Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

so sánh cơ cấu lợi thế so sánh giữa việt nam và các nước asean5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 85 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NHƢ TIÊN

SO SÁNH CƠ CẤU LỢI THẾ SO SÁNH GIỮA
VIỆT NAM VÀ CÁC NƢỚC ASEAN-5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã số ngành: 52310101

12-2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NHƢ TIÊN
MSSV: 4104105

SO SÁNH CƠ CẤU LỢI THẾ SO SÁNH GIỮA
VIỆT NAM VÀ CÁC NƢỚC ASEAN-5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế
Mã số ngành: 52310101

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN XUÂN VINH


12-2013


LỜI CẢM TẠ
Những năm tháng ngồi trên giảng đường với sự chỉ dạy của thầy cô trường
Đại Học Cần Thơ là khoảng thời gian mà em được học hỏi rất nhiều kinh
nghiệm, tích lũy được khá nhiều kiến thức và đó sẽ là nền tảng cho em hoàn
thành tốt bài luận văn này và hơn nữa sẽ giúp em vững bước hơn trên con đường
tương lai.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Kinh tế và Quản trị
kinh doanh - Trường Đại học Cần Thơ, đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ
ích về chuyên ngành, giúp em có được nền tảng vững chắc hỗ trợ đắc lực cho
việc làm của em sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy
Nguyễn Xuân Vinh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt
quyển luận văn này.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và có thật nhiều
niềm vui trong sự nghiệp trồng người.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Nhƣ Tiên

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Nhƣ Tiên

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

 Họ và tên người nhận xét: ...............................................................................
 Học vị: ............................................................................................................
 Chuyên ngành: ……………………………………………………………...
 Nhiệm vụ trong Hội đồng: ………………………………………………….
 Cơ quan công tác:

Bộ môn kinh tế, Khoa Kinh tế & QTKD, Trường Đại

học Cần Thơ
 Tên sinh viên: Nguyễn Thị Nhƣ Tiên
 MSSV: 4104105
 Chuyên ngành: Kinh Tế
 Tên đề tài: So sánh cơ cấu lợi thế so sánh giữa Việt Nam và các nƣớc
ASEAN-5.
 Cơ sở đào tạo: Khoa Kinh tế & QTKD, Đại học Cần Thơ

NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
iii


5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu):
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
7. Kết luận:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


Ngày …. tháng …. năm 2013
Ngƣời nhận xét

Nguyễn Xuân Vinh

iv


MỤC LỤC
Trang

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................ 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2
……..
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 3
2.1 Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 3
2.1.1 Các lý thuyết về lợi thế so sánh ................................................................... 3
2.1.2 Danh mục phân loại hàng hoá ..................................................................... 5
2.1.3 Chỉ số lợi thế so sánh biểu lộ (RCA) ........................................................... 8
2.1.4 Cách đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các nền kinh tế .............................. 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 10
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 10

……..
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIỆT NAM VÀ CÁC NƢỚC
ASEAN-5 ................................................................................................................. 11
3.1 Tổng quan về Việt Nam ...................................................................................... 11
3.2 Tổng quan về các nước ASEAN-5 ..................................................................... 12
3.2.1 Qúa trình hình thành ASEAN ..................................................................... 12
3.2.2 Khái quát về các nước thành viên ASEAN-5.............................................. 13
……..
Chƣơng 4: LỢI THẾ SO SÁNH CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC NƢỚC
ASEAN-5.................................................................................................................. 18
v


4.1 Lợi thế so sánh của Việt Nam ............................................................................. 18
4.1.1 Đánh giá tổng quan (mức SITC 1 chữ số) ................................................... 18
4.1.2 Đánh giá chi tiết (mức SITC 3 chữ số) ....................................................... 19
4.2 Lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5 ............................................................ 20
4.2.1 In-đô-nê-xi-a ................................................................................................ 20
4.2.2 Ma-lai-xi-a ................................................................................................... 24
4.2.3 Phi-líp-pin .................................................................................................... 27
4.2.4 Xinh-ga-po ................................................................................................... 30
4.2.5 Thái Lan....................................................................................................... 33
……..
Chƣơng 5: SO SÁNH CƠ CẤU LỢI THẾ SO SÁNH GIỮA VIỆT NAM VÀ
CÁC NƢỚC ASEAN-5 ........................................................................................... 39
5.1 Đối chiếu lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5 đối với Việt Nam ................ 39
5.1.1 Năm 2006 .................................................................................................... 39
5.1.2 Năm 2011 .................................................................................................... 41
5.2 Đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các nền kinh tế trên với Việt Nam................ 42
5.2.1 Nhóm các nước có ít sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam ........... 42

5.2.2 Nhóm các nước có nhiều sản phẩm trùng lợi thế so sánh với Việt Nam .... 43
……..
Chƣơng 6: GIẢI PHÁP .......................................................................................... 44
6.1 Chuyển đổi cơ cấu lợi thế so sánh ...................................................................... 44
6.2 Chuyển dịch các mặt hàng có lợi thế so sánh ..................................................... 44
6.3 Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu .......................................................................... 45
……..
Chƣơng 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 46
7.1 Kết luận ............................................................................................................... 46
7.2 Kiến nghị............................................................................................................. 46
……..
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 47
……..
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 48
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 51
vi


PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 55
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................. 60
PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................. 64
PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................. 68

vii


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Các đối tác nhập khẩu và xuất khẩu chính của Việt Nam .............12


