Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Khảo sát bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ và thử nghiệm một số phác đồ điều trị tại trại heo bùi thanh sang xã thái mỹ huyện củ chi tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP
NGHI & SINH HỌC ỨNG DỤNG
------

------

BÙI THỊ
TH PHƯƠNG DUNG

KHẢO
O SÁT BỆNH
BỆ
TIÊU CHẢY Ở HEO CON
THEO MẸ
Ẹ VÀ
V THỬ NGHIỆM MỘT
ỘT SỐ
PHÁC ĐỒ
Ồ ĐIỀU
Đ
TRỊ TẠI TRẠI HEO
BÙI THANH SANG XÃ THÁI MỸ
M
HUY
HUYỆN CỦ CHI - TP.HCM

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Thú y

CẦN THƠ 12/2013




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP
NGHI & SINH HỌC ỨNG DỤNG
------

------

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Thú y

KHẢO
O SÁT BỆ
BỆNH TIÊU CHẢY Ở HEO CON
THEO MẸ
Ẹ VÀ
V THỬ NGHIỆM MỘT
ỘT SỐ
PHÁC ĐỒ
Ồ ĐIỀU
Đ
TRỊ TẠI TRẠI HEO
BÙI THANH SANG XÃ THÁI MỸ
M
HUY CỦ CHI - TP.HCM
HUYỆN

HƯỚNG DẪN
N KHOA HỌC

H
Ths. Phạm Hoàng
àng Dũng
D

SINH VIÊN THỰC
ỰC HIỆN
Bùi Thị Phương Dung
MSSV: LT11647
Lớp: Thú y – K37 (CN1167L1)

CẦN THƠ 12/2013


LỜI CAM ĐOAN
Kính gởi: Ban lãnh đạo Khoa NN & SHƯD, các thầy cô trong Bộ môn Thú Y,
trường Đại học Cần Thơ.
Em tên: BÙI THỊ PHƯƠNG DUNG
MSSV: LT11647
Ngành: Thú Y – Khóa 37
Tôi xin cam đoan đề tài “Khảo sát bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ và thử
nghiệm một số phác đồ điều trị tại trại heo chú Bùi Thanh Sang” là công trình
nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả được trình bài trong luận văn là những
gì tôi đã theo dõi trong suốt thời gian làm bài và những số liệu, kết quả là sự trung
thực và chưa được ai công bố trong luận văn nào trước đây.

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013
SINH VIÊN THỰC HIỆN
(Ký ghi họ tên)


Bùi Thị Phương Dung

i


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn đến cha mẹ tôi đã chịu nhiều vất vả, nhọc
nhằn nuôi tôi khôn lớn nên người và lo cho tôi ăn học đến nơi đến chốn để cho tôi trở
thành con người có ít cho xã hội và gửi lời đến các chị, em tôi đã động viên tôi trong
suốt thời quá trình học tập.
Tôi cũng gửi lời cám ơn đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng, Thầy Cô bộ môn Thú Y, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp này.
Thầy Phạm Hoàng Dũng đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập để tôi hoàn thành tốt luận văn.
Thầy Trần Ngọc Bích đã luôn chỉ bảo và theo dõi trong suốt quá trình
học tập.
Tôi xin chân thành cám ơn đến các anh nhân viên của công ty Deheus là anh
Du, Vinh và các cô, chú trong trại heo của chú Bùi Thanh Sang huyện Củ Chi đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Cuối cùng tôi gửi lời đến lớp LTTYK37 đã động viên, chia sẽ và giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập và thực hiện luận văn

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................. ii

MỤC LỤC ................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................ vii
TÓM LƯỢC ............................................................................................ viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................2
2.1 Đặc điểm sinh lý của heo con .........................................................................2
2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục....................................................... 2
2.1.2 Đặc điểm khả năng miễn dịch ............................................................. 2
2.1.3 Đặc điểm cơ quan tiêu hóa .................................................................. 3
2.2 Miễn dịch ở heo con ....................................................................................... 4
2.3 Bệnh tiêu chảy ở heo con ................................................................................4
2.3.1 Nguyên nhân truyền nhiễm ................................................................. 5
2.3.2 Nguyên nhân không truyền nhiễm ....................................................8
2.4 Cơ chế phát bệnh .......................................................................................... 11
2.5 Triệu chứng và bệnh tích ............................................................................. 12
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 14
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 14
3.2 Tổng quan về trại........................................................................................... 14
3.3 Phương tiện nghiên cứu ................................................................................ 18
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 18
3.3.2 Dụng cụ nghiên cứu .......................................................................... 18
3.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 20
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm phòng ............................................... 20
3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm điều trị.............................................. 20
iii


3.5 Xử lý số liệu.................................................................................................. 21

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ....................................................... 23
4.1 Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ...........................................23

4.2 Kết quả phòng bệnh ..................................................................................... 25
4.2.1 Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến tỷ lệ tiêu chảy heo con ............ 25
4.2.2 Ảnh hưởng của các nghiệm thức đến tăng trọng heo con .................. 27
4.3 Kết quả triệu chứng lâm sàng của heo con theo mẹ bị bệnh tiêu chảy ..... 29
4.4.Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy của heo conError! Bookmark not defined.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 35
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 35
5.2 Đề nghị .......................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 36

