Tâm, 1994).
Bạch cầu đơn nhân tăng: nhiễm kí sinh trùng, virus truyền nhiễm mãn tính,

viêm loét nội tâm mạc, quá tình huyết nhiễm trùng. Bạch cầu đơn nhân giảm ít
thấy, nếu mất thời gian dài là hiện tƣợng xấu (Trần Thị Minh Châu, 2008).
+ Bạch huyết bào (Lâm ba cầm – Lymphocyte)
Có nhiều trong máu, đƣợc tạo từ các mạch bạch huyết, lách. Nhân to tròn,
bắt màu tím xẫm chiếm gần hết tế bào. Bào tƣơng có màu xanh lơ bao quanh
nhân, không có hạt. Đƣờng kính tế bào trẻ 12 μ, nhân to tròn, tế bào già 7-8 μ
(Trần Thị Minh Châu, 2008).
Căn cứ vào độ to, nhỏ và đặc trƣng hình thái có thể chia làm 3 loại
Đại lâm ba: đƣờng kính 10-19 μ, nguyên sinh chất bắt màu xanh nhạt,
nguyên sinh chất quanh nhân bắt màu nhạt hơn, nhân tròn hình quả thận.
Tiểu lâm ba: đƣờng kính 5-11 μ, hình tròn, nguyên sinh chất bắt màu xanh
thẩm, quanh rìa nhân bắt màu xanh nhạt, nhân nhỏ và tròn, có khi hơi dài hình
hạt đậu, màu tím sẫm.
Trung lâm ba: hình thái trung gian giữa tiểu và đại lâm ba.
Lâm ba cầu tăng: nhiễm khuẩn mãn tính. Lâm ba cầu giảm: nhiễm khuẩn
cấp tính (Trần Thị Minh Châu, 2008).
2.3.2.3. Tiểu cầu
Theo Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu (2009), cho rằng:
Tiểu cầu là những tiểu thể nhỏ, có hình cầu tròn hay bầu dục, đƣờng kính
2 – 3μ, có một màng bao bọc dày khoảng 20nm, trong bào tƣơng có hạt chứa
Thrombokinase và serotonin. Trong máu loài hữu nhũ có 100000 – 600000
tiểu cầu/ mm3. Động vật sơ sinh ít tiểu cầu hơn động vật trƣởng thành.

14


×