Bảng 3.2: Các đối tác nhập khẩu và xuất khẩu chính của In-đô-nê-xi-a .......14

Bảng 3.3: Các đối tác nhập khẩu và xuất khẩu chính của Ma-lai-xi-a ..........14

Bảng 3.4: Các đối tác nhập khẩu và xuất khẩu chính của Phi-líp-pin ...........15

Bảng 3.5: Các đối tác nhập khẩu và xuất khẩu chính của Xinh-ga-po ..........16

Bảng 3.6: Các đối tác nhập khẩu và xuất khẩu chính của Thái Lan ..............17

Bảng 4.1: Lợi thế so sánh của Việt Nam (chỉ số RCA ở mức SITC 1 chữ
số .............................................................................................................................18

Bảng 4.2: 10 sản phẩm có lợi thế so sánh cao nhất ở mức 3 chữ số của
Việt Nam 2006, 2011 ..............................................................................................20

Bảng 4.3: Lợi thế so sánh của In-đô-nê-xi-a (chỉ số RCA ở mức SITC 1
chữ số ......................................................................................................................21

Bảng 4.4: 10 sản phẩm có lợi thế so sánh cao nhất ở mức 3 chữ số của
In-đô-nê-xi-a 2006, 2011 ........................................................................................23

Bảng 4.5: Lợi thế so sánh của Ma-lai-xi-a (chỉ số RCA ở mức SITC 1
chữ số ......................................................................................................................24

Bảng 4.6: 10 sản phẩm có lợi thế so sánh cao nhất ở mức 3 chữ số của
Ma-lai-xi-a 2006, 2011 ...........................................................................................26

vii



Bảng 4.7: Lợi thế so sánh của Phi-líp-pin (chỉ số RCA ở mức SITC 1 chữ
số .............................................................................................................................27

Bảng 4.8: 10 sản phẩm có lợi thế so sánh cao nhất ở mức 3 chữ số của
Phi-líp-pin 2006, 2011 ............................................................................................29

Bảng 4.9: Lợi thế so sánh của Xinh-ga-po (chỉ số RCA ở mức SITC 1
chữ số ......................................................................................................................30

Bảng 4.10: 10 sản phẩm có lợi thế so sánh cao nhất ở mức 3 chữ số của
Xinh-ga-po 2006, 2011 ...........................................................................................32

Bảng 4.11: Lợi thế so sánh của Thái Lan (chỉ số RCA ở mức SITC 1 chữ
số .............................................................................................................................33

Bảng 4.12: 10 sản phẩm có lợi thế so sánh cao nhất ở mức 3 chữ số của
Thái Lan 2006, 2011 ...............................................................................................35

Bảng 4.13: Sự phân bổ các sản phẩm có lợi thế so sánh ở mức SITC 3
chữ số theo cụm hàng hóa của Việt Nam và các nước ASEAN-5 2006 ................36

Bảng 4.14: Sự phân bổ các sản phẩm có lợi thế so sánh ở mức SITC 3
chữ số theo cụm hàng hóa của Việt Nam và các nước ASEAN-5 2011 ................37

Bảng 5.1: So sánh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và các
nước ASEAN-5 (mức SITC 3 chữ số) năm 2006 ...................................................40

Bảng 5.2: So sánh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và các
nước ASEAN-5 (mức SITC 3 chữ số) năm 2011 ...................................................41



viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

:

Association of Southeast Asian Nations

ASEAN-5

:

Association of Southeast Asian Nations - 5

WTO

:

World Trade Organization

HS

:
System

SITC

ISIC

:

Harmonized Commodity Description and Coding
Standard International Trade Classification

:
International Standard Industrial Classification of All
Economic Activities

BEC

:

Broad Economic Categories

SNA

:

System of National Accounts

RCA

:

Revealed Comparative Advantage

RTA


:

The Relative Trade Advantage

LnRXA

:

The Logarithm of Relative Export Advantage

RC

:

The Revealed Competitiveness

FOB

:

Free on Board

UNSO

:

United Nations Statistical Office

EU


:

European Union

GDP

:

Gross Domestic Product

WB

:

The World Bank

UNCOMTRADE

:

United Nations Commodity Trade Statistics Database



ix


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Những thay
đổi đó một mặt tạo ra những cơ hội thuận lợi cho các nước trên đà phát triển có
thể nắm bắt vươn tới nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội. Mặt khác,
nó đặt ra những thách thức, những vấn đề phức tạp hơn mà mỗi quốc gia phải đối
phó giải quyết. Chính vì vậy, ngày nay hợp tác quốc tế và khu vực đã trở nên cấp
thiết đối với sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia.
Là một tổ chức hợp tác khu vực năng động trên cơ sở tôn trọng chủ quyền
và bản sắc dân tộc của các nước thành viên, ASEAN đang đóng vai trò ngày càng
lớn với uy tín ngày càng cao trong sinh hoạt quốc tế, đặc biệt là xu thế mở rộng
hợp tác và liên kết toàn khu vực. Từ khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao
chính thức với ASEAN, quan hệ song phương giữa Việt Nam và ASEAN không
ngừng được củng cố và phát triển, đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế.
Hiện nay, ASEAN-5 là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt
Nam, điều đó mở ra nhiều cơ hội cho nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Tuy nhiên, mỗi một quốc gia một vùng miền đều có một số lợi thế so sánh khác
nhau vì vậy hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh ngày càng
mạnh của các nước xuất khẩu các mặt hàng có cùng lợi thế so sánh . Nhằm mục
đích tìm hiểu rõ hơn lợi thế so sánh của Việt Nam cũng như lợi thế so sánh của
một số nước đối tác và đối thủ chính trong khối ASEAN-5 để có giải pháp thích
hợp qua đó tăng sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu, góp phần phát triển kinh
tế Việt Nam, đề tài “So sánh cơ cấu lợi thế so sánh giữa Việt Nam và các
nƣớc ASEAN-5” được thực hiện.
1.1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Thực hiện đề tài “So sánh cơ cấu lợi thế so sánh giữa Việt Nam và các nước
ASEAN-5” nhằm xác định lợi thế so sánh của Việt Nam cũng như một số nước đối
tác và đối thủ chính trong khối ASEAN-5. Từ đó, đề ra những giải pháp thích hợp