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu đàn heo............................................................................ 14
Bảng 3.2: Qui trình tiêm phòng heo con ...................................................... 17
Bảng 3.3: Phương pháp bố trí thí nghiệm phòng.......................................... 20
Bảng 3.4: Phác đồ điều trị tiêu chảy của heo con theo mẹ ........................... 21
Bảng 4.1 Tình hình tiêu chảy của heo con qua các tuần ............................... 23
Bảng 4.2 Tỷ lệ tiêu chảy ở nghiệm thức phòng............................................ 25
Bảng 4.3 Ảnh hưởng thuốc phòng đến tăng trọng của heo con .................... 27
Bảng 4.4 Kết quả điều trị............................................................................. 31
Bảng 4.5 Tỷ lệ tái phát và tỷ lệ chết ở các nghiệm thức ............................... 33

v



DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Thuốc Colistin ............................................................................. 19
Hình 3.2: Thuốc Pacicoli ............................................................................. 19
Hình 4.1: Heo tiêu chảy............................................................................... 29
Hình 4.2: Phân heo tiêu chảy ....................................................................... 30
Hình 4.3: Heo ói ra sữa chưa tiêu ................................................................ 30

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ heo con tiêu con tiêu chảy qua các tuần ......................... 24
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ tiêu chảy ở nghiệm thức phòng bệnh .............................. 26
Biểu đồ 4.3: So sánh trọng lượng và heo còi ở các nghiệm thức .................. 28
Biểu đồ 4.4: So sánh tỷ lệ khỏi bệnh theo thời gian ..................................... 32
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ heo chết và tái phát......................................................... 34

vii


TÓM LƯỢC
Bệnh tiêu chảy là bệnh gây thiệt hại lớn đến năng suất cho nhà chăn nuôi,
bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất heo con rất cao nhất là heo con trong giai đoạn
còn bú. Bệnh gây ra do nhiều nguyên nhân như do: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,
do thời tiết và do điều kiện chăm sóc không tốt…. Các nguyên nhân trên làm cho
heo bệnh gây thiệt hại đến nền kinh tế cho nhà chăn nuôi và việc điều trị cũng gặp
nhiều khó khăn. Được sử chỉ dẫn và giúp đỡ của thầy cô bộ môn thú y và thầy
Phạm Hoàng Dũng chúng tôi đã tiến thành thực hiện đề tài “Khảo sát bệnh tiêu

chảy ở heo con theo mẹ và thử nghiệm một số phác đồ điều trị tại trại heo chú
Bùi Thanh Sang”. Với mục tiêu tìm ra biện pháp phòng và điều trị hợp lý.
Thí nghiệm được tiến trình như sau:
Thí nghiệm phòng: Được tiến hành trên 46 heo con theo mẹ có điều kiên
chăm sóc vệ sinh như nhau. Nghiệm thức I được sử dụng Pacicoli phòng cho heo
con từ 3-24 ngày tuổi, nghiệm thức đối chứng theo qui trinh phòng bệnh của trại
không biện pháp vệ sinh chăm sóc.
Kết quả thu được:
+ Tỷ lệ tiêu chảy: Nghiêm thức I có tỷ lệ tiêu chảy thấp (30,43%) cao
nhất nghiệm thức đối chứng(82,61%).
+ Tỷ lệ heo còi của 2 nghiệm thức, nghiệm thức I là (21,74%) và nghiệm
thức đối chứng(13,04%).
Thí nghiệm điều trị: Được tiến hành trên 86 con heo con theo mẹ và được
bố trí thành 3 nghiệm thức: Nghiệm thức I dùng Pacicoli do công ty Provimi sản
xuất, nghiệm thức II dùng Pacicoli + Colistin và nghiệm thức III dùng Colistin do
công ty Bio sản xuất. Liệu trình tiêm bắp và cho uống ngày 1 lần, liên tục 1-4 ngày.
Kết quả thu được:
+ Cả 3 nghiệm thức đều có tỷ lệ tiêu chảy cao, nghiệm thức I có tỷ lệ khỏi
bệnh cao(100%).
+ Tỷ lệ tái phát ở nghiệm thức II cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại.
+ Tỷ lệ chết ở nghiệm thức I thấp nhất còn 2 nghiệm thức II, III thì bằng nhau.
viii


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh, với nhiều qui mô
phương thức khác nhau. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn
thực phẩm cho nhu cầu trong nước. Trong đó thịt heo là nguồn thịt chủ lực nó
chiếm một tỷ lệ lớn trong các loại thịt được tiêu thụ. Vì vậy ngành chăn nuôi heo
ngày càng phát triển. Tuy nhiên, từ các hộ chăn nuôi gia đình đến chăn nuôi tập

trung đã và đang gặp nhiều khó khăn về tình hình dịch bệnh xảy ra, làm ảnh hưởng
đến năng suất gây thiệt hại lớn cho nhà chăn nuôi nhất là bệnh tiêu chảy ở heo con
theo mẹ.
Với mong muốn tìm hiểu sâu vấn đề trên để tìm ra những biện pháp phòng và
trị có hiệu quả bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ nhằm góp phần làm giảm thiệt hại
do bệnh gây ra cho nhà chăn nuôi. Được sự chấp thuận của nhà trường và sự giúp
đỡ của thầy, cô bộ môn Thú Y Trường Đại Học Cần chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài”Khảo sát bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ và thử nghiệm một số phác đồ
điều trị tại trại heo Bùi Thanh Sang xã Thái Mỹ - Củ Chi – TP.HCM”
Mục đích
Khảo sát bệnh tiêu chảy ở heo con từ sơ sinh đến 24 ngày.
Ghi nhận những biện pháp giải quyết khi heo bị tiêu chảy.
Thử nghiệm một số phác đồ điều trị khi heo tiêu chảy.