nhằm tăng sức cạnh tranh thị trường xuất khẩu, góp phần làm tăng trưởng kinh tế
Việt Nam.
1.2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định cơ cấu lợi thế so sánh của Việt Nam và các nước ASEAN-5.
- Đối chiếu lợi thế so sánh của các nước ASEAN-5 với nước ta qua đó đánh giá
mức độ cạnh tranh giữa các nền kinh tế đó với nước ta.
- Đề xuất ý kiến thích hợp để góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.

1


1.3

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Việt Nam và các nước ASEAN-5.

1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Để phân tích cơ cấu lợi thế so sánh, 2 mốc thời gian tiêu biểu được lựa chọn là:
- Năm 2006: đánh dấu mốc thời gian Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới WTO, kinh tế có những bước phát triển vượt bậc.
- Năm 2011: đại diện cho thời kỳ phát triển gần đây.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: lợi thế so sánh của Việt Nam và các nước ASEAN-5.

2



CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các lý thuyết về lợi thế so sánh
2.1.1.1 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
Để giải đáp câu hỏi “vì sao các nước buôn bán với nhau và họ được lợi gì
khi buôn bán?” trong bối cảnh thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển
mạnh mẽ, David Ricardo (1817) đưa ra khái niệm lợi thế so sánh 1 (comparative
advantage). Đây là khái niệm để chỉ khả năng của một nước sản xuất ra sản
phẩm nào đó với chi phí thấp hơn nếu như sản xuất các sản phẩm khác. Lý thuyết
của Ricardo được xây dựng trên một số giả thiết, nhằm làm cho vấn đề nghiên
cứu trở nên đơn giản và trực tiếp hơn.
2.1

Các giả thiết của Ricardo
- Mỗi đất nước có một sở hữu về những nguồn lực cố định và tất cả những
đơn vị của nguồn lực này đều giống nhau.
- Những nhân tố sản xuất hoàn toàn có thể được sử dụng cho những mục
đích khác nhau trong một quốc gia.
- Các nhân tố sản xuất hoàn toàn không thể di động giữa các đất nước.
- Mô hình của Ricardo dựa trên học thuyết về giá trị lao động.
- Trình độ kỹ thuật không đổi giữa hai đất nước, mặc dù kỹ thuật có thể
khác nhau.
- Chi phí sản xuất là cố định
- Không có thất nghiệp
- Nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo
- Chính phủ không can thiệp vào nền kinh tế
- Chi phí vận chuyển bằng không
- Phân tích mô hình thương mại có hai quốc gia và hai hàng hoá
Quy luật mà Ricardo rút ra là, mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá vào sản

xuất và xuất khẩu sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh và nhập khẩu sản
phẩm mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh. Tóm lại, khi mỗi nước chuyên
môn hoá vào sản xuất sản phẩm nước đó có lợi thế so sánh, tổng sản lượng của
mỗi sản phẩm trên thế giới sẽ gia tăng, kết quả là tất cả các nước đều được lợi.
Như vậy lợi thế so sánh chính là cơ sở để các nước buôn bán với nhau. Ý nghĩa
to lớn của lý thuyết Ricardo - được xem là một trong những lý thuyết quan trọng
nhất trong kinh tế học – là nó nhận định rằng ngay cả khi một nước không có lợi
thế tuyệt đối đối với bất kỳ sản phẩm nào, nước đó vẫn được lợi nếu tập trung
sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh và trao đổi với nước khác.

1

Nguyễn Phú Son, 2001. Kinh tế quốc tế. Đại học Cần Thơ.

3


Qui luật lợi thế so sánh được xem là một trong những lý thuyết kinh tế quốc
tế quan trọng. Tuy nhiên, lý thuyết của Ricardo có nhược điểm là đánh giá lợi thế
so sánh chỉ dựa trên một yếu tố đầu vào là lao động, trong khi trên thực tế, lợi thế
so sánh còn phụ thuộc nhiều yếu tố đầu vào khác.
Để khắc phục hạn chế của Ricardo, Heckscher và Ohlin (1919) đã tiếp tục
phát triển lý thuyết Ricardo thành lý thuyết “lợi thế so sánh dựa trên lượng sở
hữu các yếu tố đầu vào” (factor endowment) như lao động, vốn, tài nguyên và
công nghệ.
2.1.1.2 Lý thuyết của Heckscher-Ohlin
Mô hình Heckscher-Ohlin dựa trên các gỉa thuyết sau2:
- Có hai đất nước, hai hàng hoá đồng nhất và hai nhân tố đồng nhất mà
những mức độ ban đầu của chúng thì cố định và được giả sử là tương đối khác
nhau đối với mỗi đất nước.

- Kỹ thuật thì giống nhau trong cả hai đất nước.
- Sản xuất có đặc tính là thu nhập qui mô không đổi đối với hai hàng hoá
trong cả hai đất nước.
- Hai hàng hoá có cường độ sử dụng nhân tố khác nhau.
- Sở thích tiêu dùng thì giống nhau trong cả hai đất nước.
- Những nhân tố hoàn toàn linh động trong mỗi đất nước, nhưng không linh
động giữa những đất nước.
- Không có chi phí vận chuyển.
- Không có hàng rào thuế quan và các trở ngại khác trong thương mại giữa
hai nước.
Theo Heckscher – Ohlin, các nước sở hữu các yếu tố đầu vào khác nhau.
Có nước nhiều lao động, có nước nhiều đất đai, có nước có trình độ công nghệ
tiên tiến. Mặt khác, mỗi sản phẩm có mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào khác
nhau. Có sản phẩm sử dụng nhiều lao động, có sản phẩm sử dụng nhiều đất đai,
có sản phẩm đòi hỏi trình độ công nghệ hiện đại. Nhận định chính của Heckscher
– Ohlin là lợi thế so sánh của một nước phụ thuộc vào cường độ các yếu tố đầu
vào nước đó sở hữu. Một nước dồi dào lao động thường có lợi thế so sánh đối với
các sản phẩm sử dụng nhiều lao động. Một nước khác dồi dào đất đai thường có
lợi thế so sánh đối với các sản phẩm sử dụng nhiều đất đai. Đó là nguyên nhân tại
sao các nước dư thừa nhân lực (Trung Quốc, Ấn Độ) xuất khẩu hàng dệt may,
giày dép và các sản phẩm sử dụng nhiều lao động. Còn các nước dồi dào đất đai
(Ác-hen-ti-na, Úc, Ca-na-đa) xuất khẩu thịt, bột mì, gỗ và các sản phẩm sử dụng
nhiều đất đai.
Mô hình Heckscher-Ohlin cũng cho rằng thương mại quốc tế diễn ra trên cơ
sở điều kiện khác biệt giữa các quốc gia về nhân tố sản xuất: Một số nước dư
thừa lao động nhưng lại thiếu vốn, trong khi một số nước khác lại nhiều vốn
2

Nguyễn Phú Son, 2001. Kinh tế quốc tế. Đại học Cần Thơ.


4


nhưng thiếu lao động. Kết quả là những nước đó sẽ chuyên môn hoá vào sản xuất
và xuất khẩu những mặt hàng mà nước đó có lợi thế tương đối và nhập khẩu
những mặt hàng kém lợi thế.
Chẳng hạn, Việt Nam có nhiều lao động nhưng thiếu vốn và công nghệ nên
có lợi thế tương đối trong sản xuất các mặt hàng cần nhiều lao động như quần áo,
giày dép, nông sản, trong khi Mỹ có lợi thế tương đối trong sản xuất các mặt
hàng công nghệ cao và cần nhiều vốn như máy tính, Ipod, phim Hollywood… Và
quan hệ thương mại diễn ra trên cơ sở này, Việt Nam xuất khẩu quần áo, giầy
dép, nông sản sang Mỹ và nhập khẩu máy tính, Ipod, phim Hollywood… từ Mỹ.
Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai quốc gia thì
lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá
có lợi thế so sánh cao nhất đến hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất và mỗi nước
sẽ tập trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế so sánh từ cao nhất đến cao ở
mức cân bằng. Ranh giới mặt hàng nào là có lợi thế so sánh cao ở mức cân bằng
sẽ do cung cầu trên thị trường quốc tế quyết định.
Trường hợp có nhiều quốc gia thì có thể gộp chung tất cả các nước khác
thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những phân tích trên vẫn giữ
nguyên tính đúng đắn của nó. Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường
hợp thương mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc gia
một cách hoàn toàn tương tự.
2.1.2 Danh mục phân loại hàng hoá
Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là việc căn cứ vào tên gọi, mô tả
về tính chất, thành phần, cấu tạo, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính
khác của hàng hoá để xác định, sắp xếp hàng hoá vào một mã số nhất định.
Một số danh mục phân loại hàng hoá theo chuẩn quốc tế3:
2.1.2.1 Danh mục Mô tả hàng hoá và Hệ thống mã số Hài hoà, gọi tắt là
Hệ thống Điều hoà - HS (Harmonized Commodity Description and Coding

System)
Danh mục Mô tả Hàng hoá và Hệ thống Mã số Hài hoà gọi tắt là Danh mục
Điều Hoà (HS) được ban hành vào tháng 6 năm 1983.
Danh mục này được chia thành phần, chương, nhóm hàng và phân nhóm
hàng hoá chi tiết và mã số đến 6 chữ số và kèm theo nó là các chú giải phần,
chương, phân nhóm và các nguyên tắc chung để áp dụng cho việc phân loại hàng
hóa. Danh mục HS được thiết kế nhằm trước hết phục vụ cho mục đích hải quan,
thuế chứ không phải cho mục đích thống kê và phân tích kinh tế, nên rất chi tiết
về mặt định danh mã hoá và mô tả hàng hoá.
Danh mục HS phân loại hàng hoá trong thương mại quốc tế chủ yếu dựa
vào bản chất của hàng hoá. Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, qui
3

Viện Khoa học Thống kê, 2012. Các danh mục phân loại hàng hóa quốc tế áp dụng trong thống kê xuất
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Hà Nội, tháng 1 năm 2012.

5


trình sản xuất và mẫu mã, hình thức hàng hoá thương mại được thay đổi thường
xuyên, nên Danh mục HS thường xuyên được Uỷ ban HS của Tổ chức Hải quan
Thế giới đưa ra rà soát và sửa đổi. Danh mục hiện nay là danh mục HS được sửa
đổi và có hiệu lực thi hành từ 1/1996 (gọi tắt là HS96) gồm 21 phần, 97 chương,
1241 nhóm và 5113 phân nhóm. Hàng hoá được sắp xếp thứ tự theo mức độ sản
xuất chế biến: nguyên liệu thô, sản phẩm chưa gia công chế biến, sản phẩm dở
dang và sản phẩm hoàn chỉnh.
Với mức độ mô tả rất chi tiết và hệ thống mã số hàng hoá rất qui tắc của
danh mục HS nên Uỷ ban Thống kê của Liên Hợp Quốc đã khuyến nghị rằng các
nước nên sử dụng danh mục HS trong việc thu thập, tổng hợp và công bố số liệu
thống kê xuất nhập khẩu hàng hoá.