1


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đặc điểm sinh lý của heo con
2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục
Heo con sinh trưởng và phát triển nhanh, trọng lượng heo sơ sinh càng nặng
thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh (Trần Cừ, 1972).
Tốc độ sinh trưởng của heo con từ lúc sinh ra đến lúc cai sữa chịu ảnh hưởng
bởi 3 yếu tố: thể trọng và sự phát triển về sinh lý mới sinh, số lượng và thành phần
sữa mẹ mà heo con nhận được, số lượng và chất lượng thức ăn bổ sung (I.A.M
Lucas G.A.Iodge, 1972).
Sau khi ngày đẻ trọng lượng tăng gấp đôi, 10 ngày tăng gấp 3 – 4 lần, 5-10
ngày tăng gấp 15- 20 lần (Trương Lăng, 2003).
Theo Trần Cừ (1972) cho rằng:
Heo con có hai kỳ khủng hoảng:

Lúc 3 tuần tuổi: Nhu cầu sữa heo con tăng, ngược lại lượng sữa của heo mẹ
bắt đầu giảm, một số chất dinh dưỡng trong heo con giảm dần đặc biệt là sắt. Vì vậy
cần tập ăn sớm cho heo con.
Lúc cai sữa nguồn dinh dưỡng không phù hợp vào lượng sữa mẹ mà hoàn toàn
phụ thuộc vào nguồn thức ăn. Nếu heo không trãi qua quá trình tập ăn kỹ lưỡng
trước đó dễ dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng
đến tăng trọng của heo con.
Vì vậy người chăn nuôi cần tìm hiểu về đặc điểm sinh lý của heo con để có
biện pháp chăm sóc và nuôi dưỡng tốt nhằm hạn chế được dịch bệnh, giảm tỷ lệ heo
còi, chết.
2.1.2 Đặc điểm khả năng miễn dịch
Lúc còn trong bụng mẹ, sự trao đổi nhiệt của bào thai được xác định do thân
nhiệt của heo mẹ. Sau khi sinh cơ thể heo con chưa bù đắp lượng nhiệt mất đi do
ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Hầu như tất cả heo con sinh ra đều bị giảm
thân nhiệt, sau đó thân nhiệt dần tăng lên vì thế cần điều chỉnh nhiệt độ chuồng úm
2


cho heo con: Trong tuần đầu nhiệt độ thích hợp là 32-340c và 29-300c ở tuần sau
(Đào Trọng Đạt và ctv, 1996).
Heo con lúc 3 tuần tuổi có khả năng điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh, nên thân
nhiệt heo con chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa cân bằng.
Trên cơ thể heo con, phần thân có nhiệt độ cao hơn phần chân và phần tai. Ở phần
thân thì nhiệt độ ở bụng là cao nhất cho nên khi bị cảm lạnh thì phần bụng bị mất
nhiệt nhiều nhất (Phùng Thị Văn, 2004).
2.1.3 Đặc điểm cơ quan tiêu hóa
Bộ máy tiêu hóa của heo con chưa phát triển toàn diện, hệ thống Enzym chưa
đầy đủ. Tuy nhiên cơ quan tiêu hóa của heo con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh
về cấu tạo và hoàn thiện về chức năng tiêu hóa. Chức năng tiêu hóa của heo con
mới sinh ra chưa có hoạt lực cao, trong giai đoạn theo mẹ chức năng tiêu hóa của

một số men tiêu hóa được hoàn thiện dần như men pepsin tiêu hóa protit, men tiêu
hóa bột đường (Phùng Thị Văn, 2004).
Tiêu hóa ở miệng
Ở miệng hầu như không hấp thu vì thức ăn ở lại đây không lâu, chỉ có khả
năng hấp thu đường glucose, nhưng lượng này không đáng kể nên coi như không
hấp thu. Ở heo con thức ăn chủ yếu là sữa và tiêu hóa diễn ra lớn nhất là ở dạ dày và
ruột, vì vậy vai trò của nước bọt ở giai đoạn này ít quan trọng (Trần Cừ, 1972)
Heo mới sinh ra trong những ngày đầu hoạt tính amylaza nước bọt cao nhất ở
ngày thứ 14, còn heo con do mẹ nuôi phải đến ngày 21. Tùy lượng thức ăn, lượng
nước bọt tiết khác nhau. Thức ăn có phản ứng acid yếu và khô thì nước bọt tiết ra
mạnh, thức ăn lỏng thì giảm hoặc ngừng tiết dịch. Vì vậy cần chú ý không cho heo
con ăn thức ăn lỏng (Trương Lăng, 2003).
Tiêu hóa dạ dày
Thức ăn sau khi vào dạ dày ảnh hưởng bởi tác động cơ học và hóa học.
Heo con mới đẻ dạ dày chỉ nặng 4-5g chứa được từ 5-40g sữa, khi đạt 10 ngày
tuổi, dung tích dạ dày tăng gấp 3 lần so với sơ sinh đến 20 ngày tuổi đạt 2 lít, sau đó
tăng chậm đến tuổi trưởng thành dung tích dạ dày đạt 3.5-4 lít (Trương Lăng, 2003).
3