2.1.2.2 Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Standard
International Trade Classification - SITC)
Nhằm đáp ứng được nhu cầu so sánh số liệu thương mại quốc tế giữa các
quốc gia và phục vụ cho các mục đích phân tích kinh tế về thương mại quốc tế,
năm 1950 Ban Thư ký Liên Hợp Quốc đã xuất bản cuốn danh mục Phân loại
hàng hoá thương mại quốc tế tiêu chuẩn (SITC, bản đầu tiên) và khuyến nghị
rằng các quốc gia nên sử dụng danh mục này làm cơ sở cho việc báo cáo thống
kê ngoại thương cho các tổ chức quốc tế và phục vụ cho mục đích so sánh quốc
tế.
Tuy nhiên do khối lượng thương mại quốc tế tăng lên nhanh chóng và sự
biến động nhiều về mặt địa lý cũng như về chủng loại hàng hoá nên sau đó bảng
danh mục SITC gốc đã được nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi hai lần (lần thứ nhất
vào năm 1969, lần thứ hai năm 1975). Đồng thời trong thời gian này ở nhiều
nước Châu Âu và một số nước ngoài Châu Âu cũng đang áp dụng Danh mục
thuế quan để thu thập và tổng hợp số liệu thương mại quốc tế phục vụ cho mục
đích hải quan và thuế. Nhưng trong thực tế áp dụng, nhiều người sử dụng đã
nhận thấy rằng sự phân nhóm của SITC, bản sửa đổi lần 2 không đáp ứng được
nhu cầu của họ, đó là sự hài hoà tương thích các phân nhóm và các nhóm giữa
hai bảng phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu. Để đáp ứng yêu cầu này, năm 1986,
Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc đã ban hành danh mục SITC,
bản sửa đổi lần 3 do Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc soạn thảo, cùng với các
chỉ tiêu về hàng hoá và các mã số tương thích có thể chuyển đổi được dễ dàng
giữa SITC và HS, trên cơ sở vừa xem xét đến yêu cầu kế thừa các bản SITC
trước, cũng như xem xét đến các điều kiện sau:
- Bản chất của hàng hoá và nguyên vật liệu được sử dụng để tạo ra chúng;
- Qui trình sản xuất;
- Thực tế thị trường và công dụng của sản phẩm;
- Vai trò của hàng hoá trong thương mại quốc tế;
- Sự thay đổi của công nghệ.
6



Cấu trúc của Danh mục SITC bản sửa đổi lần thức 3:
1033 phân nhóm (cấp mã 4 chữ số) của SITC lần thứ 3 gồm tất cả các mặt
hàng trong thương mại quốc tế. Trong đó, 720 phân nhóm đã được chia ra thành
2805 mặt hàng chi tiết hơn và để có thể tương thích với HS và các phân loại kinh
tế khác. Vì vậy, có 3118 nhóm chủ yếu trong SITC lần thứ 3 ở cấp độ 5 chữ số.
Tất cả các nhóm này có thể được chia chi tiết hơn nữa, nếu cần thiết cho mục
đích sử dụng của quốc gia. Các phân nhóm được sắp xếp lại thành 261 nhóm (mã
3 chữ số) là những nhóm được thiết kế để có thể phân biệt được những hàng hoá
này về mặt số liệu mà chúng thường được bán trong thương mại quốc tế. Những
nhóm này lại được gộp tiếp vào thành 67 chương là những chương được thiết
kế để tổng hợp các nhóm lại theo các tiêu thức lớn hơn của chúng. Các
chương này cuối cùng được gộp lại thành 10 phần để chia tổng số thương mại
theo các nhóm kinh tế lớn.
Tên của các nhóm trong SITC lần thứ 3 được sắp xếp giống với nội dung của
các nhóm HS đến mức tối đa nhất có thể thực thực hiện được. Nội dung của mỗi
nhóm tương tự với các nhóm tương ứng của HS do Hội đồng Hợp tác Hải quan
xác định.
2.1.2.3 Danh mục Phân ngành hoạt động kinh tế tiêu chuẩn quốc tế
(International Standard Industrial Classification of All Economic ActivitiesISIC)
Danh mục phân ngành hoạt động kinh tế tiêu chuẩn quốc tế được ban hành
lần đầu tiên vào năm 1948 theo đề nghị của Cơ quan Thống kê của Liên Hợp
Quốc. Ngay sau khi ban hành, danh mục này đã được các quốc gia cũng như các
tổ chức quốc tế sử dụng rộng rãi để phân loại số liệu theo các loại hoạt động kinh
tế trong các lĩnh vực dân số, lao động, sản xuất, thu nhập quốc dân và các thống
kê kinh tế khác. Do sự phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi của các tổ chức hoạt
động kinh tế cũng như sự phát triển của nhiều loại hình kinh tế mới đã bộc lộ ra
yêu cầu cần phải rà soát và sửa đổi bổ sung cho danh mục về cấu trúc, về các
khái niệm định nghĩa cũng như về các loại hình hoạt động kinh tế mới. Đồng thời

xuất phát từ yêu cầu cần cải tiến và hài hoà giữa danh mục này với các bảng danh
mục phân loại quốc tế như phân loại hàng hoá và dịch vụ để tăng khả năng so
sánh quốc tế của số liệu thống kê, nên từ năm 1956 Cơ quan Thống kê Liên Hợp
Quốc đã thực hiện việc rà soát và sửa đổi danh mục. Danh mục ISIC bản sửa đổi
lần thứ nhất được ban hành năm 1958, bản sửa đổi lần thứ 2 ban hành năm 1968
và bản Danh mục hiện nay đang sử dụng là bản sửa đổi lần thứ 3 ban hành năm
1989.
Mục đích chung của danh mục phân loại này là qui định rõ nội dung, phạm
vi của từng ngành, từng lĩnh vực tham gia vào các hoạt động kinh tế, làm căn cứ
để xác định qui mô, vai trò đóng góp của từng ngành và cơ cấu kinh tế của một
quốc gia, và trong thống kê thương mại nó được sử dụng để phân loại hàng xuất
7


khẩu theo nguồn gốc ngành sản xuất ra chúng. Mặc dù bản chất nó không phải là
danh mục hàng hoá, vẫn có sự kết nối giữa danh mục ISIC và SITC trên cơ sở
hàng hoá. Danh mục ISIC bản sửa đổi lần thứ 3 hiện nay gồm 17 phần, 60
chương, 159 nhóm và 292 loại.
2.1.2.4 Danh mục phân loại hàng hoá theo ngành kinh tế rộng (Broad
Economic Categories - BEC)
Mặc dù danh mục SITC được xây dựng cho mục đích phân tích kinh tế,
nhưng danh mục này chưa đáp ứng được tất cả yêu cầu vì nó không xác định
được công dụng cuối cùng của hàng nhập khẩu. Vì thế danh mục Phân loại hàng
hoá theo ngành kinh tế rộng (BEC) đã được xây dựng để phục vụ cho mục đích
phân tích số liệu thống kê thương mại đối với hàng hoá nhập khẩu theo các nhóm
lớn như lương thực thực phẩm, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị vốn, hàng tiêu
dùng lâu bền và hàng tiêu dùng bán lâu bền, và có thể phân chia thành các nhóm
hàng chi tiết hơn nữa để bổ sung cho số liệu đã được tổng hợp theo các nhóm của
SITC.
Danh mục BEC phân loại hàng hoá dựa theo công dụng cuối cùng của

chúng hoàn toàn tương thích với các nhóm tương ứng với 3 nhóm hàng hoá cơ
bản trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), đó là: hàng hoá tư liệu sản xuất,
hàng hoá trung gian và hàng hoá tiêu dùng. Danh mục này gồm 19 nhóm cơ bản
do Uỷ ban Thống kê Liên Hợp Quốc ban hành, sử dụng cho mục đích phân tích
thống kê hàng hóa nhập khẩu. Mối quan hệ giữa danh mục BEC với danh mục
SITC là mối quan hệ "một với nhiều", có nghĩa là một nhóm của BEC thì tương
ứng với nhiều nhóm của SITC, trong khi quan hệ giữa SITC với HS là "một với
một". Điều này xuất phát từ mục đích sử dụng của danh mục, trong trường hợp
danh mục BEC không cần thiết phải phân loại hàng hoá chi tiết như SITC.
2.1.3 Chỉ số lợi thế so sánh biểu lộ (RCA)
Theo lý thuyết Herscher – Ohlin, để đánh giá lợi thế so sánh của một nước thì
cần đo cường độ tất cả các yếu tố đầu vào nước đó sở hữu. Đây là một việc phức tạp
hầu như không thể thực hiện được. Để giải quyết bài toán này, Balassa (1965) đề
xuất một phương pháp khá đơn giản, dựa trên chính lập luận của lý thuyết lợi thế so
sánh là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của một nước thường là các sản phẩm nước
đó có lợi thế so sánh. Nói cách khác, lợi thế so sánh của một nước được biểu lộ qua
cơ cấu xuất khẩu. Từ đó, Balassa đưa ra chỉ số lợi thế so sánh biểu lộ RCA (revealed
comparative advantage)4 để đo lường lợi thế so sánh theo số liệu xuất khẩu như sau:

(trong đó:
4

Balassa B. 1965. Trade Liberalisation and “Reaveld” Comparative Advantage. [pdf] Manchester
School of Economics and Social Studies. Available < [Accessed 26 August 2013

8


RCAik = chỉ số lợi thế so sánh biểu lộ trong xuất khẩu của nước i đối với
sản phẩm k;