Heo con 20 ngày tuổi, phản xạ tiết dịch vị chưa rõ. Ban đêm heo mẹ nhiều sữa, kích
sự tiết dịch vị ở heo con. Sau khi cai sữa, lượng dịch vị của heo con tiết ra ngày và
đêm bằng nhau.
Heo dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị không có acid Chlohyric tự do, vì lúc này lượng
HCl tiết ra rất ít và nhanh chóng liên kết với niêm dịch và thức ăn, làm hàm lượng
HCl tự do rất ít hoặc hoàn toàn không có trong dạ dày heo con bú sữa. Hiện tượng
này gọi là thiếu HCl (Trần Cừ, 1972).
Tiêu hóa ở ruột
Tiêu hóa ở ruột nhờ tuyến tụy. Enzyme trysin trong dịch tụy thủy phân protein
thành acid amin. Ở trong thai 2 tháng tuổi chất chiết dã có trysin. Thai càng lớn hoạt

tính enzyme trypsin càng cao và khi đẻ hoạt tính rất cao.
Các enzyme tiêu hóa trong dịch ruột heo con gồm: amino peptidase,
dipeptidase, enterokinase, Lipase và amylase (Trương Lăng, 2003).
Tiêu hóa của heo con dịch mật cũng đóng vai trò rất quan trọng. Dịch mật xúc
tiến tiêu hóa lipid và tăng cường nhu động ruột. Vì vậy heo con cần phải có 1 lượng
dịch mật tương ứng để tiêu hóa lipid trong sữa một cách dễ dàng (Trần Cừ, 1972).
2.2 Miễn dịch ở heo con
Heo con mới sinh ra hầu như trong máu không có kháng thể. Lượng kháng
thể trong máu heo con được tăng nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu. Vì vậy,
khả năng miễn dịch ở heo con là hoàn toàn thụ động nó phụ thuộc vào lượng kháng
thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ (Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận, 2005).
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng của heo con. Sữa đầu rất quan trọng chứa 11,29%
protein huyết thanh, 5% cáeinprotein huyết thanh, có prealbumin (protein đặc biệt
của sữa ) 13,7%, albumin 11,48%. Vì vậy phải cho heo con bú sữa đầu chậm nhất 2
giờ sau khi sinh dể có kháng thể trong 5 tuần đầu của cuộc sống (Trương Lăng,
2003). Điều đó cũng cho thấy, trong điều kiện bình thường nếu không cho heo con
bú sữa đầu khó nuôi được heo con (Lê Minh Hoàng, 2002).
2.3 Bệnh tiêu chảy ở heo con

4


Bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ được xem như là một hội chứng ở đường
tiêu hóa gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bệnh có thể do tác động của yếu tố môi
trường như điều kiện thời tiết, thức ăn nước uống…, cũng có thể do yếu tố nội tại
bản thân của con vật về khả năng đề kháng bệnh.
Tiêu chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nó không phải là bệnh đặc thù.Tiêu
chảy ở gia súc non mấy tuần đầu là do vi sinh vật đặc thù, riêng lẻ hay kết hợp với
nhau. Những nguyên nhân chủ yếu gây nên tiêu chảy là do: virus, ký sinh trùng, vi
khuẩn, nấm…Tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh mà phân tiêu chảy có nhiều

màu sắc khác nhau: chứa thức ăn không tiêu, máu, bọt khí, màng niêm mạc hay chất
nhầy.
2.3.1 Nguyên nhân truyền nhiễm
Do virus
+ Bệnh viêm ruột dạ dày truyền nhiễm (Transmissible gastroenteritis – TGE)
Bệnh thường xảy ra ở đàn heo từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi, làm cho heo chết nhiều.
Bệnh có tính chất lây lan cao. Heo ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh (Phạm Sỹ
Lăng, 1997)
TGE do một virus thuộc nhóm coronavirus họ Coronaviridae gây ra. Khi virus vào
trong tế bào, hàng ngàn phân tử virus được giải phóng và nhiễm sang các tế bào
khác.
Virus xâm nhiễm tự nhiên qua miệng hoặc mũi của heo do heo tiếp xúc với phân
của heo bệnh hoặc thức ăn bị nhiễm virus. Sau khi xâm nhập vào cơ thể virus tấn
công vào nhung mao ruột non và phát triển ở đó, làm nhung mao ruột non bị phá
hủy gây bệnh tiêu chảy kém hấp thu, kém tiêu hóa. Bệnh càng trầm trọng khi bị tác
động bởi stress, lạnh ẩm ướt và nhiễm kế phát. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là
nôn mửa, tiêu chảy nặng, vành dạ dày và ruột bị sung huyết, xuất huyết, sinh mủ
hoại tử, gây rối loạn tuần hoàn và dinh dưỡng ở vách dạ dày và ruột, gây nhiễm độc
và bại huyết, tỷ lệ chết cao(100%) (Đào Trọng Đạt, 1996)
+ Bệnh do Rotavirus