Xik = kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k của nước i;
Xi = tồng kim ngạch xuất khẩu của nước i;
Xwk = kim ngạch xuất khẩu sản phẩm k toàn cầu;
Xw = tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.)
Công thức trên cho thấy lợi thế so sánh của một nước đối với một sản phẩm
k xét trong khung cảnh toàn cầu được đánh giá bằng cách so tỷ trọng sản phẩm
này trong tổng xuất khẩu của nước đó với tỷ trọng sản phẩm này trong tổng kim
ngạch xuất khẩu toàn cầu. Như vậy:
- RCAik > 1 thể hiện nước i có lợi thế so sánh đối với sản phẩm k, vì xuất
khẩu sản phẩm này trên mức trung bình thế giới.
- RCAik < 1 cho thấy nước này không có lợi thế so sánh đối với sản phẩm
k, vì xuất khẩu sản phẩm này dưới mức trung bình thế giới.
Ứng dụng của RCA:
Tuỳ thuộc vào số liệu sử dụng, RCA có thể được sử dụng để diễn tả lợi thế
so sánh theo các cách khác nhau. RCA có thể được sử dụng để xem xét lợi thế so
sánh của một quốc gia so với thế giới hoặc của quốc gia đó so với một nhóm các
quốc gia khác ở trong một, một nhóm hoặc nhiều nhóm hàng trên thế giới hoặc
xem xét lợi thế so sánh của một quốc gia so với các quốc gia khác trong một khu
vực nào đó.
Kết quả tính toán góp phần đưa ra câu trả lời như một quốc gia nên phát
huy lợi thế so sánh ở những ngành nào và nên làm gì để phát huy lợi thế so sánh
hay làm thế nào để biến những ngành hiện tại chưa có lợi thế so sánh biểu hiện
thành những ngành có lợi thế trong tương lai, ngành nào là ngành mà quốc gia
được nghiên cứu đang phải cạnh tranh với khu vực, định hướng nào nên được
thực hiện khi mở rộng liên kết khu vực, lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế cho
từng ngành nên được thiết kế và hoàn thiện như thế nào...
2.1.4 Cách đánh giá mức độ cạnh tranh giữa các nền kinh tế
Để đánh giá mức độ cạnh tranh giữa hai nền kinh tế, phải xem xét lợi thế so
sánh của các nền kinh tế đó đối với các sản phẩm xuất khẩu theo cách sau5:
- Tính cạnh tranh đối với các sản phẩm cụ thể: nếu hai nước đều có lợi thế

so sánh đối với cùng một sản phẩm thì điều đó có nghĩa là họ cạnh tranh nhau
trên thị trường thế giới để cùng xuất khẩu sản phẩm đó.
- Mức độ cạnh tranh tổng thể giữa hai nền kinh tế: nếu hai nước có nhiều
sản phẩm mang tính cạnh tranh thì điều đó có nghĩa là mức độ cạnh tranh giữa
hai nước trên thị trường thế giới là cao. Nói cách khác, nếu hai nước có cơ cấu

5

Lê Quốc Phương (2009) Đánh giá mức độ cạnh tranh và bổ sung giữa Việt Nam vối các đối tác thương
mại chính, Tạp chí Quản lý Kinh tế, Số 24, trang 12-21.

9


lợi thế so sánh gần tương tự nhau thì hai nước đó có mức độ cạnh tranh với nhau
cao.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ trang số liệu của cơ sở thống
kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng của Liên Hiệp Quốc liên quan đến lợi thế so
sánh.
2.2

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Bài viết sử dụng phần mềm Excel 2007 để tính chỉ số RCA và chỉ số RCA
dùng để phân tích lợi thế so sánh trong bài này được tính toán từ số liệu thống kê
thương mại quốc tế phân theo hàng hoá theo Tiêu chuẩn phân loại thương mại
quốc tế SITC (Standard International Trade Classification) theo công thức của
Balassa (1965). Đây là tiêu chuẩn phân loại do Cơ quan Thống kê Liên Hiệp
Quốc (United Nations Statistical Office – UNSO) xây dựng và sử dụng.

Số liệu hàng hoá xuất nhập khẩu theo tiêu chuẩn phân loại SITC năm 2011
sử dụng trong bài là số liệu cập nhật nhất đối với Việt Nam tại thời điểm nghiên
cứu (2013).

10


CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIỆT NAM
VÀ CÁC NƢỚC ASEAN-5
TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào và Vương quốc Cam-pu-chia, phía đông và nam giáp Biển Đông. Với dân số
trên 88 triệu người thuộc 54 nhóm dân tộc khác nhau, Việt Nam có thế mạnh lớn
về nguồn nhân lực. Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển. Ba phần tư đất đai của
Việt Nam là đồi núi và đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất.
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm
lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí
hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của
đất liền. Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 210C đến 270C và tăng
dần từ Bắc vào Nam6.
Việt Nam có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú như: tài nguyên rừng, tài
nguyên thủy hải sản, tài nguyên du lịch và nhiều loại khoáng sản đa dạng. Với
tổng trữ lượng dầu thô và khí đốt của 9 mỏ dầu ngoài khơi của mình, Việt Nam
chỉ xếp sau Úc trong khu vực Đông Nam Á về tài nguyên dầu mỏ. Nguồn tài
nguyên này được cho là sẽ tăng lên nếu công tác thăm dò và khai thác được mở
rộng thêm. Theo một khảo sát địa chất gần đây, Việt Nam là nhà cung ứng than
đá hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam cũng có nguồn
dự trữ dồi dào và phong phú các loại khoáng sản quý khác như magiê, vàng,

phốt-pho, thiếc và đồng.
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm
1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về
tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại,
thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế.
Ngày 7/11/2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong
đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản,
Trung Quốc). Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
WTO ngày 11/1/2007.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP hằng năm đạt khoảng 5% với mức GDP
năm 2012 đạt 141,7 tỷ đô la. Ngoài ra, Việt Nam nổi lên là một thị trường đầu tư
hấp dẫn với chi phí nhân công mang tính cạnh tranh, nền chính trị được đánh giá
3.1

6

The World Bank (WB), Statistic database indicators of the countries in the world

11


là ổn định cao trong khu vực với các chính sách của chính phủ chú trọng phát
triển lợi thế cạnh tranh, cơ sở hạ tầng, nguồn cung ứng điện quốc gia cũng như
các chính sách cắt giảm thâm hụt ngân sách nhà nước.
Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới. Trong
đó, các đối tác thương mại chính bao gồm:
Bảng 3.1: Các đối tác nhập khẩu và xuất khẩu chính của Việt Nam

Tỷ
Tỷ
STT Đối tác nhập khẩu chính trọng Đối tác xuất khẩu chính trọng
(%)
(%)
1
Trung Quốc
21,27 Mỹ
18,15
2
Hàn Quốc
11,27 Nhật Bản
11,94
3
Nhật Bản
9,96 Trung Quốc
10,87
4
Các nước châu Á khác
8,82 Úc
4,60
5
Xinh-ga-po
8,35 Hàn Quốc
4,18
6
Bạn hàng khác
40,33 Bạn hàng khác
50,26
Nguồn: Số liệu thương mại quốc tế của Cơ quan Thống kê Liên Hiệp Quốc, 2006,2011


TỔNG QUAN VỀ CÁC NƢỚC ASEAN-5
3.2.1 Qúa trình hình thành ASEAN
Vào những năm đầu thập kỷ 60, thế giới diễn ra nhiều biến động sâu sắc:
vai trò của phương Tây bị suy giảm, cuộc đấu tranh của Việt Nam giành được
thắng lợi, các tranh chấp giữa Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a vẫn chưa được giải
quyết và sự kiện Xinh-ga-po tách khỏi liên bang Ma-lai-xi-a vào tháng 8 năm
1965… Động Nam Á đứng trước nhiều thách thức về chính trị, kinh tế trong khu
vực đồng thời chịu nhiều sức ép từ bên ngoài. Nhu cầu thành lập tổ chức liên kết
khu vực nhằm giải quyết khủng hoảng nội và đối phó đấu tranh vô cùng cấp
bách.
Đứng trước tình hình trên, ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan), bộ
trưởng ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và
Thái Lan đã ký bản tuyên bố ASEAN (tuyên bố Băngkok) chính thức thành lập
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN.
Tháng 1/1984, ASEAN kết nạp thêm Bru-nây. Tháng 7/1995, Việt Nam trở
thành thành viên chính thức thứ 7 của ASEAN. Đến nay, Lào, Cam-pu-chia, Mian-ma đều trở thành thành viên của ASEAN.
Tuyên bố thành lập ASEAN năm 1967 đã nêu rõ 7 mục tiêu thành lập hiệp
hội, nhưng tựu chung lại có 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Thúc đẩy sự tăng trường kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong
khu vực thông qua các chương trình hợp tác
- Bảo vệ ổn định chính trị và kinh tế trong khu vực, chống lại sự thù địch
của các thế lực bên ngoài.
- Là diễn đàn giải quyết những tranh chấp và xung đột trong khu vực.
3.2

12


Hiệp ước thân thiện và hợp tác Động Nam Á ký tại Hội nghị thượng đỉnh

ASEAN lần I tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) năm 1976 đã nêu rõ 6 nguyên tắc cơ bản
điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên và giữa ASEAN với các tổ chức bên
ngoài.
Hiệp định chung về tăng cường hợp tác kinh tế của ASEAN đã ký kết tại
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 tại Xinh-ga-po năm 1992 đã bổ sung
thêm 3 nguyên tắc cơ bản về hợp tác kinh tế.
Trong hoạt động của ASEAN còn có 2 nguyên tắc cơ bản là: Nguyên tắc
nhất trí và nguyên tắc bình đẳng.
Ngoài ra còn có một số nguyên tắc không có trong các văn bản nhưng cũng
đã và đang được hình thành trên thực tế như nguyên tắc có đi có lại, không đối
đầu thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau trên các phương tiện thông tin đại
chúng, giữ gìn đoàn kết và bản sắc ASEAN7.
3.2.2 Khái quát về các nƣớc thành viên ASEAN-5
ASEAN-5 là cách gọi tắt của 5 nước thành viên đầu tiên gia nhập và cũng
là 5 thành viên sáng lập ASEAN, trong đó bao gồm: In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a,
Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan.
3.2.2.1 In-đô-nê-xi-a
In-đô-nê-xi-a là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới với khoảng 17.506 hòn
đảo lớn nhỏ trên diện tích 1,9 triệu km² và cũng là quốc gia có nhiều núi lửa nhất
hiện nay (với hơn 400 ngọn. In-đô-nê-xi-a nằm giữa lục địa châu Á và châu Đại
Dương, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, phía Bắc giáp Phi-líp-pin,
Tây giáp Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po. Thủ đô là Gia-các-ta.
In-đô-nê-xi-a có dân số trên 200 triệu người, ngôn ngữ chính là tiếng In-đônê-xi-a, đa phần người dân theo đạo Hồi. Là một nước có khí hậu nhiệt đới mưa
nhiều điển hình, cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã đem lại cho nơi đây một
lượng nước vô cùng phong phú.
In-đô-nê-xi-a đạt mức tăng trưởng GDP hằng năm là 6,2%, GDP năm 2012
đạt 878,2 tỷ đô la. Nền kinh tế của In-đô-nê-xi-a từ trước đến nay vẫn dựa vào
nông nghiệp. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế,
ngành công nghiệp đã có vị trí chủ đạo và vô cùng quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. In-đô-nê-xi-a có nền khoáng sản vô cùng phong phú, trong đó dầu thô

và khí thiên nhiên chiếm vị trí hàng đầu. Đây là một trong những nước sản xuất
dầu thô chủ yếu và là nước xuất khẩu khí đốt đứng hàng thứ 2 của thế giới. Bên
cạnh đó, In-đô-nê-xi-a còn xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp như dầu cọ, gạo,
chè, cà phê, tiêu và cao su. Ngành du lịch của In-đô-nê-xi-a cũng tương đối phát
triển8.

7
8

Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), overview of ASEAN.
The World Bank (WB), Statistic database indicators of the countries in the world

13


×