5


Do Porcine Rotavirus gây nên, có thể kết hợp với TGE hoặc E.coli gây tiêu chảy
nghiêm trọng (Phan Thanh Phượng, 1996).
Bệnh xảy ra ở heo từ 7 – 35 ngày tuổi, có thể xảy ra trầm trọng ở heo 1 -14 ngày
tuổi. Bệnh lây lan nhanh. Khi cấp tính bệnh bộc phát đột ngột, nếu mãn tính bệnh
xảy ra rải rác (Trần Thị Dân, 2004).
Theo Phạm Sỹ Lăng, 2006 thì Virus Rotaviridae có hình răng cưa khi quan sát dưới

kính hiển vi điện tử, bị tiêu diệt bởi chất sát trùng thông thường nhưng chúng tồn tại
rất lâu trong môi trường bình thường.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể heo, Rotavirus đi vào các tế bào của lớp nhung mao
ruột và gây ra các tổn thương ở đây. Do tác động của virus, nhung mao co lại, làm
cho sự hấp thu chất dinh dưỡng kém đi, gây ra trạng thái rối loạn tiêu hóa. Rotavirus
thường phối hợp với các chủng E.coli có độc lực gây bệnh phân trắng, còn gọi là
bệnh phân sữa ở heo 1 – 6 tuần tuổi và gây bệnh tiêu chảy ở heo sau cai sữa.
Do ký sinh trùng
Các loại ký sinh trùng ký sinh trong cơ thể chúng cướp đoạt các dưỡng chất của vật
chủ, đồng thời tiết độc tố làm rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy cho heo con, làm
heo con giảm khả năng tăng trọng, còi cọc, chậm lớn. Các loại ký sinh trùng có khả
năng gây tiêu chảy thường gặp như:
Giun lươn (Strongyloides ransmi): Là loại giun nhỏ kích thích bé hơn 1 cm trông
giống như sợi lông, chúng gây tổn thương ruột, xảy ra trong điều kiện nuôi dưỡng
kém hoặc lây nhiễm từ đất hoặc nước. Chúng có chu trình phát triển rất đặc biệt:
vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, vừa tự nhiễm, vừa sống tự do. Strongyloides gây bệnh
cho heo 4 – 10 ngày tuổi (Nguyễn Ngọc Tuân; Trần Thị Dân, 2000).
Cầu trùng (Isospora suis): Bệnh gây ra do một số loài nguyên bào thuộc giống
Eimeria và Isospora ký sinh ở ruột non heo.
Isospora suis với các giai đoạn khác nhau sẽ phá hoại các tế bào của lớp biểu mô
lông nhung và những tế bào hoại tử lan vào xoang ruột. Sự rò rỉ từ vi huyết quản lập
tức đóng góp vào việc làm mất nước và tạo nên quá trình viêm nhiễm, gây rối loạn
tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy (Đào Trọng Đạt, 1996).
6


Bệnh lây lan chậm và gia tăng dần. Heo nái không biểu hiện bệnh. Ở heo trên 5
ngày tuổi (6-15 ngày tuổi). Tỷ lệ bệnh cao nhưng chết ít (Trần Thị Dân, 2000).
Ngoài ra còn có các loại ký sinh trùng khác gây ra bệnh tiêu chảy như: giun tóc
(Trichuris suis), giun kết hạt (Oesophagostomum dentatum), giun đũa.

Do vi khuẩn
+ Salmonella
Là trực khuẩn hình gậy, hai đầu tròn, không hình thành giáp mô và nha bào, di động,
G-.Chúng gây bệnh ở đường tiêu hoá của một số heo khi chăm sóc kém. Bệnh
thường xảy ra trên heo lúc 3 tuần tuổi (Trần Thị Dân, 2000).
+ Clostridium pefringens
Đào Trọng Đạt và ctv, 1996 cho rằng Clostridium perfringens là Vi khuẩn G+,
sinh nha bào, không di động. Vi khuẩn này sinh độc tố phần lớn là alpha và bêta,
nhưng chủ yếu là độc tố bêta gây chết, gây hoại tử là nhân tố quan trọng nhất trong
sinh bệnh học của bệnh này.
Vi khuẩn gây bệnh viêm ruột hoại tử ác tính có biểu hiện lâm sàng trầm trọng
về tiêu chảy ra máu có tỷ lệ tử vong cao (59%). Hầu hết các trường hợp đều xảy ra
ở heo sơ sinh.
C.perfringens gây ra chỉ vài phút hoặc vài giờ sau khi sinh ra, bệnh thường
gây tổn thương ở ruột. Vi khuẩn thường xâm nhập vào biểu bì của long và tăng sinh
khắp màng nhầy ruột và gây hoại tử, đồng thời gây xuất huyết.
+ Shigella
Shigella gây bệnh tiêu chảy ở heo con theo mẹ và cai sữa.Vi trùng được bài
xuất ra môi trường theo phân, các chủng thường gây bệnh là: Shigella dysentery và
Shigella flexmitia. Chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa, sinh sản và tiết độc tố gây
bệnh tiêu chảy.
+ E.coli (Escherichia coli)
E.coli thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceaae, nhóm Escherichae, loài
Escheriachia. E.coli là trực khuẩn đa hình không bắt màu không tạo thành nha bào,
phần lớn là di động, có 3 loại kháng nguyên: kháng nguyên O, kháng nguyên K,
7


kháng nguyên H. Trong các loại E.coli thì E.coli chủng K thường xuyên gây bệnh
tiêu chảy phân trắng heo con theo mẹ (Lê Văn Năm và ctv, 1999).

Vi khuẩn này khi các điều kiện nuôi dưỡng , khẩu phần thức ăn, vệ sinh thú y
kém, sức chống đỡ của con vật kém thì E.coli trở nên cường độc và có khả năng gây
bệnh (Đào Trọng Đạt và ctv, 1996).
E.coli có sẵn trong đường ruột động vật, ở điều kiện bình thường thì không
gây bệnh mà chỉ có tác động khi sức đề kháng cơ thể giảm do chăm sóc quản lí kém,
hoặc do bị strees từ môi trường. Tạo điều kiện cho E.coli xâm nhập sinh sản và bám
lên nhung mao ruột non làm hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, đồng thời
kích thích tiết dịch và chất điện giải, làm cho heo con bị tiêu chảy, mất dinh dưỡng,
điện giải và nước nên có thể gây chết nhanh chóng (Trần Cừ, 1972).
2.3.2 Nguyên nhân không truyền nhiễm
Do heo mẹ
Thức ăn của heo mẹ kém phẩm chất: Ôi thiu, nấm mốc hoặc heo mẹ thường liếm
phân của heo con tiêu chảy, trước hết sẽ gây rối loạn tiêu hóa ở heo đồng thời sau
khi bú sữa mẹ heo con cũng bị tiêu chảy (Võ Văn Ninh, 2001).
Lượng sữa mẹ từ khi đẻ tăng dần đến ngày thứ 15 là cao nhất. Đến ngày thứ 20, đột
nhiên giảm xuống khá thấp trong khi nhu cầu về sữa của heo con ngày càng
tăng.Đến ngày thứ 20 nếu mẹ thiếu dinh dưỡng heo con càng thiếu sữa thường ăn
bậy, dễ sinh các bệnh về đường tiêu hóa nhất là bệnh tiêu chảy (Phạm Sĩ Lăng và
Phan Dịch Lân, 1997).
Nguồn dinh dưỡng của heo con chủ yếu là sữa mẹ, nếu sữa mẹ thiếu phẩm chất gây
rối loạn tiêu hóa từ đó xuất hiện bệnh tiêu chảy cho heo con. Vì vậy, để hạn chế
bệnh tiêu chảy cho heo con cần nuôi dưỡng chăm sóc heo nái tốt. Do đó khẩu phần
ăn của heo nái không thể thiếu dưỡng chất và cần có sự cân bằng trong khẩu phần
ăn. Nếu heo mẹ ăn nhiều tinh bột, nhiều chất béo khi heo con bú không tiêu hóa
được gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy (Đào Trọng Đạt,1996).
Do thay đổi khẩu phần ăn của heo mẹ đột ngột, hoặc sữa mẹ quá nhiều heo con
bú không sử dụng hết chất đạm trôi xuống ruột già, ở đó có nhiều vi khuẩn
8



E.coli... chúng sử dụng đạm sinh sản và tiết ra độc tố gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến
heo con tiêu chảy
Heo mẹ sau khi sinh bị bệnh: Nhiễm trùng tử cung, sót nhau, viêm vú, mất
sữa…cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến heo con, có thể
làm cho heo con bị tiêu chảy do sản phẩm độc tiết qua sữa. Bên cạnh đó cũng có
thể do heo mẹ nuôi con kém hoặc do heo mẹ sữa qua nhiều để heo con bú tự do
đều ảnh hưởng đến sức khỏe heo con và dễ sinh tiêu chảy (Đào Trọng Đạt, 1996).
Heo nái thiếu vận động trông thời kỳ mang thai, heo con sinh ra nhỏ, yếu lại thiếu
vận động, thiếu vitamin D làm giảm khả năng hấp thu Canxi và phosphor, làm ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi chất,quá trình hô hấp, tiêu hóa ở heo con (Thông Tin
Thú Y,1987).
Do heo con
Heo con sinh ra không được bú sữa đầu sẽ không đủ kháng thể giúp chống đỡ
bệnh tật. Một số heo con nhận được sữa đầu kịp thời nhưng do heo con hấp thu
kém, sức chống đỡ thụ động giảm thì bệnh có thể xảy ra vào 10 hoặc 21 ngày tuổi.
Do khâu chăm sóc heo con không cận thận sau khi sinh, cuốn rốn không được sát
trùng kỹ, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập gây viêm ruột đưa đến tiêu chảy (Lê
Minh Hoàng, 2002).
Cơ quan tiêu hóa chưa thành thục vì thế hệ vi sinh vật đường ruột chưa phát triển,
chưa đủ vi khuẩn có lợi, chưa đủ khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh nên heo dễ
bị nhiễm bệnh nhất là đường tiêu hóa (Đào Trọng Đạt và ctv, 1996).
Sữa là thức ăn chủ yếu và còn là nguồn nước cần thiết cho heo con. Nếu người
nuôi không chú ý heo con sẽ bị đói, bị khát. Trong mấy ngày đầu cứ mỗi giờ heo
con mất đi 10g nước bốc hơi qua da và thải qua đường hô hấp. Heo con mất nhiều
nước hơn heo mẹ gấp 2 đến 3 lần. Trong thực tế khi chúng ta heo con uống nước
tiểu, nước dô dưới nền chuồng, đó là biểu hiện khát nước. Nước tiểu và nước dơ
có hại đến cơ thể heo con, có thể gây ra tiêu chảy và một số bệnh khác (Trần Cừ,
1972).

9



Đặc biệt nhu cầu về sắt (Fe2+) đối với heo con. Trong cơ thể lợn con, mặc dù
hàm lượng sắt có rất ít nhưng vai trò sinh lý của nó chiếm vị trí rất lớn. Nhu cầu
cung cấp sắt cho heo con rất cần thiết. Heo con bú sữa thường thiếu sắt vì sữa
mẹ không cung cấp đủ sắt cho heo con. Thiếu sắt heo con dễ thiếu máu. Bên
cạnh đó, đồng cũng góp phần vào sự hấp thụ sắt, giúp cho sự sản sinh và tái sinh
của hemoglobulin. Thiếu đồng dẫn đến thiếu máu và thiếu sắt.
Khi thiếu vitamin heo con bú yếu ớt, ít đi lại, xuất hiện hội chứng rối loạn tiêu
hóa, viêm phế quản và viêm phổi, gầy sút nhanh da vàng xám (Phan Thanh
Phượng, 1996). Vì thế cần cung cấp cho heo con đầy đủ các vitamin B2, PP,
B5,..., để phòng bệnh lỵ và viêm ruột ở heo con và các bệnh khác.
Định mức nhu cầu vitamin ở cơ thể heo con.
+ Nhu cầu carotene 0,50 – 0,60 mg cho 1kg thể trọng / ngày.
+ Nhu cầu vitamin D 20 – 25 IU cho 1kg thể trọng / ngày.
Do ngoại cảnh
Heo con khi còn trong bụng mẹ sự cân bằng thân nhiệt của bào thai được xác
định do thân nhiệt của heo mẹ. Khi sinh ra gặp môi trường bên ngoài heo con
chưa kịp thích nghi với nhiệt độ môi trường. Vì thế heo con dễ bị mầm bệnh tấn
công vào cơ thể gây bệnh.
Heo con dễ bị môi trường bên ngoài tác động nhất là lúc giao mùa như: ẩm độ
cao, nhiệt độ, mưa tạt gió lùa làm giảm sức đề kháng heo con dẫn đến heo dễ
nhiễm những bệnh về đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó heo con còn phụ thuộc vào khâu chăm sóc nuôi dưỡng, ăn uống
không đúng cách, thay đổi khẩu phần ăn đột ngột, vệ sinh chuồng trại kém, quá
trình đỡ đẻ không đúng kỹ thuật,…đều có thể gây bệnh về đường tiêu hóa cho
heo con nhất là bệnh tiêu chảy.
2.4 Cơ chế phát bệnh
Tùy vào các nguyên nhân gây bệnh mà có cơ chế phát bệnh khác nhau. Do thời
tiết thay đổi đột ngột đang nắng chuyển sang mưa, nhiệt độ thấp ẩm độ cao làm

cơ thể heo con mất cân bằng giữa sinh nhiệt và truyền nhiệt . Khi đó cơ thể sẽ
10


tiêu hao năng lượng để chống lạnh, lượng đường huyết sẽ giảm xuống, sự giảm
đường huyết đột ngột sẽ gây rối loạn chức năng tiết dịch và nhu động dạ dày,
ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa làm heo con tiêu chảy (Nguyễn Xuân Bình,
2000).
Trần Thị Dân, 2004 cho rằng khi thú non ăn quá nhiều sữa hoặc chất thay thế
sữa khi ấy tiêu hóa và hấp thu kém. Ruột già có khả năng hấp thu một lượng
nước gấp 3-5 lần lượng nươc đi vào ruột non. Tuy nhiên, khi lactose không được
tiêu hóa ở ruột non và bị lên men ở ruột già thì hệ thống đệm ở ruột già không để
trung hòa acid, do đó pH trong ruột già giảm và ruột già không thể đảm bảo vai
trò hấp thu nước dấn đến heo tiêu chảy.
Giảm diện tích hấp thu ở ruột non. Tình trạng này hay gặp trong bệnh tiêu chảy
do thay đổi tính thẩm thấu, khi ấy tiêu hóa và hấp thu kém.
Tiêu chảy sẽ trầm trọng khi áp lực thẩm thấu trong ruột tăng lên do phân tiết các
ion theo cơ chế tích cực, tình trạng này được gọi là tiêu chảy do phân tiết nhiều.
Các chủng E.coli tiết độc tố đường ruột là nguyên nhân thường gặp của loại tiêu
chảy này.Vi sinh vật không thâm nhập vào cơ thể và không gây bệnh tích mô
học ở màng nhày ruột non nhưng gây xáo trộn lớn về hóa học do 2 độc tố: độc tố
chịu nhiệt (heat stable) và độc tố không chịu nhiệt (heat labile), cả 2 độc tố này
kích thích sự phân tiết Cl- từ tế bào mao ruột, ức chế hấp thu Na+ và Cl- ở tế bào
nhung mao và kích thích tiết bicarbonate.
Khi sức đề kháng của cơ thể gia súc yếu hoặc ảnh hưởng các yếu tố nào đó làm
mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi đó vi khuẩn có hại
tăng lên nhanh chóng, tiết độc lực xâm nhập vào máu và các cơ quan nội tạng
gây hiện tượng nhiễm trùng huyết, nhiễm độc huyết, mất nước, giảm chức năng
của ruột non, làm cho heo tiêu chảy.
Sức đề kháng của heo con yếu, đối với tác động của điều kiện bên ngoài như:

khẩu phần thiếu dưỡng chất, thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của heo mẹ, tập ăn
cho heo con không đúng cách,… lúc đó các nhân tố gây bệnh xâm nhập váo cơ
thể heo con thông qua bộ máy tiêu hóa sẽ làm rối loạn sức tiết dịch của dạ dày
11


và ruột dẫn đến tiết dịch tiêu hóa không đủ, không tiêu hóa hết lượng sữa, thức
ăn không được tiêu hóa hoàn toàn và ruột non không hấp thu được các protit,
glucid. Đó là môi trường thuận lợi để phát triển hệ vi khuẩn thối rửa và lên men,
lúc này độc tố càng tăng nhiều trong ruột dẫn đến tiêu chảy.
2.5 Triệu chứng và bệnh tích
Triệu chứng
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa mưa, bệnh thường xảy ra ở
heo con 10 – 21 ngày tuổi, bệnh xảy ra trên 1 vài con có khi cả đàn đều nhiễm
bệnh.Heo con bị bệnh thường yếu ớt, gầy sút rất nhanh, trọng lượng cơ thể giảm
có khi tới 20-30%, lông dựng, ít bú, da khô, chân lạnh. Số lần đi tiêu tăng 1-2 lần
trong ngày lên 4-6 lần, có triệu chứng thần kinh như: co giật từng cơn, da bị mất
cảm giác (Lê Văn Nam và ctv, 1999).
Heo con bị bệnh thân nhiệt ít khi cao, có một số con lên đến 40.5 - 410C nhưng
vài ngày sau thân nhiệt hạ xuống. Heo tiêu chảy phân lỏng hoặc sệt, màu sắc
phân thay đổi: vàng, trắng, xám nâu hoặc đen, trắng xám. Phân có mùi tanh hôi,
hậu môn dính đầy phân. Phân có bọt, đôi khi có máu, chất nhờn (Phạm Sỹ Lăng,
1997).
Ngoài các triệu chứng trên có một số trường hợp heo ói, chất ói có màu trắng
chứa các cục sữa chưa tiêu, thở nhanh, yếu và có thể sốt (Nguyễn Dương Bảo,
2005).
Bệnh tích
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng sức khỏe, mức độ tác động,
bệnh tích được thể hiện mức độ khác nhau nhưng biểu hiện chung thường gặp:
còi cọc gầy yếu do mất nước, mắt trủng sâu, chứa sữa hoặc thức ăn chưa tiêu hóa,

dạ dày và ruột đều giãn nở, trên thành ruột có hiện tượng xuất huyết. Ruột già
chứa đầy phân lỏng màu vàng hay trắng có mùi thối khắm. Gan hơi sưng, túi mật
căng phồng chứa đầy mật màu vàng, lách hơi sưng là đặc điểm phân biệt với
bệnh truyền nhiễm, bệnh nặng lách hơi bị teo. Phổi ứ nước có khi có hiện tượng
phổi sưng nhẹ.
12


Ngoài các bệnh tích trên còn có các bệnh tích khác như: cơ tim nhão, nhợt nhạt,
màng tim dính và tích nước khi heo tiêu chảy nặng (Đào Trọng Đạt và ctv,
1996).

13


Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Tại chăn nuôi heo Bùi Thanh Sang xã Thái Mỹ - Củ Chi –
TP.HCM
Thời gian: ngày 08/07/2013 – 08/10/2013
3.2 Tổng quan về trại
Tổng đàn heo của trại có 796 con được thể hiện qua bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Cơ cấu đàn heo
Loại heo

Số lượng (con)

Heo nái mang thai

72


Nái sinh sản

17

Nái hậu bị

9

Nái chờ phối

7

Heo con theo mẹ

139

Heo cai sữa

217

Heo thịt

334

Đực thí tình

1

Tổng


796

Trại có 1 con đực thí tình, tinh heo trại sử dụng từ công ty Greenfeed
14


Sơ đồ trại

Nhà kho

Dãy D
Lối đi

Dãy A
Dãy C

Cửa vào các
Cửa vào

dãy
Dãy A
Dãy B

Nhà ở

Trại chăn nuôi dưới hình thức chăn nuôi công nghiệp. Trại sử dụng hoàn
toàn thức
có: 3060, 3800, 3815, 3010,
Lốiănra công nghiệp của công ty Deheus gồm Lối

đi
3850, 3540, Romelko Blue.
Nái mang thai: 3010

Chú thích:
Dãy A: dãy nuôi heo thịt
Dãy B: Dãy nuôi heo nái mang thai và nái khô, nái hậu bị.
Dãy C: Chuồng sàn nuôi heo con cai sữa.
Dãy D: Chuồng sàn nuôi nái nuôi con.
Trại chăn nuôi dưới hình thức chăn nuôi công nghiệp. Trại sử dụng hoàn toàn thức
ăn công nghiệp của công ty Deheus gồm có: 3060, 3800, 3815, 3010, Romelko Blue.
Nái mang thai: 3010
Thành phần dinh dưỡng

15


×